HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21/NQ-HĐND
|
Bắc Kạn, ngày 29
tháng 07 năm 2013
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC THÔNG QUA “QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH BẮC KẠN
GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3
năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng
sản;
Sau khi xem xét Tờ trình số 22/TTr-UBND ngày 20 tháng
6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2013 - 2020”; Tờ trình số 32/TTr-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc đề nghị sửa đổi một số nội dung Tờ trình số 22/TTr-UBND
ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số
21/BC-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2013 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2020” với nội dung kèm theo.
Điều 2. Căn cứ kết quả công bố khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ hàng
năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân
dân tỉnh bổ sung vào danh mục quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng
sản theo quy định.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị
quyết này;
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội
đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá VIII,
kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 17 tháng 7 năm 2013./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP,VPCTN;
- Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT huyện (thị) uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã;
- LĐVP;
- Phòng Công tác ĐBQH, HĐND, TT-DN;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Hà Văn Khoát
|
NỘI DUNG
“QUY
HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2013 –
2020”
(Kèm theo Nghị quyết số /2013/NQ-HĐND ngày /7/2013
của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH
1. Quan điểm
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh
Bắc Kạn phải phù hợp với chiến lược khoáng sản giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 theo Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ và quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chung của
cả nước, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, đảm bảo an ninh quốc phòng. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản tỉnh Bắc Kạn nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, đảm bảo môi
trường sinh thái, cảnh quan du lịch và phát triển bền vững.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh
Bắc Kạn là quy hoạch mở sẽ được điều chỉnh bổ sung nhằm phù hợp với yêu cầu
thực tế và quy hoạch Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, khu vực khoáng sản phân tán
nhỏ lẻ Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hàng năm.
2. Mục tiêu
Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát
triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản phù hợp với tiềm năng tài
nguyên của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với trình độ khoa học, công
nghệ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo chiều hướng
tăng dần tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản xác định được danh mục và khoanh định chi tiết các mỏ khoáng sản cần
đầu tư thăm dò, xác định trữ lượng cụ thể, làm cơ sở cho công tác khai thác khoáng
sản đạt hiệu quả, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy
hoạch, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đã và đang
đầu tư tại tỉnh.
Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản đảm bảo triển khai thực hiện việc thu tiền cấp quyền khai thác, tạo việc
làm cho lao động địa phương và tăng thu ngân sách.
II. NỘI DUNG
QUY HOẠCH
1. Qui hoạch các
dự án thăm dò, khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường giai đoạn
2013-2020 (phụ lục số 01, 02, 03, 04, 05, 06)
a) Đá vôi vật liệu xây dựng
- Quy hoạch
các dự án khai thác:
Đối tượng là các mỏ đã thăm dò và được
phê duyệt trữ lượng: 06 mỏ giai đoạn từ 2013 - 2020 tại các huyện Pác
Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Mới.
Công nghệ khai thác: Khai thác lộ
thiên;
Công suất khai thác từ 10 000 - 50 000 m3/mỏ/năm.
- Quy hoạch các dự án thăm dò, khai thác:
Đối tượng là các mỏ cũ đã hết hạn, chưa thăm dò, các
mỏ mới khoanh định. Cấp phép thăm dò các mỏ và cấp phép khai thác sau khi được
phê duyệt trữ lượng. Tổng số là 17 mỏ, bao gồm 10 mỏ giai đoạn đến năm 2015 và
07 mỏ giai đoạn từ năm 2016- 2020 tại các huyện trong địa bàn toàn tỉnh.
Công nghệ khai thác: Khai thác lộ thiên;
Công suất khai thác từ 10 000 - 50 000 m3/mỏ/năm.
b) Sét làm gạch ngói
- Quy hoạch các dự án khai thác: 01 mỏ đã thăm
dò phê duyệt trữ lượng; địa điểm tại huyện Bạch Thông.
Công nghệ khai thác: Khai thác lộ thiên;
Công suất khai thác từ 10 000 - 30 000 m3/
mỏ/năm.
