Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 6346/KH-UBND 2021 thực hiện Đề án Trồng 1 tỷ cây xanh Ninh Thuận

Số hiệu: 6346/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Huyền
Ngày ban hành: 22/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6346/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 22 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TRỒNG 1 TỶ CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 2616/KH-BNN-TCLN ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, đưa kế hoạch trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, trong từng khu dân cư nông thôn, khu đô thị, khuôn viên trường học, khu công nghiệp, công sở... với sự tham gia của mọi người dân; huy động tối đa nguồn lực của xã hội, nhằm từng bước nâng cao chất lượng và tỷ lệ phủ rừng, tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

- Trồng mới thành công 8.966.000 cây xanh; trong đó, cây xanh cho trồng rừng tập trung 4.603.440 cây xanh (tương đương 3.942,22 ha) và 4.362.560 cây phân tán nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó chủ động với biến đổi khí hậu, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng dân cư và người dân đối với công tác trồng rừng, trồng cây xanh phân tán; phát huy được vai trò của cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể các cấp; huy động sự tham gia vào cuộc của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, của toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và Nhân dân trong việc thực hiện phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hằng năm và Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh.

2. Yêu cầu

- Xác định chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán trong cả giai đoạn và từng năm cụ thể đến từng huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức làm cơ sở để tổ chức thực hiện; phấn đấu hoàn thành các nội dung thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đề ra, việc thực hiện yêu cầu phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương, hình thức, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng.

- Tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu, thay đổi suy nghĩ và hành động về công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, cây xanh cảnh quan, nhằm từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.

- Tập trung quyết liệt trong công tác điều hành, chỉ đạo, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Việc tổ chức trồng rừng, trồng cây phân tán phải đúng thời vụ, lựa chọn loài cây trồng phải phù hợp với điều kiện lập địa, thổ nhưỡng, phù hợp với quy định, tiêu chuẩn cây trồng. Sau khi trồng, công tác chăm sóc, bảo vệ phải được quan tâm và gắn trách nhiệm quản lý, chăm sóc cây trồng đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.

- Sau khi tổ chức trồng cây, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu, đánh giá, rút kinh nghiệm. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình làm tốt; hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Giai đoạn 2021-2025 kế hoạch trồng rừng tập trung và trồng cây xanh phân tán trên toàn tỉnh với nhiệm vụ trồng mới thành công 8.966.000 cây xanh; trong đó, cây xanh cho trồng rừng tập trung là 4.603.440 cây (tương đương khoảng 3.942,22 ha) và 4.362.560 cây phân tán, trong đó:

1. Trồng cây phân tán

a) Trồng cây xanh phân tán khu vực đô thị

- Số lượng cây trồng: 596.790 cây.

- Loài cây trồng: Chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, các loài cây thân gỗ, cây đa mục đích có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao.

- Quỹ đất thực hiện khu vực đô thị, khu dân cư tập trung: Đất trống trên đường phố, công viên, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác...

b) Trồng cây xanh phân tán khu vực nông thôn

- Số lượng cây trồng: 3.765.770 cây.

- Loài cây trồng: Trồng cây ăn trái kết hợp lấy gỗ, chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, địa phương. Ưu tiên các loại cây như: Mít, Xoài, Vú sữa, Me...; Trồng cây xanh khu vực nông thôn, chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, địa phương. Ưu tiên các loại cây: Bằng lăng, Phượng vĩ, Bạch đàn, Dừa,...

- Quỹ đất thực hiện khu vực nông thôn: Đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương; Đất trống xung quanh vườn nhà, bờ kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa, ven đê, đất ven đường giao thông nông thôn, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu cụm công nghiệp, khu dân cư, đất trống vườn hộ gia đình; kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp và các mảnh đất nhỏ phân tán khác,...

c) Dự kiến thực hiện tiến độ trồng cây xanh phân tán hàng năm

Tổng số trồng cây xanh phân tán: 4.362.560 cây

- Năm 2021: 460.302 cây.

- Năm 2022: 816.182 cây.

- Năm 2023: 942.312 cây.

- Năm 2024: 1.038.660 cây.

- Năm 2025: 1.105.104 cây.

2. Trồng cây xanh tập trung trên đất quy hoạch lâm nghiệp

a) Số lượng cây trồng

Số lượng cây trồng: 4.603.440 cây (tương đương khoảng 3.942,22 ha để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất).

- Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng: 3.281,00 ha/3.281.000 cây.

- Trồng rừng sản xuất: 661,22 ha/1.322.440 cây.

b) Loài cây trồng

Loài cây trồng: Trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa và có khả năng chống chịu, sinh trưởng, phát triển tốt.

- Đối với rừng đặc dụng: chỉ trồng các loài cây bản địa có phân bố trong hsinh thái của rừng đặc dụng.

- Đối với rừng phòng hộ: trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiên khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt.

- Đối với rừng sản xuất: tập trung trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao, khuyến khích sử dụng các giống cây sản xuất bằng mô, hom; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp.

c) Quỹ đất thực hiện

Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất trong đó đặc biệt ưu tiên trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ xung yếu, đất sản xuất tại các đơn vị chủ rừng, Ủy ban nhân dân huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

d) Tiến độ thực hiện trồng rừng tập trung qua các năm

Tổng số cây trồng rừng tập trung: 4.603.440 cây

- Năm2021: 1.139,00 ha/1.295.000 cây.

- Năm 2022: 815,47 ha/960.690 cây.

- Năm 2023: 750,25 ha/870.250 cây.

- Năm 2024: 584,25 ha/704.250 cây.

- Năm 2025: 653,25 ha/773.250 cây.

ính kèm phụ lục I. Kế hoạch trồng cây xanh giai đoạn 2021-2025)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, tác dụng của rừng và cây xanh nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế - xã hội.

- Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc trồng cây xanh; tăng cường ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của nhân dân, vận động nhân dân lên án, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phá rừng, khai thác rừng trái phép và các hành vi phá hoại cây xanh, đặc biệt là cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, đô thị.

- Vận động nhân dân trong các khu dân cư tập trung, trong khu quy hoạch đô thị mới làm tốt công tác bảo vệ cây xanh ở các khu công viên, vườn hoa đã được nhà nước đầu tư xây dựng, để duy trì cảnh quan, tạo nơi thư giãn, nghỉ ngơi kết hợp với sinh hoạt cộng đồng.

- Mỗi cơ quan, đơn vị, đoàn thể tổ chức phát động phong trào thi đua để kêu gọi, vận động cán bộ, công chức, hội viên và nhân dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội; đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.

2. Rà soát quỹ đất, xây dựng Kế hoạch thực hiện

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan căn cứ Kế hoạch này để rà soát quy hoạch sử dụng đất, bố trí diện tích đất trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất phù hợp với quy hoạch; bố trí diện tích đất trồng cây xanh đô thị, khu dân cư, công sở, đường giao thông; đất trồng cây xanh nông thôn... phù hợp với địa phương, đơn vị mình; xây dựng kế hoạch trồng cây xanh phân tán, trồng cây xanh tập trung hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025 để huy động nguồn lực thực hiện.

- Đảm bảo diện tích đất đai thuộc các đối tượng trồng cây phân tán phải có chủ quản lý cụ thể, rõ ràng. Diện tích đất có khả năng trồng cây thuộc các tổ chức và hộ gia đình thì các tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm quản lý và có kế hoạch cụ thể để trồng, chăm sóc cây xanh hàng năm. Đối với diện tích đất công, các công trình công cộng, đường xá, bờ kênh mương thủy lợi... thì chính quyền địa phương tổ chức giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các Hội, đoàn thể quần chúng trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cây phân tán.

3. Về cây giống

- Căn cứ kế hoạch trồng cây hàng năm, các địa phương chủ động chỉ đạo gieo ươm, chuẩn bị đủ số lượng cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, đáp ứng mục tiêu trồng cây đối với từng đối tượng.

- Ưu tiên chọn loài cây trồng gỗ lớn, lâu năm, đa mục tiêu, các loài cây bản địa phù hợp thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương, tăng tỷ lệ sử dụng các loài cây sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, tạo hom.

- Đối với loài cây trồng trong đô thị, tham khảo lựa chọn trong danh mục Phụ lục số 02 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 đảm bảo phù hợp thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương. ính kèm Phụ lục III. Các loại cây trồng trong đô thị theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9257:2012 )

- Đối với loài cây trồng ở vùng nông thôn có thể lựa chọn cây ăn trái kết hợp lấy gỗ phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, ưu tiên lựa chọn theo danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính tại Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Tràm, Bạch đàn, Keo, Sao, Dầu,....

- Tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng rừng có năng suất cao, sức chống chịu tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ưu tiên sử dụng cây bản địa, cây gỗ lớn lâu năm, cây đa tác dụng.

- Các địa phương chủ động chuẩn bị đủ số lượng, cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, trên cơ sở kế hoạch trồng cây hằng năm và điều kiện thực tế của địa phương.

4. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Tổ chức trồng, chăm sóc rừng và cây xanh theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật của từng loài cây. Cụ thể:

a) Đối với cây xanh để trồng rừng tập trung

Rừng phòng hộ chắn gió, chống sạt lở bờ sông, bờ biển: thiết lập đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng; trồng rừng bằng loài cây có bộ rễ sâu bám chắc, ưu tiên cây bản địa, sinh trưởng được trong điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chống chịu tốt.

b) Đối với trồng cây xanh phân tán

- Khu vực đô thị

Lựa chọn loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái gây trồng của từng địa phương, từng khu vực cụ thể. Tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy trình trồng cây xanh đô thị và áp dụng thâm canh cao để cây đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt, sớm phát huy tác dụng, cảnh quan. Thực hiện thiết kế, trồng cây xanh theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 và quy định hiện hành có liên quan; trong đó:

+ Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với từng loại đô thị và tổ chức không gian đô thị. Tổ chức hệ thống cây xanh phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập quán cộng đồng của đô thị.

+ Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có được tác dụng trang trí, cảnh quan đường phố, không gây độc hại, nguy hiểm và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô thị.

+ Cây xanh ven kênh rạch, ven sông phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ, dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.

+ Thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp thích hợp nhằm tạo được bản sắc và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

+ Các loại cây trồng phải đảm bảo các yêu cầu: cây phải chịu được gió, bụi, sâu bệnh; thân đẹp, dáng đẹp; có rễ ăn sâu, không có rễ nổi; cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành; cây có hoa màu sắc phong phú; không có quả gây hấp dẫn ruồi, muỗi và các loài côn trùng gây hại; không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt.

- Khu vực nông thôn

Lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa, tập quán canh tác; ưu tiên trồng cây bản địa lâu năm, cây gỗ lớn, trồng cây đa mục đích. Tổ chức trồng, chăm sóc cây phân tán theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể của từng loài cây.

5. Về huy động nguồn lực

Tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh phân tán tại khu vực đô thị và nông thôn, trồng cây xanh tập trung. Trong đó:

- Tăng cường huy động vốn từ xã hội hóa, vốn đóng góp hợp pháp của các doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng, trồng cây xanh thông qua các dự án tài trợ hoặc sáng kiến thành lập quỹ trồng cây xanh của các địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể... Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, trồng, chăm sóc duy trì cây xanh trên các khu đất quy hoạch công viên, vườn hoa kết hợp với quảng cáo, thương mại, kinh doanh, dịch vụ; kêu gọi, vận động các doanh nghiệp có thương hiệu đóng góp kinh phí trồng mới cây xanh ở một số tuyến đường trọng điểm và giao cho đơn vị chức năng thực hiện công tác duy trì bảo vệ cây xanh.

- Kết hợp lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025,... các dự án phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, công sở, làm đường giao thông có hạng mục trồng cây xanh được các bộ ngành, địa phương triển khai thực hiện và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác,...

- Ngoài sự đóng góp về vốn để mua vật tư, cây giống; tích cực huy động nguồn lực về lao động, sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, đoàn thể, quần chúng Nhân dân, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, đặc biệt là sự tình nguyện tham gia tích cực của hội viên, đoàn viên thanh niên.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: nguồn ngân sách Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, trong đó:

- Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng, hỗ trợ trồng mới rừng sản xuất, trồng cây xanh công cộng đô thị phục vụ lợi ích cộng đồng, hỗ trợ trồng cây lâm nghiệp phân tán; tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch,... được quản lý và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

- UBND các huyện, thành phố bố trí kinh phí đảm bảo cho các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp ngân sách hiện hành. Các Sở, ban, ngành sử dụng dự toán chi thường xuyên được giao trong dự toán ngân sách hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước: thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng nguồn vốn và từng Chương trình, dự án cụ thể được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Kế hoạch trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025; định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu) báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo các tổ chức lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch ươm, cung cấp cây xanh cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trồng theo Kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xanh phân tán tại đô thị và vùng nông thôn; trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chủ rừng thực hiện trồng rừng tập trung vì mục đích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái trên đất quy hoạch lâm nghiệp.

