ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2020/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày
18 tháng 3 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 142/2003/QĐ-TTg ngày 14
tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển khu bảo tồn thiên nhiên
Đất Mũi, tỉnh Cà Mau thành Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi
Cà Mau tại Tờ trình số 599/TTr-VQGMCM ngày 18 tháng 12 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn Quốc
gia Mũi Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020, thay thế Quyết định số 21/2006/QĐ-UB ngày
11 tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Quy chế phối
hợp trong công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành; Ủy ban nhân dân các huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức, trách
nhiệm, nội dung phối hợp hoạt động giữa Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau với các sở,
ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và các tổ chức có liên quan, nhằm quản
lý tài nguyên thiên nhiên, hoạt động du lịch, công tác bảo tồn đa dạng sinh học
và thực hiện tốt các chương trình, dự án quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển
bền vững Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các sở, ban, ngành tỉnh,
Ủy ban nhân dân các huyện và tổ chức có liên quan.
Điều 3.
Cơ chế thực hiện phối hợp
1. Các lực lượng
phối hợp phải chấp hành sự chỉ đạo thống nhất của người có thẩm quyền theo
phương án phối hợp giải quyết các vụ việc cụ thể được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt.
2. Trong trường
hợp cấp bách khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng,
bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên và
hoạt động du lịch trái pháp luật trên địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, các
đơn vị phối hợp có thể chủ động triển
khai hoạt động kiểm tra, truy quét và xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng đơn vị phối hợp, nhưng sau đó phải thông báo đến các đơn vị
có liên quan và báo cáo ngay kết quả kiểm tra, xử lý vi
phạm vụ việc đó đến cấp có thẩm quyền.
Chương II
NỘI DUNG,
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP
Điều 4. Nguyên tắc và hình
thức phối hợp
1. Về
nguyên tắc
a) Công tác phối hợp phải
tuân thủ pháp luật; đảm bảo tính thứ bậc và phối hợp thường xuyên, kịp thời, chặt
chẽ; bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của từng cơ quan
theo quy định. Mỗi việc chỉ giao một cơ quan, đơn vị, một người chủ trì và chịu
trách nhiệm; không giao vượt thẩm quyền, tránh đùn đẩy trách nhiệm và làm cản
trở, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị liên quan. Vườn Quốc gia Mũi
Cà Mau theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp cùng các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện và tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch công tác phối
hợp theo từng nhiệm vụ, công việc cụ thể, thường xuyên, chặt chẽ, tạo điều kiện
hỗ trợ nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.
b) Đảm bảo sự thống nhất giữa
các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và tổ chức có liên
quan; hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo giữ bí mật về lực
lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ trong xử lý tình huống theo quy định của
pháp luật.
c) Việc xử
lý các vụ vi phạm phải kiên quyết, đảm bảo tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp
của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân.
d) Trong
phối hợp xử lý vi phạm phải đảm bảo khách quan, nhanh chóng, kịp thời, đúng người,
đúng pháp luật; vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó thụ lý giải quyết
theo quy định của pháp luật.
đ) Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng Quy chế này để tổ chức các hoạt động
trái pháp luật.
2. Về
hình thức
a) Cung cấp thông tin, tài
liệu; trao đổi ý kiến, tổ chức cuộc họp; làm việc trực tiếp hoặc thông báo bằng
văn bản.
b) Việc trao đổi, xử lý thông tin giữa các cơ quan phối hợp đảm bảo bí
mật, kịp thời và chính xác.
c) Nội dung trao đổi thông tin gồm: Tình hình khai thác, vận chuyển,
buôn bán tài nguyên thiên nhiên trái pháp luật; an ninh trật tự; hoạt động du lịch
và các nội dung khác có liên quan đến công tác phối hợp của các đơn vị.
Điều 5. Công tác tuyên truyền
1. Phối hợp
trong việc triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về
công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, biển; bảo vệ động vật
hoang dã; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;
2. Phối hợp
tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch, bảo vệ danh lam thắng cảnh,
bảo vệ môi trường.
