Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 599/KH-UBND 2021 Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng 2020 2025

Số hiệu: 599/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 26/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 599/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 26 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG PHÁ RỪNG, LẤN CHIẾM ĐẤT RỪNG; KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 1347-TB/TU ngày 01/9/2020; căn cứ Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 25/8/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

y ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án 1836), với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

1.1. Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu thực hiện có hiệu quả của Đề án 1836.

1.2. Tập trung khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) thời gian qua; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị liên quan, các chủ rừng và của toàn dân trong việc tích cực tham gia công tác QLBVR, đẩy mạnh xã hội hóa công tác QLBVR.

1.3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để tham gia, thực hiện công tác QLBVR nhằm giảm thiểu số vụ vi phạm, diện tích, khối lượng lâm sản bị thiệt hại; không để xảy ra vụ việc chống người thi hành công vụ trong công tác QLBVR; giảm thiểu số vụ vi phạm có tính chất phức tạp, ni cộm; các vụ vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng phải xác định được đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

1.4. Quản lý chặt chẽ diện tích rừng hiện có; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia bảo vệ rừng; nâng cao chất lượng rừng, thực hiện tốt chính sách dịch vụ môi trường rừng, phát triển rừng bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

1.5. Phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh trồng đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch trồng cây phân tán và cây cảnh quan theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 06/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện trồng xen cây lâm nghiệp, cây đa mục đích trên diện tích đất quy hoạch lâm nghip đang canh tác nông nghiệp đến năm 2025 đạt khoảng 20.000 ha và đến năm 2030 đạt khoảng 32.000 ha để khôi phục rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng.

1.6. Phân công theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hàng tháng, quý, năm của từng địa phương, cơ quan, đơn vị để kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý các địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu để xảy ra vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu:

2.1. Kế hoạch thực hiện phải bảo đảm khả thi, thống nhất, đồng bộ, toàn diện từ tỉnh đến cơ sở và được tổ chức chặt chẽ giữa các cấp, các ngành đhuy động các ngun lực phù hp với điều kiện và năng lực thực tế tại địa phương; khi trin khai thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định có liên quan.

2.2. Tuyên truyền, vận động để các cấp, các ngành và nhân dân hiu rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ trọng yếu; phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết, nghiêm minh đúng pháp luật các hành vi vi phạm, phải tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên.

2.3. Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố (UBND cấp huyện) và các xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) có rừng; từng đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Công an các cấp (đặc biệt ở cấp cơ sở) lập kế hoạch triển khai thật cụ thể theo quy định của pháp luật; trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, có sự phối hp chặt chẽ, kịp thời trong tchức thực hiện; đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đxảy ra vi phạm trong công tác QLBVR thuộc phạm vi, quyền hạn và thm quyền được giao.

2.4. Toàn bộ các vụ vi phạm quy định về QLBVR phải được phát hiện sớm, kịp thời ngăn chặn ngay từ khi vụ việc mới phát sinh và lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

2.5. Kiên quyết giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm từ năm 2016 đến nay để trồng lại rừng; tuyệt đối không để các đối tượng vi phạm sử dụng, sang nhượng diện tích đất do phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thực hiện các biện pháp, giải pháp để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng:

1.1. Tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng đến khu dân cư và từng hộ dân; ký cam kết tham gia bảo vrừng, không phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật với từng hộ dân đang sản xuất trong và ven rừng.

1.2. Tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp tỉnh, cấp huyện; củng cố, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ QLBVR.

1.3. Tăng cường quản lý bảo vệ rừng:

a) Chủ động lực lượng tuần tra rừng, bám sát địa bàn, phát hiện sớm các vi phạm, đối tượng vi phạm để ngăn chặn, xử lý.

b) Tập trung truy tìm, xác định đối tượng vi phạm, xử lý các vụ vi phạm.

c) Nâng cao năng lực của lực lượng nòng cốt trong bảo vệ rừng: kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng; thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn; đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ cho lực lượng QLBVR.

d) Thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong công tác QLBVR.

2. Khôi phục và phát triển rừng:

2.1. Tập trung rà soát, kiên quyết giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm để trồng, khôi phục lại rừng.

