Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 3527/KH-UBND 2017 Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng Kon Tum

Số hiệu: 3527/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Đức Tuy
Ngày ban hành: 28/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3527/KH-UBND

Kon Tum, ngày 28 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 628/QĐ-TTG NGÀY 10/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP BẢO TỒN CÁC LOÀI LINH TRƯỞNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động khn cp bo tồn các loài linh trưng Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (sau đây gọi là Quyết định số 628/QĐ-TTg), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ bo tồn linh trưởng trên địa bàn tỉnh với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

- Tổ chức quán triệt, cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 628/QĐ-TTg .

- Tạo môi trường sng đảm bảo cho tất cả các loài linh trưng hiện có trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là khu vực bên trong và bên ngoài các Vườn Quc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh trên địa bàn tnh được bo tồn và phát triển bền vững dưới sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia, ủng hộ của toàn thể xã hội.

2. Yêu cầu.

- Các hoạt động, nhiệm vụ và giải pháp bám sát nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tnhiên của tnh; được lồng ghép với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các ngành, địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban ngành trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; phân công, xác định rõ đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp với lộ trình thời gian thực hiện cụ thể, khả thi.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo tồn linh trưởng thông qua các chương trình giáo dục bảo tn

- Quán triệt, triển khai đầy đủ nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ; nâng cao nhận thức, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vt hoang dã nói chung và các loài linh trưởng nói riêng.

- Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng địa phương, nhất là vai trò của phụ n và bình đẳng giới trong các hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng khu vực phân bố tự nhiên của chúng.

- Thực hiện chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn linh trưng, bảo tn thiên nhiên gắn với giảm thiu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc hay liên quan tới các loài linh trưng, trọng tâm là khu vực thành phố, huyện, thị trấn trong địa bàn toàn tỉnh; tổ chức đào tạo ngn hạn, dài hạn theo hướng chuyên sâu, chuyên gia về nghiên cứu, bảo tồn các loài linh trưởng.

- Đưa thông tin về bo tồn linh trưởng vào các chương trình hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần các Trường học các cấp thuộc vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

1.2. Nâng cao hiệu quthực thi pháp luật đ bo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hỗ trợ hoạt động kiểm soát và thu gicác loại súng săn trong các khu dân cư gn với môi trường sống của các loài linh trưng.

- Quản lý hiệu quả, đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở gây nuôi, cơ sở kinh doanh, chế biến động vt hoang dã, đặc biệt là các loài linh trưng.

1.3. Lồng ghép các hoạt động bảo tồn linh trưởng với quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các Ban quản lý rừng đặc dụng có sự phân bố các loài linh trưởng

- Lồng ghép, ưu tiên nguồn lực đthực hiện hoạt động qun lý, bảo vệ, giám sát và nghiên cu bo tồn các quần thể linh trưởng tại chỗ; ngăn chặn các hoạt động làm suy thoái, suy giảm chất lượng rừng tự nhiên; thực hiện các hoạt động bảo vệ, phục hồi rừng, trồng mi rừng bằng cây bản địa nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng môi trường sống cho các loài linh trưởng.

- Ưu tiên các biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực hoặc gây chia cắt môi trường sống của các loài linh trưởng khi lập kế hoạch hoặc dự án đầu tư ở các khu rừng đặc dụng.

1.4. Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động đhỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng

- Điều tra cơ bn, xây dựng cơ sở dữ liệu (hiện trạng quần th, đc đim sinh học, sinh thái, tập tính, vùng phân bố) các loài linh trưng hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Tiến hành điều tra, đánh giá và đề xuất bo tồn đối với các quần thể của các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm có phân bổ các khu vực rừng tự nhiên nằm ngoài khu rừng đặc dụng.

- Xây dựng kế hoạch hành động bo tồn chi tiết cho từng loài linh trưởng hiện có; đánh giá khả năng sinh tn của qun thvà sinh cảnh (PHVA) nhất là đối với loài linh trưởng đặc hữu và cực kỳ nguy cấp (CR) trước năm 2020 và cho các loài linh trưởng nguy cấp (EN) và không nguy cấp trước năm 2025.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực thi hoạt động bo tồn đối với các quần thể linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bo vệ các khu rừng tự nhiên là rừng phòng hộ, sản xuất trọng điểm.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng về bo tồn các loài linh trưởng

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan qun lý nhà nước chuyên ngành, các Ban quản lý rừng đặc dụng v bo tồn các loài linh trưởng.

- Nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức và chuyn ti thông tin, tài liệu hưng dẫn về điều tra, giám sát, cập nhật thông tin và hỗ trợ công tác bo tồn, phát triển quần thể và môi trường sống của các loài linh trưởng trong điều kiện nuôi nhốt và trong tự nhiên.

- Lồng ghép, nâng cao hiệu lực, hiệu qunội dung và các hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ngành và sn phẩm của từng ngành, địa phương theo hướng bền vững.

-ng cường đu mối, kêu gọi, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ, hợp tác, chuyn giao công nghệ tiên tiến phục vụ bo tồn, phát triển bn vng các loài linh trưởng các khu vực phân bố tự nhiên.

- Từng bước có lộ trình, thiết lp, kết nối hành lang đa dạng sinh học theo cơ chế bảo tn liên vùng, liên khu trong tnh và các tnh giáp ranh.

