ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 55/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 05 tháng 02 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NGÀY CHỦ NHẬT XANH “HÃY
HÀNH ĐỘNG ĐỂ THỪA THIÊN HUẾ THÊM XANH - SẠCH - SÁNG” NĂM 2024
Thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU
ngày 13/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc mở Cuộc vận động toàn dân xây
dựng Thừa Thiên Huế Sáng - Xanh - Sạch, không rác thải; Chỉ thị số 07-CT/TU
ngày 05/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh các phong
trào xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng; Chỉ thị số 42-CT/TU ngày
08/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị
và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương trước năm 2025; Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 19/01/2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật
xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”; và tiếp
tục tổ chức triển khai Kết luận số 831-KL/TU ngày 29/11/2022 của đồng chí Phó
Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tại buổi làm việc với thường trực cấp ủy các địa
phương về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU và Chỉ thị số
07-CT/TU; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tổ chức, triển
khai thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế
thêm Xanh - Sạch - Sáng” năm 2024 với các nội dung, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU:
1. Phát động sâu rộng trong
toàn dân, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, doanh
nghiệp trên toàn tỉnh tổ chức, tham gia và duy trì có hiệu quả Ngày Chủ nhật
xanh; tích cực tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường, điểm ô
nhiễm môi trường tại đô thị và các vùng nông thôn.
2. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
24-CT/TU ngày 13/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc mở Cuộc vận động toàn
dân xây dựng Thừa Thiên Huế Sáng- Xanh - Sạch, không rác thải; Chỉ thị số
07-CT/TU ngày 05/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh các
phong trào xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng; Kế hoạch số 34/KH-UBND
ngày 26/02/2019 của UBND tỉnh về việc thực hiện phong trào “Nói không với
túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng 01 lần” trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh về tăng cường quản
lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh;
Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 359/KH-UBND ngày 19/11/2021 của UBND tỉnh tăng
cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định
số 52/2022/QĐ- UBND ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh về Quản lý trật tự xây dựng
và phân cấp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Lồng
ghép tổ chức triển khai Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030; Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND
ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh về việc quy định về quản lý chất thải rắn trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Tiếp tục cụ thể hóa các nội
dung cơ bản của Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế
thêm Xanh - Sạch - Sáng” của tỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của
từng địa phương, đơn vị, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế theo hướng đô thị “Di
sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.
4. Quyết tâm thực hiện Chỉ thị
số 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát huy sức mạnh của hệ
thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025. Đẩy mạnh “Tập trung chỉnh
trang đô thị, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh - sạch - sáng - không rác thải,
tăng cường trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường, công viên, tạo điểm nhấn, ấn
tượng tốt đẹp đối với mọi người dân, du khách”.
5. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội
các cấp; và cộng đồng doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn toàn tỉnh nghiêm túc
triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo đạt mục tiêu Đề án năm 2024.
II. NỘI DUNG
TRỌNG TÂM:
Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được phân công; các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tiếp tục tập trung chỉ đạo tổ chức triển
khai những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Lập
Chuyên mục Ngày Chủ nhật xanh: trên trang thông tin điện tử của
mỗi địa phương, đơn vị lập chuyên mục Ngày Chủ nhật xanh để cập nhật Kế hoạch
triển khai hoạt động định kỳ hằng tuần bằng bảng kế hoạch chi tiết và báo cáo kết
quả bằng hình ảnh, video minh chứng cụ thể.
2. Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Tiếp tục tổ chức và đẩy mạnh
các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục về triển khai thực hiện hiệu quả
các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ
môi trường, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 13/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế
hoạch số 110/KH-UBND ngày 04/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc mở
Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế Xanh - Sạch - Sáng, không rác thải;
Chỉ thị số 07- CT/TU ngày 05/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục
đẩy mạnh các phong trào xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng; và thực hiện
có hiệu quả Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh về tăng cường quản
lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh;
phong trào Ngày Chủ nhật xanh cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Và đặc biệt
là Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát huy sức
mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu
trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền bằng nhiều hình thức như: tập huấn, truyền thông qua báo đài, các trang
mạng xã hội, trực quan,…; phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức
tập huấn tuyên truyền bảo vệ môi trường đến cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng
dân cư; duy trì các chuyên mục “Để Huế Mãi Xanh” của Đài Phát thanh Truyền
hình Thừa Thiên Huế (TRT); chuyên mục “Tài nguyên, Môi trường và Phát triển”
trên Đài Truyền thanh Huế và Báo Thừa Thiên Huế.
- Đẩy mạnh, nghiên cứu việc tổ
chức các hội thi, hội diễn, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, truyền thông, sinh hoạt
chuyên đề để đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp tham gia thực hiện Ngày
Chủ nhật xanh gắn với chỉnh trang đô thị, xây dựng Thừa Thiên Huế Xanh - Sạch -
Sáng, không rác thải. Tuyên truyền, nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng
tạo, tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện Ngày Chủ
nhật xanh, việc xây dựng Thừa Thiên Huế Xanh - Sạch - Sáng, không rác thải hằng
năm. Tăng cường công tác tuyên truyền các ca khúc về Ngày Chủ nhật xanh tại các
cuộc họp, hội nghị, hội thi, hội diễn, các hoạt động ra quân thực hiện phong
trào Ngày Chủ nhật xanh,…
- Xây dựng các pano, áp phích,
infographic, biên tập và cấp phát ấn phẩm truyền thông; lập các chuyên trang,
chuyên mục về hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện và nhân rộng các công
trình phần việc xanh, sạch, sáng không rác thải và chỉnh trang đô thị tại các địa
phương, đơn vị trên các bảng tin, website, trên mạng xã hội và trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
3. Tổ chức
ra quân, triển khai các hoạt động cụ thể Ngày Chủ nhật xanh gắn với chỉnh trang
đô thị hàng tuần, hằng tháng:
- Tiếp tục duy trì và thực hiện
trong toàn dân, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, hội viên, học
sinh, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh ra quân chỉnh trang đô thị, dọn dẹp vệ
sinh môi trường, làm sạch nhà, đẹp phố, cơ quan, công sở, tổ chức có trọng tâm,
trọng điểm và duy trì thường xuyên tại khu vực ô nhiễm môi trường ở khu dân cư,
nơi công cộng, lô đất trống, cống rãnh, kênh mương, khu công nghiệp, cụm công
nghiệp,…
- Vận động nhân dân trên địa
bàn toàn tỉnh duy trì việc thực hiện chương trình Sáng chủ nhật “60 phút sạch
nhà, đẹp ngõ”, các hộ gia đình trên địa bàn dân cư vệ sinh môi trường, dọn
dẹp nhà cửa, khu vực xung quanh nhà và thôn xóm, ngõ hẻm. Vận động nhân dân thực
hiện nếp sống văn hoá, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không sơn, treo,
dán quảng cáo sai quy định, không lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán; phát
động phong trào bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; phối hợp cùng chính
quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể phát quang, khơi thông dòng chảy, làm
sạch các sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng tại khu vực
mình sinh sống.
- Tăng cường chiếu sáng các
công viên, trục đường chính, tạo thêm nhiều không gian xanh, điểm xanh công cộng.
Tổ chức các hoạt động ra quân tuyên truyền, tham gia giữ gìn và làm sạch đẹp
các công trình di tích lịch sử - văn hóa, điểm du lịch trên địa bàn thành phố
Huế và các huyện, thị; chú trọng việc thu gom rác thải, trồng cây xanh, làm đẹp
các bồn hoa, tạo cảnh quan sạch đẹp tại các di tích lịch sử - văn hóa, điểm du
lịch. Đặc biệt các địa phương có hệ thống giao thông đường sắt bắc nam đi qua,
tích cực hưởng ứng phong trào “Đường tàu - Đường hoa”, tăng cường trồng
hoa, cây xanh, thảm cỏ nhằm tạo không gian đặc trưng, ấn tượng 02 bên tuyến đường
sắt trên địa bàn.
- Các địa phương, đơn vị hàng
tháng chọn và đăng ký 01 địa điểm để tổ chức ra quân đồng loạt triển
khai thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh trên địa bàn của địa phương, đơn vị
mình (đăng ký vào tuần thứ 4 của tháng trước đó theo Phụ lục 2 đính kèm).
- Phát động Ngày Chủ nhật xanh
quy mô lớn định kỳ hằng tháng (Chủ nhật của tuần đầu tiên mỗi tháng) kết
hợp các sự kiện Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường, Tuần lễ biển đảo Việt Nam, Ngày Đa dạng sinh học, Giờ Trái đất,
Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, các ngày lễ lớn của mỗi ngành, địa
phương, đơn vị,... Tùy tình hình thực tế, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn
vị tổ chức lễ phát động thực hiện phong trào để tạo hiệu ứng mạnh mẽ, hiệu quả.