2.2. Tổ chức trồng xen cây lâm nghiệp, cây đa mục đích trên diện tích đang canh tác nông nghiệp trên đất quy hoạch lâm nghiệp: rà soát, kiểm kê, khoanh vẽ diện tích khôi phục rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng; tổ chức trồng xen cây đa mục đích đphục hồi rừng, tăng độ che phủ rừng; tchức giao, khoán diện tích đã đạt tiêu chí thành rừng cho hộ dân theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

2.3. Thực hiện các giải pháp lâm sinh trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, trồng đai xanh và khoanh nuôi rừng.

3. Rà soát, ban hành các quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện công tác QLBVR, phát triển rừng:

3.1. Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng” theo từng giai đoạn.

3.2. Ban hành quy trình giải tỏa và trồng lại rừng sau giải tỏa; trồng xen cây lâm nghiệp trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp.

3.3. Ban hành quy định khen thưởng và kỷ luật trong QLBV và phát triển rừng.

3.4. Quy định về thực hiện các biện pháp và hình thức xử lý đối với người đứng đầu, tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng kéo dài, phức tạp, nổi cộm.

4. Chế độ báo cáo đột xuất, hàng tháng, quý, năm.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Giải pháp về tuyên truyền, vận động, giáo dục, ký cam kết bảo vệ rừng:

1.1. Thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục, thông qua nhiều hình thức thích hợp (truyền thanh, báo, đài, internet, tuyên truyền miệng, hội thi, panô...) đến từng địa bàn dân cư, nhất là các hộ dân sống gần rừng theo từng đối tượng đthực hiện việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường đảm bảo sát thực tế và hiệu quả.

1.2. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu; tập trung tuyên truyền về các chủ trương, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng đang thực hiện tại Lâm Đồng (tuyên truyền sâu về Chỉ thị s13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư; Chỉ thị s30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QLBV&PTR, quản lý lâm sản; giá trị của rừng, môi trường rừng; vai trò, trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi người dân, trang bị kiến thức pháp luật đngười dân chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ quy định về bảo vệ rừng và hỗ trợ tích cực với cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng...

1.3. Rà soát toàn bộ các đối tượng chuyên phá rừng, lấn chiếm đất rừng hoặc các đối tượng đã vi phạm liên quan đến rừng, đất rừng trên địa bàn đ trao đi, vận động, động viên họ tập trung sản xuất ổn định cuộc sống, không tham gia phá rừng, lấn chiếm đất rừng; đồng thời, sẵn sàng tham gia tố giác tội phạm và tham gia QLBVR.

2. Giải pháp về tăng cường tuần tra kiểm tra, xử lý vi phạm:

2.1. Kiện toàn lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng, lực lượng Kim lâm từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn.

2.2. Kịp thời đầu tư trang bị thiết bị, máy móc, phương tiện cần thiết; ứng dng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động kiểm tra, theo dõi, phát hiện đối tượng vi phạm.

2.3. Xây dựng kế hoạch và thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng hợp lý, hiệu quả; trong đó, thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên, kiểm tra đột xuất, truy quét khi có thông tin phản ánh về các vụ việc vi phạm phức tạp; truy quét hàng ngày tại các đim nóng, khu vực giáp ranh.

2.4. Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, lực lượng Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng thực hiện kiểm tra rừng theo đúng nội dung Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản bảo vệ và phát triển rừng, quản lâm sản” (Chỉ thị số 30-CT/TU) và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh.

2.5. Tập trung truy tìm, xác định đối tượng vi phạm, lập hồ sơ, xử lý các vụ vi phạm/đối tượng vi phạm kịp thời, triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

3. Giải pháp về khôi phục rừng:

3.1. Rà soát, xác định cụ thể diện tích đất trống thuộc quy hoạch 03 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) để trồng rừng, khôi phục rừng nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng.

3.2. Các đơn vị chủ rừng rà soát diện tích rừng bị phá, đất rừng bị lấn chiếm và thực hiện ngay việc giải tỏa, trồng lại rừng.

3.3. Rà soát, kiểm kê, khoanh vẽ cụ thể diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang canh tác nông nghiệp ổn định (trong diện tích khoảng 52.000 ha); chun bị đầy đủ slượng, chất lượng, chủng loại cây giống để thực hiện việc khôi phục rừng bằng giải pháp trồng xen cây lâm nghiệp, cây đa mục đích.

4. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

Rà soát các chính sách, quy định trong QLBVR, phát triển rừng để cụ thể hóa; điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn đphù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và điều kiện, tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị làm cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR và khôi phục, phát triển rừng.

5. Giải pháp về vốn:

5.1. Sử dụng các nguồn vốn và phân kỳ vốn đã được phê duyệt tại Đề án 1836 để thực hiện công tác QLBVR, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng và khôi phục rừng theo nội dung Đề án 1836 đã được phê duyệt.

5.2. Tiếp tục huy động, bố trí các nguồn vốn hợp pháp khác từ các chương trình/đề án/dự án liên quan để QLBVR, phát triển rừng; trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công tác QLBVR.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan:

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp tỉnh; trong đó, bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR, khôi phục rừng theo Đề án 1836 (hoàn thành trong quý I/2021).

b) Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm:

- Kiện toàn, tổ chức, sắp xếp lực lượng Kiểm lâm đảm bảo chất lượng, đáp ứng tình hình, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QLBVR từng địa phương, đơn vị; rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình để bố trí công chức đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn (hoàn thành trong quý II/2021).

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân sống gần rừng các chính sách, pháp luật về lâm nghiệp; tác hại, ảnh hưởng của việc mất rừng, suy thoái rừng (thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt giai đoạn thực hiện Đề án 1836, bắt đầu thực hiện từ quý I/2021).

- Xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm tra rừng; phối hợp với chủ rừng tuần tra, kim tra rừng thường xuyên với tần suất tối thiểu 10 lần/tháng và tổ chức kiểm tra đột xuất, truy quét khi có thông tin phản ánh về các vụ việc vi phạm phức tạp; truy quét hàng ngày tại các đim nóng, khu vực giáp ranh.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm thực hiện kiểm tra rừng theo quy định cụ thể tại Chỉ thị số 30-CT/TU và các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, ít nhất 01 lần kiểm tra/tháng.

- Tập trung thực hiện hoặc phối hợp truy tìm, làm rõ, xác định đối tượng vi phạm đkịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Tập trung triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án đầu tư liên quan đến rừng, đất rừng từ nguồn ngân sách và lồng ghép hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương và nguồn tài trợ của các tchức quốc tế.

- Rà soát các quy chế phối hợp đã ký kết trước đây để ký mới hoặc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định hiện hành.

- Hỗ trợ các địa phương, các chủ rừng trong công tác rà soát diện tích; quy trình giải tỏa, hướng dẫn trồng rừng,...

c) Xây dựng quy trình, định mức trồng rừng sau giải tỏa, trình phê duyệt (hoàn thành trong quý I/2021).

d) Hướng dẫn các đơn vị chủ rừng thực hiện điều tra, rà soát hiện trạng đất quy hoạch lâm nghiệp hiện đang canh tác nông nghiệp trên lâm phần quản lý (thực hiện xong trong quý II/2021).

đ) Rà soát, xây dựng quy trình trồng xen (mật độ, chủng loại, chăm sóc); tchức và phi hợp tchức tập hun cho các hộ dân (hoàn thành trong quý II/2021); phi hợp với các cơ sở gieo ươm cây giống tổ chức sản xuất đủ cây giống lâm nghiệp đtrồng xen đúng thời vụ (hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 hàng năm).

e) Hướng dẫn các đơn vị chủ rừng nhà nước hoàn thành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững để thẩm định, phê duyệt trong quý I/2021; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất UBND tỉnh giao diện tích rừng tại thành phố Bảo Lộc và huyện Cát Tiên cho chủ rừng quản lý đúng quy định của pháp luật (hoàn thành trong quý I/2021); rà soát các doanh nghiệp để mất rừng nhưng không chấp hành nghĩa vụ tài chính; diện tích đt rừng nhưng không thực hiện trng rừng theo giy chứng nhận đu tư/giy chứng nhận đăng ký đu tư dự án trình UBND tỉnh xem xét, thu hi.

g) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, lực lượng kiểm lâm tổ chức thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch trồng cây phân tán và cây cảnh quan theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 50/BNN-TCLN ngày 06/01/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (thực hiện thường xuyên, liên tục trong cả giai đoạn).

h) Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh trình Tỉnh ủy xem xét ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản bảo vệ và phát triển rừng” (hoàn thành trước ngày 10/02/2021); tham mưu UBND tỉnh ban hành quy trình giải tỏa và trồng lại rừng sau giải tỏa; khẩn trương xây dựng, gửi Sở Tư pháp thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành quy định về xử lý trách nhiệm đối với chủ rừng, kiểm lâm, UBND cấp huyện, cấp xã thiếu trách nhiệm trong công tác QLBVR (hoàn thành trong quý I/2021).

i) Tiếp tục thực hiện các chính sách lồng ghép như: hỗ trợ phát triển sản xuất (cây giống, khuyến nông, chuyển đổi giống...), chính sách 30a, nhận khoán bảo vệ rừng, phát triển rừng,... tạo thu nhập ổn định để các hộ dân yên tâm sản xuất, không phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

k) Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Đề án 1836 toàn tỉnh hàng tháng, hàng quý và năm để tiếp tục chỉ đạo thực hiện đảm bảo tiến độ và mục tiêu Đề án 1836.

l) Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình và kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại; đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (nếu có) và các giải pháp thực hiện thời gian tới.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị liên quan hoàn thành việc rà soát số liệu kim kê đất đai; xây dựng phương án và trin khai việc cắm mốc ranh giới đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường; tiếp tục hoàn thành đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 08 công ty TNHH MTV lâm nghiệp và các ban quản lý rừng.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh giao diện tích rừng tại thành phố Bảo Lộc và huyện Cát Tiên cho chủ rừng quản lý đúng quy định của pháp luật (hoàn thành trong quý I/2021).

c) Xây dựng cơ chế, chính sách, chế tài xử lý liên quan đến lấn chiếm, san gạt đất quy hoạch lâm nghiệp, sử dụng đất rừng sai mục đích; tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể chính sách liên quan đến đất quy hoạch lâm nghiệp (giao, khoán, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) theo quy định.

d) Rà soát các doanh nghiệp để đất rừng tại dự án bị phá, lấn chiếm; sử dụng đất không đúng mục đích, chưa ký hợp đồng thuê đất, không nộp tiền thuê đất, trình UBND tỉnh xem xét thu hồi giao cho chủ rừng nhà nước quản lý.

đ) Hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập hồ sơ xử lý hoặc đề xuất xử lý kịp thời, đúng quy định đối với các tổ chức, cá nhân lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê.

e) Thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất đối với diện tích đất đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp theo các nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo.

1.3. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cân đối, thẩm định, tham mưu đề xuất phê duyệt, phân bổ kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR, phát triển rừng; thẩm định các định mức, đơn giá liên quan đến công tác QLBVR, trồng rừng, trồng cây phân tán, cây che bóng theo quy định.

1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cân đối, thẩm định, tham mưu đề xuất các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR, phát triển rừng.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành xem xét, đề xuất cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hoạt động dự án đối với doanh nghiệp không sử dụng đất đúng mục đích, không thực hiện nội dung đầu tư theo tiến độ của dự án đầu tư, thiếu trách nhiệm trong QLBVR để xảy ra phá rừng, lấn chiếm đất rừng; không chấp hành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình triển khai hoạt động của các dự án thuê đất, thuê rừng, báo cáo đề xuất UBND tỉnh hàng tháng.

1.5. Sở Nội vụ: thường xuyên theo dõi, cập nhật và tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có thành tích trong QLBVR, trồng rừng, trồng cây phân tán; đồng thời, đề xuất xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu UBND cấp huyện/cấp xã, cơ quan, đơn vị liên quan và các đơn vị chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh do để xảy ra vi phạm các quy định về QLBVR phức tạp, nổi cộm trên địa bàn quản lý, lĩnh vực phụ trách nhưng không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả, kịp thời, xử lý không dứt đim.

1.6. Thanh tra tỉnh: xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra trách nhiệm đối với các đơn vị chủ rừng, cơ quan, tổ chức liên quan và UBND các huyện, thành phố trong thực hiện công tác QLBVR để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, vi phạm liên quan.

