Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 09/2020/QĐ-TTg Quy chế ứng phó sự cố chất

Số hiệu: 09/2020/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 18/03/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2020/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định s 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự c, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định s 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định s 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đi, bsung một sđiều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy chế ứng phó sự cố chất thải.

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế ứng phó sự cố chất thải.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban. QG
UPSCTT&TKCN và các thành viên của Ủy ban;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TT
ĐT, các Vụ: CN, NN, KTTH, QHĐP, PL, NC, TCCV;
- Lưu: VT, KGVX (2)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

QUY CHẾ

ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định s 09/2020/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định ứng phó sự cố chất thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố; tổ chức ứng phó sự cố; cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; cơ chế tài chính và sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Quy chế này không điều chỉnh sự cố chất thải do thiên tai và sự cố chất thải xảy ra trên biển. Việc ứng phó sự cố chất thải do thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai. Việc ứng phó sự cố chất thải xảy ra trên biển được thực hiện theo quy định pháp luật về ứng phó sự cố hóa chất độc, ứng phó sự cố tràn dầu và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, khu công nghiệp, khu chế xut, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, cơ sở sản xut, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải (sau đây viết tắt là cơ sở) và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ứng phó sự cchất thải.

Điều 3. Sự cố chất thải và nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải

1. Sự cố chất thải là sự cố môi trường do chất thải gây ra trong quá trình quản lý chất thải.

2. Nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải

a) Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải;

b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thm quyền khi vượt khả năng ứng phó;

c) Ứng phó sự cố chất thải được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chng thiên tai; phi hp, huy động mọi nguồn lực đnâng cao hiệu quả hoạt động chun bị và ứng phó sự cố;

d) Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cchất thải;

đ) Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Phân loại sự cố chất thải

1. Sự cố mức độ thấp

a) Sự cố trong phạm vi của cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở;

b) Sự cố không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt huyện).

2. Sự cố mức độ trung bình là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh).

3. Sự cố mức độ cao là sự cố không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có phạm vi ảnh hưởng trên địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên.

4. Sự cố mức độ thảm họa là sự cố đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Việc ứng phó sự cố mức độ thảm họa được thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Chương II

CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI

Điều 5. Xây dựng kế hoạch và diễn tập ứng phó sự cố chất thải

1. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố chất thải

a) Cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường phải lập kế hoạch ứng phó sự cố chất thải, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có thể được lồng ghép vào kế hoạch ứng phó sự cố khác.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố chất thải hằng năm và định kỳ 05 năm. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm này có thể được lồng ghép, tích hợp với các kế hoạch phòng thủ dân sự hoặc kế hoạch ứng phó sự cố khác tại địa phương.

c) Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các bộ có liên quan tổ chức xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này.

2. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải được lập cho giai đoạn chuẩn bị ứng phó sự cố và tổ chức ứng phó sự c. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phải có các kịch bản ứng phó sự cố để có phương án ứng phó tương ứng.

3. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung Kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố chất thải.

4. Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phải công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành và phải được thông báo công khai đến cộng đồng dân cư.

5. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố chất thải

a) Diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này được thực hiện ít nhất 02 năm một lần;

b) Diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này được thực hiện theo Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải đã phê duyệt;

c) Diễn tập ứng phó sự cố phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, lực lượng có liên quan, đại diện đầu mối liên lạc của cộng đồng dân cư, các cơ sở xung quanh có khả năng bị ảnh hưởng do sự cố gây ra;

d) Cơ quan, cơ sở xây dựng, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải có trách nhiệm tổ chức diễn tập ứng phó sự cố quy định tại điểm a, b, c khoản này.

Điều 6. Xây dựng lực lượng, nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn xây dựng lực lượng và bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện.

2. Kinh phí thực hiện xây dựng lực lượng, nguồn lực và trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải

1. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này.

2. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này.

3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện chỉ đạo thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này; kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này.

4. Cơ sở tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải của cơ sở mình.

Chương III

TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI

Điều 8. Tiếp nhận và xử lý thông tin về sự cố chất thải

1. Thông tin về sự cố chất thải phải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản này.

2. Cơ sở để xảy ra sự cố chất thải có trách nhiệm báo cáo ngay đến một trong các cơ quan sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố;

b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý.

Điều 9. Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở

1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở.

2. Người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố;

b) Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để được tổ chức ứng phó; bàn giao quyền chỉ huy cho Ban Chỉ huy Phòng, chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và chỉ đạo lực lượng ứng phó sự cố của cơ sở thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

3. Báo cáo và thông báo sự cố chất thải quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gồm các nội dung: thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra sự cố; mức độ, phạm vi ảnh hưởng, các thiệt hại do sự cố gây ra; các hoạt động ứng phó sự cố đã thực hiện; đánh giá khả năng ứng phó của cơ sở và các nội dung khác có liên quan.