- Trước và sau các đợt thiên
tai như mưa lớn, bão, lũ,... các địa phương, đơn vị cần chủ động phương án xử
lý môi trường, chuẩn bị nguồn lực để triển khai ngay sau thiên tai tránh tình
trạng tồn đọng rác thải, ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường.
- Các sở, ban ngành, UBND các
huyện, thị xã và thành phố Huế, các đơn vị đoàn thể có kế hoạch trồng cây xanh,
trồng hoa phù hợp với từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị, trường học.
- Rà soát và yêu cầu đảm bảo tỷ
lệ cây xanh đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất đáp ứng quy chuẩn xây dựng.
Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị quản
lý hạ tầng khu công nghiệp huy động các nguồn lực để từng bước đầu tư cây xanh
khu công nghiệp, tạo cảnh quan đẹp trong các khu công nghiệp.
- Tăng cường áp dụng chế tài để
xử phạt. Lực lượng công an cơ sở đẩy mạnh việc xử phạt các hành vi vi phạm; đồng
thời kết hợp công tác truyền thông việc xử phạt trên các phương tiện truyền
thông để tăng cường tính răn đe, nhắc nhở, tăng cường đầu tư hệ thống camera phục
vụ công tác giám sát về an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.
4. Chủ đề sự
kiện, hoạt động hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”:
Tháng 01 - 02: Lễ Phát động
Ngày Chủ nhật xanh năm 2024 và tổng dọn vệ sinh chào đón năm mới xuân Giáp Thìn
2024; Phát động trồng cây hưởng ứng Vì một Việt Nam xanh, xây dựng cơ quan, trường
học Xanh - Sạch - Sáng.
Tháng 3: Tổ chức Chương trình
Hãy làm sạch biển, phân loại rác tại nguồn.
Tháng 4: Tập trung xử lý rác thải
tại các chợ - đồng loạt ra quân xử lý rác thải tại các chợ dân sinh trên địa
bàn tỉnh, hưởng ứng Giờ Trái Đất…
Tháng 5: Tổ chức các hoạt động
tuyên truyền giảm rác thải nhựa, nói không với túi ni lông sử dụng 1 lần, hưởng
ứng Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học…
Tháng 6: Hưởng ứng ngày Môi trường
Thế giới, Ngày Đại dương Thế giới đẩy mạnh phong trào đưa rác về bờ, bỏ rác
đúng nơi quy định.
Tháng 7: Ra quân tổng dọn vệ
sinh tại các nghĩa trang liệt sĩ, thay bát nhang, hoa tại các phần mộ liệt sĩ
tri ân các anh hùng liệt sỹ 27/7.
Tháng 8: Chủ nhật xanh với Trường
học Xanh - Sạch - Sáng, tổng dọn vệ sinh các trường học trên địa bàn toàn tỉnh
chào mừng năm học mới.
Tháng 9 - 11: Chủ nhật xanh gắn
với phòng chống, khắc phục thiên tai, bão lũ
Tháng 12: Tuyên truyền trên hệ
thống báo chí, mạng xã hội về Bảo vệ môi trường gắn với phong trào thực hiện “Ngày
Chủ Nhật xanh”
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. UBND
các cấp:
- UBND cấp huyện, UBND cấp xã
giao trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch này cho 01 đồng chí lãnh đạo phụ
trách các nội dung liên quan Chủ nhật xanh và đảm bảo trật tự đô thị để chỉ đạo
cụ thể đơn vị thực hiện, đơn vị tham mưu và tối thiểu 01 cán bộ chuyên trách
theo dõi, quán xuyến công việc. UBND cấp huyện lập danh sách của mỗi địa
phương bao gồm các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ chuyên trách (cấp huyện và cấp
xã) được giao chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai Đề án gửi về Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh trước ngày 31/01/2024 để tổng hợp, phối hợp theo dõi,
giám sát và báo cáo UBND tỉnh nhằm thuận lợi trong quá trình chỉ đạo, điều hành
(theo Phụ lục 1 Danh sách đính kèm).
- Hàng tuần, UBND cấp huyện chủ
trì và chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn đăng ký, tổ chức ít nhất 01 địa
điểm ra quân vào sáng Chủ nhật để huy động các lực lượng thực hiện gắn với
tiêu chí đánh giá việc xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư thân
thiện với môi trường”, “Tổ dân phố không rác”, đặc biệt là duy trì
có hiệu quả phong trào “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, xây dựng các mô hình
phù hợp với từng địa phương, đơn vị để đánh giá kết quả thực hiện, đảm bảo thực
chất, không hình thức. Cuối giờ làm việc (trước 17h30) mỗi thứ năm hằng
tuần, UBND cấp huyện đăng lịch ra quân trên trang thông tin điện tử của
huyện, thị xã, thành phố; trên Chuyên mục Ngày Chủ nhật xanh của Hue-S. Và báo
cáo kết quả vào trước 11h00 mỗi thứ hai tuần tiếp theo (theo
Phụ lục 2 Đăng ký tuần và báo cáo tuần đính kèm; công tác đăng ký lịch và báo
cáo kết quả đều được thực hiện trên Chuyên mục Ngày Chủ nhật xanh).
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố
Huế và mỗi xã, phường, thị trấn phải cử cán bộ theo dõi, giám sát, tổng hợp và
đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển
khai Đề án về Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời tham mưu, giải quyết. Định
kỳ 06 tháng 01 lần; 06 tháng đầu năm 2024 tổng hợp báo cáo, ngày 15/6/2024 (theo
Phụ lục 3 Báo cáo 06 tháng đính kèm).
- Tổ chức theo dõi các điểm
nóng về đổ thải không đảm bảo vệ sinh môi trường (nghiên cứu lắp đặt hệ thống
camera giám sát tại các vị trí thuận lợi để thường xuyên theo dõi) đặc biệt việc
xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước
chuyên dùng, tiến hành xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm, công bố rộng rãi
để tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chủ động xây dựng, triển khai
tổ chức các kế hoạch vớt bèo Lục bình, Mai dương nhằm ngăn chặn ban đầu, tránh
tình trạng phát triển trên diện rộng. Cần lưu ý đưa công tác diệt trừ các loài
ngoại lai xâm hại vào trong kế hoạch thực hiện phong trào Chủ nhật xanh, đặc biệt
là bèo Lục Bình, cây Mai dương,...
- Khuyến khích người dân tại
các trục đường lớn tham gia gắn camera an ninh, chiếu sáng đô thị bằng các hình
thức khác nhau để góp phần làm đẹp đô thị, góp phần ổn định trật tự trị an.
- UBND cấp huyện, thị xã và
thành phố Huế tổ chức triển khai đồng bộ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn trên địa bàn quản lý theo Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày
07/3/2023 của UBND tỉnh về việc quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện
các nhiệm vụ về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Chủ trì xây dựng kế
hoạch, đề án, phương án, dự toán kinh phí triển khai phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại địa phương mình quản lý định kỳ hàng năm; UBND thành phố Huế tiếp
tục tổ chức và triển khai nhân rộng phương thức hỗ trợ các hộ dân trong quá
trình phân loại rác tại các phường như hỗ trợ bao bì (tự phân hủy) đựng rác,
thiết bị thu gom, phân loại,...
- Triển khai nội dung thực hiện
nếp sống văn hoá, văn minh trong cộng đồng đến xã, phường, thị trấn; đến tận
làng, bản, thôn, xóm, tổ dân phố và cộng đồng dân cư.
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố Huế xây dựng kế hoạch cụ thể để phát động phong trào phát quang, khơi thông
dòng chảy, làm sạch sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng
trên địa bàn. Chỉ đạo chính quyền các cấp cơ sở tuyên truyền, vận động người
dân không xả rác, hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch,
suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; phối hợp cùng chính quyền địa phương và các
cơ quan, đoàn thể tham gia phong trào phát quang, khơi thông dòng chảy, làm sạch
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng tại khu vực mình sinh
sống.
- UBND các huyện, thị xã và
thành phố Huế chỉ đạo UBND cấp xã tích cực hưởng ứng phong trào “Đường tàu -
Đường hoa”, tăng cường trồng hoa, cây xanh, thảm cỏ 02 bên tuyến đường sắt
trên địa bàn đối với các địa phương có hệ thống giao thông đường sắt bắc nam đi
qua.
