Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống thiên tai

Số hiệu: 66/2021/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 06/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Chế độ với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã

Chính phủ ban hành Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi.

Theo đó, quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

Đơn cử như người không hưởng lương từ NSNN trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập được hưởng trợ cấp ngày công lao động như sau:

- Đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập:

Mức trợ cấp theo ngày được huy động không thấp hơn 59.600 đồng;

- Đối với người được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai:    

Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày không thấp hơn 119.200 đồng;   

- Nếu huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau):

Được tính gấp đôi mức trợ cấp quy định nêu trên;

- Khi tập trung, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì:

Được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 57.000 đồng.

Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

Nghị định 66/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/8/2021 và thay thế Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT ĐÊ ĐIỀU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 09 tháng 12 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên taiLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, bao gồm: Trách nhiệm truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin, mạng lưới, trang thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai; tình huống khẩn cấp về thiên tai, các loại dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Việt Nam.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TRÁCH NHIỆM TRUYỀN TIN; TẦN SUẤT, THỜI LƯỢNG PHÁT TIN; MẠNG LƯỚI THÔNG TIN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Điều 3. Cơ quan có trách nhiệm truyền tin

1. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống đài thông tin duyên hải, đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm phát các văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

2. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên và cùng cấp trên địa bàn được cảnh báo.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo hệ thống thông tin chuyên ngành để phát thông tin có liên quan đến phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực quản lý.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn việc ưu tiên nhắn tin dự báo, cảnh báo thiên tai trong tình huống thiên tai khẩn cấp.

Điều 4. Tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai

1. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống đài thông tin duyên hải, đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan thông tấn, báo chí, các hệ thống thông tin chuyên dùng liên quan phát, đưa tin đầy đủ nội dung chỉ đạo trong các văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ngay sau khi nhận được và phát lại với tần suất tối thiểu 3 giờ/lần đối với thiên tai đến cấp độ 3, tối thiểu 01 giờ/lần đối với thiên tai trên cấp độ 3, ưu tiên phát tin trong trường hợp thiên taì khẩn cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho đến khi có văn bản chỉ đạo mới hoặc hoạt động ứng phó thiên tai đã được thực hiện hoặc diễn biến thiên tai đã thay đổi không còn ảnh hưởng.

2. Thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bao gồm thời gian phát đầy đủ nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của cơ quan có thẩm quyền, bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, nêu rõ sự thay đổi của nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy, cập nhật tình hình diễn biến thiên tai, các hoạt động ứng phó thiên tai.

3. Đài Phát thanh, truyền hình các cấp phát văn bản chỉ huy ứng phó thiên tai của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp, văn bản chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên ngay sau khi nhận được và phát lại theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp, phù hợp với diễn biến thiên tai và ứng phó của địa phương.

Khi xảy ra thiên tai cấp độ 2, 3, 4 trên địa bàn, tần suất phát tin theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên.

4. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp hướng dẫn cụ thể nội dung và tần suất, thời lượng phát tin chỉ huy ứng phó thiên tai trên các hệ thống thông tin trên địa bàn. Những nơi không có phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng các phương tiện, dụng cụ, hiệu lệnh truyền thông theo quy ước của địa phương để thông báo tới các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Điều 5. Mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai

1. Mạng thông tin công cộng phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai, bao gồm:

a) Mạng viễn thông cố định mặt đất, vệ tinh;

b) Mạng viễn thông di động mặt đất, vệ tinh;

c) Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình;

d) Mạng bưu chính công cộng.

2. Mạng thông tin chuyên dùng, bao gồm:

a) Đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

b) Mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai; các xe ô tô chuyên dùng phục vụ thông tin phòng chống thiên tai;

c) Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh;

d) Mạng viễn thông dùng riêng, mạng bưu chính của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác;

đ) Mạng thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác;

e) Mạng lưới thông tin cảnh báo từ hệ thống quan trắc chuyên dùng.

3. Thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai bao gồm:

a) Điện thoại cố định, di động, vệ tinh;

b) Máy tính;

c) Máy fax;

d) Thiết bị phát thanh;

đ) Thiết bị truyền hình;

e) Thiết bị quan trắc tự động truyền tin;

g) Mạng thông tin công cộng, thiết bị quan trắc giám sát chuyên dùng tự động truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm;

h) Phương tiện, dụng cụ thông tin khác.

4. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống thiên tai, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp lập kế hoạch xây dựng và mua sắm trang thiết bị thông tin; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức xây dựng, mua sắm, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.

Mục 2. PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM VÀ PHỐI HỢP TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Điều 6. Cấp độ rủi ro thiên tai

Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

Điều 7. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; hỗ trợ công tác ứng phó khi có đề nghị của các địa phương lân cận; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên; đồng thời được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

a) Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;

b) Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

2. Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dàn cấp xã hoặc người được ủy quyền.

3. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

a) Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện theo quy định của pháp luật;

b) Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

6. Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người được ủy quyền.

Điều 8. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

a) Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng kiểm ngư và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;

b) Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai và của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

4. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

5. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc huy động các nguồn lực hỗ trợ ứng phó khi xuất hiện các tình huống thiên tai có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn hoặc khi nhận được yêu cầu hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Các lực lượng tham gia hỗ trợ phòng, chống thiên tai tại địa phương phải phối hợp chặt chẽ và theo sự chỉ huy thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền.

Điều 9. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai; quyết định các biện pháp cấp bách và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó khi có yêu cầu.

2. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn căn cứ tình huống cụ thể chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.

3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm huy động nguồn lực theo thẩm quyền, chỉ huy triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

6. Trường hợp rủi ro thiên tai trên cấp độ 3 hoặc thiên tai có diễn biến phức tạp nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo.

Điều 10. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai cấp độ 4

1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp ứng phó.

2. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ứng phó; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để xử lý tình huống đặc biệt, trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường.

3. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí, sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

Điều 11. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai

1. Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

2. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Mục 3. TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VỀ THIÊN TAI; CÁC LOẠI DỰ ÁN KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 12. Tình huống khẩn cấp về thiên tai

1. Tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và các công trình đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng như sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, bến cảng quốc gia, hệ thống lưới cao thế từ 66KV trở lên, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền.

2. Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gồm các thông tin chính sau:

a) Diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai hoặc sự cố; sự cố công trình phòng, chống thiên tai hoặc sự cố công trình xây dựng ảnh hưởng do thiên tai; mức độ hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra, đặc biệt liên quan đến an toàn về người;

b) Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra;

c) Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện ứng phó và khắc phục hậu quả.

3. Thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;

b) Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;

c) Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai;

d) Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai;

đ) Trách nhiệm ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tình huống khẩn cấp: Thực hiện theo nguyên tắc quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định này và phân công tại Quyết định công bố tình huống khẩn cấp. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó với tình huống khẩn cấp về thiên tai thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

4. Các biện pháp được áp dụng trong tình huống khẩn cấp:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Các biện pháp chính gồm:

a) Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán;

b) Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn;

c) Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để giúp nhân dân xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

d) Huy động mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai) để xử lý khẩn cấp sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai;

đ) Các biện pháp cần thiết khác;

e) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.

Điều 13. Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai

1. Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai là dự án cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả do thiên tai gây ra khi có các tình huống khẩn cấp hoặc tình trạng khẩn cấp về thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, khoản 6 Điều 18, Điều 42 Luật Đầu tư công, Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định liên quan của pháp luật về xây dựng, đầu tư công và đấu thầu; được giao hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.

Mục 4. HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI; HUY ĐỘNG, QUYÊN GÓP VÀ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC CỨU TRỢ, HỖ TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Điều 14. Nguyên tắc thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai

1. Chủ động sử dụng nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiên tai, trường hợp vượt quá khả năng cân đối của bộ, ngành, địa phương, báo cáo, đề xuất gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ.

2. Đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

3. Ưu tiên hỗ trợ dân sinh, phục hồi sản xuất và khắc phục khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai và công trình xây dựng thiết yếu.

4. Khôi phục, sửa chữa, xây dựng lại đảm bảo bền vững hơn.

Điều 15. Thống kê, đánh giá thiệt hại

1. Công tác thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện ngay sau khi thiên tai xảy ra và được cập nhật thường xuyên cho đến khi có báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Luật Phòng, chống thiên tai.

Điều 16. Nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

1. Căn cứ tình hình thiên tai và thiệt hại, ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng; các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xác định nhu cầu, hình thức, đối tượng và nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 32 Luật Phòng chống thiên taikhoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo.

2. Trách nhiệm xác định, tổng hợp, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ:

a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm xác định, tổng hợp thiệt hại, đề xuất nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ trên địa bàn quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương;

b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng;

c) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Nguồn lực cho cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 32 Luật Phòng, chống thiên taikhoản 3, khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực hợp pháp khác.

Điều 17. Huy động, phân bổ và triển khai nguồn lực tài chính hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

1. Trách nhiệm, thẩm quyền phân bổ nguồn lực tài chính

a) Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và hiệu quả.