Điều 10. Ứng phó sự cố chất thải ngoài cơ sở

1. Xác định và công bố sự cố chất thải

a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được thông báo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Quy chế này, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức xác định loại sự cố theo quy định tại Điều 4 Quy chế này, quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo việc ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thm quyền thì báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cp tỉnh đchỉ đạo ứng phó sự c.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo ngay cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự c, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đchỉ đạo ứng phó sự cố.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn quyết định công bố sự cố chất thải và chỉ đạo ứng phó sự cố theo quy định tại Quy chế này; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo ứng phó sự cố.

Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố tình trạng khẩn cấp và chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

b) Quyết định công bố sự cố chất thải bao gồm các thông tin: loại và mức độ sự cố, địa điểm, thời gian, phạm vi ảnh hưởng và các khuyến nghị có liên quan; thành lập sở chỉ huy hiện trường để tổ chức ứng phó sự cố; chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố, người phát ngôn ứng phó sự cố (ghi rõ họ tên, chức vụ, thông tin liên hệ) và lực lượng tham gia ứng phó sự cố.

2. Người chỉ đạo và người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp tỉnh là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

c) Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế này;

d) Thủ tướng Chính phủ là người chỉ đạo ứng phó sự cố, chỉ định người chỉ huy ứng phó sự cố quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải

a) Thành lập sở chỉ huy, chỉ định người chỉ huy, người phát ngôn, lực lượng ứng phó sự cố; thành lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố trong trường hợp cần thiết;

b) Huy động, giao kinh phí, phương tiện, thiết bị và huy động lực lượng ứng phó sự cố cho người chỉ huy ứng phó sự cố, tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia, phối hợp ứng phó sự cố;

c) Trực tiếp chỉ đạo ứng phó sự cố; báo cáo và đề nghị cấp trên hỗ trợ ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp cần thiết;

d) Trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải

a) Tổ chức kịp thời các biện pháp khẩn cấp bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan và hạn chế thấp nhất các thiệt hại, khắc phục hậu quả xảy ra;

b) Tiếp nhận, sử dụng kinh phí, phương tiện, trang thiết bị và trực tiếp chỉ huy các lực lượng tổ chức ứng phó sự cố; huy động lực lượng, trang thiết bị cần thiết để ứng phó sự cố chất thải; thường xuyên báo cáo người chỉ đạo và cung cấp thông tin cho người phát ngôn về ứng phó sự cố;

c) Tham vấn tổ chức, chuyên gia hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ trong quá trình ứng phó sự cố.

5. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải

a) Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cơ quan có liên quan khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyn thông và cơ quan có liên quan khác tham mưu tổ chức ứng phó sự cố quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này;

d) Các cơ quan quy định điểm a, b và c khoản này có trách nhiệm hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cho người chỉ huy ứng phó sự cố và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

Điều 11. Xác định nguyên nhân sự cố chất thải

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Ch huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm tổ chức ứng phó sự cố có thể quyết định thạnh lập tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố ngay sau khi sự cố xảy ra.

2. Thành phần tổ công tác, gồm: đại diện cơ quan tài nguyên và môi trường, công thương, cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Tổ công tác có nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu, xác định nguyên nhân, nguồn gốc của sự cố và báo cáo kịp thời cho người chỉ đạo, người chỉ huy ứng phó sự cố. Tổ công tác được huy động phương tiện, thiết bị, phòng thí nghiệm và chuyên gia để xác định nguyên nhân sự cố.

Điều 12. Cung cấp thông tin về ứng phó sự cố chất thải

1. Người phát ngôn được chỉ định trong Quyết định công bố sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này là người phát ngôn chính thức vê sự cố chất thải và ứng phó sự cố chất thải.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của người phát ngôn

a) Cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực, chính xác về sự cố chất thải và tình hình ứng phó sự cố chất thải cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan và các cơ quan truyền thông;

b) Tiếp nhận hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sự cố chất thải, ứng phó sự cố chất thải từ người chỉ đo, người chỉ huy, cơ quan tham mưu, tcông tác xác định nguyên nhân sự cố và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Hình thức cung cấp thông tin

a) Thông qua các đầu mối liên lạc của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải và các kịch bản ứng phó sự cố hoặc công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Tổ chức họp báo cung cấp thông tin hoặc thông qua các cơ quan truyền thông trung ương, địa phương để thông tin về sự cố, ứng phó sự cố;

c) Các kênh thông tin liên lạc khác phù hợp với đặc điểm, tình hình và điều kiện của khu vực, địa bàn nơi xảy ra sự cố.

4. Cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về sự cố chất thải và ứng phó sự cố chất thải; các cơ quan truyền thông được tiếp cận thông tin về sự cố chất thải và có trách nhiệm đưa thông tin chính xác, trung thực, kịp thời đến người dân.

