Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 02/QĐ-TWPCTT 2020 Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai

Số hiệu: 02/QĐ-TWPCTT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai Người ký: Trần Quang Hoài
Ngày ban hành: 18/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/QĐ-TWPCTT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ ý kiến của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiến cứu nạn tại văn bản số 84/VP-PCTT ngày 17/02/2020;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Điều 2. Căn cứ Quyết định ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thực hiện chuyển giao cho các địa phương, Bộ ngành, đơn vị liên quan phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phó Thủ tướng CP - Trưởng ban (để b/c);
- Bộ trưởng - Phó trưởng ban TT (để b/c);
- Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT&TKCN;
- Lưu: VT, ƯPKP_2b.

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN




Trần Quang Hoài

MỤC LỤC

CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

1. Mục tiêu của Sổ tay hướng dẫn

2. Đối tượng áp dụng

3. Cơ sở pháp lý xây dựng Sổ tay hướng dẫn

4. Nội dung Sổ tay hướng dẫn

PHẦN A: THIÊN TAI, CẤP ĐỘ RỦI RO VÀ TÁC ĐỘNG

1. THIÊN TAI Ở VIỆT NAM

1.1. Các loại hình thiên tai

1.2. Phân vùng thiên tai

2. CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

2.1. Khái niệm về rủi ro thiên tai

2.2. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai

2.3. Nhóm thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai

PHẦN B:

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

1. KHUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RRTT

2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RRTT

3. CHUẨN BỊ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

3.1. Thu thp thông tin về điều kiện tự nhiên

3.2. Thu thập thông tin về kinh tế, xã hội:

3.2. Thu thập thông tin về tình hình thiên tai trên địa bàn

3.3. Thu thập các tài liệu phục vụ xây dựng phương án ứng phó thiên tai

4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

4.1. Đánh giá thiên tai

4.2. Đánh giá năng lực ứng phó thiên thai (được đánh giá trên cở sở 4 tại chỗ)

4.3. Đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương

4.4. Tổng hợp kết quả đánh giá

4.5. Lập bản đồ rủi ro thiên tai

5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

5.1. Mục tiêu

5.2. Phương pháp và nguyên tắc xây dựng phương án

5.4. Nội dung phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

5.4.1. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với bão, ATNĐ

5.4.2. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với lũ, ngập lụt

5.4.3. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với mưa lớn

5.4.4. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

5.4.5. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn

5.4.6. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với rét hại, sương muối

5.4.7. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với lốc, sét, mưa đá

5.4.8. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với nắng nóng

5.4.9. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với sương mù

5.4.10. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với nước biển dâng

5.4.11. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với gió mạnh trên biển

5.4.12. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với động đất

5.4.13. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó sóng thần

5.4.14. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai của các bộ, ngành

6. RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN

7. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

CÁC BẢNG BIỂU NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - Association of Southeast Asian Nations

AADMER

Hiệp định ASEAN về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu long

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

CPO

Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi

CPMO

Ban Quản lý Dự án Trung ương (Dự án Quản lý Thiên tai WB5/VN-HAZ/WB5)

CEWAREC

Trung tâm Tư vấn Phát triển Bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi Khí hậu

DBTT

Dễ bị tổn thương

IDA

Hiệp hội Phát triển Quốc tế

KTTV

Khí tượng thủy văn

NBD

Nước biển dâng

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PA

Phương án

PCTT

Phòng chống thiên tai

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

TOR

Điều khoản tham chiếu

TW & ĐP

Trung ương và địa phương

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNISDR

Ban thư ký Liên Hợp Quốc về Giảm nhẹ rủi ro thảm họa

ƯPTT

Ứng phó thiên tai

WB

Ngân hàng Thế giới

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

RRTT

Rủi ro thiên tai

LỜI MỞ ĐẦU

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi và cao nguyên, phần còn lại là vùng đồng bằng; hệ thống sông, suối dày đặc, với trên 3.200km bờ biển và vùng lãnh hải, dân số gia tăng, nền kinh tế đang phát triển, đô thị hóa nhanh chóng là thuận lợi lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, song cũng là thách thức không nhỏ trong công tác phòng chống các loại hình thiên tai thường xuyên xuất hiện ở nước ta.

Những năm gần đây, do diễn biến bất thường của thời tiết, nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và áp lực gia tăng về dân số, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp. Với sự xuất hiện của hầu hết các loại hình thiên tai, trong đó có nhiều trận thiên tai xuất hiện liên tiếp trong năm, cường độ lớn, phạm vi rộng, trái quy luật và có xu thế gia tăng cả về mức độ nguy hiểm, tính cực đoan và chu kỳ lặp lại, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái.

Công tác phòng chống thiên tai thường xuyên được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ngành và các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện, đã từng bước chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa, kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình, việc phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành và các địa phương đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Qua đó đã đạt được những kết quả tích cực, từ hoàn thiện thể chế, chính sách, kiện toàn bộ máy, ứng dụng khoa học công nghệ, đến việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, các phương án ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tuy nhiên, việc triển khai ứng phó đối với các tình huống thiên tai còn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa sát với thực tế nhằm bảo vệ những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được nhất là trước các thách thức về biến đổi khí hậu.

Trong khuôn khổ hợp phần I “Tăng cường năng lực của các tổ chức quản lý rủi ro thiên tai (DRM)” thuộc Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (VN-Haz/WB5) do Ngân hàng thế giới tài trợ, cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai” được biên soạn để hỗ trợ các Bộ, Ngành, địa phương và các cơ quan đơn vị xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, nhân dân.

Sổ tay là tài liệu tham khảo thiết thực để triển khai xây dựng phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai theo chức năng nhiệm vụ được phân công nhằm chủ động ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

GIỚI THIỆU VỀ SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CÁC CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

1. Mục tiêu của Sổ tay hướng dẫn

Theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 22, Luật Phòng chống thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tiên tai phối hợp với Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (nay là Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai. Do vậy, cuốn Sổ tay hướng dẫn này được xây dựng và ban hành nhằm mục đích hướng dẫn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị và người dân triển khai xây dựng phương án và các biện pháp ứng phó đối với các loại hình thiên tai trên địa bàn sát với tình hình thiên tai thực tế của từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực ứng phó thiên tai của các tổ chức, đơn vị; nâng cao khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đảm bảo phát triển bền vững.

2. Đối tượng áp dụng

Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai được sử dụng đối với các đối tượng:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành;

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp tỉnh, huyện, xã;

- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan, trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng phương án ứng phó đối với từng ngành, lĩnh vực liên quan.

3. Cơ sở pháp lý xây dựng Sổ tay hướng dẫn

Sổ tay được biên soạn dựa trên cơ sở pháp lý:

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật Đê điều số 79/2006/QH11, ngày 29/11/2006;

- Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020;

- Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Ch thị số 03/CT-TTg ngày 03/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020;

- Công văn số 47/TWPCTT ngày 19/5/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc định hướng xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

4. Nội dung Sổ tay hướng dẫn

Phần A. Thiên tai, cấp độ rủi ro và tác động.

Phần B. Khung phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai.

Phần C. Hướng dẫn xây dựng nội dung phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

PHẦN A:

THIÊN TAI, CẤP ĐỘ RỦI RO VÀ TÁC ĐỘNG

1. THIÊN TAI Ở VIỆT NAM

1.1. Các loại hình thiên tai

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Phòng, chống thiên tai, các loại hình thiên tai ở Việt Nam bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

1.2. Phân vùng thiên tai

Vị trí địa lý của Việt Nam và điều kiện địa hình đã tạo nên những đặc điểm khí hậu riêng biệt mà từ đó dẫn tới sự phân chia các loại hình thiên tai khác nhau, trong đó có một số loại hình thiên tai có khả năng gây nên những thiên tai nghiêm trọng. Các loại hình thiên tai tự nhiên hầu như xảy ra quanh năm và có thể dẫn tới các thiên tai điển hình theo mùa với những đặc điểm riêng của từng vùng.

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, địa mạo của Việt Nam, đã tạo nên những đặc điểm khí hậu riêng biệt, dẫn tới sự hình thành nhiều loại hình thiên tai khác nhau theo mùa và đặc điểm riêng của từng vùng. Trên cả nước thiên tai được phân chia làm 08 vùng, mỗi vùng có đặc điểm địa lý và địa hình khác nhau và các dạng thiên tai khác nhau. Các loại thiên ở các vùng ven biển có đặc trưng riêng nhưng cũng đôi khi nó bao gồm cả thiên tai lũ quét ở những vùng cao, ví dụ như, trượt lở đất xảy ra sau bão khi có kết hợp với mưa lớn, như được chỉ ra các loại hình ở trong bảng 1-1.

Nguồn: Tổng cục thiên PCTT

Hình 1-1: Bản đồ phân vùng thiên tai ở Việt Nam

Bảng 1-1: Vùng thiên tai và các loại hình thiên tai điển hình

TT

Vùng

Các loại hình thiên tai điển hình

1

Vùng I: Miền núi phía Bắc gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh.

Lũ, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, bão, ATNĐ, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, sét mưa đá, động đất.

2

Vùng II: Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gồm Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

ATNĐ, bão, nước biển dâng, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, mưa lớn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng

3

Vùng III: Miền núi Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam.

ATNĐ, bão, nắng nóng, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, rét hại, mưa lớn, lốc, sét mưa đá.

4

Vùng IV: Duyên hải miền Trung gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

Lũ, ngập lụt, ATNĐ, bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, mưa lớn.

5

Vùng V: Đô thị lớn và khu dân cư tập trung gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị loại 1 thuộc tỉnh

Mưa lớn, ngập lụt, bão, ATNĐ, dông lốc.

6

Vùng VI: Tây Nguyên, miền núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu

ATNĐ, bão, nắng nóng, hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, lốc, sét, mưa đá

7

Vùng VII: Đồng Bằng sông Cửu Long gồm Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ

ATNĐ, bão, lũ, ngập lụt, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá.

8

Vùng VIII: Trên biển và hải đảo gồm vùng biển 28 tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; 02 quần đảo Trường sa và Hoàng sa

ATNĐ, bão, gió mạnh trên biển, nước dâng.

Vùng miền núi phía Bắc gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Ninh. Khu vực này có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là vùng núi cao địa hình dốc và dân cư thưa thớt. Do đặc điểm tự nhiên của khu vực nên vùng này có các loại thiên tai điển hình như lũ, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, rét hại, sương muối, mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, động đất.

Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là khu vực đồng bằng thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có mật độ dân số cao trên đồng bằng châu thổ sông Hồng. Các hoạt động kinh tế chính đều tập trung trong vùng này. Đây cũng là 1 trong 2 vựa lúa lớn của Việt Nam (cùng với đồng bằng sông Cửu Long). Đồng bằng châu thổ sông Hồng khá bằng phẳng, vùng tam giác châu có diện tích 15000 km2. Hai con sông lớn là sông Lô và sông Đà, đều đổ nước vào sông Hồng góp phần tạo nên dòng chảy có lưu lượng lớn, trung bình khoảng 4300 m3/s. Toàn bộ vùng đồng bằng châu thổ dựa lưng vào khu vực có địa hình dốc và vùng rừng núi cao. Cao trình mặt đất lớn nhất trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là 3m so với mực nước biển; hầu hết chỉ cao hơn 1m so với mực nước biển hoặc thấp hơn. Khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ, bão. Tại một số nơi, mực nước lũ lịch sử lên tới 14m. Qua nhiều thế kỷ, công trình phòng lũ đã trở thành một phần trong nền văn hóa châu thổ và kinh tế của vùng. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ nằm ở phía Bắc của miền Trung Việt Nam, có một đường bờ biển dài và thường xuyên chịu tác động của lũ, bão. Thời tiết của vùng này rất khắc nghiệt, về mùa hè, cả vùng chịu ảnh hưởng của những đợt gió khô nóng có nguồn gốc từ Lào. Đây cũng là vùng có mật độ dân cư cao. Các loại thiên tai điển hình của khu vực là ATNĐ, bão, nước biển dâng, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, mưa lớn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

Miền núi Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ là khu vực miền núi thuộc các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, vùng này chung đường biên giới với Lào. Đây là vùng núi cao địa hình dốc, gần biển và dân cư thưa thớt, thời tiết của vùng này rất khắc nghiệt, về mùa hè, cả vùng chịu ảnh hưởng của những đợt gió khô nóng có nguồn gốc từ Lào. Do đặc điểm tự nhiên của khu vực nên vùng này có các loại thiên tai điển hình như ATNĐ, bão, nắng nóng, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, rét hại, mưa lớn, lốc, sét mưa đá.

Duyên hải miền Trung là khu vực đồng bằng ven biển thuộc các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn về phía Bắc, vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ về phía Nam và biển Đông. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Có nhiều sông tương đối khá lớn, như sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,... Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước tập trung rất nhanh. Các cửa sông thường bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng. Vùng duyên hải miền Trung là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai. Qua thực tiễn cho thấy đây là khu vực đang tác động chủ yếu của lũ, ngập lụt, ATNĐ, bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, mưa lớn. Đô thị lớn và khu dân cư tập trung thuộc các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các đô thị loại 1 thuộc tỉnh. Khu vực này có kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, hạ tầng phát triển chưa đồng bộ với phát triển kinh tế và xã hội, có nhiều công trình quan trọng. Các đô thị chủ yếu là ở khu vực bằng phẳng, địa hình thấp trũng nên các loại hình thiên tai điển hình thường xuất hiện ở khu vực này là mưa lớn, ngập lụt, bão, ATNĐ, dông lốc.

Tây Nguyên, miền núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, khu vực miền núi các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung các hoạt động kinh tế và có mật độ dân số cao. Khu vực Tây Nguyên và miền núi Nam Trung Bộ có địa hình cao, chủ yếu là đồi núi, dân cư thưa thớt. Các loại thiên tai điển hình của khu vực là ATNĐ, bão, nắng nóng, hạn hán, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, lốc, sét, mưa đá.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ. Đây là vùng ở cực Nam của đất nước và là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, cũng là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Vùng này chủ yếu chịu ảnh hưởng của lũ. Vào mùa lũ, do các cửa sông bị phù sa bồi lấp không thể tiêu thoát một lượng nước lớn từ thượng nguồn. Trong khi bên trong đồng bằng chịu ảnh hưởng của lũ, hạn và bão thì khu vực ven biển của vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng chủ yếu của bão và xâm nhập mặn. Các loại thiên tai điển hình của khu vực là ATNĐ, bão, lũ, ngập lụt, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất do dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá.

Trên biển và hải đảo gồm vùng biển 28 tỉnh từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; 02 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vùng này chịu tác động trực tiếp các thiên tai từ biển, khu vực này có dân cư thưa thớt ngoại trừ một số đảo phát triển dịch vụ du lch. Các loại hình thiên tai chủ yếu của khu vực này là ATNĐ, bão, gió mạnh trên biển, nước dâng.

2. CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

2.1. Khái niệm về rủi ro thiên tai

Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Việc đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào nhiều yếu tố, một số yếu tố chính bao gồm: đánh giá nguy cơ thiên tai, đánh giá tính dễ bị tổn thương, đánh giá năng lực ứng phó của cộng đồng và đánh giá mức độ rủi ro, xác định giải pháp khắc phục.

Với mỗi loại hình thiên tai, mức độ rủi ro đối với cộng đồng sẽ có tương quan thuận với cường độ thiên tai, với tình trạng dễ bị tổn thương và tương quan nghịch với năng lực của cộng đồng. Tương quan này theo UN-ISDR có thể được diễn tả một cách tương đối trong công thức dưới đây

Rủi ro trong thiên tai Û

Cường độ thiên tai &Tình trạng dễ bị tổn thương

Năng lực ứng phó thiên tai

Cường độ thiên tai: Là độ mạnh yếu của từng loại hình thiên tai.

Tình trạng dễ bị tổn thương: Được xác định bằng các nhân tố hoặc quá trình vật lý, xã hội, kinh tế và môi trường, làm gia tăng tính nhạy cảm của cộng đồng đối với tác động của thiên tai.

Năng lực ứng phó: Là sự kết hợp của tất cả các nguồn lực sẵn có trong một cộng đồng hoặc tổ chức mà có thể làm giảm mức độ rủi ro, hoặc tác động của thiên tai.

Những yếu tố chịu rủi ro: Là dân cư, tài sản, các hoạt động kinh tế, các dịch vụ công cộng hay bất kỳ những gì đang đặt vào tình thế dễ bị tổn thương do thiên tai tại một khu vực xác định.

Nói cách khác, rủi ro trong thiên tai sẽ tăng lên nếu cường độ và tần suất của thiên tai càng lớn và tính dễ bị tổn thương của cộng đồng càng cao. Ngược lại, khi năng lực ứng phó với thiên tai của cộng đồng càng tốt thì làm cho nguy cơ rủi ro thiên tai càng giảm. Do đó, để giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai, cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động nhằm làm giảm nhẹ tác động của thiên tai, giảm bớt những yếu tố dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao khả năng ứng phó của cộng đồng.

2.2. Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai

Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại hình thiên tai và được công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.

Tiêu chí phân cấp độ rủi ro thiên tai dựa vào:

- Cường độ hoặc mức độ nguy hiểm của thiên tai.

- Phạm vi ảnh hưởng.

- Khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng và môi trường.

- Mức độ phơi bày trước thiên tai.

- Khả năng ứng phó với thiên tai.

2.3. Nhóm thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai

Theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội và được quy định theo 15 nhóm loại hình thiên tai.

Căn cứ vào điều kiên tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của các khu vực, tiêu chí phân cấp độ rủi ro và các quy định trong Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg có thể xác định cấp độ rủi ro thiên ứng với mỗi loại hình thiên tai cho các vùng như sau:

Bảng 2-1: Các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai theo các vùng

TT

Vùng thiên tai

Loại hình thiên tai điển hình

Cấp độ rủi ro thiên tai

1

2

3

4

5

1

Miền núi phía Bắc

Bão, ATNĐ

x

x

x

x

x

x

Lũ quét

x

x

x

Sạt lở đất

x

x

Rét hại, Sương muối

x

x

x

Nắng nóng

x

x

x

Hạn hán

x

x

x

x

Sương mù

x

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

2

Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ

Bão, ATNĐ

x

x

x

Lũ, ngập lụt

x

x

x

x

x

Hạn hán

x

x

x

x

Xâm nhập mặn

x

x

Rét hại, Sương muối

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Nắng nóng

x

x

x

Sương mù

x

x

x

Nước dâng

x

x

x

x

x

Gó mạnh trên biển

x

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

Sóng Thần

x

x

3

Miền núi Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ

Nắng nóng

x

x

x

Hạn Hán

x

x

x

x

Lũ quét

x

x

x

Sạt lở đất

x

x

Rét hại, sương muối

x

x

x

Bão, ATNĐ

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Sương mù

x

x

x

Lũ, ngập lụt

x

x

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

4

Duyên hải miền trung

Lũ, ngập lụt

x

x

x

x

Bão, ATNĐ

x

x

x

Nước dâng

x

x

x

x

x

Hạn hán

x

x

x

x

Xâm nhập mặn

x

x

Sạt lở đất

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Nắng nóng

x

x

x

Sương mù

x

x

x

Gó mạnh trên biển

x

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

Sóng Thần

x

x

5

Đô thị lớn tập trung

Ngập lụt

x

x

x

x

x

Bão, ATNĐ

x

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Nắng nóng

x

x

x

Hạn hán

x

x

x

x

Rét hại, sương muối

x

x

x

Sương mù

x

x

x

Sạt lở đất

x

x

Xâm nhập mặn

x

x

Nước dâng

x

x

x

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

Sóng Thần

x

x

6

Tây Nguyên, miền núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ

Nắng nóng

x

x

x

Hạn hán

x

x

x

x

Lũ, ngập lụt

x

x

x

x

Lũ quét

x

x

x

Sạt lở đất

x

x

Bão, ATNĐ

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Sương mù

x

x

x

Xâm nhập mặn

x

x

Nước dâng

x

x

x

x

x

Gó mạnh trên biển

x

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

Sóng Thần

x

x

7

Đồng bằng sông Cửu Long

Bão, ATNĐ

x

x

x

Lũ, ngập lụt

x

x

x

x

Nước dâng

x

x

x

Xâm nhập mặn

x

x

Sạt lở

x

x

Lốc, sét, mưa đá

x

x

Mưa lớn

x

x

x

Gó mạnh trên biển

x

x

x

Động đất

x

x

x

x

x

Sóng Thần

x

x

8

Trên biển và hải đảo

Bão, ATNĐ

x

x

x

Gió mạnh trên biển

x

x

x

Nước dâng

x

x

x

Sóng Thần

x

x

Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và được công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai; làm cơ sở cho việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp ứng phó với thiên tai.

PHẦN B:

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

1. KHUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RRTT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Điều kiện tự nhiên và dân sinh – kinh tế - xã hội

1.2. Đặc điểm và tình hình thiên tai trên địa bàn

1.3. Đánh giá rủi ro thiên tai theo cấp độ RRTT

a) Đánh giá thiên tai.

b) Đánh giá năng lực ứng phó thiên thai (được đánh giá trên cở sở 4 tại chỗ).

c) Đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương.

d) Tổng hợp kết quả đánh giá.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA PHƯƠNG ÁN

2.1. Cơ sở pháp lý

2.2. Mục đích

2.3. Yêu cầu

III. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

3.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

b) Mục tiêu cụ thể

3.2. Phương châm ứng phó với thiên tai

3.3. Xác định đối tượng, phạm vi tác động của các loại hình thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn

3.4. Xây dựng phương án ứng phó với các loại hình thiên tai tương ứng theo các cấp độ rủi ro thiên tai

a) Xác định thời điểm ứng phó

b) Xác định các kịch bản ứng phó thiên tai

c) Các biện pháp ứng phó theo các thời điểm

d) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm đ) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất

e) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc

g) Công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

h) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai

i) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

(Kèm theo bản đồ thể hiện phương án ƯPTT)

2. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RRTT

Bước 1: Thu Thập phân tích thông tin.

Bước 2: Thực hiện đánh giá rủi ro thiên tai và tổng hợp phân tích kết quả đánh giá. Bước 3: Xây dựng phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai.

3. CHUẨN BỊ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

3.1. Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình phải phân tích được các yếu tố liên quan đến thiên tai trên địa bàn, lĩnh vực quản lý: Sông ngòi, địa hình dốc, khu trũng thấp, khu vực hay bị sạt trượt; điều kiện địa hình tác động đến khí hậu tạo ra các loại thiên tai theo đặc trưng vùng (núi cao, thung lũng…); các khu vực bị phơi bày trước thiên tai ( Cửa sông, ven biển, ven sông suối..); các loại hình thiên tai do yếu tố địa hình, địa chất thường xảy ra trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thiên tai trên địa bàn, lĩnh vực quản lý: Các hệ thống sông suối chảy qua địa bàn, hệ thống đê sông, đê biển, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các công trình PCTT và các công trình trọng điểm khác. Nêu được các rủi ro thiên tai tiềm ẩn do các hệ thống và công trình gây ra, khả năng chống chịu của các công trình trước thiên tai,…

Phân tích các đặc điểm khí hậu của địa phương, lĩnh vực quản lý có khả năng gây ra hiện tượng thiên tai, các loại hình thiên tai do yếu tố khí hậu thường xảy ra trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

Phân tích được diễn biến thời tiết cực đoan, xu hướng biến đổi khí hậu của khu vực.

Bảng 3-1: Đặc điểm tự nhiên

STT

Tên mục

Nội dung

Ghi chú

I

Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp:……… Phía Nam giáp:….

Phía Đông giáp:…

Phía Tây giáp:….

II

Địa hình

- Đồng bằng

- Vùng ven biển

- Vùng trũng

- Miền núi

- Trung du….

III

Sông ngòi

- Hệ thống sông lớn chảy qua:

- Đặc điểm sông:

…..

IV

Đất đai

- Tổng diện tích đất tự nhiên: ha

- Đất thổ cư: ha

- Đất nông nghiệp: ha

+ Đất trồng lúa: ha

+ Đất trồng cây ha

+ Đất rừng: ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản: ha

- Đất khác:....

3.2. Thu thập thông tin về kinh tế, xã hội:

Phân tích được đặc điểm dân số, cơ cấu độ tuổi, dân tộc, phong tục tập quán…làm căn cứ xây dựng phương án.

Nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế, xã hội, các quy hoạch trên địa bàn, lĩnh vực quản lý, xác định được các khu vực tập trung dân cư, khu kinh tế trên địa bàn, lĩnh vực quản lý, xu thế phát triển, phân tích được khả năng chống chịu trước thiên tai, các thiệt hại có thể xảy ra khi có thiên tai của các đối tượng nêu trên.

Phân tích được cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng trên địa bàn, lĩnh vực quản lý bị ảnh hưởng khi có thiên tai xảy ra và khả năng ứng phó trước thiên tai.

Căn cứ vào các bản đồ thiên tai đã được xây dựng trên địa bàn, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… xác định khu vực nguy hiểm, khu vực an toàn, khu vực cần được bảo vệ, hướng tuyến di chuyển làm căn cứ xây dựng phương án.

Bảng 3-2: Đặc điểm dân sinh, kinh tế-xã hội và cơ sở hạ tầng

STT

Tên mục

Đơn vị

Tổng toàn .......

Phân chia địa giới hành chính

Ghi chú

1

2

3

4

I

Dân cư

1

Tổng số hộ

Hộ

2

Tổng số dân

Người

Nam

Người

Nữ

Người

3

Cơ cấu độ tuổi

Trẻ em (Dưới 16 tuổi

Người

Thanh niên và Trung niên (Từ 16-60 tuổi)

Người

Người già (Trên 60 tuổi)

Người

4

Số lao động trong độ tuổi

Nam (16-60)

Người

Nữ (16-55)

Người

5

Dân tộc

Kinh

Người

Khác

Người

6

Tôn giáo

II

Ngành nghề chính/Nguồn thu nhập

1

Nông nghiệp

Diện tích trồng trọt

Ha

Số lượng gia súc, gia cầm…

Con

Số lao động trong ngành

Người

2

Lâm nghiệp

Diện tích trồng rừng

Ha

Số lao động trong ngành

Người

...

3

Nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt cá

Diện tích nuôi trồng thủy hải sản

Ha

Số lao động trong ngành

Người

4

Công nghiệp

Số lao động trong ngành

Người

5

Tiểu thủ công nghiệp

Số hộ gia đình trong ngành

Hộ

6

Nghề khác

III

Cơ sở hạ tầng, vật chất

1

Công trình công cộng (có thể tận dụng làm nơi trú ẩn an toàn)

Trường học

Cái

Trạm y tế

Cái

Hội trường, nhà văn hóa

Cái

2

Nhà ở

Nhà kiên cố (có thể tận dụng làm nơi trú ẩn an toàn)

Cái

Nhà tạm, dễ sập

Cái

Nhà ven sông

Cái

Nhà ven núi

Cái

….

3

Hệ thống giao thông

Đường đất

Km

Đường bê tông

Km

Cầu cống kiên cố

Km

4

Hệ thống thủy lợi

Đê

Km

Hồ chứa

Cái

Kênh mương

Km

5

Hệ thống đường điện

Trạm biến áp

Cái

Đường dây điện

Km

6

Hệ thống nước sinh hoạt

Công trình nước sạch

Cái

Giếng nước sạch

Cái

7

Hệ thống thông tin liên lạc

Trạm phát thanh

Cái

Loa phóng thanh

Cái

3.2. Thu thập thông tin về tình hình thiên tai trên địa bàn:

Xác định các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương hoặc lĩnh vực quản lý là quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về các loại hình thiên tai và xem xét mức độ nguy hiểm thường xảy ra tại địa phương, lĩnh vực quản lý trong những năm gần đây (5-10 năm) và thiên tai lịch sử (Lập bảng 3.3).

