ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2024/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 28
tháng 3 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CHO
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11
năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng
01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10
tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Cà Mau tại Tờ trình số 478/TTr-STNMT ngày 04 tháng 12 năm 2023, Tờ
trình số 533/TTr-STNMT ngày 29 tháng 12 năm 2023 và Tờ trình số 65/TTr-STNMT
ngày 01 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý chất thải
và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
10 tháng 4 năm 2024.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số
05/2017/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định
về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà
Mau; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- TT. UBMTTQVN tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng NNTN (Nguyên, 11/3);
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
QUY ĐỊNH
VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
CHẤT THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 07/2024/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường năm 2020, bao gồm: Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
y tế (khoản 6 Điều 62); quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ
cho hoạt động quản lý chất thải (khoản 7 Điều 72); khuyến khích việc phân loại
riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia
đình, cá nhân (khoản 2 Điều 75); phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
cồng kềnh (khoản 6 Điều 75); quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn (khoản 6 Điều 79).
2. Quy định này không quy định về quản lý chất thải
phóng xạ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều 1 Quy định này.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI
Mục I. QUẢN LÝ CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP
Điều 3. Phân loại, lưu giữ, vận
chuyển
1. Phân loại:
a) Chất thải công nghiệp thông thường là chất thải
công nghiệp, được phân loại theo mã và ký hiệu phân loại là “TT” tại Phụ lục III
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường (sau đây gọi là Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát là chất thải
công nghiệp, được phân loại theo mã và ký hiệu phân loại là “KS” tại Phụ lục
III Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
2. Lưu giữ:
a) Chất thải công nghiệp thông thường phải được lưu
giữ riêng theo loại đã được phân loại; không để lẫn với chất thải nguy hại;
không làm phát tán bụi, rò rỉ; đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị, dụng cụ
lưu chứa, kho chứa hoặc khu vực lưu giữ theo quy định tại Điều 33 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ;
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát được lưu giữ
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như đối với chất thải công nghiệp thông thường, trừ
trường hợp đã được phân định là chất thải nguy hại thì được lưu giữ như chất thải
nguy hại.
3. Vận chuyển:
a) Chất thải công nghiệp thông thường phải được vận
chuyển theo loại sau khi đã phân loại; đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về phương
tiện vận chuyển và mẫu biên bản bàn giao theo quy định tại Điều 34 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ;
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát được vận
chuyển đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như đối với chất thải công nghiệp thông thường,
trừ trường hợp đã được phân định là chất thải nguy hại thì được vận chuyển như
chất thải nguy hại.
Điều 4. Xử lý
1. Chất thải công nghiệp thông thường:
a) Chất thải công nghiệp thông thường có khả năng
tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất
thì được quản lý như sản phẩm, hàng hóa;
b) Chất thải công nghiệp thông thường (bao gồm cả
tro, xỉ, thạch cao được phân định là chất thải rắn thông thường) đáp ứng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành thì được
quản lý như sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan, tổ chức có phát sinh
chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng
lượng và xử lý hoặc chuyển giao cho các đối tượng sau: Cơ sở sản xuất sử dụng
trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt
bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật; Cơ sở sản xuất có chức
năng đồng xử lý chất thải phù hợp; Cơ sở xử lý chất thải công nghiệp thông thường
có chức năng phù hợp; Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
đã có hợp đồng chuyển giao với các cơ sở thuộc các đối tượng vừa nêu.
2. Chất thải công nghiệp phải kiểm soát:
a) Khi được phân định là chất thải thông thường thì
được xử lý như chất thải công nghiệp thông thường;
b) Khi được phân định là chất thải nguy hại hoặc
khi chưa phân định thì được xử lý như chất thải nguy hại.
Điều 5. Trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải công
nghiệp thông thường:
a) Thực hiện phân loại chất thải công nghiệp thông
thường ngay khi phát có sinh chất thải; có thiết bị, dụng cụ, khu vực lưu giữ
chất thải công nghiệp thông thường theo quy định;
b) Chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải công nghiệp thông thường;
c) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải công nghiệp
thông thường theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
2. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải
công nghiệp thông thường:
a) Được ký hợp đồng thu gom, vận chuyển nhóm chất
thải công nghiệp thông thường với chủ nguồn thải trong 02 trường hợp: Khi chủ
nguồn thải đã ký hợp đồng chuyển giao cho cơ sở sản xuất có chức năng đông xử
lý chất thải phù hợp hoặc khi chủ nguồn thải đã ký hợp đồng với cơ sở xử lý chất
thải công nghiệp thông thường phù hợp;
b) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải công nghiệp
thông thường theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT .
3. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải công nghiệp thông thường:
a) Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị, lưu
giữ, xử lý chất thải công nghiệp thông thường và thu hồi năng lượng chất thải
công nghiệp thông thường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
b) Báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình phát
sinh, xử lý chất thải công nghiệp thông thường theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
c) Sử dụng biên bản bàn giao chất thải công nghiệp
thông thường theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT sau mỗi lần nhận chuyển giao;
d) Lập nhật ký vận hành các hệ thống, phương tiện, thiết
bị xử lý; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải
công nghiệp thông thường (nếu có).
Mục II. QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY
HẠI
Điều 6. Phân loại, lưu giữ, vận
chuyển
1. Phân loại:
a) Chất thải nguy hại phải được phân định theo mã,
danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại quy tại Phụ lục III Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ;
b) Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ
thời điểm đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại hoặc
khi chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại theo quy định của pháp luật;
c) Chất thải nguy hại được tái sử dụng, sơ chế, tái
chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở theo nội dung giấy phép
môi trường đã được cấp thì được lựa chọn phân loại hoặc không phân loại chất thải
nguy hại tại cơ sở phát sinh chất thải nguy hại.
