CHÍNH
PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
143/2003/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2003
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA
CHÍNH PHỦ SỐ 143/2003/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI
HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm
2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1. Nghị định này quy định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; khung mức phí xả
nước thải vào công trình thủy lợi; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Chính
phủ có quy định riêng.
Điều 2.
1. Doanh nghiệp nhà nước khai
thác công trình thủy lợi hoạt động công ích và hoạt động sản xuất kinh doanh
theo quy định của Nghị định này, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định
khác của pháp luật.
2. Tổ chức hợp tác dùng nước
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi hoạt động theo quy định của Nghị định
này, Bộ luật Dân sự, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.
Điều 3.
Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thủy lợi quy định tại khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
1. Công trình thủy lợi được khai
thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, phát điện, giao thông vận tải,
nuôi trồng thủy, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an
dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác;
2. Việc khai thác, sử dụng tổng
hợp công trình thủy lợi phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật
có liên quan;
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu
làm dịch vụ khai thác, sử dụng công trình thủy lợi cho các mục đích nêu tại khoản
1 Điều này phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý công trình
thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 4.
Tiêu chuẩn công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi quan trọng quốc
gia theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh Khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi, bao gồm:
1. Hồ chứa nước có dung tích lớn
hơn 1.000.000.000 m3 (một tỷ mét khối);
2. Hồ chứa nước có dung tích từ
1.000.000 m3 (một triệu mét khối) đến 1.000.000.000 m3 (một
tỷ mét khối) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung và địa bàn có công trình quốc
phòng, an ninh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định Danh mục hồ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 5.
Nhà nước ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi phục
vụ cấp nước cho sinh hoạt, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán; đổi mới khoa học công
nghệ, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi.
Chương 2:
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI
Điều 6.
Việc giao công trình thủy lợi cho Tổ chức hợp tác dùng nước, cá nhân theo quy định
tại Điều 10 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
phải thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Xác định đúng giá trị tài sản
tại thời điểm chuyển giao;
2. Việc quản lý khai thác và bảo
vệ phải thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi;
3. Phải có cán bộ phụ trách kỹ
thuật có chứng chỉ về nghiệp vụ thủy lợi do cơ sở đào tạo thuộc ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn cấp hoặc bằng tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp
(ngành thủy lợi) trở lên;
4. Trường hợp là cá nhân thì phải
thành lập doanh nghiệp tư nhân khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của
từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định cụ thể việc giao công trình thủy
lợi cho Tổ chức hợp tác dùng nước hoặc cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ.
Điều 7. Doanh
nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quy
định tại Điều 17 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đăng ký kinh doanh và kinh
doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt
động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về
sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện;
2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn
và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp
khác (nếu có); quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn
lực khác do Nhà nước giao cho doanh nghiệp;
Sử dụng vốn và các nguồn lực do
Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh và những nhiệm vụ khác do Nhà nước
giao.
3. Sử dụng vốn, kinh phí, nguồn
lực do Nhà nước giao để cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ công ích cho các đối
tượng theo khung giá hoặc phí quy định tại Điều 19 Nghị định này;
4. Xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường. Kế
hoạch hàng năm về hoạt động công ích phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt;
5. Thực hiện các nghĩa vụ đối với
người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bảo đảm cho người lao động
tham gia quản lý doanh nghiệp;
6. Thực hiện các quy định của
Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia;
7. Thực hiện chế độ báo cáo thống
kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác
của các báo cáo;
8. Chịu sự kiểm tra của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan
tài chính và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
9. Thực hiện đúng chế độ và các
quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm
toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực
và hợp pháp của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp;
10. Công khai báo cáo tài chính
hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của
doanh nghiệp;
11. Trong hoạt động kinh doanh
phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật;
12. Trường hợp doanh nghiệp hoạt
động công ích có thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải tổ chức hạch toán
riêng theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi ngoài việc thực hiện các
quyền quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi còn có các quyền sau:
1. Đối với các hoạt động công
ích:
a) Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp
với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao;
b) Đổi mới công nghệ, trang thiết
bị từ nguồn vốn do hoạt động kinh doanh mang lại;
c) Đặt chi nhánh, Văn phòng đại
diện của doanh nghiệp ở trong nước, ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng, áp dụng các định mức
lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định
mức, đơn giá của Nhà nước;
đ) Tuyển chọn, thuê mướn lao động
theo thời vụ, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả
lương, thưởng và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của
Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật; được quyền quyết định mức
lương và thưởng cho người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị
sản phẩm hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp;
e) Sử dụng các nguồn lực được
giao để tổ chức hoạt động kinh doanh bổ sung theo quy định của pháp luật, nhưng
không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính là hoạt động
công ích do Nhà nước giao cho doanh nghiệp;
g) Đầu tư, liên doanh, liên kết,
góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật khi được cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền cho phép.
