Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1006/QĐ-UBND Phòng chống hạn nhiễm mặn vụ Hè Thu 2015 Phú Yên

Số hiệu: 1006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Lê Văn Trúc
Ngày ban hành: 15/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1006/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 15 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN VỤ HÈ THU NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 12/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 108/TTr-SNN ngày 01/6/2015),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án Phòng, chống hạn và nhiễm mặn vụ Hè Thu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Các ông, (bà): Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở : Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và ĐT ; Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT và các PCT. UBND Tỉnh;
- Các Phó Văn phòng UBND Tỉnh;
- Sở TTTT;
- Lưu VT, Hg, HK

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Trúc

 

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ XÂM NHẬP MẶN VỤ HÈ THU NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Phú Yên)

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, NGUỒN NƯỚC, DIỆN TÍCH BỊ ẢNH HƯỞNG

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ DỰ BÁO NGUỒN NƯỚC VỤ HÈ THU NĂM 2015

1. Nhận định tình hình thời tiết

Theo thống kê của Đài Khí tượng thủy văn Phú Yên tổng lượng mưa các nơi trong toàn Tỉnh phổ biến từ 15,5- 111,4mm, lượng mưa tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển. Lượng mưa thấp hơn so với TBNN cùng kỳ từ 8,4- 57,4mm; riêng Sông Cầu cao hơn TBNN 30,0mm. Hiện tượng ENSO đang duy trì ở trạng thái pha nóng ElNino với xác xuất 60%, và tiếp tục duy trì từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2015 với cường độ yếu đến trung bình. Từ tháng 4- 8 là thời kỳ ít mưa ở khu vực tỉnh Phú Yên. Tổng lượng mưa toàn vụ phổ biến ở mức thấp hơn từ 20- 50% so với TBNN cùng kỳ (TBNN vùng đồng bằng từ 270- 300mm, vùng núi từ 370- 480mm). Mực nước các sông, suối trong Tỉnh từ nay đến hết tháng 8, chủ yếu ít thay đổi, ở mức thấp, xu thế giảm.

Do lượng mưa và dòng chảy ở mức thấp và có khả năng kéo dài trong vài tháng tới, nguy cơ thiếu nước, khô hạn là rất lớn, mặn có khả năng xâm nhập sâu vào hạ lưu sông Ba, sông Kỳ Lộ và Bàn Thạch.

2. Dự báo tình hình nguồn nước.

a) Đối với hồ chứa, đập dâng.

Đến nay đa số các hồ chứa đều có mực nước thấp hơn mực nước thiết kế; qua tính toán, đánh giá nguồn nước, các hồ chứa nước đảm bảo cấp nước gieo sạ vụ Hè Thu 2015 và dự báo sẽ có nhiều hồ thiếu nước trong vụ Hè Thu nếu không có mưa Tiểu mãn và mưa bổ sung trong tháng 7, tháng 8.

Ngoài ra, hầu hết các đập dâng ở khu vực miền núi, sẽ có nguy cơ cao bị suy giảm mạnh dòng chảy cơ bản, không đảm bảo nguồn nước tưới vào thời gian tháng 7, 8 năm 2015.

b) Đối với dòng chảy trên sông.

Dòng chảy kiệt trên các sông suối xảy ra vào tháng 7 và 8. Riêng sông Ba xảy ra vào tháng 4 và tháng 5.

Mực nước bình quân vụ Hè Thu 2015 trên các sông, suối thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 30- 40cm.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KHÔ HẠN VỤ HÈ THU NĂM 2015

Nếu mưa Tiểu mãn ít, nguồn nước không được cải thiện, dự kiến kế hoạch sản xuất nông nghiệp như sau:

- Diện tích tưới: 24.000ha lúa/ kế hoạch: 24.500ha lúa.

- Diện tích phải chuyển đổi cây trồng, gieo trồng cây trồng cạn khoảng: 500ha (dự kiến huyện Tây Hòa: 60ha, huyện Đông Hòa: 26ha, huyện Tuy An: 66ha, thị xã Sông Cầu: 130ha, huyện Đồng Xuân: 129ha, huyện Sơn Hoà: 89ha).