5. Thông tin về ứng phó sự cố chất thải quy định tại Điều này do người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải quyết định và được cung cấp trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm công bố sự cố chất thải.

Điều 13. Kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải

1. Giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố kết thúc khi nguyên nhân, nguồn thải gây ra sự cố chất thải được cô lập, kiểm soát, xử lý an toàn và không còn khả năng gây ra sự cố tiếp theo.

2. Người chỉ đạo ứng phó sự cố chất thải quyết định công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Quyết định công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố phải được công khai bằng một trong các hình thức cung cấp thông tin quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế này.

Chương IV

CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG SAU SỰ CỐ CHẤT THẢI

Điều 14. Trách nhiệm, yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường

1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố phải có trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường hoặc chi trả kinh phí cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thm quyền.

2. Trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải

a) Sự cố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy chế này do cơ sở gây ra sự cố trực tiếp thực hiện.

b) Sự cố quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này do cơ quan phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế này tổ chức thực hiện.

3. Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh; phục hồi mặt bằng cư trú, sản xuất kinh doanh, môi trường tự nhiên đối với khu vực không có hệ sinh thái được bảo tồn; khôi phục một số đặc điểm chính của hệ sinh thái đối với khu vực có hệ sinh thái được bảo tồn.

Điều 15. Phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố kết thúc giai đoạn tổ chức ứng phó sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quy chế này, kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường phải được phê duyệt.

a) Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế này;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

c) Tổng cục Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường đối với sự cố chất thải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế này.

2. Nội dung chủ yếu của Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường

a) Mô tả hiện trạng môi trường sau sự cố, gồm: mức độ, phạm vi, tính chất ô nhiễm môi trường của từng khu vực; hiện trạng môi trường, mặt bằng, hệ sinh thái trước khi có sự cố chất thải (nếu có); yêu cầu xử lý môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh, khôi phục mặt bằng, phục hồi một số đặc điểm chính hệ sinh thái;

b) Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;

c) Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;

d) Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường;

đ) Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường.

Điều 16. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

1. Việc cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Cơ quan phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức đấu thầu thông qua tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp.

2. Tổ chức, đơn vị trúng thầu thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường và bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 14 Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Cơ quan trình phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường có trách nhiệm thẩm định, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có quyền tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra, nghiệm thu hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường.

Điều 17. Kết thúc cải tạo, phục hồi môi trường

1. Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền quyết định nghiệm thu kết quả cải tạo, phục hồi môi trường.

2. Quyết định nghiệm thu kết quả cải tạo phục hồi môi trường và kết quả cải tạo, phục hồi môi trường phải được công bố chính thức và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Sau khi công bố kết thúc quá trình cải tạo, phục hồi môi trường, cơ quan phê duyệt kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường báo cáo kết quả cho cơ quan có thẩm quyền cấp trên trực tiếp.

Chương V

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI

Điều 18. Tài chính cho ứng phó sự cố chất thải

1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm chi trả kịp thời và đầy đủ toàn bộ các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố thì kinh phí ứng phó, cải tạo, phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.

2. Việc tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quy chế này do nhà nước bố trí từ nguồn kinh phí dự phòng, nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi hoàn các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố cho nhà nước.

3. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải theo thẩm quyền phối hợp cơ quan tư pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải thực hiện bồi hoàn cho ngân sách nhà nước các chi phí đã ứng ra để tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng định mức, trình tự thủ tục chi trả cho các hoạt động ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, thiệt hại do sự cố có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Tham gia của cộng đồng trong ứng phó sự cố chất thải

1. Cơ sở có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan về khối lượng, tính chất của chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đồng thời công khai kế hoạch và kịch bản ứng phó sự cố thông qua hình thức niêm yết tại cơ sở và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và các hình thức thuận lợi khác.

2. Cộng đồng dân cư có khả năng bị ảnh hưởng từ sự cố chất thải phải được thông báo về các nguy cơ sự cố và các biện pháp ứng phó sự cố chất thải do cơ sở thực hiện; được biết và giám sát các hoạt động ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường do cơ sở hoặc cơ quan nhà nước thực hiện.

3. Đại diện cộng đồng dân cư, hộ gia đình có khả năng bị ảnh hưởng phải được tham gia các hoạt động diễn tập ứng phó sự cố chất thải của cơ sở và cơ quan nhà nước. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm thông tin cho cộng đồng và làm đầu mối thông tin liên lạc trong quá trình chuẩn bị, thực hiện ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố. Trường hợp cần thiết, đại diện cộng đồng dân cư có quyền yêu cầu cơ sở, cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp, giải trình các thông tin về sự cố chất thải, ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường.

Điều 20. Khuyến khích tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố chất thải, bao gồm: chuẩn bị ứng phó sự cố chất thải, tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố chất thải.