2. Lưu giữ:
a) Chất thải nguy hại phải được lưu giữ riêng theo
loại đã được phân loại; không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường và chỉ được lưu giữ
trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định;
b) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với cơ sở
phát sinh chất thải nguy hại: Không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho. Tuy
nhiên, phải có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định của
pháp luật về phòng cháy chữa cháy; có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn
cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy
hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải
nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến
chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều. Khu lưu giữ chất
thải nguy hại phải đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài; tuân thủ yêu
cầu kỹ thuật về bao bì đựng chất thải nguy hại và thiết bị lưu chứa chất thải
nguy hại quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
c) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử
lý chất thải nguy hại hoặc trạm trung chuyển chất thải nguy hại: Phải đáp ứng
các yêu cầu tại khoản 3 Điều 36 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và trang bị các
thiết bị, dụng cụ, vật liệu theo quy định tại khoản 7 Điều 36 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT. Đồng thời, bao bì, thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
d) Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại trên tàu thủy,
xà lan phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT .
3. Vận chuyển:
a) Tổ chức, cá nhân được phép vận chuyển chất thải
nguy hại bao gồm: Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị
phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường; Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất
thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển, trừ trường hợp tổ chức,
cá nhân sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm thu gom, tái chế chất thải
nguy hại là các sản phẩm, bao bì thuộc Danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại
Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định
số 08/2022/NĐ-CP) thì không cần phải có giấy phép môi trường có nội dung xử lý
chất thải nguy hại;
b) Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải
được lắp đặt thiết bị định vị và tuân thủ các yêu cầu sau: Xe tải thùng hở phải
phủ bạt kín che nắng, mưa trong quá trình thu gom, lưu chứa, vận chuyển chất thải
nguy hại; xe tải bồn (xe xitéc) và khoang chứa tàu thủy đối với chất thải nguy
hại ở thể lỏng phải có biện pháp kiểm soát bay hơi; xe mô tô, xe gắn máy phải
có thùng chứa và được gắn chặt trên giá để hàng (phía sau vị trí ngồi lái) của
xe mô tô, xe gắn máy. Kích thước của thùng chứa gắn trên xe mô tô, xe gắn máy bảo
đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Các thiết bị, dụng cụ, vật liệu trang bị cho các
phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải đáp ứng yêu cầu
tại khoản 4 Điều 37 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
Điều 7. Xử lý
1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bằng công nghệ
phù hợp và đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
2. Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý
chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng các yêu cầu quy định tại
khoản 2 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ;
3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường;
4. Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế
nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và xử lý chất thải y tế
nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm) theo quy định của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh thì không được coi là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy
hại.
Điều 8. Trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại:
a) Chịu trách nhiệm phân định, phân loại, khai báo
khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường
hoặc nội dung đăng ký môi trường;
b) Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại;
c) Lưu giữ chất thải nguy hại không quá một năm, kể
từ thời điểm phát sinh chất thải nguy hại. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu
trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực
hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm
về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về
bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi
trường định kỳ;
d) Tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh
hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ
xử lý chất thải nguy hại phù hợp;
đ) Lưu trữ đầy đủ chứng từ chất thải nguy hại khi
chuyển giao cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc biên bản
bàn giao chất thải nguy hại khi chuyển giao xử lý theo mô hình cụm.
2. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử
lý chất thải nguy hại:
a) Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
nguy hại với các chủ nguồn thải chất thải nguy hại phù hợp với giấy phép môi
trường hoặc giấy phép môi trường thành phần được cấp;
b) Chỉ được tiếp nhận chất thải nguy hại do chủ nguồn
thải chất thải nguy hại vận chuyển đến hoặc từ chủ xử lý chất thải nguy hại thực
hiện việc liên kết theo quy định tại Điều 73 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ;
c) Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất
thải nguy hại và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp có lý do
phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng, kể
từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại;
d) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường sau
khi kết thúc hoạt động theo hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mục III. QUẢN LÝ NƯỚC THẢI, BỤI,
KHÍ THẢI VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÁC
Điều 9. Quản lý nước thải
1. Hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu
dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp,
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tách riêng hệ thống thoát nước mưa, trừ
các cơ sở, dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng không phải có hệ thống
thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa.
2. Thu gom, xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ:
a) Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong đô thị: Phải được thu gom, xử lý sơ bộ trước khi đấu
nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị; nước thải sau khi xử lý sơ bộ
phải đáp ứng quy định của khu đô thị, khu dân cư tập trung hoặc quy định của
chính quyền địa phương. Trường hợp khu đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải
tập trung thì nước thải phải được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi
trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;
b) Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công
nghiệp: Phải được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu
gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được
xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Đối với nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp không kết nối được vào hệ thống
thu gom, xử lý nước thải: Phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ
môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
3. Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:
a) Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức,
hộ gia đình trong khu dân cư tập trung: Phải được thu gom, đấu nối với hệ thống
thu gom, xử lý nước thải khu dân cư;
b) Đối với nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức,
hộ gia đình tại khu dân cư không tập trung: Phải được thu gom, xử lý tại chỗ
đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
4. Nước thải có thể được chuyển giao để xử lý hoặc
tái sử dụng nếu đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được
quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố
nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về
quản lý chất thải nguy hại.
Điều 10. Quản lý bụi, khí thải
và các chất ô nhiễm khác
1. Quản lý bụi, khí thải thực hiện theo quy định tại
Điều 88 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 3 Điều 41 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
2. Quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, bức xạ, mùi khó chịu thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo vệ môi
trường.