Thông tin thu thập bao gồm:

- Xác định hoạt động thiên tai và tác động xảy ra tại đa phương, lĩnh vực quản lý.

- Phân tích từng loại thiên tai theo một số tiêu chí: Thời gian xảy ra, dấu hiệu báo trước, số lần xuất hiện, mức độ tác động, nguyên nhân gây ra thiên tai và xu hướng tăng/giảm của các loại thiên tai và mức độ nguy hiểm của các loại hình thiên tai đó, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Nhận định tình hình xu hướng thiên tai trong thời gian tới.

Bảng 3-3: Tình hình thiên tai gần đây (5 – 10 năm)

STT

Thiên tai

Thời gian xảy ra

Khu vực bị ảnh hưởng

Thiệt hại

Bài học kinh nghiệm nhằm giảm thiệt hại

Ghi chú

1

Bão

Tháng… năm…

Huyện, Xã, Thôn…

- Số người chết, bị thương

- Số nhà sập, tốc mái.

- Giảm năng suất và thiệt hại về cây trồng.

- Gia súc-gia cầm chết, bị cuốn trôi

- Hư hỏng sản phẩm sản xuất

- Xây dựng kế hoạch Phòng, chống thiên tai cần cụ thể, chi tiết và sát thực…

- Cảnh báo sớm

- Tổ chức di dời dân

- Chằng chống nhà cửa

- Tổ chức thu hoạch sớm

- Kê cao đồ đạc

- Chặt tỉa cành cây

2

3

Lũ quét

Bảng 3-4: Lịch sử thiên tai

Năm (Tháng)

Loại thiên tai

Đặc điểm và xu hướng cua thiên tai

Khu vực chịu thiệt Hại

Thiệt hại gì, mức độ thiệt hại (An toàn cộng đồng, sản xuất, kinh doanh, vệ sinh môi trường…)

Tại sao bị thiệt hại? (nguyên nhân về vật chất; tổ chức/xã hội; nhận thức, kinh nghiệm, thái độ, động cơ...)

Đã làm gì để phòng, chống thiên tai? (chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tu bổ hệ thống công trình PCTT, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng,…

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích, căn cứ vào Quyết định 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, xác định cấp độ rủi ro thiên tai lớn nhất với các loại hình thiên tai xảy ra tại địa phương, lĩnh vực quản lý.

Phương án ứng phó với thiên tai ứng với cấp độ rủi ro thiên tai được xây dựng dựa trên kết quả xác định được các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra tại địa phương hoặc lĩnh vực quản lý.

3.3. Thu thập các tài liệu phục vụ xây dựng phương án ứng phó thiên tai.

Để xây dựng được phương án ứng phó thiên tai đảm bảo hiệu quả và căn cứ trên các tài liệu khoa học, trước khi xây dựng phương án phải tiến hành thu thập các tài liệu phục vụ xây dựng phương án bao gồm:

- Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão đã được xây dựng ở 28 tỉnh ven biển theo 5 kịch bản đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt.

- Bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão và bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa nước trên lưu vực sông liên tỉnh.

- Bản đồ lũ quét, sát lở đất đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị nghiên cứu công bố.

- Bản đồ ngập lụt, bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa đã được xây dựng, công bố.

- Các bản đổ, phương án, kịch bản ứng phó rủi ro thiên tai đã được công bố.

4. ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI

4.1. Đánh giá thiên tai:

Mục tiêu của đánh giá thiên tai là để xác định các loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai, nguy cơ và người dân, cộng đồng có thể phải đối mặt với các loại hình thiên tai trong khu vực.

Bảng 4-1: Đánh giá thiên tai

Loại hình thiên tai

Cấp độ rủi ro thiên tai lớn nhất

Dấu hiệu cảnh báo

Thời gian cảnh báo

Tốc độ diễn ra

Tần xuất xuất hiện

Thời điểm xuất hiện

Thời đoạn xảy ra

Địa điểm

Bão, ATNĐ

Lũ, ngập lụt

Loại hình thiên tai: Danh mục này có thể nhận biết từ các tài liệu lịch sử và từ nhận thức của người dân địa phương như bão, lũ..., theo Luật PCTT và Quyết định 44/2014/QĐ-TTg .

Cấp độ rủi ro thiên tai: Theo lịch sử thiên tai ở địa phương và và Quyết định 44/2014/QĐ-TTg .

Các dấu hiệu cảnh báo: là các dấu hiệu khoa học, tự nhiên hoặc mang tính kinh nghiệm địa phương cho thấy thiên tai có thể xảy ra.

Thời gian cảnh báo trước: là thời gian từ khi đưa ra cảnh báo cho tới khi có các tác động của thiên tai (khoảng thời gian từ khi biết một thiên tai sắp xảy ra cho đến khi thiên tai đó thực sự xảy ra)

Tốc độ xảy ra thiên tai: là tốc độ khi thiên tai tới và gây ra tác động. Có thể phân biệt giữa các thiên tai xảy ra mà hầu như không có dấu hiệu nào cảnh báo trước (ví dụ như động đất) và loại thiên tai mà có thể dự báo trước khi nó xảy ra từ 3 đến 4 ngày (ví dụ như bão) tới loại thiên tai diễn ra chậm như hạn hán có thể mất vài tháng để hình thành

Tần suất: Thiên tai có thường xuyên xảy ra hay không? có dự báo được không? Xảy ra theo mùa? Năm? mười năm xảy ra một lần?,... Thời điểm xảy ra: thiên tai xảy ra vào một thời điểm cụ thể nào đó trong năm ? hay vào một tháng nào đó ?,…

Thời đoạn xảy ra: Thời gian xảy ra thiên tai trong vòng bao lâu, vài phút (đối với động đất) hay vài ngày/ vài tuần/ vài tháng (đối với hạn hán)?

Địa điểm: thiên tai xảy ra ở đâu?

4.2. Đánh giá năng lực ứng phó thiên thai (được đánh giá trên cở sở 4 tại chỗ)

Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân là quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, tài chính), giải pháp công trình và phi công trình trên địa bàn gồm:

- Đánh giá các kinh nghiệm kỹ năng sẵn có của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể thực hiện trước, trong và sau thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

- Xác định lực lượng này ở đâu, do ai quản lý, cách sử dụng và tổ chức huy động như thế nào.

- Năng lực tổ chức di dời sơ tán dân (địa điểm, phương tiện, tổ chức điều hành).

- Năng lực cứu hộ cứu nạn (con người, phương tiện, trang thiết bị).

- Hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng (nhà kiên cố, đường cứu hộ, hệ thống đê điều…).

Bảng 4-2: Nguồn lực ứng phó thiên tai

STT

Tên mục

Đơn vị

Tổng toàn .......

Phân chia theo đơn vị hành chính

Ghi chú

Địa bàn 1

Địa bàn 2

I

Con người

1

Ban chỉ huy các cấp Thành phần:

Người

2

Lực lượng cơ động Thành phần:

Người

3

Lực lượng thanh niên xung kích Thành phần:

Người

4

Lực lượng dự bị động viên Thành phần:

Người

5

Lực lượng dân quân Thành phần:

Người

6

Lực lượng cứu hộ cứu nạn Thành phần:

Người

7

Lực lượng y tế

Người

...

II

Cơ sở hạ tầng

1

Đường bê tông, đường di tản an toàn

Km

2

Nhà kiên cố là nơi trú ẩn an toàn

Cái

3

Hệ thống đê bao, bờ bao

Km

III

Vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hậu cần

1

Trang thiết bị cứu hộ cứu nạn

Ô tô

Cái

Thuyền máy

Cái

Thuyền cứu hộ

Cái

Áo phao

Cái

Phao cứu sinh

Cái

2

Hệ thống thông tin liên lạc

Trạm phát thanh

Cái

Loa phóng thanh

Cái

Điện thoại liên lạc

Cái

3

Vật tư dự trữ

Tre, nứa…

Cây

Bao tải cát, rọ thép

Cái

Bạt

Cái

Dây buộc

Cuộn

Cát, đá, sỏi

Tấn

4

Lương thực, thực phẩm dự trữ

Gạo

Kg

Nước uống

Lít

Mì tôm

Thùng

5

Dụng cụ y tế

Hộp thuốc dự phòng

Cái

4.3. Đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương

Đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương là quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về dân cư, cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội đang ở trong điều kiện an toàn, dễ bị thiệt hại do từng loại thiên tai gây ra.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương.

- Các thông tin thu thập cần tách biệt đối tượng dễ bị tổn thương nhất, số liệu nam, nữ, người khuyết tật, người già, trẻ em để có biện pháp hỗ trợ phù hợp khi xảy ra thiên tai.

- Xác định các công trình xung yếu như đê điều, hồ đập, đường, trạm, trại nơi trú ẩn neo đậu của tàu thuyền.

- Xác định các hoạt động dễ bị tổn thương như đánh bắt thủy hải sản, với củi, gỗ khi có lũ, giao thông qua các ngầm tràn, người ở trên các chòi canh nuôi, trồng thủy sản.

Bảng 4-3 Các yếu tố dễ bị tổn thương

STT

Tên mục

Đơn vị

Tổng toàn .......

Phân chia theo đơn vị hành

chính

Ghi chú

Địa bàn 1

Địa bàn 2

I

Con người

1

Trẻ em

Người

2

Người già

Người

3

Người khuyết tật

Người

4

Phụ nữ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Người

5

Phụ nữ đơn thân

Người

6

Số hộ nghèo

Hộ

7

Người bị bệnh hiểm nghèo

Người

8

Số người bị sơ tán, di dời trước thiên tai

Người

II

Cơ sở hạ tầng

1

Nhà tạm, dễ sập

Cái

2

Nhà ven sông, ven suối

Cái

3

Nhà ven núi, sườn đồi, mái dốc

Cái

III

Sản xuất

1

Vùng dễ bị ngập lụt

ha

2

Vùng dễ bị hạn hán

ha


4.4. Tổng hợp kết quả đánh giá

Tổng hợp các kết quả về thiên tai, xu hướng, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực phòng, chống thiên tai và rủi ro thiên tai. Xây dựng Bảng tổng hợp đánh giá rủi ro thiên tai:

Bảng 4-4: Tổng hợp đánh giá rủi ro thiên tai

Loại hình thiên tai

Cấp độ rủi ro

Phạm vi ảnh hưởng

Đối tượng bị ảnh hưởng và đối tượng dễ bị tổn thương

Năng lực

Bão, ATNĐ

3- 5

- Trên biển;

- Ven bờ;

- Đất liền;

…..

- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên sông, biển;

- Tàu thuyền và ngư dân ven bờ;

- Con người sống trong khu vực bị ảnh hưởng của bão, ATNĐ;

- Cơ sở hạ tầng và khách du lịch trên đảo

- Cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản;

- Nhà cửa, cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai và các công trình khác,…

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định các đối tượng dễ bị tổn thương: Trẻ em, người giá, phụ nữ mang thai, phụ nữ đơn thân, số hộ nghèo, người bị bệnh hiểm nghèo; số người phải sơ tán, di dời trước thiên tai, số hộ dân phải sở tán; vùng gió mạnh, vùng ngập lụt; sô tàu thuyền trên biển; nhà tạm, d sập, nhà ven sông, suối, ven núi, sườn đồi, mái dốc….

Xây dựng thành các bảng theo phụ lục các nội dung ứng phó với bão

- Kinh nghiệm kỹ năng sẵn có của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể thực hiện trước, trong và sau bão theo phương châm 4 tại chỗ.

- Lực lượng PCTT ở đâu, do ai quản lý, cách sử dụng và tổ chức huy động như thế nào.

- Kêu gọi tàu thuyền trên biển, năng lực, vị trí trú tránh

- Năng lực tổ chức di dời sơ tán dân (địa điểm, phương tiện, tổ chức điều hành).

- Năng lực cứu hộ cứu nạn (con người, phương tiện, trang thiết bị).

Hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng (nhà kiên cố, đường cứu hộ, hệ thống đê điều…).

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định lực lượng ứng phó cho từng cấp độ bão, ATNĐ. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

Mưa lớn

1-3

- Khu vực đồng bằng

- Khu vực vũng trũng, thấp, ngập úng tại các thành phố/đô thị

- Khu vực trung du, miền núi của các tỉnh

- Khu vực ven sông, suối, kênh rạch,..

- Nhà cửa, cơ sở hạ tầng;

- Dân cư vùng ven sông;

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông; phương tiện vận tải thủy;

- Các công trình phòng chống thiên tai: Đê, kè, hồ chứa nước;

- Hoạt động sản xuất,…

- Hoạt động xả lũ hồ chứa khi hồ đầy nước do mưa lớn kéo dài

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định các đối tượng dễ bị tổn thương. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

- Kinh nghiệm kỹ năng sẵn có của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể thực hiện trước, trong và sau mưa lớn theo phương châm 4 tại chỗ.

- Lực lượng PCTT ở đâu, do ai quản lý, cách sử dụng và tổ chức huy động như thế nào.

- Năng lực tổ chức di dời sơ tán dân (địa điểm, phương tiện, tổ chức điều hành).

- Năng lực cứu hộ cứu nạn (con người, phương tiện, trang thiết bị).

- Hệ thống công trình, cơ sở hạ tầng (nhà kiên cố, đường cứu hộ, hệ thống đê điều…).

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định lực lượng ứng phó cho từng cấp độ mưa lớn. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

Lũ, ngập lụt

1-5

- Khu vực ngoài đê (đối với các tỉnh có đê)

- Khu vực trũng thấp, ngầm tràn, sông suối

- Khu vực ven biển

- Nhà cửa, cơ sở hạ tầng

- Dân cư vùng lũ, ngập lụt;

- Các công trình phòng chống thiên tai: Đê, kè, hồ chứa nước;

- Hoạt động xả lũ hồ chứa;

- Hoạt động giao thông,…

- Hoạt động sản xuất

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định các đối tượng dễ bị tổn thương. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

- Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định lực lượng ứng phó cho từng cấp độ lũ, ngập lụt. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

Nắng nóng

1-3

- Khu vực đô thị

- Khu vực nông thôn

- Khu vực có ao, hồ, sông suối,…

- Con người;

- Vật nuôi, cây trồng;

- Nước sinh hoạt;

- Hoạt động sản xuất, nuôi trồng,…

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định các đối tượng dễ bị tổn thương. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

- Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định lực lượng ứng phó cho từng cấp độ nắng nóng. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

Hạn hán, xâm nhập mặn

1-4

- Khu vực miền núi

- Khu vực đồng bằng

- Khu vực cửa sông, ven biển

- Con người;

- Vật nuôi, cây trồng;

- Hoạt động sản xuất, sinh hoạt,…

- Công trình kiểm soát mặn, giữ ngọt,..

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định các đối tượng dễ bị tổn thương. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

- Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định lực lượng ứng phó cho từng cấp độ hạn hán, xâm nhập mặn. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

Lốc, sét, mưa đá

1-2

Khu vực miền núi Khu vực đô thị

- Con người;

- Nhà cửa, cơ sở hạ tầng.

- Vật nuôi, cây trồng

- Cây xanh

- Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

Rét hại, sương muối, sương mù

1-3

- Khu vực miền núi

- Khu vực đồng bằng

- Trên các tuyến đường giao thông, đường hàng không,…

- Hoạt động sản xuất;

- Người, vật nuôi, cây trồng;

- Hoạt động giao thông trên các tuyến đường bộ, hàng không, thủy,….

- Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

Lũ quét, sạt lở đất

1-3

- Khu vực có cảnh báo

- Khu vực chưa có cảnh báo

- Khu vực ven sông, suối

- Khu dân cư ven đồi núi, sông, suối

- Con người;

- Vật nuôi, cây trồng, mùa màng

- Nhà cửa, cơ sở hạ tầng.

- Công trình phòng chống thiên tai, công trình giao thông,…

- Hoạt động sản xuất

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định các đối tượng dễ bị tổn thương. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

- Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

- Theo từng cấp độ rủi ro thiên tai xác định lực lượng ứng phó cho từng cấp độ lũ quét, sạt lở đất. Xây dựng thành các bảng theo phụ lục

Động đất và sóng thần

1-5

- Ven biển

- Trên biển

- Các công trình cao tầng, kiên cố,…

- Con người;

- Cơ sở hạ tầng;

- Các công trình xây dựng, công trình phòng chống thiên tai,công trình quốc phòng, an ninh.

- Hoạt động sản xuất

Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

Nước biển dâng

1-5

- Ven biển

- Trên biển

- Vùng nội đồng

- Con người;

- Cơ sở hạ tầng;

- Cây trồng, vật nuôi, thủy sản

- Hoạt động sản xuất

Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên

Gió mạnh trên biển

1-3

- Trên biển;

- Ven bờ;

- Tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên sông, biển;

- Tàu thuyền và ngư dân ven bờ;

- Cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản;

- Con người, nhà cửa, cơ sở hạ tầng khu vực ven biển

Xây dựng tương tự như các loại hình thiên tai trên


4.5. Lập bản đồ rủi ro thiên tai

Khi xây dựng phương án ứng phó thiên tai cần được thể hiện trên bản đồ hoặc bản sơ họa (hay là bản đồ tác chiến) và thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin vào bản đồ để phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó. Bản đồ hoặc bản sơ họa được treo tại các ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp hoặc một số nơi công cộng để có thể theo dõi được dễ dàng. Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành vẽ bản đồ rủi ro thiên tai để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai.

Bản đồ hoặc bản sơ họa cần thể hiện các nội dung sau:

- Xác định danh sách các cơ quan chỉ huy, tên, điện thoại các đồng chí phụ trách các lĩnh vực;

- Khoanh vùng hoặc tô mầu các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp, các khu vực bị ảnh hưởng gián tiếp theo các màu khác nhau;

- Xác định vị trí các khu neo đậu tàu thuyền, các khu trú tránh bão an toàn;

- Xác định các vùng dự kiến phải sơ tán (số lượng/số nhân khẩu cần sơ tán);

- Xác định các địa điểm,vị trí sơ tán đến;

- Xác định vị trí trọng điểm, xung yếu của các công trình, cơ sở hạ tầng quan trọng cần phải được bảo vệ;

- Xác định vị trí, địa điểm các nguồn lực sẽ được huy động (số lượng phương tiện, vật tư, lương thực, nhu yếu phẩm; vị trí tập kết các nguồn lực này tại đâu?

- Xác định các tuyến đường huyết mạch giữa các thôn/xã và giữa các huyện để thuận tiện trong quá trình chỉ đạo, di chuyển;

- Phương án cứu hộ, cứu nạn;

- Thể hiện các nội dung khác (nếu có);

- Hàng năm tổ chức diễn tập phòng chống bão với các kịch bản có thể xảy ra.

Hình 4-1: Bản đồ rủi ro thiên tai xã Xuân Lâm – huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa

Nguồn: Dự án tăng cường năng lực chống chịu thông qua thực hiện Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng – BRICK)

5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

5.1. Mục tiêu

Khi xây dựng phương án cần nêu được các mục tiêu của phương án, thể hiện được các nội dung sau:

- Huy động các nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi quản lý, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu do thiên tai có thể gây ra, góp phần quan trọng phát triển bền vững kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

- Các đơn vị, địa phương trên địa bàn được phân công, chủ động xây dựng phương án ứng phó để làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó thiên tai ở cấp cao hơn nhằm ứng phó kịp thời, đạt hiệu quả với từng tình huống cụ thể do thiên tai gây ra.

- Đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân, chủ động sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra.

- Bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh Quốc gia, phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn được phân công, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt.

- Bảo đảm an ninh trật tự vùng bị thiên tai.

5.2. Phương pháp và nguyên tắc xây dựng phương án

Phương pháp chính của việc lập Phương án là xây dựng từ dưới lên (từ cấp cơ sở lên) theo sơ đồ hình 1.

Hình 5-1: Sơ đồ phương pháp lập phương án ứng phó với thiên tai

Phương án ứng phó thiên tai phải thực hiện theo phương châm “04 tại chỗ” đáp ứng mục tiêu “ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Nguồn tài liệu: world vision

Hình 5-2: Phương châm 04 tại chỗ

5.4. Nội dung phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Nội dung phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:

- Xác định thời điểm ứng phó.

- Xác định các kịch bản ứng phó thiên tai.

- Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng thời điểm.

- Đề xuất các phương án, giải pháp ng phó tương ứng với các kịch bản.

- Một số điểm lưu ý trong phương án (Lưu ý cho các vùng, miền đặc trưng).

Theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, cấp độ rủi ro thiên tai được quy định theo 15 nhóm loại hình thiên tai, mặt khác loại hình thiên tai lũ quét và sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; hạn hán và xâm nhậm mặn thường đi liền với nhau cho nên phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai sẽ được xây dựng theo 13 nhóm loại hình thiên tai này.

5.4.1. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với bão, ATNĐ

Bước 1: Thời điểm ứng phó với bão, ATNĐ

Khi có tin bão (ATNĐ) cần xác định thời điểm ứng phó, gồm:

- Tin bão, (ATNĐ) gần biển Đông di chuyển nhanh, có khả năng gây nguy hiểm cho các hoạt động trên biển Đông.

- Tin bão, (ATNĐ) trên biển Đông.

- Tin bão, (ATNĐ) gần bờ.

- Tin bão khẩn cấp (bão đổ bộ vào đất liền).

- Tin bão (ATNĐ) trên đất liền.

- Tin cuối cùng về bão (ATNĐ).

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với bão

Căn cứ vào diễn biến thiên tai đã xảy ra để giả định các kịch bản về bão và ATNĐ có thể xảy ra trên địa bàn quản lý. Có thể xảy ra các kịch bản về bão (ATNĐ) như sau:

Kịch bản về: Bão, ATNĐ gần Biển Đông (Chưa có RRTT) di chuyển nhanh và có khả năng gây nguy hiểm cho các hoạt động trên biển Đông.

Kịch bản về: Bão, ATNĐ trên biển đông, có gió mạnh 8-15 (RRTT cấp 3). Kịch bản về: Bão, ATNĐ ở vùng ven bờ cấp 8-11 (RRTT cấp 3).

Kịch bản về: Bão, ATNĐ vùng đất liền gió bão mạnh cấp 8-15 (RRTT cấp 4).

- Kịch bản ứng phó với bão mạnh, siêu bão (RRTT cấp 5).

Tùy theo tình hình từng địa phương, vùng ven bờ, vùng đất liền và tình hình gió bão, thời gian bão đổ bộ (ban ngày, ban đêm) kết hợp với các yếu tố triều cường, nước biển dâng, mưa gió bão để xây dựng tổ hợp các kịch bản theo từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn.

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.


Bảng 5-1: Xác định phạm vi, đối tượng bị ảnh hưởng theo từng kịch bản

Cấp độ rủi ro

Vị trí hoạt động của bão (ATNĐ)

Phạm vi ảnh hưởng

Phương án ứng phó

Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn lực ứng phó thiên tai

Chưa có cấp độ rủi ro

Bão (ATNĐ) gần biển Đông di chuyển nhanh, có xu hướng đi vào biển Đông

- Trên biển;

- Các đảo, hải đảo;

- Các hoạt động trên biển;

- Phương án kiểm soát, cảnh báo với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển

- Phương án bảo vệ các công trình, cơ sở hạ tầng, người dân sinh sống trên biển, hải đảo (giàn khoan, các huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo có người dân sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh..).

Căn cứ vào các bản đồ rủi ro thiên tai, lịch sử thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương, năng lực ứng phó thiên tai xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn lực ứng phó thiên tai, các cấp theo các cấp độ rủi ro thiên tai

1. Xác định các công trình phòng chống thiên tai, công trình trọng điểm cần bảo vệ. Lập bảng theo phụ lục 1.1

2. Xác định các khu vực trọng điểm, xung yếu trên địa bàn. Lập bảng theo phụ lục 1.1.

- Cấp xã: Phụ lục 1.2.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.2.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.2.3

3. Xác định số lượng tàu thuyền và vị trí trú tránh Lập bảng theo phụ lục 1.3

4. Xác định đối tượng phải di dời, sơ tán trước thiên tai. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.4.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.4.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.4.3

5. Xác định các địa điểm sở tán dân. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.5.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.5.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.5.3

6. Xác định các lực lượng huy động dự kiến. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.6.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.6.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.6.3

7. Xác định các các phương tiện dự kiến phục vụ sở tán dân. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.7.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.7.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.7.3

8. Xác định các các phương tiện dự kiến phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.8.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.8.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.8.3

9. Xác định vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.9.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.9.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.9.3

10. Xác định phương tiện, vật tư trang thiết bị huy động phục vụ cứu hộ, cứu nạn. Lập bảng theo phụ lục 1.10.

11. Xác định phương tiện, vật tư dự trữ tại các vị trí xung yếu, công trình trọng điểm. Lập bảng theo phụ lục 1.11.

12. Xây dựng bản đồ ứng phó thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nguồn lực của từng bộ ngành tiến hành thu thập số liệu, xây dựng các bảng biểu về các đối tượng cần được bảo vệ, nguồn lực của bộ ngành theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó thiên tai

3

- ATNĐ (cấp 6-7): trên biển Đông hoặc vùng biển ven bờ hoặc vùng Nam Bộ

- Bão (cấp 8- 15) trên biển Đông hoặc bão (cấp 8- 11) vùng ven bờ hoặc khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Bộ hoặc bão (cấp 8-9) vùng Nam Bộ

- Trên biển;

- Các đảo, hải đảo;

- Ven bờ;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển hoặc trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân và tàu thuyền neo đậu tại bến;

- Phương án ứng phó đối nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất ven biển, trên đất liền (đặc biệt đối với khu vực Nam Bộ)

- Phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần trên đất liền đặc biệt đối với khu vực Nam Bộ,…

4

Tin bão khẩn cấp (cấp 10- 11) vùng Nam Bộ hoặc bão khẩn cấp (cấp 12-15) vùng ven biển ven bờ; khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ hoặc siêu bão (trên cấp 16) trên biển Đông

- Trên biển;

- Các đảo, hải đảo;

- Ven bờ;

- Đất liền;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển đông (đối với siêu bão);

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân và tàu thuyền neo đậu tại bến;

- Phương án ứng phó đối nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất trên đất liền;

- Phương án đảm bảo an toàn cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ven bờ;

- Phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần trên đất liền,…

- Phương án đảm bảo an toàn cho dân khu vực bị ảnh hưởng, dân cư sống ở khu vực nhà tạm, nhà yếu, nhà bán kiên cố phải di dời đến nơi an toàn

5

Tin bão khẩn cấp (12-15) trên đất liền khu vực Nam Bộ hoặc siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ

- Các đảo, hải đảo;

- Ven bờ;

- Đất liền;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trong khu vực nguy hiểm (đối với siêu bão);

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân và tàu thuyền neo đậu tại bến;

- Phương án ứng phó đối nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất trên đất liền;

- Phương án đảm bảo an toàn cơ sở nuôi

trồng thủy hải sản ven bờ;

- Phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần trên đất liền,…

- Phương án đảm bảo an toàn cho dân khu vực bị ảnh hưởng, dân cư sống ở khu vực nhà tạm, nhà yếu, nhà bán kiên cố phải di dời đến nơi an toàn


Bước 4: Xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản từ bước 1 và thời điểm ứng phó tại bước 2

1. Bão (ATNĐ) gần Biển Đông, di chuyển nhanh, có xu hướng đi vào biển Đông (chưa có RRTT)

Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) để chỉ huy kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

a) Cấp tỉnh:

- Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;

- Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền: Phát tin trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền: Thông tin về diễn biến của bão, ATNĐ cho các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển;

- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn trên biển.

b) Cấp huyện:

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và công điện của tỉnh;

- Chỉ đạo công tác truyền thông tới cấp xã;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

c) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin truyền thông về cơn bão (ATNĐ);

+ Thông tin tới gia đình và chủ phương tiên; liên lạc thường xuyên với tàu thuyền đang hoạt động trên biển trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

d) Các Bộ ngành: Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) để sẵn sàng chỉ đạo ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

2. Khi có Bão, ATNĐ có rủi ro thiên tai cấp 3 (Tin ATNĐ cấp 6-7 trên biển Đông, tin bão Bão cấp 8-15 trên biển Đông hoặc bão cấp 8-11 vùng ven bờ)

Khi có tin bão (ATNĐ) có RRTT cấp 3 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý như:

- Kịch bản 1: ATNĐ trên biển Đông cấp 6-7 trên biển đông có khả năng mạnh lên thành bão và ảnh hưởng đến đất liền;

- Kịch bản 2: Bão cấp 8-15 trên biển Đông sẽ đi vào đất liền trong 24h tới;

- Kịch bản 3: Bão cấp 8-15 trên biển Đông sẽ đi vào đất liền trong 24h tới kết hợp với triều cường, nước biển dâng;

- Kịch bản 4: Bão cấp 8-11 vùng ven bờ và sẽ đi vào đất liền trong 24h;

- Kịch bản 5: Bão cấp 8-11 vùng ven bờ và sẽ đi vào đất liền trong 24h tới kết hợp triều cường, mưa lớn.