2. Đối với các hoạt động kinh
doanh:
a) Thực hiện các quyền quy định
tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Kinh doanh những ngành nghề
phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo
khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường; kinh doanh bổ sung những
ngành nghề khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Đầu tư, liên doanh, liên kết,
góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật.
Điều 9.
Tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện quyền và nhiệm vụ quy định tại Điều 17 và Điều 18 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
và các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định
này, Bộ luật Dân sự, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật.
Điều 10.
Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
thực hiện quyền và nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện các quyền quy định
tại khoản 2, 5, 7 và 8 Điều 18 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi;
2. Thực hiện các nhiệm vụ quy định
tại Điều 17 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
3. Thực hiện các quyền và nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 11.
Đối tượng được cấp kinh phí theo quy định tại Điều 13 Pháp
lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi chỉ áp
dụng đối với doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp
tác dùng nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được xây dựng bằng
ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Điều 12.
Đối tượng và phạm vi áp dụng việc cấp kinh phí quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được cấp kinh phí
là doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước
sử dụng máy bơm để thực hiện việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp;
2. Việc cấp kinh phí để bơm nước
phòng, chống úng và cấp kinh phí bơm nước chống hạn vượt định mức chỉ áp dụng với
các trạm bơm được xây dựng theo quy hoạch hoặc trạm bơm xây dựng bổ sung vận
hành theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và trạm bơm
di động nằm trong kế hoạch phòng, chống úng, hạn;
3. Kinh phí được cấp cho việc
bơm nước chống úng chỉ nhằm chi trả tiền điện, xăng, dầu để chạy máy bơm chống
úng;
Kinh phí được cấp cho việc bơm
nước chống hạn chỉ nhằm trả tiền điện, xăng, dầu tiêu thụ vượt trội để chạy máy
bơm chống hạn vượt định mức sử dụng để bơm nước tưới trong điều kiện bình thường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn việc xây dựng định mức điện, xăng, dầu để bơm nước chống hạn
quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 13.
1. Hàng năm, đối tượng trong diện
được cấp kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này phải lập kế hoạch
cấp kinh phí phòng, chống úng, hạn nằm trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh
trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Nghị định
này.
2. Việc lập kế hoạch phòng, chống
úng, hạn phải tính toán nhu cầu lắp đặt trạm bơm di động dự phòng và chỉ cho
phép vận hành trong điều kiện khẩn cấp về úng ngập hoặc hạn hán vượt quá khả
năng của công trình trạm bơm cố định và phải xác định rõ phạm vi, diện tích phục
vụ, định mức sử dụng điện, xăng, dầu của mỗi trạm bơm.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh, tổng hợp dự toán kinh phí phòng, chống úng, hạn, báo cáo Thủ tướng Chính
phủ và gửi các Bộ, ngành liên quan;
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố
trí kinh phí phòng, chống úng, hạn trong dự phòng ngân sách địa phương và ngân
sách trung ương trình Chính phủ phê duyệt cùng dự toán ngân sách hàng năm;
5. Trường hợp có thiên tai xảy
ra, nếu các chi phí về điện, xăng, dầu phòng, chống úng, hạn vượt quá mức bình
thường hàng năm và tiền thủy lợi phí bị thất thu do các hộ dùng nước được miễn,
giảm theo quy định, đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi được cấp bù từ
nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh đối với đơn vị do địa phương quản lý; từ nguồn
dự phòng ngân sách trung ương đối với đơn vị do trung ương quản lý.
Trường hợp ngân sách địa phương
sau khi bố trí lại ngân sách, sử dụng dự phòng, quỹ dự trữ tài chính vẫn không
đủ thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
việc bổ sung từ ngân sách trung ương.
Điều 14.