Điều 11. Quản lý hoạt động thu
gom chất thải rắn trên đường, khu vực công cộng và thu gom trên ao, hồ, sông,
kênh, rạch, ven biển
1. Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp
huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thu gom chất thải
rắn trên đường, khu vực công cộng và trên ao, hồ, sông, kênh, rạch, ven biển đảm
bảo vệ sinh môi trường, an toàn giao thông và mỹ quan nơi công cộng.
2. Trong trường hợp trên đường, khu vực công cộng
có chất thải rắn gây mất an toàn giao thông, mỹ quan, Ủy ban nhân dân cấp xã
xác định nguồn gốc chất thải và yêu cầu chủ nguồn thải khắc phục trong thời
gian tối đa 06 giờ. Đối với chất thải không xác định được nguồn gốc, Ủy ban
nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để yêu cầu cơ sở thu gom, vận
chuyển chất thải rắn trên địa bàn đến khắc phục trong thời gian tối đa 10 giờ.
3. Chất thải rắn sau khi được thu gom theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được phân loại, vận chuyển và xử lý theo
quy định.
Mục IV. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
Điều 12. Phân loại, lưu giữ
1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn
phù hợp với mục đích quản lý, xử lý theo các nhóm như sau:
a) Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế:
Giấy thải: Hộp, túi, lọ, ly, cốc bằng giấy; sách,
truyện, vở, báo cũ, giấy viết; thùng, bìa carton; lõi giấy vệ sinh, giấy bọc
gói, bì thư, biên lai, khay đựng trứng bằng giấy; các loại bao bì giấy khác
không nhiễm bẩn;
Nhựa thải: Bao bì nhựa đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược
phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế (không bao gồm bao bì đựng
thuốc bảo vệ thực vật, axit, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần
nguy hại); các loại ghế nhựa, thau, chậu nhựa; ly nhựa;
Kim loại thải: Bao bì nhôm, sắt hoặc kim loại khác
đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp,
y tế (không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ công nghiệp, chất
tẩy rửa có thành phần nguy hại); đồ dùng nhà bếp bằng kim loại: xoong, nồi,
niêu, ấm nước, bếp gas, chén, đĩa, muỗng, dĩa; các loại vật dụng kim loại thải
khác;
Thủy tinh thải: Chai, lọ thuỷ tinh đựng bia, rượu,
thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế
(còn nguyên vẹn và không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit, dầu mỡ
công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại); bình hoa, đồ trang trí bằng
thủy tinh, pha lê (còn nguyên vẹn);
Vải, đồ da: Quần áo, phụ kiện; giày, dép, vali;
chăn, màn, rèm cửa bằng vải (không dính thuốc bảo vệ thực vật, axit, dầu mỡ
công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại);
Đồ gỗ: Đồ chơi; vật trang trí, đồ gia dụng, hộp,
khay bằng gỗ;
Cao su: Đồ chơi bằng cao su; săm, lốp, vật dụng bằng
cao su các loại;
Thiết bị điện, điện tử thải bỏ: Các thiết bị điện,
điện tử nhỏ như máy ảnh và máy ghi hình; điện thoại di động và điện thoại để
bàn; dây cáp và phụ kiện máy tính; bảng điều khiển trò chơi; đồ chơi điện tử;
máy tính toán cầm tay; bàn phím; máy tính xách tay và máy tính bảng; máy nhắn
tin; bộ đàm, đèn led, đèn halogen; các thiết bị điện, điện tử lớn như máy tính
để bàn và màn hình; máy fax; máy in và máy quét; dàn âm thanh và loa; tivi; máy
đánh chữ; đầu đĩa VCR/DVD, tấm quang năng; tủ lạnh, tủ đông, máy điều hòa, máy
rửa chén, máy giặt, quạt điện, quạt sưởi, bếp điện, bếp từ, lò nướng, nồi cơm
điện.
b) Chất thải thực phẩm:
Thức ăn thừa; thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại
rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn; các
sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm; thủy, hải sản.
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác:
Chất thải nguy hại: Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật,
axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành
phần nguy hại, bình gas mini từ hoạt động sinh hoạt; sơn, mực, chất kết dính
(loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất); găng tay, giẻ lau
dính dầu, hóa chất; kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh.
Các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thuỷ
ngân thải, các loại pin, ắc quy thải;
Chất thải rắn cồng kềnh: Tủ, bàn ghế, sofa, giường,
nệm cũ hỏng; tủ sắt, khung cửa, cánh cửa; cành cây, gốc cây;
Chất thải khác còn lại: Vỏ các loại hạt như macca,
óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trứng, xơ dừa, rơm, trấu từ hoạt động sinh hoạt; chiếu
cói, chiếu tre, trúc; gối mây, tre; lông gia súc, gia cầm; bã các loại: cà phê,
trà (túi trà), bã mía, xác mía, cùi bắp; chất thải từ làm vườn từ hộ gia đình
như: lá, rễ, cành cây nhỏ, cỏ, hoa. Phân động vật cảnh; xác động vật cảnh chết
không do dịch bệnh; tã, bỉm, băng, giấy vệ sinh, giấy ăn đã sử dụng; giấy ướt
đã sử dụng; bông tẩy trang, khẩu trang; các loại hộp xốp; các loại sản phẩm nhựa
sử dụng một lần; bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá; bóng bay, băng keo dán, tăm
bông tai, tăm chỉ kẽ răng; vỏ thuốc. Giày, dép nhựa, thước kẻ, vá, muỗng bằng
nhựa; bút, bật lửa đã hết gas, bàn chải đánh răng, vỏ tuýp, hộp kem đánh răng;
các loại nhựa thải khác; vỏ cứng các loài thuỷ, hải sản; xỉ than từ hoạt động
sinh hoạt; gốm, sành, sứ thải; các loại chất thải còn lại.
