HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 187/NQ-HĐND
|
Hà Giang, ngày 07
tháng 07 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định
số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số 59/TTr-UBND ngày 18/6/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua “Quy hoạch bảo tồn
Đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” và Báo cáo
thẩm tra số 142/BC-KTNS ngày 05/7/2015 của Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh;
Hội đồng nhân dân tỉnh đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 (có các nội dung chủ yếu của Quy hoạch kèm
theo Nghị quyết này).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 7
năm 2015.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà
Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ 15 thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính
phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TTr. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- TTr. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh; TT Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Vương Mí Vàng
|
QUY HOẠCH
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
(Kèm theo Nghị quyết số 187/NQ-HĐND
ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang)
Nội dung chính của Quy hoạch bảo tồn
Đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 bao gồm:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo vệ và phát triển bền vững các hệ
sinh thái tự nhiên, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp quý hiếm, các nguồn
gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khai thác, sử dụng bền vững tài
nguyên đa dạng sinh học một cách hợp lý, khoa học,... duy trì và phát triển dịch
vụ chi trả môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học thích ứng với biến đổi khí hậu,
thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần đảm bảo an
ninh - quốc phòng. Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng và người
dân địa phương cùng chia sẻ lợi ích trong việc bảo tồn, gắn quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học với phát triển du lịch và phục vụ công tác tuyên truyền, giáo
dục nâng cao ý thức công dân nhất là thế hệ trẻ về
tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất
nước.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2020
- Thành lập hệ thống Khu bảo tồn bao
gồm chuyển tiếp 01 khu dự trữ thiên nhiên; mở rộng 01 khu dự trữ thiên nhiên;
thành lập mới 01 vườn Quốc gia; thành lập mới 02 khu bảo tồn loài - sinh cảnh.
- Bảo vệ và phát triển bền vững diện
tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên, bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh
ôn đới trên núi cao (trên 1.600m), hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao
lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình (độ cao 600-1600m); hệ sinh
thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi thấp (ở độ cao
dưới 600m); hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loại và hỗn giao; hệ sinh thái rừng
trên núi đá vôi.
- Đẩy mạnh trồng rừng và cây phân tán
trên diện tích hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi đưa độ che phủ rừng đạt trên 56%
vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.
- Xây dựng hệ thống các cơ sở bảo tồn
đa dạng sinh học và các vườn thực vật trong các khu bảo tồn, nhằm bảo tồn và
phát triển các nguồn gen động thực vật quý hiếm (bao gồm 106 loài thực vật và
52 loài động vật hoang dã); 21 cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế đặc biệt của tỉnh.
- Giải quyết từng bước sinh kế, ổn định
đời sống, nâng cao mức sống của người dân địa phương trong vùng quy hoạch các
khu bảo tồn.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học và hoàn thiện hệ thống tổ chức,
cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng
sinh học và các chiến lược Quốc gia.
2.2. Đến năm 2030
- Thành lập và đưa vào hoạt động 07
Khu bảo tồn còn lại trong số 13 Khu bảo tồn được phê duyệt quy hoạch, bảo tồn
các điểm cảnh quan khu vực núi Đôi, Cổng trời Cán Tỷ huyện Quản Bạ; thành lập
02 hành lang đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển bền vững toàn bộ diện tích
các hệ sinh thái rừng tự nhiên; bảo vệ và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước;
bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản
quý hiếm, có giá trị kinh tế; góp phần nâng cao chất lượng nước, bảo vệ nguồn
nước phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Giải quyết từng bước sinh kế ổn định
cho người dân vùng đệm các khu bảo tồn thông qua các mô hình, giải pháp quản
lý, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đặc biệt
chú trọng bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản
địa, đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
- Kết hợp giữa bảo tồn với phát triển
du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân vùng đệm các khu bảo tồn, nâng
cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn đa dạng
sinh học.
- Tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là cộng đồng dân cư sống
trong và xung quanh các khu bảo tồn.
- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước
về đa dạng sinh học cho các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, thực hiện tốt
chức năng quản lý nhà nước về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các
loài sinh vật ngoại lai xâm hại; xây dựng và thực hiện chiến lược phòng ngừa và
xử lý các sự cố do chúng gây ra.
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học
là quy hoạch mang tầm nhìn lâu dài, chiến lược, liên quan đến nhiều lĩnh vực cả
về tự nhiên, môi trường và xã hội, nhằm tạo môi trường sống xanh, trong lành, tốt
đẹp cho con người. Vì vậy, để thực hiện quy hoạch này cần đến sự nỗ lực tham
gia liên tục của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội. Sau năm 2030, sẽ hạn
chế tối đa về suy giảm đa dạng sinh học; các hệ sinh thái quan trọng được phục
hồi; phát triển nuôi trồng các cây con đặc sản, mang lại lợi ích thiết yếu cho
người dân và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Hà Giang và cả nước.