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp công sức, tài chính cho các hoạt động ứng phó sự cố chất thải quy định tại Quy chế này.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện

1. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải; kiểm tra và đôn đốc việc chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức ứng phó sự cố; tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất thải.

2. Chỉ đạo, trực tiếp tổ chức ứng phó sự cố chất thải theo Quy chế này.

Điều 22. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

a) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải trên phạm vi cả nước; chỉ đạo Tổng cục Môi trường hướng dẫn chi tiết nội dung Kế hoạch, kịch bản ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo và phục hồi môi trường sau sự cố đối với sự cố chất thải mức độ cao và mức độ thảm họa;

c) Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông về ứng phó sự cố chất thải; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về sự cố chất thải.

2. Bộ Quốc phòng

a) Chủ trì xây dựng lực lượng, bố trí nguồn lực, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải.

b) Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, nâng cao năng lực kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu, chế tạo phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải.

3. Bộ Công an chỉ đạo Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cơ quan điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn, bố trí kinh phí, ban hành định mức cho việc ứng phó sự cố chất thải, bao gồm các hoạt động chuẩn bị ứng phó sự cố, tổ chức ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.

5. Bộ Tư pháp hướng dẫn thủ tục pháp lý để yêu cầu tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải thực hiện việc hoàn trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Bộ Y tế chỉ đạo nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của con người trong ứng phó sự cố chất thải.

7. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ khác tham gia ứng phó sự cố chất thải theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.

Điều 23. Trách nhiệm của chính quyền địa phương

1. Ủy ban nhân dân các cấp

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị tại địa phương triển khai thực hiện, tchức din tập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải;

b) Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn;

c) Chỉ đạo, tổ chức và huy động các lực lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải tại địa phương;

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường sau sự cố chất thải trên địa bàn.

Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở

1. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố chất thải; xây dựng, thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải; tổ chức ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở và tham gia ứng phó sự cố chất thải theo sự chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Định kỳ tchức din tập ứng phó sự cố chất thải và đu tư trang thiết bị bảo đảm sn sàng ứng phó sự cố chất thải./

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 09/2020/QD-TTg

Hanoi, March 18, 2020

 

DECISION

PROMULGATION OF REGULATION ON WASTE-RELATED EMERGENCY RESPONSE

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 on response to emergency and natural disasters and search and rescue

Pursuant to the Government’s Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on elaboration of some Articles of the Law on Environmental Protection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 38/2015/ND-CP dated April 24, 2015 on management of waste and discard materials;

Pursuant to the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 on elaboration of some Articles of the Law on Environmental Protection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Prime Minister hereby promulgates a Decision on regulation on waste-related emergency response.

Article 1. The Regulation on waste-related emergency response is promulgated together with this Decision.

Article 2. This Decision comes into force from May 01, 2020.

Article 3. Chair of the National Committee for Natural Disaster Management and Response, Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, People’s Committees of cities and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

 

REGULATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL

Article 1. Scope

1. This Regulation provides for response to waste-related emergencies (including wastewater, emissions, solid waste), including preparing for emergency; organizing emergency response; improving and remediating environment after emergency; financial mechanism and participation by community in emergency response and responsibilities of relevant organizations and individuals.

2. This Regulation does not govern disaster-induced waste-related emergencies and waste-related emergencies occurring at sea. The response to disaster-induced waste-related emergencies shall comply with regulations of law on natural disaster management. The response to waste-related emergencies occurring at sea shall comply with regulations of law on response to toxic chemical dumping and oil spills and other relevant regulations of law.

Article 2. Regulated entities

This Regulation applies to regulatory authorities, industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, industrial clusters, manufacturing, trading and services establishments and waste treatment facilities (hereinafter referred to as “facilities”) and organizations and individuals related to waste-related emergency response.

Article 3. Waste-related emergency and rules for waste-related emergency response

1. Waste-related emergency refers to an environmental emergency resulting from waste during the process of waste management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Take preventive measures, proactively formulate plans, prepare various resources and cooperation plans to get ready for waste-related emergency response;

b) Receive and promptly handle information about waste-related emergencies, give priority to providing information for response activities, promptly notify to a competent authority if the case is beyond the response capacity;

c) Follow the rules in natural disaster management laws; cooperate and mobilize all resources to increase effectiveness in emergency preparedness and response;

d) Issue unified commands and promote close cooperation between resources, vehicles and equipment used for waste-related emergency response;

dd) Any organization or organization that causes a waste-related emergency shall bear costs of organizing emergency response, improving and remediating environment after emergency and providing compensation for damages and other costs incurred in connection with the response in accordance with regulations of law.

Article 4. Classification of waste-related emergencies

A waste-related emergency is classified as:

1. A low-level emergency that refers to:

a) the one occurring within a facility and its response capacity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A medium-level emergency that is not specified in Clause 1 of this Article and affects administrative divisions of a province.