Trường hợp vượt quá khả năng cân đối của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp đề xuất nhu cầu, báo cáo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ đề xuất của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bố trí, phân bổ nguồn lực trong phạm vi chức năng, quyền hạn để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý và hỗ trợ các địa phương theo thẩm quyền; trường hợp quá khả năng, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai để tổng hợp, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Quy trình huy động và sử dụng ngân sách địa phương:

a) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng ngân sách cấp mình để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, sau khi sử dụng ngân sách cấp mình để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới;

c) Căn cứ Quyết định hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai của Ủy ban nhân dân cấp trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp dưới có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phân bổ kịp thời để triển khai thực hiện, thời hạn chậm nhất 20 ngày kể từ ngày có quyết định hỗ trợ; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên trước ngày 20 tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo;

d) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét thu hồi, điều chuyển kinh phí hỗ trợ và xử lý các trường hợp sử dụng sai mục đích, đối tượng hoặc để chậm trễ, gây lãng phí, kém hiệu quả.

3. Quy trình huy động và triển khai nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương:

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động sử dụng dự toán kinh phí được giao hằng năm; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn lực của địa phương để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối, sau khi sử dụng kinh phí được giao, ngân sách địa phương để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của nội dung, số liệu báo cáo;

b) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ;

c) Căn cứ Quyết định hỗ trợ kinh phí để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kịp thời để triển khai thực hiện, thời hạn chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có quyết định của Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai trước ngày 25 tháng cuối quý để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

d) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai nguồn lực được hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét thu hồi kinh phí hỗ trợ và xử lý các trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng hoặc để chậm trễ, không kịp thời, gây lãng phí, kém hiệu quả. Đối với những công trình sử dụng kinh phí hỗ trợ lớn hoặc có tính chất kỹ thuật phức tạp, để đảm bảo an toàn công trình và hiệu quả đầu tư, căn cứ báo cáo phân bổ của các địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai thông báo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ kỹ thuật để cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có ý kiến hoặc phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành có ý kiến làm cơ sở phê duyệt và triển khai thực hiện.

4. Quy trình huy động và triển khai hỗ trợ từ quỹ dự trữ tài chính

a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định hỗ trợ từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách nhà nướcĐiều 8 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

b) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổng hợp nhu cầu hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai từ các bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ từ quỹ dự trữ tài chính Trung ương theo quy định tại Điều 11 Luật Ngân sách nhà nướcĐiều 8 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

5. Quy trình huy động và triển khai hỗ trợ từ quỹ phòng chống thiên tai

Thực hiện theo quy định của pháp luật về việc thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai.

Điều 18. Hỗ trợ về hàng hóa, dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai

1. Hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia

Việc phân phối, hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa dự trữ quốc gia.

2. Hỗ trợ về dân sinh

a) Hỗ trợ về dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;

b) Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai;

c) Mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

3. Hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do thiên tai

a) Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình có nhà ở bị thiệt hại do thiên tai theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

b) Mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trường hợp thiên tai gây thiệt hại lớn về nhà ở, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 19. Hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư

1. Căn cứ quyết định tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Điều 12 Nghị định này, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp triển khai hỗ trợ khẩn cấp di dời dân cư, đảm bảo kịp thời, an toàn tính mạng cho người dân.

2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã huy động lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và các lực lượng tại chỗ rà soát, xác định số hộ cần di dời khẩn cấp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc xác minh, báo cáo kịp thời Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện về số hộ cần di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ di dời.

3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổng hợp về số hộ cần di dời khẩn cấp và nhu cầu hỗ trợ di dời, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ quy định Luật Đất đai, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất, bố trí chỗ ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền để triển khai thực hiện. Trường hợp vượt quá khả năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.

4. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu các huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ quy định Luật Đất đai, Luật Trưng mua trưng dụng và các quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đất, bố trí nơi ở cho các hộ dân cần di dời; quyết định huy động kinh phí, lực lượng, trang thiết bị, vật tư và các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền để hỗ trợ di dời. Trường hợp vượt quá khả năng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ để kịp thời xử lý.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động các nguồn lực hợp pháp và quy định trình tự chi tiết, tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương.

Điều 20. Vận động, quyên góp và phân bổ nguồn lực

1. Vận động, quyên góp và phân bổ nguồn lực trong nước

Việc tổ chức huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực trong nước theo quy định tại Điều 11, Điều 33 Luật Phòng chống thiên tai, khoản 19 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Nghị định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

2. Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực quốc tế

Việc huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực quốc tế để cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo các quy định về quản lý và sử dụng viện trợ phát triển chính thức, viện trợ phi chính phủ nước ngoài; quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai.

Mục 5. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI, TỔ CHỨC QUỐC TẾ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM

Điều 21. Thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phục vụ hoạt động cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam nhập khẩu, tái xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai được miễn thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Phòng, chống thiên tai. Trường hợp để lại Việt Nam sử dụng vào mục đích khác phải chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 22. Đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trước khi vào Việt Nam thực hiện hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai lập 01 hồ sơ đăng ký, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trong đó bao gồm các nội dung: Tên tổ chức, cá nhân; mục đích của hoạt động; thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện (theo mẫu Phụ lục I);

b) Danh mục hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ và các văn bản khác có liên quan (nếu có, theo mẫu Phụ lục II);

c) Danh sách người tham gia (theo mẫu Phụ lục III).

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Phòng chống thiên tai hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

2. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Phòng, chống thiên tai) có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý hồ sơ đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký và các cơ quan liên quan.

Điều 23. Nhập cảnh, xuất cảnh; thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa phòng chống thiên tai chuyên dùng phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

1. Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu; trường hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực, được cấp thị thực tại cửa khẩu.

2. Phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất sau khi hoàn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai được ưu tiên làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.

Điều 24. Lưu trú đối với người nước ngoài tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam

1. Người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai được hướng dẫn nơi ở, làm việc và thủ tục tạm trú phù hợp với điều kiện cụ thể.

2. Cơ quan, địa phương tiếp nhận hỗ trợ có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú, nơi ở và làm việc cho các cá nhân, tổ chức đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Mục 6. CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỦY BAN QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

Điều 25. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ thành lập, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai được sử dụng con dấu riêng để thực hiện các nhiệm vụ của Ban. Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai gồm các thành viên:

a) Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, cụ thể do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực; Các Phó Trưởng Ban khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Các ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

d) Căn cứ yêu cầu công tác, Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai mời đại diện lãnh đạo các cơ quan và tổ chức có liên quan: Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan khác tham gia Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; sử dụng bộ máy của Tổng cục Phòng chống thiên tai và bố trí nhân lực, trang thiết bị, các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động. Trưởng ban Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo.

4. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai:

a) Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;

b) Chủ trì hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai;

c) Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc: Chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3; tham mưu chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4, 5; điều phối và hỗ trợ hoặc chỉ đạo các địa phương ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1, 2 khi có diễn biến phức tạp, nguy cơ gây hậu quả lớn, nghiêm trọng;

d) Căn cứ diễn biến thiên tai và yêu cầu thực tế, quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định này;

đ) Chỉ đạo công tác thống kê thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp và phục hồi, tái thiết của các địa phương, các bộ, ngành;

e) Tổng hợp, xem xét, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp, sử dụng ngân sách trung ương và các nguồn lực hợp pháp khác phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cả nước;

g) Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;

h) Chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai; chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai;

i) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các cấp;

k) Tổ chức kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;

l) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nguồn lực hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

m) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến, thông tin truyền thông qua nền tảng mạng xã hội, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai hàng năm;

n) Hướng dẫn hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở;

o) Tham mưu Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường khu vực ảnh hưởng của thiên tai trong các tình huống đặc biệt;

p) Chủ trì xây dựng và công bố sách trắng về phòng, chống thiên tai hàng năm;

q) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ hàng năm.

Điều 26. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp bộ.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các bộ quy định tại khoản 1 Điều này) căn cứ nhiệm vụ được giao quyết định việc thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc giao một cơ quan cấp Vụ trực thuộc kiêm nhiệm chức năng tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý.

3. Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định việc thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc.

4. Tổ chức của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp bộ:

a) Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do lãnh đạo bộ làm Trưởng ban;

b) Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ giao cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý về phòng chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của bộ và kiêm nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bộ;

c) Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp bộ được sử dụng con dấu của bộ hoặc sử dụng con dấu riêng, Văn phòng thường trực có con dấu, được cấp kinh phí, mở tài khoản để hoạt động.

5. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp bộ:

a) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý;

b) Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

c) Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động theo thẩm quyền các nguồn lực của bộ để ứng phó và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý của bộ và hỗ trợ các địa phương.

Điều 27. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh

1. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy, điều hành hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có con dấu, được cấp kinh phí, mở tài khoản để hoạt động.

2. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh gồm các thành viên sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban;

b) Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Phó Trưởng ban thường trực;

c) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh làm Phó Trưởng ban;

d) Các ủy viên là Giám đốc hoặc đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể - xã hội cấp tỉnh tham gia thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai; Bộ chỉ huy quân sự hoặc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai;

b) Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai;

c) Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi địa phương;

d) Kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;

đ) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai;

e) Thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định;

g) Tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

h) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;

i) Chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai;

k) Tập trung nguồn nhân lực, trang thiết bị, xây dựng công cụ hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai.

Điều 28. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện

1. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện có con dấu, tài khoản và được cấp kinh phí để hoạt động.

2. Thành viên của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Trưởng ban;

b) Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Phó Trưởng ban thường trực;

c) Trưởng phòng hoặc thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện và Trưởng Công an cấp huyện làm Phó Trưởng ban;

d) Các ủy viên là cấp trưởng hoặc đại diện lãnh đạo các phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể xã hội cấp huyện tham gia Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao trách nhiệm cho một phòng chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai;

b) Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai của địa phương;

c) Chỉ huy và tổ chức ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi cấp huyện;

d) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;

đ) Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp báo cáo công tác thống kê đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai;

e) Tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

g) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;

h) Thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định.