Ngoài ra, tùy theo từng địa phương, nhất là các địa phương ven biển có thể xây dựng thêm các kịch bản có thể xảy ra như đổ bộ vào ban đêm… (dựa vào những kinh nghiệm đã từng xảy ra tại địa phương mình).

Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin bão, hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này.

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ).

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền (theo từng cấp):

+ Kiểm đếm, thống kê phương tiện, tàu thuyền trên biển và ven bờ;

+ Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm;

+ Giữ thông tin liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm;

+ Trường hợp có tàu thuyền đang hoạt động hoặc di chuyển trú tránh vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để trú tránh bão thì phải đề nghị Cục Lãnh sự can thiệp;

+ Xác định thời điểm thích hợp để cấm biển nhằm đảm bảo an toàn về người và phương tiện.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn công trình trọng điểm, công trình PCTT, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi bão đổ bộ vào đất liền;

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng; xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), đặc biệt là dân các vùng ven biển, hải đảo, vùng trũng thấp, và chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp;

Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý, từng Bộ ngành sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó đề cập đến các nội dung:

+ Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của bão;

+ Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của bão để có các chỉ đạo theo ngành dọc, ví dụ:

Bộ Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với bão và ATNĐ; chỉ đạo công tác thu hoạch lúa; các công trình phòng chống thiên tai và các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; kiểm điểm tàu thuyền và sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự cố thiên tai.

Bộ công thương: Chỉ đạo kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các công trình khai thác khoáng sản, hầm lò; đảm bảo an toàn điện lưới trong vùng bị ảnh hưởng.

Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận tải thủy; công tác đảm bảo an toàn giao thông trong vùng bị ảnh hưởng.

Bộ Thông tin truyền thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các phương tiện truyền thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ:

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Xác định đối tượng, số lượng cụ thể của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,…);

- Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Hỗ trợ sơ tán dân khu vực các huyện đảo, ven biển có khả năng bị ảnh hưởng;

+ Giúp dân thu hoạch mùa vụ trước khi bão đổ bộ;

+ Giúp dân chằng chống nhà cửa;

+ Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, ngầm tràn, các công trình trọng điểm, công trình phòng chống thiên tai.

- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:

+Lực lượng, phương tiện cần huy động;

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn,…)

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với bão:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển, công trình giao thông,…;

+ Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện….)

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.

3. Khi có tin bão, ATNĐ có RRTT cấp 3 (cấp 6-7 trên vùng biển ven bờ, vùng Nam Bộ, bão cấp 8-11 khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Bộ hoặc Bão cấp 8-9 vùng Nam Bộ):

Khi có tin bão (ATNĐ) có RRTT cấp 3 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý như:

- Kịch bản về: ATNĐ cấp 6-7 trên vùng biển ven bờ;

- Kịch bản về: Bão cấp 8-11 trên vùng biển khu vực Bắc Trung Bộ;

- Kịch bản về bão cấp 8-11 trên vùng biển Trung Bộ;

- Kịch bản về bão cấp 8-9 trên vùng biển Nam Bộ;

- Kịch bản về bão cấp 8-9 trên vùng biển các khu vực trên vào lúc triều cường cao nhất;

- Kịch bản về bão cấp 8-9 trên vùng biển các khu vực trên vào ban đêm.

Với các thông tin trên, cần giả định các tình huống để xây dựng các kịch bản ứng phó với từng tình huống khác nhau, trong đó cần đưa ra các giả định bất lợi nhất để xây dựng phương án, giải pháp ứng phó theo từng kịch bản cụ thể.

Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin bão, hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này.

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ).

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền (theo từng cấp):

+ Kiểm đếm, thống kê phương tiện, tàu thuyền trên biển và ven bờ;

+ Hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão;

+ Cấm các hoạt động trên biển (tàu thuyền, du lịch, nuôi trông thủy hải sản)

+ Giữ thông tin liên lạc với tàu thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn công trình trọng điểm, công trình PCTT, nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:

+ Xác định khu vực bão dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi bão đổ bộ vào đất liền;

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng;

+ Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó theo phương án; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát tại khu vực dự kiến bão đổ bộ;

- Tủy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ);

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác tuyên truyền về Bão;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó:

+ Kiểm soát các hoạt động tàu thuyền, phương tiện trên biển, ven bờ;

+ Thông tin liên lạc với tàu thuyền và chủ tàu thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra;

+ Kiểm tra công tác neo đậu, khu tàu thuyền tránh trú bão; kiểm đếm các khu nuôi trồng thủy sản,…

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ) và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và công điện của tỉnh.

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ):

+ Nội dung về truyền thông tới cấp huyện, xã;

+ Nội dung về ứng phó khi có tàu thuyền hoạt động trên biển trong vùng nguy hiểm: Thống kê, kiểm đếm tàu thuyền; thông tin tới tàu thuyền; kiểm soát các hoạt động tàu thuyền,…

+ Nội dung ứng phó đối với tàu thuyền hoạt động ven bờ và các khu nuôi trồng thủy hải sản: Kiểm tra công tác neo đậu, khu tàu thuyền tránh trú bão; kiểm đếm các khu nuôi trồng thủy sản,…

+ Nội dung ứng phó đối với các hoạt động của người dân trên các đảo (đối với địa phương ven biển, có đảo);

+ Hướng dẫn người dân các biệp pháp phòng chống bão trên các phương tiện truyền thông.

- Chỉ đạo đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra như cho học sinh nghỉ học, cấm biển, dừng các hoạt động sản xuất,…

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin truyền thông về cơn bão (ATNĐ);

+ Theo dõi, nắm bắt thông tin về tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên biển: Số lượng phương tiện, người ở trên phương tiên, vị trí hoạt động, nắm bắt liên lạc thường xuyên,…;

+ Phối hợp với các Đồn, Trạm biên phòng thông tin tới các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão, ATNĐ để chủ động các biện pháp phòng tránh;

+ Thông tin tới gia đình và chủ phương tiên; liên lạc thường xuyên với tàu thuyền đang hoạt động trên biển trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác chằng chống nhà cửa; đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trước khi bão đổ bộ;

+ Rà soát các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng chuẩn bị để di dời, sơ tán dân;

+ Huy động các lực lượng để hỗ trợ nhân dân thu hoạch vụ mùa, chằng chống nhà cửa, di dời đồ đạc,…

+ Thường trực tại các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng;

+ Kiểm tra, rà soát các hộ gia đình có các đối tượng dễ bị tổn thương để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Xác định số lượng các lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,…);

- Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Giúp dân thu hoạch mùa vụ trước khi bão đổ bộ;

+ Giúp dân chằng chống nhà cửa;

+ Hỗ trợ giúp dân sơ tán đến các địa điểm do chính quyền quy định khi có lệnh sơ tán, di dời dân;

+ Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, các công trình phòng chống thiên tai;

+ Đảm bảo xử lý nhanh khi xảy ra các sự cố để đảm bảo cho quá trình chỉ đạo, chỉ huy thiên tai được nhanh chóng, thuận lợi;

- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:

+Lực lượng, phương tiện cần huy động;

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn,…)

- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:

+ Lực lượng công an: đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán; đảm bảo an toàn giao thông, thông suốt khi bão (ATNĐ) đổ bộ;

+ Lực lượng điện lực: đảm bảo an toàn điện lưới; khắc phục nhanh các sự cố về điện để phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành cũng triển khai các kế hoạch khác;

- Lực lượng thông tin: Đảm bảo an toàn các cột viễn thông, thông tin liên lạc; đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành;

- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với bão:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển, công trình giao thông,…;

+ Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện….);

+ Vật tư, lương thực tại nơi sơ tán;

+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Huy động các phương tiện để hỗ trợ dân trong quá trình sơ tán;

- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Tiếp tục bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo vật tư dự trữ để xử lý khẩn cấp tại các sự cố về đê điều, hồ đập và các sự cố khác.

4. Khi có bão (ATNĐ) có rủi ro thiên tai cấp 4 (Tin bão bão khẩn cấp (cấp 10-11) vùng đất liền Nam Bộ hoặc bão khẩn cấp (cấp 12-15) vùng ven biển ven bờ; đất liền khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ hoặc siêu bão (trên cấp 16) trên biển Đông)

Khi có tin bão (ATNĐ) có RRTT cấp 4 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý như:

- Kịch bản về: Bão đổ bộ vào đất liền vung Nam Bộ gió mạnh cấp 10-11;

- Kịch bản về: Bão đang ở vùng ven biển, ven bờ gió mạnh cấp 12-15;

- Kịch bản về: Bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ gió mạnh 12-15;

- Kịch bản về: Bão trên cấp 16 trên biển Đông (dự kiến sẽ đi vào đất liền trong 24 giờ tới);

- Bão đổ bộ với các kịch bản trên và vào lúc triều cường cao nhất;

- Bão đổ bộ với các kịch bản trên và vào ban đêm;

- Bão đổ bộ với các kịch bản trên làm mất hệ thống thông tin liên lạc, mất điện diện rộng.

Với các thông tin trên, cần giả định các tình huống để xây dựng các kịch bản ứng phó với từng tình huống khác nhau, trong đó cần đưa ra tổ hợp bất lợi khi xảy ra bão, kết hợp triều cường, nước biển dâng, mưa lớn, khu vực đang bị sự cố ,…..để xây dựng phương án, giải pháp ứng phó theo từng kịch bản cụ thể.

Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố;

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin bão, hướng di chuyển và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ);

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:

+ Xác định khu vực bão dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây, thu hoạch mùa màng, thu dọn lồng bè trước khi bão đổ bộ vào đất liền;

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các khu vực dự kiến bão đổ bộ theo từng lĩnh vực, ngành quản lý;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát tại khu vực dự kiến bão đổ bộ;

- Tủy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn;

- Ban hành lệnh sơ tán dân; nghỉ học; nghỉ làm,…

- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân;

- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão (ATNĐ);

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác cảnh báo về bão và các biện pháp ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với bão (ATNĐ):

+ Thực hiện di dời, sơ tán dân;

+ Công tác đảm bảo an ninh, an toàn khu vực di dời;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng.

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;`

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

(iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó với bão và thông tin về bão;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác chằng chống nhà cửa; đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trước khi bão đổ bộ;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Thực hiện di dời, sơ tán dân;

+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi không thực hiện lệnh;

+ Hỗ trợ quá trình sơ tán;

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

- Huy động lực lượng trong thôn, xóm để hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán và nơi dân di sơ tán.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Giúp dân chằng chống nhà cửa;

+ Giúp dân sơ tán đến các công trình kiên cố (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...);

+ Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, các công trình phòng chống thiên tai;

+ Đảm bảo xử lý nhanh khi xảy ra các sự cố để đảm bảo cho quá trình chỉ đạo, chỉ huy thiên tai được nhanh chóng, thuận lợi;

- Đảm bảo an toàn công trình, cơ sở hạ tầng:

+ Chằng, chống nhà cửa, bảo vệ các công trình trên cảng biển, các khu công nghiệp, các trụ ăng ten,...;

+ Kiểm soát chặt chẽ an toàn hồ chứa nước, công trình xây dựng đang thi công, các tuyến đê sông, đê biển,...

+ Ứng trực tại các công trình trọng điểm, có xung yếu, sự cố để sẵn sàng ứng phó.

- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:

+ Bố trí lực lượng đã huy động tại các điểm sơ tán;

+ Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm;

+ Cấp cứu kịp thời các đối tượng bị thương;

+ Tìm kiếm các phương tiện và người bị mất tích;

+ Trưng dụng các cơ sở vật chất hiện có để tiếp nhận các trường hợp bị nạn;

+ Huy động thuốc men để tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,…

- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:

+ Lực lượng công an:

Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng:

Quản lý chặt chẽ các loại đối tượng;

Bố trí lực lượng canh gác tại các khu vực sơ tán dân đến;

Bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,…;

+ Lực lượng điện lực:

Kiểm tra hệ thống lưới điện tại các địa bàn để xử lý kịp thời tình huống sự cố do bão gây ra;

Cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí đang chỉ đạo ứng phó;

Xử lý các sự cố về điện;

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.

+ Lực lượng thông tin:

Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có;

Xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông (nếu hệ thống điện thoại cố định bị sự cố thì dùng máy điện thoại di động của các mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel,.. Nếu cả mạng cố định và mạng di động đều không liên lạc được thì dùng các máy thông tin vô tuyến lưu động…);

Tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên;

+ Lực lượng giao thông:

Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông khi bão đổ bộ và mưa lũ;

Cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng;

Xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra;

Phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.

- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với bão:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển, công trình giao thông,…;

+ Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện….);

+ Vật tư, lương thực tại nơi sơ tán;

+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão:

+ Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;

+ Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị các lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,… phục vụ công tác hậu cần ứng phó với bão;

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại xây dựng và triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ và sự điều động của cấp trên;

+ Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động. Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu;

- Tổ chức phương án đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Tiếp tục bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo vật tư dự trữ để xử lý khẩn cấp tại các sự cố về đê điều, hồ đập và các sự cố khác.

5. Khi có bão có rủi ro thiên tai cấp 5

Xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo trung ương PCTT hướng dẫn.

6. Những điểm lưu ý khi xây dựng phương án ứng phó với bão (ATNĐ)

a) Đối với khu vực Trung du Bắc Bộ, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

Đây là khu vực không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão (ATNĐ), chỉ ảnh hưởng khi bão đổ bộ và đi sâu vào đất liền hoặc mưa lớn do hoàn lưu của bão (ATNĐ) gây ra. Do vậy, nội dung các công việc trong phương án ứng phó được xác định như đối với trường hợp bão gần bờ, đồng thời triển khai phương án ứng phó với mưa lớn gây lũ, lũ quét, sạt lở đất, trong đó nội dung đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, đảm bảo sản xuất được nêu cụ thể và nhấn mạnh hơn, gồm:

- Đảm bảo an toàn về người, tài sản:

+ Sơ tán dân đến nơi an toàn;

+ Kiểm tra, kiểm soát các bến đò ngang, hầm lò, khu vực trũng thấp; không cho người qua lại các bến đò ngang, khu vực trũng thấp khi mực nước dâng cao.

- Đảm bảo về sản xuất:

+ Sớm thu hoạch mùa vụ;

+ Dừng gieo trồng khi có bão (ATNĐ);

- Đảm bảo an toàn về tài sản, cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai:

+ Tuần tra, canh gác tại các công trình trọng điểm, các công trình xung yếu, trọng điểm;

+ Vận hành hợp lý các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện để đón lũ khi có mưa bão;

- Sẵn sàng phương án để ứng phó với mưa lớn, lũ và sạt lở đất xảy ra.

b) Đối với khu vực đồng bằng Bắc Bộ và vùng duyên hải Trung Bộ

- Đây là khu vực chịu tác động trực tiếp của tất cả các thời điểm ứng phó với bão. Đặc điểm các cơn bão vào khu vực này đều rất mạnh, thời gian duy trì gió mạnh kéo dài, đổ bộ tập trung vào cùng một vị trí trong một thời gian rất ngắn và đặc biệt hầu hết các cơn bão đều đổ bộ trùng với triều cường nên thường gây thiệt hại lớn đối với các công trình hạ tầng, mặt khác đây là khu vực tập trung nhiều đô thị lớn ven biển, các khu công nghiệp, du lịch ven biển. Do vậy khi xây dựng phương án ứng phó nên cần có phương án hết sức cụ thể để ứng phó với gió mạnh, mưa lớn, ngập lụt, cần xây dựng cho các thời điểm như hướng dẫn nêu trên, đồng thời chú trọng đến việc đảm bảo an toàn cho các công trình như hệ thống đê biển; các công trình phòng chống thiên tai,...; chú trọng đến phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, vì khu vực này là nơi có rất nhiều tàu thuyền hoạt động, thường hay bị sự cố tàu thuyền khi có bão.

- Bão (ATNĐ) khi đổ bộ vào đất liền thường gây ra mưa, lũ. Vì vậy cùng với sự chỉ đạo phòng tránh bão, nước dâng đối với vùng ven biển còn phải chuẩn bị phương án ứng phó với lũ, lụt.

- Triển khai lực lượng tuần tra, canh gác các tuyến đê; kiểm tra phương án hộ đê, xử lý giờ đầu các sự cố đê điều theo quy định của Luật Đê điều. Phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo vận hành hồ chứa cắt lũ đúng quy trình được phê duyệt đảm bảo an toàn đê điều. Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần để hộ đê theo phương châm 4 tại chỗ.

c) Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Đây là khu vực mà cơ sở hạ tầng, nhà cửa có sức chống chịu kém với gió bão, địa hình bằng phẳng; kinh nghiệm ứng phó với bão (ATNĐ) của người dân ít nên dễ bị thiệt hại. Do vậy, khi xây dựng phương án ứng phó cần chú trọng đến các nội dung:

- Thông tin, truyền thông về bão (ATNĐ) và mức độ ảnh hưởng đến tận thôn, xã, ấp kể từ khi có tin bão (ATNĐ);

- Chủ động sớm các biện pháp chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, bến bãi và

các công trình, cơ sở hạ tầng khác sớm đặc biệt trong giai đoạn bão gần biển Đông;

- Chủ động sớm kế hoạch sơ tán dân, đặc biệt là dân tập trung tại các cửa sông, ven biển, các chủ tàu cá, cơ sở lồng bè nuôi trồng thủy hải sản;

- Triển khai lực lượng xung kích PCTT xuống tận thôn/ấp để hướng dẫn, hỗ trợ bà con phòng chống bão.

- Chú trọng phương án cứu hộ, cứu nạn, nhất là đối với các phương tiện tàu thuyền hoặc là cơ sở hạ tầng nhà cửa của người dân cần cứu hộ, cứu nạn.

- Chủ động sớm phương án hỗ trợ người dân thu hoạch trái cây, thủy hải sản khi đạt yêu cầu thương phẩm.

- Triển khai phương án hộ đê biển.

5.4.2. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với lũ, ngập lụt: Bước 1: Thời điểm ứng phó với Lũ và ngập lụt.

- Tin cảnh báo lũ ở mức BĐ 2-3 ở một số hạ lưu sông.

- Tin cảnh bão lũ trên mức BĐ3 ở một số lưu vực sông; cảnh báo ngập lụt ở một số khu vực.

- Tin cảnh bão lũ lịch sử, mức độ ngập lụt cao.

- Tin cảnh bão lũ vượt mức lịch sử; mức độ ngập lụt lớn.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với lũ, ngập lụt.

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình lũ, ngập lụt đã xảy ra ở địa phương để xây dựng các kịch bản do lũ, ngập lụt có thể xảy ra đối với địa phương mình. Từ đó sẽ xây dựng các phương án phòng tránh và ứng phó đối với loại hình thiên tai này. Khi xây dựng các kịch bản, cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này.

Khi xây dựng kịch bản đối với loại thiên tai này cần giả định các mốc thời gian bị ngập lũ, số ngày bị ảnh hưởng bởi lũ và ngập lụt (Vì đây là yếu tố quan trọng để xác định các phương án, biện pháp ứng phó và phân phối huy động lực lượng, phương tiện và hậu cần để ứng phó với loại hình thiên tai này).

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó.

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.


Bảng 5-2: Xác định các phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng do lũ và ngập lụt

Cấp độ rủi ro

Mức báo động lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông

Phạm vi ảnh hưởng

Phương án ứng phó

Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn lực ứng phó thiên tai

1

Lũ BĐ 2-3 hạ lưu nhiều sông vừa; thượng lưu sông Mã, Cả, Đồng Nai, Vu Gia- Thu Bồn, Ba; các nhánh lớn sông Hồng – Thái Bình; hoặc vùng ĐBSCL

- Khu vực ven sông, bãi sông

- Khu vực trũng thấp;

- Khu vực hạ lưu hồ chứa

- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng ảnh hưởng

- Phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt;

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất mùa màng;

- Phương án đảm bảo an toàn giao thông khu vực ngập lũ;

- Phương án ứng phó với các công trình khi xảy ra sự cố;

Căn cứ vào các bản đồ rủi ro thiên tai, lịch sử thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương, năng lực ứng phó thiên tai xác định trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ; nguồn lực ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai:

1. Xác định các khu vực trọng điểm bị ảnh hưởng của lũ và ngập lut; xác định các trọng điểm cần theo dõi, kiểm soát. Lập bảng theo phụ lục 1.1.

- Cấp xã: Phụ lục 1.2.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.2.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.2.3

2. Xác định đối tượng bị ảnh hưởng: Người dân trong vùng ngập lũ và bị ảnh hưởng bởi lũ, ngập lụt; xác định đối tượng phải di dời, sơ tán trước thiên tai. Lập bảng theo phụ lục.

2

Lũ BĐ 2-3 thượng, hạ lưu sông Mã, cả, Đồng Nai, Vu Gia – Thu Bồn, Ba; hoặc hạ lưu sông Hồng – Thái Bình hoặc Lũ BĐ3- BĐ+1(m) hạ lưu nhiều sông vừa; các nhánh lớn sông Hồng – Thái Bình; hoặc lũ BĐ+1(m) đến lũ lịch sử hoặc lũ thiết kế nhiều sông nhỏ, thượng lưu sông vừa

- Khu vực ven sông, bãi sông

- Khu vực trũng thấp;

- Khu vực hạ lưu hồ chứa

- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng ảnh hưởng

- Phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất mùa màng;

- Phương án đảm bảo an toàn giao thông khu vực ngập lũ;

- Phương án ứng phó với các công trình khi xảy ra sự cố;

- Cấp xã: Phụ lục 1.4.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.4.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.4.3

3. Xác định các địa điểm sở tán dân. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.5.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.5.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.5.3

4. Xác định các lực lượng huy động dự kiến. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.6.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.6.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.6.3

5. Xác định các các phương tiện dự kiến phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.8.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.8.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.8.3

6. Xác định vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.9.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.9.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.9.3

7. Xác định phương tiện, vật tư trang thiết bị huy động phục vụ cứu hộ, cứu nạn. Lập bảng theo phụ lục 1.10.

8. Xác định phương tiện, vật tư dự trữ tại các vị trí xung yếu, công trình trọng điểm. Lập bảng theo phụ lục 1.11.

9. Xây dựng bản đồ ứng phó thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nguồn lực của từng bộ ngành tiến hành thu thập số liệu, xây dựng các bảng biểu về các đối tượng cần được bảo vệ, nguồn lực của bộ ngành theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó thiên tai

3

Lũ BĐ3+1(m)-lũ lịch sử hạ lưu nhiều sông vừa; thượng, hạ lưu sông Mã, Cả, Đồng Nai, Vu Gia- Thu Bồn, Ba; các nhánh lớn sông Hồng – Thái Bình hoặc hạ lưu sông Hồng – Thái Bình hoặc ĐBSCL

- Khu vực ven sông, bãi sông

- Khu vực trũng thấp;

- Khu vực hạ lưu hồ chứa

- Hoạt động sinh hoạt,

sản xuất của người dân trong vùng ảnh hưởng

- Phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất mùa màng;

- Phương án đảm bảo an toàn giao thông

khu vực ngập lũ;

- Phương án đảm bảo thông tin liên lạc khu vực bị ngập lụt, cô lập, khu vực chia cắt;

- Phương án ứng phó với các công trình khi xảy ra sự cố;

4

Lũ BĐ3+1(m)-lũ lịch sử hạ lưu sông Hồng – Thái Bình; hoặc ĐBSCL; hoặc trên mức lũ lịch sử hoặc lũ thiết kế hạ lưu nhiều sông vừa, thượng, hạ lưu sông Mã, Cả, Đồng Nai, Vu Gia- Thu Bồn, Ba; hoặc vùng ĐBSCL

- Khu vực ven sông, bãi sông

- Khu vực trũng thấp;

- Khu vực hạ lưu hồ chứa

- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng ảnh hưởng

- Phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất mùa màng;

- Phương án đảm bảo an toàn giao thông khu vực ngập lũ;

- Phương án đảm bảo thông tin liên lạc khu vực bị ngập lụt, cô lập, khu vực chia cắt;

- Phương án ứng phó với các công trình khi xảy ra sự cố như đê, kè, công trình hồ chứa nước

5

Trên lũ lịch sử hoặc lũ thiết kế hạ lưu sông Hồng –sông Thái Bình

- Khu vực ven sông, bãi sông

- Khu vực trũng thấp;

- Khu vực hạ lưu hồ chứa

- Hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng ảnh hưởng

- Phương án đảm bảo an toàn cho người, tài sản trong vùng lũ, ngập lụt; vũng trũng thấp, dọc ven sông

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất mùa màng;

- Phương án đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng khu vực ngập lụt

- Phương án đảm bảo an toàn giao thông

khu vực ngập lũ;

- Phương án đảm bảo thông tin liên lạc khu vực bị ngập lụt, cô lập, khu vực chia cắt;

- Phương án ứng phó với các sự cố công tình; các tình huống khẩn cấp; phương án hộ đê, phân lũ,…


Bước 4: Xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản và thời điểm ứng phó tại bước và 2

1. Lũ BĐ 2-3 hạ lưu nhiều sông vừa; thượng lưu sông Mã, Cả, Đồng Nai, Vu Gia- Thu Bồn, Ba; các nhánh lớn sông Hồng – Thái Bình; hoặc vùng ĐBSCL (RRTT cấp 1)

- Kịch bản có thể xảy ra đối với trường hợp này là lũ lớn, ngập lụt ở ở một số hạ lưu sông nhỏ và vừa ở mức BĐ 2-3 và lũ lên ở thượng lưu các nhánh sông lớn của lưu vực sông Hồng – Thái Bình hoặc lũ, ngập lụt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong một thời gian nhất định; có thể giả định thêm các tình huống lũ lên trong khi vẫn xảy ra mưa lớn tiếp tục kéo dài; thời gian lũ từ 5-7 ngày trở lên,…;

- Phương án, giải pháp ứng phó đối với các kịch bản trong trường hợp này này chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ huy các cấp.

a) Cấp tỉnh:

- Theo dõi diễn biến của lũ và ngập lụt;

- Chỉ đạo công tác trực ban và các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt: Ban hành văn bản, công điện, thông báo,…

- Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền: Phát tin trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý về tình hình mưa lũ và ngập lụt đang diễn ra;

- Chỉ đạo việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị nắm chắc địa bàn, căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến cụ thể của lũ, ngập lụt để triển khai các công việc ứng phó;

- Chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa đã được duyệt;

- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn đối với vùng trung thấp, vùng có nguy cơ bị ngập lũ, các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ (đê, kè, cống, hồ chứa,…).

b) Cấp huyện:

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ và tình hình ngập lụt; thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và công điện của tỉnh;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ và ngập lụt:

+ Nội dung về truyền thông tới cấp huyện, xã;

+ Nội dung về ứng phó đảm bảo an toàn cho người trong vùng bị ảnh hưởng của lũ, ngập lụt;

+ Nội dung về ứng phó đối với dân cư vùng ngập lụt nhất là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người dân mưu sinh trong vùng lũ như không vớt củi, không đi qua các vũng trũng thấp, vùng dòng lũ chảy xiết, vùng ngập lụt, trẻ em

+ Nội dung ứng phó đối với các hoạt động sản xuất mùa màng;

+ Nội dung ứng phó đối với các khu nuôi trồng thủy sản trong vùng bị lũ và ngập lụt,…

+ Hướng dẫn người dân các biệp pháp ứng phó với lũ, ngập lụt trên các phương tiện truyền thông;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

c) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin truyền thông về lũ, ngập lụt;

+ Kiểm tra, rà soát các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng lũ, ngập lụt;

+ Phối hợp với các lực lượng dân quân tự vệ, xung kích cấp xã để kiểm tra, rà soát các khu vực ngầm tràn, vũng trũng thấp, hạ lưu các lưu vực sông; các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ.

d) Các Bộ, ngành:

Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý, từng Bộ ngành sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó đề cập đến các nội dung:

+ Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của lũ, ngập lụt;

+ Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của lũ, ngập lụt để có các chỉ đạo theo ngành dọc, ví dụ:

Bộ Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với lũ, ngập lụt; chỉ đạo công tác sản xuất, thu hoạch vụ mùa; xử lý các sự cố trọng điểm đối với công trình phòng chống lũ như sự cố đê, kè, cống, sạt lở ảnh hưởng đến an toàn tuyên đê; công tác vận hành hồ chứa, cắt lũ,…

Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự cố đối với các công trình phòng chống lũ.