3. A high-level emergency that is not specified in Clauses 1 and 2 of this Article and affects administrative divisions of at least two provinces.

4. A catastrophic-level emergency that refers to an extremely serious emergency that greatly affects national defense, security and diplomacy. The response to a catastrophic-level emergency shall comply with regulations of law on state of emergency.

Chapter II

PREPARING FOR WASTE-RELATED EMERGENCY

Article 5. Preparing plans and conducting drills in response to waste-related emergencies

1. Responsibility for preparing a waste-related emergency response plan

a) The facility that is required to prepare an application for inspection/certification of completion of environmental protection works as prescribed in the Appendix II enclosed with the Government’s Decree No. 40/2019/ND-CP dated May 13, 2019 shall prepare a waste response plan and submit it to the district-level or communal People's Committee and the district-level Command Center for Natural Disaster Management. The waste-related emergency response plan may be incorporated into another emergency response plan.

b) The provincial or district-level People's Committee shall organize the formulation and approval of the waste-related emergency response plan on an annual basis and every 05 years. The waste-related emergency response plan specified in this Point may be incorporated into civil defense plans or another emergency response plan within its province or district.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The waste-related emergency response plan shall be prepared for the preparation stage and response stage. The waste-related emergency response plan shall include emergency response scenarios.

3. The Vietnam Environment Administration and Ministry of Natural Resources and Environment shall elaborate contents of waste-related emergency response plan and scenarios.

4. The waste-related emergency response plan shall be published on the web portal of the promulgating authority and notified to residential communities.

5. Conduct waste-related emergency response drills

a) Conduct a drill in response to the waste-related emergency specified in Point a Clause 1 Article 4 of this Regulation at least every 02 years. 

b) Conduct drills in response to the waste-related emergencies specified in Point a Clause 1 Article 4, Clauses 2, 3 and 4 Article 4 of this Regulation in accordance with the approved waste-related emergency response plan;

c) Emergency response drills shall be joined by relevant organizations and forces, representatives of residential communities and surrounding facilities potentially affected by the emergency;

d) Authorities and facilities that formulate and approve the waste-related emergency response plan shall conduct emergency response drills as specified in Points a, b and c of this Clause.

Article 6. Forming forces and providing resources and equipment in response to waste-related emergency

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The funding for forming forces and providing resources and equipment in response to waste-related emergencies shall be covered by sources of funding for environmental services and other sources in accordance with regulations of law.

Article 7. Organizing implementation of waste-related emergency response plans

1. The National Committee for Natural Disaster Management and Response shall direct the implementation of plans to respond to the waste-related emergency specified in Clauses 3 and 4 of this Regulation; inspect the implementation of plans to respond to the waste-related emergency specified in Clause 2 Article 4 of this Regulation.

2. Every provincial Command Center for Natural Disaster Management shall direct the implementation of the plans to respond to the waste-related emergency specified in Clause 2 Article 4 of this Regulation; inspect the implementation of the plans to respond to the waste-related emergency specified in Point b Clause 1 Article 4 of this Regulation.

3. Every district-level Command Center for Natural Disaster Management shall direct the implementation of plans to respond to the waste-related emergency specified in Point b Clause 1 Article 4 of this Regulation; inspect the implementation of plans to respond to the waste-related emergency specified in Point a Clause 1 Article 4 of this Regulation.

4. Every facility shall organize implementation of its waste-related emergency response plan.

Chapter III

ORGANIZING WASTE-RELATED EMERGENCY RESPONSE

Article 8. Receiving and handling information about waste-related emergencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The facility that causes a waste-related emergency shall immediately report it to one of the following authorities:

a) People’s Committee of the province, district or commune where the emergency occurs;

b) District-level Command Center for Natural Disaster Management.

3. The provincial, district or communal-level People’s Committee specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall promptly inform the standing agency of the Command Center for Natural Disaster Management at the same level or at superior level for inspection and handling purposes.

Article 9. Response to waste-related emergencies within facilities

1. The legal representative of a facility or authorized person shall be the emergency commander at the facility.

2. The emergency commander shall organize the emergency response and assess the impacts and emergency self-response capacity of the facility in order to carry out the following activities:

a) If the emergency is within the facility’s self-response capacity, the commander shall take response measures according to the approved plan and scenarios; notify the district-level Command Center for Natural Disaster Management and communal People’s Committee of the emergency response within 24 hours from the date on which the emergency is discovered;

b) If the emergency is beyond the facility’s self-response capacity, the commander shall immediately notify the district- or communal-level People's Committee or the district-level Command Center for Natural Disaster Management to organize the response; transfer the command right to the district-level Command Center for Natural Disaster Management and direct the facility’s emergency force to comply with the request of the district-level Command Center for Natural Disaster Management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Response to waste-related emergencies outside facilities

1. Determining and announcing waste-related emergencies

a) Within 24 hours from the date of receiving the information specified in Point b Clause 2 Article 8 of this Regulation, the head of the district-level Command Center for Natural Disaster Management shall determine type of the emergency as prescribed in Article 4 of this Regulation, decide to announce the waste-related emergency and direct emergency response in accordance with this Regulation; if the emergency is beyond the power, immediately notify it to the district-level Command Center for Natural Disaster Management.

