Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 69/KH-UBND 2018 Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững Ninh Bình

Số hiệu: 69/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Đinh Chung Phụng
Ngày ban hành: 27/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 27 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018-2020

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Nghị định số 119/2016/NĐ-CP 23/08/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

Căn cứ Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-UBND ngày 26/01/2016 về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Ninh Bình quản lý đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 304/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Ninh Bình;

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2018 và giai đoạn 2018- 2020. Cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2017

I. Hiện trạng rừng và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất năm 2017

1. Hiện trạng đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 29.613,59 ha, ngoài quy hoạch lâm nghiệp 986,1ha. Trong đó:

- Diện tích đất có rừng: 27.498,9 ha (rừng tự nhiên: 22.776,9 ha; rừng trồng: 3.179,2 ha; đất có rừng trồng nhưng chưa thành rừng: 1.542,8 ha);

- Diện tích đất chưa có rừng: 3.092,78 ha. Trong đó: đất trống có cây gỗ tái sinh: 559,8 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh: 1.295,6 ha; núi đá không cây: 283,9 ha; đất có cây nông nghiệp: 648,6 ha; đất khác: 312,93 ha.

2. Hiện trạng rừng

- Đặc dụng: 16.549 ha, trong đó:

+ Có rừng: 16.030,8 ha, (rừng tự nhiên 15.729,08 ha, rừng trồng 289,6 ha; đất có rừng trồng chưa thành rừng 12,08 ha).

+ Chưa có rừng: 530,51 ha, (đất trống có cây tái sinh 248,11 ha, đất trống không có cây tái sinh 86,52 ha, núi đá không cây: 113,37 ha; đất có cây nông nghiệp: 27,58 ha; đất khác: 54,93 ha).

- Phòng hộ: 9.140,78 ha, trong đó:

+ Có rừng: 7.885,7 ha, (rừng tự nhiên 6.621,44 ha, rừng trồng 1.012,64 ha; đất có rừng trồng nhưng chưa thành rừng).

+ Chưa có rừng: 1.506,70 ha, (đất trống có cây tái sinh 248,44 ha; đất trống không có cây tái sinh 782,19 ha; núi đá không cây: 186,0 ha; đất có cây nông nghiệp: 101,38 ha; đất khác: 188,69 ha).

- Sản xuất: 3.659,88 ha, trong đó:

+ Có rừng: 2.604,31 ha, (rừng tự nhiên 0 ha, rừng trồng 1.383,96 ha; đất có rừng trồng chưa thành rừng: 1.219,35 ha).

+ Chưa có rừng: 1.055,57 ha (đất trống có cây tái sinh 62,68 ha, đất trống không có cây tái sinh 420,77 ha, núi đá không cây: 27,71 ha; đất có cây nông nghiệp: 475,1 ha; đất khác: 69,31 ha).

(Chi tiết theo phụ biểu số 01 kèm theo)

3. Các nguồn lực hiện có

- Về lao động: Trên địa bàn tỉnh lực lượng lao động khá dồi dào, hoạt động trên mọi lĩnh vực nhưng không đồng đều giữa các ngành, lực lượng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đây là một thách thức lớn đối với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.

- Về các nguồn vốn: Để thực hiện tốt và có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp, UBND tỉnh Ninh Bình đã huy động và lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tng hp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng. Cụ thể như sau:

+ Nguồn vốn bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 16/6/2017;

+ Nguồn vốn về chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011- 2020 theo Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Nguồn vốn Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;

+ Huy động các nguồn vốn hp pháp khác;

+ Vốn liên doanh, liên kết;

+ Vốn tự có của các tổ chức, tập thể và hộ gia đình, cá nhân.

II. Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015-2017

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên

* Bảo vệ rừng: Hàng năm được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ngành có liên quan, kết quả bảo vệ và phát triển rừng đạt kế hoạch các năm. Cụ thể, diện tích rừng được bảo vệ: 47.343 ha (trừ diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương 11.350 ha). Trong đó:

- Khoán bảo vệ rừng có hỗ trợ ngân sách: 34.974 ha đạt 50,08% so với kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh về bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020, trong đó:

+ Bảo vệ rừng đặc dụng: 12.081 ha đạt 50,01% so với kế hoạch;

+ Bảo vệ rừng phòng hộ: 22.893 ha đạt 50,13% so với kế hoạch;

- Các chủ rừng tự bảo vệ rừng được giao: 12.371 ha đạt 42,45% so với kế hoạch, trong đó:

+ Rừng đặc dụng: 3.030 ha đạt 44,53% so với kế hoạch;

+ Rừng phòng hộ: 1.386 ha đạt 37,86% so với kế hoạch;

+ Rừng sản xuất: 7.955 ha đạt 42,59% so với kế hoạch.

* Bảo tồn thiên nhiên: Ninh Bình có 05 hệ sinh thái cơ bản đó là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái gò đồi, hệ sinh thái đồng bằng, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Trong đó có 2.602 loài thuộc 1.071 chi, 240 họ của 7 ngành thực vật bậc cao, có 89 loài thuộc 36 họ nằm trong sách Đỏ Việt Nam và có 03 loài rất nguy cấp. Hệ động vật: có 702 loài động vật có xương sống, có 62 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007). Một số loài đặc hữu được ưu tiên bảo tồn cao và thế giới đặc biệt quan tâm như Voọc mông trắng, Cu li nhỏ...

Bên cạnh đó, để phát triển các loài nguy cấp, quý hiếm tại các cơ sở gây nuôi, đơn vị đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và quản lý động vật hoang dã, quản lý chặt chẽ, từ việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận, hướng dẫn cho các cơ sở gây nuôi sinh trưởng, sinh sản động vật rừng vì mục đích thương mại đến việc tổ chức kiểm soát săn bắn, bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã trái pháp luật, qua đó đa số các các cơ sở nuôi, trại nuôi, các cơ sở kinh doanh, buôn bán đã chấp hành tốt các quy định Nhà nước.

Tính đến 31/5/2018 trên địa bàn toàn tỉnh có 01 trại và 439 cơ sở nuôi, với tổng số 75 loài/14.117 cá thể động vật hoang dã. Trong đó: Gấu ngựa: 01 loài/06 cá thể; Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (trừ Gấu): 41 loài/ 8.666 cá thể; Động vật hoang dã thông thường: 12 loài/5.058 cá thể; Động vật khác: 15 loài/ 387 cá thể.

b) Về phát triển, nâng cao năng suất chất lượng rừng

- Khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đặc dụng: Bình quân 110 ha/năm, diện tích rừng giao khoán được bảo vệ tốt. Các thôn xóm, làng bản đã xây dựng được quy ước, hương ước bảo vệ rừng.