Việc quản lý, vận hành các trạm bơm thuộc diện được cấp kinh phí theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi phải bảo đảm:
1. Tuân theo quy trình vận hành
hệ thống, quy trình vận hành từng công trình, tận dụng tối đa khả năng lấy nước
chống hạn và tiêu úng bằng công trình tự chảy;
2. Thực hiện đầy đủ việc ghi sổ
vận hành theo quy phạm kỹ thuật;
3. Trạm bơm phải lắp đặt đồng hồ
đo, đếm điện phục vụ việc bơm nước chống úng, chống hạn tách biệt với các phụ tải
phục vụ cho các mục đích khác;
4. Máy móc, thiết bị, công trình
trạm và kênh, mương dẫn tháo nước phải được sửa chữa, bảo dưỡng tốt, sẵn sàng
hoạt động với hiệu suất cao.
Điều 15.
Quy trình xét cấp kinh phí cho việc phòng, chống úng, hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi được thực hiện như sau:
1. Căn cứ vào nhu cầu điện,
xăng, dầu trong kế hoạch phòng, chống úng, hạn đã được phê duyệt, doanh nghiệp
nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước lập dự trù
xin cấp tạm ứng kinh phí từng mùa vụ sản xuất trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này phê duyệt và được tạm ứng 30% dự toán
kinh phí được duyệt, vào đầu mỗi vụ sản xuất;
2. Cuối mỗi vụ sản xuất, doanh
nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phải lập
báo cáo đánh giá tình hình bơm nước phòng, chống úng, hạn và phần điện, xăng, dầu
đã tiêu thụ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định
này phê duyệt làm căn cứ để thanh quyết toán toàn bộ kinh phí đã sử dụng.
Điều 16.
Việc cấp kinh phí cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ
chức hợp tác dùng nước phần thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa
theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Pháp lệnh Khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
1. Trường hợp khi thiên tai xảy
ra gây mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng cây trồng mà người dùng nước
có yêu cầu miễn, giảm thủy lợi phí thì doanh nghiệp nhà nước khai thác công
trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền
quy định tại Điều 17 Nghị định này để thành lập Đoàn kiểm tra thực tế, có sự
tham gia của đại diện chính quyền địa phương, đại diện người dùng nước, đại diện
các ngành trồng trọt, thống kê, kế hoạch, tài chính;
Đoàn kiểm tra thực tế xem xét
đánh giá xác định mức độ thiệt hại, lập biên bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này xem xét ra quyết định cấp kinh phí cho
trường hợp thủy lợi phí bị thất thu.
2. Doanh nghiệp nhà nước khai
thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước lập hồ sơ xin cấp phần thủy
lợi phí bị thất thu trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 17
Nghị định này phê duyệt.
Thủy lợi phí được miễn, giảm
theo các mức sau:
a) Thiệt hại dưới 30% sản lượng
thì giảm 50% thủy lợi phí;
b) Thiệt hại từ 30% đến dưới 50%
sản lượng thì giảm 70% thủy lợi phí;
c) Thiệt hại từ 50% sản lượng trở
lên thì miễn thủy lợi phí.
3. Kinh phí cấp cho trường hợp
thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa được trích trong ngân sách
phòng, chống thiên tai hàng năm quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này để cấp
cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng
nước.
Điều 17.
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và quyết toán kinh phí phòng, chống úng, hạn;
kinh phí cấp cho trường hợp thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa
được quy định như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phê duyệt kế hoạch và quyết toán kinh phí đối với các doanh nghiệp
nhà nước khai thác công trình thủy lợi trực thuộc Bộ;
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt kế hoạch và quyết toán kinh phí đối với các doanh nghiệp nhà nước khai
thác công trình thủy lợi trực thuộc tỉnh, huyện;
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước
khai thác công trình thủy lợi phục vụ nhiều tỉnh nhưng không trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý
doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi đó có thẩm quyền phê duyệt
kế hoạch và quyết toán kinh phí theo đề nghị của Hội đồng quản lý hệ thống.
3. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê
duyệt kế hoạch và quyết toán kinh phí đối với các tổ chức hợp tác dùng nước.
Điều 18.