1.7. Công an tỉnh: chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố phối hợp, hỗ trợ lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng trong công tác thu thập thông tin, nắm chắc các đối tượng/đầu nậu chuyên phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật để mời gọi răn đe, ký cam kết không vi phạm; phối hợp tuần tra, kiểm tra, truy quét, ngăn chặn vi phạm, tội phạm về QLBVR; điều tra, hoàn thiện các hồ sơ vi phạm hình sự... để xử lý theo quy định của pháp luật (thực hiện thường xuyên, liên tục).

1.8. Các sở, ban, ngành liên quan: theo chức năng nhiệm vụ được giao tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị và nhân dân tham gia QLBVR, trồng rừng, trồng cây phân tán; tích cực phát hiện, tố giác các hành vi, đối tượng vi phạm quy định về QLBVR với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý.

2. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

2.1. Kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện; trong đó bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo, thực hiện Đề án 1836; kiện toàn cơ cấu, tổ chức các phòng, ban, đơn vị chủ rừng trực thuộc phù hợp, đủ mạnh đthực hiện có hiệu quả công tác QLBVR trên địa bàn quản lý.

Lãnh đạo UBND cấp huyện thực hiện kiểm tra rừng theo quy định cụ thể tại Chỉ thị số 30-CT/TU và các nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo; ít nhất 02 lần kiểm tra/tháng.

2.2. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND cấp xã:

a) Xây dựng kế hoạch cụ thể; căn cứ tình hình thực tế để tổ chức tuyên truyền, vận động thực hiện công tác QLBVR đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b) Tổ chức tuần tra và phối hợp giữa các lực lượng để tuần tra rừng (chú trọng các điểm nóng và vùng giáp ranh) để nắm bắt sớm tình hình vi phạm, tổ chức ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm từ khi mới phát sinh.

2.4. Rà soát các quy chế phối hợp đã ký kết trước đây đký mới hoặc điều chỉnh, bsung cho phù hợp với quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định hiện hành (hoàn thành trong quý I/2021); đồng thời, ban hành quy chế hoạt động và chịu trách nhiệm toàn diện trong QLBVR trên địa bàn quản lý theo quy định.

2.5. Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tiến hành rà soát diện tích cần giải tỏa; xây dựng kế hoạch, tổ chức giải tỏa và trồng lại rừng ngay sau giải tỏa (hoàn thành trong quý II/2021). Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả giải tỏa và trồng lại rừng trên địa bàn.

2.6. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch sử dụng đất và tổ chức đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các hộ dân trên diện tích đưa ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp trên cơ sở kế thừa cơ sở dữ liệu đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường (sau khi đã thống nhất số liệu về quy hoạch 03 loại rừng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2.7. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND cấp xã tổ chức thực hiện các giải pháp trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, trồng rừng đai xanh và khoanh nuôi rừng theo kế hoạch.

3. Đối với các đơn vị chủ rừng:

3.1. Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục đối với lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng và các hộ dân sinh sống, sản xuất trong và ven rừng.

3.2. Tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phối hợp với lực lượng của cấp xã, công an, kiểm lâm địa bàn thường xuyên tuần tra, kiểm tra có hiệu quả trên diện tích rừng được giao, được thuê; tập trung truy tìm, xác định đối tượng vi phạm cung cấp thông tin, hồ sơ để cơ quan chức năng xử lý các vụ vi phạm theo quy định; hạn chế thấp nhất đối với các trường hợp vi phạm nhưng không xác định được đối tượng vi phạm; chịu trách nhiệm chính với tài nguyên rừng đã được giao, được thuê.

3.3. Các chủ rừng (kể cả doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng) có trách nhiệm thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đthực hiện nhiệm vụ QLBVR; bồi dưỡng kỹ năng tuần tra rừng để nâng cao chất lượng tuần tra, kiểm tra rừng của các tổ (nhóm) bảo vệ rừng.

3.4. Xây dựng quy chế về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan, bộ phận quản lý và cá nhân có liên quan, trong đó quy định các hình thức khen thưởng và mức xử lý trách nhiệm cụ thể khi để xảy ra phá rừng, thiệt hại tài nguyên rừng có cơ sở xử lý. Rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình để bố trí cán bộ, viên chức, người lao động đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng.