Within 12 hours from the date of receiving the notification from the district-level Command Center for Natural Disaster Management, the head of the provincial Command Center for Natural Disaster Management shall decide to announce the waste-related emergency and direct emergency response in accordance with this Regulation; if the emergency is beyond the power, immediately notify it to the National Committee for Natural Disaster Management and Response.

Within 12 hours from the date of receiving the notification from the provincial Command Center for Natural Disaster Management, the Chair of the National Committee for Natural Disaster Management and Response shall decide to announce the waste-related emergency and direct emergency response in accordance with this Regulation; if the emergency is beyond the power, immediately notify it to the Prime Minister.

The Prime Minister shall decide to declare emergency and direct response to the waste-related emergency in accordance with regulations of law on state of emergency.

b) Decide to announce the waste-related emergency, including the following information: type and level of the emergency, place, date and scope of impact of the emergency and relevant recommendations; establish an on-site command center to organize response; appoint an emergency commander and spokesman (name, title and contact information are required) and forces participating in the response.

2. Waste-related emergency directors and commanders

a) Presidents of district-level People’s Committees and heads of district-level Command Centers for Natural Disaster Management are persons who direct emergency response and appoint commanders to respond to the emergencies specified in Point b Clause 1 Article 4 of this Regulation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The Deputy Prime Minister and Chair of the National Committee for Natural Disaster Management and Response are persons who direct emergency response and appoint commanders to respond to the emergencies specified in Clause 3 Article 4 of this Regulation;

d) The Prime Minister is the person who directs emergency response and appoint commanders to respond to the emergencies specified in Clause 4 Article 4 of this Regulation.

3. Tasks and rights of waste-related emergency response directors:

a) Establish command centers, appoint commanders, spokesmen and forces to respond to emergencies; establish working teams responsible for identifying causes of emergencies (hereinafter referred to as “working teams”) if necessary;

b) Mobilize and provide funding, vehicles and equipment and mobilize forces in response to emergencies to emergency commanders and working teams; direct relevant organizations, units and individuals to participate and cooperate in emergency response;

c) Directly direct emergency; notify and request the superior level to assist in emergency response and environmental improvement and remediation if necessary;

d) Exercise other responsibilities and rights in accordance with regulations of law on natural disaster management and relevant regulations of law.

4. Tasks and rights of waste-related emergency commanders:

a) Promptly take emergency measures to protect lives and property of the people, state and relevant organizations and individuals, minimize damages and take remedial actions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Consult organizations and experts or request organizations and individuals to assist in the process of emergency response.

5. Waste-related emergency response consulting authorities

a) District-level Departments of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with other relevant authorities and units of district-level People’s Committees in providing advice on organizing response to the emergencies specified in Point b Clause 1 Article 4 of this Regulation;

b) Provincial Departments of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with other relevant authorities of provincial People’s Committees in providing advice on organizing response to the emergencies specified in Clause 2 Article 4 of this Regulation;

c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Public Security, Ministry of National Defense, Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Science and Technology, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Health, Ministry of Information and Communications and other relevant authorities in providing advice on organizing response to the emergencies specified in Clauses 3 and 4 Article 4 of this Regulation;

d) The authorities specified in Points a, b and c of this Clause shall provide professional and technical assistance to emergency commanders and working teams within their jurisdiction.

Article 11. Identifying causes of waste-related emergencies

1. Presidents of People’s Committees and heads of Command Centers for Natural Disaster Management that are responsible for organizing emergency response may decide to establish working teams to identify causes of emergencies after their occurrence.

2. A working team includes representatives of the natural resources and environment authority, industry and trade authority, environmental police department and other relevant organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Provision of information about waste-related emergency response

1. The appointed spokesman specified in the Decision on waste-related emergency announcement in Point b Clause 1 Article 10 of this Regulation is an official spokesman for waste-related emergencies and response thereto.

2. Responsibilities and rights of a spokesman

a) Promptly, sufficiently, truthfully and accurately provide information about waste-related emergencies and response thereto to residential communities, organizations and individuals concerned and communications agencies;

b) Receive or make requests for information about waste-related emergencies and response thereto from directors, commanders, consulting authorities, working teams and relevant organizations and individuals.

3. Information shall be provided:

a) through contacts of relevant organizations and individuals according to the waste-related emergency response plan and emergency response scenarios or on web portals of People’s Committees at all levels;

b) organizing a press conference or through central or local government communications agencies;

c) by other means of communication suitable for characteristics, situations and conditions of areas where emergencies occur.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Information about waste-related emergency response specified in this Article shall be decided by emergency response directors and provided within 48 hours from the date on which an emergency is announced.