- Chỉ đạo quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây trồng theo quy định; hướng dẫn lựa chọn cơ cấu các loài cây trồng phù hợp với địa phương; tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng đảm bảo yêu cầu đề ra.

2. Sở Xây dựng

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh của tỉnh theo nhiệm vụ được phân công.

- Là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đề nghị.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị thực hiện việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị theo quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; rà soát các quy hoạch xây dựng, trong đó bảo đảm không gian, diện tích đất cho phát triển cây xanh sử dụng công cộng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và quy định hiện hành.

- Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ban quản lý các Khu công nghiệp rà soát, kiểm tra, đánh giá đầy đủ thực trạng quản lý cây xanh đô thị, khu, cụm công nghiệp trong thời gian tới theo hướng nâng cao diện tích cây xanh tại các khu đô thị.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, xác định rõ diện tích đất khuôn viên khu đô thị, khu, cụm công nghiệp phục vụ cho trồng cây phân tán.

- Nghiên cứu, xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị phù hợp với chiến lược phát triển đô thị của tỉnh, bảo đảm an toàn cho đời sống, sinh hoạt của người dân, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị, khu, cụm công nghiệp do Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban quản lý các Khu công nghiệp thực hiện.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh của tỉnh theo nhiệm vụ được phân công.

- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp cho phát triển rừng và trồng cây xanh, bảo đảm ổn định, lâu dài, đúng mục đích; đặc biệt ở các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để xác định khu vực ưu tiên trồng cây, dành quỹ đất đủ lớn cho phát triển cây xanh, bảo đảm các tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp cùng các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

4. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và đơn vị liên quan rà soát quỹ đất, xác định các đoạn đường đủ điều kiện để trồng cây xanh trong phạm vi an toàn đường bộ trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản lý (dải phân cách giữa, lề đất hai bên đường) nhằm đảm bảo hệ thống đường giao thông được trồng cây xanh, tạo cảnh quan, bóng mát theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh theo quy định để thực hiện Kế hoạch này.

6. Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện rà soát quỹ đất tại khuôn viên trụ sở các cơ sở y tế, đơn vị quản lý giáo dục, trường học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý để trồng cây xanh, tạo cảnh quan, bóng mát theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

7. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này; phát động phong trào thi đua và chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh trong cơ quan và các đơn vị trực thuộc nhân các ngày Lễ.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị chủ rừng

- Tùy từng điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện phát động hưởng ứng Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thời gian, địa điểm tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp tại mục III Kế hoạch này; chủ động rà soát quỹ đất, triển khai thực hiện tốt kế hoạch trồng cây xanh theo chỉ tiêu được giao.

- Kêu gọi, huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, chung tay đóng góp thực hiện trồng cây xanh vì cộng đồng,...

- Chỉ đạo gieo ươm, chuẩn bị đủ cây giống có chất lượng với loài cây và tiêu chuẩn cây trồng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể theo kế hoạch, dự án được duyệt.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án phát triển cây xanh trên địa bàn; giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây hàng năm cho các xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị và từng khu dân cư; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và Nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các xã phường, thị trấn, các tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh.

- Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận: Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025” trên địa bàn tỉnh và vai trò, tác dụng của rừng, cây xanh trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, cung cấp giá trị kinh tế - xã hội; đưa tin phản ánh các tấm gương, điển hình tiên tiến, “người tốt việc tốt”, các tổ chức, cá nhân, địa phương, cộng đồng, gia đình thực hiện tốt phong trào trồng cây xanh, trồng rừng để động viên, khuyến khích nhân rộng.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động thành viên tổ chức tham gia trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây xanh; huy động nguồn vốn trong các tổ chức, doanh nghiệp, quyên góp của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cho phát triển cây xanh; triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng về mục đích, ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng, cây xanh; Tỉnh đoàn tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hằng năm; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp các ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội phát động phong trào thi đua để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.

