ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 83/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
14 tháng 6 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
QUAN
TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH NINH BÌNH
NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số
1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi
trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh
báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Bình năm 2021 và
giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh
trong nuôi trồng thủy sản bằng cách quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường,
thu thập thông tin bệnh, hoạt động nuôi trồng thủy sản nhằm phát hiện sớm các dấu
hiệu bất lợi của môi trường để khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản.
- Thông tin, tuyên truyền về hoạt
động quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường cho người nuôi trồng thủy sản
chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Quan trắc cảnh báo kịp thời
chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, đưa ra những khuyến cáo cho người nuôi chọn
lựa thời điểm tốt nhất để thả giống và có giải pháp phòng ngừa trong quá trình
nuôi để hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.
- Thường xuyên thông tin, tuyên
truyền đến người nuôi trồng thủy sản về môi trường nuôi trồng và đưa ra những
cảnh báo, hướng dẫn biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết.
II. Nội dung, nhiệm vụ
1. Đối tượng quan trắc, cảnh
báo, giám sát môi trường
Triển khai hoạt động quan trắc
các yếu tố môi trường vùng nuôi tập trung các đối tượng nuôi chính, có giá trị
kinh tế cao của tỉnh (tôm nước lợ, ngao, cá nước ngọt). Cụ thể như sau:
- Đối với tôm nước lợ (tôm
sú, tôm thẻ chân trắng): Thực hiện quan trắc môi trường vùng nước cấp và
giám sát ao đại diện:
+ Quan trắc môi trường vùng nước
cấp: Cung cấp thông tin về chất lượng nước giúp người nuôi nắm được diễn biến
môi trường nước cấp, nhận biết các yếu tố môi trường nuôi để có kế hoạch lấy nước
vào ao, xử lý nước và quản lý ao nuôi thích hợp. Căn cứ vào lịch mùa vụ, hoạt động
quan trắc tập trung nhiều trước mùa vụ nuôi ở khu vực nước cấp cho khu vực nuôi
tôm trọng điểm.
+ Giám sát ao đại diện trong
khu vực nhằm xác định diễn biến trong quá trình nuôi để kịp thời chỉ đạo sản xuất.
Khi chọn ao nuôi để quan trắc phải chọn những ao nuôi mang tính đặc trưng và đại
diện cho khu vực. Lựa chọn ao có nguy cơ gây phát sinh các yếu tố môi trường và
dịch bệnh.
- Đối với ngao:
Quan trắc môi trường nuôi ngao
nhằm đánh giá chất lượng nước vùng cửa sông, thủy triều ảnh hưởng trực tiếp tới
khu vực nuôi. Địa điểm quan trắc môi trường tập trung ở những vùng có nguy cơ
gây biến động môi trường vùng nuôi để cảnh báo sớm những chỉ tiêu ô nhiễm môi
trường vùng nuôi và có biện pháp phòng tránh hợp lý cho người nuôi.
- Đối với cá nước ngọt:
Quan trắc môi trường vùng nuôi
cá nước ngọt tập trung để đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
nước để cơ quan quản lý kịp thời chỉ đạo sản xuất, đồng thời kết quả quan trắc
giúp người nuôi có kế hoạch quản lý chất lượng nước hiệu quả.
2. Địa điểm, thời gian và
thông số quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường
2.1 Địa điểm quan trắc, cảnh
báo và giám sát môi trường: Thực hiện thu và phân tích mẫu tại 14 điểm,
cụ thể như sau:
+ Vùng nuôi tôm nước lợ (tôm
thẻ chân trắng, tôm sú) 07 điểm: Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường
tại 03 điểm vùng nước cấp và 04 điểm ao đại diện thuộc huyện Kim Sơn
+ Vùng nuôi ngao 02 điểm: Quan
trắc, cảnh báo và giám sát môi trường tại 02 điểm vùng nuôi ngao thuộc huyện
Kim Sơn
+ Vùng nuôi cá nước ngọt 05
điểm: Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường tại 05 điểm ao đại diện
thuộc huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô và thành phố Tam Điệp.
