Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 191/2004/NĐ-CP quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam

Số hiệu: 191/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/11/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 191/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 191/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN CỦA TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:  

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản; trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam; kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo liên quan hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ tàu cá là chủ sở hữu hoặc người thuê tàu, người quản lý tàu hoặc thuyền trưởng tàu cá.

2. Vùng biển của Việt Nam là các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Luật Biên giới Quốc gia ngày 26 tháng 6 năm 2003 và theo Điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

3. Tàu cá nước ngoài là tàu cá đăng ký tại nước ngoài.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam

1. Hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam trên cơ sở hợp tác quốc tế, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.

2. Hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thủy sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương; bảo đảm an toàn cho tàu cá và người làm việc trên tàu cá.

3. Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam khi có Giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

4. Tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam phải tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP, GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN CHO TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI

Điều 5. Giấy phép hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài

1. Giấy phép hoạt động thủy sản (sau đây gọi tắt là Giấy phép) cấp cho từng tàu cá. Một chủ tàu cá có thể xin cấp Giấy phép cho nhiều tàu cá. Nội dung Giấy phép theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Thời hạn của Giấy phép được cấp không quá 12 tháng đối với hoạt động khai thác thủy sản, không quá 24 tháng đối với các hoạt động thủy sản khác.

3. Giấy phép được gia hạn nhiều lần, thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 12 tháng.

Điều 6. Điều kiện cấp Giấy phép

Tàu cá nước ngoài được xét cấp Giấy phép hoạt động thuỷ sản khi chủ tàu cá có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có một trong các giấy tờ, văn bản sau đây:

a) Giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản, khai thác thuỷ sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt;

c) Dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thuỷ sản và thuê tàu cá nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Thủy sản phê duyệt;

d) Dự án hợp tác về kinh doanh, thu mua thủy sản, vận chuyển thủy sản được Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng ý về nguyên tắc.

2. Giấy chứng nhận đăng ký và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá.

3. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện.

4. Thuyền trưởng, máy trưởng của tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Thủ tục cấp Giấy phép, gia hạn Giấy phép

1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép bao gồm:

a) Đơn xin cấp Giấy phép cho tàu cá theo mẫu do Bộ Thủy sản quy định;

b) Các giấy tờ, văn bản liên quan quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Nghị định này;

c) Danh sách, ảnh của từng thuyền viên và những người làm việc trên tàu cá (ghi rõ họ tên, quốc tịch, chức danh).

2. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn Giấy phép theo mẫu do Bộ Thủy sản quy định;

b) Báo cáo tình hình hoạt động của tàu cá trong thời gian được cấp Giấy phép;

c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao có công chứng);

d) Giấy phép đã được cấp (bản sao có công chứng).

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép được quy định tại Điều 8 của Nghị định này xét cấp hoặc gia hạn Giấy phép trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp Giấy phép hoặc không gia hạn Giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Chủ tàu cá xin cấp Giấy phép, gia hạn Giấy phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 8. Cơ quan cấp Giấy phép, gia hạn Giấy phép

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Bộ Thủy sản là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép, gia hạn Giấy phép cho tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam.

Điều 9. Các trường hợp Giấy phép mất hiệu lực

1. Tàu cá chấm dứt hoạt động trong vùng biển của Việt Nam trước thời hạn ghi trong Giấy phép.

2. Giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ.

3. Giấy phép bị tạm đình chỉ, đình chỉ.

4. Giấy phép hết thời hạn;

5. Tàu cá bị phá huỷ, chìm đắm, mất tích.

Điều 10. Các trường hợp thu hồi Giấy phép

1. Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa.

2. Tàu cá bị xử phạt vi phạm hành chính 3 lần trong thời hạn của Giấy phép.

3. Sử dụng Giấy phép không đúng với tàu cá được cấp Giấy phép.

Chương 3:

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI

Điều 11. Quyền của chủ tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam

1. Được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo nội dung ghi trong Giấy phép.

2. Được cơ quan chuyên môn của Nhà nước Việt Nam thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động thuỷ sản và hướng dẫn về các quy định của pháp luật Việt Nam khi có yêu cầu.

3. Được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình hoạt động thủy sản.

