ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 94/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 4 năm
2021
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU
HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
Thực hiện Chương trình số 22/CTr-UBND
ngày 22/01/2021 của UBND thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn
cứu hộ trên địa bàn Thành phố năm 2021; Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 22/01/2021
của UBND Thành phố về cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành
chính công cấp tỉnh (PAPI) của thành phố Hà Nội năm 2021, UBND Thành phố ban
hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn
cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng
cao hoạt động của các cấp chính quyền Thành phố; đặc biệt là cấp cơ sở; phấn đấu
chỉ số PAPI của Thành phố Hà Nội năm 2021 được cải thiện, tăng ít nhất 05 bậc
so với năm 2020; phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào quá trình
xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách; thực hiện có hiệu quả
chủ đề công tác năm 2021 của Thành phố “Kỷ cương, trách
nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
2. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC và CNCH; nâng
cao vai trò trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các ngành chức năng; nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu
cơ sở, chủ hộ gia đình và người dân trong công tác PCCC.
3. Thông
qua công tác kiểm tra đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện các chỉ đạo của
Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đối với công tác PCCC và
CNCH đã ban hành trong thời gian vừa qua; đồng thời tổng hợp những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện các mặt công tác về PCCC và CNCH; khắc
phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém; tổng hợp, báo cáo đề xuất các cấp có thẩm
quyền những nội dung cần chỉ đạo, giải quyết.
4. Việc
kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đánh giá đúng thực trạng tình
hình, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan,
đơn vị, cơ sở trong công tác PCCC và CNCH.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI
GIAN, HÌNH THỨC KIỂM TRA
1. Đối tượng
a) Cấp Thành phố: Các sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn Thành phố (lựa chọn một số đơn vị để kiểm tra).
b) Cấp huyện: 100% UBND cấp xã và lựa chọn một số cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy,
nổ cao trên địa bàn.
2. Thời gian kiểm tra: Từ ngày 15/5/2021 đến ngày 15/10/2021 (Thời gian cụ thể đối với các
đơn vị được kiểm tra sẽ có thông báo sau).
3. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch; kiểm tra thường xuyên; kiểm tra đột xuất; kiểm
tra chéo hoặc tiến hành tự kiểm tra.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Công
tác triển khai, thực hiện Nghị Quyết, Chương trình, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của
Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đã
ban hành.
2. Việc
thực hiện trách nhiệm của UBND các cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Luật
Phòng cháy và chữa cháy và Điều 52 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020
của Chính phủ.
3. Việc
thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
theo khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy
và chữa cháy.
4. Việc tổ
chức triển khai thực hiện Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa
cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
5. Kiểm
tra việc thực hiện các kiến nghị của các Đoàn Thanh tra, kiểm tra (nếu có);
về công tác tổ chức thường trực sẵn sàng “Bốn tại chỗ” về PCCC và CNCH; việc thực
hiện chế độ thống kê, báo cáo về PCCC và CNCH.
IV. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Công an Thành phố
a) Là cơ quan Thường trực, tham mưu
UBND Thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố.
b) Lập danh sách, đề xuất các cơ
quan, đơn vị, cơ sở và thời gian tiến hành kiểm tra; xây dựng đề cương hướng dẫn
các đơn vị, cơ sở được kiểm tra chuẩn bị các nội dung phục vụ Đoàn kiểm tra cấp
Thành phố.
c) Tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả
kiểm tra, tập hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;
tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời, báo cáo, đề xuất các cấp, các ngành
có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những nội dung vượt thẩm quyền theo quy định.
2. UBND cấp huyện
a) Xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc thực
hiện công tác PCCC và CNCH; thành lập Đoàn kiểm tra cấp huyện và gửi về UBND
Thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an Thành phố) trước
ngày 10/4/2021.
b) Báo cáo kết quả thực hiện về UBND
Thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an Thành phố) trước
ngày 30/10/2021 để tổng hợp.
3. Các đơn vị được kiểm tra
a) Xây dựng báo cáo phục vụ Đoàn kiểm
tra gửi về UBND Thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an Thành
phố).
b) Chuẩn bị các điều kiện phục vụ buổi
kiểm tra của UBND Thành phố.
c) Tổ chức thực hiện các kiến nghị,
yêu cầu, kết luận của Đoàn kiểm tra, báo cáo kết quả về UBND Thành phố theo quy
định.
d) Đối với UBND các quận (huyện) có
cơ sở được tiến hành kiểm tra trên địa bàn quản lý:
- Thông báo cho cơ sở trên địa bàn quản
lý thuộc đối tượng kiểm tra lịch, chương trình làm việc của Đoàn kiểm tra, hướng
dẫn, đôn đốc các cơ sở xây dựng báo cáo và chuẩn bị các điều kiện phục vụ Đoàn
kiểm tra của Thành phố.
- Đôn đốc, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực
hiện các kiến nghị, yêu cầu, kết luận của Đoàn kiểm tra, báo cáo kết quả về
UBND Thành phố theo quy định.
(Các
đơn vị được kiểm tra và thời gian kiểm tra sẽ có thông báo sau)
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập 01 Đoàn kiểm tra cấp Thành phố, gồm:
a) Đồng chí Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch
Thường Trực UBND Thành phố - Trưởng Đoàn;
b) Đồng chí Trần Ngọc Dương - Phó
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội - Phó Trưởng Đoàn;
c) Đại diện Lãnh đạo Văn phòng UBND
Thành phố;
d) Đại diện các Sở, ngành: Công
Thương; Xây dựng; Tổng Công ty Điện lực (Lập danh sách cử đại diện tham gia
đoàn kiểm tra (theo mẫu gửi kèm) và nội dung kiểm tra theo lĩnh vực đơn vị phụ
trách, quản lý gửi về UBND Thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an
Thành phố) trước ngày 10/4/2021 để tổng hợp).
e) Đại diện phòng nghiệp vụ của Công
an thành phố Hà Nội.
f) Mời cơ quan
báo, đài Thành phố phối hợp tham gia đưa tin, bài trên các phương tiện thông
tin truyền thông.
2. Thành lập 30 đoàn kiểm tra cấp huyện
Giao UBND cấp huyện thành lập mỗi đơn
vị 01 đoàn kiểm tra liên ngành (đối tượng,
thời gian kiểm tra do đồng chí Chủ tịch UBND cấp
huyện quyết định), thành phần như sau:
- 01 đồng chí Lãnh đạo UBND cấp huyện
- Trưởng đoàn;
- Lãnh đạo Công an quận, huyện; Lãnh
đạo, chuyên viên các phòng, ban có liên quan (đồng chí Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định).
3. Căn cứ
kế hoạch này, các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Quá trình thực
hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND thành phố (qua Phòng Cảnh sát PCCC
và CNCH - Công an Thành phố) để được hướng dẫn, giải đáp. Giao Công an
Thành phố theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết
quả triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc đề xuất, báo cáo UBND Thành
phố xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- V01, C07 - Bộ Công an;
- TT: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Thường trực UBMTTQVN Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP, NC, KGVX, TBKT, KT, ĐT;
- Lưu: VT, NC(QuangSơn).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|
………….
……………….
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
Hà
Nội, ngày tháng
năm 2021
|
BIỂU MẪU DANH SÁCH
Cử thành viên tham gia Đoàn kiểm tra việc
thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021
TT
|
Họ
và tên
|
Chức
vụ, Đơn vị
|
SĐT
liên hệ
|
Địa
chỉ Email
|
Ghi
chú
|
1
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|