Bảng
1: Địa điểm quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường năm 2021 và giai đoạn
2022-2025
TT
|
Đối tượng
|
Số điểm
|
Điểm quan trắc năm 2021
|
Điểm quan trắc năm 2022-2025
|
1
|
Tôm nước lợ
|
7
|
|
|
|
Vùng nước cấp
|
3
|
Cống CT2 - xã Kim Hải
|
Cống CT2 - xã Kim Hải
|
Cống CT4 - xã Kim Trung
|
Cống CT4 - xã Kim Trung
|
Cống CT6 - xã Kim Đông
|
Cống CT6 - xã Kim Đông
|
|
Ao đại diện
|
4
|
Khu nuôi tôm xã Kim Đông
|
Khu nuôi tôm xã Kim Đông
|
Khu nuôi tôm xã Kim Trung
|
Khu nuôi tôm xã Kim Trung
|
Khu nuôi tôm xã Kim Hải
|
Khu nuôi tôm xã Kim Hải
|
Khu nuôi tôm TT Bình Minh
|
Khu nuôi tôm TT Bình Minh
|
2
|
Ngao
|
2
|
Vùng nuôi ngao cầu Cồn Nổi
|
Vùng nuôi ngao cầu Cồn Nổi
|
Vùng nuôi ngao Ngánh 304
|
Vùng nuôi ngao Ngánh 304
|
3
|
Cá nước ngọt
|
5
|
|
|
|
Địa bàn huyện Gia Viễn
|
2
|
Khu nuôi cá xã Gia Vân
|
Khu nuôi cá xã Gia Vân, Gia
Minh, Gia Vượng, Gia Hòa, Gia
Phong, Gia Trung, Gia Xuân. Mỗi năm lựa chọn 2 xã, thay thế nhau giữa các
năm
|
Khu nuôi cá xã Gia Minh
|
|
Địa bàn huyện Nho Quan
|
1
|
Vùng nuôi cá lúa xã Văn Phú
|
Vùng nuôi cá lúa xã Thanh Lạc,
Thượng Hòa, Phú Lộc. Mỗi năm lựa chọn 1 xã, thay thế nhau giữa các năm
|
|
Địa bàn huyện Yên Mô
|
1
|
Khu nuôi cá xã Xã Yên Hòa
|
Khu nuôi cá xã Khánh Thượng,
Yên Đồng, Yên Mạc, Yên Lâm. Mỗi năm lựa chọn
1 xã, thay thế nhau giữa
các năm
|
|
Địa bàn thành phố Tam Điệp
|
1
|
Khu nuôi cá phường Yên Bình
|
Khu nuôi cá phường Yên Bình
|
2.2 Thời gian quan trắc,
cảnh báo và giám sát môi trường
- Năm 2021: Thực hiện từ tháng 7/2021
đến tháng 12/2021.
- Năm 2022 đến 2025: Thực hiện
từ tháng 3 đến tháng 12 hàng năm.
2.3 Thông số và tần suất
quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường
Bảng
2: Thông số và tần suất quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường
TT
|
Địa điểm
|
Thông số
|
Tần suất
|
Ghi chú
|
1
|
Tôm nước lợ
|
|
|
|
Nguồn nước cấp
|
Nhiệt độ, Oxy hòa tan, độ mặn,
pH, độ trong, NO2, NO3, H2S, NH4,
PO4; độ kiềm
|
2 lần/tháng
|
Đo tại hiện trường
|
Mật độ và thành phần tảo độc,
TSS, COD, Coliform, Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus
|
2 lần/tháng
|
Gửi phân tích phòng thí nghiệm
|
Thuốc bảo vệ thực vật, Kim loại
nặng (Hg, Pb, Cd, As)
|
|
Ao đại diện
|
Nhiệt độ, Oxy hòa tan, màu nước,
pH, độ trong,
Độ kiềm, độ mặn, NH4,
NO2, NO3, PO4, H2S,
|
2 lần/tuần
|
Đo tại hiện trường
|
TSS, COD, Mật độ và thành phần
tảo độc
Giám sát tác nhân gây bệnh
trên tôm nuôi: Vibrio tổng số, Vibrio parahaemolyticus, WSSV, EHP
|
2 lần/tháng
|
Gửi phân tích phòng thí nghiệm
|
2
|
Vùng nuôi ngao
|
Nhiệt độ, pH, độ mặn, NH4,
NO2, NO3, PO4, H2S, độ kiềm
|
2 lần/tháng
|
Đo tại hiện trường
|
TSS Mật độ và thành phần tảo
độc, Perkinsus sp., Coliform, Vibrio tổng số
Giám sát tác nhân gây bệnh
trên ngao nuôi: Perkinsus
|
2 lần/tháng
|
Gửi phân tích phòng thí nghiệm
|
Thuốc bảo vệ thực vật, Kim loại
nặng (Hg, Pb, Cd, As)
|
3 lần/năm
|
3
|
Ao nuôi cá nước ngọt
|
Oxy hòa tan, pH, NH4,
NO2, NO3, PO4, H2S
|
2 lần/tháng
|
Đo tại hiện trường
|
TSS, COD, Mật độ và thành phần
tảo độc
|
2 lần/tháng
|
Gửi phân tích phòng thí nghiệm
|
Thuốc bảo vệ thực vật
|
2 lần/năm
|
3. Quan trắc, cảnh báo và
giám sát môi trường đột xuất
- Thực hiện quan trắc môi trường
đột xuất khi: Khu vực nuôi có diễn biến thời tiết bất thường (mưa, nắng nóng
kéo dài…); khu vực nuôi thủy sản xảy ra dịch bệnh; môi trường vùng nuôi có dấu
hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ; có hiện tượng tảo nở hoa tại vùng nuôi
ngao; quan trắc môi trường cuối vụ nuôi đối với vùng nuôi tôm thẻ chân trắng,
tôm sú nuôi trái vụ.