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố chỉ đạo Ban Quản lý các chợ trên địa bàn thực hiện việc vệ sinh toàn bộ chợ
01 tuần/01 lần; đối với các chợ gần các khu vực sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ
và mặt nước chuyên dùng chỉ đạo Ban Quản lý các chợ vận động các tiểu thương
phát động phong trào và ký cam kết không xả rác, nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng, đặc biệt các chợ lớn
trên địa bàn thành phố Huế.
- Tổ chức triển khai, thực hiện
xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trên địa
bàn theo quy định.
- Triển khai các nội dung Chủ
nhật xanh theo mô hình đặc trưng vùng, vị trí đặc thù của các địa phương, đơn vị.
- Xây dựng, ban hành kế hoạch tổ
chức triển khai Chủ nhật xanh hằng năm cụ thể và gửi về Sở Tài nguyên và Môi
trường tổng hợp, theo dõi, kiểm tra và giám sát. Đảm bảo theo chỉ đạo tại Thông
báo số 140/TB-UBND ngày 06/4/2023 của UBND tỉnh, cụ thể : (i) Kế hoạch xây dựng
ở mỗi địa phương có chương trình riêng, chủ đề riêng theo hàng tháng nhằm phát
huy thực hiện phong trào Chủ nhật xanh đến các tổ dân phố; (ii) Phong trào Ngày
Chủ nhật xanh đề nghị phải lồng ghép trong chương trình xây dựng Nông thôn mới,
Đô thị văn minh chương trình trồng 1 tỷ cây xanh “Vì một Việt Nam xanh”; (iii)
Báo cáo định kỳ hoạt động Chủ nhật xanh tại địa phương theo định kỳ hằng tháng
gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp. Và theo chỉ đạo tại Thông báo số
328/TB-UBND ngày 12/9/2023 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải
Minh tại cuộc họp nghe báo cáo tổ chức, triển khai thực hiện Đề án ngày Chủ nhật
xanh gắn với việc quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông.
+ Đối với Kế hoạch năm
2024 xây dựng và gửi trước 29/02/2024 (theo Phụ lục 4 Kế hoạch năm).
- UBND cấp huyện tổ chức báo
cáo đúng hạn kết quả triển khai phong trào Chủ nhật xanh trên địa bàn về Sở Tài
nguyên và Môi trường đúng quy định theo Bộ tiêu chí Xanh Sạch Sáng. Báo cáo đảm
bảo đúng hạn, đính kèm biên bản cuộc họp của các phòng ban, tổ chức đoàn thể,
hình ảnh minh chứng,… để có cơ sở tổng hợp, rà soát, kiểm tra; đảm bảo đủ thời
gian để tham mưu, đảm bảo tính chính xác, thực tế, tránh hình thức để trình
UBND tỉnh ban hành Quyết định công nhận kết quả thực hiện tốt của các xã, phường,
thị trấn. Báo cáo kết quả đạt được trước 29/02/2025 (năm 2024) (theo
Phụ lục 5 Kết quả năm đính kèm).
- UBND cấp huyện chủ động
bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách cấp huyện để thực hiện các nhiệm vụ nêu
tại Kế hoạch.
2. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Là cơ quan thường trực, phối
hợp với các huyện, thị xã, thành phố Huế, các đơn vị có liên quan tổ chức và thực
hiện kế hoạch này; đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai, thực hiện của các
đơn vị tham gia và báo cáo kết quả năm 2024 với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trước
25/01/2025.
- Chủ trì rà soát lại Bộ tiêu
chí, cách thức chấm điểm, hồ sơ kèm theo để trong rà soát, đánh giá tổng hợp chấm
điểm Bộ tiêu chí Xanh Sạch Sáng cấp phường, xã và thị trấn nhằm hướng công tác
đánh giá đúng với thực tế, tránh kiểu hình thức. Nghiên cứu tham mưu điều chỉnh
Bộ tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế và các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Sở Nội vụ tổ chức
công bố, khen thưởng rộng rãi để tạo ra phong trào thi đua giữa các địa phương.
- Cung cấp thông tin, tài liệu
tuyên truyền về các nội dung liên quan về Cuộc vận động cho các cơ quan truyền
thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan.
- Phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức đoàn thể,… thực hiện các hoạt động hưởng cuộc vận động và
tổ chức Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày Thứ
bảy tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh, Ngày không sử dụng túi ni lông, triển lãm
tranh về môi trường,...; ra quân chỉnh trang đô thị, làm vệ sinh môi trường, thu
gom xử lý rác thải, chất thải; giải quyết những vấn đề trật tự đô thị, môi trường
bức xúc, tồn đọng trên các địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở sản
xuất, kinh doanh; ,... để hưởng ứng Cuộc vận động.
- Phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức đoàn thể phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả nước
thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng đến
từng xã, phường, thị trấn và người dân; tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi
thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt
nước chuyên dùng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ
chức công tác theo dõi, kiểm tra giám sát các hoạt động Ngày Chủ nhật xanh “Hãy
hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” tại các địa phương; Kiểm
tra các khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng đổ thải không đảm bảo vệ sinh
môi trường, đặc biệt đối với các trường hợp xả rác, nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng, chuyển cho các địa
phương xử lý trong thời gian nhất định. Xem kết quả kiểm tra, xử lý của các địa
phương là một tiêu chí để tổng hợp đánh giá, chấm điểm, xếp loại các địa phương
trong thực hiện phong trào.
- Chủ trì, theo dõi, hướng dẫn,
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác trục vớt, xử lý bèo
Lục bình định kỳ, thường xuyên tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; tổng hợp,
báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hàng quý.
- Tham mưu UBND tỉnh công nhận
các xã, phường và thị trấn thực hiện tốt phong trào Chủ nhật xanh theo quy định
của Bộ tiêu chí Xanh Sạch Sáng cấp phường, xã và thị trấn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ
quan, địa phương triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định tại Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày
07/3/2023 của UBND tỉnh về việc quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế; Hướng dẫn, kiểm tra công tác triển khai thực hiện của các
đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn tỉnh trong việc quản lý, thu gom và
vận chuyển rác thải.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 26/6/2021 của
UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Hưởng ứng trồng một tỷ cây xanh giai đoạn
2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Sở Nội vụ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
- Hằng năm tùy vào điều kiện thực
tế của Tỉnh để tham mưu các hoạt động lớn, có ý nghĩa nhằm duy trì phong trào
đi vào thực tiễn và ngày càng lớn mạnh.
3. Đối với
các sở, ban, ngành và đoàn thể cấp tỉnh:
- Lập Chuyên mục Ngày Chủ nhật
xanh trên trang thông tin điện tử của mỗi đơn vị để cập nhật Kế hoạch triển
khai hoạt động định kỳ hằng tuần và báo cáo kết quả bằng hình ảnh, video minh
chứng cụ thể (minh chứng phải thể hiện thông tin định vị: vị trí, ngày giờ,…);
thể hiện hình ảnh trước và kết quả sau khi triển khai,…(số lượng không quá
05 ảnh, 01 video). Nội dung này đã được cụ thể hoá tại Chuyên mục Chủ nhật
xanh trên ứng dụng Hue-S.
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng Chuyên mục Ngày Chủ nhật xanh trên trang thông tin điện tử
của mỗi đơn vị; thường xuyên đăng tải tin, bài liên quan đến hoạt động triển
khai Chủ nhật xanh của đơn vị, của tỉnh lên chuyên mục.
- Phối hợp với các đơn vị liên
quan phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng đến từng xã, phường,
thị trấn và người dân; tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy,
phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng
trên địa bàn toàn tỉnh.
- Ban hành Kế hoạch năm 2024 trước
ngày 29/02/2024 và Báo cáo kết quả thực hiện trước ngày
15/01/2025 gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, phối hợp kiểm
tra giám sát, báo cáo.
- Phối hợp với Sở Tài chính xây
dựng dự toán triển khai công tác Chủ nhật xanh năm 2024 từ nguồn dự toán ngân
sách năm 2024 của đơn vị.
- Sở Tài chính trên cơ sở nhu cầu
kinh phí của các đơn vị cấp tỉnh và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham
mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán năm 2024 để thực hiện các nhiệm vụ
nêu tại Kế hoạch theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ
trì lồng ghép triển khai các nội dung của Đề án phù hợp với tiến trình xây dựng
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; Phối hợp Sở Tài
nguyên và Môi trường nghiên cứu phương thức thu gom xử lý rác tái chế.