Việc cấp kinh phí để khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại theo
quy định tại khoản 5 Điều 13 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi được quy định như sau:
1. Trường hợp thiên tai bất khả
kháng gây hư hỏng công trình và hạng mục công trình của hệ thống thì doanh nghiệp
nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phải tiến
hành kiểm tra khảo sát, xác định đầy đủ những hư hỏng, lập biên bản báo cáo, đồng
thời phải lập dự án sửa chữa, khôi phục công trình theo trình tự thủ tục quản
lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt theo quy định của pháp luật;
2. Việc cấp và sử dụng kinh phí
khôi phục công trình bị thiên tai phá hoại được thực hiện theo trình tự thủ tục
quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản và các quy định khác của pháp luật.
Điều 19.
1. Khung mức
thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được quy
định cụ thể như sau:
a) Thủy lợi phí được thu bằng đồng
Việt Nam.
Đối với các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn thủy lợi phí.
Đối với địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn thì giảm từ 50% đến 70% mức thủy lợi phí.
Việc xác định các địa bàn trên
được thực hiện theo quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 2 Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước.
Căn cứ tình hình thực tế của địa
phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm
và bố trí ngân sách cấp cho các trường hợp trên.
b) Khung mức thủy lợi phí đối với
tổ chức, cá nhân sử dụng nước trồng lúa, rau, màu, cây vụ đông, cây công nghiệp
ngắn ngày:
- Khung mức thủy lợi phí đối với
đất trồng lúa:
Đơn v ị: 1.000 đồng/ha
TT
|
Vùng
và biện pháp công trình
|
Lúa
Đông Xuân
|
Lúa
Hè - Thu
|
Lúa
Mùa
|
I
|
Miền núi của cả nước
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
320
- 650
|
|
260
- 600
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
270
- 600
|
|
220
- 560
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
300
- 630
|
|
250
- 500
|
II
|
Đồng bằng sông Hồng
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
500
- 750
|
|
450
- 700
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
450
- 700
|
|
400
- 650
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
480
- 730
|
|
420
- 680
|
III
|
Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
440
- 740
|
410
- 710
|
390
- 690
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
410
- 710
|
380
- 680
|
360
- 660
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
425
- 720
|
395
- 690
|
375
- 670
|
IV
|
Nam khu IV và Duyên hải miền
Trung
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
400
- 710
|
430
- 740
|
390
- 650
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
370
- 680
|
400
- 710
|
300
- 600
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
385
- 690
|
415
- 720
|
325
- 620
|
V
|
Tây Nguyên
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
350
- 660
|
|
300
- 620
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
300
- 610
|
|
270
- 590
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
330
- 640
|
|
300
- 600
|
VI
|
Đông Nam Bộ
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
420
- 730
|
390
- 700
|
340
- 650
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
390
- 700
|
360
- 670
|
290
- 600
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
405
- 690
|
375
- 680
|
310
- 670
|
VII
|
Đồng bằng Cửu Long
|
|
|
|
|
- Tưới tiêu bằng động lực
|
500
- 750
|
470
- 720
|
400
- 690
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực
|
350
- 700
|
300
- 650
|
300
- 600
|
|
- Tưới tiêu bằng trọng lực và
kết hợp động lực hỗ trợ
|
400
- 720
|
350
- 680
|
320
- 630
|
Trường hợp tưới, tiêu chủ động một
phần thì thu bằng 50% đến 70% mức trên.
Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới,
tiêu thì thu bằng 40% đến 60% mức trên.
Trường hợp lợi dụng thủy triều để
tưới tiêu thì thu bằng 70% mức tưới tiêu bằng trọng lực ở vùng không chịu ảnh
hưởng thủy triều.
- Đối với diện tích trồng rau,
màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí tối
thiểu thu bằng 30% đến 50% mức thu tưới lúa.
c) Khung mức thủy lợi phí áp dụng
đối với việc sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.
d) Khung mức tiền nước đối với tổ
chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ
cho các mục đích không phải sản xuất lương thực:
TT
|
Các
đối tượng dùng nước
|
Đơn
vị
|
Thu
theo các biện pháp công trình
|
Bơm
điện
|
Hồ
đập,
kênh
cống
|
1
|
Cấp nước dùng sản xuất công
nghiệp, tiểu công nghiệp
|
đồng/m3
|
500
á 1000
|
250 á 500
|
2
|
Cấp nước cho nhà máy nước sinh
hoạt, chăn nuôi
|
đồng/m3
|
300
á 800
|
250 á 500
|
3
|
Cấp nước tưới các cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu
|
đồng/m3
|
350
á 500
|
250 á 450
|
4
|
Cấp nước để nuôi trồng thủy sản
|
đồng/m3
|
200
á 500
|
150 á 350
|
đồng/m2
mặt thoáng
|
100
á 800
|
5
|
- Nuôi trồng thủy sản tại công
trình hồ chứa thủy lợi;
- Nuôi cá bè.
