Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 05/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2013/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 05 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN Ở CÁC VÙNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 4 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thủy sản; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005; Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản; Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản;

Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ; Thông tư số 02/2007/TT-BTS ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ; Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản; Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm;

Căn cứ Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1992/TTr-SNN ngày 06/12/2012 về việc ban hành Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng nước nội địa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở các vùng nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy và các Ban đảng Tỉnh ủy;
- VP Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh;
- Như Điều 2; (thực hiện)
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng phòng KTCNLN, TH;
- Chuyên viên NLN;
- Lưu: VT (Hòa).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Chẩu Văn Lâm

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN Ở CÁC VÙNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

1. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức cá nhân) có hoạt động thủy sản trên các sông, suối; đầm, hồ thủy điện, hồ thủy lợi có diện tích trên 05 ha trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

2. Quy chế này không áp dụng đối với những vùng nước chuyên dùng để phục vụ mục đích văn hoá, thể thao và các vùng đất ngập nước tạm thời do lũ lụt gây ra.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động thuỷ sản bao gồm: các hoạt động khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán thuỷ sản; dịch vụ trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

2. Nguồn lợi thuỷ sản: là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

3. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản: là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thuỷ sản.

4. Khai thác thuỷ sản: là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.

5. Vùng nước: bao gồm vùng nước tự nhiên và vùng nước nhân tạo trong đó vùng nước tự nhiên là các sông, suối, đầm có phạm vi được xác định từ mực nước tự nhiên tối đa trở xuống; vùng nước nhân tạo là các hồ chứa nước do con người tạo ra có phạm vi được xác định từ mực nước cao nhất theo thiết kế công trình trở xuống lòng hồ.

6. Nuôi cá trong eo ngách: là sử dụng đăng, lưới ngăn chặn giữa eo, ngách với vùng nước và thực hiện nuôi cá trong eo ngách đó theo kỹ thuật nuôi cá ao.

7. Đồng quản lý: là một phương thức quản lý, trong đó Nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi.

8. Tổ chức Đồng quản lý nghề cá: là một tổ chức hoạt động theo phương thức quản lý trong đó nhà nước chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý với những người sử dụng nguồn lợi.

9. Loài giáp xác: là động vật không xương sống, chân khớp, có vỏ cứng ở ngoài cơ thể, thở bằng mang (tôm, tép...).

10. Kích thước mắt lưới: là chiều dài 1 cạnh của mắt lưới, được ký hiệu là “a”, đơn vị tính là (mm). Mắt lưới “2a” là số đo của 2 cạnh mắt lưới liền kề.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động thủy sản.

1. Nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước thuộc sở hữu toàn dân, do Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý. Các tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo qui định của pháp luật. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phải gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc phát triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.

2. Khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác.

4. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thuỷ sản; bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷ sản; phát huy hiệu quả về tiềm năng diện tích mặt nước phục vụ đời sống kinh tế xã hội.

5. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước; các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Điều 4. Các hoạt động thuỷ sản phải có Giấy phép hoặc có điều kiện.

1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác thuỷ sản tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh phải có Giấy phép khai thác thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp (trừ loại hình khai thác câu tay, vợt xúc tay, đánh dậm, mò, lặn bắt cá bằng tay, súng xiên).

2. Đối với loại tàu cá lắp máy có công xuất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 m; lồng, bè cá và các cấu trúc nổi phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản có tổng dung tích dưới 50 m3 phải có Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, lồng, bè cá và cấu trúc nổi do cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên hoặc không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên; lồng, bè cá và các cấu trúc nổi phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản có tổng dung tích từ 50m3 trở lên phải thực hiện đăng kiểm, đăng ký tàu cá, lồng, bè cá và cấu trúc nổi phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản (trừ các loại tàu cá thuộc trách nhiệm quản lý của Cục Khai thác và BVNLTS được quy định tại Quyết định số 10/2006/QĐ-BTS ngày 03/7/2006 của Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế đăng ký tàu cá và thuyền viên).

4. Các tổ chức, cá nhân nuôi cá hồ chứa, nuôi cá lồng, bè cá, nuôi cá trong eo ngách phải tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên môn; việc sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học xử lý môi trường... theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vị trí nuôi cá phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ và an toàn của công trình thủy điện, thủy lợi và các công trình dân sinh khác.

