Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 66/KH-UBND 2018 phòng chống thiên tai Thái Bình

Số hiệu: 66/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 29/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/KH-UBND

Thái Bình, ngày 29 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT Số 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, TỈNH THÁI BÌNH.

I. SỰ CẦN THIẾT

Công tác phòng, chống thiên tai đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tổ chức bộ máy bước đầu được kiện toàn; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai được nâng cao; hệ thống cơ sở hạ tầng và công trình phòng, chống thiên tai ngày càng tốt hơn; ứng dụng khoa học công nghệ trong chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng tham mưu ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đã có nhiều bước tiến, tạo sự ổn định, niềm tin trong nhân dân. Song, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường; công tác phòng, chống thiên tai vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: Người dân ở một số nơi còn chủ quan, chưa quan tâm đúng mức; công tác dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác phòng, chống thiên tai; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp; tổ chức bộ máy còn bất cập, lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai thiếu cả về số lượng và chất lượng, phần lớn là kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực ứng phó còn nhiều hạn chế; quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội chưa lường hết được những tác động của thiên tai và rủi ro thiên tai.

Trong những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đã phải hứng chịu nhiều loại hình thiên tai (bão, lũ, dông, lốc, mưa đá, xâm nhập mặn...); đặc biệt năm 2017, tình hình mưa, lũ diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều đợt mưa lớn trên diện rộng, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến Thái Bình nhưng gây ra nhiều đợt mưa lớn, nước dâng, đã xuất hiện trận lũ lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Vì vậy, đòi hỏi tỉnh Thái Bình phải có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, triển khai các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động các nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội để phòng, chống, ứng phó hiệu quả với thiên tai trong thời gian tới.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội.

2. Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình phải đánh giá đầy đủ các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai.

3. Phòng, chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, nông thôn mới.

4. Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, theo hướng đa mục tiêu; khôi phục, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tính bền vững và yêu cầu xây dựng lại tốt hơn; tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kết hợp với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống.

5. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người và tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020.

- 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình trong tỉnh được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.

- 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai.

- Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất là đê điều, thủy lợi, khu neo đậu tránh trú bão, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.

- 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.

IV. GIẢI PHÁP TỔNG THỂ

1. Thể chế, chính sách:

- Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và điều kiện thực tế địa phương xây dựng, bổ sung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo đồng bộ, khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; có chế tài để thực thi hiệu quả các quy định pháp luật trong phòng, chống thiên tai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

- Ban hành chính sách cụ thể thúc đẩy xã hội hóa khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai, nhất là trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đầu tư xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ công và bảo hiểm rủi ro thiên tai.

- Hoàn chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều các tuyến sông có đê tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

2. Tổ chức, bộ máy:

- Kiện toàn, nâng tầm hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố; tăng cường trách nhiệm cá nhân của thành viên Ban Chỉ huy thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng đồng bộ, thống nhất, chuyên nghiệp, trên cơ sở sắp xếp lại các tổ chức hiện có, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai trong tình hình mới trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.

3. Cơ sở hạ tầng:

- Đầu tư, nâng cao năng lực, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê cửa sông, đê biển, khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão; kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi, các công trình phòng, chống thiên tai; nâng cao khả năng tiêu thoát nước.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời, hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai các cấp.

- Đầu tư hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống quan trắc, cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động khí tượng thủy văn, xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

4. Thông tin, truyền thông, đào tạo:

- Đầu tư trang thiết bị phù hợp; đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và các cấp chính quyền đến được với người dân.

- Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai phù hợp với đặc thù các địa phương.

5. Nguồn lực tài chính:

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho phòng, chống thiên tai để chủ động trong xây dựng kế hoạch hàng năm và xử lý khi có tình huống bất thường, nhất là xử lý khẩn cấp sự cố công trình sau thiên tai, hỗ trợ người dân bị thiệt hại bởi thiên tai; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn và phòng, chống thiên tai.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách cho phòng, chống thiên tai; nghiên cứu hoàn thiện các quy định liên quan đến Quỹ Phòng, chống thiên tai và bảo hiểm rủi ro thiên tai để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

6. Khoa học công nghệ: Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai. Tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa, trực tuyến trong quan trắc, giám sát, quản lý, khai thác, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu và vận hành ứng phó theo thời gian thực; ứng dụng vật liệu mới, giải pháp mới trong phòng, chống thiên tai.

