Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 79/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Lâm Hải Giang
Ngày ban hành: 12/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Bình Định, ngày 12 tháng 04 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH MÙA KHÔ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Thực hiện Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt tình hình thời tiết, thủy văn để triển khai kịp thời các giải pháp, phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của hiện tượng El Nino trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu khác; chủ động kịp thời huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước, trong đó, cần xác định khả năng bị ảnh hưởng đến từng vùng, từng địa phương để có giải pháp cụ thể đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân chủ động áp dụng các giải pháp cấp, trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm trong thời gian hạn hán, thiếu nước, tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Thường xuyên kiểm kê nguồn nước các công trình thủy lợi, điều tiết, dự trữ nguồn nước, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối, điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm nguồn nước cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, ...) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2024.

- Tăng cường quản lý, khai thác vận hành các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện đảm bảo theo đúng quy định, quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt; phát huy cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống hạn, chủ động thực hiện các giải pháp chống hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động cấp nước sinh hoạt của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn để có giải pháp cấp nguồn thay thế kịp thời khi xảy ra thiếu nước. Xây dựng phương án các điểm cấp nước tập trung, cấp nước lưu động, hỗ trợ thiết bị cấp, trữ nước hộ gia đình cho những khu vực chịu ảnh hưởng.

- Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho các vùng canh tác ngoài phạm vi cấp nước tưới của công trình thủy lợi; lưu ý việc trữ nước và thực hiện các giải pháp về trồng trọt để giữ ẩm cho cây trồng, bảo đảm duy trì sức sống cho cây trồng trong điều kiện hạn hán, thiếu nước.

- Các cấp, các ngành, các địa phương, các chủ đập thủy điện, thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm quán triệt cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện nghiêm túc Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024, Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Kế hoạch này; phát huy cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh.

II. GIẢI PHÁP, PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN

1. Diễn biến, dự báo tình hình thời tiết:

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định diễn biến khí tượng, thủy văn từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau:

Từ đầu năm đến nay lượng mưa được 116mm, đạt 102% so với TBNN lũy kế (114mm); mưa trong tháng 3 được 17mm, đạt 59% so với trung bình nhiều năm (TBNN) (29mm); dự báo tháng 4 mưa thấp hơn từ 20-40% TBNN cùng kỳ (lượng mưa thấp hơn từ 10-20mm, lượng mưa TBNN tháng 4 phổ biến từ 30-50mm ở vùng đồng bằng, vùng núi từ 60-75mm), tháng 5 mưa thấp hơn từ 10-30% so với TBNN. Cuối tháng 5 đầu tháng 6 có đợt mưa tiểu mãn trên diện rộng, có nước để giữ nước trong hồ chứa và ruộng cũng có nước mưa, giảm hạn. Từ tháng 6 đến tháng 8 mưa xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 8 phổ biến cao hơn 0,5-1°C; giữa tháng 4 là nóng nhất, sau đó gia tăng về tần suất và cường độ và phạm vi ảnh hưởng. Mất nước do bốc hơi mặt ruộng, mặt đất, mặt nước sẽ tăng cao hơn so với bình thường, lượng nước cần cung cấp cho sinh hoạt, cây trồng, vật nuôi phải nhiều hơn.

Mực nước trên các sông: Từ tháng 4 đến tháng 5 mực nước trên các sông nhìn chung ít biến đổi đến dao động nhỏ và có xu thế giảm, riêng cuối tháng 5 mực nước trên các sông có dao động (Mực nước bình quân các tháng trên sông An Lão tại An Hòa xấp xỉ đến thấp hơn TBNN cùng kỳ; sông Kôn thấp hơn TBNN cùng kỳ. Lượng dòng chảy trên sông An Lão tại An Hòa xấp xỉ đến thiếu hụt so với TBNN cùng kỳ khoảng 18%).

2. Nguồn nước các hồ chứa và khả năng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024:

a) Hiện trạng nguồn nước các hồ chứa cấp nước vụ Hè Thu 2024

Đến thời điểm hiện nay dung tích 164 hồ chứa thủy lợi toàn tỉnh còn được 489/683 triệu m3 đạt 71,7% dung tích thiết kế, bằng 71% cùng kỳ năm 2023, hiện có 22 hồ cạn nước, cụ thể như sau: (i) Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định quản lý 63 hồ, dung tích hiện có 469/643 triệu m3, đạt 72,9% thiết kế; (ii) Trung tâm Giống nông nghiệp quản lý 02 hồ, dung tích hiện tại 0,25/0,33 triệu m3, đạt 74% dung tích thiết kế; (iii) Tổng số hồ do địa phương quản lý 99 hồ, dung tích hiện có 21/40 triệu m3, đạt 52% thiết kế, có 14 hồ cạn nước: Đồng Quang (Hoài Ân), Hóc Môn, Đồng Dụ (Phù Mỹ ); Hóc Ổi, Đá Bàn (Phù Cát); Đá Vàng (Tuy Phước); Hòa Mỹ, Rộc Đàng, Lỗ Ổi, Ông Chánh, Bàu Sen (Tây Sơn).

Mặc dù còn 489 triệu m3/683 triệu m3, đạt 71,7% dung tích, nhưng giảm nhanh do nhu cầu cấp nước gia tăng, lượng mưa tháng giảm và nắng nóng cao hơn so với trung bình nhiều năm, qua theo dõi trung bình mỗi tuần lượng nước các hồ suy giảm hơn từ 14,5 đến 19,5 triệu m3/tuần và nguồn nước các hồ chứa vừa và nhỏ còn trữ rất thấp chỉ từ 20-40% dung tích thiết kế, nhiều hồ cạn nước.

Nguồn nước hồ chứa Định Bình được bổ sung trong vụ từ các hồ chứa thủy điện Vĩnh Sơn, thủy điện Trà Xom khoảng 150 triệu m3; nguồn nước sông Kôn được bổ sung theo kế hoạch phát điện của Thủy điện An Khê -KaNak lưu lượng bình quân 15 m3/s.

b) Khả năng nguồn nước đáp ứng tưới vụ Hè Thu và nguy cơ các vùng bị hạn trong vụ Hè Thu cần chủ động dừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại;

Trong điều kiện thời tiết bình thường (như vụ Hè Thu năm 2023) toàn tỉnh tưới được 49.739 ha1, đạt 93,79 % tỷ lệ diện tích cây trồng được tưới trong vụ (53.034 ha).

Trong điều kiện dự báo nắng hạn vụ Hè Thu năm 2024 toàn tỉnh dự kiến ngừng sản xuất là 1.846 ha bao gồm: 1.191 ha phải khoanh vùng dừng sản xuất do thiếu nước và 12 hồ chứa sửa chữa nâng cấp trong vụ phải tháo cạn nước để thi công với diện tích bị ảnh hưởng 655 ha, cụ thể như sau:

(i) Đối với diện tích do Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định đảm nhận tưới trong vụ Hè Thu năm 2024: Trong tổng số 35.829 ha diện tích canh tác trong hệ thống tưới của Công ty, qua cân đối nguồn nước các công trình đảm bảo tưới chắc 34.534 ha diện tích sản xuất, còn 1.295 ha phải khoanh vùng không sản xuất do thiếu nước ở 17 hồ chứa là 971 ha và sửa chữa nâng cấp các hồ chứa theo kế hoạch dừng sản xuất 324 ha, cụ thể như sau:

Các vùng có nguồn nước bảo đảm cho vụ Hè -Thu: Khu tưới thuộc hệ thống tưới Định Bình (Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Nam Phù Cát. Khu tưới thuộc hệ thống Văn Phong (Tây Sơn, Phù Cát và Nam Phù Mỹ). Khu tưới thuộc hệ thống La Tinh (Phù Cát, Nam Phù Phù Mỹ). Khu tưới thuộc hệ thống Đồng Mít-Lại Giang (An Lão), Hoài Ân, Hoài Nhơn).

Các hồ chứa vừa, nhỏ nước không nhiều phải thu hẹp sản xuất, những hồ nhỏ còn dưới 25% dung tích thì không sản xuất Hè Thu 971 ha (chưa bao gồm 66 ha hồ Cây Khế chuyển sang trạm bơm tưới), đối với các xã Ân Phong; Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Hải, Hoài Mỹ; Mỹ Trinh, Mỹ Lộc, Mỹ Hiệp, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Thọ; Cát Hanh, Cát Hải.