5. Các hoạt động khoa học công nghệ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực thuỷ sản trên địa bàn tỉnh phải được sự đồng ý và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thuỷ sản.

6. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thuỷ sản tại các vùng nước đã giao cho tổ chức Đồng quản lý nghề cá, phải là thành viên chính thức của tổ chức đồng quản lý nghề cá hoặc được tổ chức đó cho phép.

Điều 5. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thủy sản.

1. Sản xuất, lưu hành, tàng trữ, sử dụng các loại chất độc hại, chất nổ, xung điện, kích điện, các loại ngư cụ bị cấm và các hình thức khai thác có tính huỷ diệt khác.

2. Xả nước thải, chất thải hoặc để rò rỉ các chất độc hại, chất gây ô nhiễm chưa qua xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn vào sông suối, ao hồ và các vùng nước tự nhiên.

3. Vứt bỏ ngư cụ xuống sông, suối, đầm, ao hồ và các vùng nước tự nhiên khác trừ trường hợp bất khả kháng.

4. Sử dụng phương pháp khai thác kết hợp với ánh sáng có tổng công suất chiếu sáng vượt quá 200W, khoảng cách giữa các điểm khai thác dưới 500m, trừ trường hợp khai thác để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

5. Khai thác, huỷ hoại trái phép các bãi đẻ tự nhiên của các loài thuỷ sản; phá huỷ, cản trở trái phép đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm...

6. Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm, trừ trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học được Chính phủ cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.

7. Nuôi, thả các giống loài thuỷ sản mới khi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép; nuôi, thả các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm nuôi trồng; thả các loài thủy sinh vật bị nhiễm bệnh vào nơi nuôi trồng hoặc vào các vùng nước tự nhiên.

8. Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa đã được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo tồn; xây dựng các công trình, san lấp, đắp chắn eo ngách hồ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Điều 6. Các loài thuỷ sản bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn trong năm.

Các loài thủy sản bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn trong năm được quy định tại phụ lục 1, phụ lục 2 kèm theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 7. Quy định kích thước mắt lưới được phép sử dụng, kích cỡ cá ở các vùng nước tự nhiên được phép khai thác.

Kích thước mắt lưới được phép sử dụng, kích cỡ tối thiểu của một số loài thủy sản có giá trị kinh tế ở các vùng nước tự nhiên được phép khai thác được quy định tại phụ lục 3, phụ lục 4 kèm theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 8. Phí, lệ phí trong khai thác thuỷ sản.

Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thuỷ sản có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo qui định hiện hành của nhà nước.

Điều 9. Nguồn tài chính để tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

1. Nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh bố trí hàng năm để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2. Nguồn lực xã hội hóa:

a) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác, nuôi trồng, mua, bán thủy sản.

b) Đóng góp của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.

c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

d) Vốn ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho các hoạt động nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản.

đ) Tiền đền bù về thiệt hại nguồn lợi thủy sản, khắc phục hậu quả sự cố môi trường sống theo quy định của pháp luật.

e) Phí, lệ phí khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

f) Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình, dự án của Trung ương.

Chương II

QUY ĐỊNH RIÊNG CHO TỪNG VÙNG NƯỚC

A. VÙNG NƯỚC HỒ THUỶ ĐIỆN TUYÊN QUANG

Điều 10. Khu vực cấm khai thác.

1. Khu vực an toàn của đập được giới hạn từ các phao, biển báo đã được Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang lắp đặt về phía công trình thuỷ điện.

2. Khu vực eo Thác Mơ, thị trấn Na Hang phạm vi 300 m tính từ chân thác ra phía lòng hồ.

3. Khu vực các bến neo đậu tàu thuyền.

Điều 11. Khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm.