7. Một số giải pháp trọng tâm:

- Đảm bảo an toàn đê điều, quản lý chặt chẽ quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất nhất là sử dụng đất bãi sông để bảo vệ không gian thoát lũ. Nâng cao mức bảo đảm an toàn chống lũ cho hệ thống đê sông xung yếu.

- Tập trung nâng cao năng lực ứng phó lũ lớn, bão mạnh và siêu bão; xử lý công trình hạ tầng (vật kiến trúc, đường giao thông) gây cản trở thoát lũ, tăng ngập lụt

V. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ (Phụ lục kèm theo).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với cấp tỉnh:

1.1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất của cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai; chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu, hiện đại hóa các công cụ hỗ trợ điều hành theo thời gian thực, đáp ứng yêu cầu ứng phó kịp thời, chính xác, hiệu quả. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc xây dựng, cập nhật kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai theo từng cấp độ rủi ro thiên tai.

- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc đưa nội dung phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, địa phương; kiểm soát việc đầu tư công trình hạ tầng để hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, xây dựng phương án đảm bảo an toàn công trình phòng, chống thiên tai, đê điều, thủy lợi trước mùa mưa lũ hàng năm. Tổ chức theo dõi công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sau thiên tai; chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực hỗ trợ, phục hồi tái thiết sau thiên tai.

- Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức thực hiện việc đầu tư phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.

- Chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, các đài truyền thanh, truyền hình ở địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai và an toàn hàng hải.

1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Rà soát quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết và quy hoạch đê điều các tuyến sông có đê tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tham mưu rà soát quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Hàng năm trước mùa, mưa lũ bão, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; phân công nhiệm vụ công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, các Tiểu ban; giao chỉ tiêu chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đánh giá hiện trạng đê điều trước mùa lũ, bão; phê duyệt phương án hộ đê toàn tuyến; xây dựng kế hoạch kiểm tra phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý đê điều, thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, về việc giải tỏa, chống lấn chiếm, sử dụng trái phép trong hành lang bảo vệ công trình cầu, cống, đường thủy nội địa, công trình thủy lợi và đê điều trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh.

- Phân loại trọng điểm đê, kè cống xung yếu trong mùa lũ, bão hàng năm. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng và phê duyệt trọng điểm xung yếu của đê, kè, cống; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện theo phương châm “Bốn tại chỗ”; chuẩn bị mọi nguồn lực để phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão; tổ chức tu bổ, sửa chữa hư hỏng các công trình đê, kè, cống; giao cắm cừ dự phòng, hoành triệt các công xung yếu dưới đê cho các đơn vị có liên quan. Tích cực chủ động phòng, chống thiên tai.

- Đôn đốc, kiểm tra các công trình xây dựng thủy lợi nội đồng phục vụ chống hạn. Xây dựng, triển khai đề án công tác thủy lợi phục vụ sản xuất Đông Xuân và phương án chống úng vụ Mùa hàng năm.

- Hàng năm, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, các lực lượng tham gia hộ đê, lực lượng canh coi, cừ sách tại các xã, phường, thị trấn, huyện, thành phố về công tác phòng, chống thiên tai và kỹ thuật hộ đê, phòng, chống lụt, bão. Đảm bảo cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã, phường, thị trấn, thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, quản lý, khai thác đê điều, thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai, gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Rà soát tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng đê điều, thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai nhằm bảo đảm an toàn trước thiên tai.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phương án di dời dân cư khẩn cấp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn, phổ biến các giải pháp, mô hình công trình và phi công trình hiệu quả với chi phí phù hợp để phòng, chống lũ, bão.

- Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của cơ quan làm công tác tham mưu chỉ đạo cấp tỉnh (Văn phòng Ban Chỉ huy); đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý thông tin, hỗ trợ ra quyết định, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đưa vào sử dụng trong năm 2019. Chỉ đạo tu bổ, nâng cấp đê điều, thủy lợi, khu neo đậu tránh trú bão.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương nâng cao năng lực cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng phó trong phòng, chống thiên tai; hiện đại hóa thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị bảo đảm an toàn và giám sát tàu thuyền hoạt động trên biển.

- Chỉ đạo chuyển đổi sản xuất thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, tưới, tiêu, cấp nước.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phương quy hoạch và xây dựng khu neo đậu cho tàu, thuyền tránh trú bão.