- Trồng rừng phòng hộ: 110 ha. Diện tích rừng trồng còn thấp nguyên nhân là do vốn đầu tư từ ngân sách trung ương còn hạn chế, đất trồng rừng phòng hộ chủ yếu ở địa hình khó khăn nên không thu hút được người dân, doanh nghiệp tự bỏ vốn để trồng rừng.

- Trồng cây phân tán: Bình quân mỗi năm trồng được trên 1.000.000 cây phân tán trồng chủ yếu ven đường giao thông, kênh mương, công sở, trường học, bệnh viện, công viên, vườn hộ... Những cây xanh đã trồng khắp các vùng trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo nên môi trường sống xanh - sạch - đẹp.

c) Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ

- Khai thác gỗ: Hàng năm khai thác trung bình 27.000 m3/năm gỗ các loại từ rừng trồng và cây phân tán. Sản phẩm chủ yếu là gỗ dăm giấy, gỗ xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 200 cơ sở chế biến gỗ, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Tổng lượng gỗ tiêu thụ phục vụ cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu bình quân hàng năm 12.000 m3. Lượng gỗ còn thiếu để chế biến đồ mộc cao cấp chủ yếu nhập từ tỉnh ngoài và các nước trong khu vực.

- Khai thác Lâm sản ngoài gỗ:

+ Khai thác nhựa Thông: Tập trung ở các huyện có diện tích trồng Thông như: thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan. Sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt 140 tấn/ năm.

+ Hàng năm trên địa bàn tỉnh còn khai thác các lâm sản ngoài gỗ có giá trị như: Tre, Song Mây...

d) Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình trình UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đề án và đang triển khai thực hiện.

đ) Các hoạt động khác

- Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn hành vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

- Dự án xác định ranh giới và cắm mốc, bảng cho các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình: Hoàn thành công tác phân định và cắm mốc giới khu rừng phòng hộ và đặc dụng tại thành phố Tam Điệp và huyện Hoa Lư để tổ chức quản lý và thực thi sản xuất theo Luật bảo vệ rừng nói chung và quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nói riêng. Đảm bảo phát triển ổn định, bền vững tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đi khí hậu và tăng khả năng thu hút đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái...

- Đề án thực hiện chính sách chi trả môi trường rừng tỉnh Ninh Bình theo quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình về phê duyệt đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình.

- Xây dựng công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình theo quyết định số 154/QĐ-TTg ngày 29/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.

2. Kết quả thực hiện nguồn vốn bố trí cho bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2015-2017

Tổng vốn thực hiện giai đoạn 2015-2017: 231.207 triệu đồng, trong đó:

- Năm 2015: 26.249 triệu đồng:

- Năm 2016: 151.776 triệu đồng:

- Năm 2017: 53.182 triệu đồng:

(Chi tiết theo phụ biểu số 02, 03, 04 kèm theo)

3. Tình hình triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

- Hỗ trợ cộng đồng thôn vùng đệm rừng đặc dụng theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020.

- Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với công ty nông lâm nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Các quyết định khác về cơ chế, chính sách có liên quan.

- Thực hiện Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Xây dựng đề án Chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

4. Đánh giá chung

- Tổ chức quản lý rừng: Trong thời gian qua toàn bộ diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh đã được xác lập và quy hoạch theo chức năng 3 loại rừng với cơ cấu tương đối hợp lý. Hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp được xác lập theo hướng xã hội hóa gồm nhiều hình thức tổ chức tham gia quản lý, sử dụng rừng khác nhau như các Ban quản lý rừng, doanh nghiệp, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và chính quyền địa phương. Các chủ rừng đã có nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương từ hoạt động nghề rừng.

- Bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên: Được chú trọng đầu tư, đảm bảo giữ vững và phát triển vốn rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học đặc biệt bảo tồn loài Vọoc Mông trắng tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long từ 40 cá thể từ khi thành lập đến nay tăng 150-170 cá thể Vọoc Mông trắng. Lực lượng bảo vệ rừng từng bước được kiện toàn, góp phần đáng kể vào việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm đầu tư có hiệu quả, ý thức bảo vệ rừng của một bộ phận người dân được chuyển biến tích cực.

- Phát triển rừng: Có nhiều chuyển biến tích cực trong trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng, người dân nâng cao ý thức trong việc tự đầu tư kinh phí trồng lại rừng đặc biệt là rừng trồng sản xuất, nâng cao khả năng phòng hộ và cung cấp lâm sản của rừng, các mô hình kinh tế trang trại từng bước phát triển bền vững.

- Trồng mới rừng phòng hộ trên vùng đồi núi cơ bản đã hoàn thành, trong thời gian tới tập trung chỉ đạo trồng rừng phòng hộ và cải tạo làm giàu rừng trồng kém chất lượng, năng suất thấp.

- Khai thác, sử dụng tài nguyên rừng: Diện tích khai thác gỗ của tỉnh chủ yếu nằm trên diện tích rừng sản xuất, rừng trồng phòng hộ theo đúng quy định nhà nước. Sản lượng khai thác gỗ tăng qua từng năm góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành.

III. Tồn tại, nguyên nhân

1. Tồn tại

- Diện tích rừng tuy có tăng, độ che phủ đạt, nhưng chất lượng, tính đa dạng sinh học chưa cao của cả rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Một số diện tích rừng vẫn tiếp tục bị thu hẹp, do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.

- Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp có tăng nhưng chưa thực sự bền vững, giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp.

- Ngành công nghiệp chế biến lâm sản còn rất nhiều bất cập, hệ thống cơ sở chế biến với thiết bị và công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm vẫn là nguyên liệu thô chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc phát triển các cơ sở chế biến lâm sản còn thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao; nguồn nguyên liệu chưa ổn định.

- Chưa tạo ra nhiều việc làm, thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định.

- Việc quản lý sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp còn bất cập; người dân còn sử dụng đất lâm nghiệp được giao vào các mục đích khác hoặc chưa tận dụng hết tiềm năng của đất, nhiều diện tích đất thiếu vốn đầu tư nên để hoang hóa thời gian dài gây lãng phí, một số diện tích đất lâm nghiệp ở xa, hạ tầng còn hạn chế nên việc triển khai sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của rừng, công tác bảo vệ và phát triển rừng còn có lúc chưa được thường xuyên.