Bộ công thương: Chỉ đạo kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các công trình khai thác khoáng sản, hầm lò; đảm bảo an toàn điện lưới trong vùng bị lũ, ngập lụt.

Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông; các sự cố giao thông và việc thông tuyến đối với các vùng bị ảnh hưởng.

Bộ Thông tin truyền thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các phương tiện truyền thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin.

Bộ Công An: Chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự, an ninh khu vực bị lũ, ngập lụt; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông, phân làn giao thông để đảm bảo các hoạt động đi lại của người dân trong vùng lũ, ngập lụt,…

2. Lũ BĐ 2-3 thượng, hạ lưu sông Mã, cả, Đồng Nai, Vu Gia – Thu Bồn, Ba; hoặc hạ lưu sông Hồng – Thái Bình hoặc Lũ BĐ3- BĐ+1(m) hạ lưu nhiều sông vừa; các nhánh lớn sông Hồng – Thái Bình; hoặc lũ BĐ+1(m) đến lũ lịch sử hoặc lũ thiết kế nhiều sông nhỏ, thượng lưu sông vừa) (Rủi ro thiên tai cấp 2)

Khi có lũ, ngập lụt có RRTT cấp 2 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý như:

- Kịch bản 1: Lũ, ngập lụt ở mức BĐ 2-3 ở một số lưu vực sông có RRTT cấp 2 và bị ảnh hưởng thêm bởi mưa lớn kéo dài, có khả năng ảnh hưởng ở một hay nhiều tỉnh;

- Kịch bản 2: Lũ, ngập lụt trên mức BĐ 3 đến lũ lịch sử ở một số sông nhỏ làm ảnh hưởng trên diện rộng ở một tỉnh hoặc nhiều tỉnh;

- Kịch bản 3: Lũ, ngập lụt trên mức BĐ 3 đến lũ lịch sử ở một số sông nhỏ kéo dài kết hợp với nhiều hình thái thới tiết nguy hiểm như mưa lớn kéo dài,…

- Kịch bản 4: Lũ, ngập lụt trên mức BĐ 3 đến lũ lịch sử ở thượng lưu sông vừa, kết hợp với nhiều hình thái thới tiết nguy hiểm như mưa lớn kéo dài và có xảy ra các sự cố công trình ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của hệ thống đê, ảnh hưởng đến người dân,…

Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về thông tin mưa lũ, ngật lụt; vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này.

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân (theo từng cấp):

+ Đảm bảo an toàn cho dân ở vùng trũng thấp, vùng bãi sông ngoài đê, vùng có nguy cơ bị sạt lở;

+ Đảm bảo an toàn cho việc đi lại của người dân ở vùng lũ, ngập lụt.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, rà soát phát hiện các sự cố công trình:

+ Tuần tra canh gác đê, phát hiện kịp thời các sự cố về công trình đê, kè;

+ Tổ chức thực hiện xử lý giờ đầu đối với hệ thống đê điều theo phương châm 4 tại chỗ.

- Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích,…

- Chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng ứng phó tại các khu vực trũng thấp, ngập sâu để chủ động kiểm soát người, phương tiện đi qua các khu vực nguy hiểm;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ sản xuất:

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc dọn dẹp, kê cao đồ đạc trong nhà cửa khi bị ngập lũ;

+ Hướng dẫn thu hoạch mùa màng đối với khu vực ngập lụt;

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng; xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bị ngật lụt cao, đặc biệt là dân các vùng ngoài đê, vũng trũng thấp, vụng hạ lưu hồ chứa xả lũ,…, chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với bão: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp;

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các trọng điểm về các công trình phòng chống lũ;

- Tủy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn;

- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, ngập lụt;

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác cảnh báo về lũ, ngập lụt và các biện pháp ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt;

+ Thực hiện di dời, sơ tán dân (trong vùng bị ngập sâu, lũ lên cao);

+ Công tác đảm bảo an ninh, an toàn khu vực di dời;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;`

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó với lũ, ngập lụt;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn khi bị lũ, ngập lụt;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Cử người kiểm soát hoạt động vớt củi, tắm sông, đi qua khu vực ngập sâu, ngầm tràn hoặc đi qua dòng chảy lũ;

+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ dân vùng lũ như trông trẻ tập trung, giám sát việc đi lại của người dân, của trẻ em,…

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là vùng bị chia cắt bởi lũ.

- Huy động lực lượng trong thôn, xóm để hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn khi có yêu cầu;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán và nơi dân di sơ tán.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Xác định đối tượng, số lượng cụ thể của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,…);

- Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Giúp dân thu hoạch mùa vụ;

+ Hỗ trợ sơ tán dân khu vực bị ngập lụt, khu vực ngoài đê khi lũ lên cao;

+ Hướng dẫn người dân chuẩn bị các lương thực, thực phẩm để đủ ăn cho các ngày bị ngập lụt, kê cao đồ đạc quan trọng trong nhà;

+ Tuần tra, túc trực tại các khu vực trũng thấp, các công trình phòng chống thiên tai;

+ Hướng dẫn đi lại của người dân trong vùng lũ;

+ Chủ động dừng các hoạt động trên sông khi thấy không an toàn;

+ Kiểm tra các thiết bị điện; di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập;

- Kiểm soát, nghiêm cấm các thực hiện hoạt động vớt củi trên sông khi có lũ;

- Chuẩn bị phương tiện và lực lượng để tìm kiếm người bị lũ cuốn trôi;

- Lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó thiên tai:

+Lực lượng, phương tiện cần huy động;

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện (cấp cứu kịp thời các đối tượng gặp nguy hiểm; tìm kiếm người, phương tiện mất tích; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn trụ sở cơ quan, trường học, cơ sở y tế tại khu vực đang xảy ra thiên tai để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn; huy động nguồn lực để tham gia cứu chữa người bị nạn,…);

- Bố trí lực lượng chốt chặn, chủ động cấm người và phương tiện tham gia giao thông qua các khu vực nguy hiểm như: các tuyến đường, cầu, ngầm, tràn bị ngập sâu hoặc mất an toàn do mưa, lũ gây ra; các khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy lớn…;

- Bố trí các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người, phương tiện, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với lũ, ngập lụt: Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê, kè, cống và xử lý sạt lở, công trình giao thông,…;

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Xác định lực lượng, phương tiện của các đơn vị để huy động, trưng dụng khi cần thiết (thành phần lực lượng /số lượng bao nhiêu/phương tiện gì/ vị trí tập kết của phương tiện);

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, các sở ngành và địa phương;

- Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ, ngập lụt để thông báo cho dân vùng bị ảnh hưởng chủ động các biện pháp phòng tránh. Tùy vào tình hình cụ thể để tổ chức, hướng dẫn sơ tán dân, tài sản đến nơi an toàn; chuẩn bị các phương án về an ninh trật tự, thông tin liên lạc, phân luồng giao thông, vật tư nhu yếu phẩm khi có yêu cầu;

- Tổ chức đảm bảo an toàn sản xuất: thu hoạch lúa, hoa màu đã đến vụ;

- Tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra các sự cố:

+ Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm;

+ Cấp cứu kịp thời các đối tượng bị thương;

+ Tìm kiếm các phương tiện và người bị mất tích;

+ Trưng dụng các cơ sở vật chất hiện có để tiếp nhận các trường hợp bị nạn;

+ Huy động thuốc men để tham gia cấp cứu người bị nạn;

+ Cấp phát lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,…

3. (Lũ BĐ3+1(m)-lũ lịch sử hạ lưu nhiều sông vừa; thượng, hạ lưu sông Mã, Cả, Đồng Nai, Vu Gia- Thu Bồn, Ba; các nhánh lớn sông Hồng – Thái Bình hoặc hạ lưu sông Hồng – Thái Bình hoặc ĐBSCL (Rủi ro thiên tai cấp 3)

Khi có lũ, ngập lụt có rủi ro thiên tai cấp 3 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý như:

- Kịch bản về: Lũ, ngập lụt trên BĐ 3, kết hợp mưa lớn và ngập lụt trên diện rộng;

- Kịch bản về: Lũ, ngập lụt ở mức lũ lịch sử kết hợp mưa lớn và ngập lụt ở một hoặc nhiều vùng;

- Kịch bản về: Lũ, ngập lụt kết hợp với các sự cố công trình; kết hợp xả lũ hồ chứa hoặc kết hợp với các hình thái thời tiết nguy hiểm làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai ở địa phương của mình.

Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố;

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin lũ, tình hình ngập lụt và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân ở vùng lũ, ngập lụt:

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng;

+ Hướng dẫn việc đi lại của người dân trong vùng lũ;

+ Kiểm soát các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân:

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu xảy ra ngập lụt (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

+ Số hộ dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán;

+ Số hộ dân sống trong khu vực đê bối;

+ Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu

+ Cử cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động;

+ Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với lũ;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp;

- Tiếp tục công tác trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa lũ và tình hình đê điều;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai;

- Chỉ đạo các huyện, xã tiến hành sơ tán dân ở các vũng bị lũ, ngập lụt;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn sản xuất;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc,….

- Chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn trong ứng phó với lũ.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, sự cố các công trình, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,…

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn;

- Ban hành lệnh sơ tán dân; nghỉ học; nghỉ làm,…

- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân;

- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, ngập lụt;

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác cảnh báo về lũ, ngập lụt và các biện pháp ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt:

+ Thực hiện di dời, sơ tán dân;

+ Công tác đảm bảo an ninh, an toàn khu vực di dời;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;`

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó về lũ, ngập lụt;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trong vùng ngập lụt;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Thực hiện di dời, sơ tán dân;

+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi không thực hiện lệnh;

+ Hỗ trợ quá trình sơ tán;

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

- Huy động lực lượng trong thôn, xóm để hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn nơi sơ tán và nơi dân di sơ tán;

- Chủ động dừng các hoạt động trên sông khi thấy không an toàn;

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du;

+ Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân vùng bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán);

+ Hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn;

+ Tổ chức cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết;

+ Kiểm tra các thiết bị điện; di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập;

+ Không thực hiện hoạt động vớt củi trên sông khi có lũ;

+ Đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán; phương án đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành; đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện;

+ Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn: tổ chức tìm kiếm người, phương tiện do lũ cuốn trôi; cứu chữa người bị thương; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn các trụ sở, cơ quan, trường học, bệnh viện để tiếp nhận cứu người;

+ Hỗ trợ trông giữ trẻ tập trung; kiểm soát thường xuyên trẻ em để không đi ra các khu vực nguy hiểm.

- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:

+ Lực lượng công an:

Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng:

Quản lý chặt chẽ các loại đối tượng;

Bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,…;

+ Lực lượng điện lực:

Kiểm tra hệ thống lưới điện tại các địa bàn để xử lý kịp thời tình huống sự cố;

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.

+ Lực lượng thông tin:

Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có;

Xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông;

Tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.

+ Lực lượng giao thông:

Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng lũ, ngập lụt;

Cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng;

Xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra;

Phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.

- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với lũ, ngập lụt:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình trọng điểm, công trình PCTT, đặc biệt là các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,…;

+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ và ngập lụt:

+ Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;

+ Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị lương thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,… phục vụ công tác hậu cần ứng phó với lũ, ngập lụt;

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi lũ và ngập lụt kéo dài;

+ Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động. Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu.

- Sẵn sàng vật tư để ứng phó khi có sự cố xảy ra đối với các công trình phòng chống thiên tai, đê điều;

- Sẵn sàng lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng;

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn.

4. Lũ BĐ3+1(m)-lũ lịch sử hạ lưu sông Hồng – Thái Bình; hoặc ĐBSCL; hoặc trên mức lũ lịch sử hoặc lũ thiết kế hạ lưu nhiều sông vừa, thượng, hạ lưu sông Mã, Cả, Đồng Nai, Vu Gia- Thu Bồn, Ba; hoặc vùng ĐBSCL (Rủi ro thiên tai cấp 4)

Khi có lũ, ngập lụt có rủi ro thiên tai cấp 4 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý như:

- Kịch bản về: Lũ, ngập lụt trên BĐ 3+1(m), kết hợp mưa lớn và ngập lụt trên diện rộng, thời gian lũ kéo dài;

- Kịch bản về: Lũ, ngập lụt trên mức lũ lịch sử kết hợp mưa lớn và ngập lụt trên diện rộng;

- Kịch bản về: Lũ, ngập lụt vượt mức thiết kế và có thể xảy ra các sự cố công trình PCTT (đê điều, hồ đập …); kết hợp xả lũ hồ chứa hoặc kết hợp với các hình thái thời tiết nguy hiểm làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai ở địa phương của mình.

Trên cơ sở xác định các kịch bản có thể xảy ra, sẽ xây dựng phương án theo từng kịch bản chi tiết, Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố;

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin lũ, tình hình ngập lụt và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt;

- Lập Ban chỉ đạo tiền phương đi kiểm tra tại các khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân ở vùng lũ, ngập lụt:

+ Sơ tán dân: Ra lệnh sơ tán dân khu vực bị ngập lụt, khu vực lân cận bị ảnh hưởng; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

+ Xác định dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán;

+ Xác định dân sống trong khu vực đê bối;

+ Đảm bảo hoạt động sản xuất hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; các diện tích nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ bờ bao các ao, hồ…

+ Cấm các hoạt động vớt củi trên sông;

+ Đảm bảo an toàn đi lại của người dân trong vùng ngập lũ.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu

+ Cử cán bộ trực tại các khu vực xung yếu, trọng điểm; tổ chức tuần tra canh gác đê theo cấp báo động;

+ Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với sự cố đê điều;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp;

- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán; phương án đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành; đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức họp để triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, sự cố các công trình, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,…

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó: Cho nghỉ học,…;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn;

- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân;

- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, ngập lụt;

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác cảnh báo về lũ, ngập lụt và các biện pháp ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt:

+ Thực hiện di dời, sơ tán dân;

+ Cung cấp lương thực kịp thời cho các hộ trong vùng bị chia cắt;

+ Công tác đảm bảo an ninh, an toàn khu vực di dời;

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân khu vực ngập lụt;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó về lũ, ngập lụt;

+ Triển khai lực lượng xung kích PCTT để hỗ trợ người dân;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trong vùng ngập lụt;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi không thực hiện lệnh;

+ Hỗ trợ quá trình sơ tán, di dời dân;

+ Cung cấp lương thực tại khu vực sơ tán tập trung.

- Huy động lực lượng trong thôn, xóm để hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn;

- Kiểm soát các hoạt động ở trên sông, khu vực ngoài đê, khu vực ngập lụt.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du;

+ Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân vùng bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập

nặng cần phải sơ tán);

+ Hỗ trợ trông giữ trẻ tập trung; kiểm soát thường xuyên trẻ em để không đi ra các khu vực nguy hiểm

+ Tổ chức cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng chảy xiết;

+ Di dời các tài sản, lương thực ra khỏi nơi có nguy cơ bị ngập;

+ Nghiêm cấp các hoạt động trên sông;

+ Đảm bảo an ninh trật tự tại nơi sơ tán đến, đảm bảo an ninh khu vực dân đi sơ tán;

+ Đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt phục vụ quá trình chỉ đạo điều hành;

+ Đảm bảo phương án cấp điện, vật tư, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác để thực hiện;

+ Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn: tổ chức tìm kiếm người, phương tiện do lũ cuốn trôi; cứu chữa người bị thương; lập các trạm cấp cứu tạm thời hoặc trưng dụng có thời hạn các trụ sở, cơ quan, trường học, bệnh viện để tiếp nhận cứu người;

- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:

+ Lực lượng công an:

Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng:

Đảm bảo an toàn giao thông, khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng lũ, ngập lụt;

Cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng;

Bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,…;

+ Lực lượng điện lực:

Xử lý các sự cố về hệ thống lưới điện;

Cấp điện khi bị sự cố, đặc biệt ưu tiên đối với các vị trí đang chỉ đạo ứng phó;

Phân công trách nhiệm cho các đơn vị/doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ.

+ Lực lượng thông tin:

Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có;

Xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông;

Tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên;

+ Lực lượng giao thông:

Xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do bão gây ra;

Phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.

- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với lũ, ngập lụt:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê, các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,…;

+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ và ngập lụt:

+ Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;

+ Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương bị ảnh hưởng chuẩn bị các lượng thực như gạo, mì tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm khác,… phục vụ công tác hậu cần ứng phó với lũ, ngập lụt;

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi lũ và ngập lụt kéo dài;

+ Chuẩn bị các nhu yếu phẩm về cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để sẵn sàng cung ứng khi có lệnh điều động. Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị trên các địa bàn sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu;

- Sẵn sàng vật tư để ứng phó khi có sự cố xảy ra đối với các công trình phòng chống thiên tai, đê điều;

- Sẵn sàng lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng;

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn;

- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

5. Lũ, ngập lụt có RRTT cấp 5 (Lũ, ngập lụt trên lũ lịch sử hoặc lũ thiết kế hạ lưu sông Hồng –sông Thái Bình).

Lập phương án ứng phó với lũ lớn vượt tần suất thiết kế theo hướng dẫn

6. Những điểm lưu ý khi xây dựng phương án ứng phó với lũ, ngập lụt tại các vùng miền

a) Đối với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:

Giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai khu vực này là “phòng chống lũ triệt để”, do vậy khi xây dựng phương án phòng chống lũ, ngập lụt khu vực này cần lưu ý

một số nội dung sau:

- Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều:

+ Thực hiện chế độ tuần tra canh gác đê;

+ Chuẩn bị vật tư, phương tiện để hộ đê, phòng lũ khi có yêu cầu;

+ Chỉ đạo, xử lý kịp thời các sự cố về đê điều;

+ Sẵn sàng vận hành phương án phân lũ, chậm lũ.

- Đảm bảo an toàn cho dân ở vùng trũng thấp, vùng bãi sông ngoài đê, vùng có nguy cơ bị sạt lở, vùng đê bối:

+ Sơ tán dân vùng trũng thấp;

+ Nghiêm cấm các hoạt động vớt củi trên sông;

+ Điều chỉnh kế hoạch dạy và học (cho học sinh nghỉ học).

- Kiểm soát các hoạt động qua bến đò ngang, đò dọc và các hoạt động trên sông:

+ Bố trí lực lượng trực tại bến đò ngang, dọc;

+ Lập các chốt để hướng dẫn, kiểm soát các phương tiện hoạt động ở khu vực ngập lụt.

- Chủ động các phương án giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp khi bị lũ, ngập lụt.

b) Đối với khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ

Đặc điểm lũ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên là đỉnh lũ lớn, nước tập trung nhanh trên một phần lưu vực nhỏ, dốc ở thượng lưu và đổ nhanh về vùng hạ lưu hẹp, bằng phẳng nên thường gây ngập lụt lớn. Mặt khác, lũ ở các sông miền Trung và Tây Nguyên thường xảy ra cục bộ, xảy ra trên nhiều lưu vực, do vậy khi xây dựng phương án ứng phó cần lưu ý những điểm sau:

- Công tác quản lý vận hành hồ chứa; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình đầu mối và an toàn hạ du khi xả lũ;

- Phương án đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ chứa;

- Tổ chức canh gác tại các điểm ngập sâu, vùng trũng thấp, ngầm tràn; kiểm soát người và phương tiện đi qua bến đò, ngầm tràn,...

- Xây dựng bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản lũ, xả lũ hồ chứa để có các biện pháp ứng phó;

- Đảm bảo an toàn về người:

+ Sơ tán dân ở vùng trũng thấp;

+ Kiểm soát và cấm hoạt động vớt củi trên sông;

+ Kiểm soát hoạt động trên sông; các bến đò ngang, dọc;

+ Điều chỉnh kế hoạch dạy và học cho từng trường cụ thể.

- Phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người, phương tiện, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do lũ lụt gây ra.

c) Đối với lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Đặc điểm của lũ, ngập lụt khu vực đồng bằng sông Cửu Long là lên chậm, kéo dài nhiều ngày. Do vậy, ngoài những nội dung nêu trên thì phương án ứng phó cần tập trung vào hướng kiểm soát lũ, chủ động khai thác lợi thế của lũ, cụ thể:

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng tránh lũ, ngập lụt;

- Đảm bảo an toàn cho các công trình, cơ sở hạ tầng:

+ Thực hiện công tác tu bổ bờ bao chống lũ sớm;

+ Kiểm tra đảm bảo an toàn các công trình kiểm soát lũ;

+ Kiểm tra an toàn các cụm tuyến dân cư, vùng bị ngập sâu, có nguy cơ bị sạt lở;

+ Kiểm tra, bổ sung các điểm trông giữ trẻ;

+ Kiểm tra gia cố các phao tiêu, biển báo, các cây cầu xung yếu, khu vực khó đi… để điều tiết, hướng dẫn phương tiện qua lại chống va trôi trong mùa lũ. Bố trí các phương tiện, chuẩn bị vật tư nhiên liệu, các bộ cầu dự phòng sẵn sàng tham gia ứng cứu.

- Đảm bảo an toàn về người:

+ Triển khai các điểm giữ trẻ tập trung trong mùa lũ (khi cần), tổ chức tập bơi cho trẻ, chuẩn bị phương tiện đưa đón học sinh vùng ngập sâu đến trường an toàn, tổ chức các điểm chốt cứu hộ, cứu nạn;

+ Điều chỉnh kế hoạch dạy và học trên từng địa bàn.

- Khai thác các nguồn lợi từ lũ đảm bảo sinh kế trong vùng ngập lũ;

- Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ;

- Đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ số thuốc, tổ chức triển khai và thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mọi tình huống. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, giám sát dịch bệnh nhằm chủ động trong phòng chống dịch bệnh, cấp cứu kịp thời người bị nạn.

5.4.3. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với mưa lớn Bước 1: Thời điểm ứng phó với mưa lớn

- Tin về Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi

hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng Tin cảnh báo lũ ở mức BĐ 2-3 ở một số hạ lưu sông;

- Tin về Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trong 2-4 ngày ở vùng đồng bằng; trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở trung du miền núi; trên 500mm trong 1-2 ngày ở khu vực đồng bằng;

- Tin về Lượng mưa 24h từ 200-500mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc đồng bằng; trên 500mm trong 1-2 ngày ở vùng trung du miền núi.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với mưa lớn

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình mưa lớn đã xảy ra ở địa phương để xây dựng các kịch bản do mưa lớn có thể xảy ra đối với địa phương mình. Từ đó sẽ xây dựng các phương án phòng tránh và ứng phó đối với loại hình thiên tai này. Khi xây dựng các kịch bản, cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, trong đó chú ý đến yếu tố thời gian kết hợp với các hình thái thời tiết xấu, tình hình địa hình, địa chất khu vực mưa xảy ra đã lâu ngày trước đó,… (đây là những yếu tố quan trọng để xác định các phương án, biện pháp ứng phó và phân phối huy động lực lượng, phương tiện và hậu cần để ứng phó với loại hình thiên tai này).

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.


Bảng 5-3: Xác định các phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng do Mưa lớn

Cấp độ rủi ro

Cường độ mưa và thời gian mưa

Phạm vi ảnh hưởng

Phương án ứng phó

Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn lực ứng phó thiên tai

1

Lượng mưa 24h từ 100- 200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trên 200 đến 500mm trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng

- Vùng trung tâm xảy ra mưa lớn

- Hạ lưu các sông suối,;Hạ lưu các hồ chứa

- Vùng đồng bằng

- Vùng trung thấp

- Khu vực ngầm tràn

- Khu vực miền núi có địa chất yếu, đã bị bão hòa nước

- Đô thị

- - Phương án ứng phó đối với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng;

- Phương án đảm bảo an toàn cho người qua các tuyến đường giao thông, khu vực ngầm tràn, cầu, cống,…

Căn cứ vào các bản đồ rủi ro thiên tai, lịch sử thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương, năng lực ứng phó thiên tai xác định trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ; nguồn lực ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai:

1. Xác định các khu vực trọng điểm bị ảnh hưởng của mưa lớn; xác định các trọng điểm cần theo dõi, kiểm soát. Lập bảng theo phụ lục 1.1.