(ii) Đối với diện tích tưới do các địa phương đảm nhận tưới

Trong vụ Hè Thu có 09 hồ chứa do địa phương quản lý, khai thác được sửa chữa, nâng cấp theo Quyết định 3743/QĐ/UBND ngày 14/11/2022 của UBND tỉnh(2) nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn đập; chỉ sản xuất vụ Đông Xuân, tháo cạn hồ để bàn giao xây dựng, không sản xuất Hè Thu 331 ha.

Qua kiểm tra thực trạng nguồn nước các địa phương thống nhất ngừng sản xuất vụ Hè Thu 550 ha, bao gồm: thị xã Hoài Nhơn 30 ha, huyện Hoài Ân 73 ha, Phù Mỹ 255 ha, Phù Cát 25 ha, Tây Sơn 146 ha.

(Chi tiết kế hoạch dừng sản xuất có Phụ lục 2)

c) Dự báo tình hình thiếu nước sinh hoạt do nắng hạn kéo dài

Trên địa bàn tỉnh có 131 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn cấp nước 94.423 hộ và 171.114 hộ sử dụng cấp nước nhỏ lẻ (giếng khoan, giếng đào).

Những năm trước đây, các vùng thiếu nước sinh hoạt diện rộng đã được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung quy mô vừa và lớn đã giải quyết cơ bản nhu cầu. Những vùng có dân cư bị thiếu nước cục bộ thì hỗ trợ kinh phí đào giếng sâu thêm, hỗ trợ kinh phí khoan giếng. Những vùng đồng bào dân tộc vùng cao thuộc các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh thì làm các công trình nước tự chảy.

Trường hợp nắng nóng và không có mưa tiểu mãn, thì có khoảng 6.069 hộ (24.276 người) nguy cơ thiếu nước sinh hoạt; cụ thể huyện Vân Canh: 2.061 hộ; Phù Mỹ: 1.695 hộ; Tây Sơn: 1.450 hộ; An Lão: 730 hộ; Tuy Phước 60 hộ; xã Phước Mỹ (thành phố Quy Nhơn): 73 hộ.

(Chi tiết có Phụ lục 4 đính kèm theo)

3. Các giải pháp chủ động ứng phó phòng chống hạn và khắc phục tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt:

Để chủ động đối phó tình hình hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra, đảm bảo đủ nước phục vụ nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của Nhân dân, các tổ chức, cá nhân cần đề phòng và thực hiện các giải pháp chống hạn như sau:

a) Đối với sản xuất nông nghiệp:

- Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 16/12/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt mùa khô năm 2024; trong đó, các hồ chứa nước lớn kiểm kê nguồn nước hàng ngày, các hồ chứa nước vừa và nhỏ kiểm kê hàng tuần; thực hiện việc tiết kiệm nước.

- Đối với các hồ chứa có nguy cơ thiếu nước 1 đến 2 lứa nước cuối vụ thì tổ chức sản xuất vụ Hè ngay sau vụ Đông Xuân kết thúc; tiếp tục tổ chức tưới tiết kiệm trong vụ Hè Thu, giảm số đợt tưới, tưới 9 đợt toàn vụ và giữ mức tưới trên mặt ruộng từ 5 đến 8 cm (bình thường 8 đến 10 cm), giữa hai đợt tưới là 10 ngày.

- Điều tiết nước hợp lý nguồn nước giữa khu tưới cao và khu tưới thấp; sử dụng nước có hiệu quả nguồn nước các công trình thủy điện; chuyển nước lưu vực sông Kôn và La Tinh, sông Kôn và Hà Thanh chủ động và kịp thời, Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi là doanh nghiệp nhà nước giữ nguồn nước chủ lực của tỉnh tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án, giải pháp cấp nước tưới vụ Hè Thu và vụ Mùa 2024.

- Quản lý, vận hành các hệ thống công trình ngăn mặn thật tốt vừa đáp ứng yêu cầu ngăn mặn, giữ ngọt, đồng thời tiêu úng kịp thời khi xảy ra lũ tiểu mãn vào cuối tháng 5.

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 610/SNN-TL ngày 04/3/2024 về việc các giải pháp khác chủ động phòng chống hạn, xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2024 như: UBND các xã rà soát, củng cố ngay các tổ, đội thủy nông nội đồng để quản lý, điều tiết tưới hạn chế tranh chấp, chống lãng phí nước; chủ các trạm bơm tranh thủ bơm tưới vào giờ thấp điểm để giảm chi phí; Trường hợp cần thiết tổ chức phân phiên lịch bơm nước trên các sông để tránh trường hợp lấy nước đồng thời không đảm bảo mực nước cấp.

- Thực hiện theo hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lịch thời vụ, cơ cấu giống vụ Hè Thu năm 2024 phù hợp với điều kiện nguồn nước của từng địa phương nêu tại Văn bản số 815/SNN-TrTrBVTV ngày 18/3/2024, lưu ý gieo sạ tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng, đối với vùng có nguy cơ thiếu nước, thu hoạch lúa Đông Xuân, làm đất gieo sạ ngay lúa vụ Hè, (lịch thời vụ: Vụ Hè gieo sạ tập trung từ cuối tháng 3/2024 đến giữa tháng 4/2024; vụ Thu gieo sạ tập trung từ ngày 01/5/2024 đến ngày 10/5/2024, kết thúc giao sạ trước ngày 15/5/2024; những vùng có nguy cơ thiếu nước thu hoạch lúa Đông Xuân, làm đất gieo sạ ngay lúa vụ Thu); ưu tiên sử dụng các giống lúa trung, ngắn ngày, thời gian sinh trưởng vụ Thu dưới 105 ngày, vụ Hè dưới 95 ngày.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa và chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ sang 2 vụ/năm ở những vùng có nguy cơ thiếu nước theo kế hoạch.

- Chủ động sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi, ngân sách của địa phương để thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn....

b) Đối với nước sinh hoạt:

- Các đơn vị cấp nước thực hiện bảo trì các công trình cấp nước, bổ sung nguồn nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân trong những vùng thường xuyên thiếu nước mùa khô.

- Khôi phục, thổi rửa các giếng khoan, đào sâu âm bộng các giếng đào đã được sử dụng chống hạn các năm trước để phục vụ cấp nước; Chở nước sạch từ các công trình cấp nước lân cận bằng xe chuyên dùng đến những vùng thiếu nước sinh hoạt.

- Tổ chức đấu nối nước vào hộ dân đối với những công trình đã xây dựng hoàn thành.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, không sử dụng nước sạch ngoài mục đích ăn uống, tắm giặt; tận dụng các nguồn nước từ các giếng đào, giếng khoan phục vụ cho mục đích khác. Chủ động bố trí ngân sách dự phòng địa phương để chống hạn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai thực hiện phương án; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, nhận định sát tình hình hạn hán, thiếu nước, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện các kế hoạch điều tiết, sử dụng nước hợp lý, chủ động các biện pháp ứng phó kịp thời trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch sử dụng nước của các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 16/12/2023 của UBND tỉnh triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.

- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi quản lý tốt hệ thống đê ngăn mặn, giữ ngọt, giảm thiểu xâm nhập mặn.

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, bảo trì giếng khoan, thiết bị các nhà máy hiện có; tổ chức mở mạng cấp nước, đấu nối nước vào hộ gia đình; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình cấp nước sạch, sớm đưa công trình vào sử dụng.

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình hạn hán, thiếu nước ở các địa phương và tham mưu đề xuất UBND tỉnh các giải pháp chống hạn và cấp nước sinh hoạt ở các công trình khi xảy ra hạn hán, thiếu nước.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan rà soát, cân đối khả năng ngân sách địa phương tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các địa phương, đơn vị để kịp thời chống hạn hoặc tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo quy định.

3. Sở Công Thương:

- Chỉ đạo các đơn vị, tổ chức quản lý các đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh, nhất là các công trình trên lưu vực thượng nguồn sông Kôn triển khai thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành hồ chứa các công trình thủy điện, bảo đảm nguồn nước phòng, chống hạn hán cho hạ du, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm và hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng của đơn vị và cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Định ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm tưới, đặc biệt trong các thời kỳ khô hạn cần tăng cường hoạt động cấp nước theo kế hoạch sản xuất của Nhân dân.

- Chỉ đạo Công ty Điện lực Bình Định đảm bảo cấp điện phục vụ chống hạn theo Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 03/4/2024 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cung ứng điện trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024 khi hệ thống điện Quốc gia thiếu nguồn điện.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo, đôn đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo về tình hình diễn biến khô hạn, thiếu nước, cung cấp kịp thời các bản tin cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã thực hiện xem xét, tổng hợp đề xuất UBND tỉnh nguồn hỗ trợ gạo cho dân do không sản xuất vụ Hè Thu, theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, (theo khoản 1 Điều 12 hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng và không quá 3 tháng, nguồn gạo từ dự trữ quốc gia).

