Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP và Nghị định 83/2017/NĐ-CP

Số hiệu: 50/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Minh Chính
Ngày ban hành: 10/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Điểm mới về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy

Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Điểm mới về danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy

Theo đó, danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy có một số điểm mới so với quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP , đơn cử như:

- Bỏ thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp;

- Quy định chi tiết diện tích của cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, cụ thể: có tổng diện tích kinh doanh từ 100m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 500 m3 trở lên; cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có tổng diện tích kinh doanh từ 50m2 trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh từ 200 m3 trở lên.

(Thay vì “cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống” thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP )

- Bổ sung cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ;

- Quy định “nhà sử dụng làm trụ sở văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội” thay vì “nhà làm việc của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội”;

- Quy định “nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở khai thác bưu gửi, cơ sở viễn thông; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu; cơ sở phát thanh, truyền hình; cơ sở hoạt động xuất bản, in ấn” thay vì “bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ sở tôn giáo”;

- Bổ sung hăng ga máy bay;

- Sửa “nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh từ 50m trở lên” thay vì “nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình”.

Xem thêm chi tiết tại Nghị định 50/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2024.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 136/2020/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2017/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:

“1. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây gọi chung là Luật Phòng cháy và chữa cháy) đang hoạt động, đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 5 như sau:

“4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trực tiếp quản lý tổ chức thực hiện trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.”.

3. Sửa đổi khoản 2 Điều 8 như sau:

“2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an (nếu có), trừ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;

c) Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.”.

4. Sửa đổi khoản 9 Điều 9 như sau:

“9. Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị không quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện vận chuyển.”.

5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi khoản 1 như sau:

“1. Quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng dự án, công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ thiết kế xây dựng dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định thực hiện và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.”.

b) Sửa đổi khoản 3 như sau:

“3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới hoặc khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng dẫn đến một trong các trường hợp sau: làm tăng quy mô về số tầng hoặc diện tích khoang cháy; thay đổi chủng loại, vị trí thang bộ thoát nạn; giảm số lượng lối thoát nạn của tầng, khoang cháy, công trình; lắp mới hoặc thay thế hệ thống báo cháy; lắp mới hoặc thay thế hệ thống chữa cháy; thay đổi công năng làm nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và công trình;

b) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình xây dựng mới: văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06); văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất đối với dự án, công trình; dự toán xây dựng công trình; hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này;

b) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng hoặc thiết kế điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định này: văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06); dự toán xây dựng công trình đối với phần cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng; hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này;

c) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06); dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; hồ sơ thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định này;

d) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.”.

d) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:

“b) Đối với dự án, công trình phải xem xét các nội dung sau: đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp thoát nạn; giải pháp chống tụ khói; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy; hệ thống cấp nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của công trình;”.

đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau:

“11. Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC07), đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Công an đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

Trường hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc thiết kế điều chỉnh hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: cơ quan Công an trả lời bằng văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC09), đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Công an đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

b) Trường hợp cơ quan Công an không trả kết quả quy định tại khoản này thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư, chủ phương tiện trong thời hạn quy định tại khoản 10 Điều này;”.

e) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 như sau:

“12. Thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình quy định tại Phụ lục Va ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục Vb ban hành kèm theo Nghị định này trên địa bàn quản lý và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.”.

6) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 14 như sau:

“6. Trách nhiệm của cơ quan Công an:

a) Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 15 như sau:

“4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm d và điểm e khoản 2 Điều này kèm theo báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy và chữa cháy và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC11) cho cơ quan Công an đã thẩm duyệt trước đó theo một trong các hình thức sau:

a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước); hồ sơ điện tử thực hiện theo quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ;

c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.”.

8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi điểm c, điểm đ và bổ sung điểm e vào sau điểm đ khoản 2 Điều 16 như sau:

“c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;”.

“đ) Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này; việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở theo ngành nghề đã được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;

e) Hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao quy định tại Điều 10 và Điều 31 Nghị định này.”.

b) Sửa đổi điểm c và điểm đ khoản 3 như sau:

“c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở định kỳ một năm một lần, kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này thuộc phạm vi quản lý;

đ) Cơ quan Công an kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.”.

c) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Sau khi cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định này thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần; đột xuất việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, khi có dấu hiệu vi phạm hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý.”

d) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:

“b) Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 4 Điều này:

Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;

Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;

Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra.”.

9. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 8 Điều 17 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 1 như sau:

“b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; không bảo đảm giải pháp ngăn cháy lan giữa các khoang cháy, gian phòng của cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, cháy nổ A, B, C; không có đủ số lượng lối thoát nạn theo quy định;

c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:

Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện;”.

b) Sửa đổi khoản 8 như sau:

“8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;

c) Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này ra quyết định tạm đình chỉ.”.

10. Sửa đổi khoản 1 Điều 18 như sau:

“Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân cấp quản lý ra quyết định phục hồi hoạt động đối với các trường hợp có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của người có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này.”.

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 19 như sau:

a) Sửa đổi khoản 3 như sau:

“3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC17);

b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC18).

Khi xây dựng phương án chữa cháy cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoạt động bên trong cơ sở xây dựng các tình huống cháy, sự cố, tai nạn đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động bên trong cơ sở.”.

b) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này:

a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở (Mẫu số PC19);

b) Phương án chữa cháy cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).”.

c) Sửa đổi điểm b khoản 10 như sau:

“b) Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an theo kế hoạch đã được phê duyệt của người có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức được huy động tham gia trong phương án;”.

12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 như sau:

a) Sửa đổi khoản 5 như sau:

“5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:

a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đề nghị Cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện: văn bản đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện;

b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22);

c) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 như sau:

“12. Thời hạn giải quyết các thủ tục về cấp, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:

a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đề nghị Cơ quan Công an cấp Chứng nhận huấn luyện: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu (Mẫu số PC35). Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện:

Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu (Mẫu số PC35). Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: cơ quan Công an có trách nhiệm tập hợp, thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả.

c) Thời hạn cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp lại Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 13 như sau:

“13. Thẩm quyền huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với cá nhân thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ sở thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với cá nhân thuộc đơn vị, cơ sở trên địa bàn quản lý và cá nhân thường trú trên địa bàn quản lý;

c) Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.”.

13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:

“c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm, kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của Bộ Công an;”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo kết quả kiểm định của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27); Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25); Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28); Giấy chứng nhận xuất xứ (trường hợp chưa kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành) hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo kết quả thử nghiệm, kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài bao gồm:

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27); kết quả thử nghiệm, kiểm định của các cơ quan, tổ chức thử nghiệm, kiểm định nước ngoài kèm theo các chỉ tiêu kỹ thuật đã được thử nghiệm; Giấy chứng nhận xuất xứ (trường hợp chưa kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành) hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

c) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:

“a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 5 Điều này, cơ quan Công an có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

b) Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC29) và dán tem kiểm định.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thực hiện kiểm định và cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp; trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm định theo kết quả thử nghiệm kiểm định của cơ quan, tổ chức nước ngoài, đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp.”.

d) Sửa đổi khoản 11 như sau:

“11. Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định có phương tiện phòng cháy và chữa cháy được lấy mẫu kiểm định tại địa bàn quản lý.”.

đ) Bổ sung khoản 12 sau khoản 11 như sau:

“12. Cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được phép thực hiện các hoạt động tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm định, lấy mẫu, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25) đối với loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cấp phép kiểm định thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này (trừ các phương tiện phòng cháy và chữa cháy được cơ sở trực tiếp sản xuất hoặc nhập khẩu). Sau khi có kết quả kiểm định phải thông báo bằng văn bản kèm theo biên bản kiểm định để đơn vị đề nghị kiểm định gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 5 Điều này đến cơ quan Công an có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.”.

14. Sửa đổi một số khoản của Điều 41 như sau:

a) Sửa đổi điểm a, điểm đ khoản 3 như sau:

“a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;”.

“đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.”.

b) Sửa đổi khoản 5 như sau:

“5. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này.”.

c) Sửa đổi khoản 9 như sau:

“9. Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều này.”.

15. Sửa đổi điểm d khoản 3 và khoản 5 Điều 43 như sau:

a) Sửa đổi điểm d khoản 3 như sau:

“d) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:

Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;

Đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Công an cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;”.

b) Sửa đổi khoản 5 như sau:

“5. Ngành khác phù hợp quy định tại Điều 41 và Điều này bao gồm các mã nhóm ngành đào tạo: kiến trúc và quy hoạch; xây dựng; quản lý xây dựng (trừ mã ngành kinh tế xây dựng); công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; công nghệ dầu khí và khai thác; kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật (trừ mã ngành kỹ thuật in); kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (trừ mã ngành kỹ thuật y sinh) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”.

16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 44 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới gồm tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy bị mất hoặc hư hỏng gồm các tài liệu quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều này.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau:

“11. Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân thường trú trên địa bàn quản lý.”.

17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 45 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33);

b) Danh sách cá nhân có Văn bằng, Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC36);

c) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh (Mẫu số PC37); Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.”.

b) Sửa đổi khoản 2 như sau:

“2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật gồm văn bản quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.”.

c) Sửa đổi khoản 3 như sau:

“3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh thay đổi địa điểm, thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy gồm văn bản quy định tại khoản 1 Điều này.”.

d) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi là văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”.

đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất hoặc hư hỏng là văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”.

e) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 12 như sau:

“a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;”.

18. Sửa đổi khoản 2 Điều 46 như sau:

“2. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi khi cơ sở kinh doanh không duy trì đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Sau khi thu hồi, cơ quan Công an có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở kinh doanh hoạt động.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47 như sau:

“2. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ ngân sách nhà nước cấp và thu từ bảo hiểm cháy, nổ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Phòng cháy và chữa cháy được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.”.

20. Bổ sung Điều 47a sau Điều 47 như sau:

“Điều 47a. Quản lý, sử dụng nguồn tài chính từ đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Nguồn tài chính do cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đóng góp tự nguyện, tài trợ cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định này.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ có thỏa thuận, đề nghị về mục đích sử dụng, mức chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì việc quản lý, sử dụng thực hiện theo thỏa thuận, đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ nhưng không trái với quy định tại khoản 1 Điều 47 và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tiếp nhận, quản lý nguồn tài chính do cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đóng góp tự nguyện, tài trợ cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy như sau:

a) Nguồn tài chính bằng tiền được gửi vào tài khoản của Bộ Công an mở tại Kho bạc Nhà nước và được tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.

b) Nguồn tài chính bằng hiện vật, sau khi thực hiện xác lập sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan, đơn vị có chức năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý sử dụng theo quy định pháp luật quản lý tài sản công và quy định của pháp luật có liên quan. Việc xác lập sở hữu toàn dân thực hiện theo quy định của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ và quy định của pháp luật có liên quan.

c) Thông tin về đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được cung cấp và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện, tài trợ có thỏa thuận không công bố thông tin.

d) Nguồn tài chính từ việc vận động, tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn các trường hợp do sự cố thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ.

3. Bộ Công an căn cứ thực tế nguồn tài chính từ đóng góp tự nguyện, tài trợ và yêu cầu thực tiễn quyết định về mức chi cho các nội dung liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

4. Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn tài chính từ đóng góp tự nguyện, tài trợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Sửa đổi Điều 9 như sau:

“Điều 9. Xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an

1. Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an phải nêu được tính chất, đặc điểm về sự cố, tai nạn và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ; giả định tình huống sự cố, tai nạn và khả năng phát triển của sự cố, tai nạn nếu có; dự kiến huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện của cơ quan Công an, tổ chức chỉ huy, chiến thuật, phương pháp, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình huống sự cố, tai nạn. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ.

2. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an đối với các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP có nguy cơ xảy ra trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ (Mẫu số PC38) trừ các các sự cố, tai nạn xảy ra bên trong cơ sở thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an được quản lý tại cơ quan Công an trực tiếp xây dựng phương án. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được sao gửi, phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.

4. Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an đối với các tình huống sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.

5. Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an theo kế hoạch đã được phê duyệt của người có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức được huy động tham gia trong phương án.”.

2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:

“c) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng khác khi được đề nghị.”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Hồ sơ đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.

a) Thành phần hồ sơ

Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở: văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22);

Đối với cá nhân: văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).”.

b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này theo một trong các hình thức sau:

Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;

Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);

Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

c) Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;

Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.”.

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:

“6. Thời hạn giải quyết các thủ tục về huấn luyện, kiểm tra, cấp, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:

a) Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các cá nhân có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu (Mẫu số PC35). Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

b) Thời hạn cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp lại Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.”.

d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:

“7. Thẩm quyền cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ sở thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty;

b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện huấn luyện, kiểm tra, đánh giá cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân thuộc đơn vị, cơ sở trên địa bàn quản lý;

c) Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.”.

3. Sửa đổi khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Cơ quan Công an trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn và các điều kiện, biện pháp, phương án chữa cháy trong đó có tình huống sự cố, tai nạn phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm của cơ sở thuộc phạm vi quản lý.”.

Điều 3. Ban hành kèm theo Nghị định này các Phụ lục

1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý.

4. Phụ lục IV: Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

5. Phụ lục V: Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

6. Phụ lục Va: Danh mục dự án, công trình, thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

7. Phụ lục Vb: Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

8. Phụ lục VI: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

9. Phụ lục VII: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định.

10. Phụ lục IX: Biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số cụm từ tại một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP

1. Bổ sung cụm từ “hoặc ghi nội dung tiếp nhận để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ” sau cụm từ “(Mẫu số 03)” tại điểm a khoản 4 Điều 9, điểm a khoản 7 Điều 13, điểm a khoản 5 Điều 15, điểm a khoản 6 Điều 19, điểm a khoản 9 Điều 33, điểm a khoản 7 Điều 38, điểm a khoản 7 Điều 44, điểm a khoản 8 Điều 45.

2. Bổ sung cụm từ “hoặc ghi nội dung hướng dẫn bổ sung hồ sơ để thông báo qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ” sau cụm từ “(Mẫu số 04)” tại điểm b khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 7 Điều 13, điểm b khoản 5 Điều 15, điểm b khoản 6 Điều 19, điểm b khoản 9 Điều 33, điểm a khoản 7 Điều 38, điểm b khoản 7 Điều 44, điểm b khoản 8 Điều 45.

3. Bổ sung cụm từ “hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính” sau cụm từ “Cổng dịch vụ công” tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 9, điểm b khoản 6, điểm b khoản 8 Điều 13, điểm b khoản 6 Điều 15, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 18, điểm b khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 19, điểm b khoản 8, điểm b khoản 10 Điều 33, điểm b khoản 6, điểm b khoản 8 Điều 38, điểm b khoản 6, điểm b khoản 8 Điều 44, điểm b khoản 7, điểm b khoản 9 Điều 45.

4. Thay thế cụm từ “Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy” bằng cụm từ “Công an” tại tên Điều 14, cụm từ “Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (sau đây gọi là Nghị định số 42/2020/NĐ-CP)” bằng cụm từ “Nghị định số 34/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là Nghị định số 34/2024/NĐ-CP)” tại khoản 1 Điều 9, cụm từ “Nghị định số 42/2020/NĐ-CP” bằng cụm từ “Nghị định số 34/2024/NĐ-CP” tại khoản 10 Điều 9.

5. Bổ sung cụm từ “hồ sơ điện tử thực hiện theo quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ” vào cuối điểm b khoản 3 Điều 9, điểm b khoản 6 Điều 13, điểm b khoản 4 Điều 18, điểm b khoản 5 Điều 19, điểm b khoản 8 Điều 33, điểm b khoản 6 Điều 38, điểm b khoản 6 Điều 44, điểm b khoản 7 Điều 45.

Điều 5. Bãi bỏ các khoản, biểu mẫu

1. Bãi bỏ các điểm, khoản, Phụ lục tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

a) Bãi bỏ điểm b khoản 2, khoản 6 Điều 9; điểm a khoản 5, khoản 9, điểm a, điểm b, điểm c khoản 10 Điều 13; khoản 7 Điều 15; khoản 6 Điều 18; khoản 8 Điều 19; khoản 6, khoản 11 Điều 33; khoản 9 Điều 38; khoản 3, khoản 9 Điều 44; khoản 10 Điều 45 Nghị định này;

b) Bãi bỏ Phụ lục I; Phụ lục II; Phụ lục III; Phụ lục IV; Phụ lục V; Phụ lục VI; Phụ lục VII; Phụ lục IX ban hành kèm theo;

c) Bãi bỏ cụm từ “sao có công chứng” tại khoản 5 Điều 44, khoản 6 Điều 45;

d) Bãi bỏ cụm từ “qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật” tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 9, điểm c khoản 6 và điểm c khoản 8 Điều 13 điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 18, điểm c khoản 5 và điểm c khoản 7 Điều 19, điểm c khoản 8 và điểm c khoản 10 Điều 33, điểm c khoản 6 và điểm c khoản 8 Điều 38, điểm c khoản 6 và điểm c khoản 8 Điều 44, điểm c khoản 7 và điểm c khoản 9 Điều 45.

2. Bãi bỏ các điểm, điều, biểu mẫu tại Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

a) Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 25; Điều 43;

b) Bãi bỏ Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04, Mẫu số 05 ban hành kèm theo.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.

2. Quy định chuyển tiếp

a) Cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cho công trình, phương tiện giao thông cơ giới tiếp tục thực hiện thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cho các công trình, phương tiện giao thông cơ giới đó. Dự án, công trình đã được góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở, chưa được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm e khoản 5 Điều 1 Nghị định này;

b) Đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP đã được góp ý về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở hoặc cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định này thì chủ đầu tư thi công tự tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình;

c) Các cơ sở bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ không thuộc đối tượng tạm đình chỉ trong Nghị định này tiếp tục thực hiện các quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ;

d) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy của cá nhân đã được cấp theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP sau khi hết thời hạn sử dụng, mất, hư hỏng thì thực hiện cấp tại Công an cấp tỉnh; Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy của cá nhân đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi bổ sung nội dung hành nghề thì thực hiện cấp đổi tại Công an cấp tỉnh theo quy định;

đ) Phương án chữa cháy của cơ sở, phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, phương án chữa cháy của cơ quan Công an, phương án cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã được xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu không có sự thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì tiếp tục được sử dụng, không phải xây dựng và phê duyệt lại;

e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết các thủ tục sau đây trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP: cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; phê duyệt phương án chữa cháy; cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ; cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy;

g) Khi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ được cấp theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP hết thời hạn thì thực hiện cấp theo quy định tại Nghị định này.

Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Phạm Minh Chính

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.

2. Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện; nhà văn hóa; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ; công viên giải trí, vườn thú, thủy cung.

6. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 100 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích từ 500 m3 trở lên; cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có tổng diện tích kinh doanh từ 50 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh từ 200 m3 trở lên.

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch; nhà trọ.

8. Nhà sử dụng làm trụ sở văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội.

9. Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ sở tôn giáo.

10. Nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở khai thác bưu gửi, cơ sở viễn thông; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu; cơ sở phát thanh, truyền hình; cơ sở hoạt động xuất bản, in ấn.

11. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao; cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; hăng ga máy bay; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; bến xe khách; trạm dừng nghỉ; nhà ga đường sắt; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới.

13. Gara để xe ô tô, bãi đỗ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.

14. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên.

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy; cửa hàng kinh doanh khí đốt.

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho dự trữ quốc gia; kho hàng hóa, vật tư cháy được; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.

20. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70 kg trở lên.

21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh từ 50 m2 trở lên.

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.

2. Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

4. Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 600 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện, nhà văn hóa từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện, văn hóa từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh từ 5.000 m3 trở lên; công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh từ 5.000 m3 trở lên.

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch, nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên.

8. Nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 10.000 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên.

10. Nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở khai thác bưu gửi, cơ sở viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà từ 10.000 m3 trở lên; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở hoạt động xuất bản, in ấn có tổng khối tích các khối nhà từ 5.000 m3 trở lên.

11. Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thể dục thể thao, trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trở lên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại I, loại II; trạm dừng nghỉ loại I; nhà ga đường sắt cấp I, II; nhà chờ cáp treo vận chuyển người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà từ 5.000 m3 trở lên.

13. Gara để xe có sức chứa từ 50 xe ô tô trở lên.

14. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

15. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.

16. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 15.000 m3 trở lên.

17. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

18. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho dự trữ quốc gia; kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.

2. Nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 2.500 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 1.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 2.000 m3 trở lên; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 1.000 m3 trở lên.

4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

5. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện, nhà văn hóa cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện, văn hóa từ 1.500 m3 trở lên; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh từ 1.000 m3 trở lên; công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ, ăn uống, cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh từ 1.000 m3 trở lên.