Điều 29. Tổ chức, nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã

1. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi địa phương.

2. Thành viên của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban;

b) Một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Phó Trưởng ban thường trực;

c) Trưởng Công an xã làm Phó Trưởng ban và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã làm Phó Trưởng ban phụ trách cứu hộ, cứu nạn và lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

d) Các ủy viên là công chức cấp xã và trưởng các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp xã;

đ) Công chức xã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai kiêm Ủy viên thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Ban được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân xã, sử dụng một số cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã làm bộ phận thường trực và được cấp kinh phí để hoạt động.

Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã quyết định thành phần, nhiệm vụ của bộ phận thường trực.

4. Nhiệm vụ của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Phòng, chống thiên tai;

b) Thực hiện việc truyền phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của các cấp đến cộng đồng;

c) Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trong phạm vi cấp xã;

d) Chỉ đạo, đôn đốc việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai của địa phương;

đ) Kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai;

e) Chủ trì tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã thành lập, tổ chức đào tạo, tập huấn và duy trì lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ, đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể khác tại địa phương;

g) Thực hiện các nội dung về Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định;

h) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai hàng năm.

Điều 30. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp

Tùy theo điều kiện cụ thể, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để triển khai các nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai các cấp

1. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo đủ nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho hoạt động của cơ quan và lực lượng làm phòng chống thiên tai cùng cấp, bao gồm: nguồn lực tài chính, nhân lực, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành và các điều kiện cần thiết khác.

2. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan, đơn vị và lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai trong phạm vi quản lý trình cơ quan chủ quản phê duyệt.

3. Căn cứ kế hoạch được duyệt, các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Điều 32. Cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành các văn bản chỉ đạo để ứng phó các tình huống thiên tai cụ thể.

2. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ động thông báo, phối hợp xử lý ngay khi nhận được thông tin về tai nạn, sự cố xảy ra trong thiên tai, thống nhất về biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để ứng phó thiên tai.

3. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai thống nhất với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về nội dung đề nghị các nước hỗ trợ về lực lượng tìm kiếm cứu nạn trong trường hợp thiên tai nghiêm trọng trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì trong việc huy động các nguồn lực, tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huy động và điều phối các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ thiên tai.

Mục 7. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

Điều 33. Chế độ tiền lương, tiền công đối với người tham gia lực lượng xung kích được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai

1. Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập được hưởng trợ cấp ngày công lao động như sau:

a) Đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập: Mức trợ cấp theo ngày được huy động không thấp hơn 59.600 đồng;

b) Đối với người được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày không thấp hơn 119.200 đồng;

c) Nếu huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính gấp đôi mức trợ cấp quy định tại điểm này;

d) Khi tập trung, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 57.000 đồng.

Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

2. Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.

a) Trường hợp người lao động hợp đồng trong thời gian tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định;

b) Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, công an xã được huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất đối với trường hợp tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

1. Điều kiện được hưởng: Người tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền. Trường hợp bị ốm, bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động, tử tuất theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú hoặc từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi bị tai nạn, hoặc chết).

Điều 35. Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất đối với trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

1. Điều kiện được hưởng: Người tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền. Trường hợp bị ốm, bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này.

2. Mức hưởng cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. Trong thời gian điều trị nội trú được bảo đảm tiền ăn bệnh lý. Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đang điều trị nội trú, nhưng hết thời gian làm nhiệm vụ thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì điều trị đến khi ổn định và được thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh.

3. Mức hưởng cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, bị chết

a) Trợ cấp tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;

b) Trợ cấp tiền tuất: Trường hợp bị chết, bị tai nạn dẫn đến chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;

c) Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.

4. Trình tự, thủ tục

a) Tiếp nhận hồ sơ:

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;

b) Quyết định hỗ trợ, trợ cấp:

Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Đối với kinh phí trợ cấp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

c) Chi trả hỗ trợ, trợ cấp:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh, tiền trợ cấp cho đối tượng được hưởng. Việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

5. Hồ sơ đề nghị

a) Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh:

Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình kèm theo hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Trợ cấp tai nạn:

Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống tiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; giấy ra viện; trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên trong trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên Ủy ban nhân dân huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, hồ sơ gồm tờ trình kèm theo hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

c) Trợ cấp tiền tuất:

Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

6. Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm đối với người không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm đối với người không tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn, bị chết.

Điều 36. Các chế độ khác

1. Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị thương hoặc hy sinh khi làm nhiệm vụ được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, bị chết được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã được bố trí trang thiết bị nơi làm việc theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trang thiết bị nơi làm việc của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.

3. Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã được trang bị trang phục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã sử dụng trang phục khi làm nhiệm vụ.

4. Lực lượng xung kích cấp xã là đối tượng ưu tiên khi xin việc làm.

Điều 37. Nguồn kinh phí

Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã từ ngân sách nhà nước, Quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2021.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

3. Bãi bỏ Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 và Quyết định số 37/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2)
.

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

PHỤ LỤC I

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Full name Full name of agency/person
-------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

(Regist to do the disaster response and recovery activity in Viet Nam)

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

To: Ministry of Agriculture & Rural Development

- Tên tổ chức, cá nhân: ............................................................................................................

Full name of Agency/person

- Địa chỉ: ....................................................................................................................................

Address

- Số điện thoại/Email: ................................................................................................................

Telephone/Email

- Mục đích của hoạt động: ........................................................................................................

Purpose of your activity

- Thời gian dự kiến thực hiện: ..................................................................................................

Intend time

- Địa điểm dự kiến thực hiện: ..................................................................................................

Place

Ngày/Date/..../..../........(DD/MM/YY)
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
Signature

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

DANH MỤC HÀNG HÓA, TRANG THIẾT BỊ HỖ TRỢ
Goods, equipment:

TT

Danh mục hàng hóa, thiết bị (chi tiết nhãn hiệu)

Goods, equipment (detail the branch):

Số lượng

Quantity

1

2

3

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA
Participants

TT

Danh sách người tham gia
Participants

Số Hộ chiếu/CMTND
Passport/ID No.

1

2

3

PHỤ LỤC IV

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC TRANG THIẾT BỊ LÀM VIỆC
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

TT

Danh mục

Đơn vị tính

Số lượng

Ghi chú

1

Bàn, ghế giao ban, hội họp

Bộ

01

2

Biển tên phòng làm việc

Chiếc

01

3

Bàn làm việc cá nhân

Bộ

01/người

Đội trưởng, Phó đội trưởng

4

Máy vi tính, máy in

Bộ

01/người

Đội trưởng, Phó đội trưởng

5

Tủ đựng tài liệu

Chiếc

01/người

Đội trưởng, Phó đội trưởng

6

Điện thoại cố định

Chiếc

01/người

Đội trưởng, Phó đội trưởng

7

Bảng chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh

Chiếc

01/người

Đội trưởng, Phó đội trưởng

PHỤ LỤC V

TRANG PHỤC XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

DANH MỤC TIÊU CHUẨN, NIÊN HẠN CẤP PHÁT TRANG PHỤC

Người tham gia đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã được cấp phát năm đầu 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 01 quần áo Đông, 01 quần áo Hè, 01 dây lưng, 02 bít tất, 01 giày da đen, 01 giày vải thấp cổ hoặc cao cổ, 01 quần áo đi mưa, 02 phù hiệu tay áo. Niên hạn cấp phát những năm tiếp theo như sau:

TT

Tên trang phục

Đơn vị tính

Số lượng

Niên hạn

1

Mũ cứng

Cái

01

02 năm

2

Mũ mềm

Cái

01

02 năm

3

Bít tất

Đôi

02

01 năm

4

Giày da đen

Đôi

01

02 năm

5

Giày vải thấp cổ hoặc cao cổ

Đôi

01

01 năm

6

Quần, áo đi mưa

Cái

01

03 năm

7

Phù hiệu tay áo

Cái

02

01 năm

MẪU TRANG PHỤC

MŨ CỨNG, MŨ MỀM, THẮT LƯNG
XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

GIẦY DA, GIẦY VẢI, TẤT XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

QUẦN ÁO ĐI MƯA
XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

PHÙ HIỆU TAY ÁO
XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Kính gửi: .......................(1) ...........................

Họ và tên người đề nghị: .................................... (2) ..................................................................

Địa chỉ thường trú: ...................... Số điện thoại: ........................................................................

Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): ........................................................................

Số tài khoản: .................................................................................................................................

(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi khám bệnh, chữa bệnh...)

Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho .................................... (3) ....................................

Số tiền đề nghị thanh toán là: ........................................................................đồng.

Bằng chữ .................................................................................................................................

Xin gửi kèm theo Đơn này: Phiếu xét nghiệm; đơn thuốc; hóa đơn thu tiền; giấy ra viện.

Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

.... (4) .... ngày.... tháng.... năm.....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được hưởng chính sách.

(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.

(4) Địa danh.

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP TAI NẠN, TIỀN TUẤT
(Kèm theo Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Trợ cấp tai nạn, tiền tuất

Kính gửi: ..................(1) ......................

Họ và tên người đề nghị: ....................................(2) .................................................................

Địa chỉ thường trú: .................................... Số điện thoại: .........................................................