3.3. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các sở, ban ngành liên quan tổ chức các hoạt
động truyền thông hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối
hợp với Trung tâm Công viên cây xanh có kế hoạch trồng, chăm sóc cây xanh, bồn
hoa thảm cỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành, đặc biệt vào các dịp lễ
lớn của tỉnh, các sự kiện môi trường diễn ra trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Văn phòng Điều phối
nông thôn mới lồng ghép, xem xét tiêu chí triển khai Ngày Chủ nhật xanh (trong
tiêu chí môi trường) của các cấp địa phương trong việc xem xét hồ sơ, công nhận,
công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
phối hợp, hỗ trợ các địa phương, đơn vị tổ chức trồng và chăm sóc cây xanh ở
khu dân cư không thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm xanh hóa đô thị và nâng tỷ
lệ phủ xanh.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị
có liên quan tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số
05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử
lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đến từng hộ nông dân trên địa bàn
tỉnh; Các văn bản pháp lý liên quan hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao
bì hoá chất trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động chăn nuôi,…
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế
tuần hoàn trong nông nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng cường
việc tái chế các chất thải, phế phụ phẩm để làm nguyên liệu đầu vào trong quá
trình sản xuất, chế biến nông lâm ngư nghiệp.
- Chủ trì, lồng ghép triển khai
các nội dung của Đề án Ngày Chủ nhật xanh cùng với việc thực hiện Quyết định số
1566/QĐ-UBND ngày 26/6/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Hưởng ứng trồng
một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế một cách có hiệu quả; lồng ghép kêu gọi thực hiện phong trào “Mai
vàng trước ngõ với mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của
Việt Nam, tạo điểm nhấn về cảnh quan sinh thái nhân văn truyền thống của vùng đất
Cố đô.
- Chủ trì theo dõi, chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác trục vớt bèo lục bình,
phát quang, khơi thông dòng chảy ở khu vực đầu mối các công trình thủy lợi,
trên hệ thống kinh mương thủy lợi trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp.
- Phối hợp với các đơn vị có
liên quan trong việc triển khai nhiệm vụ diệt trừ bèo lục bình và các loài ngoại
lai xâm hại như cây mai dương,... trên địa bàn tỉnh.
3.4. Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào
tạo các huyện, thị xã, thành phố Huế và các trường học trực thuộc có kế hoạch cụ
thể huy động cán bộ, nhân viên, học sinh thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh các
tháng cuối năm 2023 và năm 2024; phối hợp với các địa phương tham gia các đợt
ra quân vệ sinh môi trường tại khu dân cư vào sáng Chủ nhật hàng tuần.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục
ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường,
xả rác bừa bãi, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung và đặc biệt không xả rác,
nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên
dùng gây ô nhiễm nguồn nước đến tất cả các cấp học, cụ thể như các cháu mầm
non, thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt ngoại
khóa, sinh hoạt ngoài giờ, câu chuyện dưới cờ, lồng ghép vào nội dung môn học,“Tuần
sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”, sinh hoạt chi đoàn, chi hội,...
đồng thời phát động thi đua trong phạm vi đơn vị.
- Chỉ đạo các đơn vị trường học
đăng ký đảm nhận thực hiện mô hình “Bốn hoa bốn mùa” trong khuôn viên
trường học, đảm nhận tuyến đường Xanh- Sạch - Đẹp trên địa bàn đơn vị có trường
học.
- Chủ động phối hợp với các địa
phương để đảm nhận một số khu vực cụ thể trên địa bàn đơn vị có trường học để
tham gia hoạt động ra quân vệ sinh môi trường vào các ngày Chủ nhật hàng tuần.
- Xây dựng nội dung giảng dạy về
phân loại rác tại nguồn trên địa bàn tỉnh vào chương trình giáo dục trong trường
học.
- Tổ chức triển khai mạnh mẽ
phong trào kế hoạch nhỏ, mô hình “Ngôi nhà xanh” trong trường học, khuyến khích
học sinh hàng ngày đưa các loại chất thải tái chế, tái sử dụng thường xuyên
phát sinh trong gia đình (chai nhựa, vỏ lon, giấy,…) đến để vào “Ngôi nhà
xanh”.
3.5. Sở Y
tế
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị
có liên quan tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư số 20/2021/TT-BYT
ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế trong khuôn viên các cơ sở
y tế trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị
có liên quan chỉ đạo các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện
nghiêm túc việc phân loại và chuyển giao rác thải y tế cho đơn vị đầy đủ chức
năng vận chuyển, xử lý theo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường chỉ đạo, chủ động
phối hợp với các địa phương để triển khai hoạt động ra quân vệ sinh môi trường,
phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng.
3.6. Sở
Xây dựng
- Phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường trong công tác nạo
vét cống rãnh, khơi thông dòng chảy, thu gom rác và dọn dẹp vệ sinh; yêu cầu
các chủ đầu tư, đơn vị thi công phải có các biện pháp đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu
bụi tại các điểm đang thực hiện thi công công trình.
- Chủ trì, phối hợp các huyện,
thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan phổ biến các quy định liên quan đến
quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý và vận hành hệ thống
chiếu sáng mặt ngoài công trình tại đô thị theo thẩm quyền và quy định của pháp
luật.
- Có văn bản rà soát, hướng dẫn
các địa phương về quy hoạch, bố trí vị trí tập kết rác thải xây dựng.
3.7. Sở
Giao thông vận tải
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc,
các đơn vị vận tải, đơn vị quản lý bến xe, bến thuyền tuyệt đối đảm bảo vệ sinh
môi trường tại các bến xe, nhà ga, bến thuyền, khu cảng. Yêu cầu các đơn vị
kinh doanh vận tải phải thực hiện việc chuyên chở đúng tải trọng và các yêu cầu
khác để giảm thiểu bụi; Yêu cầu các đơn vị quản lý bến thuyền, khu cảng phát động
phong trào không xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối,
hồ và mặt nước chuyên dùng, tổ chức làm vệ sinh tại các khu vực bến tàu neo đậu.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
thực hiện Ngày Chủ nhật xanh tại các điểm, khu vực ô nhiễm môi trường do hoạt động
vận tải.
- Chủ trì phát động, phối hợp
các địa phương có hệ thống giao thông đường sắt bắc nam đi qua, tích cực hưởng ứng
phong trào “Đường tàu - Đường hoa”, tăng cường trồng hoa, cây xanh, thảm
cỏ nhằm tạo không gian đặc trưng, ấn tượng 02 bên tuyến đường sắt thuộc địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.8. Sở
Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị kinh doanh, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh
nghiêm túc thực hiện đúng theo Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT
ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo
vệ và phát huy giá trị di tích.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý
lưu trú, lữ hành, các đơn vị tổ chức lễ hội, đơn vị quản lý các khu di tích thực
hiện các quy định bảo vệ môi trường, phát động phong trào không xả rác, nước thải
trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng, xây dựng
nội dung, hình thức tuyên truyền có hiệu quả Ngày Chủ nhật xanh đối với ngành
du lịch trên địa bàn toàn tỉnh (ví dụ tại các đơn vị lưu trú phát động truyền
thông đến khách các câu khẩu hiệu như “Nhặt một cọng rác, bạn đã làm cho Huế
sạch hơn”).
- Chỉ đạo các đơn vị tham gia
các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng quy định theo
điều 66 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Phối hợp với Công ty Cổ phần
Môi trường và Công trình Đô thị Huế và các đơn vị liên quan tổ chức làm sạch vệ
sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch và đảm bảo môi trường, trật tự trị an
tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; lưu ý, phối hợp với Công ty Cổ
phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông,
ngòi, kênh, rạch, suối, hồ xung quanh các địa điểm du lịch, đặc biệt khu vực
Kinh thành, Đại Nội Huế.
- Phối hợp với Trung tâm Công
viên cây xanh và các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng vườn hoa, bồn hoa, đường
hoa tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thực hiện tuyên truyền không
rải vàng mã, đèn hoa đăng làm từ các vật liệu khó phân hủy (kim loại, xốp,…).
3.9. Sở
Văn hóa và Thể thao
- Chỉ đạo các đơn vị tham gia
các hoạt động liên quan lĩnh vực văn hoá, thể thao thực hiện đúng quy định theo
điều 66 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thị
xã, thành phố Huế triển khai thực hiện Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để
Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” năm 2024.
- Phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức đoàn thể phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả nước
thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng đến
từng xã, phường, thị trấn và người dân; tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi
thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt
nước chuyên dùng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức giám sát đột xuất việc
thực hiện phong trào này đối với các sở, ban ngành, đơn vị (tổ chức vệ sinh môi
trường tại cơ quan lúc 16g30 ngày thứ sáu hàng tuần) làm cơ sở để đánh giá Cơ
quan văn hóa hàng năm; việc tham gia có hiệu quả phong trào này là cơ sở để
đánh giá các danh hiệu văn hóa ở các địa phương.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn
các địa phương triển khai, tổ chức thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh trong cộng
đồng.
3.10. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì thực hiện công tác
truyền thông, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng nội dung các hoạt
động thuộc Đề án Ngày Chủ nhật xanh và Kế hoạch triển khai Ngày Chủ nhật xanh;
Kế hoạch tổ chức, triển khai các Chỉ thị số
24-CT/TU và Chỉ thị số 07-CT/TU
của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc mở cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên
Huế Sáng - Xanh - Sạch, không rác thải; Chỉ thị số 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân,
quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương trước năm 2025.
- Chủ trì tổ chức các chương
trình, sự kiện tuyên truyền sâu rộng, ấn tượng về các hoạt động trên địa bàn tỉnh,
vận động người dân tiếp tục thực hiện tốt phong trào Ngày Chủ nhật xanh; “60
phút sạch nhà, đẹp ngõ”; “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế
Sáng - Xanh - Sạch, không rác thải”.
- Hàng năm, tổng hợp tỷ lệ xử
lý các thông tin phản ánh hiện trường trong lĩnh vực môi trường, trật tự đô thị
của các địa phương để bổ sung cơ sở đánh giá việc thực hiện phong trào Chủ nhật
xanh (bao gồm các thông tin tỷ lệ xử lý, đúng hạn, quá hạn, chưa xử lý).
- Chỉ đạo Trung tâm Giám sát,
điều hành đô thị thông minh phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
(WWF) truyền thông các nội dung liên quan đến việc phân loại rác tại nguồn, các
chương trình, sự kiện do WWF phát động.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền trên các kênh Hue-S, Fanpage Trung tâm IOC, các trang thông tin điện tử
và các chuyên trang tuyên truyền, hệ thống thông tin nguồn về hiệu quả của dịch
vụ phản ánh hiện trường, các sự kiện, hoạt động góp phần bảo vệ môi trường, chỉnh
trang đô thị được tổ chức trên địa bàn tỉnh, phát động phong trào không xả rác,
hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước
chuyên dùng đến từng xã, phường, thị trấn và người dân; tổ chức hoạt động dọn dẹp
vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối,
hồ và mặt nước chuyên dùng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tiếp tục duy trì mạng lưới
Ngày Chủ nhật xanh trên ứng dụng Hue-S, nghiên cứu, xây dựng và phát triển các
chức năng ứng dụng công nghệ trong phân loại rác tại nguồn, bảo vệ môi trường,
chỉnh trang đô thị tích hợp lên ứng dụng Hue-S để phục vụ người dân, khách du lịch.
Phối hợp với các đơn vị liên quan phát động tổ chức cuộc thi ảnh thông qua các
phong trào Ngày Chủ nhật xanh được cập nhật trên Hue-S.
- Hoàn thiện, tập huấn, hướng dẫn
ứng dụng Chuyên mục Chủ nhật xanh tích hợp trên Hue-S phục vụ công tác theo
dõi, giám sát, tổng hợp tham mưu đề xuất khen thưởng các hoạt động Chủ nhật
xanh của các cơ quan, đơn vị; cũng như truyền thông các mô hình hiệu quả hưởng ứng
phong trào Chủ nhật xanh. Và các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm về vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, chuyên mục báo
cáo kết quả hoạt động phong trào Chủ nhật xanh của các đơn vị,… theo ý kiến chỉ
đạo của UBND tỉnh.
3.11. Sở
Công thương
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài
nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
Huế tăng cường đẩy mạnh khuyến khích và vận động các siêu thị, khách sạn, chợ,
trung tâm thương mại, cửa hàng bán thức ăn nhanh,...quyết tâm thay đổi sử dụng
các sản phẩm dễ phân hủy thay thế túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng 01 lần; hạn
chế tối đa đến mức thấp nhất có thể việc phát thải rác thải nhựa.
- Chủ trì, phối hợp UBND các
huyện, thị xã, thành phố Huế tuyên truyền vận động các tiểu thương đang kinh
doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh phát động phong trào không xả rác, nước thải
trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; tổ chức
hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông,
ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng tại các khu vực chợ đang
kinh doanh.
- Chủ trì phối hợp Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban
ngành liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Giờ Trái đất.
- Chủ trì rà soát, chỉ đạo việc
thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần; theo dõi, giám
sát và đôn đốc việc thực hiện tại các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương
mại,… trên địa bàn toàn tỉnh theo Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/02/2019 của
UBND tỉnh về việc thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm
nhựa sử dụng 01 lần” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Chỉ thị số 09/CT-UBND
ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý
và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 359/KH-UBND ngày
19/11/2021 của UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai đến chợ, siêu thị, trung
tâm thương mại không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 01 lần; đến năm 2025 cùng với cả
nước không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 01 lần.
3.12.
Công an tỉnh
- Chủ trì công tác trinh sát, xử
lý các trường hợp đổ thải không đúng quy định, vận chuyển chất thải rắn, vận
chuyển nguyên vật liệu gây mất cảnh quan môi trường,... trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục
pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường cho nhân dân, nâng cao ý thức
phòng ngừa đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh môi trường.
- Xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh gắn với chỉnh trang đô thị các tháng cuối
năm 2023 và năm 2024 trong toàn lực lượng cán bộ, chiến sỹ của ngành.
- Hàng tuần phối hợp với các địa
phương, đơn vị tổ chức ra quân triển khai thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật
xanh và phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng đến từng xã, phường,
thị trấn và người dân; tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy,
phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng
trên địa bàn toàn tỉnh.
3.13. Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh năm 2024 trong toàn lực lượng cán bộ, chiến
sỹ của ngành.
- Hàng tuần phối hợp với các địa
phương, đơn vị tổ chức ra quân triển khai thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật
xanh và phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng đến từng khu vực theo
dõi, quản lý; tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát
quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng trên
địa bàn toàn tỉnh.
3.14. Bộ
Đội Biên phòng tỉnh
- Xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh năm 2024 trong toàn lực lượng cán bộ, chiến
sỹ của ngành.
- Hàng tuần phối hợp với các địa
phương, đơn vị tổ chức ra quân triển khai thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật
xanh và phát động phong trào không xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông,
ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng đến từng khu vực theo dõi,
quản lý; tổ chức hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và
nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng tại các khu vực
theo dõi, quản lý.
3.15. Đại
học Huế
- Chỉ đạo các trường Đại học
thành viên và các Khoa trực thuộc có kế hoạch cụ thể huy động cán bộ, nhân viên,
học sinh, sinh viên thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh các tháng cuối năm 2023
và năm 2024; phối hợp với các địa phương tham gia các đợt ra quân vệ sinh môi
trường tại khu dân cư vào sáng Chủ nhật hàng tuần và phát động phong trào không
xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước
chuyên dùng đến từng xã, phường, thị trấn và người dân; tổ chức hoạt động dọn dẹp
vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối,
hồ và mặt nước chuyên dùng tại khu vực gần trường học, ký túc xá.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục
ý thức về bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, không vứt rác ra đường,
xả rác bừa bãi; không xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch,
suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho học
sinh, sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ, lồng
ghép vào nội dung môn học “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”,
sinh hoạt chi đoàn, chi hội, hội,... đồng thời phát động thi đua trong phạm vi
các trường Đại học thành viên và các Khoa trực thuộc.
- Chỉ đạo các trường thành viên
và các đơn vị trực thuộc đăng ký đảm nhận thực hiện mô hình “Bồn hoa bốn
mùa” trong khuôn viên trường học, đảm nhận tuyến đường Xanh - Sạch - Đẹp
trên địa bàn đơn vị có trường thành viên, đơn vị trực thuộc.
- Bố trí lực lượng tham gia các
chương trình chủ nhật xanh do các địa phương, các cơ quan, tổ chức chính trị -
xã hội tổ chức khi có đề nghị.
3.16.