VI. KHEN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Khen thưởng

Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng, biểu dương tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

2. Chế độ báo cáo

Các Sở, ban, ngành, các Hội, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị chủ rừng được giao chỉ tiêu, nhiệm vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), năm (trước ngày 15/12) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu Kế hoạch đề ra.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị chủ rừng và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Đài PHTH tỉnh, Báo Ninh Thuận;
- VPUB: LĐ, VXNV, KTTH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XANH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch s 6346/KH-UBND ngày 22/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Hạng mục

Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025

Diện tích
(ha)

Tổng số cây xanh trồng (1.000 cây)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ghi chú

I

Trồng rừng tập trung

3.942,22

4.603,44

1.139,00

815,47

750,25

584,25

653,25

 

1

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

3.281,00

3.281,00

983,00

670,25

630,25

464,25

533,25

 

1.1

Huyện Bác Ái

1.782,00

1.782,00

550,00

280,00

390,00

269,00

293,00

 

-

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

540,00

540,00

150,00

50,00

180,00

80,00

80,00

 

-

Công ty TNHH MTV LN Tân Tiến

490,00

490,00

150,00

100,00

80,00

80,00

80,00

 

-

Ban quản lý VQG Phước Bình

752,00

752,00

250,00

130,00

130,00

109,00

133,00

 

1.2

Huyện Ninh Sơn

593,00

593,00

203,00

180,00

70,00

70,00

70,00

 

-

Ban quản lý rừng PH Krông Pha

333,00

333,00

103,00

80,00

50,00

50,00

50,00

 

-

Công ty TNHH MTV LN Ninh Sơn

260,00

260,00

100,00

100,00

20,00

20,00

20,00

 

1.3

Huyện Thuận Bắc

205,00

205,00

60,00

60,00

25,00

30,00

30,00

 

-

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

160,00

160,00

50,00

50,00

20,00

20,00

20,00

 

-

Ban quản lý VQG Núi Chúa

45,00

45,00

10,00

10,00

5,00

10,00

10,00

 

1.4

Huyện Ninh Hải

165,00

165,00

25,00

35,00

40,00

25,00

40,00

 

-

Ban quản lý VQG Núi Chúa

165,00

165,00

25,00

35,00

40,00

25,00

40,00

 

1.5

Huyện Ninh Phước

285,00

285,00

90,00

70,00

55,00

20,00

50,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN hồ Tân Giang

285,00

285,00

90,00

70,00

55,00

20,00

50,00

 

1.6

Huyện Thuận Nam

250,00

250,00

55,00

45,00

50,00

50,00

50,00

 

 

Ban quản lý rừng PHVB Thuận Nam

100,00

100,00

25,00

15,00

20,00

20,00

20,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN hồ Tân Giang

150,00

150,00

30,00

30,00

30,00

30,00

30,00

 

1.7

TP Phan Rang - Tháp Chàm

1,00

1,00

-

0,25

0,25

0,25

0,25

 

2

Trồng mới rừng sản xuất

661,22

1.322,44

156,00

145,22

120,00

120,00

120,00

 

2.1

Huyện Ninh Sơn

250,00

500,00

50,00

50,00

50,00

50,00

50,00

 

 

Ban quản lý rừng PH Krông Pha

100,00

200,00

20,00

20,00

20,00

20,00

20,00

 

 

Công ty TNHH MTV LN Ninh Sơn

150,00

300,00

30,00

30,00

30,00

30,00

30,00

 

2.2.

Huyện Bác Ái

411,22

822,44

106,00

95,22

70,00

70,00

70,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

200,00

400,00

40,00

40,00

40,00

40,00

40,00

 

 

Công ty TNHH MTV LN Tân Tiến

211,22

422,44

66,00

55,22

30,00

30,00

30,00

 

II

Trồng cây xanh phân tán

 

4.362,56

460,30

816,18

942,31

1.038,66

1.105,10

 

1

Khu vực nông thôn

 

3.865,77

402,18

752,05

802,02

901,92

1.007,60

 

1.1

Huyện Bác Ái

 

1.286,10

120,00

290,00

270,00

290,00

316,10

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

 

585,00

70,00

140,00

120,00

120,00

135,00

 

 

Công ty TNHH MTV LN Tân Tiến

 

701,10

50,000

150,000

150,000

170,000

181,100

 

1.2

Huyện Ninh Sơn

 

745,65

70,00

120,00

150,65

195,00

210,00

 

 

Ban quản lý rừng PH Krông Pha

 