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch, nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên.

8. Nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

9. Bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 1.500 m3 trở lên; cơ sở tôn giáo có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở khai thác bưu gửi, cơ sở viễn thông cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà từ 1.500 m3 trở lên; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình cơ sở hoạt động xuất bản, in ấn có tổng khối tích các khối nhà từ 1.000 m3 trở lên.

11. Sân vận động; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà; trung tâm thể dục, thể thao; trường đua, trường bắn; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

12. Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; hăng ga máy bay; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại I, loại II; trạm dừng nghỉ loại I; nhà ga đường sắt cấp I, II, III; nhà chờ cáp treo vận chuyển người; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới có diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có tổng khối tích các nhà từ 1.500 m3 trở lên.

13. Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên.

14. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500 m trở lên.

15. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.

16. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 150 kg trở lên.

17. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B; hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 2.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất từ 5.000 m3 trở lên.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

19. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho dự trữ quốc gia; kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được có diện tích từ 1.000 m2 trở lên.

20. Cơ sở khác không thuộc danh mục từ mục 1 đến mục 19 có trạm cấp xăng dầu nội bộ hoặc có sử dụng hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí sử dụng từ 70 kg trở lên.

21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CƠ SỞ DO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Trụ sở cơ quan nhà nước cấp xã.

2. Nhà chung cư cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 5.000 m3; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 2.500 m3; nhà hỗn hợp cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích dưới 1.500 m3.

3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có dưới 100 cháu và có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 1.000 m3; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 2.000 m3; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập dưới 1.000 m3.

4. Phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích dưới 1.000 m3.

5. Trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện, nhà văn hóa cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích của các nhà tổ chức hội nghị, sự kiện, văn hóa dưới 1.500 m3; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ kinh doanh dưới 1.000 m3; công viên giải trí, vườn thú, thủy cung có khối tích dưới 1.500 m3.

6. Chợ hạng 3; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có tổng diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có tổng khối tích các nhà phục vụ kinh doanh dưới 1.000 m3.

7. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch, nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3.

8. Nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao dưới 5 tầng và có khối tích dưới 1.500 m3.

9. Bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích dưới 1.500 m3; cơ sở tôn giáo có khối tích dưới 5.000 m3.

10. Nhà của điểm phục vụ bưu chính, cơ sở khai thác bưu gửi, cơ sở viễn thông cao dưới 3 tầng và có tổng khối tích các khối nhà dưới 1.500 m3; trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở hoạt động xuất bản, in ấn có tổng khối tích các khối nhà dưới 1.000 m3.

11. Cơ sở thể thao được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có khối tích dưới 1.500 m3.

12. Cơ sở kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện giao thông cơ giới có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có tổng khối tích các nhà dưới 1.500 m3.

13. Gara để xe có sức chứa dưới 10 xe ô tô; bãi đỗ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.

14. Cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa dưới 150 kg.

15. Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất dưới 2.500 m3; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất dưới 5.000 m3.

16. Kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng khối tích dưới 1.500 m3; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu cháy được dưới 1.000 m2.

17. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ có diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh có diện tích dưới 300 m2.

PHỤ LỤC V

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Nhà làm việc của cơ quan nhà nước cao từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2. Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

3. Nhà của cơ sở bưu điện, cơ sở viễn thông, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

4. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà, công trình của học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

5. Bệnh viện cao từ 03 tầng trở lên hoặc có khối tích 3.000 m3 trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

6. Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện, nhà văn hóa cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cao từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.

7. Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng có khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

8. Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

9. Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Cảng hàng không, công trình tàu điện ngầm; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

11. Gara để xe ô tô trong nhà có khối tích từ 3.000 m3 trở lên.

12. Hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên.

13. Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

14. Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 1.000 kg trở lên.

15. Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên, hạng nguy hiểm cháy, nổ C có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên, hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tích từ 15.000 m3 trở lên.

16. Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.

17. Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên; nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

18. Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.

19. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ.

PHỤ LỤC Va

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH THUỘC THẨM QUYỀN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Nhà có chiều cao trên 150 m.

2. Công trình xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự.

3. Dự án quan trọng quốc gia; Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Chính phủ, Trụ sở Trung ương Đảng; nhà làm việc của cơ quan công an cấp Trung ương.

4. Dự án không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư) có công trình thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Trung tâm thương mại có tổng diện tích sàn trên 30.000 m2.

b) Nhà cao từ 25 tầng trở lên: nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà của cơ sở bưu điện, cơ sở viễn thông, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu, cơ sở phát thanh, truyền hình.

c) Cảng hàng không, công trình tàu điện ngầm.

d) Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.

đ) Nhà máy lọc dầu; nhà máy chế biến khí; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học có tổng công suất trên 500.000 tấn sản phẩm/năm; kho xăng dầu có tổng dung tích chứa trên 100.000 m3; kho chứa khí hóa lỏng có tổng dung tích chứa trên 100.000 m3.

e) Khu liên hợp gang thép có dung tích lò cao trên 1.000 m3; nhà máy in tiền; nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô có tổng sản lượng trên 10.000 xe/năm; nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy có tổng sản lượng trên 500.000 xe/năm; nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, hóa chất nguy hiểm độc hại, hóa chất vô cơ, hữu cơ, hóa chất công nghiệp khác có tổng sản lượng từ 10.000 tấn/năm trở lên; nhà máy sản xuất, kho trạm chiết nạp sản phẩm hóa dầu có tổng sản lượng từ 50.000 tấn/năm trở lên; nhà máy sản xuất pin hóa học có tổng sản lượng trên 250 triệu viên/năm; nhà máy sản xuất, tái chế ắc quy có tổng sản lượng trên 300.000 KWh/năm; nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô, máy kéo có tổng sản lượng trên 1 triệu chiếc/năm; nhà máy sản xuất sơn có tổng sản lượng trên 100.000 tấn/năm; nhà máy bột giấy và giấy có tổng sản lượng trên 100.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất thuốc lá có tổng sản lượng trên 200 triệu bao thuốc lá/năm; nhà máy sản xuất/lắp ráp điện tử (điện lạnh có tổng sản lượng trên 300.000 sản phẩm/năm; nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử có tổng sản lượng trên 400 triệu sản phẩm/năm).

g) Công trình nhiệt điện có tổng công suất từ 600 MW trở lên; công trình thuỷ điện có tổng công suất trên 1.000 MW; công trình điện rác có tổng công suất trên 70 MW; trạm biến áp điện áp từ 500 kV trở lên.

h) Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của khu công nghiệp có diện tích từ 500 ha trở lên.

PHỤ LỤC Vb

DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC THẨM QUYỀN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA PHÒNG CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý trừ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự theo phân cấp.

2. Dự án, công trình xây dựng trên địa bàn quản lý thuộc Phụ lục V trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và các dự án, công trình quy định tại Phụ lục Va.

3. Dự án, công trình trên địa bàn quản lý thuộc Phụ lục Va khi cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

PHỤ LỤC VI

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Phương tiện chữa cháy cơ giới

a) Xe chữa cháy: xe chữa cháy có xitec, xe chữa cháy không có xitec, xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất (bột, chất tạo bọt, khí), xe chữa cháy đường hầm, xe chữa cháy đường sắt, xe chữa cháy lưỡng cư;

b) Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: xe thang; xe nâng; xe chỉ huy; xe trung tâm thông tin chỉ huy; xe khám nghiệm hiện trường cháy; xe chiếu sáng chữa cháy; xe trạm bơm; xe chở nước; xe chở phương tiện; xe chở quân; xe chở hóa chất; xe cứu nạn, cứu hộ; xe hút khói; xe sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật; xe hậu cần; xe cẩu; xe xử lý hóa chất độc hại, sinh học và hạt nhân; xe cung cấp chất khí chữa cháy; xe chở và nạp bình khí thở chữa cháy; xe chở vòi chữa cháy; xe tiếp nhiên liệu; xe cứu thương; mô tô chữa cháy;

c) Máy bay chữa cháy; tàu chữa cháy; xuồng chữa cháy; ca nô chữa cháy; các cấu trúc nổi chữa cháy khác có động cơ;

d) Các loại máy bơm chữa cháy di động;

đ) Các loại phương tiện cơ giới khác: máy nạp khí sạch; thiết bị cưa, cắt, khoan, đục, đập, tời, kéo, banh, kích, nâng (có sử dụng động cơ) thiết bị xử lý thực bì (máy cắt thực bì, máy cắt cỏ); quạt thổi khói; quạt hút khói; máy phát điện; máy thổi gió; bình chữa cháy đeo vai có động cơ.

2. Phương tiện chữa cháy thông dụng

a) Vòi, ống hút chữa cháy;

b) Lăng chữa cháy;

c) Đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;

d) Trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;

đ) Thang chữa cháy;

e) Bình chữa cháy các loại: bột, bọt, khí, gốc nước.

3. Chất chữa cháy các loại: hóa chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, khí chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy.

4. Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn.

5. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt): máy bơm chữa cháy, máy bơm bù áp; tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy; ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy (họng chờ), đầu phun chất chữa cháy các loại; chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.

6. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.

7. Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

a) Quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy, thắt lưng, kính, khẩu trang chữa cháy; quần, áo, mũ, ủng, găng tay, giầy cách nhiệt; ủng, găng tay cách điện; thiết bị chiếu sáng cá nhân;

b) Mặt nạ lọc độc; mặt nạ phòng độc cách ly; thiết bị hỗ trợ thở cá nhân dùng trong chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

8. Phương tiện cứu người: dây cứu người; đai cứu hộ; đệm cứu người; thang cứu người; ống tụt cứu người; thiết bị dò tìm người; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trên cao; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ dưới nước; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ trong không gian hạn chế; phương tiện, thiết bị phục vụ cứu hộ sự cố hóa chất, phóng xạ; thiết bị phục vụ sơ cấp cứu người bị nạn.

9. Phương tiện, dụng cụ phá dỡ thô sơ: kìm, cưa, búa, rìu, cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ phá dỡ đa năng, câu liêm, dao phát, cào, bàn dập.

10. Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ

a) Bàn chỉ huy, lều chỉ huy, cờ chỉ huy, băng chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

b) Hệ thống thông tin hữu tuyến;

c) Hệ thống thông tin vô tuyến, các thiết bị giám sát phục vụ chỉ huy chữa cháy rừng, trên không, định vụ cầm tay GPS.

PHỤ LỤC VII

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY THUỘC DIỆN KIỂM ĐỊNH
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

1. Máy bơm chữa cháy.

2. Phương tiện chữa cháy thông dụng: vòi chữa cháy; lăng chữa cháy; đầu nối; trụ nước chữa cháy; bình chữa cháy các loại.

3. Chất chữa cháy gốc nước, chất tạo bọt chữa cháy, bột chữa cháy.

4. Thiết bị báo cháy: tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy.

5. Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, nước, chất chữa cháy gốc nước, bọt, bột): tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động bằng khí; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn xả chất chữa cháy; van báo động, van tràn ngập; ống và phụ kiện đường ống phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà hoặc dùng trong hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; đầu phun chất chữa cháy các loại; chai chứa khí.

6. Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố.

PHỤ LỤC IX

BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ)

Mẫu số PC01

Mẫu biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Mẫu số PC02

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt

Mẫu số PC03

Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC04

Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC05

Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Mẫu số PC06

Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC07

Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC08

Mẫu dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC09

Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC10

Biên bản kiểm tra

Mẫu số PC11

Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC12

Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC13

Quyết định tạm đình chỉ hoạt động

Mẫu số PC14

Quyết định đình chỉ hoạt động

Mẫu số PC15

Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động

Mẫu số PC16

Quyết định phục hồi hoạt động

Mẫu số PC17

Phương án chữa cháy cơ sở

Mẫu số PC18

Phương án chữa cháy của cơ quan Công an

Mẫu số PC19

Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở

Mẫu số PC20

Lệnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC21

Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC22

Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC23

Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC24

Văn bản đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện

Mẫu số PC25

Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC26

Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC27

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC28

Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định

Mẫu số PC29

Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC30

Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC31

Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC32

Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC33

Văn bản đề nghị cấp/cấp đổi/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC34

Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC35

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ

Mẫu số PC36

Danh sách cá nhân có văn bằng, chứng chỉ bảo đảm điều kiện cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC37

Danh mục phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Mẫu số PC38

Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Công an

Công an các đơn vị, địa phương khi in các biểu mẫu nêu trên, không được tự ý thay đổi nội dung biểu mẫu; có trách nhiệm quản lý việc in, cấp phát, sử dụng biểu mẫu và có sổ sách để theo dõi.

Dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) do Bộ Công an phát hành.

Mẫu số PC01

BIỂU TRƯNG HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

Mặt trước:

Ghi chú:

(1) Loại, nhóm hàng vận chuyển;

(2) Số UN (mã số Liên Hợp quốc) tương ứng với loại, nhóm hàng;

(3) Số giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;

(4) Ghi biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển. Dòng chữ BKS: Cỡ chữ 18, loại chữ in hoa, kiểu chữ đậm, màu đen, phông chữ Times New Roman;

(5) Dòng chữ “Có giá trị đến hết ngày ..../.../.... ”: cỡ chữ 14, loại chữ in thường, màu đen, phông chữ Times New Roman; ghi thời hạn của giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Mặt sau:

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý

1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải dán biểu trưng ở kính chắn gió phía trước, phương tiện giao thông đường sắt phải dán biểu trưng ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

2. Chỉ được chở loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ghi trong giấy phép.

3. Không được chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện.

4. Phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông.

5. Phải duy trì đầy đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

Mẫu số PC02

......(1)......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ BẰNG ĐƯỜNG SẮT

Kính gửi: …………(2)………..

1. Tên tổ chức đề nghị: ...................................(1)...........................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................

Điện thoại: ........................ Fax: ........................ Email:.................................

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ............................................ ...

3. Thông tin về người điều khiển phương tiện và người áp tải (nếu có):......(3)........

Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ là các hàng hóa sau:

TT

Tên hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ

Số UN

Loại nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Ga đi - Ga đến

1

2

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm:...................................................(4)................................................................

...............(1)…….......cam kết bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.

(…………….5…………….)

...., ngày ..... tháng ..... năm .....
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức đề nghị cấp Giấy phép;

(2) Tên cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép;

(3) Ghi các thông tin: họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, số CCCD/Hộ chiếu (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến) đã được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Liệt kê theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 50/2024/NĐ-CP;

(5) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: .......

................CCCD/Hộ chiếu: ....................cấp ngày:.../..../...., thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển.

Mẫu số PC03

... (1) ...
... (2) ...

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/PN-…

PHIẾU TIẾP NHẬN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Hồ sơ đề nghị: ..................................(3) …………………………………….

Đối với..............................................(4) .....................................................

Họ tên người nộp hồ sơ:...........................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:.......................... cấp ngày: .... / ..... /………….,

Cơ quan, đơn vị công tác:…………………………………………...………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………...……….

Điện thoại: ……………………………….Email: …………………..………

Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu có): ……………………….……..

Hồ sơ gồm có:

1. ………………………………………………………………………….....

2. ………………………………………………………………………….....

3. ………………………………………………………………………….....

4. ………………………………………………………………………….....

Số lượng hồ sơ: ........(bộ).

Phí thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): ..............................................

Ngày hẹn lấy mẫu phương tiện (nếu có):.................................................

Ngày hẹn trả kết quả: ...giờ ........ phút, ngày ......... tháng ...... năm ...........


NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

..., ngày....tháng....năm...
NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp của đơn vị tiếp nhận hồ sơ;

(2) Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

(3) Ghi một trong các nội dung sau: cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện, hộ gia đình, cá nhân; phê duyệt phương án chữa cháy; huấn luyện, kiểm tra, cấp/cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; huấn luyện, kiểm tra, cấp/cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ; kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; cấp/cấp đổi/cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; cấp/cấp đổi/cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(4) Ghi tên công trình/cơ sở/khu dân cư/hộ gia đình/cơ quan, tổ chức/phương tiện/cá nhân.

Mẫu số PC04

… (1) …
… (2) …

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../HD-....

PHIẾU HƯỚNG DẪN BỔ SUNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Họ tên người nộp hồ sơ:.......................................................................……...

Số CCCD/Hộ chiếu: .......................................... cấp ngày: ...../…./ ..........,

Cơ quan, đơn vị công tác: ...............................................................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Điện thoại: ................................ Email: ...........................................................

Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (nếu có):

Nội dung yêu cầu giải quyết: ..................................(3)...................................

đối với...................................................(4) ......................................................

Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ gồm những nội dung sau:

1 .......................................................................................................................

2 .......................................................................................................................

3 .......................................................................................................................

4 .......................................................................................................................

Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, nếu có vướng mắc, ông/bà vui lòng liên hệ với…..(2)....., số điện thoại: ........ để được hướng dẫn.

...., ngày....tháng....năm.....
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp của đơn vị tiếp nhận hồ sơ;

(2) Tên cơ quan tiếp nhận hồ sơ;

(3) Ghi một trong các nội dung sau: cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện, hộ gia đình, cá nhân; phê duyệt phương án chữa cháy; huấn luyện, kiểm tra, cấp/cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; huấn luyện, kiểm tra, cấp/cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ; kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; cấp/cấp đổi/cấp lại chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; cấp/cấp đổi/cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(4) Ghi tên công trình/cơ sở/khu dân cư/hộ gia đình/cơ quan, tổ chức/phương tiện/cá nhân.

Mẫu số PC05

......(1)......
......(2)......

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .... /PCCC

GIẤY PHÉP

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ

Theo đề nghị của: ......................................(3)..............................................,

............................... (2) ......................... cho phép:

Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân: ......................(3)....................................................

Địa chỉ:…………………………..……… Điện thoại...…………………………

Đại diện là ông/bà: .............................................. Chức danh: ...............................

Được phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang ........., đồng thời chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải có trách nhiệm duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy của phương tiện và chấp hành đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong suốt quá trình vận chuyển.

Thời hạn của giấy phép:…..........................

Nơi nhận:
- ..................
- Lưu:..........

..........., ngày ...... tháng ...... năm ..........
..................(4)....................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ in trên khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh lam nhạt, ở giữa lưới bảo vệ có hình Công an hiệu.

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Công an cấp giấy phép;

(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;

(4) Chức vụ của người ký.

DANH MỤC

HÀNG HÓA NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐƯỢC PHÉP VẬN CHUYỂN

(Kèm theo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ số.......ngày......tháng........ năm......... của............(2)................)

TT

Tên hàng hóa nguy hiểm

Số hiệu UN

Loại, nhóm hàng

Số hiệu nguy hiểm

Khối lượng vận chuyển

Ghi chú (1)

Ghi chú: (1) Đối với trường hợp vận chuyển theo chuyến trên đường bộ và đường thủy nội địa: ghi thông tin về phương tiện (biển số đăng ký, thời hạn kiểm định, trọng tải được phép chở) và thông tin về người điều khiển phương tiện, người áp tải (họ và tên, ngày tháng năm sinh, hạng giấy phép điều khiển phương tiện); ghi hành trình, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, ga đi, ga đến.

Mẫu số PC06

….(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..

...., ngày ..... tháng..... năm ......

ĐỀ NGHỊ

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: ..........................(2)............................

........(1)........ đề nghị Quý cơ quan.......(3).....của dự án/công trình/phương tiện ........(4)........ với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN

1. Tên dự án/công trình/phương tiện: ............................................................

2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện: ..............................; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện thoại): ........................................................................................................

3. Người đại diện theo pháp luật: ...................................................................

4. Đại diện chủ đầu tư (nếu có): .....................................................................

5. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: .........................................................

6. Tổng mức đầu tư: .......................................................................................

7. Đơn vị tư vấn thiết kế: ................................................................................

8. Quy mô dự án/công trình (chiều cao, số tầng, công năng,...); quy mô, tính chất phương tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,...): ...........(5).............

9. Các thông tin khác (nếu có): ............................(6)......................................

II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM

Hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP (7).

...................(1)............... đề nghị Quý cơ quan ...................(3).................../.

(…………….8…………….)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị/cá nhân đề nghị thẩm duyệt;

(2) Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt;

(3) Ghi một trong các nội dung sau: thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới;

(5) Đối với trường hợp thiết kế điều chỉnh, cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình, hoán cải phương tiện ngoài quy mô công trình phải bổ sung nội dung thiết kế điều chỉnh, nội dung thiết kế cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của dự án/công trình, nội dung thiết kế hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

(6) Đối với trường hợp thiết kế điều chỉnh, cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình, hoán cải phương tiện: ghi thông tin về Giấy chứng nhận, văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC (nếu có) của công trình, phương tiện (số, ngày văn bản, cơ quan cấp);

(7) Liệt kê thành phần hồ sơ, tài liệu. Trường hợp hồ sơ thiết kế điều chỉnh, cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình có thay đổi về chủ trương đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất thì phải bổ sung văn bản, tài liệu về nội dung này;

(8) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: Tôi ủy quyền cho: ...................CCCD/Hộ chiếu:.....................cấp ngày:.............thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu số PC07

......(1)......
......(2)......

