Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/PA-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Trần Song Tùng
Ngày ban hành: 12/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/PA-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 5 năm 2023

PHƯƠNG ÁN

HỘ ĐÊ TOÀN TUYẾN VÀ ỨNG PHÓ VỚI TRƯỜNG HỢP LŨ LỚN VƯỢT TẦN SUẤT THIẾT KẾ

Phần I

CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

- Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật đê điều ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều ngày 17/6/2020;

- Căn cứ Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật đê điều;

- Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai;

- Căn cứ Hướng dẫn xây dựng phương án hộ đê toàn tuyến và ứng phó với trường hợp lũ lớn vượt tần suất thiết kế của Tổng cục Phòng chống thiên tai tại Văn bản số 01/ĐĐ-QLĐĐ ngày 15/2/2023;

- Căn cứ vào báo cáo đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi tạm trú an toàn;

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy, điều hành của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố tại chỗ được kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất;

- Tăng cường công tác cập nhật thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh, ứng phó thiên tai kịp thời đến các tầng lớp nhân dân.

2. Yêu cầu

a) Chống lũ cho các tuyến đê:

* Đê hữu Đáy:

- Phải đảm bảo chống được lũ theo mực nước lũ thiết kế là:

- Tại Trạm thủy văn Ninh Bình (K19+710): + 4,38m

- Tại trạm thuỷ văn Như Tân (K72+900): + 2,69m

* Đê tả Hoàng Long, đê Trường Yên:

- Phải đảm bảo chống được lũ theo mực nước lũ thiết kế là:

- Tại Trạm thủy văn Bến Đế (K6+016): + 6,13m

- Tại Trạm thủy văn Gián Khẩu (K23+100): + 5,12m

* Đê Đầm Cút và đê Năm Căn:

- Tại Trạm thủy văn Bến Đế (K6+016): + 5,30m

* Đê hữu Hoàng Long và đê Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân:

Phải đảm bảo chống được lũ theo mực nước lũ thiết kế tại Bến Đế là (+5,30)

* Đối với các tuyến đê nội đồng: Phấn đấu chống lũ với mực nước lũ lịch sử năm 1996 tại Cầu Yên (sông Vạc) là Hmax= 2,67 m; cầu Điền Hộ (sông Càn) là: Hmax= 2,5m

b) Chống bão:

* Đối với các tuyến đê biển Bình Minh II: Đảm bảo an toàn cho tuyến đê đến bão cấp 12 với triều trung bình; đảm bảo an toàn cho nhân dân nuôi trồng thuỷ sản phía ngoài đê (khu vực từ đê Bình Minh II đến đê Bình Minh III); hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

* Đối với các tuyến đê biển Bình Minh III: Đảm bảo an toàn cho tuyến đê đến bão cấp 9 với triều trung bình; đảm bảo an toàn cho nhân dân nuôi trồng thuỷ sản phía ngoài đê (khu vực từ đê Bình Minh III đến Cồn Nổi); cho người và tàu thuyền hoạt động trên sông, biển; hạn chế tối đa thiệt hại do bão gây ra.

Phần II

HIỆN TRẠNG ĐÊ ĐIỀU, HỒ ĐẬP VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. VỀ ĐÊ ĐIỀU

Toàn tỉnh có 34 tuyến đê sông, đê hồ, đập và đê biển với tổng chiều dài 424,509km. Trong đó đê cấp II dài 71,204km, đê cấp III dài 104,354km, đê cấp IV dài 79,68km và đê cấp V dài 169,271km. Trong đó các tuyến đê chính:

- Tuyến đê hữu Đáy dài 75,401 km bắt đầu tại cống Địch Lộng, huyện Gia Viễn và kết thúc tại cống Như Tân, huyện Kim Sơn. Trên tuyến có 38 cống, âu và 45 kè. Các vị trí được xác định là trọng điểm xung yếu của tuyến này là: cống Cam Giá tại K16+394, cống Bích Đào tại K20+817, cống Lạc Thiện 1 tại K70+198 và kè Xuân Đài đoạn từ K71+895 - K72+750;