4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 12. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài trong quá trình hoạt động của tàu

Chủ tàu cá nước ngoài phải tuân theo các quy định sau đây khi tàu tiến hành hoạt động thủy sản trong vùng biển của Việt Nam:

1. Bẩy (07) ngày trước khi đưa tàu cá vào vùng biển của Việt Nam, phải thông báo cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc Bộ Thủy sản của Việt Nam biết. Khi đến Việt Nam phải làm thủ tục nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

2. Phải thường xuyên mang theo trên tàu cá các giấy tờ (bản chính) sau đây:

a) Giấy phép hoạt động thủy sản;

b) Giấy chứng nhận về đăng ký tàu cá;

c) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật tàu cá;

d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện;

đ) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của từng người làm việc trên phương tiện.

3. Hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp; thực hiện việc ghi nhật ký hoạt động và báo cáo hoạt động theo quy định của Bộ Thủy sản Việt Nam.

4. Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

5. Tiếp nhận và bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên Việt Nam theo tiêu chuẩn sĩ quan trên tàu cá.

6. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng kiểm soát trong vùng biển của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.

7. Khi gặp sự cố, tai nạn hoặc gặp nguy hiểm cần sự cứu giúp, chủ tàu cá phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất khi có điều kiện, nêu rõ những yêu cầu cụ thể cần được giúp đỡ.

Điều 13. Trách nhiệm của chủ tàu cá nước ngoài khi tàu kết thúc hoạt động

1. Khi tàu cá nước ngoài kết thúc hoạt động và rời khỏi vùng biển của Việt Nam, chủ tàu cá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Giấy phép đầu tư đã được cấp, Dự án đã được phê duyệt, hợp đồng đã được ký kết (trừ hợp đồng có thoả thuận riêng) và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

2. Trong trường hợp tàu cá nước ngoài ngừng hoạt động khi Giấy phép vẫn còn hiệu lực thì chủ tàu cá phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép biết trước ít nhất bẩy (07) ngày, trước ngày dự kiến ngừng hoạt động.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THUỶ SẢN CỦA TÀU CÁ NƯỚC NGOÀI TRONG VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Thủy sản

Bộ Thuỷ sản giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam, có trách nhiệm:

1. Quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam theo quy định của Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

2. Quy định về việc cấp, gia hạn Giấy phép, việc cử giám sát viên Việt Nam lên tàu cá nước ngoài để thực hiện việc giám sát (quy định trường hợp, thời gian được cử giám sát viên; nội dung giám sát).

3. Thông báo và gửi bản sao Giấy phép đã cấp hoặc đã gia hạn cho tàu cá nước ngoài tới Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan để phối hợp quản lý hoạt động của tàu cá nước ngoài.

4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Thủy sản và Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc thẩm định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có nội dung đưa tàu cá nước ngoài vào hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam.

2. Các Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Hải quan và các Bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Bộ Thủy sản thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam;

b) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thủy sản khi thẩm định cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư có nội dung đưa tàu cá nước ngoài vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

2. Phê duyệt về chủ trương các dự án hợp tác về kinh doanh thu mua thủy sản, vận chuyển thủy sản, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thủy sản và của địa phương.

3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 17. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam

1. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam gồm: Thanh tra thủy sản, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Giao thông đường thủy nội địa, Hải quan và các lực lượng Thanh tra chuyên ngành khác.

Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam đối với hoạt động có liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định của pháp luật Việt Nam; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

2. Trong khi làm nhiệm vụ, các lực lượng được quy định tại khoản 1 Điều này phải mang trang phục, huy hiệu, phù hiệu, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Tàu, thuyền làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên biển phải treo Quốc kỳ Việt Nam, cờ hiệu, biển hiệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với tàu cá nước ngoài đã được cấp Giấy phép

Chủ tàu cá nước ngoài có Giấy phép, khi tiến hành hoạt động thuỷ sản trong vùng biển của Việt Nam mà có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thuỷ sản thì bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Khi phát hiện một trong các trường hợp thu hồi Giấy phép nêu tại Điều 10 của Nghị định này, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tạm giữ ngay Giấy phép và thông báo kịp thời cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thuộc Bộ Thủy sản biết để thu hồi.