II. QUY HOẠCH HỆ
THỐNG CÁC KHU BẢO TỒN, CƠ SỞ BẢO TỒN VÀ CÁC NGUỒN GEN
1. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm
2020
1.1. Thành lập mới 03 khu bảo tồn
đa dạng sinh học của tỉnh
- Hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Du
Già được thành lập theo Quyết định số 647/QĐ-UB ngày 24/11/1994 của UBND tỉnh
Hà Giang với Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca được thành lập
theo Quyết định số 3115/QĐ-UB ngày
26/08/2009 của UBND tỉnh Hà Giang thành
Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ
sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý, hiếm thuộc vườn quốc gia (gồm
16 loài thực vật và 29 loài động vật); các đặc sản rừng, cảnh quan thiên nhiên.
Diện tích tự nhiên là 15.006,30 ha thuộc địa bàn các xã Du Già huyện Yên Minh;
xã Minh Sơn huyện Bắc Mê; xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên. Tọa độ địa lý: Từ 22o49'53"
đến 22o58'17" vĩ độ Bắc và từ 105o02'59" đến
105o14'58" kinh độ Đông.
- Thành lập mới Khu bảo tồn loài -
sinh cảnh Quản Bạ trên cơ sở mở rộng Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Quản Bạ đã được
phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 nhằm bảo vệ
nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý, hiếm của
khu bảo tồn (gồm 8 loài thực vật và 9 loài động vật); các đặc sản rừng, cảnh
quan thiên nhiên. Diện tích 8.658,0 ha trên địa phận các xã Cao Mã Pờ, Tùng
Vài, Nghĩa Thuận, Tả Ván huyện Quản Bạ. Tọa độ địa lý từ 23o01'09"
đến 23°08'07" vĩ độ Bắc và từ 104°48'19" đến 104°55'21" kinh độ
Đông.
- Thành lập mới Khu bảo tồn loài -
sinh cảnh Chí Sán huyện Mèo Vạc trên cơ sở của Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Chí
Sán được phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8/1/2014, Quyết
định số 372/QĐ-UBND ngày 5 tháng 3 năm
2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang,
nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý,
hiếm của khu bảo tồn (gồm 30 loài thực vật và 33 loài động vật); các đặc sản rừng,
cảnh quan thiên nhiên. Diện tích 5.453,9 ha trên địa phận các xã Tát Ngà, Nậm
Ban, Lũng Chinh, Sủng Máng, Tả Lủng và thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc. Tọa độ địa
lý từ 23°05'21" đến 23o10'29" vĩ độ Bắc và từ
105°18'47" đến 105°25'44" kinh độ Đông.
1.2. Chuyển tiếp 01 khu bảo tồn đa
dạng sinh học của tỉnh
Chuyển tiếp Khu dự trữ thiên nhiên
Phong Quang được thành lập theo Quyết định số 59/UB-QĐ, ngày 17/01/1998 của UBND tỉnh Hà Giang nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ
sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý, hiếm của khu bảo tồn (gồm 11
loài thực vật và 12 loài động vật); các đặc sản rừng, cảnh quan thiên nhiên. Diện
tích 8.908,21ha nằm trên địa phận của 4 xã Phong Quang, Thuận Hòa, Minh Tân,
Thanh Thủy huyện Vị Xuyên. Tọa độ địa lý từ 22°51'29" đến 23°00'16"
vĩ độ Bắc và từ 104°50'54" đến 105°00'28" kinh độ Đông.
1.3. Mở rộng 01 khu bảo tồn đa dạng
sinh học của tỉnh
- Mở rộng Khu dự trữ thiên nhiên Bắc
Mê trên cơ sở Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê, được thành lập theo Quyết định số
143/QĐ-UB ngày 22/04/1994 của UBND tỉnh Hà Giang, nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ
sinh thái rừng; nguồn gen động thực vật rừng quý, hiếm của khu bảo tồn (gồm 23
loài thực vật và 37 loài động vật); các đặc sản rừng, cảnh quan thiên nhiên. Diện
tích 15.240,0 ha trên địa phận các xã Thượng Tân, Minh Ngọc, Lạc Nông, Yên Định
huyện Bắc Mê và các xã Kim Linh, Linh Hồ, Ngọc Minh huyện Vị Xuyên. Tọa độ địa
lý từ 22°36'56" đến 22°47'21" vĩ độ Bắc và từ 105°05'32" đến
105°16'50" kinh độ Đông.