- Tuyến đê Trường Yên dài 6,735 km bắt đầu từ cầu Đen và kết thúc tại cầu Gián Khẩu. Trên tuyến có 05 cống, âu và 01 tường kè đoạn từ K0 - K1+100. Các vị trí được xác định là trọng điểm là đoạn tường kè từ K0+200 - K0+500 và cống Âu Chanh;

- Tuyến đê Tả Hoàng Long dài 23,988 km bắt đầu từ cống Mai Phương và kết thúc tại cầu Gián Khẩu. Trên tuyến có 07 cống tiêu và lấy nước, 07 cống xả trạm bơm và có 02 kè;

- Tuyến đê Hữu Hoàng Long dài 19,41 km bắt đầu từ hồ Thường Xung và kết thúc tại cống Cầu Đen. Vị trí được xác định là trọng điểm của tuyến là: Cống trạm bơm Vân Trình cũ tại K9+790;

- Tuyến đê Năm Căn và đập hồ Yên Quang dài 20,6km tạo thành một vòng khép kín bảo vệ 5 xã: Yên Quang, Đồng Phong, Lạng Phong, Văn Phong và một phần xã Văn Phương. Trên tuyến có 8 cống lấy nước. Trọng điểm được xác định là Cống Tràng An tại K4+650;

- Tuyến đê Tả Vạc dài 27,903km bắt đầu từ cầu Yên và kết thúc tại cửa Kim Đài. Trọng điểm được xác định là đoạn từ K16+100 - K16+200

- Tuyến đê hữu Vạc. Vị trí được xác định trọng điểm đoạn từ K24+769 ÷ K25+669;

- Tuyến đê Bình Minh II dài 25,2 km; bắt đầu từ cống Như Tân và kết thúc tại cống Càn Cụt.

- Tuyến đê biển Bình Minh III dài 15km; bắt đầu từ cống CT3 và kết thúc tại cống CT1. Vị trí được xác định là trọng điểm trong công tác phòng chống lụt bão là đoạn từ đoạn từ K7+300 ÷ K7 + 500; đoạn từ K8 + 100 ÷ K8 + 200.

II. VỀ HỒ CHỨA

Toàn tỉnh có 46 hồ với tổng dung tích 44,34 triệu m3; trong đó, có các hồ lớn với dung tích từ 1÷5 triệu m3 như các hồ Thác La, Yên Quang, Đồng Chương, Thường Sung, Đập Trời, Đá Lải huyện Nho Quan và các hồ Yên Thắng, Yên Đồng huyện Yên Mô; hồ Núi Vá thành phố Tam Điệp.

III. VỀ KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Hệ thống đê sông, đê biển, kè, cống, các tuyến kênh, hồ chứa trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp, tu bổ, nạo vét nên đến nay đã cơ bản đủ khả năng chống lũ, chống tràn, tích nước theo mực nước thiết kế; đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, cần quan tâm kiểm tra, theo dõi một số tuyến đê trọng điểm như đê Hữu Đáy, đê sông Hoàng Long, đê sông Vạc, đê biển Bình Minh III.

Phần III

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

I. TRƯỜNG HỢP LŨ CHƯA VƯỢT TẦN SUẤT THIẾT KẾ

1. Giả định tình huống: Bão đổ bộ cấp 9 vào địa phận tỉnh Ninh Bình, đồng thời lũ trên sông Hoàng Long và sông Đáy ở mức trên báo động II. Khi đó xuất hiện đồng thời các sự cố:

- Cống Âu Chanh tại K4+360 đê Trường Yên, Cống Lạc Thiện I tại K70+198 đê Hữu Đáy xuất hiện rò rỉ qua mang cống, có thể gây vỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vùng hạ du phía sau cống.

- Cống Cam giá tại K16+934; Cống Bích Đào tại K20+817 trên tuyến đê Hữu Đáy; Cống trạm bơm Vân Trình cũ tại K9+790 đê Hữu Hoàng Long bị rò rỉ qua cửa cống và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vùng hạ du phía sau cống.

