ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6396/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 07
tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC PHÒNG NGỪA, GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT CÁC CƠ SỞ CÓ NGUY CƠ
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17/11/2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Quyết định số 2024/QĐ-BTNMT
ngày 29/8/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành Kế hoạch tăng cường
phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh
như sau:
I. MỤC TIÊU
- Tăng cường quản lý nhà nước
trong phòng ngừa, giám sát, kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường,
đời sống sức khỏe con người.
- Chủ động kiểm soát được các vấn
đề môi trường, dự báo kịp thời, ngăn ngừa xảy ra sự cố môi trường.
- Thực hiện tốt các hoạt động
giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,
đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường.
II. ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Dự án, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II; có
lưu lượng xả thải quy định tại Phụ lục XXVIII và Phụ lục XXIX Nghị định số
08/2022/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
- Dự án, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ đã nhiều lần bị phản ánh về gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa được
giải quyết triệt để.
2. Phạm vi thực hiện
- Các huyện, thành phố có đối
tượng thực hiện giám sát về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ
hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo.
III. NỘI
DUNG KẾ HOẠCH
1. Xác định
đối tượng, lập danh mục các cơ sở quy định tại Phụ lục II, Phụ lục XXVIII và Phụ
lục XXIX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
- Rà soát, đề xuất Bộ Tài
nguyên và Môi trường đưa vào danh mục các cơ sở thuộc đối tượng giám sát của Bộ
Tài nguyên và Môi trường (nếu có).
- Thu thập, lập hồ sơ môi trường
của các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm: tên cơ sở,
địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, loại hình hoạt động, công suất thiết kế,
công suất thực tế, các nguồn thải chính (nước thải, khí thải, chất thải rắn
công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại,...), các công trình bảo vệ môi
trường chính, kết quả thanh tra, kiểm tra về môi trường, các phản ánh về vấn đề
môi trường;...
2. Tăng cường
kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Rà soát, đưa vào chương
trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm các đối tượng: các cơ sở có lưu lượng
xả nước thải từ 200m3/ngày (24 giờ) trở lên; các cơ sở xử lý rác thải,
cảng cá, sản xuất than thiêu kết, chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, các khu, cụm
công nghiệp; các cơ sở có thông tin phản ánh về bảo vệ môi trường;...
- Triển khai thực hiện có hiệu
quả Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường ban
hành theo Quyết định số 174/QĐ -BTNMT ngày 24/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
- Đối với các cơ sở đã nhiều lần
bị phản ánh về gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa được giải quyết triệt để: căn
cứ vào quy mô, loại hình hoạt động của cơ sở lựa chọn một trong hai hình thức
sau: (1) Đưa vào Kế hoạch thanh tra thường xuyên (03 năm liên tiếp) theo quy định
tại khoản 2, Điều 162 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ; (2) hoặc xem xét xây dựng mô
hình Tổ giám sát có sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, chủ doanh nghiệp
và cộng đồng dân cư tại các điểm giám sát.
3. Hướng dẫn
cơ sở thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền,
hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là
các quy định mới ban hành.
- Kiểm tra, hướng dẫn việc thực
hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án sau khi được cấp Giấy
phép môi trường.
4. Ngăn ngừa
các dự án đầu tư có tác động xấu đến môi trường
- Hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn
địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với
khả năng chịu tải môi trường khi thực hiện thủ tục về đầu tư, đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường/cấp Giấy phép môi trường để sàng lọc, ngăn
ngừa, hạn chế các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, có quy mô khai thác
tài nguyên thiên nhiên lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
5. Hoàn thiện,
ban hành đầy đủ các văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường
Rà soát, ban hành đầy đủ các
văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền cấp tỉnh
theo phân cấp của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức thực hiện
các nội dung trong kế hoạch.
- Thực hiện giám sát tại các dự
án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường
của Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương.
- Chủ trì xây dựng, thực hiện
chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các đối
tượng, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu tại mục 2 Phần III của Kế hoạch
này (thuộc thẩm quyền cấp tỉnh).
- Tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi
trường; tuyên truyền, phổ biến, công khai đường dây nóng về ô nhiễm môi trường
các cấp; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thiết lập, vận hành đường
dây nóng cấp huyện và cấp xã (nếu có); công khai kết quả hoạt động đường dây
nóng trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư cho ý kiến, hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phù hợp
quy hoạch, kế hoạch s ử dụng đất, phù hợp với khả năng chịu tải môi trường khi
thực hiện thủ tục về đầu tư, đăng ký kinh doanh.
- Phối hợp chặt chẽ và cử cán bộ
tham gia Tổ giám sát, Đoàn giám sát do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực
hiện trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát về bảo vệ môi trường hàng năm gửi
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Thực hiện giám sát tại các dự
án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ sở đã nhiều lần bị phản ánh về gây ô nhiễm
môi trường nhưng chưa được giải quyết triệt để.
- Xây dựng, thực hiện chương
trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng,
loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nêu tại mục 2 Phần III của Kế hoạch này
(thuộc thẩm quyền cấp huyện).
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và
Môi trường phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thẩm
định, cho ý kiến, hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phù hợp
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp với khả năng chịu tải môi trường khi
thực hiện thủ tục về đầu tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn (lưu ý không làm
phát sinh thêm thủ tục, gây phiền hà, khó khăn cho chủ đầu tư).
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ và cử
cán bộ tham gia các Tổ Giám sát, Đoàn Giám sát do Sở Tài nguyên và Môi trường
thực hiện trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn thực hiện giám sát đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền tiếp nhận đăng ký môi trường trên địa
bàn và thực hiện các quy định tại khoản 3, Điều 168 Luật Bảo vệ môi trường năm
2020; công khai thông tin đường dây nóng cấp huyện; tiếp nhận, xác minh, xử lý
thông tin theo đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm
môi trường.
- Báo cáo kết quả giám sát về bảo
vệ môi trường hàng năm gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi
trường) để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Chế độ báo cáo
Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường)
trước ngày 15/10 hằng năm. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/10 hằng
năm.
Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở
Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố và c ác sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ TNMT (thay b/c);
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, NN&PTNT, CT, YT, KH&ĐT;
- Ban QL các KCN;
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng: TH, KT, TCĐT;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Cảnh
|