1.3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn Thái Bình, các đơn vị liên quan:

- Tập trung theo dõi diễn biến thiên tai, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ chỉ đạo ứng phó. Chú trọng đầu tư phát triển công nghệ quan trắc, ứng dụng công nghệ dự báo hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai xuất hiện nhanh, quy mô vừa và nhỏ. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nhất là trong công tác quan trắc, cảnh báo sớm; xây dựng các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống quan trắc, giám sát, cung cấp dịch vụ về khí tượng thủy văn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng trạm khí tượng thủy văn đối với các hạng mục công trình phải thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo Luật Khí tượng thủy văn.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với thực tiễn. Cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng chi tiết làm cơ sở để rà soát, xây dựng phương án ứng phó.

- Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là việc quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông, ven biển tại những khu vực có nguy cơ làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cho công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai.

1.4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các sở, ngành có liên quan chỉ đạo tổ chức các khóa huấn luyện, tập huấn, diễn tập hàng năm sát thực tế, đảm bảo xử lý hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.

- Có trách nhiệm điều động, chỉ huy lực lượng quân sự, phương tiện, kỹ thuật làm nhiệm vụ cứu hộ đê, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tham gia sơ tán dân, di dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh huy động lực lượng dự bị động viên, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

1.5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Phụ trách, chịu trách nhiệm xử lý công tác tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tác chiến và làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.

- Chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh vùng biển, phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng ven biển sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm; chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện: Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy trong việc kiểm tra, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền, cưỡng chế tàu, thuyền khai thác, vận chuyển, thu hoạch thủy - hải sản tại các bãi triều ven biển khi có lệnh cấm biển của Ủy ban nhân dân tỉnh trước khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào địa bàn, tham gia bảo đảm an toàn về người và tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

- Chịu trách nhiệm về công tác diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên biển; thực hiện việc kêu gọi tàu, thuyền vào nơi tránh trú theo Mục 8, Điều 2, Chương II, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn, bố trí sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản trên địa bàn tỉnh Thái Bình".

1.6. Công an tỉnh:

- Triển khai có hiệu quả Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên đầu tư trang bị, nâng cấp phương tiện, trang thiết bị, tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao năng lực cho lực lượng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Chỉ đạo lực lượng công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, hành lang bảo vệ đê điều, phòng, chống thiên tai, môi trường, tài nguyên nước, tập trung xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác cát sỏi và lập bến bãi tập kết trái phép, lấn chiếm lòng sông, bãi sông.

- Sẵn sàng phương án đảm bảo an ninh trật tự xã hội, bảo vệ các mục tiêu, các công trình trọng điểm.

- Huy động lực lượng công an tham gia sơ tán dân, di dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp kêu gọi tàu, thuyền vào nơi trú ẩn theo Mục 8, Điều 2, Chương II, Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.7. Sở Công thương:

- Chỉ đạo đảm bảo an toàn mạng lưới điện; xây dựng phương án dự phòng, khôi phục nhanh hệ thống điện sau thiên tai để phục vụ công tác khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, phục vụ dân sinh.

- Chỉ đạo dự trữ hàng hóa thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, nhất là vùng sâu, vùng xa; phối hợp với các địa phương thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ khi thiên tai xảy ra; xây dựng phương án ổn định thị trường sau thiên tai. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế để huy động hàng hóa của doanh nghiệp cho khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với thực tế hiện nay.

1.8. Sở Giao thông vận tải:

- Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện phát triển giao thông vận tải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phòng, chống thiên tai, hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là ngập lụt, sạt lở.

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan xây dựng, triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường thủy trong mùa mưa bão.

- Chuẩn bị đầy đủ vật tư dự trữ, phương tiện và lực lượng sẵn sàng khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt khi có sự cố, thiên tai.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các đơn vị có liên quan quy hoạch và xây dựng khu neo đậu cho tàu, thuyền tránh trú bão.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương hướng dẫn tàu, thuyền neo đậu vào đúng vị trí khi có thiên tai nhằm đảm bảo an toàn.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và an toàn hàng hải.

1.9. Sở Xây dựng:

- Hướng dẫn thi hành tiêu chuẩn xây dựng công trình bảo đảm an toàn chống bão phù hợp với từng địa phương.