Số Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân): ......................................................................

Số tài khoản: ...........................................................................................................................

(Trình bày tóm tắt lý do, thời gian, nơi bị tai nạn hoặc chết)

Căn cứ quy định của pháp luật, tôi xin đề nghị được thanh toán trợ cấp tai nạn (tiền tuất) cho ....................... (3) ....................................

Số tiền đề nghị thanh toán là: ........................................................................ đồng.

Bằng chữ .....................................................................................................................................

Xin gửi kèm theo Đơn này: Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên; Bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử (nếu chết); Bản sao Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân).

Kính đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

.... (4) .... ngày.... tháng.... năm......
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

(2) Trường hợp xung kích cấp xã trực tiếp viết đơn phải ghi rõ đội, tổ xung kích; trường hợp người đại diện hợp pháp của dân quân viết đơn, phải ghi rõ quan hệ với xung kích và đội, tổ của xung kích được hưởng chính sách.

(3) Đối tượng thụ hưởng chính sách.

(4) Địa danh.

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 66/2021/ND-CP

Hanoi, June 07, 2021

 

DECREE

ELABORATION OF SOME ARTICLES OF THE LAW ON NATURAL DISASTER MANAGEMENT AND LAW ON AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF THE LAW ON NATURAL DISASTER MANAGEMENT AND LAW ON DIKES

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law on Law on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Management dated June 19, 2013; Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes No. 79/2006/QH11 dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014; the Law on Amendments to Construction Law dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;

Pursuant to the Ordinance on Incentives for People with Meritorious Services to the Revolution dated December 09, 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Government hereby promulgates a Decree on elaboration of some Articles of the Law on Natural Disaster Management and Law on Amendments to some Articles of the Law on Natural Disaster Management and Law on Dikes.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree elaborates some Articles of the Law on Natural Disaster Management, including responsibility for news broadcasting; news broadcasting frequency and duration, communication networks and equipment serving command over disaster response; allocation of responsibility and cooperation in disaster response; disaster-related emergencies; types of urgent projects on natural disaster management and recovery; disaster recovery activities; mobilization, fundraising and allocation of resources for disaster relief and assistance in disaster recovery; rights and obligations of foreign organizations and organizational structures and tasks of natural disaster management agencies and the mechanism for cooperation between the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue; benefits for communal voluntary forces in charge of natural disaster management.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to Vietnamese organizations, households and individuals; foreign organizations and individuals and international organizations residing, operating or participating in natural disaster management in Vietnam.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Agencies responsible for news broadcasting

1. Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency, coastal communication stations, radio and television stations of provinces and central-affiliated cities and press agencies shall broadcast news about instructional documents about natural disaster response promulgated by the Prime Minister, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and National Committee for Search and Rescue.

2. People’s Committees at all levels shall direct and organize the prompt and accurate provision of disaster forecasts and warnings and broadcasting of news about instructional documents promulgated by the Prime Minister, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, National Committee for Search and Rescue, superior Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue and the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue at the same level within the area that receives warnings.

3. Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall direct their specialized information systems to broadcast news about natural disaster management in the fields under their management.

4. The Ministry of Information and Communications shall preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Natural Resources and Environment in providing guidelines or requesting competent authorities to promulgate documents providing guidelines for transmitting disaster messages in the event of emergency-level disasters.

Article 4. Frequency and duration of broadcasting news about commands over natural disaster response

1. Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency, coastal communication stations, radio and television stations of provinces and central-affiliated cities, press agencies and relevant special-purpose information systems shall broadcast and transmit news about all information specified in instructional documents about natural disaster response promulgated by the Prime Minister, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and National Committee for Search and Rescue immediately after receiving such news and re-broadcast it at least every 3 hours regarding the level 3 disaster and at least every 01 hour regarding the disaster exceeding level 3 and give priority to broadcasting news in the event of an emergency-level disaster until a new instructional document is available or natural disaster response activities have been carried out or \ disaster developments have changed and do not exert any effect.

2. The duration of news about commands over natural disaster response must be adequate to cover all information specified in an instructional document promulgated by a competent authority, disaster forecast and warning and clearly state changes to the instructional document, and update information about natural disaster developments and natural disaster response activities.

3. Radio and Television stations at all levels shall broadcast news about instructional documents promulgated by the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue at the same level and instructional documents of the supervisory authority immediately after receiving such news and re-broadcast it at the request of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue at the same level in conformity with natural disaster developments and local response activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue at all levels shall provide guidelines for frequency and duration of broadcasting news about commands over natural disaster response on information systems within their areas. The areas where radio and television stations are not available, local conventional communication equipment or commands shall be used to inform disaster-prone households.

Article 5. Communication networks and equipment serving command over natural disaster response

1. Public communication networks serving command over natural disaster response, including:

a) Fixed ground and satellite telecommunications network;

b) Ground and satellite telecommunications network;

c) Radio and television transmission and broadcasting network;

d) Public postal network.

2. Special-purpose information networks, including:

a) Hotlines directly serving command over natural disaster management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Postal network serving authorities of the Communist Party and the State, and national defense and security purposes;

d) Dedicated telecommunications network and postal network of other organizations and enterprises;

dd) Communication network serving warning of tsunami and other natural disasters;

e) Network of warning information transmitted from special-purpose monitoring system.

3. Communication equipment serving command over natural disaster response, including:

a) Telephones;

b) Computers;

c) Facsimile machines;

d) Radio equipment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Automatic monitoring equipment;

g) Public communication network, automatic special-purpose monitoring equipment; early warning system;

h) Other information equipment and tools.

4. Based on the disaster management requirements and tasks, Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees at all levels shall prepare a plan for procurement of communication equipment and submit it to a competent authority for approval; organize the procurement, management and use thereof as prescribed by law.

Section 2. ALLOCATION OF RESPONSIBILITY AND COOPERATION IN NATURAL DISASTER RESPONSE

Article 6. Natural disaster risk levels

Natural disaster risk is classified into 05 levels depending on the severity of the natural disaster. These five levels are level 1, level 2, level 3, level 4 and level 5 (emergency). The Prime Minister shall elaborate natural disaster risk levels.

Article 7. Allocation of responsibility and cooperation in level 1 natural disaster response

1. Every Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee shall directly command and mobilize resources to promptly respond to a natural disaster upon its occurrence; provide assistance in response at the request of local authorities in the near vicinity; submit reports and carry out commands given by the superior natural disaster management agency; is entitled to mobilize the following resources for disaster response:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Reserve supplies prepared by the people, and supplies, equipment and vehicles of the commune and local organizations and individuals.

2. The forces participating in natural disaster response within the commune shall closely cooperate with each other under the command of the Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee or the authorized person.

3. In case it is beyond the capacity of the commune, the Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee shall request the district-level People’s Committee to provide assistance.

4. The Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee shall directly command and mobilize resources within his/her power to respond to the natural disaster if the level 1 natural disaster hits at least two communes or when receiving the request for assistance from the Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee, and carry out commands given by the superior natural disaster management agency.

5. The Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee is entitled to mobilize the following resources to respond to natural disasters:

a) Army and public security forces, militia and self-defense forces, adolescents, local organizations and individuals and voluntary organizations and individuals;

b) Supplies, equipment and vehicles of the district and local organizations and individuals.

6. The forces participating in natural disaster response within a district shall closely cooperate with each other under the command of the Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee or the authorized person.

Article 8. Allocation of responsibility and cooperation in level 2 natural disaster response

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee is entitled to mobilize the following resources to respond to natural disasters:

a) Army and public security forces, militia and self-defense forces, adolescents, organizations and individuals, search and rescue forces, fisheries surveillance forces and voluntary organizations and individuals;

b) Supplies, equipment and vehicles of the province, and local organizations and individuals’ reserve supplies serving natural disaster management.

3. The Chairman/Chairwoman of the district- and communal-level People’s Committee shall assume the responsibilities specified in Article 7; obey commands of the superior agency; instruct and evacuate people to safe places. The Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee shall decide to carry out coercive evacuation in the case where an organization or individual fails to voluntarily obey commands and guidelines for natural disaster management for the sake of safety of people.

4. In case it is beyond the capacity of the province, the Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee shall notify and request the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and National Committee for Search and Rescue to provide assistance.

5. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall preside over and cooperate with the National Committee for Search and Rescue in directly commanding, managing or mobilizing resources for natural disaster response upon occurrence of the disaster whose developments may result in serious consequences or upon receiving the request for assistance from the Chairman/Chairwoman of the People’s Committee. The forces participating in natural disaster response within the province shall closely cooperate with each other and obey the command of the Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee or the authorized person.

Article 9. Allocation of responsibility and cooperation in level 3 natural disaster response

1. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall direct local authorities, Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies to take disaster response measures, and decide to take urgent measures and mobilize resources within their power to provide assistance in natural disaster response upon request.

2. The National Committee for Search and Rescue shall, according to current situation, preside over and cooperate with ministries and local authorities in directing and setting up forces and providing vehicles for search and rescue, and participate in coordinating disaster response activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee shall mobilize resources within his/her power and take disaster response measures within the province.

5. The Chairman/Chairwoman of the district- and communal-level People’s Committee shall, according to local situation, assume the responsibilities specified in Clause 3 Article 8 of this Decree and obey commands of the superior agency.

6. In case the disaster exceeds level 3 or the disaster developments may result in serious consequences, the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall request the Prime Minister to provide directions.