Điều 19. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt; áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

1. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

3. Việc quản lý đối với người nước ngoài vi phạm quy định của Nghị định này trong thời gian chờ trục xuất thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

4. Trong trường hợp tàu cá nước ngoài bị bắt giữ:

a) Các lực lượng bắt giữ hoặc tiếp nhận điều tra phải: báo cáo ngay cho Bộ Ngoại giao và Bộ Thuỷ sản để phối hợp xử lý; nêu kiến nghị trong trường hợp cần xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm hành chính;

b) Chủ tàu cá phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc bảo quản tàu cá, chi phí ăn, ở, chi phí hồi hương và các chi phí khác cho những người vi phạm trong thời gian bị tạm giữ hoặc quản lý ở Việt Nam.

Điều 20. Xử lý vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

Việc xử lý vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các quy định của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Điều 21. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 49/1998/NĐ-CP ngày 13/7/1998 của Chính phủ về quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước ngoài trong các vùng biển của Việt Nam.

Điều 23. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định

1. Bộ trưởng Bộ Thủy sản có trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 191/2004/ND-CP

Hanoi, November 18th, 2004

 

DECREE

ON MANAGEMENT OF FISHERY ACTIVITIES OF FOREIGN FISHING VESSELS IN VIETNAMS SEAS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
pursuant to the November 26, 2003 Law on Fisheries;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Fisheries,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Decree prescribes the conditions, procedures and competence for grant and withdrawal of fishery activity permits; responsibilities of owners of foreign fishing vessels engaged in fishery activities in Vietnams seas; responsibilities of the State management bodies for fishery activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas; the examination, control and handling of administrative violations, and complaints and denunciations related to fishery activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree applies to owners of foreign fishing vessels engaged in fishery activities in Vietnams seas and concerned agencies, organizations and individuals.

Where the international agreements which Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Decree, such international agreements shall apply.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Owner of a fishing vessel means the owner, charterer, manager or captain of a fishing vessel.

2. Vietnams seas mean sea areas under the sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of the Socialist Republic of Vietnam, prescribed in the June 26, 2003 National Boundary Law and the international agreements between the Socialist Republic of Vietnam and other concerned countries.

3. Foreign fishing vessel means a fishing vessel registered overseas.

Article 4.- Principles for fishery activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas

1. Fishery activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas shall be carried out on the basis of international cooperation, ensuring equality, mutual benefit, respect for each partys independence, sovereignty and law as well as international law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Foreign fishing vessels may engage in fishery activities in Vietnams seas only when they are granted the fishery activity permits by a competent Vietnamese body.

4. Foreign fishing vessels engaged in fishery activities in Vietnams seas must strictly observe the provisions of this Decree and other relevant Vietnamese law provisions.

Chapter II

CONDITIONS, PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANT AND WITHDRAWAL OF FISHERY ACTIVITY PERMITS WITH RESPECT TO FOREIGN FISHING VESSELS

Article 5.- Fishery activity permits of foreign fishing vessels

1. Fishery activity permits (hereinafter referred to as permits for short) shall be granted to each fishing vessel. A fishing vessel owner may apply for permits for more than one fishing vessel. The contents of a permit shall comply with the form enclosed with this Decree (not printed herein).

2. The term of a granted permit shall not exceed 12 months for aquatic resource-exploiting activities and 24 months for other fishery activities.

3. Permits may be extended more than once, with each extension not exceeding 12 months.

Article 6.- Conditions for grant of permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Having one of the following papers and documents:

a/ The investment licenses, granted by competent State management bodies;

b/ Projects documents on aquatic resource survey and exploration or exploitation cooperation, already approved by the Prime Minister or the Minister of Fisheries under the Prime Ministers authorization;

c/ Project documents on aquatic resource-related technical training and technology transfer cooperation and on the charter of foreign fishing vessels, already approved by the Minister of Fisheries;

d/ Project documents on aquatic resource trading, purchase or carriage cooperation, already approved in principle by the provincial/municipal Peoples Committee presidents.

2. The fishing vessels registration certificates and technical safety certificates.

3. The radio frequency and radio trans-reception equipment use permits.

4. Fishing vessel captains and chief engineers must have appropriate diplomas and certificates as prescribed by law.

Article 7.- Procedures for grant, extension of permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ An application for a permit for fishing vessel, made according to a form set by the Ministry of Fisheries;

b/ The relevant papers and documents prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 6 of this Decree;

c/ The list of crewmen and people working on board the fishing vessel (with their full names, nationalities and job titles clearly stated) and their photos.