3.5. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện khảo sát, điều tra hiện trạng đất quy hoạch lâm nghiệp hiện đang canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp trên lâm phần quản lý đxây dựng kế hoạch, phương án trồng rừng, trồng xen cây lâm nghiệp theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả; tổ chức thực hiện hoặc tham mưu thực hiện giao rừng, khoán rừng theo quy định đối với những vườn cây đã đạt tỷ lệ che phủ rừng (đạt tiêu chí thành rừng).

Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 1836; yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khn trương tchức thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả./.

 


Nơi nhận:

- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành liên quan;
- Các Huyện ủy, Thành ủy; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc;
- Các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh;
- LĐVP;
- Các CV: NN, ĐC, TKCT;
- Lưu: VT, LN
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐỀ ÁN
(Đính kèm Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 26/01/2021 của UBND tnh)

Stt

Nhiệm vụ, giải pháp

Mục tiêu cần đạt được

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kết quả thực hiện theo năm

Giai đoạn 2026 - 2030

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu lâm nghiệp bền vững và thực hiện Đề án cấp tnh, cấp huyện

Nâng cao trách nhiệm QLBVR trên địa bàn; giao trách nhiệm thực hiện Đề án; tăng cường sự lãnh đạo, chđạo của người đứng đầu.

Sở NN&PTNT (cấp tỉnh) Phòng NN/ KT (cấp huyện)

UBND các huyện, thành phố; các s, ban ngành

x

x

x

x

x

x

x

2

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ rừng (thuê đơn vị tư vấn, thực hiện chi tiết từng hạng mục công việc và kinh phí theo Phụ Lục 5)

Nâng cao nhận thức, ý thức của nhân dân, kêu gọi người dân tích cực tố giác tội phạm đến các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thông qua đường dây nóng.

SNN&PTNT

UBND các huyện, thành phố; chủ rừng, các sở, ban, ngành

x

x

x

x

x

x

x

3

Tăng cường lực lượng tuần tra, bám sát địa bàn đngăn chặn vi phạm Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai; tập trung xlý các vụ vi phạm nổi cộm.

Hàng năm giảm từ 10-15% trở lên về số vụ phá rừng và giảm từ 15-20% trở lên về diện tích rừng và khối lượng lâm sản bị thiệt hại; tăng dần chỉ tiêu (%) số vụ vi phạm phát hiện được đối tượng

UBND các huyện, thành phố

Chủ rừng, kiểm lâm

x

x

x

x

x

x

x

4

Nâng cao năng lực cho lực lượng nòng cốt bảo vệ rừng

Trang bị kiến thức, kỹ năng và thiết bị và công cụ hỗ trợ, điều kiện làm việc cho lực lượng nòng cốt.

SNN&PTNT

Các s, ban ngành

x

x

x

x

x

x

x

5

Rà soát quy chế phối hợp và xây dựng mới quy chế phối hợp.

Phối hợp trong công tác bảo vệ rừng

S NN&PTNT (cấp tỉnh) UBND các huyện, thành phố (cấp huyện)

Các sở, ban ngành, chủ rừng, kiểm lâm

x

x

x

x

x

x

x

6

Ban hành quy định về giải tỏa và quy trình trồng rừng sau giải tỏa

Quyết định ban hành quy định về giải tỏa và quy trình trồng rừng sau giải tỏa

Sở NN&PTNT

Sở TN&MT, các ngành có liên quan, UBND cấp huyện, các đơn vị chủ rừng

 

quý I/2021

 

 

 

 

 

7

Giải tỏa diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm

Kiên quyết giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị phá, lấn chiếm từ năm 2016 đến nay và các năm sau (nếu có)

UBND các huyện, thành phố

Chủ rừng, kiểm lâm, S NN&PTNT

 

x

x

x

x

x

x

8

Trồng rừng trên diện tích 334 ha rừng bị phá giai đoạn 2016-2019

Hoàn thành trồng rừng 334 ha

Các đơn vị chủ rừng

UBND cấp huyện, S NN&PTNT, S Tài chính

 

69 ha

130 ha

96 ha

39 ha

 

 

9

Kiểm kê toàn diện 52.041 ha

Thống kê hiện trạng sử dụng thực tế, khả năng khôi phục rừng

Chủ rừng

hạt kiểm lâm

 

x

 

 

 

 

 

10

Khôi phục tỷ lệ che phủ rừng trên diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp ổn định (khoảng 52.041 ha)

Sự đồng thuận của người dân trong việc trồng cây lâm nghiệp, cây đa mục đích để khôi phục tỷ lệ che phủ rừng.