Article 10. Allocation of responsibility and cooperation in level 4 natural disaster response

1. The Prime Minister shall direct Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and relevant local authorities to take disaster response measures.

2. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall advise the Government and the Prime Minister on disaster response measures; and on establishment of a Front Line Steering Committee to deal with special situations and directly provide instructions at site.

3. The National Committee for Search and Rescue shall preside over and cooperate with ministries and local authorities in directing and setting up forces and providing vehicles for search and rescue, and participate in coordinating disaster response activities.

4. Ministers, heads of ministerial agencies. heads of Governmental agencies shall take disaster response measures under their management, and participate in disaster response under the direction of the Prime Minister, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and National Committee for Search and Rescue.

5. The Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee shall command and mobilize resources within his/her power to promptly respond to natural disasters within the province and follow the direction of the Prime Minister, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and National Committee for Search and Rescue.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Allocation of responsibility and cooperation in emergency response

1. In case the disaster exceeds level 4, the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall report it to the Prime Minister so as for him to request the State President to declare a state of emergency.

2. The allocation of responsibility and cooperation in disaster response shall comply with regulations of law on state of emergency.

Section 3. DISASTER-RELATED EMERGENCIES; TYPES OF URGENT PROJECTS ON NATURAL DISASTER MANAGEMENT AND RECOVERY

Article 12. Disaster-related emergencies

1. Disaster-related emergencies mean situations of disasters that have occurred or are occurring or threaten lives, health and houses of many people and safety of dikes, dams, reservoirs, works serving natural disaster management, important infrastructural constructions in use such as aerodromes, railways, highways, national routes, provincial routes, national terminals, high-voltage grid system (66 kV or above), national historical sites, schools, hospitals at the district level or higher, premises of agencies at district level or higher, economic zones and industrial parks, therefore, it is necessary to immediately take emergency response measures to promptly prevent and quickly remedy the consequences. A disaster-related emergency is declared under a competent person's decision.

2. A decision on declaration of disaster-related emergency contains the following main information:

a) Developments and extent of impact of the disaster or incident; disaster management work incident or construction work incident caused by the disaster; degree of damage to the works; possible damage or risk of causing damage, especially in relation to human safety;

b) Emergency measures that need to be immediately applied to respond to and remedy the consequences in order to prevent and minimize the damage caused by the disaster or work incident;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Power and procedures for deciding to declare and terminate a disaster-related emergency:

a) Every Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee shall decide to declare the disaster-related emergencies specified in Clause 1 of this Article within the province. The provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue or specialized agency shall advise the Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee on disaster-related emergency declaration.

b) Ministers and heads of ministerial agencies shall decide to declare the disaster-related emergencies specified in Clause 1 of this Article which affect the works and infrastructure under their management. The Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue or specialized agencies affiliated to Ministries and ministerial agencies shall advise the Ministers and heads of ministerial agencies on disaster-related emergency declaration;

c) In the event of a large-scale disaster that is beyond the capacity for response and recovery of ministries and local authorities, the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall advise and request the Prime Minister to consider declaring emergencies;

d) Based on disaster developments or recovery results, the advising agency shall submit a decision on disaster-related emergency termination for promulgation;

dd) Responsibility for disaster response and recovery in case of emergency: adhere to the principles specified in Articles 7 through 10 of this Decree and comply with the decision on emergency declaration. Ministers and heads of ministerial agencies shall cooperate with Chairmen/Chairwomen of provincial People’s Committees in preparing forces, supplies, vehicles and equipment for response to disaster-related emergencies within the industries and sectors under their management.

4. Measures applied in case of emergency:

Chairmen/Chairwomen of provincial People’s Committees, Ministers and heads of ministerial agencies shall cooperate mobilize resources to respond to emergencies. Major measures include:

a) Mobilizing forces, vehicles and resources for search and rescue; provide timely first aid to victims; quickly evacuating people from dangerous places; organizing logistics at the evacuation place;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Supplying free food and other necessities to enable the people to remedy the environment and prevent and control diseases, supplying drinking water and stabilize people's life during disaster response and recovery;

d) Mobilize all resources (including resources from the Disaster Management Funds) to deal with disaster management work incidents.

dd) Other necessary measures;

e) If the emergency or incident is beyond the response capacity of ministries and local authorities, the Chairmen/Chairwomen of provincial People's Committees, Ministers and heads of ministerial agencies shall report it to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control which will request the Prime Minister to consider providing assistance within power.

Article 13. Urgent projects on natural disaster management and recovery

1. Emergency project on natural disaster management and recovery is a project that needs to be executed to immediately remedy or promptly handle consequences caused by a disaster in the case of emergency or disaster-related emergency under a competent authority’s decision.

2. Decision to invest in or execution of urgent projects on natural disaster management and recovery shall comply with Article 130 of the Law on Construction amended by Clause 48 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Construction, Clause 6 Article 18, and Article 42 of the Law on Public Investment, Article 58 of the Government’s Decree No. 15/2021/ND-CP dated March 03, 2021 and relevant regulations of law on construction, public investment and bidding; direct contracting method shall be assigned or applied to such projects as prescribed in Point a Clause 1 Article 22 of the Law on Bidding to select contractors.

Section 4. DISASTER RECOVERY; MOBILIZATION, FUNDRAISING AND ALLOCATION OF RESOURCES FOR DISASTER RELIEF AND ASSISTANCE IN DISASTER RECOVERY

Article 14. Principles of disaster recovery

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ensure that the disaster recovery is carried out in a timely, effective, public and transparent manner and targets appropriate victims.

3. Give priority to supporting people’s livelihood, restoring production and urgently correcting damage to essential natural disaster management works and construction works.

4. Carry out restoration, repair and reconstruction in a more sustainable manner.

Article 15. Producing statistics on and assessing damage

1. Production of statistics on and assessment of damage shall be carried out immediately after a disaster occurs and damage shall be regularly updated until a consolidated report is available to serve the provision of directions for disaster response and recovery.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing guidance on producing statistics on and assessing damage caused by disasters as prescribed in Clause 7 Article 21 of the Law on Natural Disaster Management.

Article 16. Demands for disaster relief and assistance in disaster recovery

1. Based on the disaster developments, damage and impacts of disasters on all aspects of life, production and infrastructure, ministries and local authorities shall determine the demands, forms, eligible entities and resources for relief and assistance as prescribed in Article 32 of the Law on Natural Disaster Management and Clause 18 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and the Law on Dikes and take responsibility for the accuracy of the contents and data reported.

2. Responsibility for determining, consolidating and proposing demands for relief and assistance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Ministries and provincial People’s Committees shall consolidate demands for relief and assistance and report them to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control if such demands are beyond their capacity;

c) The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall consolidate ministries and local authorities’ demands for relief and assistance and consider reporting them to the Prime Minister for his decision.

3. Resources for disaster relief and assistance in disaster recovery: resources specified in Point c Clause 1, Point c Clause 2, Point c Clause 3 Article 32 of the Law on Natural Disaster Management and Clauses 3 and 6 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and other legal resources.

Article 17. Mobilization, allocation and use of financial resources for assistance in disaster recovery

1. Responsibility and power to allocate financial resources

a) People’s Committees at all levels shall rely on the proposal of the Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue at the same levels to decide to use the local government budget reserves, financial reserve funds, disaster management funds and other legal resources to carry out disaster recovery in a timely and effective manner that targets appropriate victims.

If it is beyond the local authorities’ balancing capacity, People’s Committees at all levels shall propose and report demands to the superior Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue, the provincial People’s Committee shall report such demands to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control, which will consolidate and consider submitting them to the Prime Minister for his decision;

b) Ministers, heads of ministerial agencies and heads of Governmental agencies shall rely on the proposals of the Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue to allocate resources within their jurisdiction to carry out disaster recovery within their scope of management and assist local authorities within their power; if the proposals are beyond their capacity, report them to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control for consolidation and submission to the Prime Minister for his decision.

2. Procedures for mobilization and use of local government budget:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In the case of substantial damage that is beyond the balancing capacity of the local government budget, after using their budget for disaster response and recovery but still failing to satisfy the demands, the People’s Committees at all levels shall report the case to the superior Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue, which will preside over and cooperate with related agencies in submitting consolidated reports to the People’s Committees at the same levels for their decision on target transfers to the inferior budget;

c) Based on the decision to provide financial assistance for disaster recovery of the superior People’s Committee, the inferior Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall advise and recommend the People’s Committee at the same level to promptly provide financial assistance within 20 days from the date on which the decision is issued; submit quarterly reports on provision of financial assistance to the superior Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue before the 20th of the last month of the quarter for consolidation purposes;

d) The Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue at all levels shall provide guidelines for, inspect and expedite the use of financial assistance, consolidate reports thereon and recommend the People’s Committees at the same levels to consider recovering and transferring financial assistance and deal with the case where financial assistance is not used for intended purposes or is provided to ineligible entities or case of delay, wastefulness or inefficiency.