Điều 6. Phối hợp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, biển và bảo tồn đa
dạng sinh học
1. Thống nhất phối hợp trong quản
lý, bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, tính
đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường trong lâm phần; đồng thời
bảo vệ, phát triển các tiêu chí Khu Ramsar Mũi Cà
Mau, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau và vùng đệm Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
2. Phối hợp, hỗ
trợ phương tiện phục vụ công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và biển;
3. Phối hợp trong
công tác kiểm tra, truy quét các hành vi vi phạm về khai thác tài nguyên thiên
nhiên; kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, chế biến lâm sản và săn bắt động vật
hoang dã trái pháp luật;
4. Phối hợp
trong công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động du lịch (cơ sở kinh doanh dịch vụ,
khách du lịch), bảo vệ môi trường, bảo vệ danh lam thắng cảnh;
5. Phối hợp
trong công tác quản lý ranh giới đất rừng, biển và vùng bãi bồi thuộc quyền quản
lý của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau;
6. Phối hợp
trong công tác điều tra, bắt giữ người, dẫn giải đối tượng vi phạm, thu giữ
tang vật, bảo vệ hiện trường, xác minh các thông tin có liên quan để làm căn cứ
xử phạt; cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; củng cố
hoàn thiện các hồ sơ đưa các đối tượng
vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;
7. Phối hợp
trong công tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản
trên lâm phần thuộc quyền quản lý của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
8. Phối hợp trong công tác bố trí, sắp xếp dân cư sống trong
lâm phần Vườn Quốc gia một cách phù hợp;
9. Phối hợp trong công tác xây dựng và tổ chức triển khai
thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, phương án, dự án... được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Điều 7. Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau
1. Chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và
đa dạng sinh học trên lâm phần được giao quản lý; triển khai thực hiện dự án cơ
sở hạ tầng; xây dựng phương án Quản lý bảo vệ rừng bền vững trình cấp thẩm quyền
phê duyệt; xây dựng và thực hiện các đề tài, đề án, dự án, phương án, kế hoạch
phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển du lịch,...
2. Chủ trì xây
dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh để thực hiện theo các nội
dung trong quy chế. Chủ động phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng, các cơ
quan liên quan và Chính quyền địa phương tiến hành các hoạt động điều tra, lập
hồ sơ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa
dạng sinh học; bảo vệ cảnh quan môi trường; hoạt động du lịch trên địa bàn Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau.
3. Chủ trì xây
dựng dự toán, đảm bảo kinh phí tổ chức thực hiện quy chế phối hợp. Tiếp nhận
báo cáo của các đơn vị, tổng hợp báo cáo và tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết
đánh giá công tác phối hợp.
4. Chủ trì phối
hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên hoặc định kỳ hoặc đột xuất tiến
hành tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về bảo
vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên; phối hợp quản lý các hoạt động du lịch; hướng dẫn các cơ sở, cá
nhân kinh doanh dịch vụ du lịch và khách du lịch chấp hành theo đúng quy định.
5. Cung cấp
thông tin, tài liệu và tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên; hoạt động
du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học khi có yêu cầu của các đơn vị liên quan.
6. Chủ trì và
phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực
quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học, hoạt động du lịch,
bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân và nhân
dân địa phương trên địa bàn biết để thực hiện.
7. Tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, phù hợp
với thế mạnh của địa phương cho nhân dân sinh sống trong và ngoài vùng đệm của
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
8. Xây dựng kế
hoạch dự trù kinh phí thường xuyên và các nguồn vốn khác nằm trong kế hoạch
hàng năm được các cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai các chương trình, đề
án, dự án, phương án xây dựng và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
9. Định kỳ hàng năm, chủ trì,
phối hợp cùng các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và tổ chức có
liên quan tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Quy chế này, trên cơ sở
đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và đề ra phương hướng
nhiệm vụ công tác phối hợp trong thời gian tiếp theo.
Điều 8. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp, hỗ trợ triển khai, hướng dẫn, đề xuất giải pháp thực
hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển lâm nghiệp, thủy sản bền
vững.
2. Phối hợp chỉ đạo, kiểm tra
chuyên ngành việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế,
kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển vùng đệm của Vườn Quốc
gia Mũi Cà Mau đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
3. Phối hợp xây dựng phương án
tuần tra, kiểm tra quản lý lâm sản, nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn xử lý việc
săn bắt, tàng trữ, buôn bán động vật hoang dã và hành vi khai thác thủy sản
trái pháp luật; kiểm soát các loài động, thực vật, loài thủy sản mới nhập nội.
4. Xử lý vi phạm hành chính
theo thẩm quyền trong lĩnh vực lâm nghiệp và thủy sản.
5. Tổ chức việc điều tra, phân
loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ
rừng theo đúng quy định.
6. Xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ dữ liệu về lâm nghiệp, thủy sản; tổ chức thống kê diễn biến đất lâm
nghiệp và diễn biến rừng theo quy định.
7. Tổ chức triển khai thực hiện
các dự án bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
8. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
kiến thức pháp luật cho lực lượng Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
theo quy định pháp luật.
9. Tổ chức thực hiện các công
tác khuyến lâm, khuyến ngư bao gồm:
a) Xây dựng dự án, phương án thực
nghiệm các hệ thống canh tác lâm, ngư kết hợp, các dự án trình diễn về sử dụng
các sản phẩm ngoài gỗ, trồng cây phân tán và tập trung, nuôi các loài thủy sản
với loại hình nuôi phù hợp và hiệu quả.
b) Huấn luyện, đào tạo mạng lưới
kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật sản xuất lâm, ngư kết hợp cho người dân trong
và ven địa bàn quản lý Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
c) Hướng dẫn quy trình kỹ thuật
về cây giống trồng rừng, giống thủy sản; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo
vệ rừng; hợp tác nghiên cứu sản xuất giống loài thủy sản.