- Tuyến đê biển Bình Minh III đoạn từ K7+300 ÷ K7 + 500 và đoạn từ K8 + 100 ÷ K8 + 200 xuất hiện sóng leo làm nước tràn qua mặt đê gây sạt lở mái đê và có nguy cơ mất an toàn cho tuyến đê, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi trồng thủy hải sản khu vực từ đê Bình Minh II đến đê Bình Minh III.

- Đê Hữu Vạc đoạn từ K25+000 ÷ K25+050 bị sạt lở mái đê phía sông;

- Kè Xuân Đài đoạn từ K71+900 ÷ K71+950 bị sạt lở.

2. Đánh giá mức độ khi xảy ra sự cố

Tất cả các tình huống giả định trên đều có nguy cơ gây mất an toàn cho tuyến đê và có những ảnh hưởng rất lớn khi xảy ra, vì thế các vị trí trên đều được xác định là các trọng điểm trong công tác phòng chống lụt bão của tỉnh.

3. Giải pháp xử lý

3.1. Rò rỉ qua mang cống (cống Âu Chanh, cống Lạc Thiện I, cống trạm bơm Vân Trình cũ)

- Lấp bịt phía sông: Dùng bạt chống thấm, bao tải đất đắp áp trúc lượn theo tường cánh ở phía sông, cao hơn mực nước (0,5÷1,0)m.

- Làm rãnh lọc phía đồng: Làm rãnh lọc chữ Y hoặc chữ T theo nguyên tắc tầng lọc ngược.

3.2. Rò rỉ qua cửa cống (cống Cam Giá và cống Bích Đào)

- Với các cống phai dự phòng: Triển khai thả phai dự phòng, sau đó thả bao tải đất giữa hai phai dự phòng.

- Với các cống không có phai dự phòng: Làm phai dự phòng giả bằng cách dùng bạch đàn hoặc keo có đường kính ≥ 10cm kẹp liền nhau thành từng mảng từ 5-8 cây, sau đó tiến hành các bước như cống có phai dự phòng.

3.3. Nước tràn qua mặt đê do sóng (tại K7+300 ÷ K7+500 và K8+100 ÷ K8+200 đê biển Bình Minh III)

Đắp con trạch bằng bao tải Jumbo lên mặt đê phía biển để chống sóng leo làm nước tràn qua mặt đê gây sạt lở mái phía đồng.

3.4. Xói lở mái đê, mái kè (tại K25+000 ÷ K25+050 đê Hữu Vạc, Kè xuân Đài tại K71+900 ÷ K71+950)

Dùng đá hộc thả rối để hộ chân đê, kè với chiều rộng từ 3-5m và cao hơn mực nước khoảng 0,5m để ngăn xói lở.

