Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2009/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
Ngày ban hành: 17/07/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 03/2009/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ “NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN 2010”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 18
(Từ ngày 14/7 đến ngày 17/7/2009)

Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 03/7/2009, kèm theo Đề án “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến 2010” của UBND Thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Thành phố; ý kiến của các đại biểu HĐND Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nội dung Tờ trình số 34/TTr-UBND ngày 03/7/2009, kèm theo Đề án “Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến 2010” với những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chính như sau:

A. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU

I. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC Ở HÀ NỘI

1. Đối với chất thải rắn

Việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt giao cho các quận, huyện, thị xã quản lý và chủ động thực hiện theo phương thức xã hội hóa, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, về lâu dài được đảm bảo từ nguồn phí vệ sinh. Trước mắt, phí vệ sinh phải được qui định cụ thể phù hợp theo hướng đủ bù đắp chi phí thu gom.

Đối với rác thải công nghiệp, rác thải y tế, phế thải xây dựng, việc thu gom, vận chuyển, xử lý thuộc trách nhiệm của đơn vị phát thải, các đơn vị này có thể tự thực hiện hoặc thuê các đơn vị có chức năng khác thực hiện và trả chi phí theo hợp đồng dịch vụ. Đối với việc xây dựng và vận hàng các khu xử lý chất thải rắn, trên cơ sở qui hoạch các khu xử lý tập trung qui mô Thành phố, qui mô huyện và liên huyện cho từng thời kỳ, chuyển mạnh việc Nhà nước trực tiếp đầu tư, sang chủ yếu là Nhà nước khuyến khích và có các cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức B0T, BT hoặc B0; việc thu hồi vốn đầu tư được thực hiện thông qua thu phí xử lý của đơn vị thuê xử lý. Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ chi phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt.

2. Đối với môi trường nước mặt: từng bước tách nước thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào các sông, hồ; áp dụng công nghệ xử lý kết hợp: công nghệ lọc nước, công nghệ sinh học và công nghệ hóa học. Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm 33 hồ nội thành. Với nước thải công nghiệp, nước thải y tế xử lý 100% tại nguồn và trách nhiệm thuộc đơn vị phát thải. Đối với nước thải sinh hoạt trước mắt tập trung tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, hộ dân xử lý sơ bộ tại nguồn bằng các chế phẩm sinh học trước khi xả thải ra môi trường. Riêng làng nghề từng bước qui hoạch để đưa các công đoạn, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư để xử lý tập trung.

3. Đối với môi trường không khí: xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí trong Thành phố, ưu tiên thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng không khí cố định. Tập trung quan trắc xác định những khu vực ô nhiễm trọng điểm, để có những biện pháp khắc phục. Mở rộng các khu không gian công cộng và phát triển không gian xanh đô thị để điều hòa khí hậu. Phát triển giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để giảm bụi và khí thải từ các hoạt động giao thông. Tăng cường kiểm tra, có biện pháp hạn chế bụi xây dựng tại các công trình và phương tiện vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2010.

1. Đối với chất thải rắn: 100% các xã , thị trấn có tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt. 100% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của các xã, thị trấn được thu gom phải chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 60% được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý. Thu gom 95% và xử lý 70% chất thải rắn công nghiệp, trong đó chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom, lưu giữ 90% và xử lý được 60%. Trên 95% phế thải xây dựng được thu gom và tập kết đúng nơi qui định.

2. Đối với nước thải: xử lý 10-15% lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành; xử lý xong những bức xúc về ô nhiễm nước cho các hồ đã được nạo vét và kè bờ trên địa bàn Thành phố. Đối với nước sông, cải tạo nạo vét khơi thông dòng chảy đảm bảo cân bằng nguồn nước phục vụ việc tưới tiêu nông nghiệp và thoát lũ, chống úng ngập cho Thành phố.

3. Xử lý khoảng 40% lượng nước thải công nghiệp, 100% nước thải y tế.

4. Đối với bụi và khí thải giao thông: 100% các công trường xây dựng phải áp dụng các biện pháp giảm bụi theo đúng quy định. Vật liệu xây dựng, đất thải, phế thải phải được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dụng đảm bảo không rơi vãi ra đường.

5. Đối với làng nghề: 100% làng nghề, làng có nghề có qui chế quản lý môi trường làng nghề. Hoàn thành xây dựng thí điểm 1 dự án xử lý nước thải ở một làng nghề. Qui hoạch để đưa các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm lớn tại các làng nghề ra khu sản xuất tập trung.

B. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHUNG

1. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp trong tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, phổ biến các quy định, cơ chế chính sách về: phân loại rác tại nguồn, đổ rác, phế liệu xây dựng đúng nơi quy định, không xả rác và nước thải chưa qua xử lý vào nguồn nước mặt, thực hiện những biện pháp giảm bụi trong xây dựng và vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng; tham gia trồng và bảo vệ cây xanh. Phối hợp với Ban tuyên giáo Thành ủy đưa các nội dung, hoạt động tuyên truyền về môi trường vào tài liệu sinh hoạt chi bộ. Soạn thảo tài liệu để phổ biến hướng dẫn đến các địa bàn dân cư (thôn, xóm, tổ dân phố). Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào vệ sinh tại khu vực cư trú, đưa nội dung bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa. Biên tập tài liệu phục vụ tuyên truyền về môi trường trong các trường phổ thông. Công khai thông tin về tình hình vi phạm pháp luật Bảo vệ môi trường để nhân dân cùng giám sát và tạo áp lực xã hội đối với các vi phạm. Xây dựng chuyên mục môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phố.

2. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố: xây dựng, hợp nhất các quy định về quản lý chất thải rắn, nước thải, bụi xây dựng và khí thải giao thông. Xây dựng quy định phân cấp quản lý môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Xây dựng và cụ thể hóa các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xử lý chất thải rắn, nước thải và dịch vụ môi trường. Xây dựng quy định về phối hợp phòng ngừa, ứng cứu và xử lý các sự cố môi trường trên địa bàn Thành phố.

3. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật Bảo vệ môi trường: Xây dựng kế hoạch tổng thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường chất thải rắn, nước thải, bụi xây dựng và khí thải giao thông trên địa bàn Thành phố. Rà soát và lập phương án xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh, buộc áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm hoặc di chuyển theo quy hoạch.

4. Tăng cường nguồn lực tài chính và áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường: đa dạng hóa các hình thức đầu tư như: BOT, BT hoặc vay ODA để đẩy nhanh việc triển khai các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện từ nay đến hết năm 2010, đặc biệt là các dự án về xử lý chất thải rắn. Bố trí ngân sách Thành phố cho các dự án ưu tiên thực hiện từ nay đến hết năm 2010. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư và cung cấp các dịch vụ môi trường, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào xử lý chất thải rắn, nước thải và dịch vụ môi trường. Thực hiện nguyên tắc gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục bồi thường. Áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải.

5. Về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý môi trường. Bổ sung cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Bố trí đủ cán bộ làm công tác môi trường tại các quận, huyện, thị xã theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ. Bố trí 1 cán bộ hợp đồng làm công tác quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TỪNG LĨNH VỰC

1. Đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Tập trung quy hoạch quản lý chất rắn trên địa bàn Thành phố năm 2009. Triển khai thêm một số mô hình thu gom, vận chuyển theo phương thức xã hội hóa phù hợp với đặc thù của từng khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn. Từng bước phân loại chất thải rắn tại nguồn để chôn lấp và xử lý hiệu quả. Xây dựng quy trình thu gom, phân loại và quản lý chất rắn nguy hại trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Trên cơ sở khẳng định vị trí, qui mô xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung, Thành phố định hướng công nghệ và tiêu chuẩn xử lý cũng như ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích kêu gọi xã hội hóa đầu tư để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư mở rộng Khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn (Sóc Sơn), khu xử lý Xuân Sơn (Sơn Tây) và xây dựng một số bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới. Triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với công nghệ tiên tiến, hiện đại với chi phí phù hợp. Quý III/2010 khởi công xây dựng 1 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung với công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các cam kết quốc tế môi trường. Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn quy mô cấp huyện và liên huyện đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh như: Chương Mỹ, Thạch Thất, Mỹ Đức, Phú Xuyên… Trường hợp chôn lấp phân tán, nhỏ lẻ (qui mô cấp xã) phải đảm bảo vệ sinh về môi trường. Các hố chôn lấp rác quy mô nhỏ sau khi đầy có thể phủ đất và trồng cây lên trên để tạo cảnh quan môi trường, phù hợp quy hoạch.

2. Về xử lý ô nhiễm nước các sông, hồ: đối với các sông, từ nay đến 2010 ưu tiên xử lý một bước ô nhiễm nước sông Tô Lịch đảm bảo các tiêu chí về thoát nước, môi trường và cảnh quan. Xây dựng dự án xử lý 1 đoạn đầu nguồn sông Tô Lịch theo nguyên tắc tách và thu gom nước thải hai bên bờ sông và xây dựng trạm xử lý quy mô nhỏ, nước sau xử lý được bổ cập lại. Trên cơ sở xử lý đoạn sông này sẽ rút kinh nghiệm để triển khai ở các đoạn sông tiếp theo. Khảo sát, đánh giá thực trạng, thống kê các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường; quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ; quan trắc, xác định mức độ ô nhiễm các địa điểm xả thải. Từ đó thực hiện các giải pháp về quản lý, xử lý vi phạm và từng bước thực hiện các giải pháp tổng thể về môi trường sông Nhuệ, sông Đáy đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008. Trước mắt, đến năm 2010 thực hiện các nội dung: Lựa chọn một cửa xả thí điểm xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ làm cơ sở để triển khai xử lý các cửa xả tiếp theo; triển khai dự án cải tạo, nạo vét trục chính sông Nhuệ đã được Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn phê duyệt; kiểm tra, xử lý các cơ sở công nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đối với các hồ trên địa bàn Thành phố: triển khai thử nghiệm một số phương án xử lý giảm thiểu ô nhiễm 7 hồ trong năm 2009 và nhân rộng áp dụng cho 26 hồ đã được kè bờ trên địa bàn thành phố trong năm 2010.