Theo số liệu báo cáo của các địa phương và Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam, dự báo diện tích sản xuất lúa có khả năng xảy ra khô hạn khoảng gần 8.500ha; Trong đó:

- Diện tích phải bơm tưới vượt định mức:                   3.500ha.

- Diện tích tưới có khả năng hạn phải bơm tát:           5.000ha.

 

Phần thứ hai

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN

Nhằm giải quyết tình hình khô hạn và xâm nhập mặn diễn ra trong vụ Hè Thu năm 2015, các địa phương và Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam tập trung thực hiện các biện pháp sau:

I. CÁC BIỆN PHÁP PHI CÔNG TRÌNH

- UBND các cấp xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn; củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn năm 2015 để theo dõi, chỉ đạo thực hiện kịp thời các biện pháp chống hạn có hiệu quả.

- Tăng cường theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thuỷ văn để kịp thời triển khai các giải pháp chống hạn, chống nhiễm mặn thích hợp, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất do hạn hán gây ra.

- Các đơn vị quản lý công trình thủy lợi tính toán, cân đối lượng nước hiện có của công trình để bố trí diện tích sản xuất cho phù hợp, cắt giảm diện tích sản xuất ở những nơi có nguồn nước tưới được dự báo sẽ bị cạn kiệt sớm.

- Những nơi quá khó khăn nguồn nước, các địa phương hướng dẫn nhân dân phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác, nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất. Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện chế độ tưới nước tiết kiệm theo phương pháp "ướt khô xen kẽ", tưới luân phiên, nhất là các hồ chứa nước có nguồn nước đang bị thiếu hụt.

- Vận động nhân dân ra quân nạo vét kênh mương nội đồng, đắp bờ vùng bờ thửa; thực hiện các biện pháp chống hạn truyền thống, tận dụng tối đa lượng nước tiêu từ các công trình thủy lợi và nguồn nước của ao hồ, sông suối để chống hạn.

- Củng cố, kiện toàn các Tổ thủy nông cơ sở, tăng cường công tác quản lý, điều hành, phân phối nước thông qua hoạt động của các tổ chức thuỷ nông cơ sở và các tổ chức sử dụng nước ở địa phương.

- Đối với những trạm bơm có nguồn nước dễ bị nhiễm mặn, tăng cường theo dõi chặt chẽ lịch thủy triều, quan trắc thường xuyên độ mặn để bơm lách triều, tuyệt đối không được vận hành bơm nước bị nhiễm mặn vào đồng ruộng.

- Phối hợp với các Nhà máy thủy điện trên thượng nguồn thực hiện quy chế xả nước phát điện hợp lý, bổ sung dòng chảy trên sông Ba để đảm bảo nguồn nước cho các trạm bơm điện, hệ thống thủy nông đập Đồng Cam hoạt động, phục vụ cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân ở vùng hạ du.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về diễn biến tình hình hạn hán và các giải pháp phòng, chống hạn để nhân dân tích cực tham gia vào công tác bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ môi trường…;

II. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH

1. Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam

1.1. Hệ thống thủy nông Đồng Cam:

a) Hệ thống kênh Nam:

- Vận hành trạm bơm chống hạn Đồng Bò (05 máy bơm công suất 33kW - lưu lượng 1.000m3/h/máy), bơm trực tiếp từ sông Đồng Bò bổ sung nước vào kênh chính Nam để chống hạn của các xã cuối kênh như: Hoà Thành, Hoà Bình 1, phường Phú Lâm, Hoà Tân Đông, thị trấn Hoà Vinh, Hoà Hiệp Trung và Hòa Hiệp Bắc.

- Vận hành trạm bơm chống hạn Hoà Mỹ Đông (03 máy bơm công suất 33kW - lưu lượng 1.000m3/h/máy), bơm từ nguồn nước Bầu Hương tiếp nước vào cuối kênh N2 để chống hạn cho các xã Hoà Mỹ Đông, Hoà Đồng.

- Lắp đặt trạm bơm điện dã chiến phía Nam cầu máng Đồng Bò, bơm nước bổ sung cho kênh chính Nam chống hạn ở cuối kênh và bổ sung nước cho kênh tiêu Bầu Bèo.

