Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 296/KH-UBND 2021 phòng chống thiên tai tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 2025

Số hiệu: 296/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Huỳnh Minh Tuấn
Ngày ban hành: 01/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 296/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 01 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

1. Quan điểm chỉ đạo

- Công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; phải được thường xuyên quan tâm thực hiện có hiệu quả; phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và của toàn dân, toàn xã hội. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

- Phòng, chống thiên tai thực hiện theo hướng quản lý rủi ro tổng hợp theo lưu vực, liên vùng, liên ngành; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình phải đánh giá đầy đủ các tác động làm gia tăng rủi ro thiên tai.

- Phòng, chống thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” gắn với xây dựng cộng đồng an toàn, nông thôn mới.

- Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, theo hướng đa mục tiêu; khôi phục, tái thiết sau thiên tai đảm bảo tính bền vững và yêu cầu xây dựng lại tốt hơn; tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kết hợp với kế thừa những kinh nghiệm truyền thống.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

- Bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai mà tỉnh Đồng Tháp tham gia.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm tổn thất về người, tài sản của nhân dân và nhà nước; tạo điều kiện phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và từng bước xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế, xã hội của địa phương.

2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

- Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015 - 2020.

- 100% chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai.

- 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, phổ biến kỹ năng về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là với các loại hình thiên tai có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Đồng Tháp (như: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán).

- 100% số hộ dân thuộc khu vực đông dân cư thường xuyên xảy ra thiên tai có nơi ở đảm bảo an toàn.

- Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai, nhất là bờ bao, đê bao, đảm bảo an toàn và thích ứng với các tác động mới của thiên tai.

- Chủ động trong dự báo, cảnh báo, phòng, chống lũ, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế xã hội; 100% các khu vực thường xuyên bị ngập sâu và sạt lở đất được lắp đặt các thiết bị cảnh báo.

2.3. Căn cứ lập kế hoạch

Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai ngày 17/6/2020;

Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Dự báo, cảnh báo, truyền tin và cấp độ rủi ro thiên tai;

Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ quy định về phòng thủ dân sự;

Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

Nghị định số 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch Phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương;

Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống thiên tai;

Kế hoạch số 211/KH/TU ngày 25/6/2020 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về việc thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;

Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/9/2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 18/6/2018 của Ủy ban nhân dân Tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, trong đó xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai của các Sở, ngành, địa phương trong Tỉnh.

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI, CƠ SỞ HẠ TẦNG, THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội (chi tiết Phụ lục 01)

2. Đặc điểm các loại hình thiên tai

Căn cứ mức độ thiệt hại, phạm vi ảnh hưởng và tần suất xuất hiện các loại thiên tai ở Đồng Tháp theo thứ tự sau: lũ lụt, sạt lở bờ sông, lốc tố, sấm sét, triều cường, ngập úng do mưa to, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới (chi tiết Phụ lục 02 kèm theo).

2.1. Lũ lụt

Lũ lụt tỉnh Đồng Tháp nói riêng (vùng Đồng Tháp Mười nói chung) phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nguyên nhân gây ra lũ lụt tại Đồng Tháp là do lũ thượng nguồn đổ về gây ra tình trạng ngập lụt là chính, tuy nhiên nếu thời gian lũ lớn khi gặp kỳ triều cường và lượng mưa tại chỗ nhiều thì mức độ ngập lụt sẽ nghiêm trọng hơn, ngoài ra còn kể đến những tác động của con người trên lưu vực như chặt phá rừng khu vực thượng nguồn và việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng không hợp lý ngăn cản việc thoát lũ. Một cách tổng quát, dựa vào các chỉ tiêu phân mùa thì mùa lũ kéo dài hơn 5 tháng từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm ở các khu vực trên địa bàn Tỉnh như sau:

- Khu vực đầu nguồn sông Tiền từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10.

- Khu vực vùng sâu Đồng Tháp Mười từ cuối tháng 9 đến cuối tháng 10.

- Khu vực các huyện, thành phố phía Nam tháng 10.

Trong giai đoạn (2000-2019) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 4 năm xảy ra lũ lớn (2000, 2001, 2002 và 2011) có mực nước cao hơn báo động III và 8 năm ở mức lớn hơn báo động II (cao hơn 4,00m) đó là các năm (từ 2003-2007, 2009, 2013, 2018); 3 năm có đỉnh lũ lớn hơn báo động I (cao hơn 3,50m) đó là các năm (2008, 2014, 2019) và 5 năm đỉnh lũ nhỏ là các năm (2010, 2012, 2015, 2016 và 2017) có mực nước thấp hơn báo động I (số liệu tại trạm Tân Châu).