- Việc phát triển rừng sản xuất chưa thực sự đi theo hướng thâm canh, tăng năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ thuật của các hộ dân vẫn còn phổ biến. Chưa có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển trông rừng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồi núi. Việc tận dụng đất trong những năm đầu chu kỳ sản xuất lâm nghiệp lãng phí.

2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

- Chu kỳ sản xuất của cây lâm nghiệp dài ngày, lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro bởi ảnh hưởng của thời tiết; nơi có điều kiện phát triển lâm nghiệp lại là các vùng khó khăn; thị trường lâm sản chậm phát triển và tính cạnh tranh thấp.

- Hệ thống cơ sở chế biến, hệ thống giao thông chưa đồng bộ dẫn đến chi phí vận chuyển và dịch vụ cao và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp thấp.

- Thị trường lâm sản còn bị ảnh hưởng, phụ thuộc nhiều từ các đối tác nước ngoài, dẫn đến mất ổn định trong sản xuất kinh doanh.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức về vai trò của lâm nghiệp trong công tác phát triển kinh tế - xã hội chưa thực sự đầy đủ, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội, chưa xác định rõ vị thế lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp dịch vụ từ rừng.

- Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập như: ranh giới giữa các chủ rừng chưa được cắm mốc ngoài thực địa; giao đất lâm nghiệp chưa gắn với giao rừng, việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân chưa hợp lý.

- Khoa học công nghệ chưa tạo được sức bật, làm chuyển biến căn bản hiệu quả kinh tế của nghề rừng, chưa gắn kết với sản xuất và thị trường; phát triển nguồn giống cây lâm nghiệp còn chậm, năng suất rừng thấp...

- Việc đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp như: Vườn ươm công nghệ cao, đường vận chuyển kết hợp đường dân sinh chưa đáp ứng yêu cầu.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

I. Bối cảnh, dự báo

- Về phía Trung ương: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Về phía tỉnh: Giai đoạn 2018-2020 tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết 37/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tổ chức tiên tiến, bền vững.

Tuy nhiên, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn: Chưa ứng dụng được công nghệ cao trong sản xuất; Thiếu nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp; Công tác bảo vệ rừng ngày càng khó khăn phức tạp do các đối tượng khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép với nhiều thủ đoạn tinh vi và rất manh động, sẵn sàng cản trở, chống đối quyết liệt người thi hành công vụ.

II. Mục tiêu

- Thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 29.613,59 ha đất lâm nghiệp. Bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái, góp phần tích cực phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng.

- Về kinh tế: Tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân từ 8-10%/ năm. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất lâm nghiệp ở mức 25 triệu đồng/ha vào năm 2020.

- Về xã hội: Góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho các hộ gia đình sinh sống bằng nghề lâm nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Về môi trường: Nâng độ che phủ của rừng lên 19% vào năm 2020.

III. Nhiệm vụ

1. Kế hoạch năm 2018

1.1. Bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên

a) Bảo vệ rừng: Diện tích rừng được bảo vệ: 16.052 ha (trừ diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương 11.350 ha). Trong đó:

- Khoán bảo vệ rừng có hỗ trợ ngân sách: 11.699,4 ha, trong đó:

+ Bảo vệ rừng đặc dụng: 4.027 ha;

+ Bảo vệ rừng phòng hộ: 7.672,4 ha.

- Các chủ rừng tự bảo vệ rừng được giao: 4.352,6 ha.

+ Rừng đặc dụng: 911 ha;

+ Rừng phòng hộ: 616,1 ha;

+ Rừng sản xuất: 2.825,5 ha.

b) Bảo tồn thiên nhiên

- Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, rừng đặc dụng văn hóa - lịch sử - môi trường Hoa Lư và trên địa bàn tỉnh.

- Bảo vệ và phát triển loài động vật quý hiếm: 150-170 cá thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacour).

1.2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Trồng rừng tập trung: 471 ha. Trong đó:

+ Trồng sau khai thác: 411 ha.

+ Trồng rừng thay thế: 60 ha, trong đó: Trồng rừng đặc dụng 5 ha, trồng rừng phòng hộ 55 ha.

- Khoanh nuôi tái sinh: 49,3 ha.

- Chăm sóc rừng: 455 ha.

1.3. Khai thác gỗ và lâm sản: Khai thác rừng trồng: 411 ha.

1.4. Hỗ trợ thôn vùng đệm rừng đặc dụng: 14 thôn.

1.5. Các hoạt động khác

1.5.1. Xây dựng cơ sở hạ tng: Xây dựng Hạt Kiểm lâm liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn

1.5.2. Danh mục các nhiệm vụ đặc thù ưu tiên đầu tư và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

- Dự án đóng mốc giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2020;

- Đề án cho thuê dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình;

(Chi tiết theo phụ biểu số 05 kèm theo)

2. Kế hoạch giai đoạn 2018-2020

2.1. Bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và bảo tn thiên nhiên

a) Bảo vệ rừng: Bình quân hàng năm bảo vệ 16.052 ha; cả giai đoạn 2018-2020 đạt 48.156 ha (trừ diện tích Vườn quốc gia Cúc Phương 11.350 ha). Trong đó:

- Khoán bảo vệ rừng có hỗ trợ ngân sách: 35.098 ha, trong đó:

+ Bảo vệ rừng đặc dụng: 12.081 ha;

+ Bảo vệ rừng phòng hộ: 23.017 ha.

- Các chủ rừng tự bảo vệ rừng được giao: 13.058 ha.

+ Rừng đặc dụng: 2.733 ha;

+ Rừng phòng hộ: 1.848 ha;

+ Rừng sản xuất: 8.477 ha.

b) Bảo tồn thiên nhiên

- Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn, rừng đặc dụng văn hóa - lịch sử - môi trường Hoa Lư và trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục bảo vệ và phát triển loài động vật quý hiếm: 150-170 cá thể Voọc mông trng (Trachypithecus delacour).

2.2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Trồng rừng tập trung: Giai đoạn 2018-2020 trồng 1.332 ha. Trong đó:

+ Trồng rừng sau khai thác: Bình quân hàng năm trồng 411 ha/năm, cả giai đoạn 2018-2020 trong 1.232 ha.

+ Trồng rừng thay thế: 100 ha, trong đó: Trồng rừng đặc dụng 5 ha, trồng rừng phòng hộ 95 ha.

- Khoanh nuôi tái sinh: 148 ha.

- Chăm sóc rừng: 1.364 ha.

- Trồng cây phân tán: Cả giai đoạn trồng 2.000.000 cây phân tán các loại.

