Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND thông qua quy hoạch tài nguyên nước Quảng Ninh 2020 2030

Số hiệu: 33/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Văn Đọc
Ngày ban hành: 17/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2016/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 17 tháng 11 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật Tài nguyên nước năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật lập quy hoạch tài nguyên nước;

Xét Tờ trình số 7404/TTr-UBND ngày 15/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 88/BC-HĐND ngày 15/11/2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với một số nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng; gắn với Quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành có khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác để phát triển bền vững; chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh;

- Bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực.

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu tổng quát

- Quản lý, phân bổ nguồn nước đảm bảo hài hòa giữa các lợi ích, đảm bảo ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp và thủy sản; bảo đảm công bằng và hợp lý giữa đối tượng khai thác, sử dụng nước, giữa các địa phương; bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng nguồn nước;

- Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh;

- Làm cơ sở để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành có hoạt động khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 100,57 triệu m3/năm; công nghiệp là 135,85 triệu m3/năm; du lịch, dịch vụ là 105,28 triệu m3/năm; nông nghiệp là 350,75 triệu m3/năm;

- Đến năm 2025: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 111,78 triệu m3/năm; công nghiệp là 269,41 triệu m3/năm; du lịch, dịch vụ là 159,57 triệu m3/năm; nông nghiệp là 338,28 triệu m3/năm;

- Đến năm 2030: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 139,68 triệu m3/năm; công nghiệp là 433,00 triệu m3/năm; du lịch, dịch vụ là 234,06 triệu m3/năm; nông nghiệp là 324,96 triệu m3/năm.

3. Nội dung chính của quy hoạch

a) Đánh giá tài nguyên nước

Tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh là 9,98 tỷ m3, trong đó: Nước mặt là 8,35 tỷ m3, nước dưới đất là 1,63 tỷ m3; lượng nước có thể đưa vào khai thác, sử dụng là 8,52 tỷ m3; lượng nước có thể phân bổ là 7,56 tỷ m3.

b) Dự báo nhu cầu nước

- Đến năm 2020 là 1,01 tỷ m3/năm.

- Đến năm 2025 là 1,27 tỷ m3/năm.

- Đến năm 2030 là 1,58 tỷ m3/năm. c) Phân bổ nguồn nước

- Thực hiện chức năng nguồn nước của 14 sông, suối và 179 hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong phục vụ cho nhu cầu khai thác, sử dụng nước, bảo vệ môi trường hệ sinh thái;

- Ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: (1) Nhu cầu nước cho sinh hoạt; (2) Nhu cầu nước cho công nghiệp; (3) Nhu cầu nước cho du lịch, dịch vụ; (4) Nhu cầu nước cho nông nghiệp; (5) Nhu cầu nước cho thủy sản;

- Phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng: Trong trường hợp bình thường, phân bổ bảo đảm 100% nhu cầu cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước; trong trường hợp hạn hán, thiếu nước lượng nước, phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước được xác định theo thứ tự ưu tiên và lượng nước thiếu;

- Thực hiện giám sát tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước dưới đất; giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước.

d) Bảo vệ tài nguyên nước

- Bảo vệ chất lượng nước mặt: Xác định mục tiêu chất lượng nước theo mục đích sử dụng nước cho 14 sông, suối và quy định yêu cầu chất lượng nước thải sinh hoạt của các khu dân cư tập trung, nước thải của các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, nước thải y tế phải xử lý đạt tiêu chuẩn;

- Phòng ngừa cạn kiệt suy thoái nguồn nước dưới đất: Xác định chỉ số hạ thấp mực nước, ngưỡng giới hạn khai thác theo từng địa phương cho hai tầng chứa nước chính là Đệ tứ và Khe nứt.

e) Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại của lũ quét trên các sông suối nhỏ thuộc các huyện: Hoành Bồ, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu; phòng chống sạt lở đất tại một số khu vực ở các địa phương: Bình Liêu, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả; phòng chống bục nước tại các khu vực khai thác than;

- Phòng, chống và giảm thiểu các thiệt hại ngập úng, lũ lụt cho khu vực hạ lưu sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên; tập trung chủ yếu cho khu vực đồng bằng hạ lưu ven biển trong đó có thị trấn Ba Chẽ, Tiên Yên;

- Phòng, chống và giảm thiểu các thiệt hại của hạn hán cho các diện tích trồng lúa và hoa màu có nguy cơ cao bị hạn hán tại thị xã Đông Triều và thị xã Quảng Yên.

4. Một số giải pháp cơ bản

a) Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

- Ban hành các quy định phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước, phù hợp với đặc điểm tài nguyên nước và công tác quản lý nhà nước của tỉnh;

- Cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương; công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước;

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn.

b) Nhóm giải pháp khoa học, công nghệ để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ nguồn nước

- Áp dụng công nghệ sử dụng nước tiết kiệm và phát sinh ít nước thải; ứng dụng công nghệ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước;

- Lưu giữ, bảo vệ nguồn nước và đầu tư các công trình lưu giữ nước mưa, nước mặt như hồ, đập trên các đảo; chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng cao hiệu quả khai thác của các công trình khai thác, sử dụng nước, đặc biệt là các công trình thủy lợi và công trình cấp nước tập trung.

c) Nhóm giải pháp bảo vệ an toàn, an ninh nguồn nước

- Khoanh định hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh, vùng cấm, hạn chế khai thác và các khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới; có giải pháp bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên nước dưới đất tại các tuyến đảo; lập danh mục nguồn nước không được san lấp làm cơ sở cho công tác quản lý tại địa phương;

- Duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước, nguồn sinh thủy quan trọng; đồng thời rà soát chuyển một số diện tích đất rừng sản xuất thành rừng đầu nguồn để đảm bảo nguồn sinh thủy cho các hồ chứa; xây dựng mạng quan trắc tài nguyên nước, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước.

d) Nhóm giải pháp phòng, chống hậu quả tác hại do nước gây ra

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành đúng quy trình các công trình phát triển nguồn nước và khai thác, sử dụng nước; kiểm soát hoạt động khai thác than, khoáng sản, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an toàn trong khai thác cũng như cải tạo, phục hồi môi trường các khu mỏ sau khi kết thúc khai thác;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng; không cho xây dựng công trình tại các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của thiên tai do nước gây ra; bố trí, sắp xếp dân cư, di dời các hộ dân trong vùng nguy cơ cao về sạt lở, bờ sông, sụt lún đất; kiểm soát việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, phòng tránh xâm nhập mặn, sụt, lún do khai thác nước dưới đất quá mức.

5. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện

- Kinh phí thực hiện: 47 tỷ đồng.

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, huy động nguồn vốn xã hội hóa dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Hình thức đầu tư: Hợp tác công - tư (PPP), hoặc lồng ghép với các chương trình, dự án của Trung ương, tổ chức quốc tế, quy hoạch ngành, lĩnh vực, chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu.

- Danh mục dự án: 05 dự án (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.

- Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

2. Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 kèm theo Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đọc

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 về thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.609

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.108.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!