1.4. Phát triển và nâng cấp 08 cơ
sở bảo tồn trên địa bàn tỉnh
- Vườn cây thuốc xã Phó Bảng huyện Đồng
Văn, diện tích trên 6ha. Mục đích bảo tồn và phát triển cây tam thất (trên 3 vạn
cây);
- Vườn cây thuốc núi Chiêu Lầu Thi xã
Nàng Đôn huyện Hoàng Su Phì, diện tích 50ha. Mục đích bảo tồn và phát triển tam
thất, thảo quả, sâm quy...
- Vườn cây thuốc Quyết Tiến huyện Quản
Bạ tại xã Quyết Tiến - huyện Quản Bạ, diện tích 100ha. Mục đích bảo tồn 33 loài
cây dược liệu, trong đó có 05 loài bản địa như Thảo quả, hương thảo, ấu tẩu, giảo
cổ lam,..
- Trung tâm khoa học kỹ thuật giống
cây trồng Đạo Đức trên địa bàn xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên và xã Hùng An, huyện
Bắc Quang, diện tích 28ha. Mục đích lưu giữ và bảo tồn nhiều nguồn gen cây trồng
đặc sản, quý hiếm.
- Trung tâm bảo tồn thông Việt Nam
thuộc xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, diện tích hơn 01 ha. Mục đích bảo tồn cây Bách
vàng (hơn 300 cây).
- Bảo tồn cộng đồng các loài thông
quý xã Thài Phìn Tủng huyện Đồng Văn, diện tích 1.546,0ha. Mục đích bảo tồn nhiều
loài thông quý, các loài thực vật quý hiếm và bò vàng vùng cao.
- Bảo tồn cây chò chỉ hàng trăm tuổi
tại thôn Tằn Khâu, xã Phú Nam, huyện Bắc Mê, diện tích 0,4ha. Mục đích bảo tồn
21 cây trò chỉ đang phát triển tốt, trong đó có 09 cây đường kính trên 1 m.
- Bảo tồn hệ thống Sa mộc dầu (Ngọc
Am) tại xã Túng Sán huyện Hoàng Su Phì. Mục đích bảo tồn hệ thống cây Sa mộc dầu
lớn nhất của tỉnh Hà Giang.
1.5. Bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ
các nguồn gen quý hiếm, gen đặc sản
Các loài động, thực vật hoang
dã quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ ở tỉnh Hà Giang bao gồm:
Hệ thực vật: Có 106 loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, trong đó có 102 loài có
tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 30 loài theo phụ lục của Nghị định số
32/2006/NĐ-CP; 05 loài theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
Hệ động vật: Hệ động vật có 52 loài động vật hoang dã quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ.
- Khu hệ thú tỉnh Hà Giang gồm 28
loài thú quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP
có 25 loài; theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP có 13 loài thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Khu hệ chim có 06 loài chim quý, hiếm
theo Sách đỏ Việt Nam (2007); theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 05 loài; theo Nghị
định 160/2013/NĐ-CP có 02 loài.
- Khu hệ bò sát - ếch nhái có 10 loài
quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam, 04 loài theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 01 loài
theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
- Cá có 08 loài có tên trong Sách đỏ
Việt Nam.
Ngoài các nguồn gen động thực vật hoang
dã quý hiếm, tỉnh Hà Giang hiện đang lưu giữ tới 21 nguồn gen vật nuôi, cây trồng
đặc sản nổi tiếng:
Về cây trồng có 14 nguồn gen bao gồm:
05 nguồn gen cây lương thực như lúa Khẩu Mang, lúa Già Dui, lúa nếp Râu Yên
Minh...; 06 nguồn gen cây ăn quả như hồng không hạt Quản Bạ, cam sành Hà Giang,
lê đường Hà Giang... và 03 nguồn gen cây công nghiệp như chè Shan Lũng Phin,
chè Shan Cao Bồ.
Về động vật nuôi có 07 nguồn gen: Gà
Xước, gà chân đen, gà chân lông, gà không phao câu, lợn hung, lợn đen Lũng Pù,
bò Mèo.