4. Nhu cầu vật tư, phương tiện, nhân lực

Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý các sự cố

STT

Sự cố

Vật tư, phương tiện, nhân lực

Đơn vị

Số lượng

1

Cống Âu Chanh tại K4+360 đê Trường Yên bị rò rỉ qua mang cống

Bạt chống thấm

m2

200

Bao tải dứa loại 50kg

cái

12.500

Đất, cát

m3

250

Xe tải ben 5-8 tấn

cái

8

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

300

2

Cống Bích Đào tại K20+817 đê Hữu Đáy bị rò rỉ qua cửa cống

Bạch đàn d ≥ 10cm dài 2m

cây

80

Bao tải dứa loại 50kg

cái

1.500

Đất, cát

m3

10

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

3

Máy xúc < 0.4m3

cái

1

Nhân công

người

50

3

Cống Cam Giá tại K16+934 đê Hữu Đáy bị rò rỉ qua cửa cống

Bạch đàn d ≥ 10cm dài 3,5m

cây

80

Bao tải dứa loại 50kg

cái

2.500

Đất, cát

m3

15

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

5

Máy xúc < 0.4m3

cái

1

Nhân công

người

100

4

Cống Lạc Thiện I tại K70+198 đê Hữu Đáy bị rò rỉ, thẩm lậu qua mang cống

Bao tải dứa loại 50kg

cái

5.000

Đá 1x2, 4x6

m3

23

Đất, cát

m3

100

Bạt chống thấm

m2

150

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

5

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

100

5

Cống trạm bơm Vân Trình cũ tại K9+790 đê Hữu Hoàng Long bị rò rỉ, thẩm lậu

Đất, Cát

m3

20

Đá 1x2, 4x6

m3

5

Bao tải dứa loại 50kg

cái

1.000

Bạt chống thấm

m2

100

Xe tải ben 5-8 tấn

cái

3

Máy xúc < 0.4m3

cái

1

Nhân công

người

30

6

Đê Hữu Vạc

tại K25+000 ÷ K25+050 bị sạt lở mái đê phía sông

Đá hộc

m3

350

Xe tải ben 5-8 tấn

cái

10

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

25

7

Kè Xuân Đài đoạn từ K71+900 ÷ K71+950 đê Hữu Đáy bị sạt lở

Đá hộc

m3

250

Xe tải ben 5-8 tấn

cái

8

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

15

8

Đê Bình Minh tại K7+300 ÷ K7+500; K8+100 ÷ K8+200 bị sóng đánh làm nước tràn qua mặt đê

Cát

m3

100

Bao tải Jumbo

50x50x60cm

cái

600

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

10

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

200

5. Phương án chỉ huy, điều phối

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, chỉ huy các địa phương, cơ quan, địa phương trên địa bàn triển khai xử lý các sự cố; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để xử lý các sự cố. Khi sự cố diễn ra với mức độ lớn hơn dự kiến mà nhu cầu cần huy động vật tư, phương tiện, nhân lực vượt khả năng huy động của địa phương nơi xảy ra sự cố (huyện, thành phố) thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải báo cáo ngay cho Chủ tịch UBND tỉnh để điều phối vật tư, phương tiện, nhân lực của tỉnh và các huyện, thành phố lân cận về để hỗ trợ.


6. Khả năng huy động “4 tại chỗ“ của các huyện, thành phố

Bảng 2: tổng hợp khả năng huy động “4 tại chỗ“ của các huyện, thành phố để xử lý các sự cố trên địa bàn

STT

Huyện, Thành phố

Lực lượng

Vật tư

Phương tiện, trang thiết bị

Xung kích

Quân đội

Công an

Khác

Đất, cát

Bao tải

Cọc tre

Rọ thép

Ô tô

Máy xúc

Máy

Cuốc, xẻng

1

Nho Quan

1.010

225

80

1.000

1.500

5.000

3.000

350

21

13

5

200

2

Gia Viễn

1.932

305

85

1.000

1.800

6.000

21.000

250

85

20

6

100

3

Hoa Lư

1.089

80

60

500

1.000

11.200

12.300

150

150

28

2

50

4

Yên Khánh

2.102

120

79

500

1.000

23.000

13.300

150

45

38

2

1.000

5

Yên Mô

1.580

200

50

500

1.070

56.000

20.000

150

100

70

10

1.300

6

Kim Sơn

2.120

210

70

600

2.500

28.000

16.000

300

64

14

5

1.550

7

TP. Ninh Bình

1.530

85

176

500

1.000

24.050

17.000

100

140

10

3

1.050

8

TP. Tam Điệp

637

175

100

400

250

1.800

1.500

100

12

3

1

320

Tổng cộng:

12.000

1.400

700

5.000

10.120

155.050

104.100

1.550

617

196

34

5.570


II. TRƯỜNG HỢP LŨ VƯỢT TẦN SUẤT THIẾT KẾ

1. Giả định tình huống: Lũ trên sông Hoàng Long, sông Đáy vượt tần suất thiết kế và dự báo sẽ vượt MNTK đến +0,5m

2. Xác định tình huống xảy ra:

- Xuất hiện tràn nước qua mặt đê đoạn từ K0+000 ÷ K0 + 100 đê tả Hoàng Long thuộc địa bàn huyện Gia Viễn; Đoạn từ K8+500 ÷ K8+650 đê hữu Hoàng Long thuộc địa bàn huyện Nho Quan.

- Xuất hiện tràn nước qua tường kè đoạn từ K0+200 ÷ K0+500 đê Trường Yên thuộc địa bàn huyện Hoa Lư.

- Xuất hiện rò rỉ, thẩm lậu mái đê phía đồng đoạn từ K15+900 ÷ K16+000 đê tả Hoàng Long thuộc địa bàn huyện Gia Viễn.