- Lắp đặt trạm bơm dầu dã chiến trên sông Bàn Thạch tại địa bàn thị trấn Hòa Vinh để chống hạn cho xứ Đồng Phẩn và xứ đồng Đông Xuân.

- Lắp đặt trạm bơm điện dã chiến Hòa Đồng (02 máy bơm công suất 33kW - lưu lượng 1.000m3/h/máy), bơm từ nguồn nước kênh tiêu Cầu Cháy tiếp nước vào cuối kênh N6 để chống hạn cho xã Hòa Đồng.

- Lắp đặt trạm bơm điện tại thôn Vạn Lộc, xã Hòa Mỹ Đông bơm nước từ Bầu Hương bổ sung vào cuối kênh N4 tưới chống hạn cho các xứ đồng Bầu Trạnh trên, dưới, vườn Đình.

- Lắp đặt trạm bơm dầu dã chiến tại cầu máng Bầu Quay, xã Hòa Mỹ Tây để bổ sung nước cho kênh N2-2, N2-2-2 chống hạn cho các xứ đồng thuộc xã Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông.

b) Hệ thống kênh Bắc:

- Vận hành trạm bơm chống hạn Hoà Định Đông (06 máy bơm công suất 33kW - lưu lượng 1.000m3/h/máy), bơm từ sông Đà Rằng đổ trực tiếp vào kênh chính Bắc tiếp nước cho kênh N3, trạm bơm Phú Vang, và cuối kênh chính để chống hạn các xã Hoà Trị, Hoà An, Bình Kiến, Hoà Kiến, Bình Ngọc, Phường 9 và các xã Nam huyện Tuy An;

- Lắp đặt trạm bơm dầu dã chiến tại Xi Phong, Bến Lội xã Hòa Trị để bơm nước bổ sung cho trạm bơm điện Phú Vang chống hạn cho các xã An Chấn, An Phú, Bình Kiến.

- Ngoài ra Công ty sử dụng 18 máy bơm dầu D15, 07 mô tơ 22kW, 01 mô tơ 33kW, 05 mô tơ 30kW, 10 máy bơm xăng Mini hiện có của Công ty để chống hạn; dự kiến mua thêm 05 máy bơm dầu D15, 03 môtơ 33kW, bổ sung và thay thế các máy đã bị hỏng và huy động máy bơm dầu di động của các địa phương, bơm trực tiếp từ các nguồn nước hiện có ở các sông, suối, ao, hồ hoặc từ các giếng đã có để chống hạn các khu vực cao, xa, hạn cục bộ ở các hệ thống tưới, tiêu thuộc Công ty.

1.2. Hệ thống thủy nông Tam Giang:

Khi mực nước tại các đập Hà Yến, Tam Giang, Đồng Kho giảm xuống dưới ngưỡng tràn, khả năng tưới tự chảy không đủ đáp ứng. Công ty sẽ cân đối lượng nước tưới của hồ Đồng Tròn tưới tiết kiện để hỗ trợ chống hạn cho hệ thống thủy nông Tam Giang. Trường hợp lượng nước hồ Đồng Tròn vẫn không đủ hỗ trợ, Công ty sẽ lắp đặt 05 mô tơ 30 kW và 03 mô tơ 33kW, bơm trực tiếp từ sông vào các cống đầu kênh để chống hạn như năm 2014.

1.3. Các hệ thống thủy nông khác:

Nếu tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, trời không mưa, lượng nước đến tại các hồ chứa Phú Xuân, Đồng Tròn, Hóc Răm; Xuân Bình và Kỳ Châu sẽ giảm dần và dẫn đến cạn kiệt, nguy cơ thiếu nước tưới vụ Hè Thu năm 2015 là không tránh khỏi. Công ty sẽ tổ chức bơm trực tiếp mực nước chết của các hồ vào các cống đầu kênh để chống hạn. Đồng thời Công ty cho sử dụng các máy bơm dầu đặt lưu động tại các vị trí có nguồn nước ở các địa phương để bơm chống hạn những vùng cao, xa, hạn cục bộ.