2. Dossiers of application for permit extension shall each consist of:

a/ An application for permit extension, made according to a form set by the Ministry of Fisheries;

b/ A report on the fishing vessels activities in the duration stated in its granted permit;

c/ The fishing vessels technical safety certificate (a notarized copy);

d/ The granted permit (a notarized copy).

3. The agency with permit-granting competence defined in Article 8 of this Decree shall consider the grant or extension of permits within 15 working days after receiving the complete and valid dossiers. In case of refusal, they must reply in writing, clearly stating the reasons therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Agency in charge of grant, extension of permits

The Aquatic Resource Exploitation and Protection Department under the Ministry of Fisheries shall be the agency competent to grant and extend permits for foreign fishing vessels engaged in fishery activities in Vietnams seas.

Article 9.- Cases where permits are invalidated

1. Fishing vessels terminate their activities in Vietnams seas ahead of the expiry of the term indicated in their permits.

2. The investment licenses or cooperation contracts are suspended or cancelled.

3. The permits are suspended or cancelled.

4. The permits expire.

5. The fishing vessels are destroyed, sunken or missing.

Article 10.- Cases where permits are withdrawn

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The fishing vessels have committed administrative violations for the third time during the term of their permits.

3. The permits are used not for the fishing vessels for which they are granted.

Chapter III

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF OWNERS OF FOREIGN FISHING VESSELS

Article 11.- Rights of owners of foreign fishing vessels engaged in fishery activities in Vietnams seas

1. To carry out fishery activities in Vietnams seas according to the contents of their permits.

2. To be notified in time by the professional agencies of the Vietnamese State of the weather conditions; to be supplied with information relating to their fishery activities and guidance on Vietnamese law provisions upon request.

3. To have their legitimate rights and interests protected by the Vietnamese State in the course of carrying out fishery activities.

4. To have other rights prescribed by Vietnamese laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Owners of foreign fishing vessels must strictly observe the following provisions when their vessels are engaged in fishery activities in Vietnams seas:

1. Seven (07) days before operating their fishing vessels into Vietnams seas, to notify such to the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department under the Vietnamese Ministry of Fisheries. When entering Vietnam, to complete entry procedures according to law provisions.

2. To always carry along on board their fishing vessels the following papers (original copies):

a/ The fishery activity permit;

b/ The fishing vessel registration certificate;

c/ The fisher vessel technical safety certificate;

d/ The radio frequency and radio trans-reception equipment use permit.

e/ The register of crewmen and passports of all people working on board the fishing vessels.

3. To operate strictly according to the contents stated in their granted permits; to make entries in logbooks and make activity reports according to the regulations of the Vietnamese Ministry of Fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To admit, and ensure working and living conditions for, Vietnamese supervisors like officers on board fishing vessels.

6. To submit to the examination and control by the control forces in Vietnams seas, as stated in Clause 1, Article 17 of this Decree.

7. When meeting incidents, accidents or dangers in need of help, the fishing vessel owners must release SOS signals according to regulations and, when conditions permits, immediately notify the concerned Vietnamese agencies in the nearest places thereof, clearly stating the specific requirements for help.

Article 13.- Responsibilities of owners of foreign fishing vessels which terminate activities

1. When foreign fishing vessels terminate their activities and leave Vietnams seas, their owners must fulfill all obligations stated in their granted permits, the approved projects and the signed contracts (except for contracts containing specific agreements) and prescribed by other relevant Vietnamese law provisions.

2. Where a foreign fishing vessel terminates its activity though its permit remains valid, its owner must report in writing such to the permit-granting agency at least seven (07) days before the expected date of activity termination.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT BODIES FOR FISHERY ACTIVITIES OF FOREIGN FISHING VESSELS IN VIETNAMS SEAS

Article 14.- Responsibilities of the Ministry of Fisheries

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To manage fishery activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas according to the provisions of this Decree and relevant Vietnamese laws.

2. To provide for the grant and extension of permits, appointment of Vietnamese supervisors to conduct supervision on board foreign fishing vessels (cases subject to supervision, supervising duration and contents).