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .../TD-PCCC

GIẤY CHỨNG NHẬN

THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Xét hồ sơ và văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số....................... ngày ...../...../........... của: .................(3)..................

Người đại diện theo pháp luật là ông/bà: ...................... Chức vụ: .................

........................(2) .......................

CHỨNG NHẬN:

..................................................(4)...................................................................

Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ..............................................................

Chủ đầu tư/chủ phương tiện: ...........................................................................

Đơn vị tư vấn thiết kế: …................................................................................

Đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy các nội dung sau:

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Quy mô dự án/công trình/phương tiện và danh mục các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy ghi tại trang 2.

Nơi nhận:
- ............................;
- ............................;
- Lưu: ...................;

......, ngày ..... tháng ..... năm ......
..................(5)...................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN VÀ DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ ĐƯỢC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số ......./TD-PCCC ngày ....../...../......... của ..........(2).........)

STT

NỘI DUNG

GHI CHÚ

I

QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN

II

DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ

Lưu ý: thông tin tại Giấy chứng nhận này chỉ xác nhận bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, không có giá trị về quyền sử dụng đất và các chỉ tiêu về quy hoạch, xây dựng (chỉ ghi đối với dự án, công trình).

Ghi chú: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu vàng nhạt, ở giữa lưới bảo vệ có hình Công an hiệu.

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ban hành giấy chứng nhận thẩm duyệt;

(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt;

(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được thẩm duyệt;

(5) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC08

MẪU DẤU THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Quy cách:

- Kích thước: chiều dài: 70 mm; chiều rộng: 37 mm;

- Vạch chia cách mép trên 14 mm, 1 nét, độ đậm nét 2 pt;

- Khung viền: kép 2 nét đều nhau; độ đậm nét 2 pt.

Nội dung:

- Tên cơ quan cấp trên trực tiếp: phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 8; loại chữ in hoa; kiểu chữ đứng;

- Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt: phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 8; loại chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm;

- Đã thẩm duyệt thiết kế: phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13; loại chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm;

- Về phòng cháy và chữa cháy: phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 10; loại chữ in hoa; kiểu chữ đứng, đậm;

- Số: ... TD-PCCC ngày.../.../...: phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 12; loại chữ in thường; kiểu chữ đứng.

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Mẫu số PC09

……(1)…..
……(2)…..
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: …../TD-PCCC

…., ngày … tháng … năm …..

Kính gửi: ……(3)………

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số ………. ngày ….. tháng ….. năm ………..của ………………………..

Xét hồ sơ và văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh/cải tạo về phòng cháy và chữa cháy số ……. ngày ….. tháng ….. năm ……..của ………(4)…………

…………………(2)………… đồng ý về thiết kế phòng cháy và chữa cháy đối với các nội dung sau:

I. THÔNG TIN VỀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ/CẢI TẠO, THAY ĐỔI TÍNH CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH/HOÁN CẢI PHƯƠNG TIỆN

II. NỘI DUNG THẨM DUYỆT

Quy mô dự án/công trình/phương tiện và danh mục các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được kèm theo văn bản này.

Nơi nhận:
- ……………..;
- ……………..;
- Lưu: …………

………(5)………
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN VÀ DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ ĐƯỢC THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Kèm theo văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số …………. ngày …… tháng ... năm……. của ……….(2)………..)

TT

Nội dung

Ghi chú

I

QUY MÔ DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN VÀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH

II

DANH MỤC TÀI LIỆU, BẢN VẼ THIẾT KẾ ĐIỀU CHỈNH

Ghi chú: văn bản thẩm duyệt in trên giấy khổ A4.

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Công an ban hành văn bản thẩm duyệt;

(3) Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện;

(4) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt;

(5) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC10

……(1)…..
……(2)…..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA

…………(3)…………..

Hồi …. giờ …. ngày …. tháng … năm …………., tại…………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:

Đại diện: ……………………………………………………………………

- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: …………………………

- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: …………………………

Đã tiến hành kiểm tra ………… (3)…………… đối với ……..(4)………..

Đại diện: ……………………………………………………………………

- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: …………………………

- Ông/bà: …………………………….; Chức vụ: …………………………

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

…………………………….. (5) ……………………………………………

Biên bản được lập xong hồi … giờ ... ngày …. tháng ….. năm .........., gồm …. trang, được lập thành ….. bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN
……(6)……

ĐẠI DIỆN
……(7)……

ĐẠI DIỆN
……(8)……

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra;

(3) Ghi nội dung kiểm tra: về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hoặc kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy hoặc điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ…;

(4) Tên đối tượng được kiểm tra;

(5) Ghi nội dung trình bày của đại diện đơn vị được kiểm tra (chủ cơ sở, chủ đầu tư, chủ phương tiện,...), kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế, thử nghiệm xác suất hoạt động của phương tiện phòng cháy, chữa cháy khi xét thấy cần thiết, nhận xét, đánh giá và kiến nghị. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định này. Đối với cứu nạn, cứu hộ kiểm tra các nội dung sau:

- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình như: tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cứu nạn, cứu hộ; ban hành nội quy và biện pháp về cứu nạn, cứu hộ; tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về cứu nạn, cứu hộ; bố trí, trang bị dụng cụ, phương tiện cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ.

- Việc thực hiện, duy trì các điều kiện về phòng ngừa sự cố, tại nạn và cứu nạn, cứu hộ như: nội quy, biển cấm, biển cảnh báo ở những khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn; huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành (nếu có) và điều kiện hoạt động đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ tại chỗ; biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với địa điểm, phương tiện, thiết bị tại cơ sở được quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 8 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP; xây dựng tình huống cứu nạn, cứu hộ trong Phương án chữa cháy phù hợp với đặc điểm, quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trang bị và bố trí phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, dụng cụ phá dỡ thô sơ bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

(6) Đại diện đơn vị được kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có);

(7) Đại diện đơn vị, cá nhân có liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có);

(8) Đại diện đoàn kiểm tra hoặc người được phân công thực hiện kiểm tra ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có).

Mẫu số PC11

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............

......, ngày ....... tháng..... năm .......

ĐỀ NGHỊ

KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: ..........................(2)............................

……(1)…… đề nghị ………(2)……… kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án/công trình/phương tiện với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH/PHƯƠNG TIỆN

1. Tên công trình/phương tiện: .......................................................................

2. Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện:…………………….; thông tin liên hệ (địa chỉ, điện thoại): ...............................................................................................

3. Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: .........................................................

4. Đơn vị tư vấn thiết kế: ................................................................................

5. Đơn vị tư vấn giám sát: ..............................................................................

6. Đơn vị thi công: ..........................................................................................

7. Quy mô dự án/công trình (chiều cao, số tầng, công năng,…); quy mô, tính chất phương tiện (kích thước, dung tích, trọng tải, số người, vùng hoạt động,…):….…..

8. Các thông tin khác (nếu có): ......................................................................

II. DANH MỤC HỒ SƠ NGHIỆM THU (3)

1. ......................................................................................................................

2. ......................................................................................................................

3. ......................................................................................................................

Công trình/phương tiện đã được chủ đầu tư và đơn vị thi công nghiệm thu theo quy định. ……………..(1)……………. đề nghị ………….(2)……………. kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của dự án/công trình/phương tiện với các nội dung nêu trên.

....................... (4) .......................

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;

(3) Thành phần theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024;

(4) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: ......................................... CCCD/Hộ chiếu: ............................cấp ngày:............., thực hiện thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu số PC12

......(1)......
......(2)......

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./NT-PCCC

…., ngày … tháng … năm …..

Kính gửi: …….........…(3)……..………..

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy số ............/TD-PCCC ngày ...../...../......... của ..............................(2)......................

Xét hồ sơ và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy số.......................... ngày...../...../......... của: ...................(3)...................;

Người đại diện theo pháp luật là ông/bà: .................... Chức vụ: ....................

Căn cứ biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu ngày ...../...../....... của...............,

..................(2)................. chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của ............(4)............ với các nội dung sau:

Địa điểm xây dựng/chế tạo/hoán cải: ...............................................................

Chủ đầu tư/chủ phương tiện: ...........................................................................

Đơn vị thi công: …...........................................................................................

Quy mô dự án /công trình /phương tiện: .........................................................

Nội dung được nghiệm thu:………………………………………………….

Các yêu cầu kèm theo:

- Thực hiện đúng quy trình, quy định về vận hành sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan;

- Duy trì liên tục chế độ hoạt động bình thường của hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan đã được lắp đặt theo đúng chức năng trong suốt quá trình sử dụng;

- ...............................................(5).............................................................

Nơi nhận:
-............................;
-............................;
- Lưu: ...................;

..................(6)...................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;

(3) Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện;

(4) Tên dự án, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Ghi các yêu cầu khác khi cần thiết;

(6) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC13

…(1)….
…(2)…

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./QĐTĐC-….

…., ngày…tháng…năm….

QUYẾT ĐỊNH

Tạm đình chỉ hoạt động

.....(3)....

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Biên bản kiểm tra..... lập ngày.... tháng.... năm.....của...................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm đình chỉ hoạt động đối với:………………….(4)……………

Địa chỉ: ........................................................................................................ …

Do ông/bà:..................................... là......(5)........kể từ....giờ....phút, ngày....tháng ...... năm....đến......giờ …… phút, ngày .... tháng....năm....

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ....giờ .... phút, ngày ....tháng .... năm....

Điều 3.

Ông/bà: ........ có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Ông/bà: …….. bị tạm đình chỉ hoạt động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ......;
- Lưu: .....

…. (6)…..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;

(3) Người có thẩm quyền ban hành quyết định;

(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới;

(6) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC14

….(1)…
…(2)….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/QĐĐC-….

…., ngày…tháng….năm….

QUYẾT ĐỊNH

Đình chỉ hoạt động

…..(3)…..

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động số.....ngày....tháng....năm.....của ......(2)....

Căn cứ tình hình thực tế, xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ, vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng của......(4).....

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đình chỉ hoạt động đối với: ........................ (4) .............................

Địa chỉ: .................................................. .. ............ .....................................

Do ông/bà: .................................là....................... (5) ..................................

kể từ .......... giờ.................. phút, ngày…. tháng …… năm….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm....

Điều 3.

Ông/bà: ................. có trách nhiệm thi hành Quyết định này và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Ông/bà: ………….. bị đình chỉ hoạt động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- .....;
- Lưu: ......................

…(6)….
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;

(3) Người có thẩm quyền ban hành quyết định;

(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở; chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới;

(6) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

ĐỀ NGHỊ

PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG

Kính gửi: .................... (1) .........................

Tên tổ chức/cá nhân: ....................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ..................... Fax: .................. Email: ......................................

Họ tên người đại diện pháp luật: .................................................................

Chức vụ: .......................................................................................................

CCCD/Hộ chiếu: .............................................................................

Sau khi thi hành Quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động số: ............. ngày .....tháng.....năm......... của: .............................. (1) ......................................

Hiện tại: .............. (2) .............. đã loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ/đã khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy kể từ hồi ..... giờ.... phút ngày.......tháng.......năm........

Đề nghị quý cơ quan cho phục hồi hoạt động đối với: ........... (2) .............

..................................kể từ ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm .........

Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

................................................(3)..............................................

............., ngày ..... tháng ..... năm ..........
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan của người ban hành quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động trước đó;

(2) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động;

(3) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: .........................CCCD/Hộ chiếu:.................cấp ngày:............., thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động.

Mẫu số PC16

…(1)…
…(2)…

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …./QĐPH-…

…, ngày…tháng…năm….

QUYẾT ĐỊNH

Phục hồi hoạt động

...(3)....

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Biên bản kiểm tra..... lập ngày....tháng....năm.....của.......

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phục hồi hoạt động đối với: ........................... (4) ...................................

Địa chỉ:............................................................................................................... .

Do ông/bà: ............................................. là........................... (5)..... trước đó đã bị tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động theo Quyết định số: …… ngày.....tháng.....năm....

Điều 2. Kể từ ........... giờ ........ phút, ngày ...... tháng ........ năm ................

Quyết định số ……. ngày…….tháng……năm .....hết hiệu lực đối với …(4)…..

Điều 3. Ông/bà: ....... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ......;
- Lưu:.......................

….(6)…
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên cơ quan của người ra quyết định;

(3) Người có thẩm quyền ban hành quyết định;

(4) Tên công trình, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân, địa điểm hoặc khu vực xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

(5) Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cá nhân;

(6) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số (18):……….

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY: (1)....

Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới: (2) ..............................

Địa chỉ/Biển kiểm soát: ..................................................................................

Điện thoại: ......................................................................................................

Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: ................................................................

Điện thoại: ......................................................................................................

Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:.....................................................................................................................

Điện thoại:.......................................................................................................

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ (3)

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ (4)

.......................................................................................................................

- Phía Đông giáp: .........................................................................................

- Phía Tây giáp: ............................................................................................

- Phía Nam giáp: ...........................................................................................

- Phía Bắc giáp: ............................................................................................

II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ (5)

.......................................................................................................................

III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY (6)

TT

Nguồn nước

Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s)

Vị trí, khoảng cách tới nguồn nước

Những điểm cần lưu ý

I

Bên trong

1

2

...

II

Bên ngoài

1

2

....

IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI

- Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.

- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương án chữa cháy khu dân cư không nêu nội dung này).

- Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, trên phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương án chữa cháy khu dân cư không nêu nội dung này).

V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ (7)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CHỖ

1. Tổ chức lực lượng

- Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở/dân phòng (8): ................................

- Số lượng: .... người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: ...... người.

- Họ và tên người chỉ huy đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở/dân phòng: .......... số điện thoại: ...........

2. Tổ chức lực lượng thường trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

- Số người thường trực trong giờ làm việc: ........... người.

- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: ........... người.

VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CHỖ (9)

STT

Chủng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

Đơn vị tính

Số lượng

Vị trí bố trí

Ghi chú

1

2

3

...

...

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY, SỰ CỐ, TAI NẠN

I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY, SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP NHẤT

1. Giả định tình huống cháy, sự cố, tai nạn phức tạp nhất (10)

.......................................................................................................................

2. Tổ chức triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (11)

.......................................................................................................................

3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (12)

II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY, SỰ CỐ, TAI NẠN ĐẶC TRƯNG (13)

1. Tình huống 1:

.......................................................................................................................

2. Tình huống 2:

.......................................................................................................................

3. Tình huống .....:

......................................................................................................................

C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN (14)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh lý

Người bổ sung, chỉnh lý ký

Người phê duyệt ký

1

2

3

4

5

D. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN (15)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học, thực tập

Tình huống giả định

Lực lượng, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

1

2

3

4

5

............., ngày .....tháng ..... năm ..........
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
..............
(17).............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

............., ngày ..... tháng ..... năm ..........
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
............
(16) .............
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

Chú ý: phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang để phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm và số lượng tình huống giả định trong phương án chữa cháy.

(1) Ghi “Cơ sở” hoặc “Khu dân cư” hoặc “Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về phòng cháy và chữa cháy”.

(2) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới: đối với cơ sở/khu dân cư thì ghi theo tên giao dịch hành chính; Đối với phương tiện giao thông cơ giới ghi chủng loại và tên phương tiện (nếu có).

(3) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Phương án đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(4) Vị trí cơ sở/khu dân cư: ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ… Đối với khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng.

(5) Giao thông phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

(6) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: tất cả các cơ sở/khu dân cư phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở/khu dân cư. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước bên ngoài cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước... có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước bên ngoài.

(7) Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: nêu khái quát đặc điểm kiến trúc, xây dựng của các hạng mục công trình (số hạng mục, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…); số người thường xuyên có mặt trong các hạng mục công trình; tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, sự cố, tai nạn; đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu (loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh); các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy (lửa trần, sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật...).; dự báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tai nạn xảy ra.

(8) Đội (tổ) phòng cháy và chữa cháy cơ sở/dân phòng: ghi rõ việc đã thành lập đội (tổ) hay chưa, số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.

(9) Phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ chủng loại, số lượng, mã hiệu và vị trí bố trí phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (ví dụ: máy bơm chữa cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4, búa, rìu, xà beng...) (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đảm bảo chất lượng theo quy định).

(10) Giả định tình huống cháy, sự cố, tai nạn phức tạp nhất: giả định tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó, giả định cụ thể thời gian, địa điểm xảy ra cháy, sự cố, tai nạn, nguyên nhân, tình trạng sau khi xảy ra; chất cháy chủ yếu, quy mô đám cháy, sự cố, tai nạn lớn nhất có thể xảy ra cần huy động tối đa lực lượng, dụng cụ, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ để xử lý; những yếu tố gây ảnh hưởng lớn tới việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như: nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; vị trí và số lượng người bị nạn trong khu vực cháy, sự cố, tai nạn.

(11) Tổ chức triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: trên cơ sở tình huống giả định, xây dựng trình tự xử lý tình huống cháy, tai nạn, sự cố kể từ khi phát hiện: hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh biết, tổ chức cắt điện, báo cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, gọi điện báo cho cơ quan Công an, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn (nếu có), sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ để xử lý, sơ tán tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (công an, chính quyền sở tại, điện lực, y tế,...) trong công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản; bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy, tai nạn, sự cố. Các công việc trên phải tổ chức phân công cho các đội (tổ), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ trước và khi lực lượng Công an có mặt tại hiện trường (chỉ huy lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ triển khai các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Công an, tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy, tai nạn, sự cố).

(12) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát sinh cháy, sự cố, tai nạn; quy mô diện tích, hướng phát triển của đám cháy, sự cố, tai nạn; vị trí người bị nạn; bố trí lực lượng, phương tiện để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy; hướng tấn công chính; bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tham gia… bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án này. Trường hợp tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo nhiều giai đoạn thì có thể trình bày bằng nhiều sơ đồ để thuận tiện khi khai thác sử dụng phục vụ công tác chỉ huy. Sơ đồ sử dụng khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(13) Phương án xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn đặc trưng: đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục, công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các nhà làm việc, văn phòng, nhà ăn, khu vực để xe, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng để giả định tình huống cháy, sự cố, tai nạn và xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3…”, trong đó có tình huống cháy và tình huống sự cố, tai nạn (ngoài tình huống cháy), nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy, sự cố, tai nạn phức tạp nhất.

(14) Bổ sung, chỉnh lý phương án: nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; người được giao việc bổ sung, chỉnh lý phương án và người phê duyệt xác nhận việc bổ sung, chỉnh lý phương án (ký, ghi rõ họ và tên).

(15) Theo dõi học và thực tập phương án: sau mỗi lần tổ chức học, thực tập phương án phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học, thực tập phương án đó.

(16) Chức vụ của người xây dựng phương án.

(17) Chức vụ của người phê duyệt phương án.

(18) Số: chỉ ghi đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan Công an (cơ quan Công an ghi theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát).

KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY

Mẫu số PC18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

CÔNG AN TỈNH/THÀNH PHỐ...

(1)............................................................

Số(23):......................

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ QUAN CÔNG AN

Tên cơ sở/khu dân cư: (2) ..............................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ....................................................................................................

Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp: ..............................................................

Điện thoại: ....................................................................................................

Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:....................................................................................................

Điện thoại:......................................................................................................

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ (3)

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ (4)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

II. GIAO THÔNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI (5)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY (6)

TT

Nguồn nước

Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s)

Vị trí, khoảng cách tới nguồn nước

Những điểm cần lưu ý

I

Bên trong

1

2

II

Bên ngoài

1

2

IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ (7)

1. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ, độc, sự cố, tai nạn

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. Tính chất, đặc điểm liên quan đến công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CHỖ (8)

1. Tổ chức lực lượng

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. Tổ chức thường trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

.......................................................................................................................

VI. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY, CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CHỖ (9)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT

1. Giả định tình huống cháy (10)

......................................................................................................................

.......................................................................................................................

2. Chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (11)

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

3. Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (12)

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

4. Bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động (13)

TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

Số người được huy động

Số lượng, chủng loại phương tiện được huy động

Ghi chú

1

2

...

Tổng số:

5. Tổ chức triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

5.1. Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ (14)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

5.2. Nhiệm vụ của cơ quan Công an (15)

......................................................................................................................

......................................................................................................................

5.3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác (16)

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

6. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (17)

......................................................................................................................

......................................................................................................................