- Cấp xã: Phụ lục 1.2.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.2.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.2.3

2. Xác định đối tượng bị ảnh hưởng: Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng của mưa lớn; xác định đối tượng phải di dời, sơ tán trước thiên tai. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.4.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.4.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.4.3

3. Xác định các địa điểm sở tán dân. bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.5.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.5.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.5.3

4. Xác định các lực lượng huy động dự kiến. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.6.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.6.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.6.3

5. Xác định các các phương tiện dự kiến phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.8.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.8.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.8.3

6. Xác định vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.9.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.9.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.9.3

7. Xây dựng bản đồ ứng phó thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nguồn lực của từng bộ ngành tiến hành thu thập số liệu, xây dựng các bảng biểu về các đối tượng cần được bảo vệ, nguồn lực của bộ ngành theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó thiên tai

2

Lượng mưa 24h từ 100- 200mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trong 2-4 ngày ở vùng đồng bằng; trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở trung du miền núi; trên 500mm trong 1-2 ngày ở khu vực đồng bằng

- Vùng trung tâm xảy ra mưa lớn

- Hạ lưu các sông suối,;

- Vùng đồng bằng

- Vùng trung thấp

- Khu vực ngầm tràn

- Khu vực trung du miền núi có địa chất yếu, đã bị bão hòa nước;

- Vùng ngoài đê

- Đô thị

- Phương án ứng phó tiêu thoát nước đệm;

- Phương án ứng phó đối với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng;

- Phương án đảm bảo an toàn cho người qua các tuyến đường giao thông, khu vực ngầm tràn, cầu, cống,…

- Phương án vận hành xả lũ hồ chứa khi hồ đầy nước do mưa lớn;

- Phương án chỉ đạo phòng chống lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra do mưa lớn

3

Lượng mưa 24h từ 200- 500mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc đồng bằng; trên 500mm trong 1-2 ngày ở vùng trung du miền núi

- Vùng trung tâm xảy ra mưa lớn

- Hạ lưu các sông suối,;

- Vùng đồng bằng

- Vùng trũng thấp

- Khu vực ngầm tràn

- Khu vực trung du miền núi có địa chất yếu, đã bị bão hòa nước;

- Vùng ngoài đê

- Đô thị

- Phương án ứng phó tiêu thoát nước đệm;

- Phương án ứng phó đối với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân khu vực bị ảnh hưởng;

- Phương án đảm bảo an toàn cho người qua các tuyến đường giao thông, khu vực ngầm tràn, cầu, cống,…

- Phương án chỉ đạo phòng chống lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra do mưa lớn

- Phương án đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai, tiêu thoát nước, cầu, cống,…

Phương án vận hành xả lũ hồ chứa khi hồ đầy nước do mưa lớn;


Bước 4: Xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản và thời điểm ứng phó tại bước 1 và bước 2

1. Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng (RRTT cấp 1)

- Kịch bản có thể xảy ra đối với trường hợp này là mưa lớn gây lũ trên các triền sông và ngập lụt ở mt số khu vực, có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng trũng thấp, vùng bị ảnh hưởng mưa lớn kéo dài nhiều ngày,…

- Phương án, giải pháp ứng phó đối với các kịch bản trong trường hợp này này chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ huy các cấp.

a) Cấp tỉnh:

- Theo dõi diễn biến của mưa lớn;

- Chỉ đạo công tác trực ban và nắm bắt các thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn: Ban hành văn bản, công điện, thông báo,…

- Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền: Phát tin trên các phương tiện truyền thông tại địa phương quản lý về tình hình mưa lớn, thời gian mưa và cường độ mưa đang diễn ra;

- Chỉ đạo việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị nắm chắc địa bàn, căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến cụ thể của mưa lớn để triển khai các công việc ứng phó;

- Chỉ đạo đơn vị quản lý hồ chứa theo dõi dự báo mưa và lưu lượng về hồ để quản lý vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn;

- Chỉ đạo công tác sẵn sàng lực lượng để kịp thời cứu hộ, cứu nạn đối với vùng trung thấp, vùng có nguy cơ bị ngập lũ, các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ (đê, kè, cống, hồ chứa,…).

b) Cấp huyện:

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, thông tin, chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và công điện của tỉnh;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn:

+ Thông tin truyền thông tới cấp xã;

+ Ứng phó đảm bảo an toàn cho người trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lớn;

+ Ứng phó đối với các hoạt động sản xuất Nông nghiệp, thủy hải sản,…;

+ Ứng ứng phó đối với các khu nuôi trồng thủy sản trong vùng bị lũ và ngập lụt,…

+ Hướng dẫn các biệp pháp ứng phó với mưa lớn trên các phương tiện truyền thông;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

c) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó:

+ Thông tin truyền thông về mưa lớn;

+ Triển khai lực lượng xung kích PCTT để hỗ trợ người dân.

+ Thông tin, cảnh báo tời bà con và nhân dân về tình hình mưa, các sự cố có thể xảy ra do mưa lớn,…

+ Kiểm tra, rà soát các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng mưa lớn;

+ Phối hợp với các lực lượng dân quân tự vệ, xung kích cấp xã để kiểm tra, rà soát các khu vực ngầm tràn, vũng trũng thấp, hạ lưu các lưu vực sông; các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ.

d) Các Bộ, ngành:

Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý, từng Bộ ngành sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó đề cập đến các nội dung:

+ Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của mưa lớn;

+ Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của mưa lớn để có các chỉ đạo theo ngành dọc, ví dụ:

Bộ Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo các địa phương và cơ quan có liên quan về ứng phó với mưa lớn; chỉ đạo công tác tiêu nước đệm, vận hành công trình thủy lợi; sản xuất, thu hoạch vụ mùa; xử lý các sự cố trọng điểm đối với công trình phòng chống lũ như sự cố đê, kè, cống, sạt lở ảnh hưởng đến an toàn tuyên đê.

Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó khi có sự cố.

Bộ Công Thương: Chỉ đạo kiểm tra việc dự trữ hàng hóa thiết yếu theo kế hoạch để sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu; chỉ đạo công tác vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; các công trình khai thác khoáng sản, hầm lò.

Bộ Giao thông Vận tải: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông; các sự cố giao thông và việc thông tuyến đối với các vùng bị ảnh hưởng.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến người dân và chính quyền trong vùng bị ảnh hưởng; chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp ứng phó thiên tai trên các phương tiện truyền thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo công tác dự báo cảnh báo thiên tai để kịp thời chỉ đạo ứng phó và chuyển tới người dân vùng bị ảnh hưởng để nắm bắt thông tin.

Bộ Công an: Chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh trật tự, an ninh khu vực bị mưa lớn; chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn giao thông, phân làn giao thông để đảm bảo các hoạt động đi lại của người dân khi có mưa lớn,…

2. Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trong 2-4 ngày ở vùng đồng bằng; hoặc trên 200 đến 500 trong 1-2 ngày ở trung du miền núi; hoặc trên 500mm trong 1-2 ngày ở khu vực đồng bằng (RRTT cấp độ 2)

Khi có mưa lớn, có rủi ro thiên tai cấp 2 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý, trong đó tùy vào tình hình cụ thể của địa phương, các điều kiện đã xảy ra để giả định các tình huống bất lợi nhất làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó.

Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố;

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai: thông báo trên các phương tiện truyền thông về tin mưa lũ và cảnh báo mưa, lũ, ngập lụt và những vùng bị ảnh hưởng, những cảnh báo, dự báo về loại hình thiên tai này; thông tin các biện pháp, chỉ đạo đến người dân ở khu vực bị ảnh hưởng; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp; phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông, khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng triển khai ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng của mưa lớn:

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng;

+ Hướng dẫn việc đi lại của người dân trong vùng lũ;

+ Kiểm soát các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp):

+ Xác định các hộ cần phải sơ tán (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

+ Số hộ dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán;

+ Số hộ dân sống trong khu vực đê bối;

+ Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu

+ Cử cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động;

+ Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với lũ khi mưa lớn làm nước sông dâng cao;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp;

- Tiếp tục công tác trực ban, theo dõi sát diễn biến mưa lũ và tình hình đê điều;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai:

- Chỉ đạo các huyện, xã tiến hành sơ tán dân ở các vũng bị lũ, ngập lụt.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, sự cố các công trình, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,…

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn;

- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân;

- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của Mưa lớn và ngập lụt;

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác cảnh báo về Mưa lớn và ngập lụt và các biện pháp ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn:

+ Công tác đảm bảo an toàn cho người dân;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó về mưa lớn;

+ Triển khai lực lượng xung kích PCTT để hỗ trợ người dân;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trong vùng bị mưa lớn và ngập lụt;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ:

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du;

+ Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân đối với vùng mưa lớn, bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán);

+ Hỗ trợ dân thu hoạch lúa, hoa màu; di chuyển các lồng bè nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn;

+ Tổ chức cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập;

- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý:

+ Lực lượng công an:

Đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng:

Bố trí lực lượng bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng ,…;

+ Lực lượng thông tin:

Duy trì thông tin liên lạc tại các trọng điểm xung yếu bằng hệ thống điện thoại cố định, vô tuyến cố định hiện có;

Xử lý kịp thời các sự cố về viễn thông;

Tăng cường giám sát mạng lưới, khi xảy ra sự cố, chỉ đạo ứng cứu, xử lý kịp thời, theo thứ tự ưu tiên.

+ Lực lượng giao thông:

Khắc phục, xử lý ách tắc giao thông vùng mưa lớn, ngập lụt;

Cắm biển báo hiệu tại khu vực bị ảnh hưởng; bố trí cán bộ điều khiển giao thông; phân luồng giao thông để các phương tiện được lưu thông dễ dàng;

Xử lý, khắc phục những tuyến đường bị ách tắc do sạt lở, cây cối gãy đổ hoặc bị các sự cố khác do mưa lớn gây ra;

Phân công cụ thể cho các sở, ngành và các đơn vị chuyên ngành giao thông để xử lý các công việc theo nhiệm vụ.

- Lực lượng cứu hộ, cứu nạn;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với mưa lớn:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê, các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,…;

+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, hỗ trợ nhân dân đối phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống mưa lớn và ngập lụt.

+ Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi mưa lớn và ngập lụt kéo dài.

- Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn.

3. Lượng mưa 24h từ 200-500mm trong 2-4 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc đồng bằng; trên 500mm trong 1-2 ngày ở vùng trung du miền núi (RRTT cấp độ 3)

Khi có mưa lớn, có rủi ro thiên tai cấp 3 cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý, trong đó tùy vào tình hình cụ thể của địa phương, các điều kiện đã xảy ra để giả định các tình huống bất lợi nhất làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó.

Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố;

- Tiếp tục chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp; phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông, khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng triển khai ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng của mưa lớn:

+ Rà soát, xác định các khu vực bị ảnh hưởng;

+ Hướng dẫn việc đi lại của người dân trong vùng ngập lũ;

+ Kiểm soát các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân.

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân (theo từng cấp): Xác định các hộ cần phải sơ tán nếu bão độ bổ (số hộ/số nhân khẩu), chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương, người già, trẻ em, người khuyết tật,….

+ Số hộ dân khu vực vùng trũng thấp, sạt lở phải sơ tán;

+ Số hộ dân sống trong khu vực đê bối;

+ Cấm các hoạt động vớt củi trên sông.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu:

+ Cử cán bộ trực tiếp kiểm tra việc tuần tra, canh gác đê theo cấp báo động;

+ Sẵn sàng các phương án để hộ đê, ứng phó với lũ khi mưa lớn làm nước sông dâng cao;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn trong ứng phó với lũ, ngập lụt: Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn ở các cấp.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó; triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương;

- Thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Chỉ đạo các Sở, ban ngành theo nhiệm vụ ngành quản lý để thực hiện các phương án ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát các công trình trọng điểm, PCTT, xung yếu, quy trình vận hành, xả lũ hồ chứa,…Tổ chức tuần tra canh gác, đặc biệt là các vị trí xung yếu hoặc các công trình có sự cố;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp;

- Quyết định cho các cháu học sinh nghỉ học;

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn;

- Thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh khu vực sơ tán dân;

- Thực hiện công tác đảm bảo về giao thông, thông tuyến đối với các khu vực bị ảnh hưởng;

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của Mưa lớn và ngập lụt;

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo các đơn vị, sở ngành và các xã trong phạm vi quản lý thực hiện công tác cảnh báo về Mưa lớn và ngập lụt và các biện pháp ứng phó;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn:

+ Công tác đảm bảo an toàn cho người dân;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó:

+ Triển khai lực lượng xung kích PCTT để hỗ trợ người dân;

+ Tổ chức di dời, sơ tán dân vùng mưa lớn, ngập lũ khi lệnh;

+ Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn trong vùng bị mưa lớn và ngập lụt;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Tổ chức sơ tán người ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp; đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

+ Tuần tra canh gác đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê; phương án đảm bảo an toàn hồ chứa; thực hiện tích nước xả lũ hợp lý nhằm hạn chế ngập lụt vùng hạ du;

+ Hỗ trợ, giúp dân sơ tán dân đối với vùng mưa lớn, bị ngập lũ nặng (nêu cụ thể các xã bị ngập nặng cần phải sơ tán);

+ Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất như: đẩy nhanh thu hoạch các diện tích sản xuất nông nghiệp đã chín vụ, các diện tích nuôi trồng thủy, hải sản, bảo vệ bờ bao các ao, hồ…

+ Rà soát, kiểm tra bảo đảm các hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin cảnh báo, chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai;

+ Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

+ Tổ chức cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập;

- Các ngành dọc thực hiện các nhiệm vụ của lĩnh vực mình quản lý;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với mưa lớn:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các sự cố về đê điều, kè cống, công trình phòng chống sạt lở, công trình giao thông,…;

+ Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống mưa lớn và ngập lụt;

+ Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;

+ Chỉ đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại triển khai dự trữ hàng hóa thiết yếu; chủ yếu là mì gói, lương khô, nước uống đóng chai, lương thực xăng dầu… sẵn sàng cung cấp cho các vùng bị chia cắt bởi mưa lớn và ngập lụt kéo dài.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn người, phương tiện bị mất tích, cuốn trôi; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

4. Những điểm lưu ý khi xây dựng phương án ứng phó với mưa lớn theo các vùng miền:

a) Những điểm lưu ý chung:

Khi xây dựng phương án, cần phải có bản đồ, sơ đồ sơ họa để thể hiện các nội dung của phương án gồm:

- Xác định danh sách các cơ quan chỉ huy, tên, điện thoại các đồng chí chỉ huy các lĩnh vực;

- Khoanh vùng hoặc tô mầu các vùng trũng thấp, vùng thường xuyên bị ngập do mưa lớn; vùng tiêu thoát nước kém; vùng ngầm tràn để có các biện pháp bảo vệ;

- Xác định các khu vực cần phải sơ tán khi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn;

- Xác định các địa điểm,vị trí sơ tán đến;

- Xác định vị trí các công trình, cơ sở hạ tầng bị xung yếu, các sự cố có khả năng xảy ra để có phương án bảo vệ;

- Xác định vị trí, địa điểm các nguồn lực sẽ được huy động (phương tiện, vật tư, lương thực, nhu yếu phẩm);

- Xác định các tuyến đường huyết mạch giữa các thôn/xã và giữa các huyện để thuận tiện trong quá trình di chuyển;

- Hàng năm tổ chức diễn tập phòng chống bão với các kịch bản có thể xảy ra.

b) Đối với các tỉnh đồng bằng

Khi có mưa lớn, khu vực đồng bằng thường bị ngập lụt, làm nước lũ trên các sông dâng cao, hệ thống tiêu thoát nước kém, vì vậy khi xây dựng phương án đối với các vùng này, cần nhấn mạnh đến nội dung:

- Sẵn sàng các phương tiện như máy bơm để bơm tiêu nước đệm; vận hành hệ thống công trình thủy nông để bơm tiêu thoát nước;

- Tổ chức lực lượng tuần tra canh gác tại các ngầm tràn, bến đò ngang để kiểm soát người, phương tiện đi qua;

- Triển khai các biện pháp ứng phó ngập lụt đô thị.

c) Đối với các tỉnh trung du, miền núi

Phương án ứng phó với mưa lớn đối với khu vực này ngoài những nội dung nêu ở trên cần chú trọng một số điểm sau:

- Khi mưa lớn sẽ làm mực nước các hồ dâng cao, do đó cần phải sẵn sàng phương án vận hành xả lũ; phương án đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ chứa;

- Mưa lớn lâu ngày cũng sẽ gây nguy cơ về sạt lở, lũ quét, do vậy cũng cần phải đề cập đến các nội dung về phòng chống sạt lở đất, lũ quét và đảm bảo an toàn giao thông khi mưa làm sạt lở, ách tắc trên các tuyến đường giao thông nội tỉnh.

5.4.4. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

Bước 1: Thời điểm ứng phó với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

- Khi lũ quét, sạt lở có Rủi ro thiên tai cấp 1.

- Lũ quét, sạt lở đất có Rủi ro thiên tai cấp 2.

- Lũ quét, sạt lở đất có rủi ro thiên tai cấp 3.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy.

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình mưa lũ để xây dựng các kịch bản có thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất ứng với các cấp độ rủi ro. Khi xây dựng các kịch bản, cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, trong đó chú ý đến yếu tố thời gian kết hợp với các hình thái thời tiết xấu, đặc điểm địa hình, địa chất khu vực, đặc biệt là đã có mưa xảy ra lâu ngày trước đó,… (đây là những yếu tố quan trọng để xác định các phương án, biện pháp ứng phó và phân phối huy động lực lượng, phương tiện và hậu cần để ứng phó với loại hình thiên tai này); các khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn cho việc ứng phó.

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó.

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.


Bảng 5-4: Xác định các phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng do lũ quét, sạt lở đất

Cấp độ rủi ro

Cường độ mưa (lượng mưa 24h, mm)

Phạm vi ảnh hưởng

Phương án ứng phó

Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn lực ứng phó thiên tai

1

Lượng mưa từ 200- 500 ở một tỉnh

- Vùng xảy ra mưa lớn;

- Khu vực miền núi nơi đã có mưa nhiều ngày, đất đai đạt đến độ bảo hòa;

- Khu vực dân cư, nhà cửa ven đồi núi, sông suối;

- Khu dân cư, nhà cửa ở các khu đồi trọc, hạ lưu các sông suối,…

- Cơ sở hạ tầng

- Phương án di dời sơ tán dân;

- Phương án tìm kiếm cứu nạn người, tài sản bị lũ quét, sạt lở đất vùi lấp;

- Phương án hỗ trợ dân khắc phục hậu quả;

- Phương án khắc phục giao thông

Căn cứ vào các bản đồ rủi ro thiên tai, lịch sử thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương, năng lực ứng phó thiên tai xác định trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ; nguồn lực ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai:

1. Xác định các khu vực trọng điểm bị ảnh hưởng của mưa lớn; xác định các trọng điểm cần theo dõi, kiểm soát. Lập bảng theo phụ lục 1.1.

- Cấp xã: Phụ lục 1.2.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.2.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.2.3

2. Xác định đối tượng bị ảnh hưởng: Người dân trong khu vực bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất; xác định đối tượng phải di dời, sơ tán trước thiên tai. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.4.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.4.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.4.3

3. Xác định các địa điểm mới cho dân khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ quét. bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.5.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.5.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.5.3

4. Xác định các lực lượng huy động dự kiến. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.6.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.6.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.6.3

5. Xác định các các phương tiện để xử lý khắc phục. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.8.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.8.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.8.3

6. Xác định vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu. Lập bảng theo phụ lục.

- Cấp xã: Phụ lục 1.9.1

- Cấp huyện: Phụ lục 1.9.2

- Cấp tỉnh: Phụ lục 1.9.3

7. Xây dựng bản đồ ứng phó thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

2

Lượng mưa trong 24h từ 200-500mm, nhón đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày

- Vùng xảy ra mưa lớn;

- Vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất

- Khu vực miền núi nơi đã có mưa nhiều ngày, đất đai đạt đến độ bảo hòa;

- Khu vực dân cư, nhà cửa ven đồi núi, sông suối;

- Khu dân cư, nhà cửa ở các khu đồi trọc, hạ lưu các sông suối,…

- Cơ sở hạ tầng

- Phương án di dời sơ tán dân;

- Phương án tìm kiếm cứu nạn người, tài sản bị lũ quét, sạt lở đất vùi lấp;

- Phương án hỗ trợ dân khắc phục hậu quả;

- Phương án khắc phục giao thông

3

Lượng mưa trong 24h trên 500mm, nhóm đất đã tơi

xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày

- Vùng xảy ra mưa lớn;

- Vùng cản báo lũ quét, sạt lở đất

- Khu vực miền núi, thường lưu sông suối đã có mưa nhiều ngày, đất đai đạt đến độ bảo hòa;

- Khu vực dân cư, nhà cửa ven đồi núi, sông suối;

- Khu dân cư, nhà cửa ở các khu đồi trọc, hạ lưu các sông suối,…

- Cơ sở hạ tầng

- Phương án di dời sơ tán dân;

- Phương án tìm kiếm cứu nạn người, tài sản bị lũ quét, sạt lở đất

vùi lấp;

- Phương án hỗ trợ dân khắc phục hậu quả;

- Phương án khắc phục giao thông


Bước 4: Xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản và thời điểm ứng phó tại bước 1 và bước 2.

1. Lượng mưa từ 200-500 ở một tỉnh (RRTT cấp 1):

- Kịch bản có thể xảy ra đối với trường hợp này là mưa lớn trong 24 giờ ở khu vực đồi núi, nơi có độ dốc thấp, nhóm đất tơi xốp, bở rời,… có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

- Phương án, giải pháp ứng phó đối với các kịch bản trong trường hợp này chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ huy các cấp.

a) Cấp huyện:

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất:

+ Thông tin truyền thông tới cấp xã;

+ Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động đảm bảo an toàn cho người trong vùng bị ảnh hưởng của mưa lớn, nhất là vào ban đêm có thể xảy ra lũ quét;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

c) Cấp xã:

- Thực hiện các thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin truyền thông về mưa lớn;

+ Thông tin, cảnh báo tời bà con và nhân dân về tình hình mưa, các sự cố có thể xảy ra do mưa lớn,…

+ Triển khai lực lượng dân quân tự vệ, xung kích cấp xã kiểm tra, rà soát các khu vực ngầm tràn, vũng trũng thấp, sườn đồi núi, khu dân cư nằm sâu trong núi,…

2. Lượng mưa trong 24h từ 200-500mm, nhón đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày xảy ra lũ quét, sạt lở đất có (RRTT cấp 2).

Khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý, trong đó tùy vào tình hình cụ thể của địa phương, các điều kiện đã xảy ra để giả định các tình huống bất lợi nhất làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó.

Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố; bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực khi thấy xuất hiện có mưa lớn, dài ngày để xử lý các tình huống đề phòng xảy ra lũ quét, sạt lở đất;

- Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức phòng, tránh ứng phó với mưa lớn;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó tại hiện trường;

- Chỉ đạo công tác cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm khu vực dễ bị chia cắt;

- Chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khắc phục nhanh các sự cố để sớm ổn định đời sống nhân dân khu vực bị lũ quét, sạt lở đất.

(i) Cấp tỉnh:

- Tổ chức triển khai các biện pháp ứng phó;

- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra hiện trường, khắc phục nhanh để sớm ổn định đời sống của nhân dân vùng bị ảnh hưởng;

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến về lũ quét, sạt lở đất và các cảnh báo tiếp theo;

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn:

+ Công tác đảm bảo an toàn cho người dân;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó về:

+ Thông tin các biện pháp ứng phó về mưa lớn;

+ Tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương;

+ Sơ tán các gia đình đến khu vực an toàn;

+ Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó;

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác chỉ huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Giao nhiệm vụ cho từng đơn vi, lực lượng để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

- Chuẩn bị phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Công việc cần giao cho các lực lượng đã huy động bao gồm:

+ Xác định các địa điểm sơ tán với các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, chất đốt, nước sạch, lương thực; dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường;

+ Hỗ trợ, di dời dân đến nơi an toàn trước khi xảy ra lũ quét hoặc sạt lở đất. Chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương: người già, phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, v.v…

+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn người bị vùi lấp, mất tích; cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị sạt lở; hỗ trợ chỗ ở cho những hộ bị mất nhà ở do lũ quét, sạt lở đất gây ra.

+ Khôi phục nhà cửa;

+ Triển khai nhanh các điều kiện tối thiểu theo phương án đã chuẩn bị trước để đảm bảo cuộc sống cho nhân dân tại nơi sơ tán (nhu yếu phẩm, lương thực, nước uống; bố trí nhà tạm tại nơi an toàn);

+ Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

+ Tổ chức cắm biến báo, bố trí lực lượng ứng trực chốt, chặn, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập;

- Xử lý các điểm ách tắc giao thông do sạt lở gây ra;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để ứng phó với lũ quét, sạt lở đất: Vật tư, lương thực hỗ trợ cho các khu vực bị có thể bị chia cắt.

- Tiếp tục tuần tra, túc trực tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực ứng phó, hỗ trợ nhân dân ứng phó;

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân.

- Đảm bảo vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống lũ quét, sạt lở đất. Thống kê vật tư, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn của các đơn vị và địa phương; Phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị/địa phương sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động;

3. Lượng mưa trong 24h trên 500mm, nhóm đất đã tơi xốp, bở rời, đất sườn tàn tích; độ dốc cao trên 25%; thời gian mưa trước đó trên 2 ngày có xảy ra lũ quét, sạt lở đất với RRTT cấp độ 3.

Khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý, trong đó tùy vào tình hình cụ thể của địa phương, các điều kiện đã xảy ra để giả định các tình huống bất lợi nhất làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó.

Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ như với RRTT cấp độ 2 và thêm các nội dung sau:

(i) Cấp tỉnh:

- Triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương; thực hiện theo các nội dung công điện của BCĐ;

- Quyết định hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng;

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân hoặc hỗ trợ dân di dời đến nơi ở mới;

- Lực lượng Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh thực hiện việc ứng phó, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn.

(ii) Cấp huyện:

- Tìm kiếm cứu nạn; khắc phục nhanh sạt lở;

- Hỗ trợ khôi phục nhà cửa.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các phương án ứng phó:

+ Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán;

+ Công tác đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng;

+ Tìm kiếm cứu nạn; khắc phục nhanh sạt lở;

+ Hỗ trợ khôi phục nhà cửa.

b) Lực lượng, phương tiện và hậu cần tại chỗ:

- Huy động lực lượng, phương tiện để cứu chữa kịp thời những người bị thương; người bị thương nặng phải được chuyển nhanh lên tuyến trên để cứu chữa; khẩn trương tìm kiếm những người còn mất tích;

- Huy động lực lượng để sơ tán, di chuyển những người còn sống sót tới nơi an toàn; dựng lều bạt; cứu trợ khẩn cấp các điều kiện thiết yếu cho đồng bào; động viên, thăm hỏi, chia sẻ đau thương mất mát, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần cho những người bị mất người thân, mất mát tài sản;

- Huy động lực lượng phối hợp với cộng đồng thôn, bản và thân nhân người bị nạn thực hiện việc chôn cất người bị chết theo phong tục của địa phương và thực hiện kịp thời hỗ trợ mai táng phí;

- Thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại thực tế, đối chiếu chính sách hiện hành quy định hiện hành để trình Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT hoặc Chính phủ xét, quyết định mức cứu trợ khẩn cấp cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra;

- Tổ chức khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất gây ra, gồm:

+ Hệ thống thông tin liên lạc phải được ưu tiên hàng đầu để chính quyền ở cấp cơ sở báo cáo được tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và những yêu cầu cần được cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khẩn cấp;

+ Hệ thống giao thông, cầu cống và đường dân sinh đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, công tác cứu trợ khẩn cấp có thể tiếp cận sớm nhất với đồng bào vùng bị thiên tai;

+ Dọn dẹp vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường để phòng tránh dịch bệnh phát sinh. Khi phát hiện có dấu hiệu của dịch bệnh phải tập trung lực lượng, phương tiện khoanh vùng, bao vây, dập tắt dịch trong thời gian ngắn nhất, hạn chế lây lan ra cộng đồng;

- Thực hiện cứu hộ, cứu nạn đối với người, công trình và cơ sở hạ tầng khu vực bị thiệt hại;

- Triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị thiệt hại.