3. To notify and send the copies of the permits granted or extended for foreign fishing vessels to the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security, the Ministry of Communications and Transport, the General Department of Customs and the concerned provincial/municipal Peoples Committees for coordinated management of activities of foreign fishing vessels.

4. To inspect, examine and settle complaints, denunciations and handle law violations according to its competence and law provisions.

Article 15.- Responsibilities of ministries and branches

1. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Fisheries and the provincial-level Peoples Committees in evaluating investment projects involving the engagement of foreign fishing vessels in fishery activities in Vietnams seas for the grant of investment licenses thereto.

2. The Ministry of Defense, the Ministry of Public Security, the Ministry of Communications and Transport, the General Department of Customs and other ministries and functions shall, according to their respective functions, tasks and powers, have the responsibilities:

a/ To coordinate with the Ministry of Fisheries in performing the State management over fishery activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas;

b/ To inspect, examine and settle complaints, denunciations and handle law violations according to its competence and law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The provincial-level Peoples Committees shall, according to their functions, tasks and powers, have the responsibilities:

1. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Fisheries in evaluating to investment projects involving engagement of foreign fishing vessels in fishery activities in Vietnams seas for the grant of investment licenses thereto.

2. To approve in principle the projects on aquatic resource trading and purchase or carriage cooperation in compliance with the development plannings and plans of the fishery sector and the localities.

3. To inspect, examine and settle complaints, denunciations and handle law violations according to its competence and law provisions.

Chapter V

EXAMINATION, CONTROL, HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS; COMPLAINTS, DENUNCIATIONS

Article 17.- Examination, control of fishing activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas

1. The forces examining and controlling fishing activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas include: The fishery inspectorate, the Coast Guard, the Border Guard, the Inland Waterway Traffic Police, the Customs and other specialized inspectorates.

The examination and control forces shall examine and control fishing activities of foreign fishing vessels in Vietnams seas, which are related to the domains or branches under their respective management according to Vietnamese law provisions; handle administrative violations according to their respective competence defined in the Ordinance on Handling of Administrative Violations; and concurrently be responsible for coordinating with the concerned forces in performing their respective tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ships and boats, when engaged in marine examination and control duties, must fly the Vietnamese national flag, signal flags and signs of their specialized forces according to law provisions.

Article 18.- Handling of administrative violations committed by foreign fishing vessels already granted the permits

If owners of foreign fishing vessels possessing the permits, when carrying out fishery activities in Vietnams seas, commit acts of violating the Vietnamese law provisions in the fishery domain, they shall be sanctioned under the Governments decree prescribing sanctions against administrative violations in the fishery domain and other relevant Vietnamese law provisions.

Upon detecting one of the cases subject to permit withdrawal defined in Article 10 of this Decree, the persons with administrative violation-handling competence shall immediately seize the permits and promptly notify the Aquatic Resource Exploitation and Protection Department under the Ministry of Fisheries thereof for withdrawal.

Article 19.- Procedures for handling administrative violations and executing sanctioning decisions; applying measures to stop administrative violations

1. The procedures for handling administrative violations shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The application of measures to stop administrative violations and secure the handling thereof shall comply with the provisions from Article 43 thru Article 49 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. The management of foreigners violating the provisions of this Decree, pending their deportation, shall comply with the provisions of Article 51 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

4. In cases where foreign fishing ships are arrested:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Fishing vessel owners must bear all expenses for the preservation of their fishing vessels, lodging, repatriation and other expenses for violators during the time they are kept in custody or managed in Vietnam.

Article 20.- Handling of violations committed by persons with administrative violation-handling competence

The handling of violations committed by persons with administrative violation-handling competence of the provisions of this Decree shall comply with the provisions of Article 121 of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 21.- Complaints, denunciations

1. Organizations and individuals may complain about and denounce acts of violating the provisions of this Decree according to law provisions on complaints and denunciations.

2. The competence, procedures and time limits for settling complaints and denunciations shall comply with law provisions on complaints and denunciations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.- Effect of the Decree

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Guidance and implementation responsibility

1. The Minister of Fisheries shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the provincial-level Peoples Committee presidents shall have to implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 191/2004/NĐ-CP ngày 18/11/2004 về việc quản lý hoạt động thuỷ sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.984

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!