- Thời gian ngập lụt (trên mức báo động cấp III) trong những năm lũ lớn kéo dài khoảng 3 tháng.

- Lũ năm 2018 (thuộc giai đoạn 2016-2020): do lũ thượng nguồn kết hợp với kỳ triều cường nên mực nước các nơi đã lên nhanh từ đầu tháng 07/2018 đến 15/9/2018, mặc dù lũ năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ở mức trung bình (đỉnh lũ tại Tân Châu là 4,09m) nhưng thiệt hại của lũ năm 2018 lên tới 182,921 tỷ đồng trong đó (thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp là 8,418 tỷ đồng, thiệt hại về thủy lợi là 131,26 tỷ đồng, thiệt hại về đường giao thông nông thôn là 25,5 tỷ đồng, công tác ứng phó khắc phục là 17,743 tỷ đồng).

2.2. Sạt lở đất ven sông

Sông Tiền chảy qua địa phận tỉnh Đồng Tháp dài 122,9 km và sông Hậu dài 34,4 km. Trong những năm gần đây, sạt lở sông Tiền và sông Hậu xảy ra tại 20 đến 45 xã, phường, thị trấn thuộc 10/12 huyện, thành phố. Sạt lở gây mất đất ở, đất sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn hộ dân sống trong khu vực.

Theo thống kê đầu từ năm 2005-2020, về chiều dài bờ sông bị xói lở: trên chiều dài dòng chính Sông Tiền khoảng 122,9 km thì có từ 23 - 101 km đường bờ sông bị xói lở, đạt ở mức 20-80% so với tổng chiều dài dòng chính. Về diện tích đất xói lở, trong giai đoạn 2005 - 2020, bờ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp mất tổng cộng 331,8 ha đất do nước cuốn trôi, di dời 8.324 hộ dân nằm trong vành đai sạt lở nguy hiểm đến nơi ở an toàn, qua kết quả kiểm tra thực tế hiện nay trên toàn tỉnh Đồng Tháp có tổng số 6.334 hộ đang sinh sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở, cần phải di dời đến nơi ở mới an toàn (Hộ dân đang sinh sống trong vành đai sạt lở, cự ly từ mé bờ sông trở vào 30 m là 3.849 hộ; Hộ dân đang sinh sống trong vành đai sạt lở, cự ly từ 30 m đến 60 m là 2.485 hộ). Ước giá trị thiệt hại từ 2005 -2020 là 412,537 tỷ đồng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây tình trạng sạt lở xảy ra nhiều hơn ở một số sông, kênh rạch nội đồng gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Nguyên nhân sạt lở: các kết quả đo đạc, khảo sát và nghiên cứu diễn biến lòng sông trong nhiều năm gần đây cho thấy nguyên nhân sạt lở tại tỉnh Đồng Tháp là do động lực dòng chảy tác động vào lòng dẫn có cấu tạo nền địa chất mềm yếu và do những cồn cát nổi lên ở lòng sông làm thay đổi dòng chảy ép sát bờ gây ra xói lở là chủ yếu. Xói lở thuộc loại này thường diễn ra ở những khu vực các cù lao và nơi dòng sông phân nhánh, khu vực nhập lưu của các nhánh sông, đoạn sông có luồng lạch không ổn định và do các dòng sông bị đói phù sa (theo đánh giá các đập thủy điện thượng nguồn làm giảm lượng phù sa từ 60 - 65% vào năm 2020, giảm trên 90% vào năm 2040). Ngoài ra, sạt lở xảy ra còn do các các hoạt động của con người như việc khai thác cát chưa đúng quy định, xây dựng các công trình trái phép, neo đậu bè cá và nuôi thủy sản tại các bãi bồi lấn chiếm mặt sông cũng làm thay đổi lòng dẫn và cản trở thoát lũ và phương tiện giao thông vận chuyển với tốc độ lớn dẫn đến hiện tượng xói lở cục bộ.

2.3. Giông, lốc xoáy

Giông, lốc xảy ra từ tháng 4 đến tháng 12 hàng năm ở hầu hết các nơi trong tỉnh là một loại dạng gió xoáy rất mạnh, xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp, tồn tại trong thời gian ngắn rất khó dự báo và cảnh báo sớm. Lốc tố gây sập đổ sập, tốc mái nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan và gây đổ ngã hàng ngàn ha lúa vụ Hè Thu, Thu Đông và vườn cây ăn trái.