3. Về xử lý nước thải công nghiệp: tăng cường kiểm tra, xử lý và yêu cầu các cơ sở thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường. Quy định rõ thời hạn các cơ sở sản xuất đang hoạt động không được xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trường hợp không thực hiện sẽ xử phạt nặng theo qui định. Đối với khu công nghiệp bắt đầu xây dựng, yêu cầu phải xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải ngay khi bắt đầu hoạt động. Giao UBND Thành phố công khai danh sách các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và thời hạn phải hoàn thành việc xây dựng để nhân dân cùng giám sát. Định kỳ kiểm tra tiến độ xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung của các khu, cụm công nghiệp và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở để đảm bảo thực hiện đúng cam kết. Kiên quyết xử lý người đứng đầu hoặc đóng cửa các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.

4. Về xử lý nước thải y tế: đối với các bệnh viện của Hà Nội, đến hết năm 2010 tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho 12 bệnh viện và Trung tâm y tế chưa có trạm xử lý. Đối với bệnh viện do Trung ương quản lý, kiến nghị Bộ y tế đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các bệnh viện chưa có trạm xử lý. Trường hợp cần thiết có thể đề xuất di dời một số bệnh viện gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ra khỏi nội thành. Đối với các cơ sở y tế tư nhân: tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định.

5. Về xử lý môi trường làng nghề: xây dựng dự án thí điểm xử lý nước thải 1 làng nghề chế biến tinh bột sắn tại xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, trên cơ sở đó nhân rộng áp dụng cho các làng nghề khác. Tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, xử lý chất thải ở các làng nghề và làng có nghề; hoàn thành việc xây dựng và ban hành qui chế quản lý môi trường tại làng nghề. Di chuyển các cơ sở, các điểm sản xuất của hộ gia đình gây ô nhiễm môi trường ra các cụm công nghiệp làng nghề tập trung đã được xây dựng hoàn thành.

6. Về xử lý ô nhiễm bụi: lực lượng thanh tra xây dựng, thanh tra giao thông tăng cường giám sát việc chống bụi ngay tại các công trường xây dựng, các bãi khai thác, trung chuyển cát, sỏi; các phương tiện vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng. Các quận, huyện, thị xã bố trí và công bố công khai các điểm tập kết để trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng trên địa bàn. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp đổ đất thải, phế thải không đúng nơi quy định, làm rơi đất, phế thải trên đường. Xây dựng một số trạm rửa xe tại khu vực bãi trung chuyển, khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng và trên một số tuyến đường cửa ngõ vào trung tâm Thành phố.

7. Về xử lý ô nhiễm khí thải giao thông: tăng cường công tác tổ chức giao thông, chống ùn tắc. Kiểm soát khí thải (thông qua đăng kiểm) các phương tiện giao thông cơ giới, trước mắt tập trung vào xe buýt và xe tải trên địa bàn Thành phố. Phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Tăng cường trồng cây xanh tại các tuyến phố và khu vực công cộng. Giao UBND Thành phố kiến nghị với Chính phủ để có quy định bắt buộc các phương tiện giao thông cơ giới phải hướng khí thải xuống phía dưới mặt đường hoặc trên tầm đầu người, không để xả thẳng vào người tham gia giao thông phía sau, nhằm bảo vệ sức khỏe của người tham gia giao thông và cộng đồng dân cư. Thường xuyên trồng thêm nhiều cây xanh trên các tuyến đường phố và khu vực công cộng.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch, ban hành các Quyết định cụ thể và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết này.

Điều 3. Hội đồng nhân dân thành phố kêu gọi mọi người dân Thủ đô tích cực thực hiện Nghị quyết. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố cùng các tổ chức thành viên vận động nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi Nghị quyết của HĐND Thành phố. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIII, nhiệm kỳ 2004-2011 thông qua tại kỳ họp 18./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT; TC; KH&ĐT, Y tế, GTVT;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- Thường trực Thành ủy;
- TT HĐND, UBND TP, MTTQ TP;
- Đại biểu HĐND Thành phố;
- Các Ban của TU;VP TU;
- Các Ban HĐND TP; VP ĐĐBQH&HĐND TP;
VP UBND TP:
- Các Sở, Ngành, đoàn thể TP;
- Thường trực HĐND; UBND các quận, huyện, thị xã;
- Lưu

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 03/2009/NQ-HĐND ngày 17/07/2009 về nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến 2010 do Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.575

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.97.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!