3. Giải pháp xử lý

3.1. Giải pháp chống tràn qua mặt đê: Đắp nâng cao trình đỉnh đê bằng bao tải cát (chi tiết xem hình vẽ).

3.2. Giải pháp chống tràn qua tường kè: Đắp nâng cao trình tường kè bằng bao tải cát.

Cách làm như sau:

- Dùng máy xúc đắp đá hộc áp sát vào tường kè đến cao trình đỉnh tường kè để mở rộng chân đắp bao tải cát (từ 1,0-1,2m).

- Đắp bao tải cát lên trên đỉnh tường và đá hộc phần đá hộc (chi tiết xem hình vẽ)

3.3. Giải pháp chống rò rỉ, thẩm lậu: Làm rãnh lọc để cho nước thoát ra ngoài một cách dễ dàng, tránh cho mái đê bị sũng nước; không để đất, cát trong thân đê bị xói trôi ra ngoài.

Cách làm như sau: Dùng máy đào cỡ nhỏ đứng ở cơ đê hoặc nhân công để đào rãnh chữ Y ở mái đê với kích thước bxh = 0,3÷0,5 x 0,3÷0,5m. Sau đó rải vật liệu lọc theo thứ tự: Cát từ 15÷20cm, đá dăm 15÷20cm (chi tiết xem hình vẽ).

4. Nhu cầu vật tư, phương tiện, nhân lực

Bảng 3: tổng hợp nhu cầu vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý các sự cố

STT

Sự cố

Vật tư, phương tiện, nhân lực

Đơn vị

Số lượng

1

Nước tràn qua mặt đê đoạn K0+00 ÷ K0+100 tuyến đê Tả Hoàng Long thuộc địa bàn huyện Gia Viễn

Bao tải dứa

cái

2.500

Cát

m3

50

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

3

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

150

2

Nước tràn qua mặt đê đoạn K8+500 ÷ K8+650 tuyến đê hữu Hoàng Long thuộc địa bàn huyện Nho Quan

Bao tải dứa

3.750

Cát

75

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

4

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

220

3

Nước tràn qua mặt tường kè đoạn K0+200 ÷ K0+500 tuyến đê Trường Yên thuộc địa bàn huyện Hoa Lư

Đá hộc

m3

800

Bao tải dứa

cái

7.500

Cát

m3

150

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

19

Máy xúc < 0.4m3

cái

4

Nhân công

người

600

4

Xuất hiện rò rỉ thẩm lậu mái đê phía đồng đoạn K15+900 ÷ K16+000 tuyến đê Tả Hoàng Long thuộc địa bàn huyện Gia Viễn

Cát

m3

20

Đá 1x2, 2x4

m3

20

Xe tải ben 3-8 tấn

cái

4

Máy xúc < 0.4m3

cái

2

Nhân công

người

100

5. Công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều phối

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, chỉ huy các địa phương, cơ quan, địa phương trên địa bàn triển khai huy động vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý các sự cố theo thẩm quyền. Khi sự cố diễn ra với mức độ lớn hơn dự kiến mà nhu cầu cần huy động vật tư, phương tiện, nhân lực vượt khả năng huy động của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