6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường thông tin tuyên truyền thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt mùa khô năm 2024 trên các nền tảng thông tin như: Báo Bình Định, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố; Đài Truyền thanh các xã, phường thị trấn phát nội dung thông tin chủ động ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 vào các ngày trong tuần để người dân biết, chủ động thực hiện.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, tăng cường kiểm tra nguồn nước trên địa bàn, cân đối khả năng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn, ưu tiên nước phục vụ cho dân sinh và các ngành sản xuất chủ lực của địa phương; quản lý chặt chẽ nguồn nước, chống rò rỉ, thất thoát nước tại các công trình thủy lợi, tổ chức nạo vét phát dọn kênh mương, khai thông các cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm để đảm bảo nguồn nước phục vụ tốt sản xuất, dân sinh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, phương án chống hạn theo Kế hoạch này; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao; Dùng biện pháp tủ gốc cây trồng cạn bằng bao ni lông, cây xanh để hạn chế bốc thoát nước.

- Triển khai xây dựng kế hoạch sản xuất bám sát lịch thời vụ và kế hoạch lấy nước từ hồ chứa thủy lợi cho vụ sản xuất trong mùa khô tại địa phương để kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp khi hạn hán xảy ra.

- Chỉ đạo các phòng ban liên quan phối hợp UBND cấp xã củng cố tổ đội thủy nông để dẫn nước, thường xuyên kiểm kê toàn bộ diện tích cây trồng có nhu cầu sử dụng nước như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày,...; trên cơ sở đó xây dựng các phương án sản xuất, cấp nước tưới cho diện tích cây trồng trên địa bàn phù hợp hiệu quả.

- Theo dõi, chỉ đạo UBND các xã, phường, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn triển khai các phương án phòng chống hạn, thiếu nước đáp ứng nhu cầu nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho Nhân dân.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, khuyến khích Nhân dân thực hiện các biện pháp trữ nước phù hợp, hiệu quả; vận động Nhân dân trong vùng hưởng lợi từ các công trình nước tự chảy thường xuyên nạo vét đầu mối, súc rửa bể lắng lọc, sửa chữa tuyến đường ống và các bể chứa để chống rò rỉ, nước chảy tràn gây thất thoát nước; tuyên truyền vận động Nhân dân sử nước tiết kiệm.

- Căn cứ tình hình thực tế địa phương, xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước với nguồn nước hiện trạng có khả năng xảy ra để kịp thời có giải pháp, phương án phù hợp. Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng ở một số khu vực, chính quyền địa phương cần có giải pháp cấp nước sinh hoạt hỗ trợ cho Nhân dân bằng biện pháp chở nước sinh hoạt từ các nơi khác đến.

- Chủ động sử dụng nguồn ngân sách nhà nước phân cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật hiện hành và huy động các nguồn hợp pháp khác theo đúng quy định của pháp luật để tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh; phòng, chống hạn hán, thiếu nước hiệu quả.

- Thường xuyên cập nhật vào sáng thứ 3 hàng tuần về tình hình nguồn nước, hạn hán, tổng hợp báo cáo (hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu) về tình hình hạn hán và đề xuất giải pháp chống hạn (nếu có) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời.

8. Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định:

- Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước giao hàng năm để sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp, tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm tưới, đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa nâng cấp các công trình sớm đưa vào khai thác, phục vụ tưới tiêu và công tác chống hạn.

- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước, xây dựng kế hoạch phân phối nước phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo hiệu quả. Chủ động cân đối, điều hoà nguồn nước các công trình trên cùng hệ thống cả trong thời gian tích nước và phân phối nước.

- Phối hợp có hiệu quả với chính quyền địa phương và hộ dùng nước để điều tiết nước hiệu quả. Hạn chế mức thấp nhất việc thiếu nước tưới vào cuối vụ của các công trình do đơn vị quản lý.

9. Các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh:

- Rà soát, nâng cao năng lực, hiệu quả lấy nước phù hợp với điều kiện nguồn nước các hồ chứa, các lưu vực sông, suối và diễn biến của thời tiết.

- Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch cấp nước an toàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng kế hoạch đảm bảo cấp nước sinh hoạt phục vụ cho Nhân dân và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu khi hạn hán xảy ra làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng phải ưu tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu.

10. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn để có dự báo, cảnh báo sớm về tình hình khô hạn, thiếu nước, thông báo kịp thời cho các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan và Nhân dân biết để có giải pháp chủ động phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất có hiệu quả.

11. Các Hội đoàn thể:

Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp với ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, các giải pháp kỹ thuật phòng chống hạn; tích cực bám sát địa bàn, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất trong điều kiện hạn hán theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định, đề nghị các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện đảm bảo ứng phó kịp thời, có hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, TC, CT, XD, TN và MT, TT và TT;
- UBMTTQVN tỉnh; các Hội, đoàn thể;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Định, Đài PT-TH tỉnh;
- Đài Khí tượng Thủy văn Bình Định;
- Công ty Điện lực Bình Định;
- Chi cục Thủy lợi;
- Công ty TNHH Khai thác CTTL Bình Định;
- Công ty Cổ phần cấp thoát nước Bình Định;
- Trung tâm Nước sạch và VSMT;
- LĐ+VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K10.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang


PHỤ LỤC 1:

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VỤ HÈ THU NĂM 2024

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Toàn tỉnh

Kế hoạch chi tiết các địa phương:

Ghi chú

Quy Nhơn

An Nhơn

Hoài Nhơn

Phù Cát

Phù Mỹ

Tuy Phước

Tây Sơn

Hoài Ân

An Lão

Vân Canh

Vĩnh Thạnh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

Cây lúa

Diện tích

ha

92.670

1.879

12.960

10.403

13.590

16.173

14.400

10.077

7.700

2.127

1.319

2.041

Trong đó:

-

Vụ Đông Xuân

ha

46.847

954

6.560

5.522

7.010

7.083

7.300

5.219

4.100

1.202

795

1.102

-

Vụ Hè Thu

ha

41.608

925

6.400

4.882

6.080

5.640

7.100

4.858

3.600

925

362

836

2

Cây ngô

Diện tích

ha

8.800

36

705

1.488

1.059

2.264

350

1.100

1.318

107

45

328

Trong đó:

-

Vụ Đông Xuân

ha

2.330

15

155

448

97

524

200

224

590

31

15

31

-

Vụ Hè Thu

ha

3.990

21

400

594

517

935

150

620

630

76

12

35

3

Cây lạc

-

Vụ Đông Xuân

ha

8.562

15

450

129

4.057

1.640

200

1.800

75

43

48

105

-

Vụ Hè Thu

ha

1.863

24

45

367

740

345

50

105

70

75

7

35

4

Rau các loại

-

Vụ Đông Xuân

ha

5.770

174

485

465

1.030

1.431

700

755

400

16

150

164

-

Vụ Hè Thu

ha

5.573

174

615

476

940

1.414

750

656

300

6

100

142

PHỤ LỤC 2:

TÌNH HÌNH NGUỒN NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG DỪNG SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024

(Cập nhật nguồn nước đến ngày 08/4/2024)

TT

Tên hồ chứa

Địa điểm theo xã

Dung tích toàn bộ (triệu m3)

So thiết kế (%)

Diện tích tưới vụ Hè Thu trong điều kiện bình thường (ha)

Dự báo khả năng tưới của hồ vụ Hè Thu

Diện tích đảm bảo tưới vụ Hè Thu còn lại sau bỏ trống (ha)

Diện tích thiếu nước khoanh vùng dừng sản xuất (ha)