2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm
2030
2.1. Điều chỉnh mở rộng 02 khu dự
trữ thiên nhiên
- Khu dự trữ thiên nhiên Tây Côn Lĩnh
được điều chỉnh ranh giới và mở rộng diện tích từ Khu dự trữ thiên nhiên Tây
Côn Lĩnh, thành lập theo Quyết định số 642/QĐ-UB ngày 19/03/2002 của UBND tỉnh
Hà Giang. Diện tích 20.580,0 ha, trên địa bàn các xã Cao Bồ, Phương Tiến, Xín
Chải, Lao Chải, Thượng Sơn, Quảng Ngần huyện Vị Xuyên; Phương Độ, Phương Thiện
TP Hà Giang và các xã Túng Sán, Đản Ván, Thèn Chu Phìn huyện Hoàng Su Phì. Tọa
độ địa lý từ 22°41'38" đến 22°50'47" vĩ độ Bắc và từ 104°42'41"
đến 104°57'01" kinh độ Đông. Mục đích bảo vệ nghiêm ngặt các hệ sinh thái
rừng kín thường xanh á nhiệt đới, ôn đới núi cao tiêu biểu phía Bắc Việt Nam và
hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; bảo vệ các giá trị đa dạng về kiểu rừng, cấu
trúc tầng tán của rừng; phát huy vai trò phòng hộ rừng đầu nguồn đối với hai hệ
thống sông Lô và sông Chảy. Bảo vệ nguyên vẹn các giá trị đa dạng sinh học của
các loài động, thực vật rừng, nguồn dược liệu đặc biệt những loài quý hiếm có
tên trong Sách đỏ Việt Nam (51 loài thực vật quý hiếm và 37 loài động vật quý
hiếm). Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn đa dạng sinh
học của hệ động, thực vật; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.
- Khu dự trữ thiên nhiên Bát Đại Sơn
được mở rộng diện tích từ khu dự trữ thiên nhiên Bát Đại Sơn, thành lập theo
Quyết định số 2601/QĐ-UB ngày 06/10/2000 của UBND
tỉnh Hà Giang. Diện tích 7.327,0 ha, trên địa bàn các xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ,
Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Đông Hà huyện Quản Bạ và xã Na Khê huyện Yên
Minh. Tọa độ địa lý từ 23°03'46" đến 23°11'06" vĩ độ Bắc và từ
104°54'05" đến 105°01'55" kinh độ Đông. Mục đích bảo vệ hệ sinh thái
rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới và hệ sinh thái rừng
trên núi đá vôi; bảo vệ hệ động, thực vật quý hiếm (11 loài thực vật và 16 loài
động vật), bảo vệ nguồn dược liệu trên núi đá vôi; bảo tồn nguồn gen quý hiếm
và cảnh quan môi trường, phát huy tính phòng hộ đầu nguồn của khu vực.
2.2. Thành lập mới 05 khu bảo tồn
thiên nhiên
- Khu dự trữ thiên nhiên Hoàng Su Phì
- Bắc Quang thành lập mới trên cơ sở đánh giá khu vực tiềm năng đáp ứng đủ các
tiêu chí của khu dự trữ thiên nhiên theo Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Diện
tích 14.810,0 ha, nằm trên địa bàn các xã Tả Sử Chóng, Nậm Ty huyện Hoàng Su
Phì; các xã Thượng Sơn, Quảng Ngần huyện Vị Xuyên; các xã Tân Lập, Tân Thành
huyện Bắc Quang. Tọa độ địa lý: Từ 22°32'36" đến 22°41'43" vĩ độ Bắc
và từ 104°46'01" đến 104°55'03" kinh độ Đông. Mục đích Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đặc
biệt là hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới
trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m và hệ sinh thái rừng tre nứa. Bảo tồn
các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, nguồn dược liệu có giá trị bảo tồn
cao. Tăng cường vai trò của rừng phòng hộ đầu nguồn đối với các sông nhánh thuộc
hệ thống sông Lô, góp phần giảm thiểu tác
hại của lũ lụt, lũ quét, sạt trượt lở đất.
- Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Noong huyện
Vị Xuyên thành lập mới trên cơ sở đánh giá khu vực tiềm năng Hồ Noong và vùng
xung quanh, đáp ứng đủ các tiêu chí của khu bảo vệ cảnh quan theo Luật Đa dạng
sinh học năm 2008. Diện tích 2.782,0 ha, nằm trên địa bàn các xã Phú Linh và
các xã Linh Hồ, Ngọc Linh, Đạo Đức huyện Vị Xuyên. Tọa độ địa lý từ
22°40'05" đến 22°44'09" vĩ độ Bắc và từ 104°58'48" đến
105°02'32" kinh độ Đông. Mục đích bảo vệ các HST rừng tự nhiên và hồ nước
cùng với các nguồn gen quý hiếm có giá trị bảo tồn cao. Bảo vệ nét đẹp của cảnh
quan Hồ Noong và các khu rừng tự nhiên xung quanh phục vụ tham quan, du lịch
sinh thái.