2. Các địa phương.

2.1. Huyện Tây Hòa:

Ngoài hệ thống Thủy nông Đồng Cam: Tu bổ, sửa chữa thiết bị, nguồn điện Trạm bơm Phú Hữu có thể huy động ngay khi nguồn nước các đập dâng bị thiếu hụt, sử dụng máy bơm dầu các loại bơm vét thượng lưu đập như: Đập An San-Phú Hữu, đập Bàn Thượng, đập Ông Uyễn... khi cạn nước không còn khả năng tưới tự chảy. Các xã tổ chức lắp đặt và vận hành các trạm bơm điện, bơm dầu dã chiến tận dụng nguồn nước từ các sông, suối, ao, hồ và những nơi có nguồn nước để bơm chống hạn khi cần thiết ở Hòa Thịnh; Hòa Mỹ Tây; Hòa Tân Tây; Hòa Mỹ Đông; Sơn Thành Đông. Bơm vượt định mức để đảm bảo yêu cầu nước ở trạm bơm Đồng Ngõ, chống hạn cho Đồng Mỹ Hòa và diện tích cuối kênh chính tả đập An San. Nạo vét bể hút, kênh dẫn các trạm bơm và kênh tưới nội đồng.

Đối với hệ thống tưới hồ Hóc Răm, đập Đồng Lau: Ngoài việc đảm bảo tưới của hồ chứa Hóc Răm khi cần thiết có thể điều tiết tạo nguồn cho đập Đồng Lau.

Trong hệ thống thủy nông Đồng Cam: Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam chuẩn bị máy bơm ở những vị trí thường bị hạn cục bộ như ở Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Phong… để tham gia chống hạn

Chỉ đạo địa phương chuyển 60ha vụ Hè Thu 2015 có khả năng thiếu nước sang gieo trồng cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới, kết hợp với đào thêm giếng bổ sung nước cho các diện tích này để đảm bảo hiệu quả sản xuất.

2.2. Huyện Đông Hòa:

Ngoài hệ thống Thủy nông Đồng Cam: Chuẩn bị 50-70 máy bơm để huy động ngay khi nguồn nước các công trình thủy lợi, các xứ đồng thuộc xã Hòa Xuân Nam, Hòa Xuân Tây... bị thiếu hụt. Khôi phục các giếng khoan và giếng đúc hiện có để bơm chống hạn, bơm tăng ca, tăng giờ các trạm bơm.

Trong hệ thống thủy nông Đồng Cam: Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Đồng Cam chuẩn bị máy bơm ở những vị trí thường bị hạn cục bộ như ở Hòa Tân Đông, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Bắc để chống hạn. Khi cần thiết đề nghị Trạm bơm điện Nam Bình hỗ trợ tạo nguồn bơm chống hạn cho khu tưới đập Tân Giang thượng

Chỉ đạo địa phương chuyển đổi 26ha diện tích trồng lúa vụ Hè Thu có khả năng thiếu nước ở: Xã Hòa Thành, thị trấn Hòa Hiệp Trung, xã Hòa Hiệp Bắc ... sang gieo trồng cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới, kết hợp với đào thêm giếng bổ sung nước cho các diện tích này để đảm bảo hiệu quả sản xuất.

2.3. Thành phố Tuy Hòa:

Ngoài hệ thống Thủy nông Đồng Cam: Diện tích tưới chủ yếu là các trạm bơm nhỏ, cần lưu ý kiểm tra chất lượng nước ở các trạm bơm Phường 5, 8, 9 ngay từ đầu vụ, có kế hoạch bơm tưới chặt chẽ, tiết kiệm, tổ chức nạo vét kênh mương, bể hút, các đập dâng để tăng trữ lượng tích nước. Đồng thời kiểm tra sửa chữa các máy bơm dự phòng để thay thế khi có sự cố hoặc tăng cường máy bơm hỗ trợ, tăng cường thời gian bơm để đảm bảo nước tưới.

Trong hệ thống thủy nông Đồng Cam: Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam chuẩn bị máy bơm ở những vị trí thường bị hạn cục bộ như ở xã Hòa Kiến, Bình Kiến, Phường 9, An Phú ... để bơm chống hạn.