Giải pháp chống hạn

Ghi chú

Theo thiết kế

Kỳ báo cáo

Tổng

Lúa

Màu

Tổng

lúa

màu

Tổng

lúa

màu

A

CÔNG TY KTCTTL

640

469

73,2

35.429

33.239

2.190

34.133

31.999

2.134

1.295

1.261

35

B

CÁC HUYỆN

40

21

51,7

2.788

2.368

380

0

2.197

1.864

334

550

490

61

I

AN LÃO

93,96

77,43

82,4

a

Công ty tưới

92,03

76,12

82,7

350,32

325,74

24,58

0,00

350,32

325,74

24,58

0,00

0,00

0,00

1

Trong Thượng

An Trang

1,04

1,02

98,08

40,07

40,07

0,00

Đủ nước

40,07

40,1

0,00

2

Sông Vố

An Tần

1,15

1,15

100,00

145,25

120,67

24,58

Đủ nước

145,25

120,7

24,58

3

Đồng Mít

An Trang

89,84

73,95

82,31

165,00

165,00

0,00

Đủ nước

165,00

165,0

0,00

b

Địa phương tưới

1,93

1,31

67,7

127,15

127,15

0,00

112,15

112,2

0,00

15,00

15,00

0,00

1

Hưng Long

An Hoà 2

1,63

1,14

70,00

87,15

87,15

Đủ nước

87,15

87,2

0,00

2

Hóc Tranh

An Hoà

0,21

0,11

52,00

30,00

30,00

Thiếu nước

15,00

15,0

0,00

15,0

15,0

Hỗ trợ chống hạn bơm dã chiến từ sông An Lão

3

Đèo Cạnh

An Trang

0,10

0,06

62,00

10,00

10,00

Thiếu nước

10,00

10,0

0,00

Đã có nguồn nước kênh hồ Đồng Mít thay thế

II

HOÀI NHƠN

23,37

16,65

71,26

2.046,66

1.783,91

222,43

1.892,42

1.669,99

222,43

113,92

113,92

0,00

a

Công ty tưới

17,23

12,90

74,88

1.336,81

1.272,70

64,11

1.252,89

1.188,78

64,11

83,92

83,92

0,00

1

Cần Hậu

Hoài Sơn

3,69

3,03

82,22

236,00

222,59

13,41

Đủ nước

236,00

222,6

13,41

2

An Đỗ

Hoài Sơn

0,20

0,15

75,90

40,59

40,59

0,00

Đủ nước

40,59

40,6

0,00

3

Mỹ Bình

Hoài Phú

5,49

4,82

87,88

494,00

461,30

32,70

Đủ nước

494,00

461,3

32,70

Ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho 4950 hộ, công suất 3200 m3/ ngày đêm

4

Hố Giang

Hoài Châu

1,48

1,24

83,77

208,0

194,00

14,00

Thiếu nước

175,00

161,0

14,00

33,0

33,0

Khoanh vùng dừng sản xuất 33ha và nạo vét kênh dẫn, lắp 02 trạm bơm điện, bơm nước hồ qua cống bắc và nam.

5

Hóc Cau

Hoài Đức

1,04

0,84

80,67

21,30

21,30

0,00

Đủ nước

21,30

21,3

0,00

6

Văn Khánh Đức

Hoài Đức

2,76

1,82

66,12

190,92

190,92

0,00

Thiếu nước

140,00

140,0

0,00

50,92

50,92

Khoanh vùng dừng sản xuất 50,92 ha

7

Cây Khế

Hoài Mỹ 2

2,58

1,00

38,57

146,00

142,00

4,00

Thiếu nước

146,00

142,00

4,00

Khoanh vùng chuyển 66,0 ha thiếu nước sang trạm bơm Định Trị địa phương tưới

b

Địa phương tưới

6,14

3,75

61,10

709,85

511,21

158,32

0,00

639,53

481,21

158,32

30,00

30,00

0,00

1

Giao Hội

Hoài Tân

0,55

0,15

28,00

39,64

39,64

Đủ nước

39,64

39,6

0,00

2

Suối Mới

Hoài Châu Bắc

0,50

0,42

85,00

114,82

114,82

Đủ nước

114,82

114,8

0,00

3

Đồng Tranh

Hoài Sơn

1,51

0,90

60,00

54,20

54,20

Đủ nước

54,20

54,2

0,00

4

Hóc Quăn

Hoài Sơn

0,48

0,31

66,00

35,73

35,73

Đủ nước

35,73

35,7

0,00

5

Thiết Đính

Bống Sơn

1,04

0,37

36,00

65,94

65,94

Đủ nước

65,94

65,9

0,00

6

Lòng Bong

Bống Sơn

0,26

0,09

35,00

30,00

30,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

30,0

30,0

Dừng sản xuất 30 ha

7

Phú Thạnh

Hoài Hảo

1,02

0,87

85,00

257,91

150,00

107,91

Đủ nước

257,91

150,0

107,91

8

Cự Lễ

Hoài Phú

0,41

0,35

86,00

40,32

Đủ nước

0,00

0,0

0,00

9

Ông Trĩ

Hoài T.Tây

0,28

0,19

66,00

60,76

10,35

50,41

Đủ nước

60,76

10,4

50,41

10

Hóc Dài

Hoài Đức

0,10

0,09

86,00

10,53

10,53

Đủ nước

10,53

10,5

0,00

III

HOÀI ÂN

41,77

30,77

73,7

1.488,84

1.434,70

54,14

1.387,34

1.333,20

54,14

101,50

101,50

0,00

a

Công ty tưới

30,90

23,87

77,3

986,88

932,74

54,14

957,88

903,74

54,14

29,00

29,00

0,00

1

An Đôn

Ân Phong 1

2,13

1,24

58,28

144,00

128,85

15,15

Thiếu nước

115,00

99,9

15,15

29,00

29,0

Khoanh vùng dừng sản xuất 29 ha

2

Đá Bàn

Ân Phong 2

1,15

0,90

78,52

65,32

60,30

5,02

Đủ nước

65,32

60,3

5,02

3

Vạn Hội

Ân Tín

14,51

11,10

76,55

357,25

352,95

4,30

Đủ nước

357,25

353,0

4,30

4

Phú Thuận

Ân Đức 1

2,43

1,85

75,80

78,10

78,10

0,00

Đủ nước

78,10

78,1

0,00

5

Thạch Khê

Ân Tường

7,38

5,76

78,01

277,21

247,54

29,67

Đủ nước

277,21

247,5

29,67

6

Mỹ Đức

Ân Mỹ

3,30

3,02

91,55

65,00

65,00

Đủ nước

65,00

65,0

0,00

Chủ động điều tiết nước bổ sung cho đập Lại Giang

b

Địa phương tưới

10,88

6,91

63,5

489,96

489,96

0,00

0,00

417,46

417,46

0,00

72,50

72,50

0,00

1

Kim Sơn

Ân Nghĩa

1,06

0,75

70,82

20,78

20,78

Đủ nước

20,78

20,8

0,00

2

Hóc Mỹ

Ân Hữu 1

0,97

0,41

42,71

45,41

45,41

Đủ nước

45,41

45,4

0,00

Tưới kết hợp trạm bơm

3

Hội Long

Ân Hảo 2

1,32

1,07

80,74

54,71

54,71

Đủ nước

54,71

54,7

0,00

4

Đập Chùa

Ân Hảo

0,12

0,07

60,87

5,94

5,94

Đủ nước

5,94

5,9

0,00

5

Đồng Quang

Ân Nghĩa 3

0,60

0,00

0,00

16,00

16,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

16,00

16,00

Dừng sản xuất 16 ha

SCNC vụ Hè thu năm 2024

6

Bè Né

Ân Nghĩa 2

0,26

0,21

81,68

0,00

0,00

Đủ nước

12,0

12,0

0,00

7

Phú Hữu (Suối Rùn)

