Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 367-KH/TU 2020 thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW Thành ủy Hồ Chí Minh

Số hiệu: 367-KH/TU Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 27/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THÀNH ỦY
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 367-KH/TU

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 42-CT/TW); Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố; khắc phục các tồn tại, hạn chế đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố luôn kịp thời, toàn diện, có tầm nhìn chiến lược, phân công trách nhiệm rõ ràng.

2. Yêu cầu

- Cả hệ thống chính trị phải quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “3 sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động; ứng phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả).

- Nâng cao năng lực xử lý tình huống sự cố, chỉ huy điều hành để phòng ngừa, ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất của các cấp, các ngành nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội. Quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc phân công, phân cấp, xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, đô thị thông minh, nông thôn mới.

- Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tạo sự thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và toàn xã hội cả về nhận thức và hành động trước tình hình và tác động tiêu cực ngày càng phức tạp của thiên tai. Nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ, đảng viên các cấp, nhất là ở cơ sở có trách nhiệm thông tin, hướng dẫn kỹ năng nhận biết và cách thức ứng phó thiên tai cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương như: người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người khuyết tật.

2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Rà soát điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố về phòng chống thiên tai đảm bảo phù hợp các quy định của Trung ương, có tính đến tình hình đặc thù của thành phố, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, có chế tài để thực thi hiệu quả, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố.

- Hoàn thiện cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; có chính sách đặc thù cho lực lượng làm công tác này. Quản lý vận hành thu - chi Quỹ phòng chống thiên tai thành phố đạt hiệu quả, đúng quy định.

- Phải đặt yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở vị trí quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền thành phố. Điều chỉnh, lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành, địa phương theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai, thích ứng với đặc điểm của từng quận - huyện, nhất là huyện Cần Giờ và các khu vực trũng thấp ven sông, kênh, rạch, khu vực đông dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

3. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy

- Chú trọng ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu cơ bản về thiên tai, hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng chuẩn hóa và hiện đại. Tăng cường rà soát, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng, dự báo dài hạn về thiên tai, đảm bảo an toàn nguồn nước và giảm thiểu ảnh hưởng xả lũ từ hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An đối với thành phố.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật về thiên tai phù hợp với đặc điểm, điều kiện, loại hình thiên tai trên địa bàn thành phố.

4. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực theo phân cấp, đúng thẩm quyền. Bố trí nguồn chi ngân sách phù hợp, kết hợp xã hội hóa các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai như bão mạnh, triều cường, xả lũ, sạt lở đất bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn. Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ máy quản lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực. Kết hợp sử dụng có hiệu quả, đúng quy định các nguồn lực trong nước và vốn ODA để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình tổng thể, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của thành phố.

- Hằng năm, ưu tiên bố trí ngân sách tập trung xử lý dứt điểm các dự án trọng điểm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, nhất là các tuyến đê bao bờ hữu và bờ tả ven sông Sài Gòn, các dự án kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển ở những khu vực trọng yếu, các dự án chống ngập do triều cường. Khẩn trương hoàn thành việc triển khai các dự án di dời dân cư vùng thiên tai, gắn với sinh kế bền vững.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó với thiên tai các cấp.

- Ưu tiên bố trí nguồn lực phục vụ cho các chương trình về ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; đồng thời, áp dụng các chính sách thúc đẩy nguồn lực xã hội hóa khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng khoa học, đầu tư xây dựng công trình, dịch vụ dự báo, theo dõi, giám sát, đánh giá tác động rủi ro thiên tai và bảo hiểm rủi ro thiên tai.

- Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên, từng bước đầu tư xây dựng, nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của hệ thống kết cấu hạ tầng. Xây dựng lộ trình kiểm soát việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai.

- Chủ động ứng phó, thích ứng với triều cường, xả lũ, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún nền đất.

5. Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ thành phố đến cơ sở

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác này theo hướng tập trung, thống nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo. Nâng tầm hoạt động của cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên trách, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn ở cấp Thành phố và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở.

- Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng hiện có đang hoạt động tại các cấp để củng cố, kiện toàn, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị thiết yếu. Từng bước nâng cao năng lực, kỹ năng và các điều kiện bảo đảm để thực thi kịp thời, xử lý linh hoạt các tình huống thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ" phù hợp với các lĩnh vực của Sở, ban, ngành và từng địa phương.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chuyên trách, quân đội, công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng để phối hợp xây dựng các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm tính khả thi, thiết thực, sát thực tiễn.

- Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm nguồn lực và các điều kiện hoạt động cho cơ quan và lực lượng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai cùng cấp, đặc biệt là lực lượng xung kích ở cơ sở.

6. Phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Xác định phát triển khoa học công nghệ là nhiệm vụ, giải pháp then chốt và hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Ưu tiên cho nghiên cứu, sản xuất, trang bị công nghệ quan trắc, theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó với thiên tai. Tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa, vật liệu mới trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu đầu tư cho khoa học công nghệ, hợp tác công - tư; có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu, mô phỏng, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng chống thiên tai với các địa phương trong nước và quốc tế. Phối hợp với các cơ quan chỉ đạo của Trung ương để phát triển cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai. Nâng cao hiệu quả về hỗ trợ quốc tế, thực thi có hiệu quả các cam kết quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho địa bàn Thành phố mà Việt Nam tham gia.

7. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đặc biệt là lực lượng xung kích tại cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục cập nhật kiến thức, kỹ năng, nâng cao nhận thức, năng lực, tính chủ động cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong tổ chức của mình. Huy động và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ. Phối hợp với các Cơ quan truyền thông giới thiệu, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình trong công tác này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 42-CT/TW và nội dung Kế hoạch này tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết. Tổ chức kiểm tra, giám sát, khen thưởng, biểu dương đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nếu để xảy ra thiệt hại nặng về người và tài sản trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố triển khai Kế hoạch này đến Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện; chỉ đạo hoàn thiện tổ chức bộ máy, thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.

4. Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

5. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hàng năm báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy kết quả thực hiện kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo),
- Ban Tuyên giáo Trung ương,
- Các đồng chí Thành ủy viên,
- Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, Ban Thường vụ Thành đoàn,
- Các ban Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy,
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố,
- Các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc Thành ủy,
- Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố,
- VPTU (Lãnh đạo, Phòng TH/Thạnh),
- Lưu VPTU.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC




Trần Lưu Quang

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 367-KH/TU ngày 27/05/2020 thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.071

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.12.240
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!