2. Kỹ thuật phân loại: Theo hướng dẫn của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023.
3. Lưu giữ:
a) Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Hộ
gia đình, cá nhân tự phân loại và lưu giữ riêng trong bao bì, dụng cụ lưu giữ
thông thường phù hợp theo điều kiện của mỗi gia đình;
b) Chất thải thực phẩm: Hộ gia đình, cá nhân tự
phân loại và lưu giữ riêng trong bao bì màu xanh lá cây đảm bảo không rò rỉ và
phát tán mùi hôi;
c) Chất thải nguy hại: Hộ gia đình, cá nhân lưu giữ
tạm thời chất thải nguy hại tại nhà, bảo đảm được đựng, chứa trong vật đựng,
túi, bao bì để an toàn, tránh phát tán chất thải nguy hại ra ngoài môi trường;
thu, xếp gọn các vật sắc nhọn (như kim tiêm) để tránh gây thương tích trong quá
trình phân loại, thu gom và xử lý;
d) Chất thải rắn cồng kềnh: Hộ gia đình, cá nhân
lưu giữ tạm thời chất thải rắn cồng kềnh tại hộ gia đình, không được tập kết ra
vỉa hè, lòng đường và khu vực công cộng. Nghiêm cấm tự ý đổ thải chất thải rắn
cồng kềnh không đúng nơi quy định;
đ) Chất thải khác còn lại: Hộ gia đình, cá nhân tự
phân loại và lưu giữ trong các bao bì màu vàng trong thời gian chờ chuyển giao
cho cơ sở có chức năng thu gom theo quy định.
4. Chất liệu sử dụng làm bao bì đựng chất thải rắn
sinh hoạt phải đảm bảo nhìn thấy loại chất thải đựng bên trong.
5. Khuyến khích khu vực nông thôn áp dụng việc phân
loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều
này.
6. Yêu cầu kỹ thuật đối với bao bì đựng chất thải
sinh hoạt thực hiện theo quy định khoản 2 Điều 30 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
Điều 13. Chuyển giao
1. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất
thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại theo quy định tại Điều 12 Quy định này để
chuyển giao theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,
cụ thể:
a) Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được
chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng
thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm phải được chứa, đựng trong
bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu
cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
c) Chất thải nguy hại: Hộ gia đình, cá nhân sau khi
phân loại chất thải nguy hại theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Quy định
này được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển theo quy định
hoặc tự mang đến các điểm tập kết chất thải nguy hại gần nhất do Ủy ban nhân
dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí;
d) Chất thải rắn cồng kềnh: Hộ gia đình, cá nhân tự
vận chuyển hoặc thoả thuận với chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
để yêu cầu dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn cồng kềnh đến nơi tiếp nhận
do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định. Chất thải rắn cồng kềnh có thể được tháo
dỡ và giảm kích thước trước hoặc sau khi chuyển đến nơi tiếp nhận và được xử lý
như chất thải rắn sinh hoạt. Chi phí tháo dỡ và giảm kích thước chất thải rắn cồng
kềnh theo giá tự thoả thuận với cơ sở cung ứng dịch vụ;
đ) Chất thải khác còn lại: Hộ gia đình, cá nhân
chuyển giao chất thải rắn còn lại cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt theo thời gian quy định.
2. Thời gian, phương thức chuyển giao:
a) Thời gian chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt phải
đảm bảo kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom tại nguồn với công tác thu gom
chất thải rắn sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị;
b) Phương thức chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt:
Hộ gia đình, cá nhân có thể chuyển giao trực tiếp hoặc để sẵn các thiết bị lưu
chứa chất thải rắn sinh hoạt đúng màu sắc quy định trước nhà chờ cơ sở thu gom,
vận chuyển đến lấy trong khoảng thời gian quy định (khuyến khích thực hiện
phương thức chuyển giao trực tiếp).
3. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Quản lý hoạt động thu
gom, vận chuyển
1. Điều kiện tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển:
a) Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và
thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt đã
được phân loại tại những địa điểm đã quy định;
b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến
điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện,
thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển để
xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt
cho cơ sở xử lý.
2. Thời gian và tần suất thu gom:
Tuỳ vào đặc điểm của mỗi khu vực dân cư, tuyến đường,
Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương xác định
thời gian, địa điểm, tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hiện
trạng, điều kiện thực tế đảm bảo theo quy định sau đây:
a) Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Hộ
gia đình, cá nhân chủ động thu gom và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng,
tái chế, các cơ sở thu mua hoặc có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt tuỳ theo khối lượng phát sinh;
b) Chất thải thực phẩm: Tần suất thu gom tối thiểu
01 lần/ngày. Tuỳ vào đặc điểm dân cư từng khu vực, điều kiện cung ứng dịch vụ
thực tế và ý kiến của hộ gia đình, cá nhân, Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tần
suất thu gom phù hợp;
c) Chất thải nguy hại: Ủy ban nhân dân cấp huyện
căn cứ điều kiện thực tế của địa phương hợp đồng với cơ sở xử lý chất thải nguy
hại để thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn; tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý tuỳ thuộc vào khối lượng
chất thải phát sinh;
d) Chất thải rắn cồng kềnh: Công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn cồng kềnh tại các vị trí do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy
định đến cơ sở xử lý chất thải định kỳ 02 lần/tháng và công tác quản lý nơi tiếp
nhận chất thải rắn cồng kềnh được Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào nội dung đấu
thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn;
đ) Chất thải khác còn lại: Ủy ban nhân dân cấp xã
căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và khối lượng chất thải phát sinh quy định
tần suất thu gom, vận chuyển nhưng tối thiểu 01 lần/ngày.