2.4. Huyện Phú Hòa:

Diện tích tưới chủ yếu trong hệ thống thủy nông Đồng Cam. Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam chuẩn bị máy bơm ở những vị trí thường bị hạn cục bộ như ở xã Hòa Trị, Hòa An, Hòa Quang Bắc... để bơm chống hạn.

Diện tích ngoài khu tưới của hệ thống Đồng Cam: Tổ chức nạo vét, tu sửa hệ thống trạm bơm Đồng Lẫm, đập ngăn nước Lỗ Chài ... để chủ động nguồn nước tưới đối với diện tích sản xuất ven suối ở các xã Hòa Hội, Hòa Quang Bắc. Nếu xảy ra hạn hán các địa phương vận động bà con nông dân nạo vét các kênh mương, đào ao, hồ để tập trung nước, đồng thời dùng máy bơm nhỏ để bơm chống hạn.

2.5. Huyện Tuy An:

Đối với diện tích tưới ngoài Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam quản lý: Cần tu bổ, sửa chữa thiết bị, nguồn điện các trạm bơm nhỏ ở An Định, An Hiệp, An Hòa, An Mỹ, An Nghiệp, An Lĩnh đảm bảo nước tưới ngay đầu vụ và chuẩn bị máy bơm các loại để huy động khi hạn hán xảy ra.

Trong hệ thống thủy nông Tam Giang và trạm bơm Phú Vang: Phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam chuẩn bị máy bơm ở những vị trí thường bị hạn cục bộ như ở An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Thạch, An Dân, An Cư, thị trấn Chí Thạnh để bơm chống hạn và sửa chữa đường dây, thiết bị 02 máy bơm điện ở đập Bà Câu bơm tưới khi đập Hà Yến không thể cấp nước tự chảy.

Chỉ đạo địa phương chuyển đổi 66ha lúa vụ Hè Thu 2015 ở các vùng có khả năng bị thiếu nước sang gieo trồng cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới.

2.6. Huyện Đồng Xuân:

- Các diện tích hưởng nguồn nước mạch để tưới như: Xã Xuân Lãnh, Đa Lộc, Xuân Phước, Phú Mỡ ... Nếu xảy ra hạn hán các địa phương vận động bà con nông dân nạo vét các kênh mương, đào ao, hồ, để tập trung nước, đồng thời dùng máy bơm nhỏ để bơm chống hạn.

- Các trạm bơm lấy nước trực tiếp từ sông Kỳ Lộ phải nạo vét bể hút, xử lý bồi lấp bể hút, lòng dẫn đảm bảo thông suốt nguồn nước và cần phải tăng cường bơm vượt định mức khi hạn xãy ra.

- Lắp đặt các trạm bơm dã chiến chống hạn tại các khu tưới để tận dụng nguồn nước từ các suối, mương tiêu tưới hỗ trợ chống hạn;

- Phối hợp với Trạm Quản lý Hồ chứa nước Phú Xuân, Hồ chứa nước Kỳ Châu - Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam thực hiện cấp nước hết sức tiết kiệm để phục vụ sản xuất.

Chỉ đạo địa phương chuyển đổi 129 ha lúa vụ Hè Thu 2015 có khả năng thiếu nước tưới đến cuối vụ sang gieo trồng cây trồng cạn; và kiên quyết cắt giảm không tổ chức sản xuất 137ha lúa vụ Hè Thu không đủ nguồn nước tưới ở các xã Xuân Sơn Nam, Xuân Phước, Xuân Quang I, Phú Mỡ ... chuyển sang sản xuất vụ mùa sớm.

2.7. Huyện Sơn Hòa:

Sử dụng nước tiết kiệm ở các Hồ chứa nước Suối Bùn 1; 2, Hồ Giếng Tiên, Hồ Ba Võ ..., đảm bảo tưới cho vụ Hè Thu 2015. Bơm vượt định mức để đảm bảo yêu cầu nước ở các trạm bơm. Phối hợp cùng Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ chỉ đạo các trạm bơm dọc sông Ba tận dụng nguồn nước sông khi thủy điện phát điện đảm bảo tối đa nguồn nước tưới ở các trạm bơm.

Chỉ đạo địa phương chuyển 89ha vụ Hè Thu 2015 ở xã Sơn Hà, thị trấn Củng Sơn, Suối Bạc ... sang gieo trồng cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới.