Article 13. Ending response stage

1. The response stage will end if causes and sources of waste causing waste-related emergencies are isolated, controlled and safely handled, thereby no longer leading to the next emergencies.

2. Waste-related emergency response directors shall decide to announce the end of the response stage if the conditions specified in Claus 1 of this Article are met. The decision to announce the end of the response preparation shall be published using one of the methods specified in Clause 3 Article 12 of this Regulation.

Chapter IV

ENVIRONMENTAL IMPROVEMENT AND REMEDIATION FOLLOWING WASTE-RELATED EMERGENCIES

Article 14. Responsibility for environmental improvement and remediation

1. Organizations and individuals that cause emergencies shall take responsibility for environmental improvement and remediation or pay funding therefor at the request of the competent authority.

2. The following authorities shall take responsibility for environmental improvement and remediation following waste-related emergencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Environmental improvement and remediation plan approving authorities specified in Clause 1 Article 15 of this Regulation which cause the emergencies mentioned in Point b Clause 1, Clauses 2, 3 and 4 Article 4 of this Regulation.

3. The environmental improvement and remediation following waste-related emergencies shall comply with technical regulations on ambient environmental quality; remediate residential premises, manufacturing and business premises and natural environment in areas where conserved ecosystems are not available; restore some characteristics of ecosystems with respect to areas where conserved ecosystems are available.

Article 15. Approval of environmental improvement and remediation plan

1. Within 30 days from the end of the response stage specified in Point b Clause 1, Clauses 2, 3 and 4 Article 4 of this Regulation, the environmental improvement and remediation plan shall be approved.

a) The district-level Department of Natural Resources and Environment shall submit the environmental improvement and remediation plan to the district-level People’s Committee for approval with respect to the waste-related emergency specified in Point b Clause 1 Article 4 of this Regulation;

b) The provincial Department of Natural Resources and Environment shall approve the environmental improvement and remediation plan with respect to the waste-related emergency specified in Clause 2 Article 4 of this Regulation;

c) The Vietnam Environment Administration shall submit the environmental improvement and remediation plan to the Ministry of Natural Resources and Environment for approval with respect to the waste-related emergencies specified in Clauses 3 and 4 Article 4 of this Regulation.

2. An environmental improvement and remediation plan shall contain at least:

a) Description of status of the environment after an emergency, including degree, scope and nature of environmental pollution in each area; status of the environment, premises and ecosystem prior to the waste-related emergency (if any); requirements for carrying out environmental remediation in accordance with technical regulations on ambient environmental quality, restoration of premises and remediation of some main characteristics of the ecosystem;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) List and volume of items undergoing environmental improvement and remediation with respect to the selected solution;

d) Implementation plan; implementation plan at each environmental improvement and remediation stage; management, monitoring and supervision programs to be executed in the process of environmental improvement and remediation; plan for commissioning of environmental improvement and remediation results;

dd) Estimate of funding for environmental improvement and remediation for each item undergoing environmental improvement and remediation.

Article 16. Organizing environmental improvement and remediation

1. The environmental improvement and remediation shall be carried out adopting bidding methods in accordance with the Law on Bidding. The environmental improvement and remediation plan approving authority shall hold bidding through a professional bidding organizer.

2. If the successful bidder improves and remediates the environment according to the environmental improvement and remediation plan and satisfies the requirements specified in Clause 3 Article 14 of this Regulation and other relevant regulations of law.

3. The authority submitting the environmental improvement and remediation plan for approval shall appraise, supervise, inspect and commission environmental improvement and remediation according to the approved plan. Any organization or individual that causes the emergency shall participate in appraising, supervising, inspecting and commissioning environmental improvement and remediation.

Article 17. End of environmental improvement and remediation stage

1. The environmental improvement and remediation stage will end if the competent authority decides to commission the environmental improvement and remediation results.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. After announcing the end of the environmental improvement and remediation stage, the environmental improvement and remediation plan approving authority shall notify results to the supervisory competent authority.

Chapter V

FINANCIAL MECHANISM AND PARTICIPATION BY COMMUNITY IN WASTE-RELATED EMERGENCY RESPONSE

Article 18. Finance for waste-related emergency response

1. Any organization or individual that cause an emergency shall promptly and sufficiently pay costs incurred in connection with emergency response and environmental improvement and remediation. If the organization or individual that causes the emergency fails to be identified, the costs of emergency response and environmental improvement and remediation shall be paid by the state.

2. The state shall provide funding for emergency response and environmental improvement and remediation as specified in Point b Clause 1, Clauses 2, 3 and 4 Article 4 of this Regulation, which is covered by contingency cost, sources of funding for environmental services and other sources in accordance with regulations of law. The organization or individual that causes the emergency shall reimburse the costs incurred in connection with emergency response and environmental improvement and remediation following the emergency.