3. Phương thức thu gom:
a) Hộ gia đình, cá nhân tự thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt hoặc thuê cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
đã được phân loại đến điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt gần nhất (do Ủy ban
nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí) theo thời gian quy định
để chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển;
b) Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
có trách nhiệm vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết đưa về trạm
trung chuyển hoặc từ điểm tập kết đến cơ sở xử lý.
4. Điểm tập kết, trạm trung chuyển:
a) Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn
sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh
hoạt đã được phân loại theo quy định tại Điều 12 Quy định này, bảo đảm không để
lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí mặt bằng điểm tập
kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định
tại Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ; việc bố trí mặt bằng điểm tập kết và
trạm trung chuyển phải được thông báo đến người dân, đồng thời niêm yết công
khai tại trụ sở khóm, ấp;
c) Việc đầu tư xây dựng điểm tập kết, trạm trung
chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Điều 15. Xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại nông thôn
1. Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng,
tái chế: Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân thu gom phân loại riêng để chuyển
giao cho các tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế, thu mua phế liệu trên địa
bàn.
2. Chất thải thực phẩm: Khuyến khích tận dụng tối
đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Trường hợp
chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được
chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
3. Chất thải nguy hại: Hộ gia đình, cá nhân thu gom
mang đến điểm tập kết do Ủy ban nhân dân xã bố trí, việc xử lý chất thải nguy hại
thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Quy định này.
4. Chất thải rắn cồng kềnh: Hộ gia đình, cá nhân thực
hiện việc chuyển giao chất thải rắn cồng kềnh theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều 13 Quy định này. Trường hợp không thực hiện chuyển giao theo quy định nêu
trên, hộ gia đình, cá nhân phải tháo dỡ chất thải rắn công kênh, sau đó phân loại
vào các nhóm chất thải tương ứng để áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp với từng
loại chất thải.
5. Chất thải khác còn lại: Hộ gia đình, cá nhân thực
hiện việc chuyển giao chất thải theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 13 Quy định
này. Đối với khu vực nông thôn chưa đảm điều kiện để tổ chức thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung, hộ gia đình, cá nhân áp dụng các biện
pháp xử lý chất thải phù hợp theo điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo vệ
sinh môi trường.
Điều 16. Khuyến khích việc
phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt
1. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân
loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt.
2. Hộ gia đình, cá nhân phân loại riêng chất thải
nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt không phải chi trả giá dịch vụ thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
3. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện bố
trí kinh phí để chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy
hại được phân loại riêng từ hộ gia đình, cá nhân.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, hướng dẫn,
phổ biến rộng rãi để các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tham gia phân loại
riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt.
Điều 17. Trách nhiệm của hộ
gia đình, cá nhân
1. Thực hiện việc phân loại, lưu giữ và chuyển giao
chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Quy định này.
2. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm ký hợp đồng
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt đã
phân loại tại nguồn cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo
quy định tại Điều 13. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự tái sử dụng, sơ chế,
tái chế chất thải rắn sinh hoạt thì phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của
pháp luật.
4. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong công tác
điều tra, khảo sát xây dựng dữ liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
5. Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu đất
do mình quản lý sử dụng, vỉa hè trước và xung quanh nhà. Đối với những đường hẻm
không có công nhân vệ sinh quét dọn thì các hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm
giữ gìn vệ sinh đường hẻm giống như phần vỉa hè trước và xung quanh nhà.
6. Tham gia các lớp tuyên truyền, tập huấn về quản
lý chất thải rắn sinh hoạt.
7. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm giám sát và
phản ánh các vấn đề liên quan đến giá dịch vụ hợp đồng, đánh giá chất lượng
cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định với Ủy ban nhân
dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện; phản ánh đến chính quyền địa phương đối
với các trường hợp vi phạm các quy định của Quy định này, gây mất vệ sinh khu vực
đất do mình quản lý sử dụng, vỉa hè trước và xung quanh nhà hoặc trụ sở.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở
thu gom, vận chuyển
1. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường và
Điều 61 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
2. Thực hiện thống kê danh sách thông tin người thu
gom, số lượng, loại phương tiện thu gom, địa bàn thu gom theo hướng dẫn, gửi Ủy
ban nhân dân cấp xã quản lý.
3. Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải
rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc rò rỉ nước rỉ rác gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển đến các điểm tập kết, trạm trung
chuyển, cơ sở xử lý.
4. Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ
chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển thì phải chuyển
sang quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại hiện hành.
5. Thực hiện Báo cáo tình hình công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt định kỳ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Điều 19. Trách nhiệm của chủ xử
lý
1. Thực hiện ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo quy định, đảm bảo tận dụng sử dụng tối đa chất thải, giảm thiểu
tối đa chất thải phải chôn lấp, không được để lẫn các loại chất thải đã phân loại
để xử lý.
2. Thực hiện các quyền theo quy định tại khoản 1 Điều
62 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
3. Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ
quan quản lý nhà nước, các bên có liên quan trong trường hợp ngừng dịch vụ xử
lý để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp dịch vụ xử lý. Nội dung thông báo phải nêu rõ
lý do, thời gian tạm ngừng dịch vụ đồng thời phải có phương án xử lý.