C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY, SỰ CỐ, TAI NẠN ĐẶC TRƯNG (18)

1. Tình huống 1

.......................................................................................................................

......................................................................................................................

2. Tình huống 2

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

3. Tình huống ...

......................................................................................................................

.......................................................................................................................

D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN (19)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh lý

Người bổ sung, chỉnh lý

Người phê duyệt

1

2

3

4

5

Đ. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN (20)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học tập, thực tập

Tình huống giả định

Lực lượng, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

1

2

3

4

5

6

...., ngày ...tháng....năm.....
NGƯỜI PHÊ DUYỆT
PHƯƠNG ÁN

..............
(22) .............
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

...., ngày ...tháng...năm.....
CHỈ HUY ĐƠN VỊ
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
..............
(21).............
(Ký, ghi rõ họ tên)

...., ngày ....tháng....năm......
NGƯỜI TRỰC TIẾP/CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

Chú ý: phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang để phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm và số lượng tình huống giả định trong phương án chữa cháy.

(1) Ghi “Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH” hoặc tên Công an cấp huyện xây dựng phương án chữa cháy.

(2) Ghi tên của cơ sở/khu dân cư theo tên giao dịch hành chính.

(3) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở/khu dân cư và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(4) Vị trí cơ sở/khu dân cư: ghi rõ tên các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

(5) Giao thông bên trong và bên ngoài: ghi rõ các tuyến đường và khoảng cách từ cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đến cơ sở/khu dân cư; các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư mà các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ giới hoạt động, tiếp cận được.

(6) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: thống kê các nguồn nước ở bên trong, bên ngoài cơ sở có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.

(7) Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: nêu khái quát đặc điểm kiến trúc, xây dựng của các hạng mục công trình (số hạng mục, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột, trần, sàn, mái…); số người thường xuyên có mặt trong các hạng mục công trình; tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, sự cố, tai nạn; đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu (loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, vận tốc cháy, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh); các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy (lửa trần, sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật...); dự báo, đánh giá các nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn.

(8) Tổ chức lực lượng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: nêu tình hình tổ chức, số lượng đội viên và số người đã qua huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc.

(9) Phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: thống kê chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hệ thống chữa cháy được trang bị tại cơ sở… (chỉ thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ có khả năng sử dụng để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ).

(10) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn, cần phải huy động nhiều lực lượng, phương tiện để xử lý, trong đó giả định cụ thể về thời gian, địa điểm xảy ra cháy (có thể vào ban đêm hoặc ngoài giờ làm việc, việc phát hiện và báo cháy muộn); điểm xuất phát cháy và nguyên nhân, tình trạng sau khi xảy ra; loại chất cháy chủ yếu, thời gian cháy tự do; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; dự kiến khả năng phát triển của đám cháy và những yếu tố ảnh hưởng tới công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như: nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn trong khu vực cháy.

(11) Chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: căn cứ vào giả định quy mô, diện tích, loại hình, tính chất, đặc điểm của đám cháy, chất cháy chủ yếu, dạng phát triển của đám cháy và khả năng huy động lực lượng, phương tiện để đề ra chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp, công tác tổ chức hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di chuyển phương tiện, tài sản; bảo đảm hậu cần; tổ chức thông tin liên lạc và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khác.

(12) Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: trên cơ sở áp dụng chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy giả định, tính toán số lượng lực lượng, phương tiện, chất chữa cháy cần thiết để trực tiếp triển khai các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (tổ chức trinh sát, cứu người, hướng dẫn thoát nạn; triển khai chữa cháy, làm mát, phá dỡ ngăn chặn cháy lan; cấp nước chữa cháy, cứu tài sản...) và lực lượng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (bảo đảm an ninh, trật tự, giao thông, y tế, điện lực, cấp nước, phá dỡ, hậu cần...).

(13) Bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: căn cứ vào kết quả tính toán, dự kiến lực lượng, phương tiện ở Mục (12) để ghi vào bảng thống kê lực lượng, phương tiện của cơ quan Công an và các đơn vị, cơ quan, tổ chức tại địa phương tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp lực lượng, phương tiện hiện có tại địa phương chưa đáp ứng đủ theo tính toán tại Mục (12) thì phải ghi vào bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động của Công an các địa phương lân cận tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để đáp ứng đủ theo tính toán đối với tình huống này.

(14) Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ: ghi tóm tắt nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ phân công cho người chỉ huy và lực lượng tại chỗ, trong đó yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng nguồn điện; đặc điểm, diễn biến của đám cháy; chủng loại, số lượng chất cháy, các loại hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ, độc hại có trong khu vực cháy; khả năng phát sinh nổ; nguồn nước chữa cháy tại chỗ; tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra nguyên nhân và khắc phục hậu quả vụ cháy.

(15) Nhiệm vụ của cơ quan Công an: nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ cháy, tổ chức điều động, huy động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Khi xác định đám cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, kéo dài, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải kịp thời đề xuất người có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài địa phương tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; đề xuất thành lập Ban chỉ huy, Ban tham mưu chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, xác định thành phần và giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Khi đến hiện trường phải tổ chức chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định (tổ chức trinh sát đám cháy để nắm số lượng, vị trí và tình trạng người bị nạn, quy mô, diễn biến của đám cháy, các nguồn nước phục vụ chữa cháy; xác định khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tham gia; quyết định chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và tổ chức thực hiện theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình lực lượng, phương tiện hiện có; kịp thời thông tin phối hợp với các lực lượng khác tham gia (bảo đảm an ninh, trật tự, giao thông, y tế, điện lực, cấp nước, phá dỡ, hậu cần, thông tin liên lạc, chiếu sáng...). Trường hợp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ lâu dài phải bố trí thay cán bộ, chiến sĩ, bổ sung nhiên liệu, chất chữa cháy, thực phẩm... Khi kết thúc các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, tổ chức thu hồi lực lượng, phương tiện, tập hợp thông tin, thống kê phục vụ xây dựng báo cáo; phối hợp bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra nguyên nhân vụ cháy.

(16) Nhiệm vụ của các lực lượng khác: ghi rõ nhiệm vụ cơ bản sẽ phân công cho các lực lượng được huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

(17) Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ: vẽ sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo từng giai đoạn chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, trong đó thể hiện hướng gió, các hạng mục công trình, đường giao thông, nguồn nước trực tiếp phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; điểm phát sinh cháy; quy mô, diện tích, hướng phát triển của đám cháy; vị trí người bị nạn; vị trí ban chỉ huy; hướng tấn công chính; trên sơ đồ thể hiện việc triển khai hoạt động của lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ… bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án này. Có bảng chú thích cụ thể phương tiện của các đơn vị, cơ quan, tổ chức tham gia trên sơ đồ. Sơ đồ sử dụng khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(18) Phương án xử lý một số tình huống cháy, sự cố, tai nạn đặc trưng: đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục, công trình với tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các nhà làm việc, văn phòng, nhà ăn, khu vực để xe, các phòng làm việc...) thì lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy, sự cố, tai nạn để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3…”, trong đó có tình huống cháy và tình huống sự cố, tai nạn (ngoài tình huống cháy), nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy, sự cố, tai nạn phức tạp nhất.

(19) Bổ sung, chỉnh lý phương án: nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Cán bộ được giao việc bổ sung, chỉnh lý phương án và người có thẩm quyền phê duyệt phương án xác nhận việc bổ sung, chỉnh lý phương án (ký, ghi rõ cấp bậc, họ và tên).

(20) Theo dõi học và thực tập phương án: sau mỗi lần tổ chức học, thực tập phương án phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học, thực tập phương án đó.

(21) Ghi chức vụ của Chỉ huy đơn vị xây dựng phương án, ký, ghi rõ cấp bậc, họ và tên.

(22) Ghi chức vụ của người có thẩm quyền phê duyệt phương án, ký và ghi rõ cấp bậc, họ và tên.

(23) Số: do cơ quan Công an ghi theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát.

KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY

Mẫu số PC19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐỀ NGHỊ

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CƠ SỞ

Kính gửi: ..........................(1)..........................

Tên tôi là: ......................................................................................................

Số CCCD/ Hộ chiếu: ............... cấp ngày: .......tháng.......năm......................

Điện thoại: ................................. Email: ......................................................

Chức vụ: .......................................................................................................

Đại diện cơ sở: …………………………….................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ............................... Email: ........................................................

Đề nghị ............(1)............... phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở đối với:……...................................................(2)..........................................................

..............................................................(3)...................................................

......, ngày ..... tháng ..... năm .......
..................(4)...................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) Cơ quan Công an tiếp nhận hồ sơ;

(2) Tên cơ sở;

(3) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: ...........

.............................CCCD/CMND/Hộ chiếu: ...............cấp ngày:............. thực hiện thủ tục phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở...

(4) Chức vụ người ký.

Mẫu số PC20

…(1)…
…(2)…

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/LHĐ-…

…., ngày…tháng…năm….

LỆNH HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Theo đề nghị của ................................. (3) .......

Tôi: ..................................................... Chức vụ:………………………..

Cơ quan/đơn vị:..........................................................................................

Yêu cầu ông/bà:..........................................................................................

Đại diện cho cơ quan/tổ chức/hộ gia đình: ................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................

Huy động ngay lực lượng, phương tiện, tài sản thuộc phạm vi quản lý, gồm:

- Lực lượng:...........................................người;

- Phương tiện: .............................................................................................

- Tài sản:.....................................................................................................

Có mặt tại: ..................................................................................................

trước ....giờ .....phút, ngày ......./ ...../ .......... để .....................(4)................

Thời gian huy động/điều động (nếu có): đến ............. giờ….ngày....tháng...năm...

- Thời điểm phát lệnh: …giờ…phút, ngày …/…/…;

- Thời điểm nhận lệnh: …giờ…phút, ngày …/…/…;

….(5)…
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên cơ quan của người ra lệnh;

(3) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị huy động/điều động;

(4) Ghi cụ thể nhiệm vụ tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

(5) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC21

......(1)......
......(2)......

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..../.........

....., ngày ..... tháng ..... năm ..........

ĐỀ NGHỊ

KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

Kính gửi: .......................(3)...............................

Đơn vị: .................................................(2)...................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................

Điện thoại: ...................................................................................................

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 của Chính phủ.

Từ ngày .....tháng.....năm.... đến ngày .....tháng.....năm......, ..........(2) ......... đã tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho ................(4).................Địa điểm tổ chức: ............................................................

Tổng số người được huấn luyện: ......... (có danh sách kèm theo).

...........................(2)......................... đề nghị .......................(3).................... tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

……………………..(5)………………………………

Nơi nhận:
- ............................;
- ............................;
- Lưu: ....................

..............(6)..............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

(3) Tên cơ quan Công an kiểm tra, cấp Chứng nhận huấn luyện;

(4) Đối tượng đã được huấn luyện;

(5) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: Tôi ủy quyền cho: .........CCCD/Hộ chiếu:.............cấp ngày:......, thực hiện thủ tục cấp Chứng nhận huấn luyện;

(6) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ sở.

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN

(Kèm theo Công văn số: .......... ngày ....tháng.....năm......... của ............(2)..........)

TT

Họ và tên

Năm sinh

CCCD/ CMND/ Hộ chiếu

Ngày cấp

Nơi làm việc/ Thường trú

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Mẫu số PC22

......(1)......
......(2)......

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..../.......

......, ngày ..... tháng ..... năm .......

ĐỀ NGHỊ HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ

Kính gửi: .................(3).....................

Đơn vị: ...................................................(2).................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................

Điện thoại: ...................................................................................................

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020; Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 của Chính phủ.

Đề nghị .......................(3)....................... tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ cho.....................(4)..........với tổng số học viên là: ............. (có danh sách kèm theo).

Thời gian dự kiến từ ngày .....tháng......năm.... đến ngày ....tháng...năm.....

………………(5)…………………..

Nơi nhận:
- ............................;
- ............................;
- Lưu: ....................

..............(6)..............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có);

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

(3) Tên cơ quan Công an huấn luyện/cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

(4) Đối tượng đăng ký huấn luyện;

(5) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho: ..........................................CCCD/Hộ chiếu: ...............................cấp ngày:............., thực hiện thủ tục cấp Chứng nhận huấn luyện;

(6) Chức vụ của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cơ sở.

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ HUẤN LUYỆN, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN

(Kèm theo Công văn số: .......... ngày .....tháng.....năm......... của ...........(2)..........)

TT

Họ và tên

Năm sinh

CCCD/ CMND/ Hộ chiếu

Ngày cấp

Nơi làm việc/ Thường trú

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Mẫu số PC23

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐỀ NGHỊ

HUẤN LUYỆN, KIỂM TRA, CẤP CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN

Kính gửi: ...(1)....

Tôi là: .............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................

Số CCCD/Hộ chiếu: ……………………Ngày cấp:.......................................

Nơi làm việc/thường trú: ................................................................................

Số điện thoại:..................................................................................................

Tôi xin đăng ký tham dự lớp huấn luyện nghiệp vụ:

- Phòng cháy, chữa cháy

- Cứu nạn, cứu hộ

Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định về tổ chức của lớp huấn luyện.



…., ngày….tháng…năm….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Ghi tên cơ quan tổ chức lớp huấn luyện.

Mẫu số PC24

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN

Kính gửi: …(1)....

Tôi là: .........................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...................................................................................

Số CCCD/Hộ chiếu:………………………Ngày cấp:……………………….

Nơi làm việc/thường trú: ..................................................... ...........................

Số điện thoại:...................................................................................................

Ngày ....... tháng ........ năm ..........., tôi được .....(1).....cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

Do: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bị hư hỏng/mất.

Đề nghị quý cơ quan cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ.

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận huấn luyện.

Mẫu số PC25

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

BIÊN BẢN

Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Hồi ……….. giờ ……. phút, ngày … tháng …. năm ……. tại: …………

………………….………………………………………………..………………

Chúng tôi gồm:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Đã tiến hành kiểm định chất lượng, chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo văn bản đề nghị kiểm định ngày …… tháng ……năm …… của ……….(1)………..

I. PHƯƠNG THỨC KIỂM ĐỊNH:

1. Mẫu thử nghiệm:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu(2):

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

3. Kiểm định các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

II. THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

III. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH:

TT

Tên, số hiệu, quy cách phương tiện

Ký, mã hiệu

Đơn vị tính

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

TT

Nội dung kiểm định

Đối chiếu về thông số kỹ thuật kiểm định

Nhận xét đánh giá

Theo QCVN/TCVN/ quy định

Tài liệu kỹ thuật

Thực tế

IV. KẾT LUẬN:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Biên bản được hoàn thành vào hồi .... giờ …. phút ngày … tháng … năm ……. và được lập thành …….. bản.

NGƯỜI KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định;

(2) Hồ sơ, tài liệu gồm: văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định.

Mẫu số PC26

….(1)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/…

…, ngày…tháng…năm….

ĐỀ NGHỊ

.....(2) .....

Kính gửi: ......(3).....

Tên đơn vị đề nghị: .................................................. ......................................

Địa chỉ: ............................................................................................................

Điện thoại: ........................................ Email: ...................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ngày ...... tháng.... năm ..., cơ quan cấp:..................................................................

Họ tên người đại diện theo pháp luật: ......... .. ................................................

Chức vụ: ..........................................................................................................

Số CCCD/CMND/Hộ chiếu:..................... cấp ngày ....tháng... năm .......

Đề nghị Quý cơ quan ...................(2) ................... cho phương tiện/lô phương tiện ghi tại bảng thống kê kèm theo.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ....

…..(4)…..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định;

(2) Ghi “Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy” đối với trường hợp kiểm định kỹ thuật; ghi “Kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy” đối với trường hợp kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

(3) Cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Chức vụ của người ký.

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Văn bản đề nghị của ....... (1) .............ngày ..... tháng ....... năm ........)

TT

Tên, số hiệu, quy cách phương tiện

Ký, mã hiệu

Đơn vị

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Ghi chú

Mẫu số PC27

….(1)….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/…

…, ngày…tháng…năm….

ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: ……………….. (2)…………………

Căn cứ kết quả kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện/lô phương tiện tại ……(3)……. ngày .... tháng ….. năm ….. của …... (4) ……

Chúng tôi đề nghị ……………….. (2)………………………… cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho phương tiện/lô phương tiện tại bảng thống kê kèm theo.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: ………

………..(5)………
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy đề nghị kiểm định;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận kiểm định;

(3) Biên bản kiểm định (đối với trường hợp việc kiểm định do cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy trong nước thực hiện)/chứng nhận kết quả thử nghiệm, kiểm định (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định theo kết quả thử nghiệm, kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài);

(4) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc tên cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện thử nghiệm, kiểm định (trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định theo chứng nhận kết quả thử nghiệm, kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài);

(5) Chức vụ của người ký.

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Kèm theo Văn bản đề nghị ngày …. tháng.....năm…… của …………..(1)………..)

TT

Tên, số hiệu, quy cách của phương tiện

Ký, mã hiệu

Đơn vị

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Ghi chú

Mẫu số PC28

….(1)….
....(2)....

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Vào hồi ...... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm ...........tại: ..........................

Chúng tôi gồm:

1. Đại diện đơn vị kiểm định

- Ông/Bà: …………………………; Chức vụ: ...........................................

- Ông/Bà: ................................ …....; Chức vụ: ...........................................

2. Đại diện đơn vị đề nghị kiểm định:

- Ông/Bà: ......... .. .......................... ; Chức vụ: ..........................................

- Ông/Bà: ....................................... ; Chức vụ: ..........................................

Đã tiến hành kiểm đếm số lượng, lấy mẫu phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) để kiểm định (theo văn bản đề nghị ngày .... tháng....năm.....), bao gồm:

TT

Tên phương tiện PCCC

Ký, mã hiệu

Đơn vị tính

Số lượng đề nghị kiểm định

Ngày sản xuất /số lô
(nếu có)

Số lượng lấy mẫu

Ghi chú

1

2

1. Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN/QCVN/Quy định kỹ thuật/Phương pháp ngẫu nhiên bảo đảm mẫu là đại diện cho lô phương tiện PCCC đề nghị kiểm định.

2. Tình trạng mẫu:

- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định.

- Số lượng phương tiện còn lại được niêm phong toàn bộ (có xác nhận của đại diện đơn vị lấy mẫu và đơn vị đề nghị kiểm định).

3. Thời gian kết thúc lấy mẫu: Hồi..... giờ ... phút ngày.... tháng ….năm .......

Biên bản đã được các bên thông qua và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, được ký tên dưới đây.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
ĐỀ NGHỊ KIỂM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

ĐẠI DIỆN ....(2) ….
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm định.

Mẫu số PC29

….(1)….
....(2)....

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…./KĐ-PCCC

GIẤY CHỨNG NHẬN
KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Xét đề nghị của ................. (3) ............................ về việc cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại văn bản số ............, ngày ..... tháng ...... năm .........;

Căn cứ kết quả kiểm định về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện/ lô phương tiện tại biên bản kiểm định/kết quả kiểm định ngày … tháng … năm … của ........................... (4) …….......................

................................. (2) ...................................

CHỨNG NHẬN:

Phương tiện/lô phương tiện: …............. (5) .................. ghi tại trang ….... của .............................................. (6).......................................................................

…………………………………………………………………………………….

Tại thời điểm kiểm định, số phương tiện này có các thông số kỹ thuật phù hợp với các quy định về phòng cháy và chữa cháy và được phép sử dụng trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.


Nơi nhận:
- ............................;
- ............................;
- Lưu: ...................

............., ngày ..... tháng ..... năm .........
..................(7)...................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

BẢNG THỐNG KÊ

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐÃ ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH

(Kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định số ……., ngày …. tháng.....năm ……. của ……….(2)……)

TT

Tên, số hiệu, quy cách của phương tiện

Ký, mã hiệu

Đơn vị

Số lượng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Ghi chú

Ghi chú: Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hình Công an hiệu;

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên đơn vị cấp giấy chứng nhận kiểm định;

(3) Tên đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

(4) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc tên cơ quan, tổ chức nước ngoài thực hiện kiểm định (trường hợp đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định theo kết quả thử nghiệm, kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài);

(5) Phương tiện phòng cháy, chữa cháy đề nghị kiểm định;

(6) Tên và địa chỉ của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

(7) Chức vụ của người ký.

Mẫu số PC30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐỀ NGHỊ

..........(3)............... CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN

VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: ......................(1).......................

1. Họ và tên: ............................................................ Nam/Nữ: .....................

2. Sinh ngày ..... tháng ..... năm ............ Nơi sinh: ........................................

3. Quốc tịch: ..................................................................................................

4. Số CCCD/Hộ chiếu: ................., cấp ngày .....tháng..... năm.....

Nơi thường trú: ..............................................................................................