- Quy hoạch các dự án thăm dò, khai thác:
Đối tượng là các mỏ cũ, các mỏ mới khoanh định.
Cấp phép thăm dò các mỏ và cấp phép khai thác sau khi được phê duyệt trữ lượng.
Tổng số là 08 mỏ, bao gồm 03 mỏ giai đoạn đến
năm 2015 và 05 mỏ giai đoạn từ 2016 - 2020 tại huyện Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn,
Na Rì, thị xã Bắc Kạn.
Công nghệ khai thác: Khai thác lộ thiên;
Công suất khai thác 10 000 ¸ 30 000 m3/mỏ/năm.
c) Cát sỏi vật liệu xây dựng
- Quy hoạch các dự án khai thác: 02 mỏ tại huyện
Ba Bể đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng giai đoạn từ 2013- 2020.
Công suất khai thác 10 000 ¸ 40 000 m3/mỏ/năm.
- Quy hoạch các dự án thăm dò, khai thác:
Đối tượng là các mỏ cũ, các mỏ mới khoanh định.
Cấp phép thăm dò các mỏ và cấp phép khai thác sau khi được phê duyệt trữ lượng.
Tổng số là 12 mỏ, bao gồm 05 mỏ giai đoạn đến năm 2015
và 07 mỏ giai đoạn từ 2016 - 2020 tại Chợ Mới, Bạch Thông, Ba Bể, thị xã Bắc
Kạn.
Công suất khai thác 10 000 ¸ 40 000 m3/mỏ/năm.
2. Quy hoạch các dự án thăm
dò, khai thác khoáng sản không phải khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường
giai đoạn 2013-2020 (chi tiết tại các phụ lục số 07, 08, 09):
Các dự án quy hoạch tại phụ lục số 7, 8, 9 chỉ được
thực hiện cấp phép thăm dò, khai thác khi có Quyết định hoặc văn bản công bố khu
vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
a) Quặng chì - kẽm
- Quy hoạch các dự án khai thác:
Đối tượng quy hoạch là 06 mỏ tại huyện Ngân Sơn (theo văn bản số 79/BC-BTNMT ngày 31 tháng
5 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo kết quả rà soát khoanh
định các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên phạm vi cả nước và văn bản số 5101/VPCP-KTN ngày 25 tháng 6 năm 2013 của
Chính phủ về việc khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ), Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp phép khai thác, hiện nay đang
khai thác, đến năm 2015 - 2016 các mỏ lần lượt hết hạn. Khuyến khích các đơn vị
thăm dò trong diện tích, cấp phép giai đoạn từ nay đến năm 2015 để xác
định trữ lượng, chuyển cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép khai thác
trong thời gian từ 2016 đến năm 2020. Phần diện tích mở rộng của hai mỏ Nà Diếu
và Pác Ả, huyện Ngân Sơn, cấp phép thăm dò và khai thác từ nay đến năm 2020.
- Quy hoạch các dự án thăm dò, khai thác:
Đối tượng là 04 mỏ chì kẽm tại Chợ Đồn đã được
Tổng Cục Địa chất và khoáng sản phê duyệt cấp tài nguyên dự báo, có tổng tài
nguyên dự báo theo tiêu chí khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ tại Nghị định số
15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ dưới 5.000 tấn kim loại/mỏ.
Cấp phép thăm dò, khai thác từ nay đến năm 2020.
b) Quặng vàng gốc
Đối tượng là mỏ Vàng Pác Lạng tại Ngân Sơn đã được Bộ
Tài nguyên và Môi trường cấp phép thăm dò, Tổng Cục Địa chất và khoáng sản phê
duyệt tài nguyên dự báo, có tổng tài nguyên dự báo theo tiêu chí khu vực khoáng
sản phân tán nhỏ lẻ tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ
dưới 500 kg vàng kim loại/mỏ (theo văn bản số
79/BC-BTNMT ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo
kết quả rà soát khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên phạm
vi cả nước và văn bản số 5101/VPCP-KTN ngày 25 tháng 6 năm
2013 của Chính phủ về việc khoanh định các khu vực có
khoáng sản phân tán nhỏ lẻ). Cấp phép thăm dò, khai thác từ nay đến năm 2020.