2.3. Khai thác gỗ và lâm sản: Khai thác rừng trồng: Bình quân hàng năm khai thác 411 ha/năm. Giai đoạn 2018-2020 khai thác 1.232 ha.

2.4. Hỗ trợ thôn vùng đệm rừng đặc dụng: 54 thôn.

2.5. Các hoạt động khác

2.5.1. Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng

- Xây dựng Hạt Kiểm lâm liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn: 01 Hạt Kiểm lâm;

- Sữa chữa nâng cấp trạm bảo vệ rừng đặc dụng năm 2019, 2020: 02 trạm.

2.5.2. Thực hiện các nhiệm vụ đặc thù ưu tiên đầu tư và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

- Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản giai đoạn 2019 - 2020;

- Dự án đóng mốc giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020;

- Đề án cho thuê dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình;

- Dự án giao đất, giao rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020;

- Kế hoạch bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm khu BTTN Đất ngập nước Vân Long giai đoạn 2019 - 2020;

- Xây dựng công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019 - 2020 bao gồm các hạng mục:

+ Dự án thành phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ Châu Á;

+ Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 tuyến đường giao thông Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình nối với quốc lộ 45 và tỉnh lộ 479D;

+ Dự án rà phá bom mìn;

+ Giải phóng mặt bằng xây dựng trang trại bảo tồn gấu.

- Hoạt động của Văn phòng BCĐ Chương trình mục tiêu PTLNBV cấp tỉnh.

(Chi tiết theo phụ biểu số 06, 07, 08 kèm theo)

IV. Giải pháp thực hiện

1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đa dạng hóa hình thức tổ chức thực hiện. Đảm bảo 100% người đứng đu chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, cơ quan chuyên môn nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình và nắm chắc các chủ trương, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp. Cơ bản các hộ dân sống gần rừng, trong rừng được tuyên truyền, tiếp cận và hiểu biết các chủ trương chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Về quản lý quy hoạch và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

- Hướng dẫn xây dựng, quản lý, giám sát thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt và các quy định về quản lý rừng và đất lâm nghiệp

- Tăng cường sự phối hợp của các ngành, các địa phương, các đoàn thể trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện triển khai phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền các cấp; Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, lực lượng bảo vệ rừng và chủ rừng theo đúng Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường kiểm soát, quản lý quy hoạch, đảm bảo việc cấp phép, quyết định các vấn đề như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cho thuê rừng, thực hiện các chương trình, dự án...phải trên cơ sở quy hoạch được duyệt. Các cơ quan chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của mình quan tâm xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng cấp tỉnh, cấp huyện đã được phê duyệt. Hàng năm UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng cho cấp huyện, để cấp huyện chủ động công tác BVPTR trên địa bàn. Quá trình chỉ đạo thực hiện quy hoạch cần kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời, để đạt được mục tiêu mà quy hoạch đề ra.

- Quan tâm tăng cường năng lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, quy hoạch, đảm bảo xây dựng các quy hoạch, dự án có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển.

3. Về bảo vệ rừng

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 05/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Chỉ thị 01/2009/CT-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã và Quyết định 14/2010/QĐ-UBND ngày 28/6/2010 về việc ban hành quy chế về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại rừng, lấn chiếm đất rừng, quản lý khai thác, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản theo đúng các quy định của Nhà nước và của tỉnh.

Tăng cường nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, rà soát, xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng của đơn vị phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo bảo vệ rừng tại gốc hiệu quả, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm, nắm chắc tình hình, đối tượng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng trên lâm phần quản lý, vùng trọng điểm xảy ra vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Về giao, cho thuê rừng

- Để tháo gỡ những vướng mắc về chồng lấn, tranh chấp đất đai, cần đẩy nhanh xây dựng và thiết lập lâm phần các loại rừng, cắm mốc ranh giới trên thực địa.

- Hoàn chỉnh công tác giao, khoán đất rừng, cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các đối tượng để sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Tăng cường phối hợp các ban ngành, chính quyền địa phương theo dõi, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, kịp thời phát hiện việc sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích, tham mưu xử lý nghiêm các vi phạm xảy ra.

5. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm

- Về khoa học, công nghệ:

+ Tiếp tục thực hiện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giống cây lâm nghiệp.

+ Nghiên cứu việc thay thế, bổ sung giống cây trồng phù hợp điều kiện tự nhiên, mục đích phòng hộ, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh lâm sản hàng hóa.

- Về công tác khuyến lâm:

+ Xây dựng và chuyển giao các quy trình mới, tiến bộ trong lĩnh vực trồng rừng sản xuất thâm canh chất lượng cao.

+ Tăng cường công tác khuyến lâm, chuyển giao xây dựng mô hình canh tác nông lâm trên đất dốc, thực hiện nông lâm kết hợp theo mô hình sinh thái bền vững, phát triển nhiều mô hình trang trại rừng.

+ Tập huấn kỹ thuật Quản lý bảo vệ rừng, chăm sóc, tỉa thưa rừng trồng, khai thác lâm sản, phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Xác định đối tượng rừng để lập kế hoạch đầu tư cho từng loại rừng theo các dự án được duyệt. Nghiên cứu hiệu quả làm giàu rừng tự nhiên theo từng vùng để nhân rộng. Xây dựng chương trình quản lý rừng bền vững theo cộng đồng thôn bản.

+ Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ GIS, giải đoán ảnh viễn thám trong lĩnh vực quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến và phòng trừ sâu bệnh hại rừng và các biện pháp PCCCR. Xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác này ở các xã có điều kiện phát triển.

+ Đầu tư nghiên cứu phát triển rừng bền vững theo hướng đa dạng sinh học, bảo vệ đất dốc, chống xói mòn sạt lở đất, lũ quét, khô hạn và các loại thiên tai khác. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây nhiều tác động bất lợi mạnh mẽ của các yếu tố cực đoan về thời tiết ngày càng khó lường (như mưa lớn, dông, sét, nắng nóng...)

6. Về thị trường

- Khuyến cáo người dân sản xuất các loại cây lâm nghiệp có tính chất đặc trưng, có lợi thế trong sản xuất, thị trường rộng; xây dựng các vùng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có điều kiện để doanh nghiệp, thương nhân thuận lợi trong việc thu mua lâm sản; hạn chế tối đa việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún theo lối tự cung, tự cấp;

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến nông, lâm sản ở khu vực nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, tạo sự liên kết- liên doanh với nông hộ để giải quyết tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất.