5. Nơi ở hiện nay: ..........................................................................................

6. Số điện thoại: .............................................................................................

7. Trình độ chuyên môn (ghi rõ ngành đào tạo): ...........................................

8. Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp: ............................................................

Đề nghị được ....................(3)...................... chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trong các lĩnh vực: ..............(2).........................

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung trên và cam kết hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo đúng nội dung ghi trong chứng chỉ được cấp và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

...............................................................(4)...................................................

...., ngày ..... tháng ..... năm .....
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan Công an;

(2) Ghi lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ: tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy;

(3) Ghi cụ thể yêu cầu cấp hoặc cấp đổi hoặc cấp lại;

(4) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: tôi ủy quyền cho:

...................................CCCD/Hộ chiếu: ..............................cấp ngày:............., thực hiện thủ tục.

Mẫu số PC31

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

1. Họ và tên: ...................................................................................................

2. Quá trình hoạt động chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy:

TT

Thời gian

Hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong cơ quan, tổ chức

Nội dung hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Tên cơ quan chủ đầu tư, địa điểm xây dựng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Kinh nghiệm tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;

1

2

II

Kinh nghiệm tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy

1

2

III

Kinh nghiệm tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy

1

2

IV

Kinh nghiệm tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

1

2

V

Kinh nghiệm thi công về phòng cháy và chữa cháy

1

2

Tôi xin cam đoan nội dung bản khai này là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

....., ngày.... tháng .... năm....
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

..., ngày.... tháng .... năm.....
NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Số thứ tự;

(2) Ghi rõ từ tháng, năm... đến tháng, năm...;

(3) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đã hoạt động;

(4) Ghi rõ tên công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, số văn bản, ngày cấp, đơn vị cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy tương ứng theo từng công trình và nội dung hoạt động phòng cháy và chữa (thiết kế hoặc thẩm định hoặc thi công hoặc giám sát về phòng cháy và chữa cháy); vai trò chủ trì hay tham gia).

Mẫu số PC32

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

TƯ VẤN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Trách nhiệm của người được cấp chứng chỉ:

1. Chỉ được nhận và thực hiện các hoạt động tư vấn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi của chứng chỉ này.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Không được cho người khác thuê, mượn hoặc sử dụng chứng chỉ này để hành nghề.

4. Không tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ.

5. Xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền./.

.......(3)........
...........(4).............

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TƯ VẤN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Ảnh 3x4cm

Số chứng chỉ: …………(6)…………..

 (…… ……….. .…(5)………………………..

…… ……………………………. ….. …….. )

Họ và tên: ………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ………………….

Số CCCD/Hộ chiếu: …………….

Trình độ chuyên môn: ……………………..

Nội dung hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy:

01

..........................................................

02

..........................................................

03

..........................................................

04

..........................................................

05

..........................................................

…….., ngày…… tháng …. năm …..
…………(2)………..
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú: Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A5; nền giấy mặt ngoài màu vàng nhạt; nền giấy mặt trong màu xanh nhạt, ở giữa có hình Công an hiệu;

(1) Ghi nội dung lĩnh vực hành nghề về phòng cháy và chữa cháy: tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy;

(2) Chức vụ của người ký;

(3) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(4) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Ghi nội dung: thay thế Chứng chỉ số …. do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ/Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh .. cấp ngày / / (Trong trường hợp Chứng chỉ được cấp đổi, cấp lại đối với mẫu Chứng chỉ hành nghề được cấp theo Nghị định số  136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 50/2024/NĐ-CP);

(6) Số Chứng chỉ lấy theo số lưu riêng, có cấu trúc: XXXX/YYYY/PCCC-ZZZ. Trong đó (XXXX) ghi số thứ tự theo từng năm bắt đầu từ số 0001; (YYYY) ghi năm cấp chứng chỉ; ZZZ - Quy ước ký hiệu viết tắt tên địa phương cấp theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ (ví dụ: 0001/2023/PCCC-AGN).

STT

Nơi cấp

Ký hiệu

STT

Nơi cấp

Ký hiệu

1

An Giang

ANG

33

Kon Tum

KOT

2

Bà Rịa - Vũng Tàu

BRV

34

Lai Châu

LAC

3

Bắc Giang

BAG

35

Lâm Đồng

LAD

4

Bắc Kạn

BAK

36

Lạng Sơn

LAS

5

Bạc Liêu

BAL

37

Lào Cai

LCA

6

Bắc Ninh

BAN

38

Long An

LOA

7

Bến Tre

BET

39

Nam Định

NAD

8

Bình Định

BID

40

Nghệ An

NGA

9

Bình Dương

BDG

41

Ninh Bình

NIB

10

Bình Phước

BIP

42

Ninh Thuận

NIT

11

Bình Thuận

BIT

43

Phú Thọ

PHT

12

Cà Mau

CAM

44

Phú Yên

PHY

13

Cao Bằng

CAB

45

Quảng Bình

QUB

14

Cần Thơ

CAT

46

Quảng Nam

QUN

15

Đà Nẵng

DNA

47

Quảng Ngãi

QNG

16

Đắk Lắk

DAL

48

Quảng Ninh

QNI

17

Đắk Nông

DAN

49

Quảng Trị

QTR

18

Điện Biên

DIB

50

Sóc Trăng

SOT

19

Đồng Nai

DON

51

Sơn La

SOL

20

Đồng Tháp

DOT

52

Tây Ninh

TAN

21

Gia Lai

GIL

53

Thái Bình

THB

22

Hà Giang

HAG

54

Thái Nguyên

THN

23

Hà Nam

HNA

55

Thanh Hóa

THH

24

Hà Nội

HAN

56

Thừa Thiên Huế

TTH

25

Hà Tĩnh

HAT

57

Tiền Giang

TIG

26

Hải Dương

HAD

58

TP. Hồ Chí Minh

HCM

27

Hải Phòng

HAP

59

Trà Vinh

TRV

28

Hậu Giang

HGI

60

Tuyên Quang

TUQ

29

Hòa Bình

HOB

61

Vĩnh Long

VIL

30

Hưng Yên

HUY

62

Vĩnh Phúc

VIP

31

Khánh Hòa

KHH

63

Yên Bái

YEB

32

Kiên Giang

KIG

Mẫu số PC33

..............(1)..............
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ ..............(7)............... GIẤY XÁC NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Kính gửi: ..................(2)..........................

...........................................................(1)..............................................................

Địa chỉ trụ sở chính ..........................................................................................

Địa điểm kinh doanh:.....................................(6)........................................

Điện thoại: ............................................Fax: ...................................................

.......................(3)....................số:............... cấp ngày ...... tháng ...... năm .......

Người đứng đầu/Người đại diện theo pháp luật là ông/bà: ...............................

Chức vụ: ..........................................................................................................

CCCD/Hộ chiếu: ..........................................cấp ngày:...........................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:......................................................................

Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó (nếu có): Số Giấy xác nhận.........., ngày cấp..........................., Cơ quan cấp...........................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét ..............(7)...............Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho: ..............(1)............... trong các lĩnh vực sau: ...........................(4).......................

Tôi cam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện theo quy định như đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xác nhận; đồng thời, có trách nhiệm thông báo kịp thời cho quý cơ quan biết về những thay đổi có liên quan đến điều kiện kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận.

...............................................................(8)..............................................

....., ngày ..... tháng ..... năm .......
..............(5)..............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(2) Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy xác nhận;

(3) Ghi tên một trong những loại văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp;

(4) Ghi rõ lĩnh vực hoạt động (tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy);

(5) Chức vụ của người đề nghị;

(6) Ghi cụ thể thông tin địa điểm hoạt động, địa điểm sản xuất, kinh doanh, phòng thử nghiệm;

(7) Ghi cụ thể yêu cầu cấp hoặc cấp đổi hoặc cấp lại;

(8) Đối với trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính ghi nội dung: .................(1).......... ủy quyền cho: ...................................CCCD/Hộ chiếu: .............. .................cấp ngày:............., thực hiện thủ tục ..............(7) ................. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Mẫu số PC34

………(1)………
……………(2)……………

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /GXN-PCCC

GIẤY XÁC NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở;

Xét đề nghị của: .............................(3).................................................

...................................................(2)...................................................

XÁC NHẬN:

...................................................(3)...................................................

.............(4).......... số: .................. cấp ngày ...... tháng ...... năm ............,

cơ quan cấp: ............................................................................................................

Trụ sở tại: ........................................................................................................

Người đứng đầu/Người đại diện theo pháp luật là: ......................................

Chức vụ: .........................................................................................................

CCCD/Hộ chiếu số: ........................, cơ quan cấp: ..............................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ...................................................................

Đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (theo danh mục kèm theo)./.


Nơi nhận:
- ........(3)...........
- ........................
- Lưu:...............

......, ngày ..... tháng ..... năm .......
..............(5)..............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ

ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Kèm theo Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy số .... /GXN-PCCC ngày .....tháng..... năm... của .......)

TT

Ngành, nghề được phép kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Mã ngành

Ghi chú

1

…..(6)….

2

3

4

.....................................................................(7)............................................................

Ghi chú: Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy in trên giấy khổ A4; khung viền kép, hai nét đều nhau, màu đỏ; nền giấy màu xanh nhạt, ở giữa có hình Công an hiệu.

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy xác nhận; (3) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(4) Ghi tên một trong các loại văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp;

(5) Chức vụ của người ký;

(6) Liệt kê các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy được phép kiểm định, địa điểm phòng thử nghiệm (đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy); các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp, địa điểm sản xuất, lắp ráp (đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy);

(7) Ghi nội dung: thay thế Giấy xác nhận số ……….. do Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ/Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh ….. cấp ngày  /  /  ) trong trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy được cấp đổi/cấp lại.

Mẫu số PC35

......(1)......
......(2)......

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..../CNHL…….

....., ngày ..... tháng ..... năm .....

CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ …(3)…

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy/Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháyLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ kết quả tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả/xác minh hồ sơ và xét đề nghị của ......(4).......

............................ (2) ............................

CHỨNG NHẬN:

....(5).... cá nhân đã được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ do/tại ….(6)….. tổ chức (có danh sách kèm theo).

Thời gian tập huấn từ ngày… đến ngày …


Nơi nhận:
- ............................;
- Lưu: ...................;

..................(7)...................
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên;

(2) Tên đơn vị cấp Chứng nhận huấn luyện;

(3) Nội dung huấn luyện (PCCC/CNCH);

(4) Tên đơn vị đề xuất tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả;

(5) Số lượng cá nhân tham gia tập huấn;

(6) Tên đơn vị hoặc địa điểm tổ chức tập huấn;

(7) Chức vụ của người ký.

DANH SÁCH

Cá nhân được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ

(Kèm theo Chứng nhận số: ……/……… ngày … /…/…. của….. (2)……)

TT

Họ và tên

Năm sinh

CMND/ CCCD/Hộ chiếu

Ngày cấp

Nơi làm việc/ nơi thường trú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Mẫu số PC36

………….(1)…………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Kính gửi: ………….(2)…………..

DANH SÁCH CÁ NHÂN CÓ VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN CHO CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Chức vụ

Số CCCD/HC

Số, ngày tháng quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động

Văn bằng, chứng chỉ

ĐT liên hệ

Số

Ngày cấp

Đơn vị cấp

Chuyên ngành/ nội dung đào tạo, bồi dưỡng/hành nghề

1

2

3

............., ngày ..... tháng ..... năm ..........
..............(3)..............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(2) Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy xác nhận;

(3) Chức vụ của người đề nghị.

Mẫu số PC37

………….(1)…………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Kính gửi: ………….(2)…………..

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

TT

Tên, số hiệu thiết bị, máy móc

Số lượng

Ký, mã hiệu

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

Ghi chú

I. Phương tiện, thiết bị phục vụ tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy

1

2

II. Phương tiện, thiết bị phục vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy

1

2

III. Phương tiện, thiết bị phục vụ tư vấn chuyển giao công nghệ; huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy

1

2

IV. Phương tiện, thiết bị phục vụ thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy

1

.....(3)......

2

V. Phương tiện, thiết bị phục vụ sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy

1

2

......, ngày ..... tháng ..... năm ........
..............(4)..............
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;

(2) Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy xác nhận;

(3) Ghi số giấy chứng nhận hiệu chuẩn, mã số phòng thí nghiệm đối với phương tiện thiết bị phục vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;

(4) Chức vụ của người đề nghị.

Mẫu số PC38

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

CÔNG AN TỈNH/THÀNH PHỐ…..

(1).....................................................

Số (20):......................

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA CƠ QUAN CÔNG AN

Loại hình sự cố, tai nạn: (2) .........................................................................

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Tính chất, đặc điểm của loại hình sự cố, tai nạn có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:(3)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

II. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình sự cố, tai nạn:(4)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN

I. Vị trí địa lý:(5)

SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ(6)

II. Giao thông và khả năng tiếp cận:(7)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

III. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:(8)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

IV. Dự kiến lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:(9)

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

V. Bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: (10)

TT

Đơn vị được huy động

Điện thoại

Số người được huy động

Số lượng, chủng loại

phương tiện được huy động

Ghi chú

1

2

Tổng số:

VI. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:

1. Nhiệm vụ của cơ quan Công an (11)

.............................................................................................................................

2. Nhiệm vụ của lực lượng khác: (12)

.............................................................................................................................

VII. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện (13)

C. DANH SÁCH ĐỊA ĐIỂM/VỊ TRÍ CÓ NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ, TAI NẠN CÙNG LOẠI HÌNH:

STT

Địa điểm/ Vị trí(14)

Đánh giá đặc điểm có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn(15)

Ghi chú

1

2

D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ: (16)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh lý

Người xây dựng phương án ký

Chỉ huy xây dựng phương án ký

1

2

Đ. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ: (17)

Ngày, tháng, năm

Nội dung, hình thức học, thực tập

Tình huống sự cố, tai nạn giả định

Số người, phương tiện tham gia

Nhận xét, đánh giá kết quả

....., ngày ....tháng....năm.....
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
..............
(19)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

....., ngày ....tháng....năm.....
CHỈ HUY ĐƠN VỊ
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

..............
(18).............
(Ký, ghi rõ họ tên)

...., ngày ....tháng....năm.....
NGƯỜI TRỰC TIẾP/CHỦ TRÌ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN

(1) Ghi “Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH” hoặc tên Công an cấp huyện xây dựng phương án.

(2) Loại hình sự cố, tai nạn ghi theo các nhóm tình huống:

- Sự cố, tai nạn sập đổ nhà, công trình;

- Sự cố, tai nạn thiết bị, máy móc;

- Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá; cây cối;

- Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình;

- Sự cố, tai nạn trên cao; dưới sâu;

- Sự cố, tai nạn trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

- Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;

- Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

- Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí.

(3) Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: ghi rõ đặc điểm của loại hình sự cố, tai nạn sập, trong đó nêu được đặc điểm kiến trúc, xây dựng (nếu có) và các yếu tố nguy hiểm của các loại hình sự cố, tai nạn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng con người; dự báo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm xảy ra nếu không kịp thời tổ chức cứu nạn, cứu hộ.

(4) Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ đối với loại hình, sự cố, tai nạn: căn cứ vào tính chất, đặc điểm của loại hình sự cố, tai nạn có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ nêu ở Mục (3) để đề ra chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ phù hợp, công tác tổ chức hướng dẫn thoát nạn, tổ chức cứu người, cứu và di chuyển phương tiện, tài sản; bảo đảm hậu cần; tổ chức thông tin liên lạc và thực hiện các hoạt động phục vụ cứu nạn, cứu hộ khác.

(5) Vị trí địa lý: ghi rõ vị trí, khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, cách trung tâm quận, huyện... bao nhiêu km; các công trình, đường phố.... tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

(6) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, hướng gió,... tiếp giáp xung quanh khu vực xảy ra sự cố, tai nạn; các yếu tố ảnh hưởng đến sự cố, tai nạn,.... Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(7) Giao thông và khả năng tiếp cận: ghi rõ các tuyến đường, những tác động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách từ cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đến nơi xảy ra sự cố, tai nạn; các tuyến đường bên trong và bên ngoài địa điểm, khu vực xảy ra sự cố, tai nạn mà các phương tiện cứu nạn, cứu hộ cơ giới hoạt động, tiếp cận được.

(8) Giả định tình huống sự cố, tai nạn: giả định tình huống sự cố, tai nạn có quy mô, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn, cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được, trong đó giả định cụ thể về thời gian, địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn (có thể vào ban đêm hoặc ngoài giờ làm việc, việc phát hiện và báo muộn); điểm xảy ra sự cố, tai nạn, nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn và nguyên nhân dẫn đến sự cố, tai nạn phát triển rộng, lớn; dự kiến khả năng phát triển của sự cố, tai nạn và những yếu tố ảnh hưởng tác động tới công tác cứu nạn, cứu hộ như khu vực nguy hiểm, sập đổ công trình, rò rỉ hóa chất độc hại…; dự kiến vị trí và số lượng người bị nạn trong khu vực sự cố, tai nạn.

(9) Dự kiến lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: trên cơ sở áp dụng chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống sự cố, tai nạn giả định, dự kiến số lượng lực lượng, phương tiện cần thiết để trực tiếp triển khai các hoạt động cứu nạn, cứu hộ (tổ chức trinh sát, cứu người, hướng dẫn thoát nạn; phá dỡ cấu kiện, cứu tài sản...) và lực lượng phục vụ cứu nạn, cứu hộ (bảo đảm an ninh, trật tự, giao thông, y tế, điện lực, phá dỡ, hậu cần...).

(10) Bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động: căn cứ kết quả dự kiến lực lượng, phương tiện ở Mục (9) để ghi vào bảng thống kê lực lượng, phương tiện của cơ quan Công an và các đơn vị của các cơ quan, tổ chức tại địa phương tham cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp lực lượng, phương tiện hiện có tại địa phương chưa đáp ứng đủ theo dự kiến ở Mục (9) thì ghi vào bảng thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động của Công an các địa phương được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ để đáp ứng đủ theo dự kiến đối với tình huống này.

(11) Nhiệm vụ của cơ quan Công an: nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của chỉ huy cứu nạn, cứu hộ trong việc tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ sự cố, tai nạn; tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ. Khi xác định sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, kéo dài, người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải kịp thời đề xuất người có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài địa phương tham gia cứu nạn, cứu hộ; đề xuất thành lập Ban Chỉ huy, Ban Tham mưu cứu nạn, cứu hộ, xác định thành phần và giao nhiệm vụ cụ thể của thành viên. Khi đến hiện trường phải tổ chức chỉ huy cứu nạn, cứu hộ theo quy định (tổ chức trinh sát để nắm vị trí và tình trạng người bị nạn, quy mô, diễn biến của sự cố, tai nạn; xác định khu vực cứu nạn, cứu hộ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tham gia; quyết định chiến thuật, kỹ thuật, phương pháp, biện pháp cứu nạn, cứu hộ và tổ chức theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình lực lượng, phương tiện hiện có); kịp thời thông tin phối hợp với các lực lượng khác tham gia (bảo đảm an ninh, trật tự, giao thông, y tế, điện lực, phá dỡ, hậu cần, thông tin liên lạc, chiếu sáng...). Trường hợp cứu nạn, cứu hộ lâu dài phải bố trí thay cán bộ, chiến sĩ, bổ sung nhiên liệu, trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ, thực phẩm... Khi kết thúc các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, tổ chức thu hồi lực lượng, phương tiện, tập hợp thông tin, thống kê phục vụ xây dựng báo cáo; phối hợp bảo vệ hiện trường.

(12) Nhiệm vụ của các lực lượng khác: ghi rõ nhiệm vụ cơ bản sẽ phân công cho các lực lượng được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ và thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ.

(13) Sơ đồ bố trí lực lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ: vẽ sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ theo từng giai đoạn, trong đó thể hiện hướng gió, hướng dòng chảy; các hạng mục công trình, đường giao thông, sông, hồ… giáp ranh; vị trí xảy ra sự cố, tai nạn; quy mô, diện tích khu vực sự cố, tai nạn; vị trí ban chỉ huy; hướng tấn công chính; trên sơ đồ thể hiện việc triển khai hoạt động của lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án này. Có bảng chú thích cụ thể phương tiện của các đơn vị, cơ quan tổ chức tham gia trên sơ đồ. Sơ đồ sử dụng khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.

(14) Địa điểm/vị trí: là địa chỉ cụ thể, nơi có tính chất, đặc điểm dễ xảy ra sự cố, tai nạn tương tự thuộc loại hình ghi tại Mục (2).