3. Phân vùng nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến đã xây dựng tại tỉnh Bắc Kạn (chi tiết tại phụ lục
số 10)
a) Quặng chì - kẽm
Các mỏ thăm dò, khai thác quặng chì kẽm trong kỳ quy
hoạch cần xây dựng xưởng tuyển nổi để nâng cao hàm lượng chì kẽm > 50% cung
cấp sản phẩm cho các nhà máy đã và đang xây dựng theo quy hoạch, cụ thể: nhà
máy điện phân chì kẽm Khau Thăm, nhà máy luyện chì tại Lũng Váng, huyện Chợ Đồn,
nhà máy luyện chì tại Thượng Quan, huyện Ngân Sơn và Khu chế biến khoáng sản
chì kẽm, thu hồi khoáng sản đi kèm: thiếc, bạc, sắt mangan tại Nà Tùm, xã Ngọc
Phái, huyện Chợ Đồn.
b) Quặng sắt
Các mỏ quặng sắt hiện đang khai thác là: mỏ Bản Cuôn
1, mỏ Bản Quân cung cấp quặng tinh đạt yêu cầu kỹ thuật cho Nhà máy luyện kim
phi cốc tại khu công nghiệp Thanh Bình của Công ty Matexim.
Các mỏ quặng sắt khác thăm dò, khai thác trong kỳ quy
hoạch phải xây dựng nhà máy nghiền tuyển nâng hàm lượng > 54% Fe, cấp nguyên
liệu cho Nhà máy luyện kim phi cốc (sắt xốp) Bắc Kạn và nhà máy thép Bắc Kạn -
giai đoạn II tại khu công nghiệp Thanh Bình.
c) Đá vôi trắng CaCO3
Mỏ đá vôi trắng Nà Hai, Ba Bể khai thác cung cấp nguyên
liệu cho Nhà máy nghiền bột đá các bonatcanxi công suất 450 tấn/ngày, tại Nà
Hái, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông.
d) Đá silíc
Mỏ thạch anh Bằng Lãng và 02 mỏ mới tại Huyện Ngân Sơn
cung cấp nguyên liệu cho nhà máy nghiền bột đá silic tại Thượng Quan Ngân Sơn
công suất 100.000 tấn/ năm. Các mỏ khác trong kỳ quy hoạch được cấp phép phải
xây dựng dây truyền nghiền bột silic tại mỏ. Công suất phù hợp với giấy phép
khai thác được cấp.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ
CHÍNH SÁCH
1. Huy động và thu hút nguồn vốn
cho đầu tư thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản và thị trường
Xác định nguồn vốn trong nước là chủ yếu. Phải huy động
tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút nguồn vốn trong nước và các tỉnh lân
cận, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp phải khai thác thị trường trong nước,
phải đảm bảo chất lượng sản phẩm có tính cạnh tranh. Doanh nghiệp đóng vai trò
chủ yếu trong việc nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiêu
thụ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với các
địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía
bắc để có sản phẩm tốt nhất đáp ứng thị trường.
2. Giải pháp về phát triển vùng
nguyên liệu
Để có nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy xây dựng
trên địa bàn tỉnh, thì công tác thăm dò khoáng sản phải đi trước một bước.
Giao cơ quan chuyên môn phối hợp với Tổng Cục
Địa chất và khoáng sản thực hiện dự án điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng khoáng
sản chì kẽm, sắt trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
xác định các khu vực tiềm năng của 02 loại khoáng sản chính để đưa vào thăm dò,
khai thác cho giai đoạn 2015 - 2020.
3. Giải pháp công nghệ và đào
tạo nguồn nhân lực
Cần lựa chọn công nghệ phù hợp, sử dụng công nghệ nhiều
tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Công nghệ khai
thác mỏ và luyện kim cần khuyến khích chuyển giao công nghệ mới tránh công nghệ
lạc hậu, ưu tiên công nghệ sử dụng vật tư trong nước. Giải pháp đảm bảo công
tác an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ trong khai thác mỏ.
Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công
của quá trình công nghiệp hóa. Tỉnh cần có cơ chế ưu đãi để thu hút người tài,
thu hút kỹ sư trẻ đã được đào tạo và kế hoạch hỗ trợ đào tạo các ngành nghề
theo định hướng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
4. Giải pháp về môi trường và giải
pháp mặt bằng
Kiên quyết loại bỏ các dây truyền công nghệ sản xuất
lạc hậu ảnh hưởng đến môi trường. Thực hiện đúng lộ trình của tỉnh để giảm và
tiến tới chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công. Xây dựng hệ thống quan trắc
môi trường ở các nhà máy luyện kim và cơ sở khai thác mỏ. Hỗ trợ xây dựng các công
trình xử lý môi trường trong chế biến khoáng sản (cho vay ưu đãi từ Quỹ bảo vệ
môi trường của tỉnh).
Tỉnh, huyện cần có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong
giải phóng mặt bằng để nhanh chóng đi vào sản xuất, đóng góp cho phát triển
công nghiệp hóa của địa phương.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau khi Quy hoạch được Hội đồng nhân dân tỉnh thông
qua, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch
và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương cấp huyện, cấp xã triển khai
thực hiện./.
PHỤ LỤC SỐ 07
BẢNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CHÌ KẼM
PHÂN TÁN NHỎ LẺ DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG BỐ TẠI VĂN BẢN SỐ 79/BC-BTNMT
NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2013 VÀ VĂN BẢN SỐ 5101/VPCP-KTN NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2013
(Kèm theo Nội dung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2013 - 2020”)
TT
|
Nhóm khoáng sản
|
Loại khoáng sản
|
Tên mỏ
|
Vị trí mỏ
|
Diện tích (ha)
|
Điểm góc
|
Hệ tọa độ VN2000
kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60
|
Giai đoạn (năm)
|
X (m)
|
Y (m)
|
2013 - 2015
|
2016-2020
|
1
|
Kim loại thông thường
|
Chì - Kẽm
|
Chì kẽm Pác Ả
|
xã Thượng Quan, huyện
Ngân Sơn
|
29
|
1
|
2477443
|
597851
|
Khai thác, thăm dò
|
Khai thác
|
2
|
2477443
|
598285
|
3
|
2476856
|
598285
|
4
|
2476856
|
597792
|
5
|
2477009
|
597776
|
6
|
2477139
|
597712
|
2
|
Chì - Kẽm
|
Chì kẽm Nà Diếu
|
xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn
|
70
|
1
|
2475863
|
599840
|
Khai thác, thăm dò
|
Khai thác
|
2
|
2476210
|
600213
|
3
|
2476188
|
600700
|
4
|
2475928
|
600870
|
5
|
2475780
|
600735
|
6
|
2475620
|
600038
|
7
|
2476924
|
601272
|
8
|
2477320
|
601324
|
9
|
2477212
|
601984
|
10
|
2477064
|
602123
|
11
|
2476800
|
601860
|
3
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ chì kẽm Cốc Lót
|
Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn
|
10
|
1
|
2477087
|
596046
|
Khai thác, thăm dò
|
Khai thác
|
2
|
2476753
|
596340
|
3
|
2476571
|
596197
|
4
|
2476908
|
595907
|
4
|
Kim loại thông thường
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ chì kẽm Sáo Sào
|
Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn
|
26
|
1
|
2477012
|
597460
|
Khai thác, thăm dò
|
Khai thác
|
2
|
2477011
|
597753
|
3
|
2476836
|
597754
|
4
|
2476836
|
598007
|
5
|
2476454
|