Gần đây nhất là những trận mưa to kèm theo giông, lốc, sấm sét xảy ra ở các ngày 3, 4, 16, 17, 23 và 27 tháng 7 năm 2019 làm 02 người chết do bị sét đánh, 04 người bị thương do giông lốc, sập 26 căn nhà, tốc mái 564 căn, ảnh hưởng đến năng suất 402 ha lúa, hoa màu…ước tổng giá trị thiệt hại về tài sản trong tháng 7 do giông, lốc gây ra khoảng 9,27 tỷ đồng.

Để hạn chế thiệt hại do giông, lốc gây ra, năm 2013 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh (nay là Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp) phát hành tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng chống giông, lốc và vòi rồng. Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động phòng tránh.

2.4. Sấm sét

Sấm sét xảy ra từ tháng 04 đến tháng 12 hàng năm ở tất cả các nơi trong tỉnh gây ra thiệt hại về người và các công trình về điện, thông tin liên lạc. Đặc biệt ngày 31/3/2006 sét đánh chết 05 người và bị thương 06 người tại ấp 3 xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười đang gặt lúa ngoài đồng. Từ năm 2004 - 07/2019 có 65 người chết do sét đánh, trong đó có 07 trẻ em (năm 2019 trên địa bàn tỉnh có 03 người bị sét đánh chết).

Để hạn chế thiệt hại do sấm sét gây ra, năm 2013 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh đã xây dựng Đề án Phòng, chống sét đánh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, lắp đặt và đưa vào sử dụng 16 trạm cảnh báo sớm giông sét trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

Năm 2013, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh (nay là Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp) phát hành tài liệu truyền thông hướng dẫn phòng, chống sét đánh. Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng và khuyến nghị nhân dân, cơ quan, đơn vị khi xây dựng nhà ở các công trình kết cấu hạ tầng cần bố trí các thiết bị phòng, chống sét.

2.5. Triều cường

Ngập úng do triều cường (nước phản) và mưa to trái mùa xảy ra vào cuối mùa lũ, gây ngập úng cho lúa Đông Xuân mới xuống giống. Đợt mưa to trái mùa xảy ra vào tháng 01/2009 làm ngập 13.292 ha lúa Đông xuân mới xuống giống, trong đó có 2.777 ha mất trắng phải sạ lại, diện tích còn lại phải gieo sạ bổ sung.

2.6. Ngập úng

Ngập úng do mưa to xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, ảnh hưởng đến vụ sản xuất vụ Thu Đông, vườn cây ăn trái và đời sống của nhân dân trong đê bao, phải bơm tiêu úng gây tốn kém, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

2.7. Hạn hán

Tình trạng khô hạn nghiêm trọng diễn ra trong mùa khô các năm 1998, 1999, 2003, 2004, 2005, mùa khô năm 2015-2016 và mùa khô năm 2019-2020.

Mùa khô năm 2015 - 2016 mặn xảy ra rất nghiêm trọng cho các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo nhận định của các cơ quan chuyên môn thì mặn năm 2019 - 2020 tương đương năm 2015 - 2016. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp nằm sâu trong đất liền nên ít chịu ảnh hưởng; tình hình thiếu nước sinh hoạt, sản xuất xảy ra cục bộ ở một số vùng sâu, vùng xa chủ yếu thuộc huyện Tân Hồng, một phần huyện Thanh Bình, một phần huyện Cao Lãnh.

Nguyên nhân chủ yếu là do mực nước trên kênh rạch xuống thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,20-0,45m; lượng mưa từ tháng 01 đến tháng 04 hàng năm không đáng kể, không khí khô hanh và kinh phí nạo vét kênh rạch bị bồi lắng còn hạn chế, gây nên tình trạng thiếu nước trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.

2.8. Bão và áp thấp nhiệt đới

Tỉnh Đồng Tháp nằm sâu trong lục địa ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), nhưng cũng bị ảnh hưởng của hoàn lưu những cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong thời gian xảy ra bão và ATNĐ thường có gió mạnh, dông lốc xoáy, mưa to trên diện rộng. Ngày 04/12/2006 bão số 9 (Bão Rurian) đổ bộ đồng bằng sông Cửu Long và đi qua khu vực các huyện phía Nam của tỉnh với sức gió cấp 8, cấp 9 làm sập và tốc mái hư hỏng nặng 437 căn nhà, 26 phòng học, 4 trụ sở cơ quan và gây đổ ngã 6,7 ha vườn cây ăn trái, đây là điều hiếm thấy trong vài thập kỷ qua tại tỉnh Đồng Tháp.