3. Những lưu ý khi xây dựng phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở đất

Lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai xảy ra bất ngờ, phạm vi hẹp nhưng sức tàn phá lớn và thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tuy chưa dự báo được loại hình thiên tai này nhưng có thể chủ động phòng tránh bằng cách khoanh vùng những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là trong các trường hợp mưa lớn nhiều ngày hoặc các hình thế thời tiết khác. Do vậy, phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở đất cần phải chú trọng đến các nội dung:

a) Xây dựng bản đồ, khoanh vùng các điểm có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất, tai biến địa chất, trên bản đồ thể các nội dung:

- Xác định các vị trí theo các màu khác nhau;

- Xác định số hộ/nhân khẩu tại các vị trí đã khoanh vùng;

- Xác định lực lượng tại chỗ các khu vực đã khoanh vùng ( dân quân tự vệ, xung kích, quân đội, công an khu vực,…);

- Xác định các nguồn lực (phương tiện, vật tư,…) tại các vị trí đã khoanh vùng để có thể huy động khi cần thiết;

- Xác định các tuyến đường giữa các thôn/bản để thuận tiện trong công tác chỉ đạo, chỉ huy hiện trường và sơ tán dân khi cần thiết.

b) Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó tới tận thôn bản để người dân hiểu, nắm bắt thông tin về rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất.

c) Đảm bảo thông tin liên lạc giữa các thôn/bản với cơ quan chỉ đạo chỉ huy để xử lý các sự cố.

d) Cắm các biển cảnh báo, bố trí lực lượng ứng trực để kiểm soát, ngăn chặn người, phương tiện tại các vị trí sạt lở đất đá và ở các ngầm qua sông, suối khi có mưa lũ lớn, kéo dài nhiều ngày.

đ) Chú trọng phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ sớm nhất có thể ngay sau khi lũ quét, sạt lở đất xảy ra để hạn chế thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.

e) Các lực lượng được phân công nhiệm vụ chuyển dân đi sơ tán hoặc cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần phải:

- Nắm vững phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Nắm chắc địa hình, nhất là mạng lưới đường giao thông, kể cả đường mòn, đường tắt và hệ thống thông tin liên lạc của khu vực với bên ngoài;

- Chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, hậu cần;

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượng tại chỗ của địa phương.

g) Giải pháp hiệu quả là trước khi có mưa lớn (do bão, ATNĐ) hoặc căn cứ dự báo dài hạn của cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn, lực lượng xung kích PCTT xã phải kiểm tra, rà soát lưu vực phía trên khu dân cư, khu vực trạm xá, trường học… để kịp thời phát hiện bọng nước, sạt lở đất, cây cối chắn ngang khe suối, cản trở dòng chảy,…

5.4.5. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Bước 1: Thời điểm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn.

- Thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 2 đến 6 tháng và độ mặn ăn sâu vào cửa sông từ 25-50km;

- Thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 3- 6 tháng, thiếu hụt nguồn nước từ 50-70% và khoảng cách xâm nhập từ cửa sông trên 50km;

- Thời gian thiếu hụt lượng mưa trên 3-6 tháng, lượng nước thiếu hụt trên 50%.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với hạn hán xâm nhập mặn

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn để xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, nhất là thời gian thiếu hụt lượng mưa kéo dài nhiều tháng, mực nước ở các hồ chứa và các sông, suối đang ở mức rất thấp, triều cường dâng cao; thiếu hụt lượng nước mưa.

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.


Bảng 5-5: Xác định các phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn

Cấp độ rủi ro

Thời gian thiếu hụt lượng mưa trên 50% trong khu vực và độ mặn xâm nhập

Phạm vi ảnh hưởng

Phương án ứng phó

Xác định khu vực, mục tiêu trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ nguồn lực ứng phó thiên tai

1

Thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 2 đến 6 tháng và độ mặn ăn sâu vào cửa sông từ 25-50km

- Nước sinh hoạt/nhu cầu thực tế.

- Vật nuôi, cây trồng;

- Hoạt động sản xuất;

- Phương án đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt

- Phương án đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng

Căn cứ vào các bản đồ rủi ro thiên tai, lịch sử thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương, năng lực ứng phó thiên tai xác định trọng điểm, đối tượng cần được bảo vệ; nguồn lực ứng phó theo các cấp độ rủi ro thiên tai:

1. Xác định các trọng điểm bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn;

2. Xác định đối tượng bị ảnh hưởng:

+ Con người;

+ Vật nuôi;

+ Cây trồng.

Lập bảng theo phụ lục.

3. Xác định nguồn lực để ứng phó với loại hình thiên tai này;

4. Xác định các các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp: Cung cấp nước sinh hoạt; khai thông dòng chảy,…

5. Xây dựng bản đồ ứng phó thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

2

Thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 3- 6 tháng, thiếu hụt nguồn nước từ 50- 70% và khoảng cách xâm nhập từ cửa sông trên 50km

- Nước sinh hoạt/nhu cầu thực tế.

- Vật nuôi, cây trồng;

- Hoạt động sản xuất;

- Phương án đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt

- Phương án đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng;

- Phương án điều tiết vận hành công trình hồ chứa;

- Phương án điều chỉnh mùa vụ.

3-4

Thời gian thiếu hụt lượng mưa trên 3-6 tháng, lượng nước thiếu hụt trên 50%

- Nước sinh hoạt/nhu cầu thực tế.

- Con người, vật nuôi, cây trồng;

- Hoạt động sản xuất;

- Phương án đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt

- Phương án đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất, nuôi trồng;

- Phương án điều tiết vận hành công trình hồ chứa;

- Phương án điều chỉnh mùa vụ;

- Phương án tưới tiết kim;

- Phương án sử dụng các biện pháp công trình và phi công trình;


Bước 4: Xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản và thời điểm ứng phó tại bước 1 và bước 2

1. Thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 2 đến 6 tháng và độ mặn ăn sâu vào cửa sông từ 25-50km hoặc thời gian thiếu hụt lượng mưa từ 3- 6 tháng, thiếu hụt nguồn nước từ 50-70% và khoảng cách xâm nhập từ cửa sông trên 50km (có rủi ro thiên tai cấp 1-2).

Khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý, trong đó tùy vào tình hình cụ thể của địa phương, các điều kiện đã xảy ra để giả định các tình huống bất lợi nhất làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó.

Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo thông qua các văn bản hành chính (Công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn);

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành tăng cường phối hợp với các công trình khai thác thủy lợi để xác định khả năng cung cấp nước tưới, xây dựng phương án bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với khả năng cân đối nguồn nước;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp về công trình, phi công trình liên quan đến nguồn nước, cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt;

- Chỉ đạo công tác vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Chỉ đạo công tác bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất;

- Chỉ đạo công tác hỗ trợ dân vùng bị ảnh hưởng ổn định đời sống, sinh hoạt.

(i) Cấp tỉnh:

- Ban hành các công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn;

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành theo chức năng quản lý thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Chỉ đạo công tác bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình,…

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn nước;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc;

- Chỉ đạo thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để hỗ trợ khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc;

-Tuyên truyền, hỗ trợ dân thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để hỗ trợ khi có yêu cầu;

- Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm để hỗ trợ nhân dân bị mất mùa khi cần thiết.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Huy động lực lượng và các ngành thực hiện các giải pháp đảm bảo sử dụng nước; cung cấp nước:

+ Sử dụng các máy bơm của hộ gia đình bơm nước từ các khe suối, ao, hồ để phục vụ chống hạn;

+ Đào giếng các ao hồ nhỏ để cấp nước tưới;

+ Khoan giếng để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng khô hạn;

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng;

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn.

c) Công tác vật tư, hậu cần tại chỗ

- Cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm;

- Tính toán lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống;

- Linh hoạt điều phối, hòa mạng lưới cấp nước toàn tỉnh để hỗ trợ cho nhau (trạm bơm cấp nước bổ sung vùng diện tích tưới do hồ chứa phục vụ thiếu hụt nguồn nước và ngược lại).

2. Thời gian thiếu hụt lượng mưa trên 3-6 tháng, lượng nước thiếu hụt trên 50% (rủi ro thiên tai cấp 3-4):

Khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn cần xác định các kịch bản ứng phó với từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn quản lý, trong đó tùy vào tình hình cụ thể của địa phương, các điều kiện đã xảy ra để giả định các tình huống bất lợi nhất làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó.

Nội dung các phương án sẽ đề cập đến các nhiệm vụ chính như sau:

a) Công tác chỉ đạo chỉ huy:

Công tác chỉ đạo chỉ huy sẽ được thực hiện ở các cấp (Cấp Tỉnh, huyện, xã). Nội dung chỉ đạo gồm:

- Chỉ đạo thông qua các văn bản hành chính (Công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn);

- Chỉ đạo công tác huy động vật tư, nhân lực để phục vụ chống hạn;

- Phân công các sở ngành theo chức năng nhiệm vụ để kiểm tra, hướng dẫn nhân dân có các biện pháp tích nước;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp về công trình, phi công trình liên quan đến nguồn nước, cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt;

- Chỉ đạo công tác vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Phát động phong trào chống hạn trong nhân dân; tiến hành động viên, khen thưởng kịp thời đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống hạn hán;

- Bổ sung nguồn nước kịp thời phục vụ các hoạt động sinh hoạt cho người và gia súc.

(i) Cấp tỉnh:

- Ban hành các công điện, chỉ thị về phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn;

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành theo chức năng quản lý thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo đủ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình,…

- Chỉ đạo công tác vận hành hồ chứa nước, công trình cấp nước để bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất;

- Điều chỉnh sản xuất, cơ cấu mùa vụ;

- Tùy theo tình hình để đưa ra các quyết định ứng phó.

(ii) Cấp huyện:

- Thực hiện các công điện của Tỉnh và BCĐ;

- Thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn nước;

- Thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc;

- Chỉ đạo công tác bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để hỗ trợ khi có yêu cầu.

iii) Cấp xã:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc;

-Tuyên truyền, hỗ trợ dân thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước;

- Bổ sung nguồn nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất;

- Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm để hỗ trợ nhân dân bị mất mùa khi cần thiết.

b) Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ

Công tác huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ cũng được xây dựng cho từng cấp (tỉnh, huyện, xã), với các nội dung chính sau:

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để phục vụ chống hạn. Triển khai các biện pháp tích trữ nước;

- Triển khai các biện pháp vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành trong mùa kiệt. Khi xảy ra hạn hán cần thực hiện các biện pháp ưu tiên cấp nước sinh hoạt, cấp nước cho gia súc và cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao;

- Chuẩn bị các máy bơm dã chiến, bơm thuyền để bơm sử dụng dung tích chết của hồ;

- Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư để tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng;

- Hỗ trợ dân chuyển đổi cây trồng có nhu cầu sử dụng nước ít nhưng hiệu quả kinh tế cao;

- Sửa chữa gấp những công trình bị hư hỏng nặng không đảm bảo dẫn nước, nạo vét hồ chứa, kênh mương từ nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên của đơn vị, đảm bảo không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước, kế hoạch chống hạn cụ thể của đơn vị;

- Xây dựng các mô hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ít nước. Ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá trị cao.

5.4.6. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với rét hại, sương muối: Bước 1: Thời điểm ứng phó với rét hại, sương muối.

- Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ ở vùng miền núi, từ 8-13 độ ở vùng đồng bằng;

- Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ ở vùng đồng bằng; 0-4 độ ở vùng miền núi;

- Nhiệt độ trung bình từ 0-4 độ ở vùng đồng bằng, dưới 0 độ ở vùng miền núi.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với rét hại, sương muối.

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình rét hại, sương muối trên địa bàn để xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, nhất là thời gian kéo dài, duy trì nền nhiệt độ kết hợp với các hình thế thời tiết nguy hiểm,… vật nuôi, cây trồng và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bước 3: Xác định nội dung phương án ứng phó.

1. Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ ở vùng miền núi, từ 8-13 độ ở vùng đồng bằng (Rủi ro thiên tai cấp 1):

- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và tham mưu, ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó với rét hại, sương muối tới các ngành, các cấp để chủ động phòng tránh;

- Chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình tình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, Kế hoạch phòng, chống, ứng phó với rét hại, sương muối đối với vật nuôi, cây trồng và hoạt động sản xuất,…

2. Nhiệt độ trung bình từ 4-8 độ ở vùng đồng bằng; 0-4 độ ở vùng miền núi (rủi ro thiên tai cấp độ 2):

- Phương án phòng chống rét cho người, đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật;

- Phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cấm:

+ Tổ chức che chắn, làm chuồng cho gia súc, gia cầm;

+ Bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất:

+ Biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp;

+ Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị h trợ che chắn, bảo vệ cây trồng và vật nuôi khi cần thiết;

- Phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi);

- Xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi; thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, chất đốt để đề phòng hiện tượng rét hại kéo dài;

- Bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý, khắc phục thiên tai: khẩn trương hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại; ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,…

3. Nhiệt độ trung bình từ 0-4 độ ở vùng đồng bằng, dưới 0 độ ở vùng miền núi (rủi ro thiên tai cấp độ 3)

- Phương án phòng chống rét cho người, đặc biệt lưu ý đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người khuyết tật;

+ Cho học sinh nghỉ học;

+ Đảm bảo an toàn cho người già;

+ Kiểm tra, rà soát các hoạt động sưởi ấm;

- Phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cấm:

+ Tổ chức che chắn, làm chuồng cho gia súc, gia cầm;

+ Bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc;

- Phương án đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất:

+ Che chắn, bảo vệ cây trồng và vật nuôi khi cần thiết;

+ Thu hoạch sớm mùa vụ;

+ Ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,…

+ Hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại;

- Phương án khắc phục và phục hồi sản xuất sau thiên tai (chuẩn bị đủ cơ số về giống cây trồng, vật nuôi);

- Xây dựng kế hoạch dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, thức ăn chăn nuôi;

- Bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý, khắc phục thiên tai.

5.4.7. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với lốc, sét, mưa đá. Bước 1: Thời điểm ứng phó với lốc, sét, mưa đá.

- Cường độ xảy ra lốc, sét, mưa đá trung bình;

- Cường độ xảy ra lốc, sét, mưa đá mạnh.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với lốc, sét, mưa đá.

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo để xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, nhất là yếu tố thời gian xuất hiện.

Bước 3: Xác định nội dung phương án ứng phó.

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.

1. Lốc , sét, mưa đá xảy ra với cường độ trung bình (Rủi ro thiên tai cấp 1):

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Đối với những tỉnh có biển: Yêu cầu các chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ, thuyền viên phải mặc áo phao khi đang ở trên biển; nhanh chóng đi vào bờ hoặc hoặc di chuyển tìm nơi tránh, trú an toàn khi có gió mạnh; tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự ly, khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn.

- Đảm bảo an toàn cho người:

+ Khuyến cáo người dân không ở trong những căn nhà tạm, yếu; tìm nơi trú ẩn an toàn khi có lốc và mưa đá (không di chuyển đến dưới các cây lớn, nhà tạm);

+ Khuyến cáo việc sử dụng điện thoại, điện gia dụng khi có sấm sét (rút phích cắm, ăng ten tivi và những đồ điện tử đang sử dụng. Trường hợp trục trặc lưới điện chung thì tốt nhất nên ngắt cầu dao hoặc rút hết phích cắm của các đồ điện trong gia đình ra khỏi ổ điện;

+ Không nên ra ngoài lúc trời có mưa dông kèm theo sấm sét và không được lại gần nơi có dây điện rơi xuống;

+ Nếu ở ngoài trời khi mưa dông có nguy cơ bị sét đánh phải tìm chỗ trú ẩn an toàn, không đứng trên đồi cao hay những khoảng đất trống, rộng rãi như cánh đồng, sân chơi... không núp dưới cây cao ngoài đồng trống; không khuân vác vật dụng bằng kim loại như cuốc, xẻng, búa, liềm...;

+ Nếu đang làm ngoài đồng, nên chạy đến nơi nào gần nhất để giữ mình được khô ráo. Nếu không kịp đến nơi an toàn, thì nên núp nơi thấp nhất, thu mình và chụm hai chân lại;

+ Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, phải dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.

- Đảm bảo an toàn cho nhà cửa, công trình và tài sản:

+ Khuyến cáo người dân, đơn vị, doanh nghiệp,.. lắp đặt hệ thống cột thu lôi, cột chống sét thích hợp cho từng công trình;

+ Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật, mưa đá. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có lốc xoáy, gió giật;

- Cứu hộ, cứu nạn người, nhà cửa bị sập do lốc sét gây ra; hỗ trợ nhà ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà ở;

- Khắc phục hậu quả do lốc, sét, mưa đá: huy động lực lượng, phương tiện, vật chất trang bị để nhanh chóng giải quyết hậu quả, tập trung một số công việc như: Thu dọn cành cây đổ; sửa chữa, khắc phục nhà sập, nhà tốc mái...; khắc phục các sự cố tàu thuyền bị đánh chìm, trôi dạt, hư hỏng và tổ chức tìm kiếm người, tàu thuyền bị mất liên lạc; cứu trợ các cá nhân, gia đình khó khăn; thống kê và đánh giá thiệt hại.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:

- Chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các Công điện, thông báo về chỉ đạo ứng phó với thiên tai lốc, sét, mưa đá tới các cấp, các ngành để chủ động phòng tránh;

- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chủ động chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, ngành triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể; UBND các cấp huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn sử dụng hệ thống truyền thanh của địa phương để truyền các bản tin dự báo, cảnh báo giông, lốc, sét,... và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng chống dông, lốc, sét, mưa đá đến với người dân trên địa bàn.

2. Lốc, sét, mưa đá xảy ra với cường độ mạnh (Rủi ro thiên tai cấp 2):

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Ngành điện chủ động cắt điện cục bộ tại nơi xảy ra sự cố ngay khi phát hiện tình trạng mất an toàn trong vận hành lưới điện do bị ảnh hưởng của dông, lốc xoáy, mưa đá, sét. Sau khi khắc phục, sửa chữa và đảm bảo chắc chắn an toàn của hệ thống điện thì phải khôi phục lại ngay việc cung cấp điện cho khu vực để nhân dân ổn định sinh hoạt và sản xuất;

- Huy động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các gia đình sửa chữa gia cố công trình, nhà ở dân cư bị hư hỏng, thu dọn cây xanh bị ngã đổ và xử lý vệ sinh môi trường theo quy định;

- Huy động lực lượng, phương tiện y tế để kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai;

- Huy động lực lượng, phương tiện để thu dọn cây xanh, xử lý môi trường sau thiên tai;

- Huy động lực lượng để cứu hộ, cứu nạn và hỗ trợ người, nhà cửa và các vật dụng khác

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường;

- Chỉ huy lực lượng hỗ trợ dân ứng phó và khắc phục hậu quả do lốc, sét và mưa đá gây ra.

5.4.8. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với nắng nóng: Bước 1: Thời điểm ứng phó với nắng nóng.

- Nhiệt độ cao từ 390C-400C kéo dài từ 3-10 ngày;

- Nhiệt độ cao trên 400C kéo dài từ 5-10 ngày;

- Nhiệt độ cao trên 400C kéo trên 10 ngày.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với nắng nóng:

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo để xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, nhất là yếu tố thời gian xuất hiện.

Bước 3: Xác định nội dung phương án ứng phó:

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.

1. Nhiệt độ cao từ 390C-400C kéo dài từ 3-10 ngày hoặc Nhiệt độ cao trên 400C kéo dài từ 5-10 ngày (rủi ro thiên tai cấp 1, 2):

a) Lực lượng, vật tư, phương tiện tại chỗ:

- Sử dụng hệ thống truyền thanh của địa phương để truyền tải các bản tin dự báo, cảnh báo về nắng nóng và hướng dẫn kiến thức, kỹ năng ứng phó với nắng nóng;

- Triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già;

- Khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong những ngày nắng nóng, khi ra đường phải có biện pháp bảo vệ, che tránh;

- Phân luồng giao thông, tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, đảm bảo cho người dân tham gia giao thông thông suốt, nhất là trong những giờ cao điểm nắng nóng;

- Chỉ đạo công tác phòng, chống đuối nước;

- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn nước; xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có, phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh, đặc biệt cần chú ý đến tình huống cháy rừng trong thời gian xảy ra nắng nóng;

- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo đủ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết;

- Tổ chức vận hành các công trình thủy lợi, các cống lấy nước, trạm bơm nước tưới đảm bảo điều kiện các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng, hạn chế ô nhiễm nguồn nước;

- Rà soát cây trồng trên các tuyến phố, thực hiện trồng mới thay thế cây có dấu hiệu chết, khô héo;

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, người dân lắp đặt hệ thống thu năng lượng mặt trời; nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nắng nóng đồng thời cung cấp năng lượng sạch, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Cập nhật các bản tin cảnh báo sớm và ban hành các văn bản để chỉ đạo ứng phó với nắng nóng tới các cấp, các ngành và các huyện, xã bị ảnh hưởng để chủ động phòng tránh;

- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế để chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với từng tình huống cụ thể;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; chỉ đạo các bệnh viện, các trung tâm y tế đảm bảo tốt nhất việc khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày nắng nóng.

2. Nhiệt độ cao trên 400C kéo dài trên 10 ngày (rủi ro thiên tai cấp 3):

Tiếp tục triển khai các phương án như đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2 và thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Rà soát, đảm bảo điều kiện sinh hoạt và sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ tại các trung tâm bảo trợ xã hội;

- Triển khai đồng bộ công tác phòng, chống đuối nước, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trong dịp hè;

- Xử lý kịp thời các sự cố về điện; bố trí kế hoạch cắt điện hợp lý. Không cắt điện trong lúc cao điểm thời tiết nắng nóng tại các khu vực trọng điểm và thời điểm nắng nóng nhất;

- Bổ sung các trạm bơm tăng áp đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân, hạn chế mức thấp nhất tình trạng mất nước sạch cục bộ tại các khu dân cư. Trường hợp bị mất nước, thiếu nước phải bố trí cấp nước lưu động;

- Xây dựng các biện pháp phòng cháy chữa cháy; chuẩn bị sẵn sàng về thiết bị, phương tiện, nhân lực duy trì lệnh trực 24/24 giờ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra cháy nổ.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Chỉ đạo Sở Y tế triển khai công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để bùng phát dịch bệnh; bổ sung thêm phòng khám, giường bệnh để khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày nắng nóng;

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Chỉ đạo công tác phòng, chống đuối nước, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trong dịp hè.

5.4.9. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với sương mù:

Bước 1: Thời điểm ứng phó với sương mù.

- Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50m trở lên ở trên biển hoặc sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở đất liền;

- Sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở trên biển hoặc tầm nhìn xa từ 50m trở lên ở khu vực sân bay;

- Sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở sân bay.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với sương mù.

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo để xây dựng các kịch bản ứng phó, trong đó cần giả định các tổ hợp bất lợi đối với loại hình thiên tai này, nhất là yếu tố thời gian xuất hiện.

Bước 3: Xác định nội dung phương án ứng phó.

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.

1. Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50 trở lên ở trên biển hoặc sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở đất liền (rủi ro thiên tai cấp độ 1).

- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT tỉnh chủ động cập nhật các bản tin cảnh báo sớm đến nhân dân để chủ động phòng tránh;

- Lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông hướng dẫn, phân luồng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông;

- Thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, tàu thuyền về diễn biến của sương mù để chú ý quan sát, giảm tốc độ đảm bảo lưu thông an toàn; giữ liên lạc với các tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra;

- Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu;

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định, quy chuẩn khi lưu thông trên biển của Bộ Giao thông vận tải.

2. Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa từ 50 trở lên ở trên biển hoặc sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở đất liền và Sương mù dày đặc tầm nhìn xa dưới 50m ở sân bay (RRTT cấp 2, 3).

Triển khai các hoạt động đối như đối với cấp độ rủi ro thiên tai 1, tập trung vào các nhiệm vụ:

- Thông báo trên các phương tiện truyền thông về mức độ che phủ, khuất tầm nhìn do sương mù gây ra để hạn chế thiệt hại trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ;

- Thông báo cho tàu thuyền hoạt động trên biển biết diễn biến về sương mù, yêu cầu tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi lưu thông trên sông, trên biển;

- Bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý, khắc phục thiên tai: khẩn trương hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại; ổn định sản xuất; hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ bị mất mùa do thiên tai,…

- Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: cứu hộ, cứu nạn người, phương tiện bị ảnh hưởng do sương mù; cứu chữa người bị thương do sương mù gây ra.

5.4.10. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với nước biển dâng:

Bước 1: Thời điểm ứng phó với bão, ATNĐ

Khi có tin bão (ATNĐ) cần xác định thời điểm ứng phó, gồm:

- Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển Bắc Bộ hoặc nước biển dâng từ 1-2m ở dải ven biển Nam Bộ;

- Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Nam Bộ hoặc từ 4-6m ở dải ven biển Bắc Bộ;

- Nước biển dâng từ 4-6m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Nam Bộ;

- Nước biển dâng từ 6-8m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Bắc Bộ;

- Nước biển dâng trên 8m ở dải ven biển trung Bộ.

Bước 2: Xác định các kịch bản ứng phó với nước biển dâng

Căn cứ vào diễn biến thiên tai đã xảy ra để giả định các kịch bản về nước biển dâng có thể xảy ra trên địa bàn quản lý.

Tùy theo tình hình từng địa phương, vùng ven bờ, vùng đất liền và tình hình gió bão, thời gian bão đổ bộ kết hợp với các yếu tố triều cường, nước biển dâng, mưa gió bão để xây dựng tổ hợp các kịch bản theo từng tình huống có thể xảy ra trên địa bàn.

Bước 3: Xác định phạm vi ảnh hưởng và phương án ứng phó

Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng kịch bản và từng thời điểm. Nội dung cụ thể như bảng sau.

Bảng 5-6: Xác định các phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng do nước biển dâng

Cấp độ rủi ro

Độ cao nước dâng (m)

Phương án ứng phó

1

Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển Bắc Bộ hoặc nước biển dâng từ 1-2m ở dải ven biển Nam Bộ

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân ven bờ và tại bến;

- Phương án ứng phó với các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ven bờ;

- Phương án ứng phó với dân cư, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất khu vực ven biển;

2

Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Nam Bộ hoặc từ 4-6m ở dải ven biển Bắc Bộ

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân ven bờ và tại bến;

- Phương án ứng phó với các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ven bờ;

- Ứng phó, hộ đê biển, đê cửa sông (ĐBSCL);

- Phương án ứng phó với dân cư, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất khu vực ven biển.

3

Nước biển dâng từ 4-6m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Nam Bộ

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân ven bờ và tại bến;

- Phương án ứng phó với các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ven bờ;

- Phương án ứng phó với dân cư, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất khu vực ven biển;

- Các công trình phòng chống thiên tai (đê biển,…);

- Phương án ứng phó đối với các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng ven sông, ven biển.

4

Nước biển dâng từ 6-8m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Bắc Bộ

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân ven bờ và tại bến;

- Phương án ứng phó với các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ven bờ;

- Phương án ứng phó với dân cư, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất khu vực ven biển và trên các đảo;

- Các công trình phòng chống thiên tai (đê biển, đê cửa sông,…);

- Phương án ứng phó đối với các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng ven sông, ven biển;

- Phương án ứng phó trên các đảo.