- Khu bảo vệ cảnh quan Mã Pì Lèng
thành lập mới trên cơ sở của Khu di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Mã Pì
Lèng đã được xếp hạng theo Quyết định số 4194/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009 của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Diện tích 796,25 ha, nằm trên địa bàn các xã Pải
Lủng, Pả Vi, Giàng Chu Phìn, Xín Cái huyện Mèo Vạc. Tọa độ địa lý từ 23°13'08"
đến 23°15'04" vĩ độ Bắc và từ 105°23'37" đến 105°26'38" kinh độ
Đông. Mục đích bảo tồn, phát huy giá trị của di tích danh lam thắng cảnh, bao gồm:
Đèo Mã Pì Lèng, được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan;
khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào
loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến
tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
- Khu bảo vệ cảnh quan Cột cờ Lũng Cú
thành lập mới trên cơ sở của di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc
gia Cột cờ Lũng Cú được xếp hạng theo Quyết định số 4193/QĐ-BVHTTDL ngày
16/11/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch và khu vực xung quanh, diện tích 101,5ha. Nằm ở đỉnh Lũng Cú (đỉnh núi Rồng)
có độ cao khoảng 1.700m, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Tọa độ địa lý từ
23°22'53" đến 23°23'36" vĩ độ Bắc và từ 105°18'50" đến
105°19'48" độ kinh Đông. Mục đích bảo vệ hệ sinh thái trên núi đá vôi kết
hợp bảo tồn di tích Cột cờ Lũng Cú, cột mốc biên giới cực Bắc của Việt Nam, phục
vụ tham quan du lịch.
- Khu bảo vệ cảnh quan Thác Tiên -
Đèo Gió thành lập mới trên cơ sở khu rừng nguyên sinh Đèo Gió được xếp hạng là
danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia Thác Tiên - Đèo Gió theo Quyết định số
4198/QĐ-BVHTTDL ngày 16/11/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và khu vực
xung quanh. Diện tích 2.762,08 ha, nằm trên địa bàn các xã Nấm Dẩn, Nà Chì huyện
Xín Mần tỉnh Hà Giang. Tọa độ địa lý từ 22°32'30" đến 22°35'18" vĩ độ
Bắc và từ 104°25'11" đến 104°31'29" kinh độ Đông. Mục đích bảo tồn,
phát huy giá trị của di tích danh lam thắng cảnh, bao gồm khu rừng nguyên sinh
Đèo Gió và thác Tiên. Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên, đặc
biệt là hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới
trên núi trung bình, độ cao 600 - 1.600m. Bảo tồn các nguồn gen động thực vật rừng
quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao, có giá trị lớn trong công tác nghiên cứu, tìm
hiểu của các ngành sinh vật học, địa chất học, khí tượng học...
2.3. Chuyển tiếp 01 khu bảo tồn
loài - sinh cảnh
Trên cơ sở khu bảo tồn vùng nước nội
địa cấp tỉnh sông Lô, được phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 1479/QĐ-TTạ
ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống
khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020. Khu bảo tồn đi qua các xã Thanh Thủy,
Phương Tiến, Đạo Đức, thị trấn Vị Xuyên, thị trấn NT Việt Lâm, xã Việt Lâm huyện
Vị Xuyên; xã Phương Thiện, Phương Độ, phường Nguyễn Trãi thành phố Hà Giang;
các xã Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Quang Minh huyện Bắc Quang. Mục đích bảo
tồn bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước; bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy
sản; bảo vệ bãi đẻ, nơi cư trú của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế
như: Cá Lăng, cá Chiên, cá Măng, cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Hỏa...
3. Quy hoạch hành lang đa dạng
sinh học
Thành lập 02 hành lang đa dạng
sinh học
- Hành lang đa dạng sinh học nội tỉnh
Phong Quang - Quản Bạ kết nối Khu dự trữ thiên nhiên Phong Quang với Khu bảo tồn
loài - sinh cảnh Quản Bạ. Nằm trên địa phận xã Tả Ván huyện Quản Bạ. Tọa độ địa
lý từ 22°58'28" đến 23°01'25" vĩ độ Bắc và từ 104°49'43" đến
104°52'51" kinh độ Đông. Mục đích hỗ trợ việc giao lưu, di chuyển, mở rộng
đàn của các loài động vật quý hiếm cần được bảo tồn, đặc biệt là loài Voọc mũi
hếch.
- Hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh
Na Hang (Tuyên Quang) - Bắc Mê (Hà Giang) kết nối Khu bảo tồn Na Hang (Tuyên
Quang) với Khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê (Hà Giang). Nằm trong phạm vi các xã
Thượng Tân, Phiêng Luông huyện Bắc Mê. Tọa độ địa lý từ 22°36'17" đến
22°40'02" vĩ độ Bắc và từ 105°15'07" đến 105°19'18" kinh độ
Đông. Mục đích hỗ trợ tái lập quần thể Voọc mũi hếch và hỗ trợ di cư của các
loài trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.
4. Quy hoạch hệ sinh thái tự nhiên
4.1. Bảo vệ và phát triển hệ sinh
thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (độ cao trên 1600m)
- Diện tích: 1.787,87 ha, phân bổ ở
các xã Pờ Ly Ngài, Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì; các xã Trung Thịnh, Thu Tà, Quảng
Nguyên huyện Xín Mần; các xã Thắng Mố huyện Yên Minh; các xã Phố Cáo, Phố Là,
Ma Lé huyện Đồng Văn; xã Cao Mã Pờ huyện Quản Bạ.