Ân Tường Tây

2,11

1,90

90,05

95,68

95,68

Đủ nước

95,68

95,7

0,00

8

Phú Khương

Ân Tường Tây

0,59

0,41

70,05

27,41

27,41

Đủ nước

27,41

27,4

0,00

9

Hóc Sim

Ân Tường Đông

0,64

0,61

95,44

71,00

71,00

Đủ nước

71,00

71,0

0,00

10

Hóc Hảo

Ân Phong

0,60

0,00

0,00

40,00

40,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

40,0

40,0

Dừng sản xuất 40 ha

SCNC vụ Hè thu năm 2024

11

Hóc Cau

Ân Phong 2

0,35

0,27

77,24

11,43

11,43

Đủ nước

11,43

11,4

0,00

12

Hóc Kỷ

Ân Phong 2

0,35

0,17

49,00

19,85

19,85

Đủ nước

19,85

19,9

0,00

13

Cây Điều

Ân Phong 2

0,20

0,00

0,00

11,35

11,35

hết nước

3,85

3,9

0,00

7,5

7,5

Dừng sản xuất 7,5 ha

SCNC vụ Hè thu năm 2024

14

Hố Chuối

Ân Thạnh

0,35

0,13

38,00

23,93

23,93

Đủ nước

23,93

23,9

0,00

15

Hóc Của

Ân Thạnh

0,57

0,30

51,92

28,47

28,47

Đủ nước

28,47

28,5

0,00

16

Hóc Tài

Ân Hữu 2

0,67

0,56

82,35

18,00

18,00

Đủ nước

9,00

9,0

0,00

9,00

9,0

Dừng sản xuất 9,0 ha

17

Bờ Tích Xuân Sơn

Ân Hữu 2

0,12

0,04

36,36

0,00

0,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

Thường không tưới vụ hè

IV

PHÙ MỸ

47,74

29,11

60,98

3.838,19

3.254,96

583,23

0,00

2.969,27

2.436,80

532,47

868,93

803,17

65,76

a

Công ty tưới

38,04

25,46

66,93

3.148,39

2.740,05

408,34

0,00

2.534,38

2.145,90

388,48

614,01

594,15

19,86

1

Núi Miếu

Mỹ Lợi

1,13

0,91

80,71

113,57

93,43

20,14

Đủ nước

113,57

93,4

20,14

2

Hố Cùng

Mỹ Thọ

0,35

0,06

16,95

64,80

49,31

15,49

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

64,80

49,3

15,5

Dừng sản xuất 64,8 ha lúa

3

Diêm Tiêu

Mỹ Trinh

6,60

3,90

59,02

469,41

446,46

22,95

Thiếu nước

420,00

397,1

22,95

49,41

49,4

0,0

Dừng sản xuất 49,41 ha lúa

4

Trinh Vân

Mỹ Trinh

2,33

1,69

72,62

270,01

247,29

22,72

Thiếu nước

200,80

178,1

22,72

69,21

69,2

Dừng sản xuất 69,21 ha lúa

5

Trung Sơn

Mỹ Trinh

1,15

0,65

56,26

140,70

109,90

30,80

Thiếu nước

100,58

69,8

30,80

40,12

40,12

Dừng sản xuất 40,12 ha lúa

6

Đại Sơn

Mỹ Hiệp

2,65

1,35

50,92

247,84

247,84

0,00

Thiếu nước

155,00

155,0

0,00

92,84

92,84

Dừng sản xuất 92,84 ha lúa

7

Chí Hoà 2

Mỹ Hiệp

0,65

0,45

68,82

65,16

49,97

15,19

Đủ nước

65,16

50,0

15,19

8

Vạn Định

Mỹ Lộc

3,30

1,29

39,12

232,56

232,56

0,00

Thiếu nước

130,54

130,5

0,00

102,02

102,02

Dừng sản xuất 102 ha lúa

9

Cây Sung

Mỹ Lộc

0,96

0,41

42,42

114,19

94,19

20,00

Thiếu nước

51,29

31,3

20,00

62,90

62,90

Dừng sản xuất 62,9ha lúa

10

An Tường

Mỹ Lộc

0,58

0,40

68,49

40,00

20,00

20,00

Đủ nước

40,00

20,0

20,00

11

Hội Khánh

Mỹ Hoà

6,93

5,39

77,73

550,65

449,50

101,15

Đủ nước

550,65

449,5

101,15

12

Đập Lồi

Mỹ Hoà

0,65

0,41

63,10

121,16

71,83

49,33

Thiếu nước

80,04

30,7

49,33

41,12

41,12

0,0

Dừng sản xuất 41,12ha lúa

13

Tây Dâu

Mỹ Hoà

0,89

0,80

90,30

44,37

41,15

3,22

Đủ nước

44,37

41,2

3,22

14

Hóc Nhạn

Mỹ Thọ

2,18

1,41

64,86

312,80

312,80

0,00

Đủ nước

312,80

312,8

0,00

15

Suối Sổ

Mỹ Phong

1,55

1,66

106,83

80,00

80,00

0,00

Đủ nước

80,00

80,0

0,00

16

Phú Hà

Mỹ Đức

4,92

4,27

86,87

120,58

86,60

33,98

Đủ nước

120,58

86,6

33,98

Ưu tiên cấp nước sinh hoạt

17

Đá Bàn

Mỹ An

0,44

0,05

10,45

19,37

15,0

4,37

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

19,37

15,0

4,37

Dừng sản xuất 15 ha lúa, 4,37 ha

SCNC vụ hè thu năm 2024

18

Chòi Hiền

Mỹ Chánh Tây

0,45

0,32

69,29

98,20

49,20

49,00

Thiếu nước

69,00

20,0

49,00

29,20

29,2

Dừng sản xuất 29,2 ha lúa

19

Hóc Mít

Mỹ Chánh Tây

0,32

0,06

17,70

43,02

43,02

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

43,02

43,0

Dừng sản xuất 43,02 ha lúa

20

Hóc Hòm

Mỹ Châu

0,57

0,23

40,74

0,00

0,00

0,00

Đủ nước

0,00

0,0

0,00

Nuôi trồng thủy sản

b

Địa phương tưới

9,70

3,65

37,65

689,80

514,91

174,89

434,89

290,90

143,99

254,92

209,02

45,90

1

Đại Thuận

Mỹ Hiệp

0,10

0,04

38,00

7,00

7,00

0,00

Thiếu nước

7,00

7,0

0,00

2

Hoà Nghĩa (Đập Phố)

Mỹ Hiệp

0,15

0,07

44,00

50,55

49,03

1,52

Thiếu nước

9,95

8,4

1,52

40,6

40,6

Dừng sản xuất 40,6 ha

3

Chí Hòa 1

Mỹ Hiệp

0,15

0,03

18,00

10,72

9,97

0,75

hết nước

0,00

0,0

0,00

10,72

9,97

0,75

Dừng sản xuất

4

Chánh Thuận (Đập Thiết)

Mỹ Trinh

0,98

0,57

58,00

73,60

63,00

10,60

Đủ nước

63,60

53,0

10,60

10,0

10,0

5

Bàu Bạn

Mỹ Trinh

0,13

0,08

58,00

12,30

9,40

2,90

Đủ nước

12,30

9,4

2,90

Nạo vét kênh tưới và giếng khoan

6

Dốc Đá

Mỹ Trinh

0,22

0,18

82,00

11,63

11,63

Đủ nước

11,63

11,6

0,00

7

Hóc Xoài

Mỹ Trinh

0,20

0,08

43,00

22,24

17,64

4,60

thiếu nước

10,04

5,4

4,60

12,2

12,2

8

Ông Rồng

Mỹ Hoà

0,30

0,14

48,00

64,80

54,20

10,60

Đủ nước

64,80

54,2

10,60

Dùng nước từ hồ Hội Khánh

9

Giàn Tranh

Mỹ Hoà

0,25

0,10

38,00

0,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

SCNC vụ Hè thu năm 2024

10

Phước Thọ (Đập Quang)