- Tổ chức hướng dẫn chi tiết nhà an toàn với bão mạnh, siêu bão, chống lũ, sạt lở đất, phù hợp với đặc thù và tập quán của địa phương.

- Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tiêu, thoát nước có tính tới tác động của biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch, xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống thoát nước trong đô thị.

1.10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin trong phòng, chống thiên tai. Xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão, lũ lớn. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất phương án bảo đảm thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo quy định.

1.11. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh phục vụ quan trắc, giám sát, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là mưa, lũ, xâm nhập mặn, sạt lở đất khu vực bờ sông, bờ biển.

- Áp dụng, phát triển và hoàn thiện được các công nghệ dự báo tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm và quản lý rủi ro một số dạng thiên tai nguy hiểm như bão, lũ lụt, khô hạn.

- Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, các giải pháp kỹ thuật mới áp dụng cho các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai để nâng cao hiệu quả, độ bền và phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh, tập trung vào các giải pháp xây nhà chống bão, công nghệ bảo vệ bờ sông, bờ biển, công nghệ mới gia cố đê.

- Nghiên cứu, phát triển giống cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn, úng ngập tốt hơn nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

1.12. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đào tạo kiến thức, phổ biến kỹ năng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở từ năm 2018.

- Chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra tình huống thiên tai, đặc biệt là bão, mưa lũ, rét đậm, rét hại; đầu tư xây dựng trường học kết hợp điểm sơ tán dân đảm bảo yêu cầu an toàn khi xảy ra thiên tai.

1.13. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan rà soát, thống nhất hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức cơ quan chuyên trách phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai đảm bảo nguyên tắc không tăng thêm đầu mối.

1.14. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp, cân đối, đề xuất nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 và bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 để thực hiện một số nhiệm vụ phòng, chống thiên tai cấp bách như: Đầu tư khắc phục sự cố, nâng cấp đê điều, xử lý sạt lở, di dân khẩn cấp, xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu, thuyền, đầu tư cơ sở vật chất cơ quan tham mưu chỉ đạo phòng, chống thiên tai ở cấp tỉnh và các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo cụ thể và hiệu quả việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.15. Sở Tài chính:

- Cân đối nguồn lực để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiên tai theo quy định; xử lý khẩn cấp sự cố đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, di dời dân cư khẩn cấp phòng, chống bão, lũ, sạt lở đất.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thái Bình, các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách tài chính bền vững cho phòng, chống thiên tai, bảo hiểm rủi ro thiên tai theo hướng dẫn của Chính phủ.

1.16. Các sở, ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chủ động khắc phục hạn chế yếu kém trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó hiệu quả các tình huống thiên tai.

2. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng để chủ động phòng, tránh, ứng phó thiên tai cho người dân.

3. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.

- Rà soát, kiện toàn cơ quan tham mưu về phòng, chống thiên tai các cấp đảm bảo tinh gọn chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai.

- Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai tại địa phương, bố trí nguồn lực, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cơ quan làm công tác tham mưu phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để từng bước kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

- Tổ chức tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, các đoàn thể tại địa phương. Xây dựng lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, quản lý để nhân dân tham gia công tác phòng, chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt trước mùa lũ, bão hàng năm.

- Rà soát, hoàn thiện và chủ động bố trí nguồn lực thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp, phương án ứng phó thiên tai tương ứng từng cấp độ rủi ro thiên tai, nhất là lũ lớn, bão mạnh, siêu bão, sạt lở đất, đảm bảo sát với thực tiễn.

- Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm cho phù hợp với thực tế của địa phương.

- Quản lý chặt chẽ, triển khai, thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai, bảo đảm thu đúng, thu đủ.

- Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư, sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để đầu tư, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn trước mùa lũ hàng năm, nhất là đê điều, thủy lợi, khắc phục sạt lở, ổn định dân cư, khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão.

- Rà soát thực trạng sử dụng đất ven biển, ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông, kênh, rạch phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn; thời gian hoàn thành trong năm 2019. Xây dựng kế hoạch, từng bước di dời công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở, hướng tới phát triển bền vững; thời gian hoàn thành trước năm 2020.

- Điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm vùng miền, thích ứng với thiên tai, đảm bảo sinh kế bền vững, giảm thiệt hại cho sản xuất.