3. Procedures for mobilization and use of local government budget:

a) Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall proactively use the annually allocated funding; provincial People’s Committees shall proactively their resources for disaster response and recovery. In the case of substantial damage that is beyond the balancing capacity of the local government budget, after using the allocated funding and local government budget for disaster response and recovery but still failing to satisfy the demands, Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees shall report the case to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and take total responsibility for the accuracy of the reported contents and data;

b) The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall preside over and cooperate with ministries concerned in submitting a consolidated report to the Prime Minister for his consideration and decision to provide assistance;

c) Based on the Prime Minister’s decision on provide financial assistance for disaster recovery, the Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and local authorities shall advise and recommend the Ministers, heads of ministerial agencies and provincial People's Committees to promptly provide financial assistance within 30 days from the date on which the Prime Minister’s decision is issued; submit quarterly reports on provision of financial assistance to the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control before the 25th of the last month of the quarter for submission of a consolidated report to the Prime Minister;

d) The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall preside over and cooperate with ministries concerned in providing guidelines, inspecting and expediting the use of financial assistance by ministries and local authorities; Consolidate reports on the provision of financial assistance and request the Prime Minister to consider recovering financial assistance and deal with the case where financial assistance is not used for intended purposes or is provided to ineligible entities or case of delay, wastefulness or inefficiency. For the works that use a large amount of financial assistance or complicated technology, in order to ensure their safety and investment efficiency, based on reports on use of financial assistance by local authorities, the National Steering Committee on Natural Disaster Prevention and Control shall notify the provincial People's Committees, which will submit technical documentation to the Standing Steering Committee (the Ministry of Agriculture and Rural Development) so as for it to express its opinions or cooperate with supervisory Ministries in expressing their opinions to form a basis for approval and implementation.

4. Procedures for mobilization and use of assistance from a financial reserve fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall consolidate demands for assistance in disaster recovery from ministries and local authorities and report them to the Prime Minister for his consideration and decision to provide assistance from the central financial reserve fund as prescribed in Article 11 of the Law on State Budget and Article 8 of the Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016;

5. Procedures for mobilization and use of assistance from a disaster management fund

Comply with regulations of law on establishment and management of disaster management funds.

Article 18. Assistance in the form of goods and livelihood assistance upon disaster recovery

1. National reserve goods

The distribution of and assistance in the form of national reserve goods shall comply with regulations of law on goods of the national reserve goods.

2. Livelihood assistance

a) Livelihood assistance includes assistance in the form of food and financial assistance for treatment of seriously injured persons and funeral financial assistance for households whose members who die or go missing due to disasters;

b) Entities eligible for assistance include people and households suffering damage due to disasters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Assistance in the form of houses

a) Entities eligible for the assistance include people and households whose houses are damaged by disasters are prescribed by regulations on social support policies for social protection beneficiaries;

b) Specific assistance, mechanisms and procedures for providing assistance shall comply with regulations on social support policies for social protection beneficiaries; if the disaster causes substantial damage to houses, the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall preside over and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Ministry of Finance in reporting the case to the Prime Minister for his consideration and decision.

Article 19. Assistance in emergency relocation of residents

1. According to the decision on disaster-related emergency specified in Article 12 of this Decree, the People’s Committees and Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall assist in emergency relocation of residents in a timely manner that ensure safety of residents.

2. The communal Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall mobilize communal voluntary forces in charge of disaster management and local forces to determine the number of households subject to emergency relocation and report it to the Chairman/Chairwoman of the communal People's Committee.  The communal People’s Committee shall proactively deal with the case within its power or carry out verification and promptly report to the district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue the number of households subject to emergency relocation and demands for relocation assistance...

3. The district-level Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall aggregate the number of households subject to emergency relocation and report it to the district-level People’s Committee. Pursuant to the Law on Land, Law on Compulsory Purchase and Requisition of Property and prevailing regulations, the district-level People’s Committee shall allocate land and provide residence to households subject to relocation; decide to raise funding and mobilize forces, equipment, supplies and organizations and individuals concerned within its power for relocation assistance. In case it is beyond its capacity, the district-level People’s Committee shall report the case to the provincial Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control.

4. The provincial Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall consolidate demands from the district and report them to the provincial People’s Committee. Pursuant to the Law on Land, Law on Compulsory Purchase and Requisition of Property and prevailing regulations, the provincial People’s Committee shall allocate land and provide residence to households subject to relocation; decide to raise funding and mobilize forces, equipment, supplies and organizations and individuals concerned within its power for relocation assistance. In case it is beyond its capacity, the provincial People’s Committee shall report the case to the Prime Minister for timely instructions.

5. The provincial People’s Committee shall mobilize legal resources and issue detailed procedures for providing assistance in a manner that suits local conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Mobilization, fundraising and distribution of domestic resources

The mobilization, fundraising and distribution of domestic resources shall comply with Articles 11 and 33 of the Law on Natural Disaster Management, Clause 19 Article 1 of the Law on Amendments to the Law on Natural Disaster Management and Law on Dikes, Decree on mobilization, receipt, distribution and use of voluntary contributions for resolving difficulties caused by disasters, diseases, incidents and people contracting serious diseases.

2. Mobilization, fundraising and distribution of international resources

The mobilization, fundraising and distribution of international resources for disaster relief and disaster recovery shall comply with regulations on management and use of ODA and foreign non-governmental aid; regulations on receipt, management and use of emergency international aid for disaster relief and recovery.

Section 5. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS AND INTERNATIONAL ORGANIZATIONS PARTICIPATING IN DISASTER RESPONSE AND RECOVERY IN VIETNAM

Article 21. Duties and charges for import and export of vehicles, equipment and goods serving emergency relief, search and rescue and disaster relief and recovery

Foreign organizations and individuals and international organizations participating in disaster response and recovery in Vietnam shall be exempt from import and export duties and charges upon import and export of vehicles, equipment and goods serving emergency relief, search and rescue and disaster relief and recovery as prescribed in Point a Clause 1 Article 41 of the Law on Natural Disaster Management. Such vehicles, equipment and goods shall be liable to duties in accordance with Vietnamese law if they are used for other purposes in Vietnam.

Article 22. Applying for registration of disaster response and recovery in Vietnam

1. Before entering Vietnam to engage in disaster response and recovery, a foreign organization or individual or international organization shall submit an application in person or by post or in another appropriate manner to the Ministry of Agriculture and Rural Development, which will submit it to a competent authority for consideration and decision. The application consists of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A list of goods, materials and equipment and other relevant documents (if any, using the form in Appendix II);

c) A list of participants (using the form in Appendix III).

If the application is insufficient as prescribed, within 01 working day from the receipt of the application, the Vietnam Disaster Management Authority shall provide guidelines for completing the application.

2. Within 02 working days from the receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development (through the Vietnam Disaster Management Authority) shall notify application processing result to the applicant and relevant authorities.

Article 23. Entry and exit; procedures for import and export of special-purpose vehicles, equipment and goods serving emergency response, search and rescue and disaster relief and recovery

1. A person allowed to enter Vietnam to engage in disaster response and recovery is entitled to follow prioritized entry or exit procedures at the border checkpoint. In case of emergency response, if such person has no visa, he/she will be granted at the border checkpoint.

2. After having served search and rescue and disaster relief and recovery, vehicles, equipment and goods qualified for import or re-export shall be prioritized to follow customs clearance procedures at border checkpoints.

Article 24. Residence regulations applicable to foreigners engaging in disaster response and recovery in Vietnam

1. A person allowed to enter Vietnam to engage in disaster response and recovery shall be provided with guidance on accommodation, workplace and temporary residence procedures relevant to specific conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 6. ORGANIZATIONAL STRUCTURES AND TASKS OF NATURAL DISASTER MANAGEMENT AGENCIES AND MECHANISM FOR COOPERATION BETWEEN THE NATIONAL STEERING COMMITTEE FOR NATURAL DISASTER PREVENTION AND CONTROL AND THE NATIONAL COMMITTEE FOR SEARCH AND RESCUE

Article 25. Organizational structure and tasks of the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control

1. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control is established by the Prime Minister and acts as an inter-sectoral coordinator assisting the Government and the Prime Minister in organizing, directing and administering the disaster management, response and recovery nationwide. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control is entitled to use its own seal to perform its tasks. Members of the Committee work on a part-time basis.

2. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control is composed of:

a) The Committee’s Head who is the Prime Minister or Deputy Prime Minister decided by the Prime Minister;

b) The Committee’s Standing Deputy Head, who is the Minister of Agriculture and Rural Development; other Committee’s Deputy Heads decided by the Prime Minister;

c) Members, including senior representatives of Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies; senior representatives of Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency; Chief of Office of National Committee for Search and Rescue;

d) According to work requirements, the Committee’s Head shall invite leaders of relevant organizations: Vietnamese Fatherland Front Central Committee, Central Vietnam Women's Union, Central Ho Chi Minh Communist Youth Union, Central Vietnam Red Cross Society and other relevant organizations to join the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall act as a standing body of the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and utilize the organizational machinery of the Vietnam Disaster Management Authority and deploy personnel and equipment and provide other necessary conditions to perform the tasks of a Standing Office of the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Tasks of the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control:

a) Provide instructions for and expediting the formulation and implementation of national strategies and plans, and policies and laws on natural disaster management;

b) Preside over preparing disaster response plans;

c) Direct and coordinate disaster response and recovery nationwide: direct response to level 3 disaster; provide advice on directing response to level 4 and 5 natural disasters; coordinate and assist or direct local authorities to respond to level 1 and 2 natural disasters if such disasters have unanticipated developments which may result in serious consequences;

d) According to natural disaster developments and actual situation, decide to take urgent measures and mobilize resources of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, organizations and individuals to respond to and remedy the consequences of natural disasters in accordance with regulations of the Law on Natural Disaster Management and this Decree;

dd) Direct the production of statistics on damage and local authorities and ministries’ demands for emergency assistance, recovery and reconstruction;

e) Consolidate and consider proposing to the Government and Prime Minister for their decision on measures, use of central government budget and other legal resources for emergency response and disaster recovery nationwide;

g) Inspect, expedite and provide guidelines for natural disaster management by ministries and local authorities as prescribed by law;

h) Direct, organize drills and provide training for forces involved in natural disaster management; direct, implement and organize the implementation of measures to gradually increase civil capacity for natural disaster response;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) Call for, receive and provide domestic and foreign assistance in case of disaster-related emergency due to natural disasters;

k) Provide guidelines, inspect, expedite and consolidate results of provision of assistance resources and report same to the Prime Minister;

m) Direct and prepare documents, provide training, disseminate and communicate information via social networks and raise community awareness of natural disaster management on an annual basis;

n) Provide guidance on activities of internal voluntary forces in charge of natural disaster management;

o) Advise the Prime Minister on establishing a Front Line Steering Committee responsible for provide directions in the areas affected by disasters in special situations;

p) Preside over developing and publishing a white paper on disaster management on an annual basis;

q) Provide directions and formulate an operating plan and plan for provision of funding for performance of tasks on an annual basis.