|
%
giá trị sản lượng
|
7%
á 10%
8%
á 10%
|
6
|
Vận tải qua âu thuyền, cống của
hệ thống thủy lợi:
- Thuyền, sà lan
- Các loại bè
|
đồng/tấn/lượt
đồng/m2/lượt
|
2000
á 3000
500
á 1000
|
7
|
Sử dụng nước từ công trình thủy
lợi để phát điện
|
%
giá trị sản lượng điện thương phẩm
|
8
á 12%
|
8
|
Sử dụng công trình thủy lợi để
kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn,
Casino, nhà hàng)
|
Tổng
giá trị doanh thu
|
10
á 15%
|
Trường hợp lấy nước theo khối lượng
thì khung mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng
nước.
2. Khung mức
thủy lợi phí quy định tại khoản 1 Điều này, được tính ở vị trí cống đầu kênh của
tổ chức hợp tác dùng nước. Mức thủy lợi phí trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp
tác dùng nước do tổ chức hợp tác dùng nước thoả thuận với tổ chức, cá nhân trực
tiếp sử dụng nước theo khung mức quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn
cứ vào khung mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại khoản 1 Điều này để quy định
mức thu cụ thể phù hợp với thực tế của hệ thống công trình ở địa phương theo
phân cấp tổ chức quản lý công trình; quy định khung mức thủy lợi phí, tiền nước
trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng nước.
4. Ở những nơi có đủ điều kiện
thì thu thủy lợi phí, tiền nước theo mét khối nước sử dụng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hướng dẫn phương pháp, thủ tục thu, nộp thủy lợi phí, tiền nước theo
mét khối sử dụng.
Điều 20.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc duy
tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý.
2. Doanh nghiệp nhà nước khai
thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý, khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng thường
xuyên công trình thủy lợi.
3. Kinh phí duy tu, bảo dưỡng
thường xuyên công trình thủy lợi được lấy từ thủy lợi phí, tiền nước và nguồn
ngân sách dự phòng để cấp cho phần thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất
mùa theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này và phần thủy lợi phí, tiền
nước được miễn, giảm đối với địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn và địa bàn
có điều kiện đặc biệt khó khăn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định
này.
4. Hàng năm, ngân sách trung
ương, ngân sách địa phương bố trí một khoản ngân sách để hỗ trợ cho các doanh
nghiệp khai thác công trình thủy lợi trong trường hợp thu thủy lợi phí không đủ
bù đắp chi phí sửa chữa, vận hành của các công trình thủy lợi.
5. Việc duy tu, bảo dưỡng công
trình thủy lợi được sử dụng lao động công ích theo quy định của pháp luật về
nghĩa vụ lao động công ích.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ, định mức chi cho việc duy
tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình thủy lợi và bố trí kinh phí theo quy định
tại khoản 4 Điều này.
Điều 21.
1. Phương thức thanh toán, thời
gian thanh toán thủy lợi phí, tiền nước của tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ công
trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh Khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp khai thác công
trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phải ký kết hợp đồng tưới, tiêu ngay
từ đầu vụ sản xuất với tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hoặc sử dụng nước và thu thủy
lợi phí theo hợp đồng đã được ký kết với thời hạn muộn nhất một tháng sau vụ sản
xuất;
b) Căn cứ vào mức thủy lợi phí
được quy định tại Điều 19 Nghị định này và hợp đồng tưới, tiêu, ngay từ đầu vụ
doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước
lập kế hoạch thu thủy lợi phí trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Điều 17 Nghị định này phê duyệt;
c) Doanh nghiệp nhà nước khai
thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phối hợp với Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn lập sổ thu thủy lợi phí, tiền nước cho từng tổ chức,
cá nhân sử dụng nước để làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng dùng nước và thu, nộp
thủy lợi phí, tiền nước theo quy định;
d) Các hộ sản xuất nông nghiệp
được phục vụ tưới, tiêu nước phải trả thủy lợi phí cho doanh nghiệp nhà nước
khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trong thời gian một
tháng sau khi thu hoạch xong; nếu trả chậm, thì phải chịu lãi suất trả chậm
theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm
thanh toán cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp
tác dùng nước trên số tiền thủy lợi phí còn nợ;
đ) Uỷ ban nhân dân các cấp có
trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện việc thu, nộp đủ thủy lợi
phí, tiền nước tại địa phương.
