Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 81/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Quỳnh Thiện
Ngày ban hành: 30/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 30 tháng 7 năm 2024

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Thực hiện Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02 tháng 11 năm 2023, Công văn 1786/BTNMT-KSONMT ngày 22 tháng 3 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (gọi tắt là các cơ quan, tổ chức), hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; kiện toàn hệ thống, mạng lưới thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.

b) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, hình thành thói quen và ý thức tự giác thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trong cộng đồng.

c) Tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý, nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý.

2. Yêu cầu

a) Triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh, ưu tiên triển khai trước tại những khu vực có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển: Các cơ quan, đơn vị; khu vực đô thị; khu dân cư tập trung; hộ gia đình, cá nhân dọc tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, …, từng bước mở rộng đến khu vực vùng sâu, đảm bảo việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được triển khai thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh.

b) Việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, trong đó cấp huyện, cấp xã và các tổ chức chính trị - xã hội giữ vai trò then chốt trong tổ chức thực hiện; phát huy lực lượng đoàn viên, hội viên của các đoàn thể ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động; hộ gia đình, cá nhân giữ vai trò trọng tâm, tham gia tích cực theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

c) Các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống nhà nước phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đồng thời, tham gia tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, hộ gia đình, cá nhân nơi cư trú cùng thực hiện.

3. Mục tiêu

a) Năm 2024

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.

- 100% xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân để nâng cao nhận thức người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

b) Năm 2025:

- 100% huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng và tổ chức thực hiện phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phù hợp với việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương; kiện toàn lại đội ngũ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các yêu cầu thu gom, vận chuyển các loại chất thải sau khi phân loại.

- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu tuyên truyền việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (áp dụng cho phường, thị trấn) đạt 60% trở lên; khu vực nông thôn đối với xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 40% trở lên, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt từ 60% trở lên.

c) Năm 2026:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

- Mở rộng việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực còn lại. Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (áp dụng cho phường, thị trấn) đạt 80% trở lên; khu vực nông thôn đối với xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 60% trở lên, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt từ 80% trở lên.

d) Năm 2027:

Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị (áp dụng cho phường, thị trấn) đạt 100%; khu vực nông đối với xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 80% trở lên; xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 100%.

đ) Năm 2028 trở về sau:

Tỷ lệ thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đạt 100%.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về nguyên tắc, kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; hướng dẫn việc lưu giữ, chuyển giao, tập kết, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý.

b) Tuyên truyền về các quy định liên quan đến việc chế tài, xử lý vi phạm trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

2. Thực hiện phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02 tháng 11 năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

a) Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh được phân loại như sau:

- Nhóm 1: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (giấy thải; nhựa thải; kim loại thải; thủy tinh thải; vải, đồ da; đồ gỗ; cao su; thiết bị điện, điện tử thải bỏ).

- Nhóm 2: Chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng; các loại rau, củ, quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn, …; các sản phẩm bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản...).

- Nhóm 3: Chất thải rắn sinh hoạt khác, gồm:

+ Chất thải nguy hại: Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini,…từ hoạt động sinh hoạt; sơn, mực, chất kết dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất); găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất; kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh; các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thủy ngân thải; các loại pin, ắc quy thải.

+ Chất thải cồng kềnh: Tủ, bàn ghế, sofa, giường, nệm, cũ hỏng; tủ sắt, khung cửa, cánh cửa; cành cây, gốc cây,…

+ Chất thải khác còn lại: Vỏ các loại hạt như macca, óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trứng, xơ dừa, rơm, trấu,…từ hoạt động sinh hoạt; chiếu cói; chiếu tre, trúc; gối mây, tre,…; lông gia súc, gia cầm,…; bã cà phê, bã trà (túi trà), bã mía, lõi ngô (cùi bắp),…; chất thải từ làm vườn từ hộ gia đình như lá, rễ, cành cây nhỏ, cỏ, hoa,…

b) Lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

Các loại chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại được chứa trong các vật đựng, túi, bao bì, thùng chứa phù hợp với từng loại chất thải và lưu giữ trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đảm bảo không gây nguy hiểm, mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường cho đến khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển. Vật đựng, túi, bao bì, thùng chứa từng loại chất thải như sau:

- Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: Chứa đựng trong bao bì thông thường, bảo đảm khả năng lưu chứa. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại thì phải chứa đựng trong bao bì dành cho chất thải khác còn lại.

- Chất thải nguy hại: Chứa đựng trong bao bì vỏ cứng hoặc vỏ mềm đảm bảo lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy để đảm bảo ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi.

- Chất thải rắn cồng kềnh: Phải được tháo rã, cắt để giảm kích thước. Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự thỏa thuận với đơn vị thu gom khác thì tự chi trả chi phí thu gom, vận chuyển theo thỏa thuận.

- Chất thải thực phẩm; chất thải khác còn lại: Chứa đựng trong bao bì phải đảm bảo không rơi vãi, rò rỉ nước và phát tán mùi hôi.

c) Phương án thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quyết định phương án thu gom phù hợp (xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt, thông báo rộng rãi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn biết, thực hiện), đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại địa phương đạt hiệu quả, tiết kiệm và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, theo các phương án như sau:

- Phương án 1: Thu gom cùng lúc các nhóm chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại hàng ngày, đối với trường hợp đơn vị thu gom, vận chuyển đáp ứng các yêu cầu về phương tiện thu gom các nhóm chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại.