Ban Quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
- Xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh các tháng cuối năm 2023 và năm 2024.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
khu kinh tế, công nghiệp nghiêm túc thực hiện các nội dung theo đúng quy định của
Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn
vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
khu kinh tế, công nghiệp nghiêm túc thực hiện việc không xả rác, nước thải trực
tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; tổ chức hoạt
động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi,
kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng tại các khu vực theo dõi, quản lý.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
rà soát hoạt động thu gom rác thải, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
trên địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp, đặc biệt lưu ý kiểm tra giám sát chặt
chẽ việc xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và
mặt nước chuyên dùng; giám sát việc thu gom và vận chuyển của các đơn vị thực
hiện thu gom, vận chuyển rác thải, chất thải rắn trên địa bàn khu kinh tế, khu
công nghiệp.
- Khuyến khích các chủ đầu tư hạ
tầng KCN, CCN, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư công tác thu gom, phân loại,
vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn thông thường theo hướng
giảm ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiết kiệm tài nguyên đất
và hưởng ứng, phát động phong trào không xả rác, nước thải trực tiếp xuống
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; tổ chức hoạt động dọn
dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch,
suối, hồ và mặt nước chuyên dùng tại các khu vực theo dõi, quản lý
- Chủ trì tổ chức tuyên truyền,
phổ biến pháp luật đến các doanh nghiệp về quản lý chất thải rắn trên địa bàn
khu kinh tế, khu công nghiệp và không xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông,
ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa
bàn theo đúng quy định.
3.17.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế:
- Xây dựng Kế hoạch năm 2024 và
huy động lực lượng, tổ chức chương trình phát động Ngày Chủ nhật xanh định kỳ hằng
tháng tại các địa điểm được giao theo dõi, quản lý.
- Chủ trì bố trí bảng hướng dẫn,
hệ thống thu gom, phân loại rác thải tại các điểm di tích thuộc hệ thống quản
lý của Trung tâm; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch tham quan thực
hiện công tác phân loại rác tại nguồn, hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm
nhựa một lần.
- Chủ trì, phối hợp Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể
phát động phong trào không xả rác, nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh,
rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; tổ chức làm sạch vệ sinh môi trường và
dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh,
rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng quanh các khu vực được giao theo dõi, quản
lý (đặc biệt hệ thống sông, ngòi bao quanh Kinh thành Đại Nội Huế).
4. Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh khác
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh khác phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường, chính quyền các cấp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng
trong công tác bảo vệ môi trường, quản lý rác thải sinh hoạt; vận động người
dân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, đổ rác đúng giờ,
đúng nơi quy định; lồng ghép nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, họp tổ dân phố; phát động phong trào không
xả rác, hạn chế xả nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ
và mặt nước chuyên dùng đến từng xã, phường, thị trấn và người dân; khuyến
khích tổ chức các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang
và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng trên địa
bàn toàn tỉnh.
- Lồng ghép triển khai thực hiện
Cuộc vận động trong hệ thống tổ chức của mình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trong các tổ chức thành
viên và đoàn viên, hội viên của các đoàn thể. Thông qua các phong trào thi đua,
tổ chức cho quần chúng ra quân thực hiện các nhiệm vụ tại cộng đồng nhằm nâng
cao hiệu quả của việc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế Sáng - Xanh - Sạch,
không rác thải.
5. Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Chủ trì về lực lượng nòng cốt
tham gia thực hiện cũng như công tác xác định địa điểm, kiểm tra, giám sát và
đánh giá, nhận xét về kết quả thực hiện của các cấp cơ sở đoàn đóng tại địa
phương, đơn vị; nhằm đảm bảo có hiệu quả trong việc triển khai phong trào Ngày
Chủ nhật xanh.
- Chủ trì, phối hợp với UBND
các huyện, thị xã, thành phố Huế, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức
đoàn thể huy động lực lượng, tổ chức chương trình phát động Ngày Chủ nhật xanh
quy mô lớn định kỳ hằng tháng và phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả
nước thải trực tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên
dùng đến từng xã, phường, thị trấn và người dân; tổ chức các hoạt động dọn dẹp
vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi, kênh, rạch, suối,
hồ và mặt nước chuyên dùng trên địa bàn toàn tỉnh
- Tuyên truyền ý nghĩa của “Cuộc
vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế xanh - sạch - sáng, không rác thải” đến
các cơ sở Đoàn, từng đoàn viên, thanh niên để tham gia hưởng ứng Cuộc vận động.
- Hằng năm, chỉ đạo các cơ sở
Đoàn phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; UBND các phường, xã,
thị trấn cùng các cấp tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực hưởng ứng cuộc vận
động.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, các sở ban ngành liên quan và các huyện, thị
xã, thành phố Huế tổ chức tổng kết, đánh giá, công bố, khen thưởng rộng rãi kết
quả thực hiện tốt của các xã, phường, thị trấn đã được công nhận để tạo ra
phong trào thi đua trong việc thực hiện phong trào Chủ nhật xanh giữa các địa
phương vào tháng 02/2024.
6. Hiệp hội
Doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội Du lịch; Hiệp hội Khách sạn; Các doanh nghiệp, khối
Ngân hàng thương mại cổ phần, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức, triển khai các hoạt
động cụ thể, thiết thực hưởng ứng “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên
Huế Xanh - Sạch - Sáng, không rác thải”; “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn”; ra quân làm vệ sinh toàn khu vực trong và ngoài đơn vị mình hàng tuần;
trồng cây xanh khu đất trống, khuôn viên đơn vị; xây dựng và vận hành hệ thống
xử lý chất thải đúng quy định, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Khuyến khích phối hợp với các
địa phương, các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức hỗ trợ hoạt động
phong trào Chủ nhật xanh, vớt bèo, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống camera giám
sát và hưởng ứng phát động phong trào không xả rác, hạn chế xả nước thải trực
tiếp xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; tổ chức
các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét
sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước tại các khu vực theo dõi, quản lý.
7. Các tổ
chức, cá nhân và hộ gia đình
- Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ
sinh nơi công cộng; phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đổ rác, đổ chất
thải đúng thời gian và đúng nơi quy định; không để rác sinh hoạt trên hè phố,
lòng đường; tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường
làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền và các đoàn thể tại địa phương phát
động; hưởng ứng, tham gia phong trào không xả rác, hạn chế xả nước thải trực tiếp
xuống sông, ngòi, kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước chuyên dùng; tổ chức các hoạt
động dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, phát quang và nạo vét sông, ngòi,
kênh, rạch, suối, hồ và mặt nước tại khu vực sinh sống.
- Các đơn vị, cơ quan, tổ chức
thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có
trách nhiệm giữ gìn, bảo đảm vệ sinh môi trường trên địa bàn được giao; tham
gia các hoạt động hưởng ứng “Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế
Sáng - Xanh - Sạch, không rác thải”, “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”
do chính quyền và các tổ chức, đoàn thể tại địa phương phát động.
IV. TỔNG KẾT
VÀ BÁO CÁO:
Căn cứ kế hoạch này, các sở,
ban ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cơ quan, đơn vị, tổ chức
chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể tổ chức Ngày Chủ nhật
xanh - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh năm
2024, trong đó yêu cầu các đơn vị có kế hoạch đăng ký thực hiện chương trình
trong năm 2024 và dự kiến lịch ra quân cụ thể. Kế hoạch triển khai Đề án
của các đơn vị gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh tỉnh trước ngày 29/02/2024 để tổng hợp, theo dõi, giám sát thực
hiện và báo cáo UBND tỉnh.
Định kỳ trước ngày 05 hằng
tháng, báo cáo kết quả triển khai của tháng theo chỉ đạo tại Thông báo
kết luận số 140/TB-UBND ngày 06/4/2023.
Trước ngày 25/02/2024;
15/6/2024 và 15/01/2025, các sở, ban ngành, UBND các huyện,
thị xã và thành phố Huế, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội gửi
báo cáo năm 2023 (31/01/2024); báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 (15/6/2024)
và báo cáo năm 2024 (15/01/2025) kết quả triển khai thực hiện bằng văn bản gửi
về Sở Tài nguyên và Môi trường và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh để
tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo UBND tỉnh.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
- Kinh phí tổ chức, triển khai
thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm
Xanh - Sạch - Sáng” năm 2024 tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị,
địa phương.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu
các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các tổ chức, đoàn
thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hiệp hội Du lịch;
Hiệp hội Khách sạn; Các doanh nghiệp, khối Ngân hàng thương mại cổ phần, cơ sở
sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ động và phối hợp tổ chức thực hiện để
triển khai các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn;
- UBND các huyện, thị, thành phố Huế;
- Công ty CP Môi trường và CTĐT Huế;
- Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế;
- Hiệp hội Du lịch;
- Hiệp hội Khách sạn;
- Hiệp hội Doanh nghiệp;
- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
- Hội Doanh nghiệp trẻ;
- VP: CVP, các PCVP;
- Lưu VT, CT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Hải Minh
|
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ THEO DÕI PHONG TRÀO CHỦ NHẬT
XANH
(Đính kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Stt
|
Họ và tên
|
Chức vụ, Đơn vị công tác
|
Số điện thoại di động-Zalo
|
Cấp huyện
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
Cấp xã/phường/thị trấn
|
Xã…….