- Các chỉ tiêu quan trắc căn cứ
vào đối tượng nuôi, tình hình dịch bệnh, thời tiết tại vùng nuôi.
4. Nâng cao năng lực quan trắc,
cảnh báo và giám sát môi trường
- Tăng cường công tác đào tạo,
bồi dưỡng nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn về công tác, kỹ thuật quan trắc,
phân tích mẫu, xử lý số liệu, thống kê báo cáo nhằm tăng tính chủ động, cảnh
báo và có phương án xử lý kịp thời khi chất lượng môi trường trong hoạt động
nuôi trồng thủy sản bị đe dọa.
- Tổ chức các hội nghị tập huấn
về phương pháp, nội dung thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng
thủy sản cho các hộ dân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh
nhằm nâng cao kiến thức, tầm quan trọng của việc quan trắc cảnh báo môi trường
nuôi, giúp người nuôi chủ động kiểm soát tốt chất lượng môi trường để phục vụ sản
xuất, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại kinh tế trong hoạt động sản xuất.
5. Công tác thông tin tuyên
truyền, cảnh báo môi trường
Dựa trên kết quả phân tích các
chỉ tiêu, định kỳ cán bộ chuyên trách hoạt động quan trắc tiến hành tổng hợp,
phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cảnh báo (nếu có) về kết quả môi trường,
thông báo đến người nuôi thủy sản và các đơn vị có liên quan, thông báo trên
đài phát thanh cấp xã giúp người nuôi cập nhật thông tin kịp thời, giảm thiểu rủi
ro trong sản xuất thủy sản.
III. Dự kiến kinh phí thực
hiện
1. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn
2021-2025: 3.340.000.000 đồng (Ba tỷ, ba trăm bốn mươi triệu đồng).
- Trong đó:
+ Kinh phí thực hiện năm 2021:
460.000.000 đồng (Bốn trăm sáu mươi triệu đồng). Giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chỉ đạo thực hiện lồng ghép kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ
tại Kế hoạch năm 2021 với các nội dung công việc có liên quan đã được giao dự
toán NSNN năm 2021 cho Chi cục Thủy sản tại Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày
14/12/2020 của UBND tỉnh
+ Kinh phí thực hiện giai đoạn
2022-2025: 2.880.000.000 đồng (Hai tỷ, tám trăm tám mươi triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí thực
hiện: Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các
nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
VI. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai hiệu
quả Kế hoạch quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, định kỳ đánh giá kết quả thực
hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo Chi cục Thuỷ sản xây
dựng dự toán kinh phí hàng năm thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Tài chính thẩm định,
tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách, tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thủy sản) thực hiện
hiệu quả Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng
thủy sản tỉnh Ninh Bình năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
4. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo phòng chuyên môn,
UBND các xã, thị trấn, phối hợp với Chi cục Thuỷ sản trong công tác triển khai
kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trên địa bàn.
- Tuyên truyền, phổ biến, khuyến
cáo người nuôi trồng thủy sản thực hiện tốt các quy định về nuôi trồng thủy sản
nhằm giảm tác động xấu tới môi trường; thông báo kịp thời kết quả quan trắc môi
trường và các biện pháp hướng dẫn xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ
quan chuyên môn.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát tình hình nuôi trồng thủy sản tại địa phương, nhằm phát hiện và phối hợp
xử lý kịp thời các tình xuống xảy ra trong nuôi trồng thủy sản.
5. Đài Phát thanh và Truyền
hình, Báo Ninh Bình
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền nâng cao nhận thức
của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về công tác quan trắc, cảnh báo và
giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
Trên đây là Kế hoạch quan trắc,
cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Bình năm
2021 và giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan,
UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Thuỷ sản;
- Lưu VT, VP2,3,5.
Bh_VP3_KH13
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Song Tùng
|