5

Nước biển dâng trên 8m ở dải ven biển trung Bộ

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân ven bờ, tại bến và trên các đảo;

- Phương án ứng phó với các cơ sở nuôi trồng thủy hải sản ven bờ, khu vực hải đảo;

- Phương án ứng phó với dân cư, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hoạt động sản xuất khu vực ven biển, ven sông, trên các đảo;

- Công trình phòng chống thiên tai;

- Phương án ứng phó đối với các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng ven, ven biển, trên các đảo;

- Phương án ứng phó trên các đảo.

1. Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển Bắc Bộ hoặc nước biển dâng từ 1-2m ở dải ven biển Nam Bộ (rủi ro thiên tai cấp 1)

Nội dung phương án ứng phó thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ:

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:

- Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó: Xác định lực lượng ứng phó bao gồm những đơn vị nào; số lượng bao nhiêu; đóng quân tại đâu để có kế hoạch điều động ứng cứu cho phù hợp;

- Xác định số lượng, phương tiện cần huy động, trưng dụng khi có yêu cầu;

- Lên phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền:

+ Xác định được số lượng cụ thể các tàu, thuyền của địa phương đang hoạt động trên biển;

+ Xác định việc chằng chống, neo đậu tại bến hoặc di chuyển đến nơi an toàn;

+ Xác định lực lượng hỗ trợ dân để di chuyển lồng bè, sơ tán người tại các khu vực nuôi trồng thủy sản,…

b) Chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:

- Ra thông báo, công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức phòng, tránh, ứng phó với nước biển dâng;

- Chỉ đạo các huyện, xã sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn tàu thuyền trên biển và khu vực ven bờ: Hướng dẫn, neo đậu tàu thuyền; di chuyển lồng bè, người trên các lồng bè vào nơi an toàn,…

- Phân công kiểm tra, đôn đốc tại các huyện, xã và tại hiện trường (ở từng xã); hướng dẫn các huyện ven biển phải chủ động đề phòng lũ xảy ra, sẵn sàng phương án phòng, chống lũ do mưa, bão có thể gây ra.

c) Hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại chỗ:

- Lên phương án hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại các khu vực sơ tán: mỳ tôm, nước uống, thuốc men,…

- Xác định nội dung đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Xác định các vật tư cần thiết để xử lý ngay giờ đầu các sự cố khi có yêu cầu.

2. Nước biển dâng từ 2-4m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Nam Bộ hoặc từ 4-6m ở dải ven biển Bắc Bộ (rủi ro thiên tai cấp 2):

Thực hiện theo phương án như đối với cấp độ rủi ro cấp 2 và bổ sung thêm một số nhiệm vụ cấp bách khác, gồm:

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ

- Lên phương án sơ tán dân:

+ Xác định số hộ/nhân khẩu sơ tán (cụ thể từng thôn, xóm…);

+ Xác đnh các địa điểm sơ tán;

+ Xác định lực lượng hỗ trợ sơ tán dân;

+ Xác định lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân sơ tán đến các công trình kiên cố (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...) trước khi bị ngập lụt và ảnh hưởng của nước dâng.

- Phương án đảm bảo an toàn công trình PCTT (đê, kè..) nhà cửa, cơ sở hạ tầng:

+ Xác định các công trình, nhà cửa và các khu vực cần phải bảo vệ;

+ Xác định các biện pháp để bảo vệ công trình PCTT: đê, kè, hồ chứa,…

+ Xác định lực lượng hỗ trợ dân bảo vệ các công trình trên cảng biển, các khu công nghiệp, các trụ ăng ten,...;

+ Xác định nội dung kiểm soát an toàn đối với các công trình để có phương án bảo vệ, xử lý sự cố;

+ Xác định lực lượng tham gia ứng trực sẵn sàng triển khai cứu trợ, cứu hộ - cứu nạn, sơ cứu - cấp cứu,...

- Theo dõi, báo cáo kịp thời các tình huống phức tạp cần sự trợ giúp từ cấp trên để xử lý, ứng phó;

- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người: tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích do nước dâng; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên biển về nơi an toàn.

b) Chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:

- Chỉ đạo các huyện xã lên phương án sơ tán dân: Xác định số hộ/nhân khẩu tại các huyện xã cần sơ tán; tổ chức chỉ huy sơ tán; huy động lực lượng sơ tán; đảm bảo hậu cần nơi sơ tán,…

- Chỉ đạo các huyện xã lên phương án đảm bảo an toàn cho nhà cửa, các công trình và cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, phòng chống thiên tai và các công trình quốc phòng an ninh;

- Chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

c) Hậu cần, vật tư, nhu yếu phẩm tại chỗ

Triển khai nội dung đảm bảo vật tư, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống bão: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nội dung này.

3. Nước biển dâng từ 4-6m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Nam Bộ (rủi ro thiên tai cấp 3)

Thực hiện theo phương án ứng phó với cấp độ 1-2 và triển khai một số nhiệm vụ sau:

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:

- Huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân sơ tán đến các công trình kiên cố và xa khu vực bị ảnh hưởng (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...) theo kế hoạch đã phân công;

- Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện nội dung đảm bảo an ninh trật tự khu vực bị ảnh hưởng: Xác định nhiệm vụ cho đơn vị, nội dung thực hiện; huy động lực lượng, phương tiện thực hiện;

- Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện nội dung đảm bảo giao thông, thông tin liên lạc: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện;

- Triển khai lực lượng, phương tiện để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

Nêu phương án chỉ đạo, chỉ huy khi có nước biển dâng (triển khai thành lập Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy tiền phương; bố trí lực lượng xuống hiện trường chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ,…);

- Ra lệnh sơ tán dân; chỉ đạo cưỡng chế đối với các hộ dân không thực hiện sơ tán;

- Triển khai phương án hộ đê, xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.

c) Hậu cần, vật tư tại chỗ

- Tổ chức phương án đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Triển khai nội dung đảm bảo vật tư, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống nước biển dâng: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nội dung này.

(Nội dung các phương án về an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc, hậu cần,…được thực hiện như hướng dẫn đối với bão, ATNĐ).

4. Nước biển dâng từ 6-8m ở dải ven biển Trung Bộ hoặc dải ven biển Bắc Bộ (rủi ro thiên tai cấp 4)

Thực hiện theo phương án ứng phó với cấp độ 3 và triển khai một số nhiệm vụ sau:

- Ra lệnh sơ tán dân; chỉ đạo cưỡng chế đối với các hộ dân không thực hiện sơ tán;

- Nêu các công tác chỉ huy tại hiện trường (nếu có);

- Huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân sơ tán đến các công trình kiên cố và xa khu vực bị ảnh hưởng (trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế,...) theo kế hoạch đã phân công;

- Bố trí các lực lượng, phương tiện để triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn và tìm kiếm người, phương tiện và các cơ sở hạ tầng khác khi có sự cố;

- Bố trí nhu yếu phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khai tại các khu vực sơ tán;

- Triển khai nội dung bảo đảm cấp điện: Xác định những nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện; phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện nội dung này.

5. Nước biển dâng trên 8m ở dải ven biển trung Bộ (rủi ro thiên tai cấp 5):

Thực hiện theo phương án ứng phó với cấp độ 3-4 và triển khai một số nhiệm vụ sau:

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:

- Huy động lực lượng,phương tiện sơ tán toàn bộ dân khu vực ven biển, trên các đảo, khu vực lân cận bị ảnh hưởng bởi nước dâng đến nơi an toàn;

- Huy động lực lượng, phương tiện để ứng cứu kịp thời các tình huống cứu hộ cứu nạn, sự cố công trình;

- Tiếp tục triển khai nội dung đảm bảo an toàn giao thông, thông tin liên lạc, an ninh trật tự tại các khu vực bị ảnh hưởng và khu vực được huy động để dân đến sơ tán.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Lập Ban chỉ huy tiền phương tại các vùng trọng điểm có sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

- Thực hiện sự chỉ đạo, chỉ huy theo cấp trên.

c) Hậu cần tại chỗ

- Bố trí nhu yếu phẩm, thuốc men và các vật dụng thiết yếu khai tại các khu vực sơ tán;

- Huy động vật tư, dự trữ để xử lý các sự cố khi có yêu cầu.

6. Những điểm lưu ý khi xây dựng phương án ứng phó với nước biển dâng:

a) Những điểm lưu ý chung:

Khi xây dựng phương án, để có thể theo dõi tổng thể, mỗi ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp cần phải thể hiện phương án ứng phó bằng bản sơ họa hoặc sử dụng bản đồ để thể hiện các nội dung của phương án gồm:

- Xác định danh sách các cơ quan chỉ huy, tên, điện thoại các đồng chí chỉ huy các lĩnh vực;

- Khoanh vùng hoặc tô mầu các vùng ảnh hưởng trực tiếp, các vùng ảnh hưởng gián tiếp theo các màu khác nhau;

- Xác định các vùng dự kiến phải sơ tán;

- Xác định các địa điểm,vị trí sơ tán đến;

- Xác định vị trí các công trình, cơ sở hạ tầng bị xung yếu, các sự cố có khả năng xảy ra để có phương án bảo vệ;

- Xác định vị trí, địa điểm các nguồn lực sẽ được huy động (phương tiện, vật tư, lương thực, nhu yếu phẩm);

- Xác định các tuyến đường huyết mạch giữa các thôn/xã và giữa các huyện để thuận tiện trong quá trình di chuyển;

- Xác định phương án bảo vệ cho khách du lịch trên các đảo và các bãi biển.

b) Đối với các vùng ven biển, vùng trũng thấp khu vực cửa sông, ven biển

Đây là các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp khi có nước dâng, do vậy khi xây dựng phương án cần phải chú trọng đến các nội dung:

- Tàu thuyền ven bờ;

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

- Nhà cửa, công trình hạ tầng kỹ thuật ven sông, ven biển; khu vực trũng thấp;

- Đường cứu hộ, cứu nạn, giao thông đi lại khi nước dâng cao;

- Địa điểm sơ tán dân phải đảm bảo an toàn đối với các mức nâng dâng khác nhau.

5.4.11. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với gió mạnh trên biển.

Bước 1: Thời điểm ứng phó với gió mạnh trên biển.

Khi có tin cảnh báo, dự báo về gió mạnh trên biển cần xác định các vùng bị ảnh hưởng để xây dựng phương án ứng phó.

Bảng 5-7: Xác định các phạm vi và đối tượng bị ảnh hưởng do gió mạnh trên biển

Cấp độ rủi ro

Cấp gió

Phương án ứng phó

1

Gió cấp 6-9 ở vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển hoặc trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với các công trình, cơ sở hạ tầng trên biển (giàn khoan, các huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa)

2

Gió từ cấp 6-9 vùng biển ven bờ hoặc cấp 9 vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo, đảo)

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trên biển hoặc trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với các công trình, cơ sở hạ tầng trên biển (giàn khoan, các huyện đảo Hoàng Sa, Trường Sa);

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân và tàu thuyền ven bờ;

- Phương án ứng phó đối cơ sở nuôi trồng thủy hải sản,…

- Các hoạt động ven biển và trên các đảo.

3

Gió trên cấp 9 vùng biển ven bờ

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân hoạt động trong vùng nguy hiểm;

- Phương án ứng phó với tàu thuyền, ngư dân và tàu thuyền ven bờ;

- Phương án ứng phó với nhà cửa, các công trình, cơ sở hạ tầng ven bờ;

- Phương án ứng phó đối cơ sở nuôi trồng thủy hải sản,…

- Các hoạt động ven biển và trên các đảo.

Bước 2: Xác định nội dung ứng phó theo từng thời điểm.

1. Gió cấp 6-9 ở vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo (RRTT cấp 1).

Nội dung phương án tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của gió mạnh trên biển và các thông tin, chỉ đạo từ Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT để kịp thời triển khai khi có yêu cầu;

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với gió mạnh trên biển:

+ Ban hành các văn bản chỉ đạo (công điện, thông báo,..);

+ Thông tin, truyền thông tới các huyện/xã và cộng đồng để theo dõi, nắm bắt thông tin.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền:

+ Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh;

+ Quản lý tàu thuyền của địa phương: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và neo đậu.

2. Gió từ cấp 6-9 vùng biển ven bờ hoặc cấp 9 vùng biển ngoài khơi bao gồm cả các quần đảo, đảo (RRTT cấp 2).

Thực hiện theo phương án ứng phó với RRTT cấp 2 và triển khai một số nhiệm vụ sau:

a) Lực lượng, phương tiện tại chỗ:

- Phương án huy động nguồn nhân lực ứng phó:

+ Xác định đối tượng, số lượng cụ thể của từng lực lượng để có kế hoạch huy động, sử dụng (đội thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tổ dân quân tự quản, công an, quân đội,…);

+ Xác định các loại phương tiện, vật tư của các huyện/xã, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để có thể huy động, trưng dụng trong trường hợp cần thiết (danh sách, số lượng, vị trí,…).

- Xác định các nội dung công việc cần phải huy động lực lượng, phương tiện thực hiện:

+ Giúp dân sơ tán lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Hỗ trợ sơ tán dân khu vực các huyện đảo, ven biển có khả năng bị ảnh hưởng;

- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người: tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích do nước dâng; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên biển về nơi an toàn.

b) Chỉ huy tại chỗ:

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh: Tiếp tục chỉ đạo bằng các công điện, thông báo, văn bản chỉ đạo các huyện, xã và các cơ quan có liên quan tổ chức ứng phó với gió mạnh trên biển;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền:

+ Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh;

+ Quản lý tàu thuyền của địa phương: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và neo đậu;

+ Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm;

+ Trường hợp có tàu thuyền đang hoạt động hoặc di chuyển trú tránh vào các đảo hoặc lãnh thổ nước bạn để trú tránh bão thì phải chỉ đạo sở chuyên ngành đề nghị Cục Lãnh sự can thiệp.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng vùng ven bờ: Hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vùng biển và ven bờ;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

c) Vật tư, hậu cần tại chỗ:

- Xác định các loại vật tư có thể trưng dụng để đối phó với gió mạnh trên biển:

+ Vật tư dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê biển;

+ Vật tư dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện….).

- Bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân khi cần thiết.

3. Gió trên cấp 9 vùng biển ven bờ (RRTT cấp 3)

Thực hiện theo phương án ứng phó với RRTT cấp 2 và triển khai một số nhiệm vụ sau:

a) Nội dung lực lượng tại chỗ:

Huy động lực lượng tại chỗ để thực hiện các công việc:

- Đảm bảo an toàn về tàu thuyền, cơ sở nuôi trồng thủy sản ven biển và trên bờ:

+ Neo đậu tàu thuyền tại bến;

+ Di chuyển lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy hải sản vào nơi an toàn;

+ Rà soát, kiểm tra và có biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở để người tại các lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

- Đảm bảo an toàn về người tại các nhà tạm, nhà yếu ven biển;

+ Hỗ trợ dân chằng chống nhà cửa, các công trình;

+ Hỗ trợ dân thu dọn đồ đạc và sơ tán đến nơi an toàn;

- Đảm bảo an toàn các công trình, cơ sở hạ tầng:

- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ người: tổ chức tìm người, phương tiện bị mất tích do nước dâng; cứu chữa người bị thương; lai dắt các phương tiện bị sự cố trên biển về nơi an toàn.

b) Chỉ đạo, chỉ huy tại chỗ:

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền:

+ Thông tin tới thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, tàu du lịch, thuyền và các phương tiện đang hoạt động trên biển biết về gió mạnh trên biển để chủ động các biện pháp phòng tránh;

+ Quản lý tàu thuyền của địa phương: Thống kê, kiểm đếm số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển, ven bờ và neo đậu;

+ Hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm;

+ Cấm biển (nếu cần);

+ Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền ở khu neo đậu;

+ Sơ tán dân trên lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Di chuyển người và lồng bè, cơ sở nuôi trồng thủy sản vào khu vực an toàn.

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng vùng ven bờ:

+ Chằng chống nhà cửa khu vực ven biển;

+ Sơ tán dân ở những khu vực nhà tạm, nhà bán kiên cố hoặc dân sống ở các huyện ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mạnh trên đến nơi an toàn;

+ Tuần tra canh gác đối với hệ thống đê biển đề phòng nước dâng, sóng, gió gây sạt lở;

+ Bố trí lực lượng tại các công trình trọng điểm;

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân:

+ Ra lệnh sơ tán dân, yêu cầu nhân dân các vùng bị ảnh hưởng đi sơ tán (Số hộ dân/số nhân khẩu của các huyện/xã cần sơ tán, địa điểm sơ tán);

+ Cưỡng chế đối với các trường hợp không thực hiện sơ tán;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần tại nơi sơ tán;

- Điều phối các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, xung kích,… trên các địa bàn để tránh chồng chéo;

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, sở ngành theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý; xác định rõ vai trò chỉ huy thích hợp theo từng tình huống;

- Trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt thông tin, truyền tải thông tin và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố.

c) Nội dung phương tiện, vật tư tại chỗ:

- Huy động các phương tiện để hỗ trợ dân trong quá trình sơ tán;

- Đảm bảo hậu cần từ nguồn dự trữ của chính quyền và nhân dân tại nơi sơ tán;

- Tiếp tục bổ sung, dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm từ những người dân;

- Đảm bảo vật tư dự trữ để xử lý khẩn cấp tại các sự cố về đê điều, hồ đập và các sự cố khác.

5.4.12. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó với động đất:

1. Động đất xảy ra với cấp độ VI trở xuống với chấn tâm trong khu vực tỉnh (rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2):

Xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ gồm:

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Sẵn sàng các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an để ứng phó khi xảy ra các sự cố;

- Sẵn sàng các phương tiện, vật tư để di chuyển và xử lý các sự cố.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu;

- Chỉ đạo các sở, ngành nhất là lực lượng công an, quân đội chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố về công trình, cơ sở hạ tầng.

2. Động đất cấp VII trở lên với chấn tâm trong khu vực tỉnh hoặc ảnh hưởng do chấn tâm ở khu vực lân cận và không có cảnh báo sóng thần (rủi ro thiên tai cấp độ 3-4)

Xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ gồm:

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Huy động lực lượng, phương tiện kinh phí, vật tư, tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán, hỗ trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm…tại nơi sơ tán;

- Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có động đất: thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đối với người bị nạn trong tình huống nhà sập, cây lớn, trụ điện ngã đổ…do động đất gây ra, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong các đống đổ nát;

- Tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương. Có thể lập phương án bệnh viện dã chiến khi có nhiều người bị thương; hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng;

- Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

- Triển khai phương án Phòng cháy, chữa cháy; dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại, ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt;

- Huy động máy móc, thiết bị của các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện xây dựng trên địa bàn tỉnh để phối hợp với tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà do động đất gây ra;

- Triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực dân di dời để bảo vệ tài sản người dân; điều phối giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình; đảm bảo an toàn giao thông, phong tỏa các cầu vượt, hầm chui cho đến khi có kết luận về độ an toàn sau động đất.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy

- Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các văn bản (công điện, chỉ thị,..);

- Chỉ đạo các sở ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước khi có sự cố do động đất gây ra; thường xuyên thông tin về an toàn hồ chứa đến các địa phương liên quan để phối hợp ứng phó, thực hiện sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ở các vùng hạ du hồ chứa;

- Chỉ đạo công tác sơ tán dân;

- Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.

3. Động đất cấp VIII trở lên với chấn tâm trong khu vực tỉnh (rủi ro thiên tai cấp độ 5)

- Ra lệnh sơ tán dân toàn bộ khu vực ven biển và khu vực lân cận;

- Huy động lực lượng toàn tỉnh để tổ chức sơ tán dân; ứng cứu tìm kiếm cứu nạn;

- Các nội dung khác thực hiện như đối với tình huống 2.

5.4.13. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó sóng thần

1. Khi phát hiện sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn, bất ngờ ở các dải ven biển (rủi ro thiên tai cấp độ 3)

Xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ gồm:

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Sẵn sàng các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an để ứng phó khi xảy ra các sự cố;

- Sẵn sàng các phương tiện, vật tư để di chuyển và xử lý các sự cố.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu;

- Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các văn bản (công điện, chỉ thị,..);

- Chỉ đạo các sở, ngành nhất là lực lượng công an, quân đội chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố về đê điều công trình, cơ sở hạ tầng ven biển.

- Chỉ đạo các sở ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực ven biển, thực hiện sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người;

- Chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc chạy ra xa bờ;

- Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.

2. Động đất với cường độ lớn (>9 độ Richter) xảy ra ở khu vực rãnh nước sâu Manila – Philippin, dự báo có thể tạo ra sóng thần cao 5m ở khu vực vùng biển của tỉnh. Thời gian sóng thần đi từ vùng rãnh nước sâu Manila tới vùng bờ biển Việt Nam sau khoảng 2 giờ (rủi ro thiên tai cấp độ 5).

Xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ gồm:

a) Lực lượng, phương tiện và vật tư tại chỗ:

- Huy động lực lượng toàn tỉnh để tổ chức sơ tán dân; ứng cứu tìm kiếm cứu nạn;

- Huy động lực lượng, phương tiện kinh phí, vật tư, tại chỗ hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán, hỗ trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm…tại nơi sơ tán;

- Tổ chức lực lượng, phương tiện, vật tư để chi viện, tìm kiếm cứu nạn khi có sóng thần: thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đối với người bị nạn trong tình huống bị cuốn trôi, tàu thuyền bị chìm…do sóng thần gây ra, huy động lực lượng;

- Tăng cường lực lượng các y, bác sĩ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương. Có thể lập phương án bệnh viện dã chiến khi có nhiều người bị thương; hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng;

- Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm. Căn cứ vào tình hình sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra song thần để hỗ trợ tăng cường cơ số thuốc, hoá chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

- Triển khai phương án dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các kho hóa chất phát tán ra môi trường;

- Triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực dân di dời để bảo vệ tài sản người dân; điều phối giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, tránh trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình.

b) Công tác chỉ đạo, chỉ huy:

- Phát cảnh báo trên hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu (đối với các tỉnh đã xây dựng), trên các mạng viễn thông đến từng người dân;

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24 giờ để nhận và truyền tin cảnh báo từ Viện Vật lý địa cầu;

- Chỉ đạo công tác ứng phó bằng các văn bản (công điện, chỉ thị,..);

- Ra lệnh sơ tán dân toàn bộ khu vực ven biển và khu vực lân cận;

- Chỉ đạo các sở ngành triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực ven biển;

- Chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc chạy ra xa bờ;

- Chỉ huy lực lượng ứng phó tại hiện trường.

5.4.14. Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai của các bộ, ngành

Việt Nam là một quốc gia bị tác động nặng nề của thiên tai. Hàng năm thiên tai đã gây ra những thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, tác động tiêu cực tới đời sống, sản xuất, môi trường kinh tế - xã hội của đất nước. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các Bộ, Ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phối hợp với địa phương, cơ quan tổ chức liên quan tập trung xây dựng phương án để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể ảnh hưởng đến ngành, lĩnh vực mình quản lý. Do vậy, khi xây dựng phương án ứng phó, sẽ tập trung vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện hoặc tổ chức lực lượng, phương tiện để ứng phó theo nhiệm vụ của các Bộ, ngành.

Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nguồn lực của từng bộ ngành tiến hành thu thập số liệu, xây dựng các bảng biểu về các đối tượng cần được bảo vệ, nguồn lực của bộ ngành theo phương châm bốn tại chỗ để xây dựng phương án để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể ảnh hưởng đến ngành, lĩnh vực mình quản lý và hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

Trên cơ sở các kịch bản thiên tai có thể xảy ảnh hưởng đến ngành, lĩnh vực mình quản lý Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý, từng Bộ ngành sẽ có các phương án ứng phó theo lĩnh vực quản lý, trong đó đề cập đến các nội dung:

- Chỉ đạo công tác trực ban, theo dõi diễn biến của thiên tai;

- Rà soát các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực có khả năng bị ảnh hưởng của thiên tai để có các chỉ đạo theo ngành dọc;

- Sn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Khi có thiên tai xảy ra, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị ảnh hưởng về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, diêm nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng về thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai,… Khi xây dựng phương án ứng phó cần thể hiện các nội dung về công tác chỉ đạo, chỉ huy và ứng phó với thiên tai đối với các lĩnh vực này, cụ thể:

- Chỉ đạo, hướng dẫn về công tác đảm bảo an toàn sản xuất nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng:

+ Khi có dự báo, cảnh báo thiên tai ở vùng, miền nào thì phải chủ động có các thông báo, công điện chỉ đạo về việc thu hoạch sản xuất, chuyển đổi vụ mùa;

+ Công tác tiêu nước đệm;

+ Công tác bảo vệ giống cây trồng trong thời kỳ mới gieo trồng,…

+ Công tác đảm bảo an toàn cho vật nuôi, gia súc, gia cầm,…

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền, khu neo đậu tránh trú bão, ATNĐ và cơ sở nuôi trồng thủy sản;

+ Công tác giám sát, theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền từ dự án MOVIMA;

+ Công tác neo đậu tàu thuyền tại bến;

+ Công tác hướng dẫn sơ tán lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn;

+ Công tác thu hoạch sớm sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản…

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn của các công trình đê điều, hồ đập, kè, công,…

+ Công điện, thông báo cho các địa phương, các cơ quan quản lý, vận hành công trình về việc tổ chức theo dõi, kiểm tra tình hình hình vận hành;

+ Công tác đi kiểm tra và xử lý sự cố các công trình về đê điều, hồ đập, kè, cống, công trình phòng chống thiên tai khác;

+ Công tác chỉ đạo điều hành hệ thống hồ chứa,…

- Chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả liên quan đến lĩnh vực quản lý; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi để khôi phục sản xuất,…

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị chức năng trong Bộ thực hiện các nội dung công việc nêu trên.

2. Bộ Quốc phòng

Trong nhiều năm qua, lực lượng quân đội đã làm rất tốt vai trò là lực lượng xung kích, nòng cốt trong công tác phòng, chống ứng phó giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra. Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Quốc phòng cần đề cập đến các nội dung:

- Chỉ đạo các Quân khu; cơ quan quân sự địa phương các cấp; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; các Quân, Binh chủng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân, thực hiện lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

- Tổ chức hiệp đồng, phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, dự kiến các phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, tổ chức luyện tập, phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng thự hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

- Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn của cơ quan, đơn vị. Chủ động xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án sát với tình hình nhiệm vụ, bảo đảm có tính khả thi cao.

- Phố hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác tổ chức sơ tán dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai và xử lý sự cố công trình, cơ sở hạ tầng khi có yêu cầu; đảm bảo an ninh trật tự khi có xảy ra thiên tai.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Phương án ứng phó của Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập đến các nội dung sau:

- Chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác khi có thiên tai xảy ra;

- Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các công trình khí tượng thủy văn, hải văn, hệ thống theo dõi, giám sát khí tượng thủy văn,…;

- Phương án đảm bảo an toàn đối với hệ thống theo dõi, giám sát tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, môi trường,...

4. Bộ Công an:

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Công an cần đề cập đến các nội dung:

- Công tác chỉ đạo các đơn vị trong ngành đảm an toàn giao thông, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng khu vực xảy ra sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Công tác chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện đóng quân trên địa bàn tổ chức lực lượng, phương tiện cùng chính quyền địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân, hỗ trợ dân để bảo vệ các nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng nơi xảy ra thiên tai;

- Công tác chi viện lực lượng, phương tiện để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội nơi có thiên tai xảy ra, nhất là đối với khu vực có sơ tán dân.