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
Xã……..
|
1
|
|
|
|
2
|
|
|
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
1.
Đăng ký lịch ra quân hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh của huyện/thị xã/thành
phố Huế……….
(Tuần….
tháng ….. năm 202.. )
(Đính
kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Stt
|
Hoạt động
(Vệ sinh môi trường/Vớt bèo/…)
|
Địa điểm
|
Thời gian
|
Số lượng huy động
|
Thành phần
|
Dự kiến kết quả đạt được*
|
Xã/phường/thị trấn ra
quân cấp huyện *
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn ra
quân hưởng ứng
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
* Tuần thứ 4 của mỗi
tháng đề nghị địa phương cấp huyện đăng ký lịch Phát động Ngày Chủ nhật xanh
quy mô lớn của tháng tiếp theo (và sẽ triển khai vào Chủ nhật của tuần đầu tiên
mỗi tháng).
* Kết quả dự kiến đạt được cụ
thể như: (i) Tổng lượng rác được thu gom, xử lý; (ii) Tổng chiều dài, diện tích
các khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc
ha); (iii) Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha…);
(iv)Số lượng; Tỷ lệ rác được phân loại tại nguồn;….
2.
Kết quả ra quân hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh của huyện/thị xã/thành phố
Huế……….
(Tuần….
tháng ….. năm 202..)
(Đính
kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Stt
|
Hoạt động
(Vệ sinh môi trường/Vớt bèo/…)
|
Địa điểm
|
Thời gian
|
Số lượng huy động
|
Thành phần
|
Kết quả đạt được*
|
Xã/phường/thị trấn ra
quân cấp huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn ra
quân hưởng ứng
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
* Kết quả đạt được cụ thể
như: (i) Tổng lượng rác được thu gom, xử lý; (ii) Tổng chiều dài, diện tích các
khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc
ha); (iii) Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc
ha…);(iv) Số lượng; Tỷ lệ rác được phân loại tại nguồn;….
PHỤ LỤC 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO CHỦ NHẬT XANH CỦA
HUYỆN/THỊ XÃ/THÀNH PHỐ HUẾ………. (06 THÁNG ĐẦU NĂM 202…)
(Đính kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
ĐƠN VỊ……………………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /……………
V/v báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phong trào Chủ nhật xanh …….
|
Thừa Thiên Huế,
ngày tháng năm 202…
|
Kính gửi:
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.
|
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Tên người liên hệ:
Email:
Điện thoại:
Các nội dung chính của báo
cáo:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
quán triệt, triển khai thực hiện: Nêu rõ các Văn bản chỉ đạo của địa phương
trên địa bàn/đơn vị triển khai phong trào Chủ nhật xanh trong 06 tháng đầu năm
2024.
2. Kết quả tổ chức thực hiện
đạt được trong Quý (một số nội dung chính cần báo cáo)
- Công tác xây dựng và duy trì
các mô hình, tuyến đường hoa,…
- Số các hoạt động diễn ra trên
địa bàn;
- Số người tham gia;
- Tổng lượng rác được thu gom,
xử lý (tính theo m3 hoặc tấn);
- Tổng lượng bèo lục bình được
trục vớt hoặc các loài ngoại lai xâm hại (mai dương, ốc bưu vàng, rùa tai đỏ,…)
được xử lý;
- Tổng chiều dài, diện tích các
khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (số km
hoặc ha);
- Tổng số cây xanh được trồng mới
và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha…);
- Số công trình bảo vệ môi trường
được khởi công, khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng trên địa bàn (nếu có);
- Tổ chức các buổi cổ động, tập
huấn, hội thảo, cuộc thi;
- Các hoạt động truyền thông,
truyền hình về hoạt động: bài viết, phóng sự, tuyên truyền được thực hiện trên
các kênh truyền thông của địa bàn, đơn vị…:
- Tỷ lệ rác được phân loại tại
nguồn;
- Một số kết quả đặc thù của địa
phương, đơn vị đạt được gắn liền với hoạt động Chủ nhật xanh;
- Các hình thức khác…
3. Nêu các khó khăn, vướng mắc
trong 06 tháng triển khai (cần cụ thể)
4. Những đề xuất, kiến nghị
trong 06 tháng tiếp theo
PHỤ LỤC 4
1.
Kế hoạch ra quân hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh điểm hằng tháng của huyện/thị
xã/thành phố Huế/Đơn vị……….
(Năm
202…)
(Đính
kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Tháng
|
Xã/Phường/Thị trấn
(Đơn vị)
|
Hoạt động
(Vệ sinh/Vớt bèo/Trồng cây/Mittinh hưởng ứng/Cổ động…)
|
Địa điểm
|
Thời gian
|
Số lượng huy động
|
Thành phần
|
Dự kiến kết quả đạt được*
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG
|
|
|
|
X
|
|
X
|
* Kết quả dự kiến đạt được cụ
thể như: (i) Tổng lượng rác được thu gom, xử lý; (ii) Tổng chiều dài, diện tích
các khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc
ha); (iii) Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha…);
(iv) Số lượng; Tỷ lệ rác được phân loại tại nguồn;….
2.
Kết quả ra quân hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh của huyện/thị xã/thành phố
Huế……….
(Tháng
….. năm 202…)
(Đính
kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Stt
|
Hoạt động
(Vệ sinh môi trường/Vớt bèo/…)
|
Địa điểm
|
Thời gian
|
Số lượng huy động
|
Thành phần
|
Kết quả đạt được*
|
Xã/phường/thị trấn ra
quân cấp huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã/phường/thị trấn ra
quân hưởng ứng
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
* Kết quả đạt được cụ thể
như: (i) Tổng lượng rác được thu gom, xử lý; (ii) Tổng chiều dài, diện tích các
khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (km hoặc
ha); (iii) Tổng số cây xanh được trồng mới và chăm sóc (tổng số cây hoặc
ha…);(iv) Số lượng; Tỷ lệ rác được phân loại tại nguồn;….
PHỤ LỤC 5
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHONG TRÀO CHỦ NHẬT XANH
(NĂM 202…)
(Đính kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
ĐƠN VỊ……………………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/……………
V/v báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động phong trào Chủ nhật xanh năm 2024
|
Thừa Thiên Huế,
ngày tháng năm 202…
|
Kính gửi:
|
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.
|
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Tên người liên hệ:
Email:
Điện thoại:
Các nội dung chính của báo
cáo:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
quán triệt, triển khai thực hiện: Nêu rõ các Văn bản chỉ đạo của Quý đơn
vị trên địa bàn/đơn vị triển khai phong trào Chủ nhật xanh năm 202...
2. Kết quả tổ chức thực hiện
2.1. Bảng tổng hợp số liệu kết
quả đạt được trong năm 202…
- Công tác xây dựng và duy trì
các mô hình, tuyến đường hoa,….
- Số các hoạt động diễn ra trên
địa bàn.
- Số người tham gia.
- Tổng lượng rác được thu gom,
xử lý (tính theo m3 hoặc tấn).
- Tổng lượng bèo lục bình được
trục vớt hoặc các loài ngoại lai xâm hại (mai dương, ốc bưu vàng, rùa tai đỏ,…)
được xử lý.
- Tổng chiều dài, diện tích các
khu vực công cộng, đường giao thông, bãi biển làm vệ sinh môi trường (số km
hoặc ha).