6. Khả năng huy động của địa phương và đề nghị trung ương hỗ trợ

6.1. Khả năng huy động của địa phương

Bảng 4: tổng hợp khả năng huy động vật tư, nhân lực, phương tiện của tỉnh

STT

Tên vật tư

Đơn vị

Số lượng

I

Vật tư

1

Bao tải Jumbo

cái

3.700

2

Bao tải dứa

cái

511.4775

3

Vải lọc

m2

3.500

4

Bạt chống sóng

m2

31.100

5

Bạt chống thấm

m2

24.000

6

Rọ thép

cái

4.637

7

Dây thép

kg

10.450

8

Đá hộc

m3

35.878

9

Đá dăm

m3

422

10

Đất, cát

m3

20.240

11

Cọc tre

cái

208.200

12

Ô tô

xe

1.234

13

Máy xúc

cái

392

14

Máy phát điện

cái

68

15

Cuốc, xẻng

cái

11.140

II

Nhân lực

1

Lực lượng xung kích cấp xã

người

12.000

2

Lực lượng quân đội

người

1.400

3

Lực lượng công an

người

700

4

Lực lượng khác

người

5.000

II

Phương tiện, trang thiết bị

1

Ô tô

xe

617

2

Máy xúc

cái

196

3

Máy phát điện

cái

34

4

Cuốc, xẻng

cái

5.570

6.2. Đề nghị Trung ương hỗ trợ

Để ứng phó với bão mạnh, siêu bão và lũ lớn vượt tần suất thiết kế, UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ:

+ Đê cao su di động: 15km

+ Bao tải dứa loại 50kg: 100.000 cái

+ Bao tải Jumbo loại 0,5x0,5x0,6m: 10.000 cái

+ Bao tải Jumbo loại 1x1x1m: 15.000 cái

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động phòng chống thiên tai và TKCN trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai, Nghị quyết 76/2018/NQ-CP về công tác phòng chống thiên tai và các văn bản chỉ đạo của Trung ương; chỉ huy, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định của pháp luật, gồm:

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch PCTT giai đoạn 2021-2025 của tỉnh; phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai, phương án bảo vệ trọng điểm, phương án hộ đê toàn tuyến, phương án tìm kiếm cứu nạn...

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; chỉ huy hộ đê, đảm bảo an toàn hồ đập, công trình phòng chống lụt bão.

- Chỉ đạo Tiểu ban Tiền phương, Tiểu ban Cứu hộ cứu nạn, Tiểu ban Hậu phương và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai theo phương án đã được duyệt, khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với các diễn biến thiên tai; bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổng kiểm tra đê điều, hồ đập, các trọng điểm xung yếu trước mùa mưa, bão; thẩm định phương án PCTT bảo vệ trọng điểm do UBND các huyện, thành phố xây dựng. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án chống úng, chống hạn, phương án hậu phương và khắc phục hậu quả thiên tai khôi phục sản xuất. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, nhân lực để bảo vệ các trọng điểm.

- Chủ trì tham mưu cho Trưởng ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý giờ đầu khi các tình huống thiên tai xảy ra đảm bảo an toàn cho các tuyến đê.

- Đôn đốc UBND các huyện, thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh tập trung kiểm tra, xử lý các trọng điểm xung yếu theo phương án địa phương đã phê duyệt.

- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi chuẩn bị phương án xuất vật tư dự trữ theo lệnh của UBND tỉnh.

3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn khi ATNĐ, bão, lũ... xảy ra; phương án hợp đồng tác chiến giữa tỉnh, huyện, thành phố và các đơn vị đóng quân trên địa bàn để sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng cơ động tham gia ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có yếu tố nước ngoài tham gia khi xảy ra thiên tai. Sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia hộ đê.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh

- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển về nơi tránh, trú bão an toàn phù hợp với diễn biến của ATNĐ, bão. Thường xuyên thông tin, hướng dẫn cho chủ tàu thuyền, ngư dân đang hoạt động trên biển nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ, bão để phòng, tránh an toàn; đồng thời, thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; kiểm soát hoạt động của các chòi canh thủy sản, hải sản khu vực bãi bồi ven biển.

- Phối hợp với UBND huyện Kim Sơn xây dựng, tổ chức thực hiện phương án di dân phía ngoài đê Bình Minh II; đê Binh Minh III vào trong đê và các hộ dân có nhà ven sông, ven biển không đảm bảo an toàn đến các địa điểm tránh trú an toàn khi có bão, lũ.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển và vùng ven biển khi xảy ra thiên tai và phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển và vùng ven biển khi có yếu tố nước ngoài tham gia.

5. Công an tỉnh

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi xảy ra thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập, các bến đò ngang, đò dọc.

- Phối hợp với lực lượng quân đội và chính quyền địa phương trong việc sơ tán nhân dân, bảo vệ tài sản của nhân dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định của luật về đê điều, luật phòng chống thiên tai.