2. Thời gian thanh toán tiền điện
giữa doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng
nước với doanh nghiệp kinh doanh điện lực quy định tại khoản 2 Điều
16 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện theo định
kỳ 6 tháng một lần.
Trường hợp trả chậm thì doanh
nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước phải
chịu lãi suất trả chậm theo lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tại thời điểm thanh toán cho doanh nghiệp kinh doanh điện lực
trên số tiền điện còn nợ.
Đối với tiền điện bơm tiêu úng,
chống hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì sẽ được thanh toán ngay sau khi
ngân sách nhà nước cấp.
Chương 3:
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 22.
Việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng của công trình thủy lợi đã
có và việc xây dựng bổ sung công trình thủy lợi vào hệ thống công trình thủy lợi
đã có theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi, được quy định như sau:
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nào thì có thẩm quyền quyết
định việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng của công trình thủy lợi
đó và phê duyệt việc xây dựng bổ sung công trình thủy lợi mới vào hệ thống công
trình thủy lợi đã có;
2. Trường hợp đối với công trình
thủy lợi từ cấp I trở lên không do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt dự án đầu tư thì việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng của
công trình thủy lợi đã có và việc xây dựng bổ sung công trình thủy lợi vào hệ
thống công trình thủy lợi phải được sự thoả thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Điều 23.
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quan trọng quốc gia theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
là:
1. Phạm vi vùng phụ cận đối với
công trình thủy lợi quan trọng quốc gia quy định tại Điều 4 Nghị định này được
quy định kể từ chân đập chính trở ra là 500m;
2. Trong phạm vi nêu trên, vùng
phụ cận được chia làm hai phần: phần không được xâm phạm kể từ chân đập chính
trở ra là 150m; phần còn lại được sử dụng cho các hoạt động không gây mất an
toàn đập.
Điều 24.
Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động khác phải có giấy phép
quy định tại khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi, bao gồm:
1. Khoan, đào điều tra, khảo sát
địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm
dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;
2. Trồng cây lâu năm;
3. Khai thác các hoạt động du lịch,
thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ;
4. Các hoạt động giao thông vận
tải của xe cơ giới, trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe
cơ giới dùng cho người tàn tật;
5. Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ;
tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
6. Xây dựng chuồng trại chăn thả
gia súc, nuôi trồng thủy sản;
7. Chôn, lấp phế thải, chất thải;
8. Nổ mìn và các hoạt động gây nổ
không gây hại khác;
9. Xây dựng các công trình ngầm,
bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
Điều 25.
Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại Điều
25 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và
Điều 23 Nghị định này, nhà và công trình xây dựng trước ngày ban hành Nghị định
này đều phải được xem xét, xử lý theo quy định sau:
1. Nhà và công trình đã xây dựng
trong phạm vi không được xâm phạm của vùng phụ cận và những công trình xâm phạm
trực tiếp đến công trình thủy lợi, thì phải tháo dỡ, di chuyển đi nơi khác và
phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi
theo thiết kế;
2. Nhà và công trình xây dựng
trong phạm vi bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì tùy
theo mức độ ảnh hưởng đến an toàn của công trình thủy lợi, mà phải tháo dỡ, di
chuyển đi nơi khác hoặc xem xét cho tiếp tục sử dụng, nhưng phải tuân theo yêu
cầu về kỹ thuật và được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Điều 26.
Căn cứ vào Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh quy định điều kiện và xem xét, xử lý việc tháo dỡ, di chuyển hoặc
cho tiếp tục sử dụng đối với nhà và công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi ở địa phương; quy định việc phân cấp xử lý đối với các trường hợp
trên và thực hiện chính sách đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện
hành.