- Thực hiện lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra, xử lý công trình làm gia tăng rủi ro thiên tai.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc tổ chức thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai;
- Tổng cục Phòng, chống thiên tai;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Các sở, ngành trong tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Văn phòng BCH PCTT và TKCN tỉnh;
- Lưu VT, NNTNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/8/2018 của UBND tỉnh Thái Bình).

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn  thành (Năm)

Dự kiến nguồn lực (tỷ đồng)

Trung ương

Địa phương

1

Rà soát Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết và Quy hoạch đê điều các tuyến sông có đê giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Thái Bình

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết và Quy hoạch đê điều các tuyến sông có đê giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Thái Bình

2019

 

3,03

2

Rà soát Quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng

2019

 

3,08

3

Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất (Văn phòng Ban Chỉ huy) của cơ quan làm công tác tham mưu chỉ đạo cấp tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Xây mới phòng họp trực tuyến và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác họp trực tuyến PCTT và TKCN

2019

 

3,0

4

Hiện đại hóa công trình thủy lợi, đê điều

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

2021

 

 

 

 

 

 

Nâng cấp tuyến đê sông Hồng Hà I, Hồng Hà II, tả Trà Lý, hữu Trà Lý, hữu Luộc, hữu Hóa cùng các kè trên tuyến

 

1.181,4

 

 

 

 

 

Nâng cấp tuyến đê cửa sông tả Hồng Hà, cửa sông tả Trà Lý, cửa sông hữu Trà Lý, cửa sông hữu Hóa, cửa sông tả Diêm Hộ, cửa sông hữu Diêm Hộ

 

269,2

 

 

 

 

 

Nâng cấp tuyến đê biển 7, 8 và trồng rừng ngập mặn

 

227,2

 

 

 

 

 

Đầu tư nắn một số tuyến đê và quai đê lấn biển

 

434,0

 

 

 

 

 

Làm đường hành lang chân đê dự kiến 49,2km

 

495,0

 

 

 

 

 

Xây mới cơ quan thường trực PCTT và TKCN tỉnh, cắm cột mốc biển báo, xây trạm đo sóng, gió 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy và các công việc khác

 

80,0

 

 

 

 

 

Duy tu bảo dưỡng đê điều

 

127,5

 

 

 

 

 

Tu bổ đê điều thường xuyên

 

550,8

 

 

 

 

 

Xử lý cấp bách công trình đê điều (làm kè)

 

301,7

 

 

 

 

 

Tu bổ đê điều nguồn ngân sách tỉnh

 

 

216,9

 

 

 

 

Xây dựng các công trình ngăn các cửa sông lớn: Đập trên sông Hóa; xây dựng các cống tưới, tiêu dưới đê; xây dựng các đập điều tiết; xây dựng các trạm bơm điện; cải tạo nâng cấp cống dưới đê, trạm bơm; nạo vét sông trục chính, cấp 1; kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới, tiêu; kiên cố hóa 1 số sông trục chính; hiện đại hóa hệ thống Thủy Nông.

 

4.537,7

100,0

5

Đào tạo tập huấn về thiên tai và biện pháp phòng tránh cho các cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Tài liệu hướng dẫn, khóa tập huấn

2022-2025

1,0

 

6

Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

+ Bộ bản đồ dự báo tình hình ngập lụt, thiên tai, xâm nhập mặn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

+ Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ với 2 nội dung chủ yếu:

Đề xuất được các giải pháp, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

2018-2019

1,0

0,5

7

Đánh giá khí hậu tỉnh Thái Bình

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ với 4 nội dung chủ yếu:

+ Đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cục trị khí hậu cực đoan, đặc điểm khác biệt so với trung bình khí hậu địa phương

+ Đánh giá tác động của khí hậu đến thiên tai tỉnh Thái Bình

+ Đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến môi trường, hệ sinh thái tỉnh TB

Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ phác thải khí nhà kính

2019

0,4

 

8

Xây dựng thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Báo cáo tổng hợp nv với các nội dung chính: Đề xuất việc lồng ghép các nội dung về BĐKH và tăng trưởng xanh vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực và địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức thực hiện thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu cho đội ngũ cán bộ, công chức các sở, ban, ngành cấp tỉnh huyện trên địa bàn tỉnh Thái Bình

 

0,4

 

9

Xây dựng Kế hoạch tổ chức các khóa huấn luyện, tập huấn, diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố

 

Hàng năm

 

2,0/năm

10

Tổ chức xây dựng các kế hoạch diễn tập PCTT và TKCN trên biển

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh

Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Tiền Hải, Thái Thụy

 

Hàng năm

 

1,7/năm

11

Mua sắm trang thiết bị, vật tư ứng phó sự cố tràn dầu

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT, BCH Quân sự tỉnh

+ Phao quây tràn dầu tự nổi bản tròn SOSBOOM.