115,00

25,000

25,000

20,000

20,000

25,000

 

 

Công ty TNHH MTV LN Ninh Sơn

 

630,65

45,000

95,000

130,650

175,000

185,000

 

1.3

Huyện Thuận Bắc

 

220,00

20,00

50,00

50,00

50,00

50,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

 

220,00

20,00

50,00

50,00

50,00

50,00

 

1.4

Huyện Ninh Phước

 

843,65

95,00

195,00

180,65

181,00

192,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN hồ Tân Giang

 

843,65

95,000

195,000

180,650

181,000

192,000

 

1.5

Huyện Thuận Nam

 

754,60

95,00

95,00

148,70

184,00

231,90

 

-

Ban quản lý rừng PHVB Thuận Nam

 

754,60

95,000

95,000

148,704

184,000

231,900

 

1.6

TP Phan Rang - Tháp Chàm

 

0,50

0,10

0,10

0,10

0,10

0,10

 

1.7

Sở Giáo dục

 

9,57

2,08

1,95

1,92

1,82

1,80

 

1.8

BQL các khu công nghiệp

 

5,70

-

-

-

-

5,70

 

2

Khu vực đô thị

 

496,79

58,12

64,13

140,29

136,74

97,50

 

1.1

Huyện Bác Ái

 

45,00

5,00

5,00

15,00

15,00

5,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

 

45,00

5,00

5,00

15,00

15,00

5,00

 

1.2

Huyện Ninh Sơn

 

85,00

10,00

10,00

30,00

25,00

10,00

 

 

Ban quản lý rừng PH Krông Pha

 

35,00

5,00

5,00

10,00

10,00

5,00

 

 

Công ty TNHH MTV LN Ninh Sơn

 

50,00

5,00

5,00

20,00

15,00

5,00

 

1.3

Huyện Thuận Bắc

 

50,00

5,00

5,00

15,00

15,00

10,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN liên hồ Sông Sắt - Sông Trâu

 

50,00

5,00

5,00

15,00

15,00

10,00

 

1.4

Huyện Ninh Phước

 

56,35

5,00

5,00

19,35

19,00

8,00

 

 

Ban quản lý rừng PHĐN hồ Tân Giang

 

56,35

5,00

5,00

19,35

19,00

8,00

 

1.5

Huyện Thuận Nam

 

56,56

5,00

5,00

20,00

16,00

10,56

 

 

Ban quản lý rừng PHVB Thuận Nam

 

56,56

5,00

5,00

20,00

16,00

10,56

 

1.6

TP Phan Rang - Tháp Chàm

 

4,50

0,90

0,90

0,90

0,90

0,90

 

1.7

BCH Đoàn tỉnh

 

194,78

26,22

32,03

39,04

45,04

52,44

 

1.8

Sở Giáo dục

 

4,60

1,00

1,20

1,00

0,80

0,60

 

 

Cộng:

3.942,2

8.966,0

1.599,3

1.631,7

1.692,6

1.622,9

1.758,4

 

 

PHỤ LỤC II

CÁC LOẠI CÂY TRONG TRONG ĐÔ THỊ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9257:2012
(Kèm theo Kế hoạch số 6346/KH-UBND ngày 22/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Khu chức năng

Tính chất cây trồng

Kiến nghị trồng cây

1

Cây xanh trường học

- Chọn cây cao to, tán rộng, cho bóng râm tốt, gây ấn tượng mạnh

- Chọn cây cho vườn trường: Chọn các loại cây bản địa, có hoa, lá. Số loài cây càng nhiều càng tốt để có thể giúp cho việc nghiên cứu, học tập của học sinh.

- Hạn chế việc trồng các loại cây ăn quả.

- Không chọn cây có gai, nhựa, mủ độc như: Cà dại, thông thiên, dứa dại. Không trồng các loại cây hấp dẫn ruồi muỗi như sanh, si, đa, đề.

- Cây trồng nên có bảng ghi tên, ngày tháng trồng, xuất xứ

- Bàng, phượng, muồng ngủ, muồng hoa đào, riềng riềng, hồng...

- Cây cảnh, cây bản địa: hồng, hải đường, ổ quạ, phong lan, địa lan

2

Cây xanh khu dân cư

- Tận dụng chọn giống cây địa phương để dễ dàng thích nghi với điều kiện sống

- Chọn cây chú ý phối kết màu sắc cả bốn mùa. Cây có hoa tạo vẻ mỹ quan, cảnh quan, vui mắt cho khu ở.