- Rà soát và xóa bỏ các thủ tục phiền hà cản trở việc tiêu thụ sản phẩm từ rng trồng. Khuyến khích chế biến và xuất khẩu sản phẩm từ rừng trồng đã qua chế biến.

7. Hợp tác quốc tế

- Thực hiện hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ đầu tư, hỗ trợ phát triển các đề án, chương trình, mô hình sản xuất lâm nghiệp bền vững.

- Tiếp cận các nguồn vốn từ Hội động vật học Frankfurt (FZS), Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP)...Tạo điều kiện và cải tiến môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng, chế biến lâm sản và chuyển giao công nghệ.

V. Nguồn vốn đầu tư

1. Vốn đầu tư năm 2018: 32.561 triệu đồng: Trong đó:

- Vốn ngân sách sự nghiệp: 7.422 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn ngân sách sự nghiệp trung ương: 3.300 triệu đồng;

+ Vốn ngân sách sự nghiệp địa phương: 4.122 triệu đồng.

- Vốn đầu tư phát triển tỉnh: 1.500 triệu đồng;

- Vốn hợp pháp khác (tổ chức, cá nhân tự đầu tư): 23.639 triệu đồng.

2. Vốn đầu tư giai đoạn 2018-2020: 198.714 triệu đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 107.426 triệu đồng.

- Vốn ngân sách tỉnh: 27.625 triệu đồng.

- Vốn tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình: 63.662 triệu đồng.

3. Cơ chế huy động

- Ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngân sách địa phương theo phân cấp của Luật ngân sách.

- Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế; thu hút nguồn vốn ODA của các nước, tổ chức phi Chính phủ đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.

VI. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan Thường trực tổ chức thực hiện Kế hoạch; Tham mưu thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đảm bảo hoàn thành các định hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp đến năm 2020; nâng cao hiệu lực quản lý, giám sát thực hiện nghiêm túc quy hoạch.

- Tranh thủ kịp thời và tối đa các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương; lồng ghép các cơ chế, chính sách để thực hiện kịp thời và hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Hàng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thẩm định các dự án, đề án bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

3. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn kinh phí ngân sách trung ương bổ sung để thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2020 và khả năng ngân sách địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Chương trình theo phân cấp của luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Sở Du lịch

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lồng ghép các chương trình, dự án của Sở Du lịch để bảo tồn và phát triển khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường Hoa Lư, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được duyệt và nhu cầu sử dụng đất của dự án, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất cho các dự án liên quan đến đất lâm nghiệp theo quy định.

6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đôn đốc, triển khai thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh ban hành những chính sách giảm nghèo gắn với phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

Tham mưu với Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xem xét ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ có ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm lâm nghiệp đặc thù của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

8. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hp và hỗ trợ thường xuyên với lực lượng Kiểm lâm trong công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và diễn tập các phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng bảo vệ rừng, các chủ rừng và nhân dân.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các huyện, các đồn biên phòng sẵn sàng tham gia các đợt truy quét khi có sự huy động của UBND các huyện; các đồn biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ hộ khẩu và người ra vào rừng.

9. Các cơ quan truyền thông

Đài phát thanh và truyền hình Ninh Bình, báo Ninh Bình xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phát hiện, biểu dương những gương làm tốt, những nhân tố mới, đồng thời phản ánh kịp thời những nơi làm chưa tốt để định hướng dư luận và quản lý chỉ đạo của các cấp, các ngành.

10. Các đoàn thể chính trị

Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình xây dựng kế hoạch tham gia góp sức làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và hướng dẫn, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

11. UBND các huyện, thành phố

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Lâm nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo các phòng ban chức năng, Ủy ban nhân dân các xã tổ chức thực hiện Kế hoạch.

12. Các Sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và căn cứ kế hoạch được phê duyệt, chủ động tham mưu lồng ghép các chương trình, dự án nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo việc làm, giảm thiểu các tác động đến rừng góp phần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Trên đây là kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh
ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP3.

bh.08

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đinh Chung Phụng

 

Biểu 01. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT ĐẾN 31/12/2017

(Kèm theo Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 27/7/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Đơn vị: ha

TT

Loại đất, loại rừng

Tổng cộng

Phần theo đơn vị hành chính (huyện, quận)

Nho Quan

TPNB

Gia Viễn

Hoa Lư

Kim Sơn

Tam Điệp

Yên Mô

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp

29.613,6

17.394,5

79,0

3.413,7

2.909,5

1.385,7

2.707,1

1.724,1

1

Đất rừng đặc dụng

16.561,3

11.248,0

79,0

2.324,8

2.909,5

 

 

 

a

Đất có rừng

16.030,8

11.122,9

57,5

2.201,4

2.648,9

 

 

 

-

Rừng tự nhiên

15.729,1

10.916,2

57,5

2.106,5

2.648,9

 

 

 

-

Rừng trồng

289,6

194,6

 

95

 

 

 

 

-

Đất có rừng trồng chưa thành rừng

12,1

12,1

 

 

 

 

 

 

b

Đất chưa có rừng

530,5

125,1

21,5

123,4

260,5

 

 

 

-

Đất trống có cây gỗ tái sinh

248,1

0,0

21,5

100,1

126,6

 

 

 

-

Đất trống không có cây gỗ tái sinh

86,5

84,7

 

 

1,9

 

 

 

-

Núi đá không cây

113,4

 

 

 

113,4

 

 

 

-

Đất có cây NN

27,6

11,1

 

1,1

15,4

 

 

 

-

Đất khác trong LN

54,9

29,4

 

22,2

3,4

 

 

 

2

Đất rừng phòng hộ

9.392,4

3.314,8

 

880,4

 

1.385,7

2.110,0

1.701,5

a

Đất có rừng

7.885,7

2.879,9

 

794,3

 

570,1

2.037,7

1.603,7

-

Rừng tự nhiên

6.621,4

2.375,8

 

757,5

 

 

1.971,5

1.516,6

-

Rng trồng

1.012,6

376,6

 

36,8

 

464,7

54,7

79,8

-

Đất có rừng trồng chưa thành rừng

251,7

127,5

 

 

 

105,3

11,5

7,3

b

Đất chưa có rừng

1.506,7

434,9

 

86,1

 

815,7

72,3

97,8

-

Đất trống có cây gỗ tái sinh

248,4

131,5

 

65,0

 

0,0

40,8

11,2

-

Đất trống không có cây gỗ tái sinh

782,2

112,7

 

 

 

636,8

6,9

25,9

-

Núi đá không cây

186,0

80,8

 

 

 