Những khu vực cấm khai thác từ ngày 01/4 đến ngày 30/5 hàng năm gồm: Vùng hồ trên sông Năng và các suối thuộc lưu vực sông Năng trên địa bàn các xã Sơn Phú, xã Đà Vị, xã Yên Hoa, xã Khau Tinh; suối Nặm Vàng thuộc địa bàn các xã Sinh Long, Côn Lôn, Khau Tinh thuộc huyện Na Hang; Ngòi Chang và các suối thuộc lưu vực Ngòi Chang trên địa bàn xã Phúc Yên và Lăng Can; suối Nà Khiềng, suối Bản Loà thuộc xã Phúc Yên thuộc huyện Lâm Bình. Riêng các loài giáp xác được phép khai thác bằng hình thức đánh rọ tại các khu vực trên.

B. VÙNG NƯỚC SÔNG LÔ, GÂM

Điều 12. Những khu vực cấm khai thác thủy sản từ ngày 01/5 đến ngày 31/7 hàng năm.

1. Khu vực quy định tại Thông tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm, cụ thể như sau:

a) Sông Gâm: từ chân đập thủy điện Tuyên Quang đến ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên Sơn (bao gồm cả hồ thủy điện Chiêm Hóa).

b) Sông Lô: Từ ngã ba sông Gâm chảy vào sông Lô trên địa bàn huyện Yên Sơn đến hết địa phận tỉnh Tuyên Quang.

2. Khu vực từ Bến Đền thuộc xã Bạch Xa đến cửa Ngòi Tèo chảy vào sông Lô thuộc xã Minh Dân, huyện Hàm Yên.

C. VÙNG NƯỚC CÁC HỒ KHÁC CÓ DIỆN TÍCH TRÊN 5 HÉC TA

Điều 13. Hoạt động thuỷ sản phải đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến chức năng chính của công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.

Mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động thuỷ sản tại vùng nước này phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi, thủy điện và các quy định của pháp luật khác có liên quan; chịu sự điều hành của cơ quan quản lý nguồn nước nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối và chất lượng nguồn nước.

Chương III

TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Điều 14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Hàng năm xây dựng kế hoạch, kinh phí và tổ chức thả bổ sung cá giống xuống hồ thủy điện Tuyên Quang và các vùng nước khác để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

3. Phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức hướng dẫn thành lập các tổ chức Đồng quản lý nghề cá trên các vùng nước nội địa theo Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 7/6/2010 của Tổng cục Thuỷ sản;

4. Cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thuỷ sản đối với các loại tàu cá; lồng, bè cá và các cấu trúc nổi được quy định tại khoản 3, Điều 4 của Quy chế này.

Điều 15. Trách nhiệm các sở, ban ngành liên quan.

1. Sở Giao thông vận tải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện đăng kiểm đối với các loại tàu cá; lồng, bè cá và các cấu trúc nổi phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản theo quy định tại khoản 3, Điều 4 của Quy chế này.

2. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuỷ sản; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả Quy chế này.

Điều 16. Tránh nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố.

1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh để xây dựng kế hoạch cụ thể cho địa phương, đồng thời làm tốt công tác quản lý các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn theo quy chế đã được ban hành. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy chế đến từng người dân để biết và thực hiện.

2. Thành lập các mô hình đồng quản lý nghề cá có sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn quản lý theo quy định theo Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 7/6/2010 của Tổng cục Thuỷ sản; chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn vận hành có hiệu quả mô hình đồng quản lý nghề cá.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước được phân công quản lý và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thuỷ sản đối với các loại tàu cá; lồng, bè cá và các cấu trúc nổi được quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy chế này.

Điều 17. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Quy chế này.

2. Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân địa phương tuân thủ nghiêm quy chế này và các quy định khác của pháp luật về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đảm bảo quyền giám sát, phát hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản của các tổ chức cá nhân; ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động thủy sản trên địa bàn quản lý.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

1. Quyền lợi.

a) Được khai thác thuỷ sản theo những nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.

b) Được cơ quan chuyên môn thông báo về tình hình diễn biến thời tiết, nguồn lợi thuỷ sản, thông tin về thị trường, các hoạt động thuỷ sản và hướng dẫn kỹ thuật về khai thác thuỷ sản.

c) Được nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư hoạt động khai thác thuỷ sản mang lại.

d) Được tham gia vào công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản; bảo đảm tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ, đầm và các vùng nước tự nhiên khác.