UBND các huyện, thành phố

Chủ rừng, kiểm lâm

 

4.038 ha

3.990 ha

3.990 ha

3.990 ha

3.990 ha

32.000 ha

11

Kiểm tra, đánh giá và xây dựng mô hình trồng xen cây lâm nghiệp.

Mô hình mẫu trồng xen có chất lượng

Các đơn vị chủ rừng

UBND cấp huyện, UBND cấp xã, chủ thể đang quản lý sdụng đất

 

x

x

x

x

x

x

12

Hướng dẫn lập hồ sơ, nghiệm thu, trồng và chăm sóc cây trồng xen

Văn bản hướng dẫn

SNN&PTNT

Các sngành có liên quan, UBND cấp huyện, các đơn vị chủ rừng

 

x

 

 

 

 

 

 

13

Xây dựng phương án di dân, tái định canh, định cư

Đưa người dân ra khỏi rừng, ngăn ngừa tác động trái phép vào diện tích rừng trọng điểm cần bảo vệ nghiêm ngặt.

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ban ngành liên quan

 

x

x

x

x

x

x

 

14

Xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững

Hoàn thành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

Các đơn vị chủ rừng

Sở NN&PTNT, S Tài chính

 

x

 

 

 

 

 

 

15

Đo đạc điều chnh, cấp giấy CNQSD đất cho các chủ rừng, hộ gia đình

Hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy CNQSD đất

Sở TN&MT

S NN&PTNT, UBND cấp huyện, chủ thể đang quản lý sử dụng đất

 

x

x

x

x

x

x

 

16

Xác định trách nhiệm của chủ rừng nhà nước và các doanh nghiệp thuê rừng; tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng; trách nhiệm của UBND các huyện, TP; các s, ban, ngành

Trách nhiệm nếu để mất rừng

SNội vụ

S NN&PTNT; Sở Tài chính; Sở Tư pháp; UBND các huyện, TP

 

x

x

x

x

x

 

 

17

Xác định trách nhiệm hộ nhận khoán QLBVR trong thực hiện nhiệm vụ QLBVR

Khi xảy ra vi phạm trên diện tích giao khoán thì thu hồi, thanh lý hợp đồng giao khoán

Đơn vị chủ rừng

UBND cấp xã, Lực lượng nhận khoán

 

x

x

x

x

x

 

 

18

Tham mưu UBND tnh ban hành Quyết định thay thế Quyết định 102/2004/QĐ-UB

Ban hành Quyết định để thực hiện theo quy định mới của Luật LN và QĐ 07/QĐ-TTg ngày 8/02/2012 của CP

STư pháp

Các S, ban, ngành và UBND cấp huyện

 

x

 

 

 

 

 

 

19

Giải quyết tố giác, tin báo tội phạm

Mọi tố giác, tin báo được tiếp nhận và giải quyết

Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm

Cơ quan CSĐT tỉnh, cấp huyện; Viện KSND tỉnh, cấp huyện

 

x

x

x

x

x

 

 

20

Ngăn chặn kịp thời các điểm nóng phá rừng, ken cây, đổ hóa chất, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn.

Đơn vị chủ rừng, các hạt kiểm lâm và 02 Đội Kiểm lâm cơ động

Đội 12 cấp huyện, Ban LN xã; lực lượng nhận khoán, các ban nghành của huyện,...

 

x

x

x

x

x

 

 

21

Hạn chế các vụ vi phạm không xác định được đối tượng

Đạt và vượt chỉ tiêu số vụ vi phạm không xác định được đối tượng vi phạm theo chtiêu hàng năm của Tnh đề ra

Đơn vị chủ rừng, các hạt kiểm lâm và 02 Đội Kiểm lâm cơ động

Đội 12 cấp huyện, Ban LN xã; lực lượng nhận khoán, các ban nghành của huyện,...