- Phương án 2: Thu gom riêng từng nhóm, từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại theo thời gian phù hợp, đối với trường hợp đơn vị thu gom, vận chuyển không đáp ứng các yêu cầu về phương tiện thu gom để thu gom cùng lúc các nhóm chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại.

- Đối với chất thải cồng kềnh và chất thải nguy hại, có thể thu gom tại điểm cố định hoặc thu gom tại nhà theo thời gian do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyết định và thông báo rộng rãi đến cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn biết, thực hiện. Khuyến khích các địa phương tổ chức thu gom chất thải rắn cồng kềnh và chất thải nguy hại vào các ngày chủ nhật hàng tuần hoặc tối thiểu 01 tháng/lần để kịp thời thu gom chất thải rắn cồng kềnh và chất thải nguy hại, hạn chế việc đổ thải không đúng quy định.

3. Bố trí điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn hiện có, bố trí điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương và yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; bố trí thùng chứa rác tại các khu vực công cộng, mỗi điểm ít nhất 04 thùng thể tích phù hợp để thu gom các loại chất thải: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải nguy hại; chất thải còn lại khác (không bao gồm chất thải cồng kềnh), có dấu hiệu nhận biết để dễ nhận dạng trong quá trình thu gom. Trường hợp điểm tập kết không đảm bảo tiếp nhận chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh thì phải có phương án thu gom tại nhà hoặc hình thức khác phù hợp.

4. Hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thành lập các Tổ kiểm tra, giám sát hạ tầng, kỹ thuật và hoạt động của các điểm tập kết/trạm trung chuyển, việc thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại đến các điểm tập kết/trạm trung chuyển, công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết/trạm trung chuyển đến cơ sở xử lý/tái chế trên địa bàn.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, hoạt động của cơ sở xử lý/tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh.

5. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được phân bổ hàng năm cho các cấp và các cơ quan, đơn vị; nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; nguồn vốn chi đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; nguồn xã hội hoá; huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. TỐ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, quán triệt Kế hoạch này, tổ chức triển khai thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả theo mục tiêu đề ra. Định kỳ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Hướng dẫn, tuyên truyền về các phương pháp, mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển, tập kết và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Tham mưu, đề xuất quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

d) Kiểm tra, giám sát trong thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán của các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các sở, ngành và địa phương kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực thu gom, xử lý, tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên tăng cường tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải ; căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu bố trí nguồn kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm, cụm công nghiệp... trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Nội vụ

Tham mưu kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nhất là cán bộ môi trường cấp xã, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, chất lượng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến giáo viên, học sinh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, thông qua các chương trình giáo dục, các hoạt động chính khóa, ngoại khóa, các phong trào thi đua phù hợp ở các cấp học.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền các quy định, nội dung về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh; đồng thời, phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

9. Công an tỉnh

Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

10. Báo Trà Vinh, Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh:

Tăng cường tăng phóng sự, thời lượng thông tin liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để các cơ quan, đơn vị, cơ sở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện, từ đó hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Đồng thời, kịp thời phản ánh, tuyên truyền các mô hình, điển hình, tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.

11. Ban Quản lý Khu Kinh tế Trà Vinh

Tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Đồng thời, kiểm tra, giám sát việc phân loại và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo đúng quy định.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Tuyên truyền, vận động và giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; lồng ghép nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào kế hoạch thực hiện hàng năm theo chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường đã được ký kết với cơ quan, đơn vị có liên quan.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố

a) Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn, đảm bảo công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả.

b) Bố trí các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, trên địa bàn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định. Rà soát, xây dựng phương án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại trên địa bàn, làm cơ sở đưa ra tiêu chí lựa chọn đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp.

c) Phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom, đảm bảo công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại được đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; bố trí thùng chứa rác công cộng đáp ứng các yêu cầu về thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại.

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đúng theo quy định.

đ) Xây dựng, nhân rộng các mô hình liên kết tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại, mô hình thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.

e) Huy động các nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động liên quan đến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quản lý.

g) Kiểm tra, hướng dẫn, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý theo quy định.

h) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ sở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc đem đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát và công khai trường hợp không tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

i) Xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

k) Chủ trì, phối hợp với cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư bố trí điểm đặt thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phù hợp tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo mỹ quan và thuận tiện trong công tác thu gom.

14. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

a) Đảm bảo các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển, phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật; vệ sinh, phun xịt khử mùi phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trước khi ra khỏi trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và sau khi hoàn thành công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

b) Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong thu gom, vận chuyển, tiếp nhận từng nhóm chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại và đảm bảo đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện, thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại địa điểm đã thống nhất với chính quyền địa phương.

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom và triển khai hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt hiệu quả đối với từng nhóm chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại.

d) Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đúng tuyến đường, thời gian, đến đúng điểm tập kết, trạm trung chuyển, địa điểm đã quy định, có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân không phân loại và thông báo cho chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

15. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại đến đúng nơi quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chi trả chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

b) Cộng đồng dân cư phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thông báo cho chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đoàn thể, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kịp thời phản ảnh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Quỳnh Thiện

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 81/KH-UBND ngày 30/07/2024 thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


257

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.204.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!