2.8. Thị xã Sông Cầu:

Để phòng chống hạn, phải đắp đập giữ nước ở các suối, kênh tiêu, ao, hồ; nạo vét các giếng bơm có chất lượng nước đảm bảo để có nguồn nước bơm tát và chống hạn; đắp ngay những cống, đê ngăn mặn để giữ ngọt. Dự phòng 15 máy bơm các loại để bơm chống hạn.

Phối hợp với Trạm Quản lý Hồ Xuân Bình-Công ty TNHH Một thành viên Thủy nông Đồng Cam: Tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ, nếu thiếu nước thì bơm vét dung tích chết của hồ.

Chỉ đạo địa phương chuyển 130ha vụ Hè Thu ở Xuân Bình, Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, Xuân Thọ sang gieo trồng cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới.

2.9. Huyện Sông Hinh:

Sử dụng nước tiết kiệm ở Hồ chứa nước Tân Lập, nếu thiếu nước thì bơm vét dung tích chết của hồ và tăng cường thời lượng bơm ở các trạm bơm để đảm bảo yêu cầu dùng nước.

Nạo vét bùn cát bồi lắng thượng lưu các đập dâng Buôn Ken, Buôn Chao, tôn cao bờ đập dâng để giữ, trữ nước; sửa chữa, tu bổ các vị trí hư hỏng, rò rĩ, thấm mất nước trên các tuyến kênh; đào ao trữ nước để bơm chống hạn.

Chỉ đạo địa phương chuyển diện tích sản xuất lúa vụ Hè Thu có khả năng thiếu nước ở các công trình đập dâng Buôn Thứ, Buôn Ken, Ea Trol gieo trồng cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới.

3. Đối với nước sinh hoạt:

3.1. Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn:

Hướng dẫn nhân dân đào sâu thêm giếng, trữ nước cho sinh hoạt ở những nơi có điều kiện. Nắm tình hình thiếu nước ở các địa phương, đề xuất biện pháp cấp nước thích hợp;

3.2. Các địa phương, đơn vị quản lý công trình cấp nước tập trung:

- Một số hệ thống cấp nước nhỏ lẻ, các giếng nước của dân nếu ảnh hưởng hạn hán không đủ nước, tiến hành dùng các biện pháp cấp nước bổ sung như: Đào sâu thêm các giếng, nạo vét khơi thông làm sạch đầu nguồn; vận hành cấp nước hợp lý; vận chuyển nước đến các điểm cấp nước.

- Khoan giếng, đào giếng mới tập trung, mua can đựng nước, thuê xe bồn chở nước sạch cấp cho người dân dùng trong thời điểm hạn hán không còn nguồn nước để bơm.

III. KINH PHÍ CHỐNG HẠN

Từ những biện pháp nêu trên, kinh phí thực hiện công tác chống hạn, và xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Phú Yên được tổng hợp như sau:

ĐVT: 1.000.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Khối lượng

Thành tiền

1

Nạo vét các đoạn sông bị ách tắt, bồi lấp để khơi thông dòng chảy; Nạo vét kênh mương các cấp

m3

26.000

5.000

2

Lắp đặt các trạm bơm điện, bơm dầu dã chiến chống hạn

trạm

228

8.500

3

Điện năng vượt định mức của các trạm bơm điện do bơm chống hạn

KW

710.000

1.200

4

Khoan mới, khôi phục các giếng đã có lấy nước ngầm phục vụ sản xuất

Cái

30

400

5

Hỗ trợ chống hạn cho nhân dân tự bơm chống hạn cho sản xuất và lắp đường ống sử dụng nước sinh hoạt vào nhà

Triệu đồng

 

900

6

Nạo vét, đào sâu thêm giếng; đào giếng mới chở nước phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân

Triệu đồng

 

7.000

 

Cộng

Triệu đồng

 

23.000

Tổng kinh phí thực hiện công tác chống hạn vụ Hè Thu năm 2015: 23.000.000.000 đồng

Bằng chữ: (Hai mươi ba tỷ đồng)

 

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHỐNG HẠN

Nhằm bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí chống hạn đúng mục đích, hiệu quả, các địa phương đơn vị chủ đầu tư phải thực hiện các quy định sau:

- Đối với công trình chống hạn có tính chất xây dựng cơ bản phải lập bản vẽ thiết kế, dự toán, hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành.