4. Trong quá trình thực hiện phân rã, phân loại chất
thải rắn cồng kềnh, nếu phát hiện có lẫn chất thải nguy hại, phải hợp đồng chuyển
giao cho cơ sở có chức năng xử lý chất thải nguy hại để vận chuyển, xử lý.
5. Phối hợp với chính quyền địa phương giữ gìn an
ninh trật tự, an toàn khu vực xử lý và xung quanh cơ sở xử lý chất thải rắn
sinh hoạt được giao quản lý, vận hành.
6. Quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh
hoạt theo đúng quy trình công nghệ và các quy định về bảo vệ môi trường.
7. Chịu trách nhiệm phối hợp với sở, ban, ngành, địa
phương trong công tác kiểm tra, khảo sát khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt gửi Ủy ban
nhân dân cấp huyện hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 2
Điều 63 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP .
2. Tổ chức triển khai, hướng dẫn và tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện nghiêm Quy định này và các quy định hiện hành của pháp
luật. Hằng năm xây dựng và triển khai kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
3. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để ký hợp
đồng với cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
4. Bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển
chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo thuận tiện và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ
môi trường theo quy định; bố trí thiết bị, thùng chứa chất thải nguy hại được
phân loại từ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của hộ gia đình, cá nhân tại mỗi
khóm, ấp, khu vực.
5. Chỉ đạo xây dựng tuyến thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt của cơ quan, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phù hợp tình
hình thực tế của địa phương, đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình
giao thông tại khu vực; chỉ đạo sắp xếp thời gian hoạt động của các điểm tập kết,
trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo công tác vệ sinh
môi trường.
6. Tổ chức đấu thầu, giao nhiệm vụ, đặt hàng lựa chọn
cơ sở cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia
đình, cá nhân theo quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế tại địa
phương. Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng vệ
sinh, nghiệm thu khối lượng công việc thực hiện của các cơ sở thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định
này trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển
người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Định kỳ kiểm tra, ghi nhận
hiện trạng và đánh giá việc thực hiện các quy định hiện hành về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt tại các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn toàn huyện.
8. Áp dụng, triển khai nhân rộng các mô hình phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả và phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương.
9. Lập kế hoạch, xây dựng dự toán hàng năm cho công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của cơ quan, hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
10. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) kết quả hoạt động quản lý chất thải
rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc để xảy ra tình trạng phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải không
đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp xã
1. Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản
7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và khoản 3 Điều 63 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP .
2. Tổ chức, tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại từ chất
thải rắn sinh hoạt theo quy định; thực hiện niêm yết công khai hợp đồng cung ứng
dịch vụ đã ký kết của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã với
cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phổ biến rộng rãi về
thời gian, địa điểm, tần suất và phương thức chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt,
chất thải nguy hại cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nắm để tổ chức thực
hiện theo quy định.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội hoặc chỉ
đạo Tổ vệ sinh môi trường ở địa phương chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chất
thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt đến điểm lưu giữ, điểm tập kết, trung
chuyển đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương; chỉ đạo các tổ dân phố, khu
dân cư, điểm dân cư tham gia giữ gìn vệ sinh trên các tuyến đường giao thông,
nơi công cộng, thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân theo Quy định này và đăng ký thực hiện quy ước, cam kết giữ gìn vệ sinh
môi trường.
4. Định kỳ hàng năm (trước ngày 10/01) tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả hoạt động quản lý chất thải rắn
sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện việc để xảy ra tình trạng phát sinh chất
thải rắn sinh hoạt cua hộ gia đình, cá nhân, chủ nguồn thải không đúng nơi quy
định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
Mục V. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y
TẾ
Điều 22. Thu gom
1. Thu gom chất thải rắn y tế trong phạm vi khuôn
viên cơ sở y tế thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 7 Thông
tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (sau đây gọi là
Thông tư số 20/2021/TT-BYT).
2. Thu gom chất thải rắn y tế ngoài phạm vi khuôn
viên cơ sở y tế:
a) Chất thải rắn y tế nguy hại phải được thu gom
theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
b) Chất thải rắn y tế thông thường phải được phân
loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn y tế nguy hại và được quản lý theo
quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
Điều 23. Vận chuyển
1. Việc chuyển giao chất thải rắn y tế thực hiện
theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 20/2021/TT-BYT .
2. Vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm:
a) Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải rắn
lây nhiễm phải bảo đảm đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 42 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ;
b) Tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn
lây nhiễm thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau được phép thực
hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm theo mô hình cụm. Việc vận
chuyển chất thải rắn lây nhiễm từ các cơ sở y tế lân cận để xử lý theo mô hình
cụm được thực hiện bởi các tổ chức theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ
môi trường hoặc cơ sở thực hiện xử lý chất thải rắn lây nhiễm theo mô hình cụm
(sau đây gọi tắt là Cụm trưởng);
d) Trường hợp chủ nguồn thải hoặc Cụm trưởng không
có phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm để xử lý theo mô
hình cụm, Cụm trưởng báo cáo và đề xuất tổ chức có năng lực (bảo đảm thu gom, vận
chuyển chất thải rắn lây nhiễm an toàn theo quy định) về Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố Cà Mau để tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để có cơ sở
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định tại khoản 5 Điều 42
Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ;
đ) Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây
nhiễm của chủ nguồn thải (cơ sở y tế công lập và tư nhân) do chủ nguồn thải trả
trực tiếp cho Cụm trưởng hoặc tổ chức thu gom, vận chuyển được phê duyệt, áp dụng
đơn giá theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Vận chuyển chất thải rắn nguy hại không lây nhiễm:
a) Đối tượng được phép vận chuyển chất thải rắn
nguy hại không lây nhiễm được quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường;
b) Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 37 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ;
c) Tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn
nguy hại không lây nhiễm thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
4. Vận chuyển chất thải rắn y tế thông thường:
a) Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với
phương tiện vận chuyển chất thải rắn thông thường và mẫu biên bản bàn giao chất
thải rắn thông thường theo quy định tại Điều 27 và Điều 34 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ;
b) Tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn
thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 24. Lưu giữ
1. Khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế phải đáp ứng
các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 8 Thông tư số
20/2021/TT-BYT .