5. Bộ Công Thương:

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Công Thương cần đề cập đến các nội dung:

- Nội dung về chỉ đạo cung cấp điện và xử lý các sự cố về điện khi có sự cố xảy ra, đặc biệt là đối với thiên tai bão, lũ:

+ An toàn về nguồn điện, đường dây tải điện và các cơ sở công nghiệp;

+ Cung cấp điện phục vụ công tác chỉ đạo điều hành;

+ Xử lý các sự cố về điện; có phương án cấp điện cho các hoạt động phòng chống thiên tai ở Trung ương và địa phương;

+ Khắc phục hệ thống điện khi xảy ra sự cố.

- Nội dung chỉ đạo việc vận hành hồ chứa thủy điện:

+ Tăng cường công tác cảnh báo khi vận hành xả lũ, phát điện đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng hạ du;

+ Chỉ đạo đơn vị vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng các phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và có biện pháp ứng phó khi xả lũ khẩn cấp.

- Nội dung chỉ đạo về đảm bảo an toàn đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của Bộ:

+ Các khu vực khai thác khoáng sản;

+ Các mỏ, công trình khai thác, chế biến;

+ Sự cố rò rỉ hoá chất; sạt lở bãi thải, ngập nước mỏ;

+ Triển khai các biện pháp phòng chống sạt lở các bãi thải; khơi thông dòng chảy các mương thoát nước khu vực bãi thải,…

+ Các giàn khoan, công trình trên biển.

- Nội dung chỉ đạo công tác dữ trữ hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm, bình ổn giá khu vực xảy ra thiên tai: Lập kế hoạch dự trữ hàng hóa, lương thực, nhu yếu phẩm tại các vùng bị thiên tai.

6. Bộ Giao thông Vận tải:

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Giao thông Vận tải cần đề cập đến các nội dung:

- Nội dung phương án chỉ đạo, ứng phó khi có thiên tai xảy ra;

+ Phương án phòng, tránh ứng trực 24/24h theo dõi, xử lý các sự cố về giao thông;

+ Công tác thông tin liên lạc trên hệ thống Thông tin duyên hải Việt Nam;

+ Công tác TKCN của hệ thống trung tâm TKCN Hàng hải Việt Nam;

+ Công tác bảo trì, chuẩn bị vật tư, phương tiện và nhân lực để ứng cứu đảm bảo giao thông;

- Nội dung phương án đảm bảo an toàn về giao thông:

+ Lập kế hoạch, phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không khi xảy ra thiên tai;

+Phương án đảm bảo giao thông thông suốt trong thời gian nhanh nhất khi có sự cố thiên tai gây ra;

+ Phương án huy động lực lượng, phương tiện, vật tư dự phòng phục vụ công tác ứng cứu và khắc phục sự cố giao thông;

+ Phương án dự trữ, huy động vật tư, nhân lực, phương tiện để xử lý các sự cố về công trình giao thông, sạt lở, chia cắt trên các tuyến đường bộ, sắt, hàng hải,…

+ Thực hiện chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm trên các tuyến đường dễ bị ngập úng, cầu, cống xung yếu, khu vực hay xảy ra lũ quét, sạt lở đất các đoạn đường đèo, dốc, đá rơi,…

+ Kiểm tra, rà soát các khu neo đậu tránh trú bão;

+ Kiểm tra khu vực sân bay, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu, công tác điều hành, chỉ huy để đảm bảo tuyệt đối an toàn,…

- Chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các tàu vận tải hoạt động trên biển khi có thiên tai.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông:

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Thông tin và Truyền thông cần đề cập đến các nội dung:

- Phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:

+ Chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai phương án ứng cứu thông tin liên lạc;

+ Phương án đảm bảo an toàn các công trình thuộc phạm vi quản lý: các trạm, các tuyến truyền dẫn, cột ăng ten và mạng ngoại vi;

+ Phương án cung cấp các thiết bị, vật tư dự phòng cho mạng lưới bưu chính, viễn thông như máy nổ, nhiên liệu, ắc quy… Đảm bảo an toàn mạng lưới, cơ sở vật chất, đặc biệt là người;

- Phương án cung cấp phương tiện thông tin lưu động phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, các đoàn công tác của chính phủ, trưởng ban chỉ đạo:

+ Huy động xe lưu động;

+ Số lượng xe, phương tiện trên xe;

+ Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ,…

- Công tác truyền thông qua các kênh truyền thông, phương tiện thông tin về dự báo, cảnh báo, công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai:

+ Tần suất phát tin;

+ Thời lượng phát tin;

+ Các nội dung hướng dẫn ứng phó với các tình huống thiên tai,…

+ Tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với mưa, bão và các tình huống bất thường để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên, chủ động phòng tránh, tránh tư tưởng chủ quan, bị động.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đề cập đến các nội dung:

- Phổ biến tuyên truyền trong trường học các nội dung, biện pháp phòng chống thiên tai;

- Phương án chỉ đạo các trường học, sở giáo dục đào tạo các địa phương chủ động các biện pháp phòng chống ứng phó với thiên tai; đảm bảo an toàn cho học sinh và thiết bị giáo dục.

9. Bộ Y tế:

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Y tế cần đề cập đến các nội dung:

- Phương án cung cấp cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị phương tiện phòng chống thiên tai như xe, máy móc thiết bị…và phân công các đội y tế cơ động ứng trực, sẵn sàng h trợ các địa phương khi bị ảnh hưởng thiên tai;

- Phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản, cơ sở vật chất y tế thuộc lĩnh vực Ngành quản lý;

- Phương án huy động nhân lực, vật tư, phương tiện các đội cấp cứu cơ động sẵn sàng khi có lệnh;

- Phương án xử lý dịch bệnh sau thiên tai.

10. Bộ Xây dựng:

Phương án ứng phó thiên tai của Bộ Xây dựng cần đề cập đến các nội dung:

- Phương án đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, nhà cửa và các công trình thuộc phạm vi quản lý của ngành:

+ Phương án đảm bảo an toàn đối nhà cửa, các công trình cao tầng, nhà đang thi công; chỉ đạo các đơn vị có các công trình xây dựng đang thi công: Chủ đầu tư và đơn vị thi công gia cường, chằng chống đảm bảo an toàn cho các thiết bị thi công;

+ Phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình dạng tháp; công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng, các công trình dân dụng, công nghiệp,…

+ Phương án khắc phục, xử lý khi có sự cố đối với các loại công trình này.

- Phương án đảm bảo tiêu thoát nước đô thị, chống ngập úng;

- Phương án huy động nhân lực, vật tư, phương tiện để xử lý các điểm ngập úng cục bộ khi có mưa lớn.

11. Bộ ngoại giao

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến bão, lũ kịp thời có công hàm cho các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực tạo điều kiện giúp đỡ cho tàu thuyền và người dân tạm tránh trú bão; hỗ trợ cứu người, phương tiện trong trường hợp gặp sự cố; phối hợp điều tiết nước (lũ, hạn) trên các lưu vực sông quốc tế ảnh hưởng đến Việt Nam.

12. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam:

Phương án ứng phó thiên tai của các cơ quan truyền thông:

- Phương án đảm bảo an toàn các công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý:

+ Biện pháp gia cố, chằng chống các cột ăng ten đảm bảo an toàn khi có thiên tai;

+ Đảm an toàn tuyệt đối thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

- Phương án thông tin truyền thông cảnh báo tới cộng đồng, người dân trên các kênh phát sóng:

+ Kế hoạch phát sóng;

+ Kế hoạch huy động nhân lực, vật tư, phương tiện theo các đoàn công tác; tổ chức lấy thông tin; truyền tải thông tin từ nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

6. RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH PHƯƠNG ÁN

Các phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, diễn biến thiên tai và khả năng ứng phó với thiên tai của Bộ, Ngành và các cấp địa phương theo quy định tại khoản 3 điều 22 Luật PCTT.

7. KẾT LUẬN

Phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai là một nội dung khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, tài sản, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường sống. Khi xây dựng phương án phải xác định các nguồn lực, năng lực hiện có của địa phương để ứng phó với thiên tai. Vì vậy, các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân cần phải tập trung xây dựng để chủ động ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai.

Với cuốn Sổ tay này, chúng tôi hy vọng sẽ hướng dẫn và cung cấp một số nội dung cơ bản về ứng phó thiên tai đề các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu, điều kiện của từng ngành, từng địa phương mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên thai dựa vào cộng đồng” phê duyệt tại quyết định 1002 của thủ tướng chính phủ ngày 13/7/2009.

2. Sổ tay hướng dẫn phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương.

3. Tài liệu hướng dẫn “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai”.

4. “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP báo cáo được Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam xuất bản tháng 2/2015.

5. Thông tư số 19/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2013, quy định việc áp dụng quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu trên biển (quy tắc colreg 72).

6. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS19:2016/CHK Khai thác sân bay trong mọi điều kiện thời tiết.

7. Hazard-Specific diaster risk reduction implementation guide, U.S.Agency for international development office of U.S.Foreign disaster asistance.

8. Tài liệu hướng dẫn Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, xây dựng và biên tập bởi: Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, hỗ trợ bởi: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam Hà Nội, 4/2014.

9. Tài liệu hướng dẫn Quản lý rủi ro thiên tai trong doanh nghiệp, của Trương Quốc Cần, Nguyễn Thị Thu.

10. Tài liệu Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam & Trường Đại học Thủy lợi, RMIT, Melbourne, Đông Anglia, Đại học Sussex.

11. Scenario-based tsunami hazard assessment for the coast of Vietnamfrom the Manila Trench source, by Phuong Hong Nguyen, Que Cong Bui, Phuong Ha Vu, Truyen The Pham.

12. Disaster management – A Disaster manager’s handbook, Asian development bank.

13. Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên các của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.

14. Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai của 43 tỉnh trong cả nước.

15. Công điện chỉ đạo ứng phó với các loại hình thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương.

16. Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

PHỤ LỤC

CÁC BẢNG BIỂU NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

PHỤ LỤC: TỔNG HỢP CÁC BIỂU MẪU NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Phụ lục 1.1: Các khu vực trọng điểm, xung yếu

(Các cấp xây dựng phương án chỉ xác định các đối tượng trong phạm vi quản lý)

STT

Công chống thiên tai, công trình trọng điểm cần bảo vệ

Địa điểm xây dựng, vị trí xung yếu, cấp độ rủi ro thiên tai cần bảo vệ

Vị trí kho vật tư dự trữ

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

A

Đê biển

(Từ Km-Km)

(Từ Km-Km)

(Từ Km-Km)

(Từ Km-Km)

….

……

……

…..

…….

B

Đê cấp I

(Từ Km-Km)

(Từ Km-Km)

(Từ Km-Km)

(Từ Km-Km)

….

……

……

…..

…….

C

Hồ chứa

1

Hồ A

Xã A

Xã A

Sau nhà điều hành

2

Hồ B

Xã B

Xã B

Xã B

Vai trái đập

….

……

……

…..

…….

D

Công trình chống úng:

….

……

……

…..

…….

E

Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

….

……

……

…..

…….

F

Nhà kết hợp sơ tán dân

….

……

……

…..

…….

G

Các công trình quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn.

….

……

……

…..

…….

H

Các công trình trọng điểm

….

……

……

…..

…….


Phụ lục 1.2.1: Các khu vực trọng điểm, xung yếu của xã…..

TT

Địa điểm

Vùng chịu ảnh của gió bão

Vùng trũng thấp, ngập lụt do mưa lớn, nước biển dâng

Vùng dễ bị cô lập, chia cắt khi có mưa, lũ

Các tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở

Các trọng điểm khác (nếu có

Thiên tai Cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

1

Thôn A

2

Thôn B

Tổng

Phụ lục 1.2.2: Các khu vực trọng điểm, xung yếu của Huyện…..

TT

Địa điểm

Vùng chịu ảnh của gió bão

Vùng trũng thấp, ngập lụt do mưa lớn, nước biển dâng

Vùng dễ bị cô lập, chia cắt khi có mưa, lũ

Các tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở

Các trọng điểm khác (nếu có

Thiên tai Cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

1

Xã X

Thôn A

Thôn B

…..

2

Xã Y

Thôn C

Tổng

Phụ lục 1.2.3: Các khu vực trọng điểm, xung yếu của Tỉnh…..

TT

Địa điểm

Vùng chịu ảnh của gió bão

Vùng trũng thấp, ngập lụt do mưa lớn, nước biển dâng

Vùng dễ bị cô lập, chia cắt khi có mưa, lũ

Các tuyến đường bị ngập lụt, sạt lở

Các trọng điểm khác (nếu có

Thiên tai Cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

Thiên tai cấp độ 3

Thiên tai cấp độ 4

Thiên tai cấp độ 5

1

Huyện A

Xã A

Xã B

…..

2

Huyện B

Xã D

Tổng


Phụ lục 1.3: Số lượng tàu, thuyền và vị trí trú tránh

(Các cấp xây dựng phương án chỉ xác định các đối tượng trong phạm vi quản lý)

STT

Đơn vị

Số tàu thuyền

Vị trí trú tránh

Sức chứa các khu neo đậu

Ghi chú

A

Huyện A

……

……

1

Xã ….

Thôn

……..

2

Huyện B

……

……

…..

….

…….

…….

Tổng cộng

……..

Phụ lục 1.4.1: Tổng hợp phương án sơ tán dân (dùng cho cấp xã)

TT

Địa điểm

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

Cấp độ 5

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Thôn A

2

Thôn B

Tổng

Phụ lục 1.4.2: Tổng hợp phương án sơ tán dân (dùng cho cấp huyện)

TT

Địa điểm

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

Cấp độ 5

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

I

Huyện X

2

Thôn A

Thôn B

….

II

Huyện Y

Thôn C

Thôn D

…..

Tổng

Phụ lục 1.4.3: Tổng hợp phương án sơ tán dân (dùng cho cấp tỉnh)

TT

Địa điểm

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

Cấp độ 5

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

1

Huyện A

2

Huyện B

3

Thị xã C

4

Thành phố D

…..

Tổng

Phụ lục 1.5.1: Tổng hợp địa điểm sơ tán dân (dùng cho cấp xã)

TT

Địa điểm

Số lượng người có thể sử dụng

Cự ly di chuyển (km)

Tuyến đường di chuyển

Nội dung khác (nếu có)

Hộ

Khẩu

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Hội trường thôn

2

Trường mẫu giáo…

3

Trường mẫu giáo…

4

Trạm Y tế…

5

Nhà Ông A (Kiên cố)

6

Nhà Ông B (Kiên cố)

……

B

Thiên tai cấp độ 4

……….

Phụ lục 1.5.2: Tổng hợp địa điểm sơ tán dân (dùng cho cấp huyện)

TT

Địa điểm

Vị trí tập kết

Cự ly di chuyển (km)

Tuyến đường di chuyển

Nội dung khác (nếu có)

Hội trường xã

Nhà Văn hóa

Nhà mẫu giáo

Nhà kiên cố…

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Xã A

2

Xã B

3

Xã C

……

Tổng

B

Thiên tai cấp độ 4

Phụ lục 1.5.3: Tổng hợp địa điểm sơ tán dân (dùng cho cấp tỉnh)

TT

Địa điểm

Vị trí tập kết

Cự ly di chuyển (km)

Tuyến đường di chuyển

Nội dung khác (nếu có)

Hội trường xã

Nhà Văn hóa

Nhà mẫu giáo

Nhà kiên cố…

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Huyện A

Xã A

Xã B

2

Huyện B

Xã X

Xã Y

….

B

Thiên tai cấp độ 4

…….

Tổng

Phụ lục 1.6.1: Tổng hợp lực lượng dự kiến huy động thuộc xã…..

TT

Địa điểm

Lực lượng

Quân đội

Công An

Cơ động

Dự bị động viên

Dân quân tự vệ

Đội Xung kích PCTT

Phụ nữ

Đoàn TN

Y tế

Hội chữ TĐ

Lực lượng khác (nếu có)

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Thôn A

2

Thôn B

3

Thôn C

……

Tổng

B

Thiên tai cấp độ 4

…..

Phụ lục 1.6.2: Tổng hợp lực lượng dự kiến huy động thuộc huyện…..

TT

Địa điểm

Lực lượng

Quân đội

Công An

Cơ động

Dự bị động viên

Dân quân tự vệ

Đội Xung kích PCTT

Phụ nữ

Đoàn TN

Y tế

Hội chữ TĐ

Lực lượng khác (nếu có)

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Xã A

2

Xã B

3

Xã C

……

Tổng

B

Thiên tai cấp độ 4

….

Phụ lục 1.6.3: Tổng hợp lực lượng dự kiến huy động thuộc tỉnh …..

TT

Địa điểm

Lực lượng

Quân đội

Công An

Tình nguyện

Phụ nữ

Đoàn TN

Xung kích

Y tế

Chữ thập đỏ

Mặt trận TQ

Các doanh nghiệp trên địa bàn

Các trường học

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Huyện A

2

Huyện B

3

Huyện C

……

Tổng

B

Thiên tai cấp độ 4

………

Phụ lục 1.7.1: Tổng hợp phương tiện dự kiến huy động sơ tán dân thuộc xã …..

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ sơ tán dân

Tên cá nhân tổ chức được huy động

Xe 16 chỗ

Xe 25- 29 chỗ

Xe 4-9 chỗ

Xe tải thùng

Ghe, thuyền

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Thôn A

- Ông: Nguyễn Văn A

- Hợp tác xã B

…….

2

Thôn B

3

Thôn C

4

Thôn D

……..

….

…..

…….

…….

……..

Cộng

B

Thiên tai cấp độ 4

………

Phụ lục 1.7.2: Tổng hợp phương tiện dự kiến huy động sơ tán dân thuộc huyện…..

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ sơ tán dân

Tên cá nhân tổ chức được huy động

Xe 16 chỗ

Xe 25- 29 chỗ

Xe 4-9 chỗ

Xe tải thùng

Ghe, thuyền

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Xã A

- Huyện đội

- Xã A

- Công ty B

…….

2

Xã B

3

Xã C

4

Xã D

……..

….

…..

…….

…….

……..

Cộng

B

Thiên tai cấp độ 4

………

Phụ lục 1.7.3: Tổng hợp phương tiện dự kiến huy động sơ tán dân thuộc tỉnh…..

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ sơ tán dân

Xe 16 chỗ

Xe 25-29 chỗ

Xe 4-9 chỗ

Xe tải thùng

Ghe, thuyền

A

Thiên tai cấp độ 3

1

Huyện A

2

Huyện B

3

Huyện C

4

Huyện D

……..

….

…..

…….

…….

……..

Cộng

B

Thiên tai cấp độ 4

………

Phụ lục 1.8.1: Tổng hợp phương tiện dự kiến huy động bảo vệ công trình trọng điểm thuộc xã…..

TT

Tên công trình trọng điểm

Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm

Đối tượng huy động

Máy xúc

Ô tô tải

Xe ben

Ghe, Thuyền

Máy cưa

Rựa

Máy Kéo

Xe ủi

1

Đê A

Công ty A …….

2

Hồ B

….

……..

….

…..

…….

…….

……..

……

……

……

Tổng Cộng

Phụ lục 1.8.2: Tổng hợp phương tiện dự kiến huy động bảo vệ công trình trọng điểm thuộc huyện ……

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm

Máy xúc

Ô tô tải

Xe ben

Ghe, Thuyền

Máy cưa

Rựa

Máy Kéo

Xe ủi

1

Công trình A

2

Công trình B

3

Công trình C

4

Công trình D

……..

….

…..

…….

…….

……..

……

……

……

Tổng Cộng

Phụ lục 1.8.3: Tổng hợp phương tiện dự kiến huy động bảo vệ công trình trọng điểm thuộc tỉnh …..

TT

Đơn vị

Phương tiện phục vụ bảo vệ công trình trọng điểm

Máy xúc

Ô tô tải

Xe ben

Ghe, Thuyền

Máy cưa

Rựa

Máy Kéo

Xe ủi

1

Huyện A

2

Huyện B

3

Huyện C

4

Huyện D

……..

….

…..

…….

…….

……..

……

……

……

Tổng Cộng

Phụ lục 1.9.1: Tổng hợp vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu xã …..

STT

Đơn vị

Lương thực, thực phẩm

Thuốc y tế (cơ số)

Nhiên liệu

Mỳ ăn liền (thùng)

Lương khô (thùng)

Gạo (tấn)

Nước uống đóng chai (thùng)

Muối (kg)

Cá Hộp (Hộp)

Xăng (lít)

Dầu diezen (lít)

Dầu hỏa (lít)

1

Thôn A

2

Thôn B

3

Thôn C

………

Tổng cộng

Phụ lục 1.9.2: Tổng hợp vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu huyện ….

STT

Đơn vị

Lương thực, thực phẩm

Thuốc y tế (cơ số)

Nhiên liệu

Mỳ ăn liền (thùng)

Lương khô (thùng)

Gạo (tấn)

Nước uống đóng chai (thùng)

Muối (kg)

Cá Hộp (Hộp)

Xăng (lít)

Dầu diezen (lít)

Dầu hỏa (lít)

1

Siêu thị A

2

Trung tâm y tế

3

Xã A

4

Xã B

5

Xã C

………

Tổng cộng

Phụ lục 1.9.3: Tổng hợp vật tư, lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu tỉnh….

STT

Đơn vị

Lương thực, thực phẩm

Thuốc y tế (cơ số)

Nhiên liệu

Mỳ ăn liền (thùng)

Lương khô (thùng)

Gạo (tấn)

Nước uống đóng chai (thùng)

Muối (kg)

Cá Hộp (Hộp)

Xăng (lít)

Dầu diezen (lít)

Dầu hỏa (lít)

1

Huyện A

2

Huyện B

3

Huyện C

………

Tổng cộng

Phụ lục 1.10: Tổng hợp phương tiện, vật tư trang thiết bị huy động phục vụ cứu hộ, cứu nạn

STT

Danh mục phương tiện, trang thiết bị

Đơn vị

( huyện, tỉnh)

Các lực lượng đóng trên địa bàn

Tổng cộng

1

Xe tải các loại

chiếc

….

…..

2

Xe cứu thương

chiếc

….

…..

3

Xe mô tô

chiếc

….

…..

4

Xe chuyên dùng các loại

chiếc

….

…..

5

Ca nô

chiếc

….

…..

5

Tàu TKCN các loại

chiếc

….

…..

7

Tàu kéo

chiếc

….

…..

8

Xuồng máy các loại

chiếc

….

…..

9

Phà

chiếc

….

…..

10

Xà lan

chiếc

….

…..

11

Máy bộ đàm

máy

….

…..

12

Máy phát điện

máy

….

…..

13

Cưa máy các loại

máy

….

…..

14

Máy khoan cắt bê tông

máy

….

…..

15

Phao tròn

cái

….

…..

16

Phao bè

cái

….

…..

17

Áo phao

cái

….

…..

18

Áo phao 3 đai

cái

….

…..

19

Phao dây

cái

….

…..

20

Nhà bạt các loại

cái

….

…..

21

Ống nhòm

cái

….

…..

22

Súng bắn pháo hiệu

khẩu

….

…..

23

Xà beng các loại

cái

….

…..

24

Búa các loại

cái

….

…..

25

Cuốc và xẻng

cái

….

…..

26

Cưa tay

cái

….

…..

27

Bộ đồ lặn

bộ

….

…..

28

Bộ đồ chống cháy

bộ

….

…..

29

Đèn chiếu sáng xách tay

cái

….

…..

30

Loa pin cầm tay

cái

….

…..

31

Thang xếp

cái

….

…..

32

Dây thừng

m

….

…..

33

Kềm cộng lực

cái

….

…..

34

Bộ dây cứu hộ - cứu nạn chuyên dụng

bộ

….

…..

35

Đèn pha

cái

….

…..

Phụ lục 1.11: Phương tiện, vật tư dự trữ tại các vị trí xung yếu, công trình trọng điểm

STT

Phương tiện, vật tư

Đơn vị

Hồ A

Hồ B

Đê ..

Đê ..

Tổng

1

Bao tải, bao cát

Cái

2

Cát

m3

3

Đá hộc

m3

4

Búa tạ

Cái

5

Dao, rựa

Cái

6

Xà beng

Cái

7

Xẻng

Cái

8

Áo phao

Cái

9

Bộ đàm

Cái

10

Búa nhổ đinh

Cái

11

Đá 1x2

m3

12

Đá 4x6

m3

13

Đất

m3

14

Rọ đá

Cái

15

Vải địa kỹ thuật

m3

16

Xăng xe máy

Lít

17

Xe rùa

Chiếc

18

Vải bạt

m2

19

Xe máy

Chiếc

20

Bạc xác rắn

m2

21

Bạt che mưa

Cái

22

Búa rung

Cái

23

Bút thử điện

Cái

24

Cọc gỗ

Cọc

25

Cọc sắt

Cọc

26

Cọc thép (Mua 2014)

Cọc

27

Cọc thép V65 dài 1,5m

Cọc

28

Cọc tre

Cọc

29

Cọc tre hoặc cọc gỗ

Cọc

30

Cuốc

Cái

31

Cuốc chim, cuốc bàn

Cái

32

Dầu Diezel

Lít

33

Dây kẽm (Mua 2015)

Kg

34

Dây thép cột

Kg

35

Dây thép cột (2mm)

Kg

36

Dây thép cột (4mm)

Kg

37

Dây thừng

m

38

Dây thừng (Mua 2010)

M

39

Đèn pin sạc

Cái

40

Đinh các loại

Kg

41

Đồ đi mưa

Bộ

42

Kìm cắt

Cái

43

Kìm điện

Cái

44

Lọc

m2

45

Máy bơm

Cái

46

Máy bơm nước 37 KW - 80 m3/h

Cái

47

Máy cẩu

Chiếc

48

Máy đào

Chiếc

49

Máy đào bánh xích 1,25m3

Chiếc

50

Máy đào gầu 0,8m3

Chiếc

51

Máy hàn cắt kim loại bằng hơi

Bộ

52

Máy phát điện 5 KVA

Cái

53

Máy phát điện

Cái

54

Máy phát điện 100 KVA (thuê ngoài)

Cái

55

Máy ủi

Chiếc

56

Máy xúc lật

Chiếc

57

Nhớt

Lít

58

Ôtô

Chiếc

59

Ô tô 12 tấn (thuê ngoài)

Chiếc

60

Ô tô con

Chiếc

61

Ô tô tải 12 tấn

Chiếc

62

Palăng xích 1T

Cái

63

Que hàn

Kg

64

Rọ đá kích thước 1m x 2m x 0,5m

Cái

65

Roăng củ tỏi

m

66

Tấm thép gia cố van cung dày 10mm

m2

67

Thang nhôm

Cái

68

Tuốc nơ vít 2 chấu

Cái

69

Tuốc nơ vít 4 chấu

Cái

70

Ủng đi mưa

Đôi

71

Xe bán tải

Chiếc

72

Xe ben 8,5 tấn

Chiếc

73

Xe chở người 24 chỗ

Chiếc

74

Xe lu 8 Tấn

Chiếc

75

Xe ô tô 4 chỗ - bán tải

Chiếc

76

Xe ô tô 7 chỗ

Chiếc

77

Xe ô tô tải 4,5 tấn - cầu 3,5 tấn

Chiếc

78

Xe Ôtô 2 cầu

Chiếc

79

Xô đựng

Cái

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 về Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.248

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.241.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!