 

x

x

x

x

x

 

 

22

Trang bị máy móc, thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở

Trang bị đầy đủ trang thiết bị

Sở NN&PTNT

Sở Tài chính, UBND các huyện, TP và các đơn vị có liên quan

 

1,5 tỷ đồng (16 fly cam, 30 định vị, 08 xe máy)

1 tỷ đồng (08 fly cam, 30 định vị, 06 xe máy)

1 tỷ đồng (08 fly cam, 30 định vị, 06 xe máy)

1 tỷ đồng (08 fly cam, 30 định vị, 06 xe máy)

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH KHÔI PHỤC RỪNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN DIỆN TÍCH ĐẤT QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP ĐANG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(Đính kèm Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 26/01/2021 của UBND tnh)

Đơn vị tính: ha

Stt

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

UBND huyện Lâm Hà

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

600

600

600

600

600

3.000

2

UBND huyện Đức Trọng

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

633

633

633

633

633

3.167

3

UBND huyện Đam Rông

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

600

600

600

600

600

3.000

4

UBND huyện Di Linh

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

400

400

400

400

400

2.000

5

UBND TP. Đà Lạt

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

400

400

400

400

400

2.000

6

UBND huyện Đơn Dương

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

400

400

400

400

400

2.000

7

UBND huyện Bảo Lâm

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

400

400

400

400

400

2.000

8

UBND huyện Lạc Dương

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

158

158

158

158

158

790

9

UBND huyện Đạ Huoai

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

148

148

148

148

148

738

10

UBND TP. Bảo Lộc

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

136

136

136

136

136

678

11

UBND huyện Đạ Tẻh

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

116

116

116

116

116

580

12

UBND huyện Cát Tiên

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

48

 

 

 

 

48

Tổng cộng

 

4.038

3.990

3.990

3.990

3.990

20.000

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH KHÔI PHỤC RỪNG GIAI ĐOẠN 2026-2030 TRÊN DIỆN TÍCH ĐẤT QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP ĐANG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(Đính kèm Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 26/01/2021 của UBND tnh)

Đơn vị tính: ha

Stt

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Tng

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

UBND huyện Lâm Hà

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

9.220

1.844

1.844

1.844

1.844

1.844

2

UBND huyện Đức Trọng

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

6.956

1.391

1.391

1.391

1.391

1.391

3

UBND huyện Đam Rông

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

5.957

1.191

1.191

1.191

1.191

1.191

4

UBND huyện Di Linh

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

5.555

1.111

1.111

1.111

1.111

1.111

5

UBND TP Đà Lạt

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

2.056

411

411

411

411

411

6

UBND huyện Đơn Dương

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

1.773

355

355

355

355

355

7

UBND huyện Bảo Lâm

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

523

105

105

105

105

105

8

UBND huyện Lạc Dương

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

0

0

0

0

0

0

9

UBND huyện Đạ Huoai

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

0

0

0

0

0

0

10

UBND TP Bảo Lộc

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

0

0

0

0

0

0

11

UBND huyện Đạ Th

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

0

0

0

0

0

0

12

UBND huyện Cát Tiên

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng

32.041

6.408

6.408

6.408

6.408

6.408

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG TRÊN DIỆN TÍCH 334 HA ĐẤT RỪNG BỊ LẤN CHIẾM TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2019
(Đính kèm Kế hoạch số 599/KH-UBND ngày 26/01/2021 của UBND tnh)

(Đơn vị tính: ha)

Stt

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Tổng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

UBND huyện Lâm Hà

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

81

8,6

30,4

27

15

 

 

2

UBND huyện Đức Trọng

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

28

28,0

 

 

 

 

 

3

UBND huyện Đam Rông

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

58

8,2

23,0

26

 

 

 

4

UBND huyện Di Linh

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

6

6,0

 

 

 

 

 

5

UBND TP Đà Lạt

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

7

5,0

2,0

 

 

 

 

6

UBND huyện Đơn Dương

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

4

4,0

 

 

 

 

 

7

UBND huyện Bảo Lâm

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

41

3,0

20,0

18

 

 

 

8

UBND huyện Lạc Dương

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

24

6,1

17,9

 

 

 

 

9

UBND huyện Đạ Huoai

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

8

 

8,0

 

 

 

 

10

UBND TP Bảo Lộc

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

1

 

1,0

 

 

 

 

11

UBND huyện Đạ Tẻh

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

74

 

25,0

24

24

 

 

12

UBND huyện Cát Tiên

Các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã

3

 

3,0

 

 

 

 

Tổng cộng

334

69

130

96

39

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 599/KH-UBND ngày 26/01/2021 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.786

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.247.136
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!