2. Thời gian lưu giữ chất thải rắn lây nhiễm thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư số 20/2021/TT-BYT. Đối với chất
thải y tế lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở phát sinh về Cụm trưởng để xử lý
theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung phải ưu tiên xử lý ngay trong ngày.
3. Thời gian lưu giữ chất thải rắn nguy hại không
lây nhiễm thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số
20/2021/TT-BYT .
4. Lưu giữ chất thải rắn thông thường (trừ chất thải
rắn sinh hoạt) đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại
Điều 33 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
Điều 25. Xử lý
1. Xử lý chất thải rắn lây nhiễm:
a) Xử lý chất thải rắn lây nhiễm theo mô hình cụm:
Cụm 1: Bệnh viện Đa khoa Cà Mau là Cụm trưởng, chịu
trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và các
cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Cà Mau;
Cụm 2: Trung tâm y tế huyện Thới Bình là Cụm trưởng,
chịu trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Trung tâm y tế huyện Thới
Bình và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Thới Bình;
Cụm 3: Trung tâm y tế huyện U Minh là Cụm trưởng,
chịu trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Trung tâm y tế huyện U Minh
và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện U Minh;
Cụm 4: Trung tâm y tế huyện Ngọc Hiển là Cụm trưởng,
chịu trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Trung tâm y tế huyện Ngọc Hiển
và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Ngọc Hiển;
Cụm 5: Trung tâm y tế huyện Phú Tân là Cụm trưởng,
chịu trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Trung tâm y tế huyện Phú Tân
và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Phú Tân;
Cụm 6: Bệnh viện Đa khoa Cái Nước là Cụm trưởng, chịu
trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Cái Nước và các
cơ sở y tế trên địa bàn huyện Cái Nước;
Cụm 7: Bệnh viện Đa khoa Năm Căn là Cụm trưởng, chịu
trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Năm Căn và các
cơ sở y tế trên địa bàn huyện Năm Căn;
Cụm 8: Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi là Cụm trưởng, chịu
trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Đầm Dơi và các
cơ sở y tế trên địa bàn huyện Đầm Dơi;
Cụm 9: Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời là Cụm trưởng,
chịu trách nhiệm xử lý chất thải rắn lây nhiễm của Bệnh viện Đa khoa Trần Văn
Thời và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.
b) Quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống
xử lý chất thải rắn lây nhiễm theo quy định tại Điều 11 Thông tư số
20/2021/TT-BYT ;
c) Chi phí lưu giữ, xử lý chất thải rắn lây nhiễm
do chủ nguồn thải trả trực tiếp cho Cụm trưởng theo hợp đồng ký kết, áp dụng
đơn giá theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Tự xử lý chất thải rắn lây nhiễm: Bệnh viện Sản
- Nhi Cà Mau tự xử lý chất thải rắn lây nhiễm trong phạm vi khuôn viên cơ sở. Đồng
thời, quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải rắn lây
nhiễm theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ;
đ) Chất thải rắn lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải rắn thông thường
và được phép thu gom để tái chế theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số
20/2021/TT-BYT .
2. Xử lý chất thải rắn nguy hại không lây nhiễm:
Cơ sở y tế có phát sinh chất thải rắn nguy hại
không lây nhiễm ký hợp đồng để chuyển giao cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất
thải nguy hại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư số
20/2021/TT-BYT .
3. Xử lý chất thải rắn thông thường:
Chất thải rắn thông thường được chuyển giao cho cơ
sở có chức năng phù hợp để vận chuyển, xử lý theo quy định tại khoản 1, khoản 2
và khoản 3 Điều 58 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ; Điều 10 Thông tư số
20/2021/TT-BYT và các quy định liên quan về quản lý chất thải rắn thông thường.
Điều 26. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Tổng hợp thông tin các tổ chức thu gom, vận chuyển
chất thải rắn lây nhiễm mô hình cụm theo đề xuất của Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt theo quy định
tại khoản 5 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
2. Sở Y tế:
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát
thông tin các tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm mô hình cụm
theo đề xuất của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau để tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT .
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau:
Rà soát, tổng hợp thông tin của các tổ chức thu
gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm mô hình cụm theo đề xuất của các Cụm
trưởng để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở y tế:
a) Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 14
và khoản 3 Điều 15 Thông tư số 20/2021/TT-BYT , quy định về thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn y tế theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có
liên quan;
b) Được hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn lây nhiễm theo mô hình cụm; phản ánh, báo cáo về Sở Y tế, Sở Tài
nguyên và Môi trường trường hợp sai phạm trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn lây nhiễm hoặc không thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết về thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn lây nhiễm;
c) Có trách nhiệm thanh toán chi phí thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn lây nhiễm cho cơ sở đã ký hợp đồng, áp dụng đơn
giá theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
d) Thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định
kỳ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Trách nhiệm và quyền hạn của Cụm trưởng:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và d khoản
4 Điều này;
b) Tuân thủ các quy định về thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn y tế; chịu trách nhiệm đối với việc quản lý, xử lý an toàn
chất thải rắn lây nhiễm sau khi tiếp nhận từ các cơ sở y tế trong cụm xử lý; quản
lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải rắn lây nhiễm theo
đúng quy định; tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; thực hiện quan trắc
môi trường định kỳ theo đúng quy định;
c) Bảo đảm nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn lây nhiễm được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, bảo
hộ lao động và được khám sức khỏe định kỳ theo quy định (bao gồm cả xét nghiệm
dịch bệnh định kỳ như đối với nhân viên y tế); bảo đảm đầy đủ các trang thiết bị,
phương tiện, nhân viên kịp thời ứng phó sự cố trong hoạt động thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn lây nhiễm;
d) Báo cáo và đề xuất các tổ chức có năng lực thu
gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm (bảo đảm thu gom, vận chuyển chất thải
rắn lây nhiễm an toàn theo quy định) về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà
Mau;
đ) Cụm trưởng được thanh toán đầy đủ và đúng hạn
chi phí thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn lây nhiễm theo quy
định; được quyền từ chối thu gom, vận chuyển đối với chất thải không được phân
loại, đựng trong bao bì không đúng theo quy định tại Thông tư số
20/2021/TT-BYT ;
e) Thông báo kịp thời bằng văn bản đến Sở Y tế, Sở
Tài nguyên và Môi trường, các cơ sở y tế đã hợp đồng và các bên có liên quan
trong trường hợp ngừng dịch vụ xử lý chất thải rắn lây nhiễm để sửa chữa, cải tạo,
nâng cấp dịch vụ xử lý hoặc có sự cố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý chất thải rắn
lây nhiễm trong cụm. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm ngừng
dịch vụ đồng thời phải có phương án xử lý phù hợp.
6. Trách nhiệm của cơ sở y tế tự xử lý chất thải rắn
lây nhiễm:
a) Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm a
và điểm d khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này; tuân thủ các quy định về bảo vệ
môi trường; thực hiện quan trắc môi trường định kỳ theo đúng quy định;
b) Thông báo kịp thời bằng văn bản đến Sở Y tế, Sở
Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp ngừng sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ
thống xử lý chất thải rắn lây nhiễm hoặc có sự cố ảnh hưởng đến hoạt động xử lý
chất thải rắn lây nhiễm. Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, thời gian tạm ngừng
hoạt động xử lý đồng thời phải có phương án xử lý phù hợp.
7. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức thu gom, vận
chuyển chất thải rắn lây nhiễm được phê duyệt:
a) Thực hiện quy định về thu gom, vận chuyển chất
thải rắn lây nhiễm theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên
quan;
b) Tổ chức tập huấn, truyền thông, phổ biến cho
nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm, bảo đảm an toàn sức khỏe
theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này;
c) Bảo đảm thiết bị, phương tiện vận chuyển phải
đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, thiết bị định vị lắp
trên phương tiện vận chuyển; thực hiện phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá
trình thu gom, vận chuyển theo quy định;
d) Thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp
huyện, xã và cơ sở phát sinh, cơ sở xử lý về loại phương tiện, tuyến đường thu
gom, vận chuyển; trường hợp có kế hoạch ngừng hoạt động để sửa chữa, cải tạo
phương tiện thu gom, vận chuyển hoặc có sự cố ảnh hưởng đến hoạt động và phải
có phương án xử lý;
đ) Thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây
nhiễm theo tuyến đường và thời gian quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
e) Khi tiếp nhận và bàn giao chất thải rắn lây nhiễm
để xử lý theo mô hình cụm phải ghi vào sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại
theo mẫu quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ; báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Hợp đồng với các cơ sở y tế trong cụm và được
thanh toán chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn lây nhiễm, áp dụng đơn giá
theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; được quyền từ chối thu gom, vận
chuyển đối với chất thải không được phân loại, đựng trong bao bì không đúng
theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT .
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Tổ chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị có liên quan tổ chức triển
khai thực hiện Quy định này;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở,
ngành liên quan trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất
đai, bảo vệ môi trường đối với hoạt động quản lý chất thải;
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát về đất đai, bảo vệ
môi trường trong việc đáp ứng các điều kiện đầu tư.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xác định các ngành, nghề và chính
sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho hoạt động quản lý chất thải;
b) Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc
hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
3. Cục thuế tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị có liên quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự
án đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở,
ngành liên quan trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động quản lý chất thải.
4. Cục Hải quan tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị có liên quan, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự
án đầu tư về thuế nhập khẩu;
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở,
ngành liên quan trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế
nhập khẩu đối với hoạt động quản lý chất thải.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, phối hợp với các sở, ngành liên quan lập và công bố Danh mục các dự
án được ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải trên địa bàn;
b) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với dự
án đầu tư trên địa bàn, bao gồm: Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện
các nghĩa vụ tài chính; chủ trì hoặc tham gia cùng các sở, ngành thực hiện
thanh tra các dự án đầu tư trên địa bàn. Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt
bằng; đánh giá hiệu quả đầu tư trên địa bàn.
6. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có
liên quan, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp triển khai
thực hiện Quy định này.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động liên
quan đến chất thải phải chấp hành nghiêm Quy định này và các quy định khác có
liên quan. Mọi hành vi vi phạm, tùy theo mức độ đều bị xử lý theo quy định pháp
luật hiện hành.
8. Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu có
khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã kịp thời báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Điều 28. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Quy định này
được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa
đổi, bổ sung.
Điều 29. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các cơ sở y tế đã thực hiện ký kết hợp đồng
với các cơ sở cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong đó có
nội dung chưa phù hợp với Quy định này thì thực hiện điều chỉnh, bổ sung theo
đúng Quy định này./.