2.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng

- Tăng cường điều tra cơ bn, đẩy mạnh nghiên cu khoa học về loài, qun thể, hệ sinh thái của các loài linh trưởng, đặc biệt quan tâm đến các loài linh trưởng đặc thù, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- ng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đbảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các quần thlinh trưởng hiện có trên địa bàn tỉnh;

- Từng bước đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vt cht kỹ thuật các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu bo tồn loài và sinh cảnh phục vụ công tác nghiên cứu, chuyn giao, cu hộ, phát trin các loài linh trưởng. Xem xét, lựa chọn địa điểm, quy mô, hình thức đầu tư phù hợp xây dựng Trung tâm cứu hộ linh trưởng và các loài động vật hoang dã khác.

2.3. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn linh trưởng

- Lựa chọn nội dung, hình thức, cách thức phù hợp với khả năng nhn thức của từng đối tượng, nhóm đối tượng để thực hiện hiệu quả các chương trình truyền thông, chương trình nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các bên liên quan trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bo tồn linh trưởng.

2.4. Đẩy mạnh hp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn các loài linh trưởng

- Tham gia tích cc, thực hiện hiệu qu các Công ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Chủ động đề xuất, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ, giúp đcác nguồn lực thực hiện hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và bo tồn các loài linh trưởng.

- Tăng cường hợp tác thu thập, xử lý và chia s thông tin liên quan đến bo tồn linh trưởng. Thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm về săn bắt, buôn bán, tàng tr, vận chuyển động vật hoang dã nói chung và các loài linh trưởng nói riêng và các sản phẩm của chúng trên địa bàn nội tnh, các tnh giáp ranh và khu vực biên gii.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện nội dung Kế hoạch được cân đối, bố trí trong dự toán chi ngân sách thuộc Chương trình mục tiêu phát trin lâm nghiệp bền vững được giao cho tỉnh; nguồn xã hội hóa từ nguồn thu các dịch vụ môi trường rừng và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ; các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương có ln quan

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đôn đốc, trin khai thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm ng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy cha cháy rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên đtạo môi trường thuận lợi cho các loài linh trưởng sinh trưng, phát triển. Thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hành vi xâm hại tài nguyên rừng gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Chủ động kêu gọi, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện kế hoạch; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện các hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tnh theo các nhiệm vụ, các chương trình, đề án, dự án ưu tiên được phân công.

1.2. Sở Tài nguyên và môi trường:

- Phối hợp chặt chvới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực qun lý; tham mưu lồng ghép có hiệu quả nhiệm vụ và hoạt động của kế hoạch này với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

- Cân đối, b trí, đề xuất nguồn vốn sự nghiệp môi trường để ưu tiên, thực hiện các hoạt đng bảo tồn các loài linh trưng hiện có ở các khu vực phân bố tự nhiên.

1.3. Sở Khoa học và Công nghệ lựa chọn, đề xuất, cân đi kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học để ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực nghiên cứu cá th, quần thể, hệ sinh thái bảo tồn các loài linh trưởng, nhất là loài thuộc đối tượng nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ.

1.4. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Ch trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài ngun và Môi trường xây dựng, tổ chức các chương trình truyn thông bo tồn, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo tồn các li linh trưởng và môi trường sống tự nhiên của chúng.

1.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Trên cơ sở khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển, tham mưu bố trí vốn để thực hiện các nội dung của Kế hoạch và các chương trình, dự án khác có liên quan theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, STài nguyên và Môi trường tham mưu vận động, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn và phát triển bền vững các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh.

1.6. Sở Tài chính:

- Căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối ngân sách tỉnh để bố trí, phân bố ngân sách để thực hiện các chương trình, đ án, dự án về bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm hàng năm khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo dõi, hướng dn, kiểm tra, giám sát việc sử dng kinh phí theo quy định.

- Tham mưu xử lý, tiếp nhận và phân bổ các nguồn kinh phí trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn linh trưởng trên địa bàn tỉnh (nếu có).

1.7. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các Trường học các cấp lồng ghép, tổ chức thực hiện các chương trình ngoại khóa, các bui sinh hoạt đầu tuần để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn học sinh tham gia công tác bảo vệ, bảo tồn các loài linh trưởng.

1.8. UBND các huyện, thành phố:

- Phối hợp chặt chẽ với các S, ban ngành liên quan thực hiện hiệu qucác nhiệm vụ, nội dung, hoạt động bảo tồn, phát trin các loài linh trưởng.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, UBND cấp xã tăng thời lượng phát thanh, phát sóng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo v, bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn huyện.

- Lồng ghép, bố trí nguồn kinh phí t nn sách huyện đthực hiện hiệu qucác nhiệm vụ, hoạt động của kế hoạch này với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương

1.9. Chi cục Hải quan, Công an tỉnh. Chi cục Kiểm lâm, Bộ Ch huy Bộ đội Biên phòng, Chi cục Qun lý thị trường, Viện Kim sát, Tòa án tnh theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp vi đơn vị liên quan thực hiện đúng chế độ qun lý, kiểm tra, giám sát các mẫu vật của các loài linh trưởng; tăng cường thực thi pháp luật để kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển trái phép các loài linh trưởng và các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

1.10. Các Ban qun lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp tăng cường qun lý, tuân thủ và thực hiện đầy đcác hoạt động của kế hoạch; chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có; gìn giữ, bảo tồn, phát triển cá th, quần thcác loài linh trưởng hiện có trong khu vực. Chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường tuần tra, kim tra, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt các loài linh trưởng gắn với thu, tháo, gỡ bẫy trong các khu rừng đặc dụng. Lồng ghép, thực hiện đồng bộ hoạt động bảo tồn linh trưởng với các hoạt động qun lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên nói chung.

2. Chế đ báo cáo

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cu; định kỳ hàng năm (vào ngày 31/10) báo cáo kết qutriển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Kiểm lâm) để tng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Tuy

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 3527/KH-UBND ngày 28/12/2017 thực hiện Quyết định 628/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.169

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.12.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!