(15) Đánh giá đặc điểm có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn cùng loại hình: đánh giá sơ bộ đặc điểm của địa điểm/vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cứu nạn, cứu hộ như: độ sâu, diện tích mặt nước, hướng dòng chảy, các lối tiếp cận... (đối với sự cố, tai nạn dưới nước); chiều rộng tuyến đường, độ dốc... (đối với sự cố, tai nạn giao thông đường bộ)... và nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi xảy ra sự cố, tai nạn.

(16) Bổ sung, chỉnh lý phương án: nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ. Cán bộ được giao việc bổ sung, chỉnh lý phương án và người có thẩm quyền phê duyệt phương án xác nhận việc bổ sung, chỉnh lý phương án (ký, ghi rõ cấp bậc, họ và tên).

(17) Theo dõi học và thực tập phương án: sau mỗi lần tổ chức học, thực tập phương án phải ghi lại thông tin cơ bản về lần tập, thực tập phương án đó.

(18) Ghi chức vụ của chỉ huy đơn vị xây dựng phương án, ký, ghi rõ cấp bậc, họ và tên.

(19) Ghi chức vụ của người có thẩm quyền phê duyệt phương án, ký, ghi rõ cấp bậc, họ và tên.

(20) Số: do cơ quan Công an ghi theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát.

KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 50/2024/ND-CP

Hanoi, May 10, 2024

 

DECREE

ON AMENDMENTS TO DECREE NO. 136/2020/ND-CP DATED NOVEMBER 24, 2020 ON ELABORATION OF THE LAW ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING AND THE LAW ON AMENDMENTS TO LAW ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING AND DECREE NO. 83/2017/ND-CP DATED JULY 18, 2017 OF THE GOVERNMENT ON RESCUE OPERATIONS BY FIRE DEPARTMENTS

Pursuant to the Law on Government Organization of June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on People’s Public Security Force dated November 20, 2018; Law on amendments to the Law on People’s Public Security Force dated June 22, 2023;

Pursuant to the Law on Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001; Law on amendments to the Law on Fire Prevention and Fighting dated November 22, 2013;

At the request of the Minister of Public Security;

The Government promulgates a Decree on amendments to Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 on elaboration of Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001; Law on amendments to the Law on Fire Prevention and Fighting dated November 22, 2013 and Decree No. 83/2017/ND-CP dated July 18, 2017 of the Government on rescue operations by fire departments.

Article 1. Amendments to certain articles of Decree No. 136/2020/ND-CP dated November 24, 2020 on elaboration of Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001; Law on amendments to the Law on Fire Prevention and Fighting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The facilities the definition of which is provided for in Clause 3 Article 3 of the 2001 Law on Fire Prevention and Fighting, which is amended according to Clause 1 Article 1 of the 2013 Law on Amendments to Law on Fire Prevention and Fighting (hereinafter collectively referred to as “Law on Fire Prevention and Fighting”), regardless of whether they are operating, temporarily suspended, or permanently suspended, are subject to fire safety management.

A regulatory body or an organization may have one or more than one facility; multiple regulatory bodies and/or organizations may be located on the premises of one facility.”.

2. Amendment to clause 4 Article 5:

“4. Heads of the facility and the regulatory body/ies and/or organization(s) located on the premises thereof must ensure that the fire safety requirements in Clauses 1, 2 and 3 herein are satisfied before putting the facility to operation and throughout the facility's operation.

In case multiple regulatory bodies and/or organizations are located on the premises of one facility, the facility head shall take charge in managing and maintaining compliance with fire safety requirements in the whole facility.”.

3. Amendments to clause 2 Article 8:

“2. The motor vehicles subject to special fire safety requirements mentioned in section 19 in Appendix V enclosed herewith must comply with the following fire safety requirements and maintain such compliance:

a) The requirements in Clause 1 herein;

b) The firefighting authority has issued a certificate of design appraisal and design appraisal document (if any) and written approval of fire safety commissioning results issued by the police authority, excluding motor vehicles subject to special fire safety requirements manufactured or converted for military purpose by national defense facilities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Amendments to clause 9 Article 9:

“9. Licenses to transport goods posing fire and explosion hazards may be used across the country and shall remain valid for no more than 24 months for vehicles transporting goods posing fire and explosion hazards per a transport plan or agreement within the service life of the vehicles.”.

5. Amendments to Article 13:

a) Amendments to clause 1:

“1. Construction, renovation, or repurposing of projects and works and manufacturing or conversion of motor vehicles subject to special fire safety requirements from all sources of investment funds must comply with fire prevention and fighting regulations and standards. Construction design dossiers of projects, works and motor vehicles mentioned in Appendix V enclosed herewith shall be formulated by units eligible according to regulations and are subject to fire safety design appraisal.”.

b) Amendments to clause 3:

“3. Fire safety designs of the following subjects require appraisal:

a) Projects and works which are mentioned in Appendix V enclosed herewith and the construction, renovation or repurposing of which leads to one of the following cases: increasing the number of floors or expansion of fire compartment area; changing the type and location of fire escape stairs; reducing the number of exits of floors, fire compartments, or buildings; installing or replacing fire alarm system; installing or replacing firefighting system; changing the function of the project or work which leads to higher fire safety requirements for floors, fire compartments, and works;

b) Motor vehicles subject to special fire safety requirements which are mentioned in Section 19 of Appendix V enclosed herewith and the manufacturing or conversion of which affects one of the fire safety conditions provided for in Point c Clause 5 herein.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“4. Components of applications for fire safety design appraisal:

a) For application for appraisal of technical design or construction drawing design of a new project or work: Application for appraisal of fire safety design of investor (using Form No. PC06); construction investment guidelines as per legal regulations on investment, public investment, investment in the form of public-private partnership, or written proof of land use rights of projects or works; cost estimate for construction of work; technical designs or construction drawing design showing fire safety requirements mentioned in Article 11 of this Decree;

b) For application for appraisal of technical design or construction drawing design for renovation, repurposing or adjusted design of the project or work as prescribed in point b clause 1 Article 14 of this Decree; Application for appraisal of fire safety design of investor (using Form No. PC06); cost estimate for construction of the renovated or repurposed part of the work; technical designs or construction drawing design showing fire safety requirements mentioned in Article 11 of this Decree;

c) For application for appraisal of technical design of motor vehicle subject to special fire safety requirements: Application for appraisal of fire safety design of investor/vehicle owner (using Form No. PC06); estimated investment in vehicle; technical design showing fire safety requirements mentioned in Points b and c Clause 1 and Points b, c, d and e Clause 3 Article 8 herein;

d) Documents included in these applications shall be the authentic copy or certified true copy or photocopy submitted together with its authentic copy for comparison. The design description and drawing must be certified by the investor/vehicle owner (applicant).”.

d) Amendments to point b clause 5:

“b) For projects and works: compliance with applicable regulations on the following matters: roads for fire trucks, fire safety separation distance from surrounding works; fire resistance levels, fire and explosion hazard classes and purpose-based space division related to fire prevention and fighting; solutions for fire and fire spread prevention; escape solutions; smoke dispersion solutions; solutions for supply of power to fire prevention and fighting system and other technical systems relevant to fire prevention and fighting; fire alarm and firefighting systems; water supply for fire fighting; and firefighting and rescue equipment of works;”.

dd) Amendments to clause 11:

“11. Results of fire safety design appraisal:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For technical designs or construction drawing designs of renovation or repurposing of works, or adjusted designs, or conversion of motor vehicles subject to special fire safety requirements: police authorities shall approve of the fire safety design (using Form No.08) in writing and stamp the seal of fire safety design appraisal (made using Form No. PC08) on appraised descriptions and drawings and return these documents to applicants. Every applicant shall submit a file containing the photocopy or copy of the application bearing the seal of appraisal to the police authority carrying out the appraisal for retention purpose according to regulations before receiving the certificate of fire safety design appraisal unless the application is submitted online as prescribed in point b clause 6 of this Article;

b) If police authorities do not announce the results provided for herein, they shall provide a written explanation and return the applications to applicants within the time limit prescribed in Clause 10 herein;”.

e) Amendments to clause 12:

“12. Competence in fire safety design appraisal:

a) Police Department of Fire Prevention and Firefighting and Rescue has the power to appraise fire safety designs of projects and works specified in Appendix Va issued herewith;

b) Fire departments have the power to appraise fire safety designs of projects and works specified in Appendix Vb issued herewith in localities under their management, and cases authorized by Police Department of Fire Prevention and Firefighting and Rescue.”.

6) Amendments to clause 6, Article 14:

6. Responsibilities of police authorities:

a) Appraise the fire safety design in the technical design or construction drawing design of projects, works and motor vehicles subject to special fire safety requirements as prescribed in Appendix V enclosed herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Inspect fire safety during construction of works included in the list in Appendix V enclosed herewith.”.

7. Amendments to clause 4 Article 15:

“4. The applicant shall submit 01 application containing the documents mentioned in point d and point e clause 2 of this Article together with the report on results of construction, inspection, testing and commissioning of fire prevention and fighting system, equipment and solutions and an application for inspection of fire safety commissioning results (using Form No. PC11) to the police authority appraising the fire safety design in any of the following ways:

a) Directly at the single-window unit of the competent authority;

b) Online via the public service portal or administrative procedure processing system of the competent authority (documents included in state secret lists shall be submitted in compliance with regulations of laws on state secret protection); e-documents shall be submitted in compliance with Decree No. 45/2020/ND-CP dated April 8, 2020 of the Government;

c) By public postal service.”.

8. Amendments to Article 16:

a) Amendments to point c, point dd and supplementation of point e after point dd clause 2 of Article 16:

“c) Fire safety requirements applicable to construction works in their construction stages: regulations on fire prevention and fighting and fire escape signs; regulations on fire safety task assignment by the investor and construction unit intra vires; duties of personnel in charge of fire safety; use of power system, electrical equipment, spark-generating equipment, heat-generating equipment, fire sources and heat sources; and provision of emergency firefighting equipment appropriate to the characteristics of the work;”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Technical infrastructure related to fire prevention and fighting of urban areas, economic zones, industrial parks, industrial clusters, export processing zones, and high-tech zones specified in Article 10 and Article 31 hereof.”.

b) Amendments to point c and point dd clause 3:

a) Chairpersons of commune-level People’s Committees shall direct and inspect the heads of facilities’ compliance with fire safety requirements on an annual basis; and ad hoc inspection upon detection of any of the cases provided for in Points a and b Clause 1 Article 17 herein or a violation against fire safety regulations that can lead to fire or explosion or for the purpose of security and order preservation as per instructional documents of the competent authority for facilities included in the list in Appendix IV enclosed herewith under their management;

dd) Police authorities shall inspect the heads of facilities’ compliance with fire safety requirements on an annual basis; and ad hoc inspection upon detection of any of the cases provided for in Points a and b Clause 1 Article 17 herein or a violation against fire safety regulations that can lead to fire or explosion or for the purpose of security and order preservation as per instructional documents of the competent authority for facilities included in the list in Appendix III enclosed herewith under their management; and on an annual basis during the construction process for construction works included in the list in Appendix V enclosed herewith under their management.”.

c) Amendments to clause 4:

“4. Inspection of fire prevention and fighting service businesses

After a service business engaging in production and assembling of fire prevention and fighting equipment or technical fire prevention and fighting inspection consultancy is granted a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business, the competent police authority mentioned in Clause 12 Article 45 herein shall inspect the business on an annual or ad-hoc basis to determine the business’s compliance with conditions for fire prevention and fighting service business and maintenance of such compliance; or upon detection of sign of breaching or misuse of fire prevention and fighting operations to compromise security or disturb order, which requires handling at the request of the competent authority.”

d) Amendments to point b clause 5:

“b) For inspection of fire prevention and fighting service businesses per regulations in Clause 4 herein:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The competent bodies and individuals shall notify the specific reason for an ad hoc inspection to the inspected entity. When carrying out an ad hoc inspection, police officers must present a letter of introduction from their supervisory body;

Inspected entities must prepare for all notified inspected matters related to fire prevention and fighting service businesses, compliance with fire prevention and fighting service requirements as notified, and assign the competent or responsible person(s) to work with the bodies and individuals competent in carrying out the inspection.”.

9. Amendments point b, point c clause 1 and clause 8 Article 17 as follows:

a) Amendments to point b, point c clause 1:

“b) Failure to remedy a serious violation against fire prevention and fighting regulations after the competent authority has requested remedy in writing, including: Illegal production, storage, transport, and use of goods posing fire or explosion hazards; failure to provide a solution to prevent fire spread between fire compartments and rooms of industrial facilities classified as fire and explosion hazard levels A, B, and C; insufficient escape routes as prescribed;

c) Extremely serious violation against fire prevention and fighting regulations:

Putting a work, work item or motor vehicle subject to special fire safety requirements according to the list in Appendix V enclosed herewith into use without a certificate of design appraisal and design appraisal document or a written approval of fire safety commissioning results from the competent police authority following their failure to remedy a serious violation against fire prevention and fighting regulations after the competent authority has requested remedy in writing;”.

b) Amendments to clause 8:

“8. Competence in temporary suspension and suspension of operations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Heads of fire departments, heads of district-level police authorities have the power to issue decision to temporarily suspend or suspend a part or the whole operations of facilities, motor vehicles, households and individuals under their management intra vires, excluding national defense facilities operating for military purpose and motor vehicles subject to special fire safety requirements manufactured or converted for military purpose by national defense facilities;

c) Police officers have the power to temporarily suspend operations in the cases provided for in Point a Clause 1 herein and must report to their superiors, who have the power to issue the temporary suspension decision according to regulations in Point c herein, as soon as possible.”.

10. Amendments to clause 1 Article 18:

“Heads of fire departments, heads of district-level police authorities, Presidents of People’s Committee of communes have the power to resume the temporarily suspended or suspended operation as prescribed in clause 8 Article 17 hereof.”.

11. Amendments clause 3, clause 4 and point b clause 10 Article 19:

a) Amendments to clause 3:

“3. Responsibility for firefighting plan formulation and cooperation in firefighting plan formulation:

a) Chairpersons of commune-level People’s Committees, heads of facilities requiring fire management, and owners of motor vehicles subject to special fire safety requirements shall organize formulation of firefighting plans for residential areas, facilities and vehicles employing on-site forces and equipment under their management (using Form No. PC17);

b) Heads of fire departments, heads of district-level police authorities shall organize formulation of police authority firefighting plans for facilities mentioned in the list in Appendix II enclosed herewith and residential areas facing high fire and explosion risk in localities under their fire management (using Form No. PC18).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Amendments to clause 4:

“4. Application for approval of facility firefighting plan for facilities mentioned in Appendix III enclosed herewith:

a) Application for approval of facility firefighting plan (made using Form No. PC19);

b) The facility firefighting plan bearing the signature and seal of the person in charge of formulation (if any).”.

c) Amendments to point b clause 10:

“b) Police authorities shall organize drills of their firefighting plans according to the approved plan of the person competent to mobilize forces and means of regulatory bodies and organizations which are mobilized in the plan;".

12. Amendments to Article 33:

a) Amendments to clause 5:

“5. Application for certificate of training in fire prevention and fighting operations includes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For regulatory bodies, organizations and facilities requesting the police authority or a provider of training in fire prevention and fighting operations to provide training: an application for examination and issuance of the training certificate (made using Form No. PC22);

c) For individuals wishing to receive training and apply for the certificate of training in fire prevention and fighting operations: an application for training, examination and issuance of the training certificate (made using Form No. PC23).”.

b) Amendments to clause 12:

“12. Time limit for handling of procedures for issuance and reissuance of the certificate of training in fire prevention and fighting operations:

a) For providers of training in fire prevention and fighting operations requesting the police authority to issue the training certificate: within 05 working days starting from the date of receipt of a valid application, the police authority shall assess training results of trainees and issue certificates of training in fire prevention and fighting operations to trainees who passed the examination (form No. PC35). If the certificate is rejected, a written explanation shall be provided.

b) For regulatory bodies, organizations, facilities and individuals requesting the police authority to provide training and issue the training certificate:

Within 14 working days starting from the date of receipt of a valid application, the police authority shall provide the training and issue certificates of training in fire prevention and fighting operations to trainees who passed the examination (form No. PC35). If the certificate is rejected, a written explanation shall be provided.

If there are less than 20 registered trainees: the police authority shall gather trainees, notify them of the training time and location and assess training results.

c) The certificate of training in fire prevention and fighting operations shall be reissued within 05 working days starting from the date of receipt of a valid application. A written explanation must be provided for rejected applications.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“13. Power to provide training, assess the training results, and issue certificates of training in fire prevention and fighting operations:

a) Police Department of Fire Safety, Firefighting and Rescue shall provide training, assess the training results, and issue certificates of training in fire prevention and fighting operations for those who work for ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, facilities affiliated to corporations;

b) Fire departments, district-level police authorities shall provide training, assess the training results, and issue certificates of training in fire prevention and fighting operations for those who work for units and facilities and permanent residents in localities under their management;

c) The certificate of training in fire prevention and fighting operations is valid throughout the country.”.

13. Amendments to Article 38:

a) Amendments to point c clause 4:

“c) Inspect, test and assess quality of sample equipment.

The sample equipment used for inspection shall be randomly selected using the sampling method stipulated in the corresponding technical regulation or standard. In case there is no technical regulation or standard providing for inspection, testing and assessment of quality of sample of a type of fire prevention and fighting equipment, foreign or international regulations and standards applicable in Vietnam shall apply. Results of inspections performed by foreign authorities and organizations to consider issuance of the inspection certificate in accordance with regulations of the Ministry of Public Security;”.

b) Amendments to clause 5:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Application for issuance of the equipment inspection certificate based on the inspection results of the service bussiness engaging in technical fire prevention and fighting inspection consultancy includes:

an application for issuance of the equipment inspection certificate (made using Form No. PC27); inspection record by service businesses engaging in technical fire prevention and fighting inspection consultancy (hereinafter referred to as “inspection consultancy provider”) (form No. PC25); record of inspected equipment sampling (made using Form No. PC28); certificate of origin (if not connected to specialized databases); equipment quality certificate (if any); technical documents of the inspected equipment;

b) Application for issuance of the equipment inspection certificate based on the testing or inspection results of foreign agencies or organizations includes:

an application for issuance of the equipment inspection certificate (made using Form No. PC27); testing or inspection results of foreign agencies or organizations along with tested technical criteria; certificate of origin (if not connected to specialized databases); equipment quality certificate (if any); technical documents of the inspected equipment;

c) Documents included in these applications shall be the authentic copy or certified true copy or photocopy submitted together with its authentic copy for comparison. For applications in a foreign language, a Vietnamese translation must be provided and the applicant shall take responsibility for the content of the translation.”.

c) Amendments to clause 10:

“a) Within 05 working days starting from the date of receipt of an application valid according to regulations in Point c Clause 5 herein, the competent police authority shall consider and assess the inspection results and issue the equipment inspection certificate; and provide a written explanation for the applicant if not issuing the certificate;

b) Each piece of fire prevention and fighting equipment shall undergo inspection once before it is issued with the equipment inspection certificate (made using Form No. PC29) and affixed with an inspection stamp.

Within 03 working days starting from the date of issuance of the equipment inspection certificate, the applicant shall cooperate with the inspecting unit and the police authority in affixing the inspection stamp to the equipment according to the issued equipment inspection certificate; in case of issuing an equipment inspection certificate based on the inspection test results of a foreign agency or organization, the applicant shall cooperate with the police authority in affixing the inspection stamp to the equipment according to the issued equipment inspection certificate.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“11. Fire departments have the power to issue the equipment inspection certificate to the fire prevention and fighting equipment mentioned in Appendix VII enclosed herewith to applicants whose equipment samples are taken for inspection under their management.”.

dd) Supplementation of clause 12 after clause 11:

“12. Service businesses engaging in technical fire prevention and fighting inspection consultancy that have been confirmed to be eligible to provide fire prevention and fighting services may receive applications for inspection, sampling, technical inspection and make inspection records of fire prevention and fighting equipment (Form No. PC25) for types of fire prevention and fighting equipment that have been issued with inspection certificates as mentioned in the list specified in Appendix VII issued herewith (except for fire prevention and fighting equipment directly produced or imported by the facility). After having the inspection results, the inspected entity must be sent a written notice along with the inspection record so that they can apply to the competent police authority for issuance of a certificate of inspection of fire prevention and fighting equipment according to Clause 5 hereof.”.

14. Amendments to Article 41:

a) Amendments point a, point dd clause 3:

“a) For service businesses engaged in fire safety design consultancy, appraisal consultancy or supervision consultancy, they shall have equipment enabling fire safety design consultancy, appraisal consultancy or supervision consultancy;”.