- Đối với việc mua nhiên liệu, máy bơm và các vật tư, vật liệu phục vụ công tác chống hạn phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

- Nếu lắp đặt vận hành các trạm bơm dầu dã chiến chống hạn phải có nhật ký vận hành, chủng loại máy bơm, công suất, định mức nhiên liệu, ngày tháng và số giờ vận hành, nhiên liệu tiêu hao mỗi đợt bơm tưới, tổng nhiên liệu tiêu thụ cả đợt bơm chống hạn. Sổ vận hành phải được đơn vị thực hiện công trình chống hạn lập, có xác nhận của Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế địa phương.

- Đối với chi phí điện năng chống hạn của các trạm bơm điện dã chiến phải có hóa đơn hợp lệ của ngành điện.

- Đối với các trạm bơm điện cố định, nếu do lý do hạn hán phải tăng thời gian bơm và điện năng vượt định mức. Đơn vị quản lý công trình phải có định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ so sánh, cấp bù (trong trường hợp chưa có định mức, vận dụng định mức sử dụng điện của các trạm bơm điện lân cận do Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam trực tiếp quản lý, vận hành hoặc mức sử dụng điện năng của trạm bơm trong điều kiện thời tiết bình thường đã thực hiện).

II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, thường xuyên theo dõi, giám sát, chỉ đạo các địa phương, đơn vị về công tác chống hạn vụ Hè Thu năm 2015 trên địa bàn Tỉnh; tổng hợp tình hình báo cáo UBND Tỉnh chỉ đạo, giải quyết. Chủ trì làm việc với các Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh, Krông H'Năng có kế hoạch và thống nhất chế độ điều tiết xả nước phát điện hợp lý nhằm bổ sung dòng chảy kiệt trên sông Ba; phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra hồ sơ chống hạn của các địa phương, đơn vị trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định cấp hỗ trợ kinh phí chống hạn.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh về cấp hỗ trợ kinh phí chống hạn cho các địa phương, đơn vị; đồng thời kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán kinh phí chống hạn của các địa phương, đơn vị, làm cơ sở trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Công Thương

- Rà soát và đề nghị danh sách ưu tiên cấp điện nếu ngành điện điều tiết giảm điện nhằm đảm bảo đủ điện cho các trạm bơm điện hoạt động thường xuyên để bơm nước tưới chống hạn kịp thời.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý các hồ chưa thủy điện có kế hoạch xả nước từ các hồ chứa thủy điện để hỗ trợ nguồn nước chống hạn trong trường hợp vùng hạ du yêu cầu bổ sung nguồn nước.

4. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn Tỉnh:

- Chủ động tu bổ, sửa chữa, nâng cấp các công trình bằng nguồn vốn sửa chữa hàng năm và có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương, cống lấy nước, trạm bơm tưới theo phân cấp quản lý để thực hiện công tác chống hạn.

- Phối hợp với các địa phương trong triển khai phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, xác định cụ thể từng vùng có khả năng thiếu nước tưới có kế hoạch chống hạn và biện pháp cấp nước hợp lý; quản lý phân phối nước chặt chẽ và linh hoạt; tổ chức tưới hiệu quả và tiết kiệm nước.

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước nhằm chủ động xử lý tình huống, kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước khi nguồn nước thay đổi phục vụ tốt yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân; thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT tình hình thực hiện.

5. Công ty Điện lực Phú Yên có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và dân sinh, trong đó ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ công tác chống hạn.

6. Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch đảm bảo cấp nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn quản lý.

7. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác theo dõi, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, HTX và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân; chỉ đạo các bộ phận có liên quan kiểm tra, thẩm định hồ sơ quyết toán chống hạn và xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2015 trước khi báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị có liên quan./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1006/QĐ-UBND phê duyệt Phương án Phòng, chống hạn và nhiễm mặn vụ Hè Thu ngày 15/06/2015 tỉnh Phú Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.010

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.17.46
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!