Mỹ Hoà

0,07

0,05

83,00

4,50

0,00

4,50

Đủ nước

4,50

0,0

4,50

Dùng nước từ hồ Hội Khánh

11

Gò Miếu

Mỹ Hoà

0,11

0,08

70,00

9,52

7,97

1,55

Đủ nước

9,52

8,0

1,55

Dùng nước từ hồ Hội Khánh

12

Hóc Mẫn

Mỹ Quang

0,54

0,32

60,00

45,00

15,00

30,00

thiếu nước

8,40

0,0

8,40

36,6

15,0

21,6

Dừng sản xuất 36,6 ha

13

Hải Lương

Mỹ Phong

0,21

0,15

68,00

12,00

5,00

7,00

Đủ nước

12,00

5,0

7,00

14

Hóc Sình

Mỹ Phong

0,17

0,03

20,00

13,01

5,31

7,70

hết nước

13,01

5,3

7,70

dừng sản xuất

15

Nhà Hố

Mỹ Chánh

0,60

0,14

23,00

0,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

Dừng sản xuất 30 ha lúa, 10 ha màu

SCNC vụ Hè thu năm 2024

16

Hóc Lách

Mỹ Đức

0,10

0,06

60,00

22,99

14,20

8,79

Đủ nước

22,99

14,2

8,79

Nhận nước điều tiết từ hồ Hóc Môn

17

Hoà Ninh

Mỹ An

0,11

0,05

42,00

17,43

17,43

hết nước

5,00

5,0

0,00

12,430

12,4

Dừng sản xuất 5 ha màu

18

Thuận An

Mỹ Thọ

0,13

0,04

28,00

10,00

0,00

10,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

10,0

0,0

10,0

Dừng sản xuất 10 ha màu

Hồ xuống cấp, hạn chế tích nước

19

Hố Trạnh

Mỹ Chánh

0,36

0,28

77,00

44,84

20,00

24,84

Đủ nước

44,84

20,0

24,84

20

Hóc Môn

Mỹ Châu

2,77

0,39

14,00

89,53

72,03

17,50

Thiếu 3 đợt

44,77

36,0

8,75

44,77

36,0

8,8

Dừng sản xuất 36 ha lúa, 9 ha màu

21

Đập Ký

Mỹ Châu

0,30

0,13

44,00

11,84

10,00

1,84

Đủ nước

11,84

10,0

1,84

22

Đội 10

Mỹ Châu

0,12

0,04

31,00

0,00

0,00

0,00

hồ cạn

0,00

0,0

0,00

Thường không tưới vụ Hè Thu

23

Đồng Dụ

Mỹ Châu

0,61

0,06

9,77

10,00

0,00

10,00

Đủ nước

10,00

10,00

24

Núi Giàu

Mỹ Tài

0,40

0,27

68,00

74,00

58,60

15,40

Thiếu nước

43,70

28,3

15,40

30,30

30,30

Dừng sản xuất 30,3 ha lúa

25

Hóc Quảng

Mỹ Tài

0,23

0,05

24,00

33,20

28,40

4,80

Thiếu nước

0,00

0,0

0,00

33,20

28,4

4,8

Dừng sản xuất 33,2 ha

26

Cây Me

Mỹ Thành

0,40

0,24

61,00

39,10

39,10

0,00

Thiếu nước

25,00

10,0

15,00

14,10

14,1

Dừng sản xuất 5 ha lúa, 5 ha màu

c

Giống Nông nghiệp

0,33

0,25

74,7

0,00

0,0

0,00

1

Hóc Lách

Mỹ Châu

0,09

0,06

66,00

Đủ nước

0,00

0,0

0,00

cấp nước nuôi trồng thủy sản

2

Đồng Đèo 2

Mỹ Châu

0,24

0,19

78,00

Đủ nước

0,00

0,0

0,00

cấp nước nuôi trồng thủy sản

V

PHÙ CÁT

71,69

53,94

75,23

4.477,04

3.634,46

842,58

0,00

3.927,65

3.135,79

791,86

549,39

519,39

30,00

a

Công ty tưới

68,93

52,36

75,97

4.199,70

3.403,46

796,24

0,00

3.674,71

2.914,19

760,52

524,99

509,99

15,00

1

Tam Sơn

Cát Lâm

1,12

0,18

15,91

198,88

198,88

0,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

198,88

198,88

Dừng sản xuất 198,88 ha lúa

2

Thạch Bàn

Cát Sơn

0,77

0,62

79,79

92,99

77,93

15,06

Đủ nước

92,99

77,9

15,06

Điều tiết nước hố Hội Sơn nếu cần

3

Hội Sơn

Cát Sơn

44,50

37,58

84,44

2.290,53

1.694,96

595,57

Đủ nước

2.290,53

1.695,0

595,57

4

Suối Tre

Cát Lâm

4,94

3,40

68,92

245,46

147,7

97,76

Đủ nước

245,46

147,7

97,76

5

Hóc Cau.

Cát Hanh

0,69

0,47

68,25

61,77

52,77

9,00

Đủ nước

61,77

52,8

9,00

6

Bờ Sề

Cát Hanh

0,58

0,47

79,76

59,00

48,87

10,13

Đủ nước

59,00

48,9

10,13

7

Suối Chay

Cát Trinh

1,70

1,36

79,88

156,00

156,00

0,00

Đủ nước

156,00

156,0

0,00

8

Tường Sơn

Cát Tường

3,11

2,62

84,06

215,70

187,7

28,00

Đủ nước

215,70

187,7

28,00

9

Cửa Khâu

Cát Tường

0,72

0,11

15,78

94,23

58,51

35,72

thiếu nước

50,72

50,7

43,51

28,51

15,0

Hỗ trợ nước kênh Văn Phong và dừng sản xuất 28,51 ha lúa, 15 ha màu

10

Mỹ Thuận

Cát Hưng

5,60

4,24

75,63

319,65

319,65

0,00

Đủ nước

319,65

319,7

0,00

11

Tân Thắng

Cát Hải

0,97

0,40

41,65

61,00

61,00

0,00

Đủ nước

39,60

39,6

0,00

21,40

21,40

Dừng sản xuất 21,40 ha lúa

12

Chánh Hùng

Cát Thành

2,90

0,09

3,17

261,20

261,20

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

261,2

261,2

Dừng sản xuất 261,2 ha lúa

SCNC vụ hè thu năm 2024

13

Hố Xoài

Cát Tài

0,57

0,56

97,37

77,46

72,46

5,00

Đủ nước

77,46

72,5

5,00

14

Phú Dõng (Hóc Xeo)

Cát Khánh

0,750

0,27

36,53

65,83

65,83

0,00

Đủ nước

65,83

65,8

0,00

b

Địa phương tưới

2,77

1,58

56,96

277,34

231,00

46,34

0,00

252,94

221,60

31,34

24,40

9,40

15,00

1

Đại Ân (Hố Dội)

Cát Nhơn

0,31

0,30

97,00

30,00

30,00

0,00

Đủ nước

30,00

30,0

0,00

2

Hóc Chợ

Cát Hanh

0,18

0,07

40,00

26,00

26,00

0,00

thiếu nước

16,60

16,6

0,00

9,4

9,4

Dừng sản xuất 9,4 ha

3

Sân Bay

Cát Tán

0,60

0,48

80,00

55,00

55,00

0,00

thiếu nước

55,00

55,0

0,00

bơm Kênh Văn Phong

4

Tân Lệ

Cát Tân

0,36

0,07

19,00

15,26

15,26

0,00

hết nước

15,26

15,3

0,00

hỗ trợ tưới từ kênh Văn Phong

5

Hóc Sanh

Cát Tán

0,29

0,16

56,00

17,74

17,74

Đủ nước

17,74

17,7

0,00

hỗ trợ tưới từ kênh Văn Phong

Hồ xuống cấp, hạn chế tích

6

Hóc Ổi

Cát Tân

0,11

0,00

2,00

4,00

4,00

4,00

4,0

0,00

hỗ trợ tưới từ kênh Văn Phong

Đã có kênh Văn Phong tưới

7

Mương Chuông

Cát Nhơn

0,34

0,34

98,00

25,99

25,99

0,00

Đủ nước

25,99

26,0

0,00

8

Đá Bàn

Cát Hải

0,15

0,01

6,00

15,00

0,00

15,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

15,0

15,0

Chỉ còn tưới 15ha đậu phụng

9

Hóc Huy (Ông Huy)