“dd) For businesses engaging in production and assembling of fire prevention and fighting inspection equipment: they shall have business premises; and factories and equipment for production, assembling and testing of fire prevention and fighting equipment.”.

b) Amendments to clause 5:

“5. For service businesses engaging in technical fire prevention and fighting inspection consultancy, besides the conditions in Clauses 2 and 3 herein, each of these businesses must have at least 02 individuals who hold a relevant practitioner certificate in compliance with regulations in Point c Clause 3 Article 43 herein.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“9. Service businesses engaging in trade of fire prevention and fighting equipment shall adhere to regulations in Clauses 2 herein.”.

15. Amendments to point d clause 3 and clause 5 Article 43:

a) Amendments to point d of clause 3:

“d) Conditions for granting of practitioner certificate in fire safety supervision consultancy:

The applicant holds an intermediate professional education diploma or higher in fire prevention and fighting or intermediate professional education diploma or higher in a major suitable for their scope of consultancy and a certificate of completion of refresher course in fire prevention and fighting operations;

The applicant has supervised the construction of at least 03 projects and/or works issued with the written approval of fire safety commissioning results by police authorities;”.

b) Amendments to clause 5:

“5. Other majors that comply with regulations in Article 41 and this Article include the following academic disciplines: architecture and planning; construction; construction management (excluding construction economics); construction and architectural engineering technology; mechanical engineering technology; electrical, electronic and telecommunications engineering technology; oil and gas technology and extraction; mechanical engineering and engineering mechanics (excluding printing engineering); and electrical, electronic and telecommunications engineering (excluding biomedical engineering) according to regulations of the Ministry of Education and Training.”.

16. Amendments to Article 44:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“2. Application for replacement of a practitioner certificate in fire prevention and fighting consultancy upon addition to the applicant’s scope of consultancy includes the documents mentioned in Clause 1 herein.”.

b) Amendments to clause 4:

“4. Application for reissuance of a lost of damaged practitioner certificate in fire prevention and fighting consultancy includes the documents mentioned in Points a and d Clause 1 herein.”.

c) Amendments to clause 11:

“11. Fire departments has the power to issue, replace, and reissue practitioner certificates in fire prevention and fighting consultancy to permanent residents in localities under their management.”.

17. Amendments to Article 45:

a) Amendments to clause 1:

“1. Application for issuance of a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business includes:

a) An application for issuance of a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business (made using Form No. PC33);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Written proof of availability of facilities and equipment necessary for business operations: list of equipment for business operations (form No. PC37); certificate of laboratory quality and assessment of calibration of inspection equipment by the competent authority (for application for issuance of certificate of eligibility for technical fire prevention and fighting inspection consultancy).”.

b) Amendments to clause 2:

“2. Application for replacement of a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business upon change of head or legal representative includes the documents mentioned in Points a and b Clause 1 herein.”.

c) Amendments to clause 3:

“3. Application for replacement of a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business upon change of business location or change or addition to fire prevention and fighting service business lines includes the documents mentioned in Clause 1 herein.”.

d) Amendments to clause 4:

“4. Application for replacement of a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business upon change to the service business’s name includes the documents mentioned in Point a Clause 1 herein.”.

dd) Amendments to clause 5:

“5. Application for reissuance of a certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business upon loss of or damage to the certificate includes the documents mentioned in point a Clause 1 herein.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Police Department of Fire Prevention and Fighting and Rescue has the power to issue and reissue certificates of eligibility for fire prevention and fighting service business to providers of technical fire prevention and fighting inspection consultancy, production and assembling of fire prevention and fighting equipment;”.

18. Amendments to clause 2 Article 46:

“2. A service business will have its certificate of eligibility for fire prevention and fighting service business revoked when it fails to satisfy conditions for fire prevention and fighting service business after the certificate is issued. After revocation, the police authority shall notify the revocation to the enterprise registration authority or competent authority permitting the service business to operate in writing.”.

19. Amendments to clause 2 Article 47:

“2. Funding for fire prevention and fighting operations which is allocated from the state budget and collected from fire and explosion insurance as prescribed in point a, point b clause 1 Article 54 of the Law on Fire Prevention and Fighting shall be managed and used as prescribed by law on state budget and compulsory fire and explosion insurance.”.

20. Supplementation of Article 47a after Article 47:

“Article 47a. Management and use of financial resources from voluntary contributions and sponsorship from domestic and foreign agencies, organizations, and individuals

1. Financial sources voluntarily contributed by domestic agencies, organizations and individuals, foreign organizations and individuals to finance fire prevention and fighting activities must comply with Clause 1, Article 47 of this Decree.

If the sponsoring agency, organization or individual has an agreement or proposal on the intended use and spending level of funds allocated for fire prevention and fighting activities, the management and use thereof shall comply with that agreement or proposal and cannot contradict Clause 1, Article 47 and relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Financial resources in cash will be deposited into a dedicated account for the Ministry of Public Security at the State Treasury and will then be fully integrated into the state budget as per the law on state budget and relevant laws.

b) Financial resources in kind, after establishing public ownership, will be allocated to agencies and units with functions of fire prevention, fighting, rescue for management and use in accordance with the law on public asset management and relevant legal regulations. The establishment of public ownership is carried out in accordance with Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 5, 2018 of the Government and relevant legal provisions.

c) Information on voluntary contributions and sponsorship from domestic and foreign agencies, organizations and individuals is provided and published on the electronic information portal of the Ministry of Public Security and the Police Department of Fire Prevention, Fighting Police and Rescue as per the law, unless these agencies, organizations, and individuals have agreed not to disclose information.

d) Financial sources from mobilizing and receiving voluntary contributions to support overcoming difficulties caused by incidents shall comply with Decree No. 93/2021/ND-CP dated October 27 2021 of the Government.

3. The Ministry of Public Security shall, based on actual financial sources from voluntary contributions, sponsorships and practical requirements, decide spending levels for matters related to fire prevention and fighting activities specified in Clause 1, Article 47 hereof after reaching an agreement with the Ministry of Finance.

4. Ministry of Public Security shall manage and use financial resources from voluntary contributions and sponsorship as per the law on state budget and relevant laws.".

Article 2. Amendments to Decree No. 83/2017/ND-CP dated July 18, 2017 of the Government on rescue operations by fire departments

1. Amendments to Article 9:

“Article 9. Recue drills by police authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Heads of fire departments, heads of district-level police authorities shall organize formulation of police authority firefighting plans for potential incidents and accidents mentioned in clause 1 Article 5 of Decree No. 83/2017/ND-CP in localities under their fire management (using Form No. PC38) except for incidents and accidents occurring inside facilities in Appendix I issued with this Decree.

3. Rescue plans of police authorities are managed at police authorities that directly formulate them. Regulatory bodies and organizations whose forces and equipment are involved in the plan may copy and disseminate content related to their tasks.

4. Heads of fire departments, heads of district-level police authorities shall approve rescue plans of police authorities for scenarios of incidents and accidents in the localities under their management.

5. Police authorities shall organize drills of their rescue plans according to the approved plan of the person competent to mobilize forces and means of regulatory bodies and organizations which are mobilized in the plan.".

2. Amendments to Article 11:

a) Amendments to point c clause 2:

“c) Fire departments, district-level police authorities shall provide training courses in professional operation of rescue to the fire department forces under their management, the patrol forces, the internal response teams and other forces upon request.”.

b) Amendments to clause 5:

“5. Application for training, examination, and issuance of the certificate of training in rescue operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For agencies, organizations and facilities: an application for training, examination, and issuance of the training certificate (made using Form No. PC22);

b) For individuals: an application for training, examination and issuance of the training certificate (made using Form No. PC23).”.

Agencies, organizations, and individuals shall submit an application to the competent authority prescribed in point a of this clause according to one of the following methods:

Directly at the single-window unit of the competent authority;

Online via the public service portal or administrative procedure processing system of the competent authority (documents included in state secret lists shall be submitted in compliance with regulations of laws on state secret protection);

By public postal service.

c) Notification of processing results:

If the application is directly submitted at the single-window unit of the competent authority, the receiving official shall give the applicant an acknowledgement slip or a guide to supplement application and keep one copy thereof;

If the application is submitted online via the public service portal or administrative procedure processing system of the competent authority, the receiving official shall send an acknowledgement slip or a guide to supplement application to the applicant’s email or phone message;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Amendments to clause 6:

“6. Time limit for processing procedures for training, examination, issuance, reissuance of certificate of training in rescue operation:

a) Within 14 working days starting from the date of receipt of a valid application, the police authority shall provide training, assess training results of trainees and issue certificates of training in rescue operations to trainees who passed the examination (form No. PC35). If the certificate is rejected, a written explanation shall be provided;

b) The certificate of training in rescue operations shall be reissued within 05 working days starting from the date of receipt of a valid application. A written explanation must be provided for rejected applications.”.

d) Amendments to clause 7:

“7. Power to issue certificates of training in rescue operations:

a) Police Department of Fire Safety, Firefighting and Rescue shall issue certificates of training in rescue operations for those who work for ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, facilities affiliated to corporations;

b) Fire departments, district-level police authorities shall provide training, assess the training results, and issue certificates of training in rescue operations for those who work for units and facilities in localities under their management;

c) The certificate of training in rescue operations is valid throughout the country.”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“2. Police authorities shall, within the ambit of their tasks and powers and under this Decree, undertake periodic or ad-hoc inspections to verify if facilities under their management meet the requirements for safety on fire, explosion, incidents and accidents, and firefighting methods and plans with scenarios of incidents and accidents.”.

Article 3. Appendices issued together with this Decree

1. Appendix I: List of facilities subject to fire prevention and fighting management.

2. Appendix II: List of facilities at risk of fire and explosion.

3. Appendix III: List of facilities managed by police authorities.

4. Appendix IV: List of facilities managed by commune-level People's Committees.

5. Appendix V: List of projects, works, and motor vehicles subject to fire safety design appraisal.

6. Appendix Va: List of projects and works under the authority of fire safety design appraisal of Police Department of Fire Prevention and Fighting and Recuse.

7. Appendix Vb: List of projects, works, and motor vehicles under the authority of fire safety design appraisal of fire departments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Appendix VII: List of fire prevention and fighting equipment subject to inspection.

10. Appendix IX: Forms used in fire prevention and fighting and rescue.

Article 4. Amendments to certain phrases in Decree No. 136/2020/ND-CP

1. Add the phrase “ or fill out and send the acknowledgement slip to the applicant’s email or phone message” after the phrase “(form No. 03)” at point a Clause 4 Article 9, Point a Clause 7 Article 13, Point a Clause 5 Article 15, Point a Clause 6 Article 19, Point a Clause 9 Article 33, Point a Clause 7 Article 38, Point a Clause 7 Article 44, Point a Clause 8, Article 45.

2. Add the phrase “or fill out and send the guide to supplement the application to the applicant’s email or phone message” after the phrase “(form No. 04)” at Point b Clause 4 Article 9, Point b Clause 7 Article 13, Point b Clause 5 Article 15, Point b Clause 6 Article 19, Point b Clause 9 Article 33, Point a Clause 7 Article 38, Point b Clause 7 Article 44, Point b Clause 8 Article 45.

3. Add the phrase “administrative procedure processing system” after the phrase “public service portal” at Point b Clause 3, Point b Clause 5 Article 9, Point b Clause 6, Point b Clause 8 Article 13, Point b Clause 6 Article 15, Point b Clause 4, Point b Clause 5 Article 18, Point b Clause 5, Point b Clause 7 Article 19, Point b Clause 8, Point b Clause 10 Article 33, Point b Clause 6, Point b Clause 8 Article 38, Point b Clause 6, Point b Clause 8 Article 44, Point b Clause 7, Point b Clause 9 Article 45.

4. Replace the phrase “the firefighting authorities” with the phrase “police authorities” in the description of Article 14, the phrase "Decree No. 42/2020/ND-CP dated April 8, 2020 of the Government on the List of dangerous goods, transportation of dangerous goods by road motor vehicles and transportation of dangerous goods on inland waterways (hereinafter referred to as Decree No. 42/2020/ND- CP)” with the phrase “Decree No. 34/2024/ND-CP dated March 31, 2024 of the Government on the List of dangerous goods and transportation of dangerous goods by road motor vehicles and inland waterway vehicles (hereinafter referred to as Decree No. 34/2024/ND-CP)" in Clause 1, Article 9, the phrase "Decree No. 42/2020/ND-CP" with the phrase "Decree No. 34/2024/ND-CP” in Clause 10, Article 9.

5. Add the phrase "e-documents in compliance with the Decree No. 45/2020/ND-CP dated April 8, 2020 of the Government" at the end of point b, clause 3, Article 9, point b, clause 6 Article 13, Point b Clause 4 Article 18, Point b Clause 5 Article 19, Point b Clause 8 Article 33, Point b Clause 6 Article 38, Point b Clause 6 Article 44, Point b Clause 7 Article 45.

Article 5. Annulment of certain clauses and forms

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Annulment of point b, clause 2, clause 6, Article 9; Point a Clause 5, Clause 9, Point a, Point b, Point c Clause 10 Article 13; Clause 7, Article 15; Clause 6, Article 18; Clause 8, Article 19; Clause 6, Clause 11 Article 33; Clause 9, Article 38; Clause 3, Clause 9, Article 44; Clause 10, Article 45 of this Decree;

b) Annulment of Appendix I; Appendix II; Appendix III; Appendix IV; Appendix V; Appendix VI; Appendix VII; Appendix IX issued herewith;

c) Annulment of the phrase "notarized copy" in Clause 5, Article 44, Clause 6, Article 45;

d) Annulment of the phrase ““the service of an enterprise and individual or authorization as per the law” in Point c Clause 3 and Point c Clause 5 Article 9, Point c Clause 6 and Point c Clause 8 Article 13, Point c Clause 4 and Point c Clause 5 Article 18, Point c Clause 5 and Point c Clause 7 Article 19, Point c Clause 8 and Point c Clause 10 Article 33, Point c Clause 6 and Point c Clause 8 Article 38, Point c Clause 6 and Point c Clause 8 Article 44, Point c Clause 7 and Point c Clause 9 Article 45.

2. Annulment of certain points, articles, and forms in Decree No. 83/2017/ND-CP.

a) Annulment of point b, clause 2, Article 25; Article 43;

b) Annulment of Form No. 01, Form No. 02, Form No. 03, Form No. 04, Form No. 05 issued therewith.

Article 6. Entry into force

1. This Decree comes into force as of May 15, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Competent authorities that issued certificates of fire safety design appraisal to works or motor vehicles shall keep appraising the fire safety design and commissioning results of those works or motor vehicles. Projects or works that have received fire safety feedback on their basic design drawings and have not been issued with certificates of fire safety design appraisal shall have their fire safety design appraised by the competent authorities mentioned in point e clause 5 Article 1 hereof;

b) Projects or works in the list of Appendix V of Decree No. 136/2020/ND-CP that have received fire safety feedback on their basic design drawings or have been issued with certificates of fire safety design appraisal but not covered by Appendix V of this Decree, the construction investor shall organize the inspection of fire safety commissioning results and ensure the fire safety for the works;

c) Facilities whose operations are temporarily suspended or suspended as per Decree No. 136/2020/ND-CP of the Government but not subject to temporary suspension in this Decree may keep implementing Article 17, Article 18 Decree No. 136/2020/ND-CP of the Government;

d) In case of expiration, loss, or damage, an individual’s practitioner certificate in fire safety consultancy issued under Decree No. 79/2014/ND-CP can be issued by the provincial police authority; in case of supplementation of practicing scope, an individual’s practitioner certificate in fire safety consultancy issued Decree No. 136/2020/ND-CP can be replaced by the provincial police authority as prescribed;

dd) Any facility's firefighting plan, facility's rescue plan, police authority’s firefighting plan, or firefighting department’s rescue plan that has been developed and approved by the competent authority, continue to be used without the need for re-development or re-approval if there are no changes in the facility's fire, explosion, and toxic hazard characteristics or in the conditions affecting firefighting and rescue operations;

e) Any regulatory body, organization, or individual that has their application received under the following procedures of Decree No. 136/2020 /ND-CP and Decree No. 83/2017/ND-CP, before the effective date of this Decree, can continue following those previous regulations: issuance of licenses to transport goods posing fire and explosion hazards; design appraisal, inspection of fire safety commissioning results; firefighting plan approval; issuance of certificates of training in fire prevention and fighting operations; issuance of certificates of training in rescue operations; issuance of equipment inspection certificates; issuance of practitioner certificates in fire safety consultancy; certificates of eligibility for fire prevention and fighting service business;

g) When a certificate of training in fire prevention and fighting operations or certificate of training in rescue operations issued under Decree No. 136/2020/ND-CP and Decree No. 83/ 2017/ND-CP expires, it will be issued as per this Decree.

Article 7. Implementation

1. The Minister of Public Security shall guide, lead, and inspect the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

ON BEHALF OF PRIME MINISTER





Pham Minh Chinh

 

APPENDIX I

LIST OF FACILITIES SUBJECT TO FIRE PREVENTION AND FIGHTING MANAGEMENT
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024 of the Government)

1. Headquarters of regulatory bodies at all levels.

2. Apartment buildings; tenement houses, dormitories; mixed-use buildings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Hospitals; polyclinics, specialized clinics, facilities that provides care, rehabilitation, and orthopaedic, nursing homes, disease prevention centers, medical centers, other medical facilities established under the Law on Examination and Treatment.

5. Theaters, cinemas, circuses; convention centers; cultural houses; karaoke establishments, discotheques, bars, clubs; amusement parks, zoos, aquariums.

6. Markets; shopping centers, electronics stores; supermarkets; food and beverage establishments with a total business area of 100 m2 or more or a total volume of 500 m3 or more; establishments trading in flammable and explosive goods with a total business area of ​​50 m2 or more or a total volume of business buildings of 200 m3 or more.

7. Hotels, guesthouses, motels; other accommodation establishments established under the Law on Tourism; boarding houses.

8. Buildings used as office headquarters for enterprises, political and social organizations.

9. Museums, libraries; exhibition halls; galleries, archives, bookstores, fair houses; religious establishments.

10. Buildings of postal service points, postal facilities, telecommunications facilities; data storage and management centers; radio and television facilities; publishing and printing facilities.

11. Stadiums; sports halls; indoor sports centers; fitness and sports centers; racetracks, shooting ranges; other sports facilities established under the Law on Physical Training and Sports.

12. Airports; air traffic control towers; seaports; hangars, dry ports; inland waterways ports; bus terminals; rest stops; cable car stations for passenger transport; subways; motor vehicle registration facilities; businesses engaging in trading, repair and maintenance of motor vehicles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. Road tunnels and railway tunnels with a length of 500 meters or more.

15. Nuclear facilities; facilities for production, trade, storage, and use of industrial explosives and explosive precursor substances; warehouses for industrial explosives and explosive precursors; ports for export and import of industrial explosives and explosive precursors; warehouses for weapons and support tools.

16. Facilities for exploitation, processing, production, transportation, trade, and storage of petroleum and petroleum products, natural gas on land; oil and petroleum product depots, gas depots; ports for export and import of petroleum and petroleum and gas products; oil and gas retailers, flammable liquid retail stores; gas retail stores.

17. Industrial establishments with fire and explosion hazard classes A, B, C, D, E.

18. Power plants; substations with voltage of 110 kV or higher.

19. Tunnels for production, storage, and use of flammable and explosive substances; national reserve warehouses; warehouses for flammable goods and materials; storage areas for flammable goods, materials, and scrap with an area of 500 m2 or more.

20. Other establishments not included in the list from items 1 to 19 that have an internal gasoline filling station or use a central gas supply system with a total gas consumption of 70 kg or more.

21. Mixed-use buildings for dwelling and production and trade of flammable and explosive goods with a floor area for business purposes of 50 m2 or more.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



LIST OF FACILITIES WITH FIRE AND EXPLOSION HAZARDS
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024 of the Government)

1. Head offices of regulatory bodies at all levels that have 10 floors or more or have a total volume of office buildings of 25,000 m3 or more.

2. Apartment buildings, tenement houses, dormitories with 7 floors or more or with a total volume of 10,000 m3 or more; mixed-use buildings with 5 floors or more, or a total volume of 5,000 m3 or more.

3. Nursery schools, kindergartens, preschools with 350 children or more or a total volume of school buildings and service buildings of 5,000 m3 or more; elementary schools, lower secondary schools, upper secondary schools, secondary schools with a total volume of school buildings and service buildings of 5,000 m3 or more; colleges, universities, academies, professional secondary schools, vocational schools, continuing education institutions with 7 floors or more or a total volume of school buildings and service buildings of 10,000 m3 or more; other educational institutions established under the Law on Education with a total volume of 5,000 m3 or more.

4. Hospitals with 250 beds or more; polyclinics, specialized clinics, facilities that provides care, rehabilitation, and orthopaedic, nursing homes, disease prevention centers, medical centers, other medical facilities established under the Law on Examination and Treatment with 5 floors or more or a total volume of 5,000 m3 or more.