43,8

19,7

41,7

-

Đất có cây NN

101,4

90,4

 

 

 

 

0,4

10,7

-

Đất khác trong LN

188,7

19,6

 

21,1

 

135,1

4,6

8,3

3

Đất rừng sản xuất

3.659,9

2.831,7

 

208,5

 

 

597,1

22,6

a

Đất có rừng

2.604,3

2.290,8

 

117,2

 

 

186,9

9,4

-

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng trồng

1.385,0

1.094,5

 

101,9

 

 

179,2

9,4

-

Đất có rừng trồng chưa thành rừng

1.219,4

1.196,3

 

15,4

 

 

7,7

 

b

Đất chưa có rừng

1.055,6

540,9

 

91,2

 

 

410,2

13,3

-

Đất trống có cây gỗ tái sinh

62,7

56,4

 

2,4

 

 

 

3,9

-

Đất trống không có cây gỗ tái sinh

420,8

282,3

 

61,3

 

 

75,1

2,1

-

Núi đá không cây

27,7

8,6

 

15,4

 

 

3,4

0,3

-

Đất có cây NN

475,1

160,6

 

4,4

 

 

303,4

6,7

-

Đất khác trong LN

69,3

33,0

 

7,7

 

 

28,3

0,3

 

Biểu 02. KẾT QUẢ BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG NĂM 2017

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

% tăng (+) giảm (-) so với cùng kỳ năm trước

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

1

Tổng số vụ vi phạm

vụ

 

 

 

 

1.1

Phá rừng trái phép

vụ

3

2

(-)

 

 

Trong đó phá rừng làm nương rẫy

vụ

 

 

 

 

1.2

Khai thác rừng trái phép

vụ

0

0

 

 

1.3

Vi phạm các quy định về PCCC rừng

vụ

 

 

 

 

1.4

Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã

vụ

 

 

 

 

1.5

Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép

vụ

50

35

(-)

 

1.6

Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản

vụ

 

 

 

 

1.7

Vi phạm khác

vụ

17

05

(-)

 

2

Tổng diện tích rừng giảm

ha

 

 

 

 

2.1

Do chuyn mục đích sử dụng sang mục đích khác

ha

70,76

59,25

(-)

 

2.2

Do khai thác trắng

ha

0

0

 

 

 

- Rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

 

- Rừng trồng

ha

 

 

 

 

2.3

Do cháy rừng

ha

0,289

2,428

(+)

 

2.4

Do phá rừng trái pháp luật

ha

0

0

 

 

2.6

Do nguyên nhân khác

ha

0

0

 

 

 

Biểu 03. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2015-2017

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Giai đoạn 2015-2017

Kế hoạch 42/KH- UBND

Tỷ lệ %

1

2

3

4

5

6

7

8

I. Bảo vệ rừng

ha

15.432

15.381

15.620

46.433

98.964

46,92

1. Rừng đặc dụng

ha

5.012

5.012

4.938

14.961

30.960

48,32

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

ha

4.027

4.027

4.027

12.081

24.156

50,01

- Chủ rừng tự bảo vệ

ha

985

985

911

2.880

6.804

42,33

2. Rừng phòng hộ

ha

7.691

7.685

8.097

23.473

49.326

47,59

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

ha

7.374

7.368

7.590

22.332

45.666

48,90

+ Xã khu vực III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

ha

 

 

1.224

1.224

 

 

+ Rừng phòng hộ ven biển

ha

 

 

449

449

 

 

+ Rừng phòng hộ vùng đồi

ha

 

7.368

5.918

13.286

 

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

ha

317

316,8

506,9

1.141

3.660

31,16

3. Rừng sản xuất

ha

2.730

2.684,6

2.585,1

7.999

18.678

42,83

II. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Trồng rừng

ha

63,37

474

370

908

3.019

30,07

a) Trồng trên đất trng rừng phòng hộ

ha

63,37

24

 

88

1.223

7,2

b) Trồng lại sau khai thác

ha

331

450

350

1.131

1.796

62,97

c) Trồng rừng thay thế

ha

 

 

20

20

 

 

Trong đó: - Rừng đặc dụng

ha

 

 

 

0

 

 

- Rừng phòng hộ

ha

 

 

20

20

 

 

- Rừng sản xuất

ha

 

 

 

0

 

 

2. Khoanh nuôi tái sinh

ha

112

111,4

160,3

384

 

 

3. Chăm sóc rừng

ha

228

63

405

696

 

 

4. Trồng cây phân tán

1000 cây

990

1.000

1.000

2.990

9.220

32,43

III. Sử dụng rừng

 

 

 

 

 

 

 

- Khai thác rừng trồng

ha

436

400

350

1.186

1.796

66,04

- Sản lượng khai thác gỗ rừng tập trung

m3

27.000

27.000

27.000

81.000

 

 

 

Biểu 04. TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2015-2017

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Giai đoạn 2015-2017

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

2

3

4

5

6

TNG

231.207

26.249

151.776

53.182

I

Ngân sách nhà nước

122.156

6.803

107.538

7.815

1

Trung ương

113.064

4.276

105.588

3.200

a

Đầu tư phát triển

102.388

 

102.388

 

b

Sự nghiệp

10.676

4.276

3.200

3.200

2

Địa phương

9.092

2.527

1.950

4.615

a

Đầu tư phát triển

 

 

 

 

b

Sự nghiệp

9.092

2.527

1.950

4.615

II

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

109.051

19.446

44.238

45.367

 

Biểu 05. TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN NĂM 2018

Hạng mục

Khối lượng

Mức đầu tư, hỗ trợ (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo ngun vốn (tr.đ)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

Vốn hợp pháp khác (Tchức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

 

 

Trong đó

Trong đó

Vốn sự nghiệp

Tổng

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Tổng

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

TNG

 

 

32.561

8.922

1.500

7.422

3.300

 

3.300

5.622

1.500

4.122

23.639

 

I. Bảo vệ rừng

16.052

 

4.199

3.374

 

3.374

795

 

795

2.579

 

2.579

825

 

1. Rừng đặc dụng (ha)

4.938

 

741

604

 

604

 

 

 

604

 

604

137

 

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

4.027

0,15

604

604

 

604

 

 

 

604

 

604

 

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

911

0,15

137

 

 

 

 

 

 

 

 

 

137

 

2. Rừng phòng hộ (ha)

8.289

 

2.669

2.546

 

2.546

735

 

735

1.811

 

1.811

123

 

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

7.672

 

2.546

2.546

 

2.546

735

 

735

1.811

 

1.811

 

 

+ Xã khu vực III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

1.767

0,4

707

707

 