Cát Minh

0,28

0,10

36,00

47,39

39,13

8,26

Đủ nước

47,39

39,1

8,26

bổ sung nước từ đập trạm bơm Gia Lạc

10

Mu Rùa

Cát Minh

0,16

0,05

32,00

40,96

17,88

23,08

Đủ nước

40,96

17,9

23,08

bổ sung nước từ trạm bơm Gia Lạc

Hồ xuống cấp, hạn chế tích

VI

TUY PHƯỚC

2,58

0,77

29,91

122,05

122,05

0,00

71,44

71,44

0,00

50,61

50,61

0,00

a

Công ty tưới

1,72

0,55

31,71

80,00

80,00

0,00

36,44

36,44

0,00

43,56

43,56

0,00

1

Cây Da

Phước Thành

0,89

0,45

50,45

36,44

36,44

0

Đủ nước

36,44

36,4

0,00

2

Cây Thích

Phước Thành

0,83

0,10

11,47

43,56

43,56

hết nước

0,00

0,0

0,00

43,56

43,56

Dừng sản xuất 43,56 ha lúa

SCNC vụ hè thu năm 2024

b

Địa phương tưới

0,86

0,23

26,30

42,05

42,05

0,00

0,00

35,00

35,00

0,00

7,05

7,05

0,00

1

Hóc Ké

Phước An

0,41

0,17

42,00

35,00

35,00

Đủ nước

35,00

35,0

0,00

2

Đá Vàng

Phước Thành

0,45

0,05

12,00

7,05

7,05

hết nước

0,00

0,0

0,00

7,05

7,05

Dừng sản xuất 7,05 ha lúa

SCNC vụ Hè thu năm 2024

VII

VĨNH THẠNH

234,29

170,98

72,97

20.918,4

20.862,4

56,00

0,00

20.918,37

20.862,37

56,00

0,00

0,00

0,00

a

Công ty tưới

233,83

170,57

72,94

20.912,0

20.856

56,00

0,00

20.912,00

20.856,00

56,00

0,00

0,00

0,00

1

Định Bình

Vĩnh Hảo

226,30

165,80

73,27

20.529

20.529

Đủ nước

20.529

20.529,0

0,00

2

Hòn Lập

Vĩnh Thịnh

3,13

2,66

85,11

250

250,0

0,00

Đủ nước

250,00

250,0

0,00

3

Hà Nhe

Vĩnh Hòa

3,75

1,98

52,77

133,00

77

56

Đủ nước

133,00

77,0

56,00

4

Tà Niêng

Vĩnh Thuận

0,65

0,13

19,42

0,00

0,00

0,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

b

Địa phương tưới

0,46

0,41

88,13

6,37

6,37

0,00

6,37

6,37

0,00

0,00

0,00

0,00

1

Ông Vị

Vĩnh Hảo

0,06

0,05

89,00

2,32

2,32

2,32

2,3

0,00

hỗ trợ nước kênh Định Bình

2

Bàu Làng

Vĩnh Hảo

0,20

0,18

88,00

2,55

2,55

0,00

Đủ nước

2,55

2,6

0,00

hỗ trợ nước kênh Định Bình

3

Bàu Trung

Vĩnh Hảo

0,20

0,18

88,00

1,50

1,50

0,00

Đủ nước

1,50

1,5

0,00

hỗ trợ nước kênh Định Bình

VIII

VÂN CANH

8,38

8,07

96,26

296,94

273,44

23,50

0,00

296,94

273,44

23,50

0,00

0,00

0,00

a

Công ty tưới

7,13

7,06

99,03

206,44

182,94

23,50

0,00

206,44

182,94

23,50

0,00

0,00

0,00

1

Quang Hiển

Canh Hiển

3,85

4,60

119,53

109,00

109,00

0,00

Đủ nước

109,00

109,0

0,00

hỗ trợ nước về kênh hồ Suối Cầu

2

Suối Đuốc

Canh Hiệp

1,07

0,71

66,23

28,50

5,00

23,50

Đủ nước

28,50

5,0

23,50

3

Ông Lành

Canh Vinh

2,21

1,75

79,21

68,94

68,94

0

Đủ nước

68,94

68,9

0,00

b

Địa phương tưới

1,25

1,01

80,46

90,50

90,50

0,00

90,50

90,50

0,00

0,00

0,00

0,00

1

Bà Thiền

Canh Vinh

0,97

0,83

86,00

30,50

30,50

0,00

Đủ nước

30,50

30,5

0,00

2

Suối Mây

T.Trấn Vân Canh

0,08

0,07

87,00

6,00

6,00

0,00

Đủ nước

6,00

6,0

0,00

3

Làng Trại

Canh Thuận

0,10

0,09

85,00

5,00

5,00

0,00

Đủ nước

5,00

5,0

0,00

4

Suối Cầu

Canh Hiển

0,10

0,02

17,00

49,00

49,00

hết nước

49,00

49,0

0,00

tưới nhận nguồn từ hồ Quang Hiển

SCNC vụ Hè thu năm 2024

IX

TÂY SƠN

42,93

29,95

69,76

1.595,93

1.108,21

487,72

0,00

1.449,37

961,65

487,72

146,56

146,56

0,00

a

Công ty tưới

36,81

28,11

76,36

1.253,03

765,31

487,72

0,00

1.253,03

765,31

487,72

0,00

0,00

0,00

1

Hòn Gà

Bình Thành

1,45

0,36

25,03

30,60

30,6

0

Đủ nước

30,60

30,6

0,00

Hỗ trợ nước kênh N2 Hồ Thuận Ninh (nếu cần)

Hồ trong khu đất quốc phòng

2

Thuận Ninh

Bình Tân

35,36

27,75

78,47

1.222,43

734,71

487,72

Đủ nước

1.222,43

734,7

487,72

Điều tiết nước bổ sung sông Côn

b

Địa phương tưới

6,12

1,84

30,04

342,90

342,90

0,00

196,34

196,34

0,00

146,56

146,56

0,00

1

Truông Ổi

Tây Thuận

0,06

0,01

24,00

0,00

0,00

0,0

0,00

Thường không tưới vụ Hè thu

2

Hóc Đèo

Tây Giang

0,85

0,36

43,00

68,14

68,14

Đủ nước

68,14

68,1

0,00

kênh Thượng Sơn tưới hỗ trợ

3

Nam Hương

Tây Giang

0,06

0,04

60,00

5,00

5,00

Thiếu 0 đợt

5,00

5,0

0,00

kênh Thượng Sơn hỗ trợ

4

Hải Nam

Tây Giang

0,20

0,04

19,00

0,00

0,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

Thường không tưới vụ Hè thu

SCNC vụ Hè thu năm 2024

5

Lỗ Môn

Tây Giang

0,29

0,18

62,00

45,69

45,69

Thiếu 0 đợt

45,69

45,7

0,00

Hỗ trợ nước từ kênh Văn Phong

6

Bàu Dài

Tây Giang

0,15

0,06

42,00

2,60

2,60

Đủ nước

2,60

2,6

0,00

7

Đồng Đo

Tây Xuân

0,20

0,04

19,00

15,00

15,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

15,0

15,0

Dừng sản xuất 15 ha lúa

8

Hóc Bông

Tây Xuân

0,06

0,04

60,00

0,00

0,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

Thường không tưới vụ Hè thu

Hồ xuống cấp, hạn chế tích

9

Thủy Dẻ

Tây Xuân

0,30

0,08

27,00

3,60

3,60

Đủ nước

3,60

3,6

0,00

10

Hoà Mỹ

Bình Thuận

0,10

0,01

14,00

0,00

0,00

0,00

0,0

0,00

Thường không tưới vụ Hè thu

11

Thủ Thiện

Bình Nghi

2,02

0,57

28,00

103,35

103,35

hết nước

3,00

3,0

0,00

100,35

100,35

Dừng sản xuất 103,35 ha lúa

12

Hóc Lách

Bình Nghi

0,10

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,0

0,00

bị san lấp

13

Đồng Quy

Tây An

0,30

0,10

34,00

20,31

20,31

hết nước

20,31

20,3

0,00

hỗ trợ nước kênh Văn Phong

14

Đập Làng

Tây An

0,24

0,06

27,00

17,96

17,96

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

17,96

18,0

0,0

Dừng sản xuất 17,96 ha lúa

15

Lỗ Ổi

Bình Thành

0,31

0,05

15,00

0,00

0,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

16

Rộc Đàng

Bình Thành

0,10

0,01

14,00

0,00

0,00

Hồ cạn

0,00

0,0

0,00

17

Hóc Thánh

Bình Tường

0,07

0,02

23,00

5,25

5,25

Hồ cạn

0,00

0,00

0,00

5,25

5,3

0,0

SCNC vụ Hè thu năm 2024

18

Hóc Rộng

Bình Tường

0,05

0,02

34,00

3,00

3,00

Đủ nước

3,00

3,0

0,00

19

Cây Sung

Bình Tường

0,21

0,05

26,00

25,00

25,00

Đủ nước

25,00

25,0

0,00

Trạm bơm N19 Thượng Sơn tiếp nước

20

Hòa Sơn

Bình Tường

0,16

0,05

31,00

8,00

8,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

8,0

8,0

0,0

Dừng sản xuất 8,0

21

Bàu Năng

Bình Tân

0,16

0,03

19,00

0,00

0,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

Không tưới vụ Hè thu

Hồ xuống cấp, hạn chế tích nước

22

Ông Chánh

Vĩnh An

0,07

0,00

5,00

0,00

0,00

hết nước

0,00

0,0

0,00

Không tưới vụ Hè thu

Hồ xuống cấp, hạn chế tích nước

23

Bàu Sen

Bình Tường

0,06

0,01

11,00

20,00

20,00

0,00

Đủ nước

20,00

20,0

0,00

Trạm bơm N19 Thượng Sơn tiếp nước

X

QUY NHƠN

3,09

2,61

84,47

92,00

79,10

12,90

0,00

92,00

79,10

12,90

0,00

0,00

0,00

1

Long Mỹ

Phước Mỹ

3,00

2,59

86,27

92,00

79,1

12,9

Đủ nước

92,00

79,1

12,90

Công ty tưới

2

Nhơn Châu (nước ngọt)