- Mục đích bảo tồn: Bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh ôn đới trên núi cao (ở độ cao trên
1.600m) đặc trưng của vùng núi cao Đông Bắc, nơi chịu ảnh hưởng mạnh và sớm của
gió mùa Đông Bắc. Bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị
đe dọa. Hệ thực vật có 48 loài quý hiếm, trong đó có 47 loài được ghi trong
Sách đỏ Việt Nam 2007, có 13 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Hệ động vật
có 37 loài quý hiếm, trong đó có 32 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007,
29 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 15 loài ghi trong Nghị định
160/2013/NĐ-CP;
4.2. Bảo vệ và phát triển hệ sinh
thái kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình
(độ cao 600 - 1.600m)
- Diện tích: 103.748,29ha, phân bố ở
các xã Tân Lập, Hữu Sản, Liên Hiệp, thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang; các xã
Tân Nam, Tân Bắc, Yên Thành, Nà Khương, Tiên Nguyên huyện Quang Bình; các xã
Thanh Thủy, Thượng Sơn, Minh Tân, Thuận Hòa, Ngọc Minh, Bạch Ngọc huyện Vị
Xuyên; Phương Thiện TP Hà Giang; các xã Minh Sơn, Giáp Trung, Yên Cường, Phú
Yên, Phú Nam, Đường Âm, Đường Hồng huyện Bắc Mê; rải rác ở các xã thuộc huyện
Xín Mần; xã Má Lé, Đồng Văn, Hố Quáng Phìn, Sủng Trái, Phố Cáo, Phố Là huyện Đồng
Văn; các xã Sơn Vĩ, Thượng Phùng, Pải Lủng, Pả Vi, Sủng Trà, Sủng Máng huyện
Mèo Vạc.
- Mục đích bảo tồn: Bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới
trên núi trung bình (độ cao 600-1.600m) đặc trưng của vùng núi trung bình Đông
Bắc. Bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa. Hệ
thực vật có 93 loài quý hiếm, trong đó có 89 loài được ghi trong Sách đỏ Việt
Nam 2007, có 29 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 03 loài thuộc Nghị định
160/2013/NĐ-CP. Hệ động vật có 47 loài quý hiếm, trong đó có 42 loài được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 32 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 16
loài ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP;
4.3. Bảo vệ và phát triển hệ sinh
thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp, ở độ cao
dưới 600m
- Diện tích: 51.893,63ha, phân bố phần
lớn ở huyện Bắc Quang, Phương Độ, Phương Thiện, thành phố Hà Giang và các xã Nậm
Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà huyện Mèo Vạc; Thị trấn Yên Minh và các xã Đông Minh, Mậu
Long, Ngọc Long huyện Yên Minh; các xã Thuận Hòa, Thanh Thủy, Linh Hồ, Ngọc
Linh, Ngọc Minh, Cao Bồ, Việt Lâm và thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên; các xã
Tân Nam, Tân Bắc, Yên Thành, Xuân Giang, Bằng Lang huyện Quang Bình.
- Mục đích bảo tồn: Bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi
thấp (độ cao dưới 600m) đặc trưng của vùng núi thấp Đông Bắc. Bảo vệ và phát
triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa. Hệ thực vật có 81 loài
quý hiếm, trong đó có 78 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, có 19 loài
ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 02 loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Hệ
động vật có 45 loài quý hiếm, trong đó có 40 loài được ghi trong Sách đỏ Việt
Nam 2007, 30 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 14 loài ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
4.4. Hệ sinh thái rừng trên núi đá
vôi
- Diện tích: 67.841,65 ha, phân bố ở
các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Vị Xuyên và các xã Đức Xuân, Liên Hiệp, Vô Điếm huyện Bắc Quang; các xã Tân Trịnh, Bằng
Lang, Xuân Giang, Nà Khương huyện Quang Bình; xã Nà Chì huyện Xín Mần; các xã
Minh Sơn, Giáp Trung, thị trấn Yên Phú huyện Bắc Mê;
- Mục đích bảo tồn: Hệ sinh thái rừng
trên núi đá vôi là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa cần
được bảo tồn. Hệ thực vật có 93 loài quý hiếm, trong đó có 79 loài được ghi
trong Sách đỏ Việt Nam 2007, có 28 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 04
loài ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Hệ động vật có 42 loài quý hiếm, trong
đó có 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 30 loài ghi trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP và 15 loài ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
4.5. Hệ sinh thái rừng tre nứa
- Diện tích 86.550,33 ha, phân bố chủ
yếu tập trung ở huyện Quang Bình; các xã Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Nấm
Dẩn, Chế Là, Thu Tà huyện Xín Mần; phía Nam huyện Hoàng Su Phì; rải rác ở các
xã của huyện Bắc Quang; các xã Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Linh, Ngọc Minh,
Phương Tiến, Xín Chải, Thanh Đức, Thuận Hòa, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, huyện
Vị Xuyên; xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang; rải rác ở các xã Minh Sơn, Đường
Âm, Phú Nam, Yên Phong huyện Bắc Mê; phía Bắc xã Lao Và Chải huyện Yên Minh.