Article 26. Organizational structures and tasks of Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue of Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies

1. The Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Transport, Ministry of Construction, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Information and Communications, Ministry of Health, Ministry of Education and Training, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and Ministry of Culture, Sports and Tourism shall establish a ministerial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Ministers, heads of ministerial agencies and heads of Governmental agencies shall, according to the requirements and tasks of natural disaster management and search and rescue, decide to establish Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue of their affiliated units.

4. Organizational structure of a ministerial Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue:

a) A ministerial leader shall be the Head of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue of a Ministry, ministerial agency or Governmental agency;

b) Ministers, heads of ministerial agencies and heads of Governmental agencies shall, according to requirements and tasks, shall assign a specialized agency to advise and assist Ministers and heads of agencies in natural disaster management tasks under their management and act as the Standing Office of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue;

c) The Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue is entitled to use the Ministry’s seal or its own seal. The Standing Office has its own seal, is granted funding and entitled to open accounts for operation.

5. Tasks of a ministerial Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue:

a) Advise the Minister on performance of tasks of natural disaster management and search and rescue under its management;

b) Cooperate with relevant Ministries, ministerial agencies and local authorities in natural disaster management and search and rescue nationwide under the direction of the Prime Minister, National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and National Committee for Search and Rescue;

c) Decide to adopt urgent measures and mobilize resources of the Ministry for prompt natural disaster response and recovery and search and rescue under the management of the Ministry and assist local authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall be established by the Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee and assist the provincial People’s Committee in commanding and administering natural disaster management, search and rescue within the province. The Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue has its own seal, is granted funding and entitled to open accounts for operation.

2. The provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue is composed of:

a) the Committee’s Head who is the Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee;

b) the Committee’s Standing Deputy Head who is the Deputy Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee;

c) Committee’s Deputy Heads who are the Director of the Department of Agriculture and Rural Development, Commanding Officer of provincial Military Command, Commanding Officer of provincial Border Guard and Director of Provincial Police Department;

d) Members who are directors or senior representatives of departments related to natural disaster management and search and rescue, leaders of Fatherland Front, Women's Union, Red Cross Society, Ho Chi Minh Communist Youth Union and provincial socio - mass organizations.

3. The provincial Department of Agriculture and Rural Development shall act as a standing natural disaster management agency. The Military Command or Border Guard Command shall act as a standing search and rescue agency of the Command Center for Natural Disaster Management of the province. Such agency is subject to decision of the provincial People’s Committee.

The Chairman/Chairwoman of the provincial People’s Committee shall to establish a specialized department affiliated to the Department of Agriculture and Rural Development to act as a Standing Office of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue.

4. Tasks of a provincial Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Direct and expedite the formulation and submission of disaster response plans for approval;

c) Command natural disaster response, search and rescue during natural disasters within the province;

d) Inspect and expedite the performance of natural disaster management tasks by local departments and agencies;

dd) Assist the provincial People’s Committee in directing, inspecting, expediting and consolidating reports on production of statistics on damage, determination of assistance demands, natural disaster recovery, post-disaster recovery and reconstruction;

e) Comply with regulations on the disaster management funds;

g) Organize drills and provide training for forces involved in natural disaster management, search and rescue;

h) Disseminate and communicate information and raise community awareness of natural disaster management;

i) Direct, implement and organize the implementation of measures to gradually increase civil capacity for disaster response;

k) Provide human resources, equipment and combat gears for the Standing Office of the provincial Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue; electronically connect with central natural disaster management agencies and local natural disaster management agencies at all levels to serve command over natural disaster management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall be established by the Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee and exercise the functions of advising and assisting the district-level People’s Committee to inspect, expedite and command natural disaster management, search and rescue within the district. The district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue has its own seal, is granted funding and entitled to open accounts for operation.

2. The district-level Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue is composed of:

a) the Committee’s Head who is the Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee;

b) the Committee’s Standing Deputy Head who is the Deputy Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee;

c) Committee’s Deputy Heads who are the head of division or head of the agency assigned to perform state management of natural disaster management; the Commanding Officer of district-level Military Command and the head of district-level police department;

d) Members who are heads or senior representatives of local divisions, agencies and units related to natural disaster management and search and rescue; leaders of Fatherland Front, Women's Union, Red Cross Society, Ho Chi Minh Communist Youth Union and provincial socio - mass organizations.

3. According to actual condition, the Chairman/Chairwoman of the district-level People’s Committee shall to decide to assign a specialized division affiliated to the district-level People’s Committee to act as a Standing Office of the Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue.

4. Tasks of a district-level Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue:

a) Advise and assist the district-level People’s Committee to perform natural disaster management tasks as prescribed in Clause 1 Article 43 of the Law on Natural Disaster Management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Command and organize the response to natural disaster response, search and rescue during natural disasters within the district;

d) Inspect and expedite the performance of natural disaster management tasks by local agencies and units;

dd) Assist the district-level People’s Committee in directing, inspecting and consolidating reports on production of statistics on damage, and post-disaster recovery and reconstruction;

e) Provide training for forces involved in natural disaster management, search and rescue;

g) Disseminate and communicate information about and conduct activities aimed at raising community awareness of natural disaster management;

h) Comply with regulations on the disaster management funds.

Article 29. Organizational structure and tasks of communal Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue

1. A communal Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall be established by the Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee, and advise and assist the communal People’s Committee to inspect, expedite and command natural disaster management, search and rescue within the commune.

2. The communal Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue is composed of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) the Committee’s Standing Deputy Head who is the Deputy Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee;

c) The Committee's Deputy Head who is the chief of the communal police department, and the Committee’s Deputy Head in charge of communal voluntary forces who is the chief of the communal military unit;

d) Members, including communal officials and heads of communal political and mass organizations;

dd) Standing members who are communal officials performing state management of natural disaster management.

3. The communal Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue is located in the communal People’s Committee. The Committee is entitled to use the seal of the communal People’s Committee and assign its officials to act as members in a standing department and is granted funding for operation.

According to specific local conditions, the head of the communal Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue shall decide to members, tasks and tasks of the standing department.

4. Tasks of a communal Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue:

a) Advise and assist the People’s Committee of the commune to perform natural disaster management tasks as prescribed in Clause 2 Article 43 of the Law on Natural Disaster Management;

b) Broadcast news about commands over natural disaster response given by all levels to the community;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Direct and expedite the formulation and submission of disaster response plans for approval;

dd) Inspect and expedite the performance of natural disaster management tasks by organizations and individuals within the commune;

e) Preside over assisting the communal People’s Committee in establishing, training and maintaining communal voluntary forces in charge of disaster management, especially militia and self-defense forces, Red Cross Society, Ho Chi Minh Communist Youth Union and other organizations within the commune;

g) Comply with regulations on the natural disaster management funds;

h) Disseminate and communicate information and raise community awareness of natural disaster management on an annual basis.

Article 30. Steering Committees for Natural Disaster Management and Search and Rescue of groups, corporations and enterprises

Depending on specific conditions, the head of an organization shall decide to establish a Steering Committee for Natural Disaster Management and Search and Rescue to perform natural disaster management tasks as prescribed by law.

Article 31. Provision of resources and operating conditions for agencies and forces in charge of natural disaster management at all levels

1. Ministries and People's Committees at all levels shall provide adequate resources and operating conditions for operation of agencies and forces in charge of natural disaster management at the same levels, including financial resources, personnel, working offices, infrastructure, supplies, vehicles, equipment and combat gears, and shall provide counseling on issuance of decision to carry out command and provide other necessary conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. According to the approved plan, the agency and unit assigned to perform disaster management tasks shall request a competent authority to approve ad provide resources and operating conditions for such agency and unit.

Article 32. Mechanism for cooperation between the National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search And Rescue

1. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall preside over and cooperate with the National Committee for Search and Rescue in promulgating instructional documents to respond to specific natural disaster.

2. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control and the National Committee for Search and Rescue shall proactively notify and cooperate with each other immediately after being informed of accidents and incidents occurring during a natural disaster, and reach an agreement on remedial measures, mobilize forces, vehicles, materials and equipment for disaster response.

3. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall agree with the National Committee for Search and Rescue about requests for search and rescue assistance from foreign countries in the case of serious natural disasters before submission thereof to the Prime Minister for decision.

4. The National Steering Committee for Natural Disaster Prevention and Control shall preside over mobilizing resources and directing natural disaster response and recovery activities, and cooperate with the National Committee for Search and Rescue in mobilizing and coordinating search and rescue forces to carry out disaster search and rescue.