3. The waste-related emergency response consulting authority shall cooperate with a judicial body in requesting the organization or individual that causes the emergency to reimburse the costs covered by the state budget in advance for emergency response and environmental improvement and remediation.

4. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in establishing norms and procedures for paying for emergency response and environmental improvement and remediation following emergencies.

5. Emergency-affected organizations, individuals and residential communities are entitled to request organizations and individuals that cause waste-related emergencies to provide compensation for damages in accordance with regulations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Every facility shall disclose information to residential communities and relevant organizations and individuals about weight and properties of waste generated from manufacturing, trading and services provision; post its waste-related emergency response plan and emergency response scenarios at its facility and communal People’s Committee and by other appropriate means.

2. Residential communities potentially affected by a waste-related emergency shall be notified of emergency risks and response measures taken by facilities; are entitled to be aware of and supervise the emergency response and environmental improvement and remediation activities carried out by facilities or regulatory authorities.

3. Representatives of potentially affected residential communities and households are entitled to join waste-related emergency drills conducted by facilities and regulatory authorities. Representatives of residential communities shall provide information to communities and act as contact points in the process of preparing for emergency and carrying out emergency response and environmental improvement and remediation following emergencies. If necessary, representatives of residential communities are entitled to request relevant facilities, authorities and units to provide and explain information about emergency response and environmental improvement and remediation.

Article 20. Encouraging participation in waste-related emergency response

1. The state shall encourage and enable organizations and individuals to invest and participate in providing emergency response services, including preparing for emergency and organizing emergency response and environmental improvement and remediation.

2. Organizations and individuals are encouraged to participate in and devote their efforts and provide finance to emergency response activities specified this Regulation.

Chapter VI

RESPONSIBILITY FOR IMPLEMENTATION

Article 21. Responsibilities of National Committee for Natural Disaster Management and Response; Command Centers for Natural Disaster Management of provinces and districts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Direct and directly organize waste-related emergency response in accordance with this Regulation.

Article 22. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a) assist the Government in performing uniform management of waste-related emergency response; organize inspection and assessment of risks of waste-related emergencies nationwide; direct the Vietnam Environment Administration to elaborate on contents of plans and scenarios for waste-related emergency response and environmental improvement and remediation;

b) take charge and cooperate with relevant ministries in providing advice on emergency response and environmental improvement and remediation following emergencies with respect to high- and catastrophic-level emergencies;

c) Take charge and cooperate with other Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies concerned and provincial People’s Committees in organizing communication activities related to waste-related emergency response; establish national database of waste-related emergencies.

2. The Ministry of National Defense shall:

a) take charge of forming forces and providing resources and equipment for waste-related emergency response to the National Committee for Natural Disaster Management and Response; provincial and district-level Command Centers for Natural Disaster Management and relevant affiliates to get ready for waste-related emergency response.

b) take charge and cooperate with other Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies in building and increasing technical capacity, organizing research into and fabrication of vehicles and equipment for waste-related emergency response.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Finance shall provide guidelines and funding and issue norms for waste-related emergency response, including preparing for emergency, organizing emergency response and environmental improvement and remediation.

5. The Ministry of Justice shall provide guidance on legal procedures to request organizations and individuals to reimburse the costs of waste-related emergency response, environmental improvement and remediation and provision of compensation for damages in accordance with regulations of law.

6. The Ministry of Health shall direct the increase in health facilities’ capacity for waste-related emergency response, assurance of health and lives of humans upon waste-related emergency response.

7. Ministries, ministerial agencies and other Governmental agencies shall participate in waste-related emergency response within their jurisdiction and at the request of competent authorities.

Article 23. Responsibilities of local governments

1. People’s Committees at all levels shall:

a) disseminate information about and raise public awareness of waste-related emergency prevention and response within their areas; direct local units to conduct drills and implement waste-related emergency response plans;

b) form waste-related emergency response forces and provide resources, vehicles and equipment for emergency response and readiness for participation in emergency response within their areas;

c) direct, set up and mobilize relevant forces to respond to waste-related emergencies within their area;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) consult People’s Committees at the same level about waste-related emergency response within their areas; organize inspection and assessment of risks of waste-related emergencies within their areas;

b) consult People’s Committees and Command Centers for Natural Disaster Management at the same level about organizing waste-related emergency response and environmental improvement and remediation within their areas.

Article 24. Responsibilities of facilities

Facilities shall:

1. take waste emergency prevention measures; formulate and implement waste-related emergency response plans; organize waste-related emergency response at facilities and participate in waste-related emergency response under the command of competent persons and authorities.

2. conduct periodic drills in response to waste-related emergencies and invest in equipment to get ready for waste-related emergency response./

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 về Quy chế ứng phó sự cố chất thải do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.225

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.79.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!