Nhơn Châu

0,09

0,02

18,00

0,00

0,0

0,00

Cấp nước sinh hoạt

XI

AN NHƠN

110,00

68,77

62,52

2.863,18

2.600,96

262,22

Đủ nước

2.863,18

2.601,0

262,22

1

Núi Một

Nhơn Tân

110,00

68,77

62,52

2.863,18

2.600,96

262,22

Đủ nước

2.863,18

2.601,0

262,22

Ưu tiên cấp nước sinh hoạt và bổ sung nước cho sông Côn

C

TOÀN TỈNH

682

489

71,8

38.216,7

35.607,05

2.569,3

36.330,45

33.856,9

2.473,54

1.845,91

1.750,15

95,76

PHỤ LỤC 3:

CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHOANH VÙNG DIỆN TÍCH DỰ KIẾN NGỪNG SẢN XUẤT VỤ HÈ THU 2024 DO THIẾU NƯỚC

1. Huyện An Lão đủ nước, không khoanh vùng dừng sản xuất.

2. Thị xã Hoài Nhơn dừng sản xuất 114 ha (30 ha thị trấn Bồng Sơn, 51 ha phường Hoài Đức, 33 ha xã Hoài Châu).

3. Huyện Hoài Ân dừng sản xuất 102 ha (77 ha xã Ân Phong, 16 ha xã Ân Nghĩa, Ân Phong 48 ha, Ân Hữu 9 ha).

4. Huyện Phù Mỹ dự kiến dừng sản xuất 869 ha phân bố vùng bắc Phù Mỹ, Mỹ Thọ, Mỹ Trinh, Mỹ Hiệp, Mỹ An, Mỹ Quang là các hồ chứa độc lập không có nguồn hỗ trợ.

5. Huyện Phù Cát dừng sản xuất 549 ha (199 ha xã Cát Lâm, 53 ha xã Cát Hanh, 261 ha xã Cát Thành, Cát Khánh, 15 ha xã Cát Hải);

6. Thị xã An Nhơn đủ nước.

7. Huyện Tuy Phước dừng sản xuất 51 ha (51 ha xã Phước Thành).

8. Huyện Vĩnh Thạnh đủ nước.

9. Huyện Tây Sơn dự kiến dừng sản xuất 146 ha (100 ha xã Bình Nghi, 31 ha xã Bình Tường, Tây Xuân 15 ha).

10. Thành phố Quy Nhơn đủ nước.

11. Huyện Vân Canh các hồ chứa nhỏ đủ nước; dùng nguồn nước Quang Hiển bổ sung cho hồ Suối Cầu sửa chữa.

PHỤ LỤC 4:

SỐ HỘ DÂN DỰ BÁO NGUY CƠ THIẾU NƯỚC SINH HOẠT TRONG MÙA NẮNG HẠN NĂM 2024

TT

Địa phương

Số hộ nguy cơ thiếu nước (hộ)

Số dân nguy cơ thiếu nước (người)

Ghi chú

I

Huyện Vân Canh

2.061

8.244

1

Xã Canh Hiển (Công trình cấp nước xã Canh Hiển)

272

1.088

Chủ yếu sử dụng nguồn nước tư chảy từ các suối nên vào những mùa nắng nóng kéo dài nguồn nước cạn kiệt không đủ cung ứng nước sinh hoạt cho người dân

2

Xã Canh Hiệp

320

1.280

2.1

Công trình cấp nước Làng Canh Giao

70

280

2.2

Công trình cấp nước Làng Hiệp Hưng - Hiệp Tiến

250

1.000

3

Xã Canh Hòa (Công trình cấp nước Suối Dú)

33

132

4

Xã Canh Liên

834

3.336

4.1

Công trình cấp nước Làng Canh Tiến

165

660

4.2

Công trình cấp nước Làng Cát

98

392

4.3

Công trình cấp nước Làng Chồm

107

428

4.4

Công trình cấp nước Làng Kà Bông

104

416

4.5

Công trình cấp nước Làng Kà Bưng

44

176

4.6

Công trình cấp nước Làng Kà Nâu

72

288

4.7

Công trình cấp nước Cụm xã làng Hà Giao

169

676

4.8

Công trình cấp nước Làng Kon Lót

75

300

5

Xã Canh Thuận

602

2.408

5.1

Công trình cấp nước Suối Đá (Hà Văn Trên)

94

376

5.2

Công trình cấp nước Kà Xiêm

312

1.248

5.3

Công trình cấp nước Suối La Da (Cà Bưng)

196

784

II

Huyện Phù Mỹ

1.695

6.780

1

Xã Mỹ Lộc

(thôn An Bão, Nghĩa Lộc)

180

720

Sử dụng nguồn nước từ giếng đào và giếng khoan, mùa nắng hạn các giếng ở đây khô

2

Xã Mỹ Thọ

(thôn Chánh Trạch 2, Thuận An)

200

800

Giếng đào mùa nắng hạn các giếng ở đây khô

3

Xã Mỹ Châu (thôn Vạn An, Quang Nghiễm, Vạn Thiết)

85

340

Nhà máy cấp nước cho 60% người dân tại đây, 04 thôn Vạn An, Quang Nghiễm, Vạn Thiết nằm xa đường ống cấp nước

4

Xã Mỹ Chánh Tây (toàn xã 6 thôn)

300

1.200

Giếng đào mùa nắng hạn các giếng ở đây khô

5

Xã Mỹ Lợi (thôn Chánh Khoan Tây, Chánh Khoan Nam)

30

120

6

Xã Mỹ Tài (thôn Mỹ Hội 1, Mỹ Hội 2, Mỹ Hội 3, Kiên Phú)

300

1.200

7

Xã Mỹ An (thôn Hòa Ninh)

50

200

8

Xã Mỹ Đức (thôn An Giang Đông)

50

200

Có đường ống cấp nước nhưng người dân chưa đấu nối được

9

Xã Mỹ Thắng (thôn 4, thôn 7, thôn 8)

500

2.000

Người dân sử dụng giếng đào mùa nắng hạn các giếng tại đây nhiễm mặn không sử dụng được

III

Huyện Tây Sơn

1.450

5.800

1

Xã Bình Thành

290

1.160

Người dân dùng giếng đào mùa nắng hạn các giếng ở đây khô

2

Xã Bình Tân

190

760

Giếng đào mùa nắng hạn các giếng ở đây khô (đang có dự án cấp nước cho 06 xã)

3

Xã Bình Thuận

230

920

4

Xã Bình Hòa

240

960

5

Xã Tây Bình

160

640

6

Xã Tây Vinh

190

760

7

Xã Tây An

150

600

IV

Huyện An Lão

730

2.920

1

Xã An Toàn (thôn 3)

76

304

Nắng hạn kéo dài dẫn đến thiếu nguồn nước nên không đủ nước cung cấp

2

Xã An Nghĩa (thôn 1, 2, 3, 4, 5)

57

228

3

An Dũng (thôn 1)

48

192

Khu Gò Trú cao, nguồn nước thiếu dẫn đến không lên được

4

Xã An Trung (thôn 1, 3, 4, 6, 8)

40

160

Nắng nóng khô cạn mực nước ngầm của các giếng

5

Xã An Vinh (thôn 1, 2, 3, 4, 5, 7)

123

492

Nắng hạn kéo dài dẫn đến thiếu nguồn nước nên không đủ nước cung cấp

6

Xã An Tân (thôn Gò Đồn, Thanh Sơn, Tân Lập, Tân An, Thuận An, Thuận Hòa)

169

676

Nắng nóng khô cạn mực nước ngầm của các giếng

7

Xã An Hòa (thôn Long Hòa, Hưng Nhượng, Xuân Phong Tây, Van Long, Vạn Khánh, Trà Cong, Vạn Xuân)

217

868

V

Huyện Tuy Phước

60

240

1

Thôn Điểm Vân, xã Phước Thuận

60

240

V

Thành phố Quy Nhơn

73

292

1

Thôn Long Thành

73

292

Chưa có hệ thống cấp nước sạch

Tổng cộng

6.069

24.276



1 Công ty tưới 35.829 ha và các địa phương tưới 13.910 ha;

2 Hồ Đá Bàn, Giàn Tranh, Nhà Hố (Phù Mỹ), Cây Điều, Hóc Hảo, Đồng Quang (Hoài Ân); Hóc Thánh, Hải Nam (Tây Sơn); Cây Thích, Đá Vàng (Tuy Phước); Suối Cầu (Vân Canh); Chánh Hùng (Phù Cát).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 79/KH-UBND phòng, chống hạn hán, thiếu nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô ngày 12/04/2024 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


222

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.12.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!