Section 6. BENEFITS FOR COMMUNAL VOLUNTARY FORCES IN CHARGE OF NATURAL DISASTER MANAGEMENT

Article 33. Salaries and wages for participants in voluntary forces who are mobilized to attend training and drill sessions and perform disaster management tasks

1. Persons who do not receive salary from the state budget during the period they are mobilized to perform disaster management tasks or attend training or drill sessions are entitled to receive allowance for their working days as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Regarding a person who is mobilized to perform disaster management tasks: the allowance per person per day is not less than VND 119,200;

c) If he/she attends a training or drill session or performs disaster management tasks at night (from 10 p.m to 6 a.m the following day), the allowance is twice as much as that specified in this Point;

d) When attending a training or drill session or performing disaster management tasks in an area far from his/her residence resulting him/her being unable to commute daily, he/she shall be provided with accommodation, means of transport and travelling expenses or get paid for train or coach tickets for arrival and return as a communal official; and provided with meal allowance which is prescribed by the provincial People’s Committee but not less than VND 57,000.

The authority that mobilizes him/her shall assume responsibility for providing allowance.

2. Persons who receive salary from the state budget during the period they are mobilized to attend training or drill sessions or perform disaster management tasks under the decisions of competent authorities, the authorities for which such persons are working shall pay full salary and provide welfare benefits and commuting allowances and cover the cost of travel expenses.

a) If a person under an employee contract is attending a training or drill session or performing disaster management tasks, he/she is entitled to suspend the employment contract and receive salaries and allowances as prescribed;

b) The abovementioned expenditures shall be included in the budget for recurrent expenditures of the authority or unit.

3. Cadres, militia and self-defense soldiers and communal policemen who are mobilized to attend training and drill sessions or perform disaster management tasks under decisions of competent authorities shall receive benefits as prescribed by law.

Article 34. Medical benefits, accident and death benefits for persons participating in health insurance and social insurance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Medical benefits, accident and death benefits for persons joining voluntary forces in charge of disaster management who are participating in health insurance and social insurance: they are entitled to take sickness leave, receive accidents and death benefits in accordance with regulations of law on labor, social insurance and health insurance (beginning from the time they were mobilized and started to perform their tasks to the time they have completed their tasks and returned to their place of residence, or from the time they were mobilized and started to perform their tasks to the time they have had an accident or have died).

Article 35. Medical benefits, accident and death benefits for persons who are yet to participate in health insurance and social insurance

1. Conditions for enjoying benefits: persons joining communal voluntary forces in charge of disaster management who are sick, have an accident, are injured or dead while performing disaster management tasks or attending disaster management training and drill sessions and performing other tasks as assigned a competent authority. If a person is ill, has an accident, dies due to intentional destruction of his/her health, uses stimulants, drugs or narcotic substances, he/she is not entitled to any benefit as prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

2. Benefits for a person joining communal voluntary forces in charge of disaster management who does not participate in health insurance when he/she is sick, has an accident or is injured

He/she is entitled to be paid medical examination and treatment expenses with the health insurance coverage rate applicable to enlistees and soldiers in active service of the People's Army of Vietnam. During the period of receiving inpatient treatment, he/she is provided with medical meal allowance. If a person joining communal voluntary forces in charge of disaster management is receiving inpatient treatment but the period of performing his/her tasks expires, he/she entitled to be paid medical examination and treatment expenses and provided with medical meal allowance for a period of no more than 15 days; if the 15-day period has expired and his/her condition is not stable, he/she continues to receive treatment until his/her condition is stable and 100% of the medical examination and treatment fee will be paid.

3. Benefits for a person joining communal voluntary forces in charge of disaster management who does not participate in social insurance if he/she has an accident or dead

a) Accident benefits: During the period of receiving treatment for an accident, he/she is entitled to the benefits prescribed in Clause 2 of this Article even if his/her wound recurs until he/she is discharged from hospital. If, due to the accident, he/she suffers from whole person impairment of 5%, he/she is entitled to receive VND 7,450,000; and VND 745,000 for every additional 1% whole person impairment;

b) Death benefits: if he/she is dead or has an accident resulting in death, relatives are entitled to inherit VND 53,640,000 in death benefit from the deceased; the person in charge of the funeral is entitled to receive a funeral fee of VND 14,900,000;

c) If he/she is sick resulting in death, relatives are entitled to inherit VND 7,450,000 in death benefit from the deceased; the person in charge of the funeral is entitled to receive a funeral fee of VND 14,900,000;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Receipt of applications:

The communal People’s Committee shall receive the application of the person joining communal forces in charge of disaster management or his/her legal representative. Within 10 working days from the receipt of the application, the communal People’s Committee shall prepare and submit an application to the Chairman/Chairwoman of district-level People’s Committee. If the accident results in a whole person impairment of 5% or more or death, within 05 working days from the receipt of the application, the district-level People’s Committee shall prepare and submit an application to the Chairman/Chairwoman of provincial People’s Committee.

If the application is unsatisfactory as prescribed or invoice or document therein is not sufficient as prescribed or is invalid, within 03 working days from the receipt of the application, the provincial, district and communal-level authority shall instruct the applicant to in writing to complete it;

b) Decision to provide assistance and benefits:

For the medical examination and treatment provided in case where a person is sick, has an accident or is injured: within 05 working days from the receipt of the application from the communal People's Committee, the Chairman/Chairwoman of the district-level People's Committee shall decide to provide financial assistance in medical examination and treatment to communal voluntary forces in charge of disaster management.

For the accident benefits provided in the case of whole person impairment of 5% or more or death: within 05 working days from the receipt of the application from the district-level People's Committee, the Chairman/Chairwoman of the provincial People's Committee shall decide to provide accident or death benefits to communal voluntary forces in charge of disaster management;

c) Provision of assistance and benefits:

Within 10 working days from the date on which the benefit decision is issued, the communal People’s Committee shall pay medical examination and treatment expenses and benefits to beneficiaries. The payment shall be made by bank transfer or by post or the beneficiary shall receive benefits directly at the communal People’s Committee.

5. Application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The person joining communal forces in charge of disaster management or his/her legal representative shall prepare and submit an application to the communal People’s Committee. The application includes an application form which is made using the form in the Appendix VI enclosed herewith, test report form, prescription, invoice evidencing payment and hospital discharge form.

The communal People’s Committee shall prepare and submit an application to the district-level People’s Committee. The application includes a statement and the documents specified in Point a Clause 5 of this Article;

b) Death benefits:

The person joining communal forces in charge of disaster management or his/her legal representative shall prepare and submit an application to the communal People’s Committee. The application includes an application form which is made using the form in the Appendix VII enclosed herewith; hospital discharge form; copy of medical record or copy of issued by the health facility that provided the treatment; a whole person impairment assessment report prepared by the Medical Examination Council of the provincial hospital in case where the accident results in a whole person impairment of 5% or more. In the case of an accident, an investigation report of the police authority is required.

The communal People’s Committee shall prepare and submit an application to the district-level People’s Committee. The application includes a statement and the documents specified in Point b Clause 5 of this Article;

If the accident results in a whole person impairment of 5% or more, the district-level People’s Committee shall prepare and submit an application to the provincial People’s Committee. The application includes a statement and the documents specified in Point b Clause 5 of this Article;

c) Death benefits:

The person joining communal forces in charge of disaster management or his/her legal representative shall prepare and submit an application to the communal People’s Committee. The application includes an application form which is made using the form in the Appendix VII enclosed herewith; hospital discharge form or copy of the medical record or copy of the death certificate or copy of excerpt of death certificate. In the case of the accident results in death, an investigation report of the police authority is required.

The communal People’s Committee shall prepare and submit an application to the district-level People’s Committee. The application includes a statement and the documents specified in Point c Clause 5 of this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Funding for provision of benefits for communal voluntary forces in charge of natural disaster management

District-level People's Committees shall provide funding for provision of benefits to persons who do not participate in health insurance and are sick, have an accident or are injured; provincial People’s Committees shall provide funding for provision of benefits to persons who do not participate in health insurance and have an accident or die.

Article 36. Other benefits

1. Any person joining communal forces in charge of disaster management who is injured or killed during performance of his/her tasks is entitled to the same benefits as those for war invalids and martyrs in accordance with law on incentives for people with meritorious services to the revolution.

2. Communal forces in charge of disaster management shall be provided with equipment at the workplace according to the standards and norms specified in the Appendix IV enclosed herewith. Equipment at the workplace of communal forces in charge of disaster management shall be decided by the Chairman/Chairwoman of the communal People’s Committee.

3. Communal forces in charge of disaster management shall be provided with uniforms as specified in the Appendix V enclosed herewith. They shall wear uniforms upon performing their tasks.

4. Communal forces in charge of disaster management are given priority upon applying for jobs.

Article 37. Funding sources

People’s Committees at all levels shall provide funding for provision of benefits to communal voluntary forces in charge of natural disaster management from the state budget, disaster management funds and other legal funding sources as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 38. Effect

1. This Decision comes into force from August 20, 2021.

2. This Decree supersedes the Decree No. 160/2018/ND-CP dated November 29, 2018.

3. The Prime Minister’s Decision No. 01/2016/QD-TTg dated January 19, 2016 and Decision No. 37/2019/QD-TTg dated December 27, 2019 are annulled.

Article 39. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairmen/Chairwomen of People’s Committees at all levels, organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/07/2021 hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


64.412

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.235.177
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!