6. Sở Thông tin và Truyền Thông

- Xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc 24/24h, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến các huyện, thành phố và các trọng điểm, đặc biệt trong trường hợp xuất hiện lũ lớn kéo dài gặp sự cố mất điện lưới, không thể thông tin liên lạc bằng hữu tuyến và các mạng viễn thông.

- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị viễn thông, bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo việc phòng tránh, ứng phó với bão, lũ; công tác tìm kiếm cứu nạn.

7. Sở Giao thông Vận tải

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt; có phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông. Phối hợp với công an tỉnh tổ chức phân luồng giao thông khi các tuyến đường bị ngập lụt do ảnh hưởng của thiên tai.

- Phối hợp với UBND huyện Gia Viễn chỉ đạo Doanh nghiệp tư nhân Xuân Quyền thực hiện công tác đảm bảo giao thông qua cầu phao Đồng Chưa theo phương án được duyệt khi có lũ trên sông Hoàng Long.

- Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn cho các bến cảng, bến thuỷ nội địa, các tuyến đò ngang, đò dọc trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án tránh trú bão, lũ đảm bảo an toàn cho các phương tiện thuỷ trên các tuyến sông.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án huy động phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai.

8. Sở Y tế

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý ổ dịch xuất hiện sau thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh. Có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc, hóa chất phòng, chống dịch bệnh khi có thiên tai xảy ra.

- Xây dựng, thực hiện phương án sơ tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng thu dung cấp cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng do lũ, bão, thiên tai.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế chủ động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, nắng nóng kéo dài.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh, sinh viên và an toàn trường, lớp học khi có thiên tai xảy ra. Có kế hoạch bảo đảm chương trình, thời gian học cho học sinh các xã vùng bị ảnh hưởng của thiên tai.

- Từng bước đưa kiến thức cơ bản về các tình huống thiên nhiên và các biện pháp phòng, chống, ứng phó vào chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Sở Công Thương

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án dự trữ, đảm bảo cung cấp hàng hoá, nhu yếu phẩm cần thiết, nhất là lương thực và nước uống, sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai, lụt, bão, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn... khi có yêu cầu.

11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai; tham mưu, đề xuất các chính sách cứu trợ kịp thời khi có thiên tai xảy ra.

12. Sở Xây dựng

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên tai gây ra.

- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch phù hợp với quy hoạch phân vùng động đất, sóng thần theo quy định.

13. Sở Tài chính

Phối hợp với các sở, ban, ngành, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kịp thời kinh phí đảm bảo cho công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả, hỗ trợ khó khăn cho vùng bị ảnh hưởng thiên tai và tu sửa công trình phòng chống lụt bão; công trình bị hư hại do thiên tai.

14. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành liên quan xây dựng kế hoạch dự phòng vật tư, hóa chất, phương tiện phục vụ xử lý nguồn nước, khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với các tình huống thiên tai. Chủ động điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, dữ liệu khí tượng thủy văn cho các cơ quan và địa phương trong tỉnh.

15. Thanh tra tỉnh

Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và công tác "4 tại chỗ" của các địa phương, đơn vị; kiến nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống lụt, bão.

16. Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo bão, mưa, lũ trên địa bàn tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thời tiết thủy văn của Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, các đài Khí tượng khu vực, tổng hợp phát hành các bản tin thông báo, dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, ATNĐ - bão trên địa bàn toàn tỉnh. Dự báo lũ trên sông Hoàng Long tại Hưng Thi, Bến Đế; trên sông Đáy tại thành phố Ninh Bình; cảnh báo lũ trên các hồ chứa lớn. Yêu cầu dự báo phải chính xác, kịp thời, có chất lượng cao.

- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chi tiết hóa bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Tổ chức dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai theo đúng quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường dự báo, nhận định tình hình nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại dông lốc, .. thường xuyên cung cấp cho các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ chỉ đạo phòng, chống thiên tai.

- Thu thập tài liệu về khí tượng thuỷ văn và dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về tình hình thời tiết; cung cấp kịp thời chính xác số liệu khí tượng thuỷ văn cho Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để chỉ đạo, điều hành.

17. Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện trong mọi tình huống để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và công tác phòng chống thiên tai. Triển khai thực hiện phương án đảm bảo cấp điện 24/24h phục vụ vận hành tràn Lạc Khoái, cống Mai Phương, Địch Lộng khi có yêu cầu.

18. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn cho các hồ, đập, hệ thống công trình thuỷ lợi trong phạm vi quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, hạn hán, xâm nhập mặn; lập các quy trình vận hành an toàn hồ, đập theo quy định. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức xây dựng và thực hiện phương án chống úng, hạn hán, xâm nhập mặn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, dân sinh theo phương án được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Gia Viễn triển khai thực hiện vận hành Tràn Lạc Khoái, cống Mai Phương và cống Địch Lộng theo quy trình khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan thực hiện việc xả lũ các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu.

19. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Bình

- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin, truyền hình. Phối hợp chặt chẽ với Đài KTTV tỉnh, Ban chỉ huy PCTT các cấp, đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng quy định về dự báo, cảnh báo thiên tai và công tác chỉ đạo, điều hành, hoạt động phòng chống thiên tai của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đài KTTV tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án PCTT và TKCN của tỉnh và phổ biến kinh nghiệm phòng tránh thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người dân nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng để có ý thức và biện pháp chủ động phòng tránh hiệu quả.

20. Cục Thống kê tỉnh

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tập huấn cho các ngành và các huyện, thành phố về biểu mẫu, tiêu chí thống kê thống nhất theo quy định về thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 43/2015/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015.

21. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và PTNT tỉnh

Chủ trì, phối hợp với đơn vị thi công; các huyện, thành phố có liên quan xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đê điều đang thi công dở dang. Đặc biệt chú ý đoạn sụt lún tại K66+103 - K66+270 tuyến đê hữu Đáy thuộc dự án Nâng cấp đê hữu Đáy đoạn từ K65+000 - K68+500; Đoạn cuối tuyến đê biển Bình Minh 4 thuộc dự án đê biển Bình minh 4, huyện Kim Sơn.

22. Các sở, ngành khác

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng chống thiên tai đáp ứng, yêu cầu nhiệm vụ phòng tránh thiên tai của ngành mình, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, động đất, sóng thần chung của tỉnh.

23. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác PCTT tại các địa bàn đã được phân công của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

24. UBND các huyện, thành phố

- UBND và Ban chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác PCTT và TKCN; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập và các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn mình quản lý. Rà soát và triển khai thực hiện kế hoạch PCTT đến năm 2025; phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn huyện, thành phố. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ trọng điểm của địa phương theo đúng hướng dẫn của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tại văn bản số 01/ĐĐ-QLĐĐ ngày 15/2/2023; chuẩn bị đầy đủ công tác “4 tại chỗ“ để sẵn sàng triển khai ứng phó khi có sự cố xảy ra; UBND các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn triển khai thực hiện thêm một số nhiệm vụ sau:

- UBND huyện Nho quan: Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án di dân của vùng xả lũ, phân lũ, chậm lũ; phương án xả lũ bảo vệ tuyến đê Đức Long - Gia Tường.

- UBND huyện Gia Viễn: Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án di dân của vùng phân lũ; phương án vận hành tràn Lạc Khoái, tràn sự cố; xả lũ qua cống Mai Phương, Địch Lộng.

- UBND huyện Kim Sơn: Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án di dân phía ngoài đê Bình Minh 2 vào trong đê.

25. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể

Tích cực bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác PCTT và TKCN phát huy vai trò của đoàn thanh niên, thanh niên tình nguyện, phụ nữ tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; vận động, hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Trên đây là phương án hộ đê toàn tuyến và ứng phó với trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện đảm bảo ứng phó kịp thời, có hiệu quả, bảo vệ an toàn cho người, tài sản của Nhà nước, nhân dân và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất biện pháp giải quyết, gửi về Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTTvàTKCN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Lưu VT, VP3.
Bh_VP3_PA01

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Phương án 06/PA-UBND ngày 12/05/2023 về hộ đê toàn tuyến và ứng phó với trường hợp lũ lớn vượt tần suất thiết kế do tỉnh Ninh Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.405

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.189.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!