Điều 9. Sở
Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp, hỗ trợ triển khai, hướng dẫn, đề xuất việc thực
hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý, khai
thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đúng định
hướng về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững
các vùng đất ngập nước.
2. Chủ trì,
phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển thanh tra, kiểm tra, xử lý các đối
tượng có hành vi gây ô nhiễm môi trường, gây tác động xấu đến hệ sinh thái Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau (khi có đề nghị của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau bằng văn bản).
3. Xây dựng dự án quan trắc môi
trường ở khu vực Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
4. Lập bản
đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên thực địa phần đất
bãi bồi.
5. Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên
ngành theo thẩm quyền được giao.
Điều 10. Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Phối hợp
xây dựng nguyên tắc hợp tác và quy định tái đầu tư cho
công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn
đa dạng sinh học; dịch vụ du lịch xuyên rừng và phát triển bền vững của Vườn Quốc
gia Mũi Cà Mau.
2. Hỗ trợ việc xây dựng phương
án, đề án, dự án phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
3. Phối hợp trong xây dựng giải
pháp bảo vệ môi trường do hoạt động
du lịch gây ra.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch cho cán bộ, viên chức, người lao động
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
5. Phối hợp thực hiện các nhiệm
vụ khác theo thẩm quyền được giao.
Điều 11. Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
1. Cân đối, đề xuất cấp thẩm
quyền phân bổ các nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để
triển khai các chương trình, dự án, phương án xây dựng và phát triển bền vững
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư và tài chính giúp Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao.
Điều 12. Sở
Xây dựng
Thẩm định thiết kế cơ sở các
chương trình, dự án đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng trên các lĩnh vực hoạt động
của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau theo quy định hiện hành được cấp thẩm quyền phê
duyệt; hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình,
thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình xây dựng theo
quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 13. Sở
Khoa học và Công nghệ
Phối hợp trong lập kế hoạch
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ cũng như xét duyệt,
đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 14. Sở
Thông tin và Truyền thông
1. Chủ
trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý, duy trì, nâng cấp, đảm bảo kỹ
thuật, an toàn thông tin cho hoạt động Trang thông tin điện
tử (website) của Vườn.
2. Phối hợp, hỗ trợ, tư vấn theo chức
năng, nhiệm vụ về nội dung, phương pháp tuyên truyền trong xây dựng, bảo
vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Điều 15.
Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch phối hợp với
lực lượng chuyên ngành để tổ chức các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát
ngăn chặn những hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản, trật tự xã
hội; bảo vệ an ninh, quốc phòng; chủ động phòng ngừa các hành vi quá khích,
kích động, xúi giục…gây áp lực nhằm xâm chiếm tài nguyên Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau, gây rối, mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng an ninh biển, chủ
quyền quốc gia.
2. Xây dựng phương án lồng ghép
công tác vận động, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo
vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
3. Chủ động phối hợp với các
ngành, đơn vị chức năng có liên quan để quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
quản lý khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu
khoa học,… theo quy định.
Điều 16.
Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Cổng Thông
tin điện tử tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp
1. Thực hiện tốt công tác thông
tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh Vườn Quốc gia Mũi Cà
Mau, nhằm thu hút các nhà đầu tư, du khách tham quan du lịch, phát triển các loại
hình dịch vụ, du lịch, khai thác tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển
kinh tế.
2. Thực hiện chuyên đề, chuyên
mục thông tin về Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
3. Viết và đăng tin, ảnh, bài viết,
phim chuyên đề về Khu Ramsar Mũi Cà Mau, Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, khu
du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường,... Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
4. Bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức
báo chí cho nhân viên truyền thông của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; xây dựng mạng
cộng tác viên với báo, đài.
Điều 17. Ủy
ban nhân dân các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân
1. Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước ở địa phương.
2. Xây dựng các chương trình, dự
án, giải pháp thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng
an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau thuộc địa
giới hành chính của địa phương, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát
triển bền vững Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
3. Xây dựng dự án, phương án giải
tỏa, sắp xếp, bố trí, tái định cư nhằm ổn định dân cư đang sinh sống trong Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau.
Điều 18. Trách nhiệm thi
hành
1. Giao Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau theo dõi, đôn đốc
việc thực hiện nhiệm vụ tại Quy chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện và các tổ chức liên quan có trách nhiệm triển khai thực
hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Quy chế này. Đồng thời, triển khai quán
triệt Quy chế này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của địa
phương, đơn vị biết để thực hiện.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế
này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ảnh về Vườn
Quốc gia Mũi Cà Mau để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.