- Tổng số cây xanh được trồng mới
và chăm sóc (tổng số cây hoặc ha…);
- Số công trình bảo vệ môi trường
được khởi công, khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng trên địa bàn (nếu có);
- Tổ chức các buổi cổ động, tập
huấn, hội thảo, cuộc thi;
- Các hoạt động truyền thông,
truyền hình về hoạt động: bài viết, phóng sự, tuyên truyền được thực hiện trên
các kênh truyền thông của địa bàn,…;
- Một số kết quả đặc thù của địa
phương, đơn vị đạt được gắn liền với hoạt động Chủ nhật xanh;
- Các hình thức khác…;
2.2. Kết quả đánh giá, thẩm
tra, xếp loại của các địa phương trên địa bàn theo Bộ tiêu chí Xanh - Sạch -
Sáng được quy định tại Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 15/01/2020 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá “Xanh - Sạch - Sáng” cấp
phường, Bộ tiêu chí đánh giá “Xanh - Sạch - Sáng” cấp xã trên địa bàn tỉnh. (đối
với báo cáo năm của các UBND huyện, thị xã và thành phố Huế)
2.3. Công tác tuyên truyền,
vận động cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia cuộc vận động,
phong trào tại địa phương, đơn vị
2.4. Việc phát động các
phong trào triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU, Chỉ thị số 07-CT/TU, Chỉ
thị số 42-CT/TU trên địa bàn tỉnh
2.4.1. Đề án Ngày Chủ nhật
xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”
2.4.2. Phong trào “Nói không
với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”
2.4.3. Phong trào Chủ nhật
xanh gắn với chỉnh trang đô thị
2.5. Việc xây dựng các mô
hình thực hiện Cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch,
không rác thải và các phong trào xây dựng Thừa Thiên Huế xanh, sạch, sáng
2.6. Công tác khen thưởng,
biểu dương các tập thể, cá nhân có phương pháp, cách làm hay, tạo sự lan tỏa
trong cộng đồng
2.7. Công tác kiểm tra, tự
kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU, Chỉ thị 07- CT/TU gắn với
Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”
3. Đánh giá chung
3.1. Ưu điểm
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế
3.2.1. Hạn chế
3.2.2. Nguyên nhân của hạn
chế
3.3. Bài học kinh nghiệm
4. Nhiệm vụ, giải pháp trọng
tâm trong thời gian đến
5. Những đề xuất, kiến nghị……
6. Hình ảnh kèm theo
PHỤ LỤC 6
CÁC MỐC THỜI GIAN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỊNH KỲ
(Đính kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Stt
|
Nội dung
|
Thời gian triển khai, báo cáo
|
Hình thức
|
Thể thức
|
Ghi chú
|
A. Các huyện, thị xã và
thành phố Huế
|
1
|
Lập và gửi Danh sách đăng ký
lãnh đạo và cán bộ chuyên trách theo dõi
|
31/01/2024
|
Văn bản
|
Phụ lục 1
|
|
2
|
Đăng ký lịch ra quân và Báo
cáo tuần
|
- Đăng ký lịch tuần: 17h30 mỗi thứ năm
- Đăng ký lịch ra quân quy mô lớn của tháng: cùng với lịch tuần
thứ tư của tháng
- Báo cáo: 11h00 mỗi thứ hai (kết quả tuần trước)
|
HueS
Web
Văn bản
|
Phụ lục 2
(1 và 2)
|
|
3
|
Kế hoạch năm 2024
|
31/01/2024
|
Văn bản
|
Phụ lục 4
|
|
4
|
Kế hoạch và Báo cáo hằng
tháng
|
- Đăng ký: cùng với lịch tuần thứ tư của tháng
- Báo cáo: Trước ngày 05
|
Văn bản
|
Phụ lục 4
(1 và 2)
|
|
5
|
Báo cáo 06 tháng đầu năm
|
15/6/2024
|
Văn bản
|
Phụ lục 3
|
|
6
|
Báo cáo kết quả chấm điểm
đánh giá theo Bộ tiêu chí 154; Và Báo cáo năm
|
15/01/2025
|
Văn bản
|
Phụ lục 5
|
|
B. Đối với các sở, ban,
ngành cấp tỉnh; Các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh
|
1
|
Kế hoạch năm 2024
|
31/01/2024
|
Văn bản
|
Phụ lục 4
|
|
2
|
Báo cáo năm 2023
|
31/01/2024
|
Văn bản
|
Phụ lục 5
|
|
3
|
Báo cáo năm 2024
|
15/01/2025
|
Văn bản
|
Phụ lục 5
|
|
PHỤ LỤC 7
MỘT SỐ QUY ĐỊNH/TIÊU CHÍ DỰ KIẾN LÀM CƠ SỞ GIÁM SÁT, THẨM
ĐỊNH BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THEO BỘ TIÊU CHÍ XANH - SẠCH - SÁNG VÀ ĐỀ XUẤT
KHEN THƯỞNG
(Đính kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
1. Công tác kiểm tra, giám
sát
- Việc đăng lý lịch, báo cáo hằng
tuần đúng hạn sẽ là tiêu chí xét khen thưởng (bằng bảng theo dõi hằng tuần);
- Căn cứ lịch đăng ký hằng tuần,
Sở TNMT sẽ phối hợp với UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, giám sát đột xuất tại
các xã, phường, thị trấn; (Lịch đăng ký tuần trước 17h30 thứ 5 hằng tuần;
Báo cáo tuần trước 11h00 thứ 2 hằng tuần, báo cáo kết quả của tuần trước đó);
- Đối với các nội dung về xây dựng
mô hình điểm xanh, vườn hoa, thảm cỏ sẽ tổ chức kiểm tra việc duy trì, chăm
sóc;
- Tổ chức rà soát, kiểm tra việc
xây dựng, duy trì việc thực hiện các tuyến đường “Sáng - xanh - sạch - đẹp -
trật tự trị an”;
- Về việc phản ánh trực tuyến của
người dân thông qua Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, Sở Tài
nguyên và Môi trường sẽ xin ý kiến, thẩm định của Sở Thông tin và Truyền thông
về việc xử lý phản ánh (đã xử lý đúng hạn hoặc không đúng hạn, sự hài
lòng,...);
- Đăng ký lịch và báo cáo trễ hạn
được tính 50% so với đúng hạn;
- Báo cáo không có minh chứng
chỉ được tính 50%;
- Hình ảnh, video minh chứng có
thể hiện định vị (vị trí, ngày giờ,…); thể hiện hình ảnh trước và kết quả sau
khi triển khai,…(số lượng không quá 05 ảnh, 01 video).
2. Công tác thẩm định và đề
xuất khen thưởng
- Căn cứ kết quả báo cáo năm của
cấp huyện theo Bộ tiêu chí Xanh - Sạch – Sáng cấp xã, phường, thị trấn (Quyết định
số 154/QĐ-UBND);
- Căn cứ bảng theo dõi hằng tuần
và công tác kiểm tra, giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Việc công nhận địa phương cấp
huyện thực hiện tốt được tính trên tỷ lệ số xã, phường, thị trấn của mỗi địa
phương đạt kết quả tốt theo Bộ tiêu chí.
PHỤ LỤC 8
BẢNG THEO DÕI HẰNG TUẦN KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐỘT XUẤT
CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGÀY CHỦ NHẬT XANH TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Tuần
….. tháng ….. năm 202…- Ngày …….)
(Đính
kèm Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 05/02/2024 của UBND tỉnh)
Xã/Phường/Thị trấn đăng ký ra quân
|
Đăng ký lịch tuần (Có/Không; Đúng hạn/Không đúng hạn)
|
Báo cáo tuần (Có/Không; Đúng hạn/Không đúng hạn)
|
Báo cáo có hình ảnh, video minh chứng
(Có/Không hiển thị định vị)
|
Mô hình điểm xanh (Có/Không; Số lượng; Được duy trì/không)
|
Mô hình tuyến đường Sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an (Có/Không;
Số lượng; Được duy trì/không)
|
Kiểm tra, giám sát (số lượng, thành phần, kết quả,…) - Ghi
chú lại ngắn gọn
|
……… Thành phố Huế
|
|
|
|
|
|
|
……… Thị xã Hương Thuỷ
|
|
|
|
|
|
|
……… Thị xã Hương Trà
|
|
|
|
|
|
|
……… Huyện Phong Điền
|
|
|
|
|
|
|
……… Huyện Quảng Điền
|
|
|
|
|
|
|
……… Huyện Phú Vang
|
|
|
|
|
|
|
……… Huyện Phú Lộc
|
|
|
|
|
|
|
……… Huyện Nam Đông
|
|
|
|
|
|
|
……… Huyện A Lưới
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận địa phương tại điểm kiểm tra, giám sát
|
Cán bộ phối hợp Đoàn kiểm tra
(Tỉnh Đoàn/VP UBND tỉnh)
|
Cán bộ tổng hợp
(Sở TN&MT)
|
Cán bộ kiểm tra, giám sát
(Sở TN&MT)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Công tác
kiểm tra đột xuất có thể triển khai tại 01 hoặc nhiều điểm của 01 hoặc nhiều
xã/phường/thị trấn của 01 hoặc nhiều địa phương; theo định kỳ hằng tuần hoặc 02
tuần/lần hoặc hằng tháng.