598003
|
6
|
2476454
|
597460
|
5
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ chì kẽm Cốc Chặng
|
Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn
|
28,5
|
1
|
2476541
|
596027
|
Khai thác, thăm dò
|
Khai thác
|
2
|
2476541
|
596195
|
3
|
2476731
|
596349
|
4
|
2476553
|
596906
|
5
|
2476464
|
596906
|
6
|
2476148
|
596694
|
7
|
2476297
|
596504
|
8
|
2476448
|
596346
|
9
|
2476200
|
596110
|
10
|
2476280
|
596027
|
6
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ chì kẽm Bản Két (Bản Khét)
|
xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn
|
21.6
|
1
|
2472593
|
593236
|
Khai thác, thăm dò
|
Khai thác
|
2
|
2472585
|
593336
|
3
|
2472125
|
593233
|
4
|
2472150
|
593121
|
5
|
2471505
|
592846
|
6
|
2471525
|
593047
|
7
|
2470968
|
593104
|
8
|
2470797
|
593067
|
9
|
2470604
|
592995
|
10
|
2470601
|
592928
|
PHỤ LỤC SỐ 08
BẢNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐÃ
ĐƯỢC TỔNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN PHÊ DUYỆT TÀI NGUYÊN
(Kèm theo Nội dung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2013 - 2020”)
TT
|
Nhóm khoáng sản
|
Loại khoáng sản
|
Tên mỏ
|
Vị trí mỏ
|
Diện tích
(ha)
|
Điểm góc
|
Hệ tọa độ VN2000
kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60
|
Giai đoạn năm
2013 - 2020
|
X (m)
|
Y (m)
|
1
|
Kim loại thông thường
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ Bản Mòn
|
xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn
|
10,2
|
1
|
2446076
|
551565
|
Thăm dò + Khai thác
|
2
|
2446303
|
551770
|
3
|
2445978
|
551977
|
4
|
2445818
|
551724
|
2
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ Khuổi Giang
|
xã Đồng Lạc và xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn
|
13
|
1
|
2466718
|
559821
|
Thăm dò + Khai thác
|
2
|
2466696
|
559983
|
3
|
2466257
|
559968
|
4
|
2466152
|
559840
|
5
|
2466219
|
559813
|
6
|
2465386
|
559949
|
7
|
2465369
|
560074
|
8
|
2464998
|
560218
|
9
|
2464954
|
560106
|
3
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ Pù Quéng
|
xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn
|
6,7
|
1
|
2462815
|
560321
|
Thăm dò + Khai thác
|
2
|
2462969
|
560495
|
3
|
2462867
|
560588
|
4
|
2462712
|
560411
|
5
|
2463349
|
560924
|
6
|
2463352
|
561028
|
7
|
2463016
|
561029
|
8
|
2463017
|
560924
|
4
|
Chì - Kẽm
|
Mỏ Nà Khắt
|
xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn
|
10
|
1
|
2447018
|
560550
|
Thăm dò + Khai thác
|
2
|
2447154
|
560630
|
3
|
2447212
|
560764
|
4
|
2447122
|
561057
|
5
|
2446879
|
560952
|
PHỤ LỤC SỐ 09
BẢNG QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀNG PHÂN
TÁN NHỎ LẺ DO BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG BỐ TẠI VĂN BẢN SỐ 79/BC-BTNMT
NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 2013 VÀ VĂN BẢN SỐ 5101/VPCP-KTN NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2013
(Kèm theo Nội dung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2013 - 2020”)
TT
|
Nhóm khoáng sản
|
Loại khoáng sản
|
Tên mỏ
|
Vị trí mỏ
|
Diện tích (ha)
|
Điểm góc
|
Hệ tọa độ VN2000