- Mục đích bảo tồn: Bảo vệ và phát
triển hệ sinh thái rừng tre nứa thuần loài và hỗn giao đặc trưng của vùng núi
thấp Đông Bắc. Bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị
đe dọa, bao gồm 01 loài thực vật quý hiếm là Trúc đen (Phyllostachys nigra)
xếp hạng VU trong Sách đỏ Việt Nam 2007; 07 loài động vật quý hiếm, trong đó có
06 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 01 loài ghi trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP; đáng chú ý có 04 loài ở thứ hạng Nguy cấp (EN) là Rắn ráo thường,
Ếch vạch...
4.6. Hệ sinh thái trảng cỏ cây bụi
Bảo vệ một phần diện tích của hệ sinh
thái trảng cỏ, cây bụi (101.168,13 ha) phân bố rải rác ở tất cả các huyện của tỉnh
để phục hồi tăng độ che phủ rừng.
4.7. Hệ sinh thái tự nhiên trên
vùng đất ngập nước
- Diện tích: 4.126,80ha, phần lớn là
các thủy vực nước chảy sông Nho Quế, sông Nhiệm, sông Miện, sông Lô, sông Chảy,
sông Con,...
- Mục đích bảo tồn: Bảo vệ hệ sinh
thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước nhằm giữ gìn nguồn nước trong sạch phục
vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, góp phần
bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Hà Giang nói riêng, cả vùng Đông Bắc nói
chung. Bảo vệ và phát triển nguồn gen tự nhiên quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa. Hệ
thực vật có 01 loài quý hiếm là Hồi nước (Limnophila
rugosa) được xếp hạng VU trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Hệ động vật có 12
loài quý hiếm, cả 12 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007, 02 loài ghi
trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 01 loài ghi trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Bảo
vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các giống loài thủy sản
quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học
cao, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa
ở mức độ cao. Ngoài ra, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các
vùng đất ngập nước còn có ý nghĩa về du lịch
- nghiên cứu khoa học, giáo dục, bảo vệ môi trường.
III. CHƯƠNG TRÌNH,
DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2020
Tổ chức triển khai theo phân kỳ đầu
tư 05 nhóm chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch với tổng kinh phí thực
hiện cho giai đoạn đến năm 2020 là 19,5 tỷ đồng (chi tiết tại phụ lục kèm
theo).
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của các cấp,
các ngành và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt là cộng
đồng dân cư sống trong và xung quanh các
khu bảo tồn. Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ
các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.
2. Phân định rõ hệ thống cơ quan và
chức năng quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Thực hiện việc phân công, phân
cấp cho chính quyền địa phương. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài
xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn
đa dạng sinh học của địa phương.
4. Nghiên cứu, điều chỉnh, hoàn thiện
cơ chế chính sách quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Triển khai thí điểm các mô
hình hỗ trợ người dân sống hợp pháp trong
các khu bảo tồn và vùng đệm nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch đa dạng sinh học.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng
đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Điều tra, xác định các vùng có hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi. Tập
trung các vùng có tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Điều tra, đánh
giá sự phù hợp và nhu cầu thực tế về quỹ
đất cho bảo tồn đa dạng sinh học. Thực hiện việc quy hoạch chi tiết và thành lập
các khu bảo tồn mới theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Triển khai kế hoạch
phát triển, củng cố hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Xây dựng và thực hiện hiệu quả các
chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất
biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng hạng, loại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học. Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các
mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với
biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học.
7. Xây dựng nội dung, kế hoạch lồng
ghép quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh cùng với các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch
phát triển các ngành có liên quan, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu
khác.
8. Huy động các nguồn lực tài chính để
triển khai các chương trình dự án bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang, bao gồm
ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ từ các tổ chức
quốc tế, nguồn xã hội hóa từ các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân.