707

177

 

177

530

 

530

 

 

+ Rừng phòng hộ ven biển

451,5

0,45

203

203

 

203

68

 

68

135

 

135

 

 

+ Rừng phòng hộ vùng đồi

5.454

0,3

1.636

1.636

 

1.636

491

 

491

1.145

 

1.145

 

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

616,1

0,2

123

 

 

 

 

 

 

 

 

 

123

 

3. Rừng sản xuất (ha)

2.826

0,2

565

 

 

 

 

 

 

 

 

 

565

 

4. Chi phí quản lý (9%)

 

 

224

224

 

224

60

 

60

165

 

165

 

 

II. Phát triển rừng

 

 

20.786

25

 

25

 

 

 

25

 

25

20.761

 

1. Trồng rừng (ha)

471

 

17.488

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.488

 

a) Trồng trên đất trng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Trồng lại sau khai thác

411

30

12.315

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.315

 

c) Trồng rừng thay thế

60

 

5.173

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.173

Nguồn vn từ Quỹ BV và PTR tnh Ninh Bình

Trong đó: - Rừng đặc dụng

5

 

323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

323

 

- Rừng phòng hộ

55

 

4.850

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.850

 

- Rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khoanh nuôi tái sinh (ha)

49,3

0,5

25

25

 

25

 

 

 

25

 

25

 

 

3. Chăm sóc rừng (ha)

455

5

2.273

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.273

 

4. Trồng cây phân tán (1000 cây)

1.000

0,001

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.000

 

III. Sử dụng rừng

 

 

2.053

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.053

 

- Khai thác rừng trồng (ha)

411

5

2.053

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.053

 

IV. Hỗ trợ cộng đồng thôn vùng đệm rừng đặc dụng

14

40

560

560

 

560

560

 

560

 

 

 

 

 

V. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

1.500

1.500

 

 

 

Xây dựng Hạt Kiểm lâm liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn (hạt)

1

 

1.500

1.500

1.500

 

 

 

 

1.500

1.500

 

 

 

VI. Nhiệm vụ khác

 

 

3.463

3.463

0

3.463

1.945

0

1.945

1.518

 

1.518

 

 

- Dự án xác định ranh giới và cắm mốc, bảng cho các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020

 

 

1.945

1.945

 

1.945

1.945

 

1.945

 

 

 

 

 

- Đề án cho thuê dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình

 

 

1.518

1.518

 

1.518

 

 

 

1.518

 

1.518

 

 

 

Biểu 06. KHỐI LƯỢNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

Chỉ tiêu

ĐVT

Giai đoạn 2018-2020

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

1

2

3

4

5

6

 

I. Bảo vệ rừng

Ha

48.156

16.052

16.052

16.052

 

1. Rừng đặc dụng

Ha

14.814

4.938

4.938

4.938

 

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

Ha

12.081

4.027

4.027

4.027

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

Ha

2.733

911

911

911

 

2. Rừng phòng hộ

Ha

24.866

8.289

8.289

8.289

 

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

Ha

23.017

7.672

7.672

7.672

 

+ Xã khu vực III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

ha

5.301

1.767

1.767

1.767

 

+ Rừng phòng hộ ven biển

ha

1.355

452

452

452

 

+ Rừng phòng hộ vùng đồi

ha

16.362

5.454

5.454

5.454

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

Ha

1.848

616

616

616

 

3. Rừng sản xuất

Ha

8.477

2.826

2.826

2.826

 

II. Phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

1. Trồng rừng

Ha

1.332

471

441

421

 

a) Trồng trên đất trống

Ha

 

 

 

 

 

b) Trồng lại sau khai thác

Ha

1.232

411

411

411

 

c) Trồng rừng thay thế

Ha

100

60

30

10

 

Trong đó: - Rừng đặc dụng

Ha

5

5

 

 

 

- Rừng phòng hộ

Ha

95

55

30

10

 

- Rừng sản xuất

Ha

0

0

0

0

 

2. Khoanh nuôi tái sinh

Ha

148

49,3

49,3

49,3

 

3. Chăm sóc rừng

Ha

1.364

455

455

455

 

4. Trồng cây phân tán

1000 cây

2.000

1.000

500

500

 

III. Sử dụng rừng

 

 

 

 

 

 

- Khai thác rừng trồng

Ha

1.232

411

411

411

 

- Sản lượng

m3

87.000

29.000

29.000

29.000

IV. Hỗ trợ vùng đệm thôn đặc dụng

Thôn

54

14

54

54

V. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

Xây dựng Hạt Kiểm lâm liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn

Hạt

1

1

 

 

Sửa chữa nâng cấp trạm bảo vệ rừng đặc dụng

Trạm

2

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 07. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Giai đoạn 2018-2020

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ghi chú

Tổng

NSTW

NS địa phương

Vốn khác

Tổng

NSTW

NS địa phương

Vốn khác

Tổng

NSTW

NS địa phương

Vốn khác

Tổng

NSTW

NS địa phương

Vốn khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Tổng

198.714

107.426

27.625

63.662

32.561

3.300

5.622

23.639

87.635

52.063

14.400

21.172

78.518

52.063

7.604

18.852

 

I. Bảo vệ rừng

13.128

6.479

4.173

2.475

4.199

795

2.579

825

4.657

2.842

990

825

4.271

2.842

604

825

 

1. Rừng đặc dụng

2.223

 

1.812

411

741

 

604

137

741

 

604

137

741

 

604

137

 

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

1.812

 

1.812

 

604

 

604

 

604

 

604

 

604

 

604

 

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

411

 

 

411

137

 

 

137

137

 

 

137

137

 

 

137

 

2. Rừng phòng hộ

8.007

5.828

1.811

369

2.669

735

1.811

123

2.669

2.546

 

123

2.669

2.546

 

123

 

- Nhà nước đầu tư, bảo vệ

7.638

5.828

1.811

 

2.546

735

1.811

 

2.546

2.546

 

 

2.546

2.546

 

 

 

+ Xã khu vực III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

2.120

1.590

530

 

707

177

530

 

707

707

 

 

707

707

 

 

 

+ Rừng phòng hộ ven biển

610

474

135

 

203

68

135

 

203

203

 

 

203

203

 

 

 

+ Rừng phòng hộ vùng đồi

4.909

3.763

1.145

 

1.636

491

1.145

 

1.636

1.636

 

 

1.636

1.636

 

 

 

- Chủ rừng tự bảo vệ

369

 

 

369

123

 

 

123

123

 

 

123

123

 

 

123

 