+ Bơm hút dầu tràn chuyên dụng đa năng SBASCOATS - 25

+ Hệ thống bơm hút dầu tràn chuyên dụng SOSE5

+ Máy phun rửa áp lực nước nóng HDS 1000DE

+ Bồn chứa nhựa chứa dầu cấp cho máy xịt rửa

+ Bồn chưa dầu cơ động triển khai trên mặt biển SOS-LT5

+ Bồn chưa dầu cơ động triển khai trên bờ SOS-LT5

+ Trạm UP sự cố tràn dầu cơ động

+ Phao quây thấm dầu OS20060, OS10060

+ Cuộn thấm dầu OR 4050, OR 8050

+ Tấm thấm dầu OPA5

+ Sơ bông thấm hút dầu CS 2

+ Chất thấm và phân hủy sinh học tràn dầu Enretech

+ Vải lọc dầu SOS-1

+ Quần áo bảo hộ chống nhiễm dầu

+ Túi đựng chất thải nhiễm dầu

2018-2020

 

1,99

12

Tổ chức tuyên truyền, cưỡng chế, sắp xếp phương tiện vào nơi tránh trú đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện: Tiền Hải, Thái Thụy

 

Khi có thiên tai

 

1,0/năm

13

Lập phương án đảm bảo an toàn đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật (công trình HTKT đô thị, công trình cấp nước, cấp điện tại nông thôn); giải pháp bảo vệ, phòng ngừa, khắc phục sự cố khi xảy ra thiên tai

Sở Xây dựng

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan; UBND các huyện, thành phố

Phương án đảm bảo an toàn

2019

 

0,45

14

Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tiêu thoát nước có tính tới biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch, xây dựng kế hoạch nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, chủ động triển khai các phương án, giải pháp khắc phục ngập úng khi mưa lớn trong đô thị

Sở Xây dựng

Các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố

Kế hoạch nâng cấp

2019

 

0,1

15

Xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, nghiên cứu xây dựng, đề xuất phương án bảo đảm thông tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Hàng năm

 

0,3/năm

16

Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; đào tạo kiến thức, phổ biến kỹ năng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

2018

 

0,15

17

Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, thiết bị, dụng cụ học tập và cơ sở hạ tầng giáo dục khi xảy ra tình huống thiên tai, đặc biệt là bão, mưa lũ, rét đậm, rét hại; đầu tư xây dựng trường học kết hợp điểm sơ tán dân đảm bảo yêu cầu an toàn khi xảy ra thiên tai

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

2019

10,0

 

18

Xây dựng lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, quản lý đê nhân dân tham gia công tác phòng chống thiên tai tại cơ sở trước mắt là tại cấp xã với lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Hàng năm

 

 

 

 

Ủy ban nhân dân thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ban ngành có liên quan

Lực lượng xung kích, dân quân tự vệ, quản lý đê nhân dân tham gia công tác phòng chống thiên tai tại cơ sở

2020

5,0

 

19

Rà soát thực trạng sử dụng đất ven biển, ven sông; quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép đất tại khu vực này. Xây dựng quy định về hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông, kênh rạch phù hợp với thực tế của địa phương, không để phát sinh công trình nằm trong khu vực không bảo đảm an toàn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

 

2019

 

 

 

 

Ủy ban nhân dân thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

Quy định về hành lang an toàn khu vực ven sông, kênh; quản lý, xử lý vi phạm tại khu vực hành lang ven sông, kênh

2019

10,0

 

20

Xây dựng kế hoạch, từng bước di dời công trình dân dụng và công nghiệp vi phạm hành lang an toàn khu vực ven biển, ven sông nhằm giảm thiểu nguy cơ sạt lở, hướng tới phát triển bền vững

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

 

2020

 

 

 

 

Ủy ban nhân dân thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng

Xây dựng khu dân cư tái định cư Đồng Lôi, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, các khu quy hoạch dân cư khác

2020

62,4

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 66/KH-UBND ngày 29/08/2018 thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai, tỉnh Thái Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.930

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.205.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!