5. Theaters, cinemas, circuses with 600 seats or more; convention centers, cultural houses with 5 floors or more or their total volume of 10,000 m3 or more; karaoke establishments, discotheques, bars, clubs with 5 floors or more or a total volume of business buildings of 5,000 m3 or more; amusement parks, zoos, aquariums with a volume of 5,000 m3 or more.

6. Grade 1 markets, grade 2 markets; shopping centers, electronics stores; supermarkets; food and beverage establishments, businesses trading in flammable and explosive goods with a total business area of 500 m2 or more or a total volume of business buildings of 5,000 m3 or more.

7. Hotels, guesthouses, motels, and other accommodation establishments established under the Law on Tourism, boarding houses with 7 floors or more or a total volume of accommodation buildings of 10,000 m3 or more.

8. Buildings used as headquarters and offices for enterprises, political and social organizations with 7 floors or more or a volume of 10,000 m3 or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Buildings of postal service points, postal facilities, telecommunications facilities with 5 floors or more or a total volume of buildings of 10,000 m3 or more; data storage and management centers, radio and television facilities, publishing and printing facilities with a total volume of buildings of 5,000 m3 or more.

11. Stadiums with a capacity of 40,000 seats or more; sports halls and indoor sports centers with a capacity of 500 seats or more; fitness and sports centers, racetracks, and shooting ranges with a total volume of sports facilities of 10,000 m3 or more or a capacity of 5,000 seats or more; other sports facilities established under the Law on Physical Training and Sports with a volume of 5,000 m3 or more.

12. Airports; air traffic control towers; seaports; dry ports; inland waterway ports of category I and II; bus terminals of category I and II; rest stops of category I; railway stations of category I and II; cable car stations for passenger transport with a volume of 5,000 m3 or more; subways; motor vehicle registration facilities; businesses engaging in trading, repair and maintenance of motor vehicles with a business area of 500 m2 or more or a total volume of buildings of 5,000 m3 or more.

13. Garages with a capacity of 50 or more cars.

14. Nuclear facilities; facilities for production, trade, storage, and use of industrial explosives and explosive precursor substances; warehouses for industrial explosives and explosive precursors; ports for export and import of industrial explosives and explosive precursors; warehouses for weapons and support tools.

15. Facilities for exploitation, processing, production, transportation, trade, and storage of petroleum and petroleum products, natural gas on land; oil and petroleum product depots, gas depots; ports for export and import of petroleum and petroleum and gas products; oil and gas retailers, flammable liquid retail stores; gas retail stores with a total gas storage volume of 200 kg or more.

16. Industrial establishments with fire and explosion hazard classes A and B with a total volume of buildings with production technology lines of 5,000 m3 or more; fire and explosion hazard class C with a total volume of buildings with production technology lines of 10,000 m3 or more; fire and explosion hazard classes D and E with a total volume of buildings with production technology lines of 15,000 m3 or more.

17. Power plants; substations with voltage of 110 kV or higher.

18. Tunnels for production, storage, and use of flammable and explosive substances; national reserve warehouses; warehouses for flammable goods and materials with a total volume of 5,000 m3 or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



APPENDIX III

LIST OF FACILITIES MANAGED BY POLICE AUTHORITIES
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024 of the Government)

1. Headquarters of regulatory bodies at district level or higher.

2. Apartment buildings with 5 floors or more or a total volume of 5,000 m3 or more; tenement houses, dormitories with 5 floors or more or with a total volume of 2,500 m3 or more; mixed-use buildings with 5 floors or more, or a total volume of 1,500 m3 or more.

3. Nursery schools, kindergartens, preschools with 100 children or more or a total volume of school buildings and service buildings of 1,000 m3 or more; elementary schools, lower secondary schools with a total volume of school buildings and service buildings of 2,000 m3 or more; upper secondary schools, secondary schools, colleges, universities, academies; professional secondary schools, vocational schools, continuing education institutions; other educational institutions established under the Law on Education with a total volume of 1,000 m3 or more.

4. Hospitals; polyclinics, specialized clinics, facilities that provides care, rehabilitation, and orthopaedic, nursing homes, disease prevention centers, medical centers, other medical facilities established under the Law on Examination and Treatment with 3 floors or more or a total volume of 1,000 m3 or more.

5. Theaters, cinemas, circuses with 600 seats or more; convention centers, cultural houses with 3 floors or more or their total volume of 1,500 m3 or more; karaoke establishments, discotheques, bars, clubs with 3 floors or more or a total volume of business buildings of 1,000 m3 or more; amusement parks, zoos, aquariums with a volume of 1,500 m3 or more.

6. Grade 1 markets, grade 2 markets; shopping centers, electronics stores; supermarkets; food and beverage establishments, businesses trading in flammable and explosive goods with a total business area of 300 m2 or more or a total volume of business buildings of 1,000 m3 or more.

7. Hotels, guesthouses, motels, and other accommodation establishments established under the Law on Tourism, boarding houses with 5 floors or more or a total volume of accommodation buildings of 2.500 m3 or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Museums, libraries, exhibition halls, display halls, archives, bookstores, fair houses with a volume of 1,500 m3 or more; religious facilities with a volume of 5,000 m3 or more.

10. Buildings of postal service points, postal facilities, telecommunications facilities with 3 floors or more or a total volume of buildings of 1.500 m3 or more; data storage and management centers, radio and television facilities, publishing and printing facilities with a total volume of buildings of 1,000 m3 or more.

11. Stadiums; sports halls; indoor sports centers; fitness and sports centers; racetracks, shooting ranges; other sports facilities established under the Law on Physical Training and Sports with a total volume of buildings of 1,000 m3 or more.

12. Airports; air traffic control towers; hangars; seaports; dry ports; inland waterway ports of category I and II; bus terminals of category I and II; rest stops of category I; railway stations of category I, II, III; cable car stations for passenger transport; subways; motor vehicle registration facilities; businesses engaging in trading, repair and maintenance of motor vehicles with a business area of 300 m2 or more or a total volume of buildings of 1,500 m3 or more.

13. Garages with a capacity of 10 or more cars.

14. Road tunnels and railway tunnels with a length of 500 meters or more.

15. Nuclear facilities; facilities for production, trade, storage, and use of industrial explosives and explosive precursor substances; warehouses for industrial explosives and explosive precursors; ports for export and import of industrial explosives and explosive precursors; warehouses for weapons and support tools.

16. Facilities for exploitation, processing, production, transportation, trade, and storage of petroleum and petroleum products, natural gas on land; oil and petroleum product depots, gas depots; ports for export and import of petroleum and petroleum and gas products; oil and gas retailers, flammable liquid retail stores; gas retail stores with a total gas storage volume of 150 kg or more.

17. Industrial establishments with fire and explosion hazard classes A and B; fire and explosion hazard class C with a total volume of buildings with production technology lines of 2,500 m3 or more; fire and explosion hazard classes D and E with a total volume of buildings with production technology lines of 5,000 m3 or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19. Tunnels for production, storage, and use of flammable and explosive substances; national reserve warehouses; warehouses for flammable goods and materials with a total volume of 1,500 m3 or more; storage areas for flammable goods, materials, and scrap with an area of 1,000 m2 or more.

20. Other establishments not included in the list from items 1 to 19 that have an internal gasoline filling station or use a central gas supply system with a total gas consumption of 70 kg or more.

21. Mixed-use buildings for dwelling and production and trade of flammable and explosive goods with a floor area for business purposes of 300 m2 or more.

 

APPENDIX IV

LIST OF FACILITIES MANAGED BY COMMUNE-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024 of the Government)

1. Headquarters of commune-level regulatory bodies.

2. Apartment buildings with less than 5 floors and a total volume of less than 5,000 m3; tenement houses, dormitories with less than 5 floors and a total volume of less than 2,500 m3; mixed-use buildings with less than 5 floors and a total volume of less than 1,500 m3.

3. Nursery schools, kindergartens, and preschools with less than 100 children and a total volume of school buildings and service buildings of less than 1,000 m3; elementary schools, lower secondary schools with a total volume of school buildings and service buildings of less than 2,000 m3; other educational institutions established under the Law on Education with a total volume of school buildings and service buildings of less than 1,000 m3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Convention centers, cultural houses with less than 3 floors or their total volume of less than 1,500 m3; karaoke establishments, discotheques, bars, clubs with less than 3 floors or a total volume of business buildings of less than 1,000 m3; amusement parks, zoos, aquariums with a volume of less than 1,500 m3.

6. Grade 3 markets; shopping centers, electronics stores; supermarkets; food and beverage establishments, businesses trading in flammable and explosive goods with a total business area of less than 300 m2 or a total volume of business buildings of less than 1,000 m3.

7. Hotels, guesthouses, motels, and other accommodation establishments established under the Law on Tourism, boarding houses with less than 5 floors or a total volume of accommodation buildings of less than 2.500 m3.

8. Buildings used as headquarters and offices for enterprises, political and social organizations with less than 5 floors or a volume of less than 1.500 m3.

9. Museums, libraries, exhibition halls, display halls, archives, bookstores, fair houses with a volume of less than 1,500 m3; religious facilities with a volume of less than 5,000 m3.

10. Buildings of postal service points, postal facilities, telecommunications facilities with less than 3 floors or a total volume of buildings of less than 1.500 m3 ; data storage and management centers, radio and television facilities, publishing and printing facilities with a total volume of buildings of less than 1,000 m3.

11. Sports facilities established under the Law on Physical Training and Sports with a volume of less than 1,500 m3.

12. Businesses for the trading, repair, and maintenance of motor vehicles with a business area of less than 300 m2 and a total volume of buildings of less than 1,500 m3.

13. Garages with capacity of less than 10 cars; parking lots established as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15. Industrial establishments with fire and explosion hazard class C with a total volume of buildings with production technology lines of less than 2,500 m3; fire and explosion hazard classes D and E with a total volume of buildings with production technology lines of less than 5,000 m3.

16. Warehouses for flammable goods and materials with a total volume of less than 1,500 m3; storage areas for flammable goods, materials, and scrap with an area of less than 1,000 m2.

17. Mixed-use buildings for dwelling and production and trade of flammable and explosive goods with a floor area for business purposes of less than 300 m2.

 

APPENDIX V

LIST OF PROJECTS, WORKS, AND MOTOR VEHICLES SUBJECT TO FIRE SAFETY DESIGN APPRAISAL
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024, of the Government)

1. Office buildings of regulatory bodies with 7 floors or more or a total volume of 5.000 m3 or more.

2. Office buildings of enterprises, political and social organizations, apartment buildings, tenement houses, dormitories, mixed-use buildings, hotels, guesthouses, motels with 7 floors or more or a volume of 5,000 m3 or more.

3. Buildings of post offices, telecommunications facilities, data storage and management centers, radio and television facilities with 5 floors or more or a volume of 5,000 m3 or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Hospitals with 3 floors or more or a volume of 3,000 m3 or more; polyclinics, specialized clinics, facilities that provides care, rehabilitation, and orthopaedic, nursing homes, disease prevention centers, medical centers, other medical facilities with 5 floors or more or a total volume of 3,000 m3 or more.

6. Theaters, cinemas, circuses with 300 seats or more; convention centers, cultural houses with 5 or more floors or their total volume of 5,000 m3 or more; karaoke establishments, discotheques, bars, clubs with 3 floors or more or a total volume of business buildings of 1,500 m3 or more.

7. Markets, shopping centers, supermarkets, restaurants with a volume of 3,000 m3 or more.

8. Museums, libraries; exhibition halls; galleries, archives, bookstores, fair houses with a volume of 5.000 m3 or more.

9. Stadiums with a capacity of 5,000 seats or more; sports halls, indoor sports centers, fitness and sports centers with a capacity of 5,000 seats or more or a volume of 5,000 m3 or more.

10. Airports, subways; seaports; dry ports; inland waterway ports; bus stations, railway stations, cable car stations for passenger transport, rest stops with a volume of 5,000 m3 or more.

11. Indoor car garages with a volume of 3,000 m3 or more.

12. Road tunnels and railway tunnels with a length of 1,000 meters or more.

13. Nuclear facilities; facilities for production, trade, storage, and use of industrial explosives and explosive precursor substances; warehouses for industrial explosives and explosive precursors; ports for export and import of industrial explosives and explosive precursors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15. Industrial establishments with fire and explosion hazard classes A and B with a total volume of buildings of 5,000 m3 or more; fire and explosion hazard class C with a total volume of buildings of 10,000 m3 or more; fire and explosion hazard classes D and E with a total volume of buildings of 15,000 m3 or more.

16. Power plants; substations with voltage of 110 kV or higher.

17. Tunnels for production, storage, and use of flammable and explosive substances with a total volume of 1,000 m3 or more; storage areas for flammable goods, materials with an area of 5,000 m3 or more.

18. Technical infrastructure works related to fire prevention and suppression of urban areas, economic zones, industrial zones, industrial clusters, export processing zones, and high-tech zones under the approval authority of district level or higher.

19. Motor vehicles subject to special fire safety requirements: railway vehicles, watercraft with a length of 20 m or more for passenger transport, transportation of gasoline, oil, flammable liquids, flammable gases, explosives, and chemicals wit fire and explosion hazards.

 

APPENDIX Va

LIST OF PROJECTS AND WORKS UNDER THE AUTHORITY OF FIRE SAFETY DESIGN APPRAISAL OF POLICE DEPARTMENT OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING AND RECUSE
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024, of the Government)

1. Buildings with a height of over 150 meters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Projects of national importance; the National Assembly Building, the President's Palace, the Government Headquarters, the Central Communist Party Headquarters; office buildings of central-level public security agencies.

4. Projects, regardless of the source of investment capital, which meet the criteria for classifying projects into Group A according to the regulations on public investment (except for projects invested in construction using the state budget with the province as the investor) and have works falling into one of the following cases:

a) Shopping centers with a total floor area of over 30,000 m2.

b) Buildings with 25 floors or more: office buildings of businesses, political and social organizations, apartment buildings, tenement houses, dormitories, mixed-use buildings, hotels, guesthouses, motels, buildings of post offices, telecommunications facilities, data storage and management centers, radio and television facilities.

c) Airports, subways.

d) Nuclear facilities; facilities for production of industrial explosives and explosive precursors.

dd) Oil refineries; gas processing plants; biofuel plants with a total capacity of over 500,000 tonnes of products/year; oil and gas depots with a total storage capacity of over 100,000 m3; liquefied gas storage depots with a total storage capacity of over 100,000 m3.

e) Iron and steel complexes with blast furnace capacity of over 1,000 m3; cash-printing factories; automobile manufacturing and assembly plants with a total output of over 10,000 vehicles/year; motorcycle manufacturing and assembly plants with a total output of over 500,000 vehicles/year; factories producing basic chemicals, hazardous and toxic chemicals, inorganic and organic chemicals, other industrial chemicals with a total output of 10,000 tonnes/year or more; factories producing, filling and storing petrochemical products with a total output of 50,000 tonnes/year or more; chemical battery factories with a total output of over 250 million cells/year; factories for production and recycling batteries with a total output of over 300,000 KWh/year; factories producing tires and tires for cars, tractors with a total output of over 1 million tires/year; paint factories with a total output of over 100,000 tonnes/year; pulp and paper factories with a total output of over 100,000 tonnes of products/year; cigarette factories with a total output of over 200 million packs of cigarettes/year; electronics (electro-refrigeration) manufacturing/assembly plants with a total output of over 300,000 products/year; factories manufacturing information and electronics components and spare parts with a total output of over 400 million products/year).

g) Thermal power plants with a total capacity of 600 MW or more; hydropower plants with a total capacity of over 1,000 MW; waste-to-energy plants with a total capacity of over 70 MW; substations with voltage of 500 kV or more.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX Vb

LIST OF PROJECTS, WORKS, MOTOR VEHICLES UNDER THE AUTHORITY OF FIRE SAFETY DESIGN APPRAISAL OF FIRE DEPARTMENTS
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024, of the Government)

1. Motor vehicles subject to special fire safety requirements within their management areas except for motor vehicles subject to fire safety requirements manufactured or converted for military purpose by national defense facilities.

2. Projects and construction works within their management areas included in Appendix V, except for national defense facilities operating for military purposes and projects and works specified in Appendix Va.

3. Projects and works within their management areas listed in Appendix Va when renovating or repurposing to fall under the cases specified in point b of Clause 5 of this Decree.

 

APPENDIX VI

LIST OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING EQUIPMENT
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024 of the Government)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Fire trucks: fire trucks with water tanks, fire trucks without water tanks, airport fire trucks, forest fire trucks, chemical fire trucks (powder, foam, gas), tunnel fire trucks, railway fire trucks, amphibious fire trucks;

b) Specialized vehicles for firefighting: ladder trucks; bucket trucks; command trucks; command information center trucks; fire scene investigation trucks; firefighting lighting trucks; pumping station trucks; water trucks; vehicle transport trucks; troop transport trucks; chemical transport trucks; ambulance and rescue trucks; smoke extraction trucks; repair and maintenance trucks; logistics vehicles; cranes; chemical, biological and nuclear hazardous waste handling vehicles; fire extinguishing gas supply trucks; vehicles transporting and recharging fire extinguishers; fire hose trucks; refueling trucks; ambulances; firefighting motorcycles;

c) Firefighting aircraft; firefighting ships; firefighting boats; firefighting speed boats; other motorized firefighting floating structures;

d) Mobile firefighting pumps;

dd) Other motorized vehicles: clean air filling machines; cutting, sawing, drilling, punching, hammering, hoisting, towing, ballasting, jacking, lifting equipment (using engines), vegetation processing equipment (vegetation cutters, lawn mowers); smoke blowers; smoke exhaust fans; generators; blowers; engine-powered shoulder-worn fire extinguishers.

2. Common fire-fighting equipment

a) Fire hoses and suction hoses;

b) Fire sprinkler nozzles;

c) Fire couplings, three-way and two-way couplings, ejectors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Fire ladders;

f) Fire extinguishers of all types: powder, foam, gas, water based.

3. Fire extinguishing agents of all kinds: water-based fire extinguishing chemicals, fire extinguishing powder, fire extinguishing gas, fire extinguishing foam.

4. Fire alarm system equipment: fire alarm control panels, fire detectors of all types, early fire warning devices, modules of all types, fire bells, fire alarm lights, fire alarm buttons, fire alarm buttons, fire alarm sound and evacuation guidance systems.

5. Firefighting system equipment (gas, aerosol, water, powder, foam): fire pumps, jockey pumps; fire control cabinets; bells, sirens, lights, fire extinguishing agent discharge signs; alarm valves, overflow valves, monitoring valves, zone selection valves, pressure switches, flow switches; on-metallic pipes used in automatic fire sprinkler systems, flexible hoses used for fire sprinklers; fire hydrant outlets, fire nozzles of all types; cylinders, containers for gases, aerosols, powders, and fire-fighting foams of all kinds.

6. Emergency exit signs, emergency lights.

7. Personal protective clothing and equipment

a) Firefighting pants, shirts, hats, boots, gloves, shoes, belts, glasses, masks; heat-resistant pants, shirts, hats, boots; electrical insulating boots, gloves; personal lighting devices;

b) Gas masks; isolation respirators; personal breathing apparatus for firefighting, rescue.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Rudimentary demolition tools and equipment: pliers, saws, hammers, axes, hoes, shovels, crowbars, multipurpose demolition tools, sickles, machetes, rakes, fire fighting brooms.

10. Equipment and tools for communication, firefighting command, and rescue

a) Command desks, command tents, command flags, firefighting and rescue command tapes;

b) Wired communication systems;

c) Wireless communication systems, monitoring devices for command of forest fires, airborne, handheld GPS.

 

APPENDIX VII

LIST OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING EQUIPMENT SUBJECT TO INSPECTION
(Issued together with Decree No. 50/2024/ND-CP dated May 10, 2024 of the Government)

1. Fire pumps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. water-based fire extinguishing agents, fire extinguishing foams, fire extinguishing powder.

4. Fire alarm devices: fire alarm control panels, fire detectors of all types, fire bells, fire alarm lights, fire alarm buttons.

5. Equipment of firefighting extinguishing system (gas, aerosol, water, water-based or foam-based or powder-based firefighting agents): automatic gas fire suppression system control cabinets; bells, sirens, lights of fire extinguishing agent discharge, fire extinguishing agent discharge buttons; alarm valves, overflow valves; non-metallic pipes and fittings used in indoor fire sprinkler systems or automatic water fire suppression systems, flexible hoses used for fire nozzles; fire nozzles of all types; gas cylinders.

6. Emergency exit signs, emergency lights.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 50/2024/NĐ-CP ngày 10/05/2024 sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


276.137

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.88.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!