kinh tuyến trục 1050, múi chiếu 60
|
Giai đoạn đến
năm 2015 - 2020
|
X (m)
|
Y (m)
|
1
|
Kim loại quý hiếm
|
Vàng
|
Mỏ Pác Lạng
|
xã Đức Vân và xã Thượng
Quan, huyện Ngân Sơn
|
370
|
I
|
2481500
|
610000
|
Thăm dò + Khai
thác
|
|
II
|
2481500
|
611500
|
|
III
|
2480345
|
611840
|
|
IV
|
2479300
|
611690
|
|
V
|
2479305
|
610725
|
|
VI
|
2479500
|
610000
|
PHỤ LỤC SỐ 10
BẢNG PHÂN VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
ĐÃ XÂY DỰNG TẠI TỈNH BẮC KẠN PHÂN VÙNG NGUYÊN LIỆU ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG CẤP NGUYÊN LIỆU
CHO CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN SÂU NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nội dung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2013 - 2020”)
1. Bảng 1:Phân vùng nguyên liệu các nhà máy chế
biến quặng chì kẽm
STT
|
Nhà máy chế biến
kim loại chì kẽm
|
Vùng nguyên liệu
(mỏ)
|
1
|
Nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn chì KL/năm -
Khu CN Nam Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn (Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn)
|
- Nà Bốp - Pù Xáp - huyện Chợ Đồn
- Nà Duồng - huyện Chợ Đồn
- Nà Quản - huyện Chợ Đồn
- Các mỏ nhỏ khai thác trong kỳ quy hoạch
|
2
|
Nhà máy điện phân chì kẽm công suất 30.000 tấn chì
kẽm LK/năm - huyện Chợ Đồn (Công ty TNHH Ngọc Linh)
|
- Bó Liều - huyện Chợ Đồn
- Ba Bồ - huyện Chợ Đồn
- Nam Chợ Điền - huyện Chợ Đồn
- Các mỏ khai thác trong kỳ quy hoạch
|
3
|
Nhà máy tuyển luyện chì kẽm công suất
5.000 tấn chì KL/năm tại huyện Ngân Sơn (Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico )
|
- Nà Diếu - huyện Ngân Sơn
- Sáo Sào - huyện Ngân Sơn
- Cốc Lót - huyện Ngân Sơn
- Cốc Chặng - huyện Ngân Sơn
- Bản Két - huyện Ngân Sơn
- Các mỏ khai thác trong kỳ quy hoạch
|
4
|
Khu chế biến khoáng sản chì kẽm, thu
hồi khoáng sản đi kèm: thiếc, bạc, quặng sắt, mangan, công suất 30.000 tấn
quặng nguyên khai/năm (Công ty TNHH khai khoáng Bắc Kạn )
|
- Nà Tùm - huyện Chợ Đồn
- Nà Lẹng - Nà Cà - huyện Bạch Thông
- Các mỏ khai thác trong kỳ quy hoạch
|
2. Bảng 2: Phân vùng nguyên liệu các nhà máy chế
biến quặng sắt
STT
|
Nhà máy chế biến
sắt xốp và phôi vuông
|
Vùng nguyên liệu
(mỏ)
|
1
|
Nhà máy sắt xốp Bắc Kạn và nhà máy thép Bắc Kạn tại
khu Công nghiệp Thanh Bình - Giai đoạn I và giai đoạn 2 (Công ty CP vật tư và
thiết bị toàn bộ - Matexim)
|
- Bản Quân
- Đông nam Bản Quân
- Bản Phắng
- Bản Cuôn 1
- Sỹ Bình
- Nà Nọi
- Bản Lác
* Các mỏ khai thác trong thời kỳ quy hoạch
|
3. Bảng 3: Phân vùng nguyên liệu nhà máy nghiền
đá vôi trắng
STT
|
Nhà máy nghiền bột
CaCO3
|
Vùng nguyên liệu
(mỏ)
|
1
|
Nhà máy chế biến bột Cacbonat, TT Phủ Thông, Bạch
Thông, công suất 450 tấn/ngày, (Công ty TNHH MTV Phiabioc)
|
Mỏ đá vôi trắng Nà Hai - Quảng Khê (Công ty TNHH Tuấn
Ngân)
|
4. Bảng 4: Phân vùng nguyên liêụ cho nhà máy nghiền
đá silic
STT
|
Nhà máy nghiền bột
silic
|
Vùng nguyên liệu
(mỏ)
|
1
|
Nhà máy nghiền bột silic tại Bằng Lãng- Thượng Quan-
huyện Ngân Sơn (Công ty CP khoáng sản Na Rì Hamico)
|
- Mỏ Bằng Lãng
- Mỏ Pù Có
- Mỏ Phiêng Lèng - Tát Rịa
|