3. Rừng sản xuất

1.695

 

 

1.695

565

 

 

565

565

 

 

565

565

 

 

565

 

4. Lập hồ sơ giao khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh

386

 

386

 

 

 

 

 

386

 

386

 

 

 

 

 

 

5. Chi phí quản lý

816

652

165

 

224

60

165

 

296

296

 

 

296

296

 

 

 

II. Phát triển rừng

60.102

49

5.025

55.028

20.786

0

25

20.761

20.818

25

2.500

18.294

18.498

25

2.500

15.974

 

1. Trồng rừng

46.758

 

 

46.758

17.488

 

 

17.488

15.795

 

 

15.795

13.475

 

 

13.475

 

a)Trồng trên đất trống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Trồng lại sau khai thác

36.945

 

 

36.945

12.315

 

 

12.315

12.315

 

 

12.315

12.315

 

 

12.315

 

c) Trồng rừng thay thế

9.813

 

 

9.813

5.173

 

 

5.173

3.480

 

 

3.480

1.160

 

 

1.160

Nguồn vốn từ Quỹ BV&PTR tnh

Trong đó: - Rừng đặc dụng

323

 

 

323

323

 

 

323

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Rừng phòng hộ

9.490

 

 

9.490

4.850

 

 

4.850

3.480

 

 

3.480

1.160

 

 

1.160

 

- Rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khoanh nuôi tái sinh

74

49

25

 

25

 

25

 

25

25

 

 

25

25

 

 

 

3. Chăm sóc rừng

7.270

 

 

7.270

2.273

 

 

2.273

2.499

 

 

2.499

2.499

 

 

2.499

 

4. Trồng cây phân tán

6.000

 

5.000

1.000

1.000

 

 

1.000

2.500

 

2.500

 

2.500

 

2.500

 

 

III. Sử dụng rừng

6.159

 

 

6.159

2.053

 

 

2.053

2.053

 

 

2.053

2.053

 

 

2.053

 

- Khai thác rừng trồng

6.159

 

 

6.159

2.053

 

 

2.053

2.053

 

 

2.053

2.053

 

 

2.053

 

IV . Hỗ trợ cộng đồng thôn vùng đệm

4.880

560

4.320

 

560

560

 

 

2.160

 

2.160

 

2.160

 

2.160

 

 

V. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

4.550

600

3.950

 

1.500

 

1.500

 

2.750

300

2.450

 

300

300

 

 

 

Xây dựng Hạt Kiểm lâm liên huyện Hoa Lư - Gia Viễn

3.950

 

3.950

 

1.500

 

1.500

 

2.450

 

2.450

 

 

 

 

 

 

Sửa chữa nâng cấp trạm bảo vệ rừng đặc dụng

600

600

 

 

 

 

 

 

300

300

 

 

300

300

 

 

 

VI. Nhiệm vụ khác

109.895

99.738

10.157

 

3.463

1.945

1.518

 

55.196

48.896

6.300

 

51.236

48.896

2.340

 

 

- Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn vi phá rng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản giai đoạn 2019 - 2020

2.250

1.200

1.050

 

 

 

 

 

1.100

600

500

 

1.150

600

550

 

 

- Dự án xác định ranh giới và cắm mốc, bảng cho các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018- 2020

7.945

7.945

 

 

1.945

1.945

 

 

3.000

3.000

 

 

3.000

3.000

 

 

 

- Đề án cho thuê dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình

1.518

 

1.518

 

1.518

 

1.518

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dự án giao đất, giao rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020

2.390

 

2.390

 

 

 

 

 

1.200

 

1.200

 

1.190

 

1.190

 

 

-Kế hoạch bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm khu BTTN Đất ngập nước Vân Long giai đoạn 2019-2020

2.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

1000

500

500

 

1000

500

500

 

 

- Xây dựng công viên động vật hoang dã Quốc gia tại Ninh Bình giai đoạn 2019- 2020

93.593

89.593

4.000

 

 

 

 

 

48.796

44.796

4.000

 

44.796

44.796

 

 

 

+ Dự án thành phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ Châu Á

38.736

38.736

 

 

 

 

 

 

19.368

19.368

 

 

19.368

19.368

 

 

 

+ Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 tuyến đường giao thông Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tnh Ninh Bình nối với quốc lộ 45 và tỉnh lộ 479D

45.439

45.439

 

 

 

 

 

 

22.720

22.720

 

 

22.720

22.720

 

 

 

+ Dự án rà phá bom mìn

5.418

5.418

 

 

 

 

 

 

2.709

2.709

 

 

2.709

2.709

 

 

 

+ Giải phóng mặt bằng xây dựng trang trại bảo tồn gấu

4.000

 

4.000

 

 

 

 

 

4.000

 

4.000

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động của Văn phòng BCĐ Chương trình mục tiêu PTLNBV cấp tỉnh

200

 

200

 

 

 

 

 

100

 

100

 

100

 

100

 

 

 

Biểu 08. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN 2018-2020

Hạng mục

ĐVT

Năm 2018

Giai đoạn 2018-2020

Ghi chú

Khi lượng

Thành tiền (triệu đồng)

Khối lượng

Thành tiền (triệu đồng)

1

2

3

4

5

6

7

TNG

 

 

3.300

 

17.834

 

I. Khoán bảo vệ rừng

 

 

795

 

6.529

 

1. Rừng phòng hộ

 

7.672

735

23.017

5.828

 

+ Xã khu vực III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

ha

1.767

177

5.301

1.590

 

+ Rừng phòng hộ ven biển

ha

452

68

1.355

474

 

+ Rừng phòng hộ vùng đồi

ha

5.454

491

16.362

3.763

 

2. Khoanh nuôi tái sinh

ha

 

 

99

49

 

3. Chi phí quản lý

 

 

60

 

652

 

II. Hỗ trợ cộng đồng thôn vùng đệm rừng đặc dụng

Thôn

14

560

 

560

 

III. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

600

 

Sa chữa nâng cấp trạm bảo vệ rừng đặc dụng

 

 

 

 

600

 

IV. Nhiệm vụ khác

 

 

1.945

 

10.145

 

- Dự án xác định ranh giới và cắm mốc, bảng cho các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 - 2020

 

 

1.945

 

7.945

 

- Hỗ trợ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản giai đoạn 2019 -2020

 

 

 

 

1.200

 

- Kế hoạch bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm khu BTTN Đất ngập nước Vân Long giai đoạn 2019 -2020

 

 

 

 

1.000

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 69/KH-UBND ngày 27/07/2018 thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.167

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.209.144
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!