Chương 4:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI
THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 27.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, bao gồm:
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
2. Thống nhất quản lý nhà nước về
việc lập, thực hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống
công trình thủy lợi trong phạm vi cả nước;
3. Trình Chính phủ xét duyệt và
chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng
cấp những hệ thống công trình quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa
phương; xét duyệt hoặc đồng ý bằng văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt
dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp những hệ thống công trình đã được
phân cấp theo quy định hiện hành về xây dựng cơ bản;
4. Xây dựng
và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức về khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi;
5. Phê duyệt phương án bảo vệ
công trình thủy lợi thuộc phạm vi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản
lý; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định biện
pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo
việc điều hoà, phân phối nguồn nước của công trình thủy lợi trong trường hợp xảy
ra hạn hán, trong đó ưu tiên nước cho sinh hoạt; tổng hợp kế hoạch phòng, chống
úng, hạn trong cả nước;
6. Cấp, thu hồi giấy phép hoặc uỷ
quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp, thu hồi Giấy phép xả nước thải vào công
trình thủy lợi và các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi;
7. Tổ chức công tác thanh tra
chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực pháp luật về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi;
8. Tổng hợp và đề xuất trình
Chính phủ xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế về lĩnh vực khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi;
9. Đề xuất, trình Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức việc nghiên cứu khoa học, áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
đào tạo cán bộ và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi;
10. Thực hiện quyền đại diện chủ
sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy
lợi thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 28.
Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện quản lý nhà nước về
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
1. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hoặc tổ chức việc xây dựng
quy trình vận hành công trình thủy điện, bảo đảm khai thác tổng hợp có hiệu quả
và an toàn công trình thủy lợi;
2. Bộ Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực
hiện quy hoạch mạng lưới giao thông thủy trong hệ thống công trình thủy lợi hoặc
lợi dụng tổng hợp công trình thủy lợi đã có vào mục đích giao thông, bảo đảm
phù hợp với quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, an toàn cho công trình và
không gây cản trở dòng chảy;
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch
hệ thống cấp thoát nước cho đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp nằm trong hệ thống
công trình thủy lợi, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, quy trình vận hành hệ thống
công trình thủy lợi và không gây ô nhiễm môi trường nước;
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập
phương án sử dụng tài nguyên đất; phương án khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước;
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên
quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các dự án về khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
6. Bộ Tài
chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ,
ngành có liên quan bố trí kinh phí phòng, chống úng, hạn; xây dựng các chính
sách về tài chính trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và khắc
phục hậu quả khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố;
7. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và
lực lượng vũ trang nhân dân phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chỉ đạo việc ngăn chặn các hành vi phá hoại, bảo đảm an toàn cho công trình thủy
lợi và khắc phục hậu quả khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.
Điều 29.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi, bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện
quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong địa phương;
2. Chỉ đạo việc lập kế hoạch
phòng, chống úng, hạn trong địa phương;
3. Lập, trình duyệt, tổ chức thực
hiện các dự án đầu tư bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi
ở địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4. Hướng dẫn thi hành các quy định
của Chính phủ và các Bộ, ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa
phương;
5. Cấp, thu hồi Giấy phép xả nước
thải vào công trình thủy lợi và các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
6. Quyết định theo thẩm quyền
các biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ xảy ra sự cố
theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật; thực hiện việc điều
hoà, phân phối nguồn nước của công trình thủy lợi trong trường hợp xảy ra hạn
hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt; tổng hợp kế hoạch phòng, chống úng, hạn trong
địa phương; phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo hướng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
7. Tổ chức công tác thanh tra
chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; giải quyết hoặc tham gia
giải quyết các tranh chấp về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xử lý các
vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương
theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các quy
định khác của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi tại địa phương;
8. Thực hiện các điều ước quốc tế
trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi mà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
9. Thực hiện quyền đại diện chủ
sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy
lợi thuộc địa phương quản lý theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nghị định này thay thế Nghị định
số 98/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về việc quy định thi hành Pháp
lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Nghị định số 112-HĐBT ngày 25
tháng 8 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thu thủy lợi
phí.
Các quy định trước đây trái với
Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 31.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng các Bộ, ngành có
liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 32.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách
nhiệm thi hành Nghị định này.