9. Tăng cường hợp tác với các tỉnh,
thành phố trong cả nước, hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài
chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc
trao đổi, hợp tác khoa học với các nước.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 187/NQ-HĐND
ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang)
STT
|
Tên chương
trình, dự án ưu tiên
|
Mục tiêu
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Kinh phí (tỷ đồng)
|
I
|
TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
|
4,0
|
I.1
|
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo
tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang
|
Nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức
đoàn thể và cộng đồng dân cư về bảo tồn ĐA DẠNG SINH HỌC nhằm nâng cao ý thức,
trách nhiệm bảo tồn ĐA DẠNG SINH HỌC, giảm thiểu suy giảm ĐA DẠNG SINH HỌC
|
Sở Thông tin và
Truyền thông
|
Sở TN&MT; Các
phòng TN&MT và các cơ quan tổ chức, các địa phương
|
4,0
|
II
|
QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ THÀNH LẬP CÁC KHU BẢO TỒN
MỚI THEO LUẬT ĐA DẠNG SINH HỌC
|
8,0
|
II.1
|
Lập luận chứng quy hoạch chuyển tiếp khu dự trữ
thiên nhiên Phong Quang
|
Thành lập khu dự trữ thiên nhiên và đi vào hoạt động
theo Luật đa dạng sinh học
|
Ban quản lý Khu bảo
tồn Phong Quang
|
Sở NN&PTNT và các
cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học
công nghệ
|
0,5
|
II.2
|
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi
tiết Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn
|
Thành lập Vườn quốc gia và đi vào hoạt động theo
Luật đa dạng sinh học
|
Ban quản lý Vườn
quốc gia Du Già - Cao Nguyên đá Đồng Văn
|
Sở NN&PTNT và
các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học
công nghệ
|
1,5
|
II.3
|
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi
tiết khu dự trữ thiên nhiên Bắc Mê
|
Thành lập khu dự trữ thiên nhiên và đi vào hoạt động
theo Luật đa dạng sinh học
|
Ban quản lý Khu bảo
tồn Bắc Mê
|
Sở NN&PTNT và
các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học
công nghệ
|
1,5
|
II.4
|
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi
tiết khu dự trữ thiên nhiên Bát Đại Sơn
|
Thành lập khu dự trữ thiên nhiên và đi vào hoạt động
theo Luật đa dạng sinh học
|
Ban quản lý Khu bảo
tồn Bát Đại Sơn
|
Sở NN&PTNT và
các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ
|
1,5
|
II.5
|
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi
tiết khu bảo tồn loài - sinh cảnh Quản Bạ
|
Thành lập khu Bảo tồn loài và sinh cảnh và đi vào
hoạt động theo Luật đa dạng sinh học
|
Ban quản lý Khu bảo
tồn Quản Bạ
|
Sở NN&PTNT và
các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ
|
1,5
|
II.6
|
Điều tra khảo sát, lập luận chứng quy hoạch chi
tiết khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán, huyện Mèo Vạc
|
Thành lập khu dự trữ thiên nhiên và đi vào hoạt động
theo Luật đa dạng sinh học
|
Ban quản lý Khu bảo
tồn Chí Sán
|
Sở NN&PTNT và
các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ
|
1,5
|
III
|
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CƠ SỞ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
|
4,0
|
III.1
|
Khảo sát, xây dựng các cơ sở bảo tồn ĐA DẠNG SINH
HỌC và các vườn thực vật trong các khu bảo tồn tỉnh Hà Giang
|
Thành lập các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (05
cơ sở) và các vườn thực vật theo Luật đa dạng sinh học
|
Sở TN&MT và
ban quản lý các khu bảo tồn
|
Sở NN&PTNT và các
cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ
|
2,5
|
III.2
|
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng vật nuôi
tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp bảo tồn
|
Xác định các giống vật nuôi quý hiếm cần ưu tiên
bảo tồn
|
Sở NN&PTNT
|
Sở TN&MT và
các cơ quan, tổ chức khoa học công nghệ
|
1,5
|
IV
|
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ GIANG
|
1,5
|
IV.1
|
Rà soát điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cơ chế
chính sách quản lý bảo tồn và khai thác, sử dụng Đa dạng sinh học tỉnh Hà
Giang
|
Hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý bảo tồn và
khai thác sử dụng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Giang
|
Sở TN & MT
|
Sở Tư pháp, Sở Tài
chính, và các sở ban ngành khác; Các địa phương liên quan
|
1,5
|
V
|
ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ
ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
|
2,0
|
V.1
|
Điều tra, khảo sát, rà soát và xây dựng kế hoạch
bảo vệ, phát triển diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên tỉnh Hà Giang
|
Xác định hiện trạng (diện tích, đa dạng sinh học)
các hệ sinh thái rừng tự nhiên, phục vụ xây dựng kế hoạch triển khai bảo vệ
và phát triển toàn bộ diện tích các hệ sinh thái rừng tự nhiên nằm ngoài các
khu bảo tồn
|
Sở NN &PTNT
|
Sở TN&MT và
các cơ quan tổ chức, các đơn vị khoa học công nghệ
|
2,0
|
Tổng cộng
|
19,5
|