- Chọn cây có hương thơm, quả thơm

- Chọn cây có tuổi thọ cao

- Cành không ròn, dễ gãy

- Cho bóng mát rộng

- Tránh trồng cây ăn quả hấp dẫn trẻ em

- Tránh những cây hoa quả hấp dẫn hoặc làm mồi cho sâu bọ, ruồi nhặng.

- Tránh những cây gỗ giòn, dễ gãy.

- Tránh những cây mùi khó chịu hoặc quá hắc

- Xà cừ, muồng hoa đào, Vông, hồng, sữa, ngọc lan, lan túa, long não, dạ hương

- Muồng ngủ, gạo, phượng, mí

- Bằng lăng nước, muống hoa vàng, vàng anh

3

Cây xanh bệnh viện

- Chọn cây có khả năng tiết ra các chất fitolcid diệt trùng và màu sắc hoa lá tác dụng tới hệ thần kinh, góp phần trực tiếp điều trị bệnh

- Chọn cây có tác dụng trang trí: màu sắc trong sáng, vui tươi, tạo sức sống

- Chọn cây có hương thơm

- Long não, lan tua, ngọc lan, bạch đàn, dạ hương, hồng, mộc...

- Bánh hỏi, mai đào, móng bò trắng, địa lan, mai vàng, đào phai, dừa, cau đẻ, cau lùn...

- Ngọc lan, hoàng lan, lan tua, muồn, bàng lang, phượng, vàng anh

4

Cây xanh công viên, vườn hoa

- Chọn cây phong phú về chủng loại cây bản địa và cây ngoại lai, có vẻ đẹp

- Trồng cây đảm bảo bốn mùa có hoa lá xanh tươi

- Chọn cây trang trí phải có giá trị trang trí cao (hình thái, màu sắc, khả năng cắt xén)

- Các loại cây trang trí quý đặc biệt: Vạn tuế, bánh hỏi, trúc phật bà, trà mi, đỗ quyên, huyết dụ, cau bụi, cau lùn, cau ta, trúc đào

5

Cây xanh khu công nghiệp

- Cây xanh cản khói, ngăn bụi: chọn cây có chiều cao, cây không trơ cành, tán lá rậm rạp, lá nhỏ, mặt lá ráp.

- Khu vực có chất độc hại NO, CO2, CO, NO2, trồng cây theo phương pháp nanh sấu và xen kẽ cây bụi để hiệu quả hấp thụ cao (tốt nhất tạo 3 tầng tán)

- Dải cây cách ly cùng loại khi diện tích hẹp và hỗn hợp khi cần dải cách li lớn

- Chọn loại cây chịu được khói bụi độc hại

- Đài loan, tương tư, dẻ, lai, phi lao, chùm bao lơn, săng, đào lá to, đậu ma, nụ nhãn, sấu, vải, thị trám, muồng đen...

- Găng, ô rô, duối trúc đào đỏ, cô tòng các loại, dâm bụt các loại, bóng nước, rêu đỏ, thảm cỏ lá tre, mào gà, nhi, xà cừ, chẹo, lát hoa

6

Cây trồng ở các bến tàu, bến xe, bến cảng, chợ

- Chọn cây bóng râm mát, tán rộng, chiếm diện tích mặt đất ít

- Chọn các cây có tác dụng chắn gió, chắn nắng (ở hướng Tây, hướng gió mùa đông Bắc)

- Chọn các loại thân cành dai, không bị gãy đổ bất thường, có hoa thơm, hoa đẹp

- Muồng, long não, nhôi, xà cừ, ngọc lan, hoàng lan, lan tua

7

Cây trồng trên các vành đai xanh, giải xanh phòng hộ

- Chọn cây giống tốt, có bộ rễ khỏe, khó bị bão làm gãy, đổ nhằm tăng cường lượng ôxy, ngăn bớt tốc độ gió

- Trồng xen kẽ nhiều loài cây có ưu điểm của loài này hỗ trợ khuyết điểm cho loài khác, hạn chế sâu bệnh phá hoại rừng mảng

- Sấu, các loại muồng, bàng, quyếch, chẹo, long não, phi lao...

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 6346/KH-UBND ngày 22/11/2021 triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.700

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.2.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!