2. Nghĩa vụ và trách nhiệm.

a) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thuỷ sản.

b) Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

c) Sử dụng đúng các loại ngư cụ được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.

d) Tuân thủ sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

đ) Phải cứu hộ khi gặp người, tàu thuyền bị tai nạn.

e) Phát hiện, tố giác, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản.

f) Phải báo cáo sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản cho cơ quan quản lý thủy sản ở địa phương nơi đăng ký tàu cá; lồng, bè cá và các cấu trúc nổi phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

g) Tuân thủ theo các quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Khen thưởng.

Mọi cơ quan, tổ chức cá nhân có thành tích trong công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được khen thưởng theo quy định.

Điều 20. Xử lý vi phạm.

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Khiếu nại, tố cáo.

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Triển khai thực hiện.

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến người dân biết, thực hiện Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1:

CÁC LOÀI THỦY SẢN BỊ CẤM KHAI THÁC

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Cá Chình mun

Anguilla bicolor pacifica

2

Cá Anh vũ

Semilabeo notabilis

3

Cá Cóc Tam Đảo

Paramesotriton deloustali

 

PHỤ LỤC 2:

CÁC LOÀI THỦY SẢN BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Thời gian cấm khai thác

1

Cá Lóc

Channa striata

Từ ngày 1/4 đến ngày 1/6 hàng năm

2

Cá Lóc bông

Channa micropeltes

3

Cá Rô đồng

Anabas testudineus

4

Cá Trê vàng

Clarias macrocephalus

 

PHỤ LỤC 3:

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẮT LƯỚI TỐI THIỂU CHO TỪNG LOẠI NGƯ CỤ

Số TT

Ngư cụ

Kích thước mắt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn

1

Lưới bén (lưới cước)

20

2

Lưới cao màn

40

3

Lưới rê 3 lớp (tính lớp nhỏ nhất)

60

4

Lưới úp

60

5

Vó (bè, càng, gạt...)

20

6

Chài các loại

15

7

Đăng

18

8

Đáy

18

 

PHỤ LỤC 4:

KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỶ SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở CÁC VÙNG NƯỚC TỰ NHIÊN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC

(Tính từ mõm đến chẽ vây đuôi)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)

1

Cá Chép

Cyprinus carpio

150

2

Cá Trôi

Cirrhina molitorella

220

3

Cá Chày đất

Spinibarbus caldwelli

150

4

Cá Bỗng

Spinibarbichthys denticulatus

400

5

Cá Trắm đen

Mylopharyngodon piceus

400

6

Cá Trắm cỏ

Ctenopharyngodon idellus

450

7

Cá Mè trắng

Hypophthalmichthys molitrix

300

8

Lươn

Monopterus albus

360

9

Cá Rầm xanh

 Bangana lemassoni

130

10

Cá Chiên

Bagarius rutilus

450

11

Cá Lăng chấm

Hemibargrus guttatus

560

12

Cá Bỗng

Spinibarbichthys denticulatus

400

13

Cá Vền

Megalobrama terminalis

230

14

Cá Bông (Lóc bông)

Channa micropeltes

380

15

Cá Trê vàng

Clarias macrocephalus

200

16

Cá Thiểu

Culter erythropterus

200

17

Cá Ngão gù

Erythroculter recurvirostris

260

18

Cá Chầy mắt đỏ

Squaliobalbus curriculus

170

19

Cá Ngạnh

Cranogalnis sinensis

210

20

Cá Rô đồng

Anabas testudineus

80

21

Cá Chạch sông

Mastacembelus armatus

200

22

Cá Lóc (cá Quả)

Channa striata

220

23

Cá Mè vinh

Puntius gonionotus

100

24

Cá Diếc

Carassius auratus

150

25

Cá Nhưng

Carassioides cantonensis

150

26

Cá Măng

Elopichthys bambusa

400

27

Cá Mương

Hemiculter leucisculus

180

28

Mè Hoa

Aristichthys nobilis

450

29

Cá Rô phi

Oreochromis mossambicus

150

Tỷ lệ cho phép lẫn các đối tượng nhỏ hơn kích thước qui định không quá 15% sản lượng thủy sản khai thác được

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 về Quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở vùng nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.020

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.226.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!