3. Thiệt hại thiên tai giai đoạn 2016-2020 (chi tiết Phụ lục 03 kèm theo)

- Thiệt hại về người: gây chết 09 người (do sét đánh, giông lốc 08 người, chết do sạt lở bờ sông 01 người); bị thương 14 người (11 người lớn và 03 trẻ em).

- Thiệt hại về vật chất: thiệt hại về tài sản là 385,220 tỷ đồng, trong đó:

+ Thiệt hại về nhà cửa, công trình hạ tầng: 200,971 tỷ đồng.

+ Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do giông, lốc và ngập úng: 42,338 tỷ đồng.

+ Sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu 104,291 tỷ đồng.

+ Sạt lở kênh, rạch nội đồng 19,837 tỷ đồng

+ Ứng phó khắc phục 17,855 tỷ đồng.

III. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ban chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh

Chỉ đạo triển khai thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm.

Tổ chức thực hiện các Chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân Tỉnh về công tác Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Tổ chức các đoàn kiểm tra công tác ứng phó sự cố, phòng chống thiên tai ở các địa phương, sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương kiện toàn và hoàn thiện Ban Chỉ đạo (Ban Chỉ huy) Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

Tổ chức trực ban ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu đề xuất xử lý có hiệu quả các tình huống.

2. Về kiện toàn tổ chức, xây dựng lực lượng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 56/QĐ- UBND-HC ngày 31/5/2019 về kiện toàn Ban chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh.

Quyết định 25/QĐ-BĐKH.PCTT ngày 26/3/2020 của Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp (việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo được thực hiện hàng năm).

Ủy ban nhân dân các cấp huyện/xã đã hoàn thiện và kiện toàn Ban Chỉ huy Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy (thực hiện theo Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật phòng, chống thiên tai).

3. Về nguồn lực hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

- Đối với hoạt động xây dựng công trình phòng, chống thiên tai sử dụng 100% nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, địa phương, vốn ODA…). Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Hoạt động ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai (sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và Quỹ phòng, chống thiên tai của Tỉnh); căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định cấp dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý các nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt.

- Các hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai; thông tin, truyền thông, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật về phòng, chống thiên tai; sửa chữa, xây dựng công trình phòng chống thiên tai sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai của Tỉnh.

4. Cơ sở dữ liệu về phòng chống thiên tai

- Các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai (bão, lũ, áp thấp nhiệt đới, dông lốc,..), tài liệu truyền thông về phòng tránh thiên tai của Ban Chỉ đạo Trung ương, Chi cục Phòng chống thiên tai Miền Nam, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng thủy văn Tỉnh.

- Số liệu mực nước ở các trạm Thủy văn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm 2000 đến nay và bản đồ đê bao, bờ bao toàn tỉnh trên phần mềm Mapinfo.

- Sử dụng thông tin cảnh báo của 16 trạm cảnh báo sớm sét đánh trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

5. Hệ thống công cụ phục vụ công tác tham mưu chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai

- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị:

+ Phòng họp trực tuyến: bố trí 01 phòng họp trực tuyến tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh với diện tích khoảng 50 m2, hiện đang được đầu tư, hoàn thiện phục vụ giao ban trực tuyến.

+ Phòng trực ban: bố trí 01 phòng trực ban riêng với diện tích khoảng 30 m2, hiện đang bố trí danh mục các trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác trực ban và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Hệ thống cảnh báo hỗ trợ ra quyết định:

+ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 Trạm Thủy văn, 01 Trạm Khí tượng (đặt tại thành phố Cao Lãnh) và 12 tiêu báo lũ ở 12 huyện, thành phố trong đó: Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp quản lý 23 Trạm Thủy văn, 01 Trạm Khí tượng, 12 tiêu báo lũ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 04 Trạm thủy văn (Trạm thủy văn Sa Đéc, Trạm Tràm Chim, Trạm Mỹ An và Trạm thành phố Hồng Ngự), Ủy ban nhân dân huyện Hồng Ngự quản lý 01 Trạm Thủy văn chuyên dùng (Trạm Thường Thới Tiền). Các trạm được xây dựng kiên cố và trang thiết bị quan trắc tự động, hàng năm đều có kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Đối với 23 Trạm thủy văn do Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp quản lý chưa đo được mực nước thấp nhất mùa kiệt.

+ Từ năm 2014 đến nay đã xây dựng, lắp đặt và đưa vào sử dụng 16 trạm cảnh báo sớm sét đánh trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

+ Hoàn thiện và đưa vào sử dụng máy móc và các thiết bị kết nối các trạm cảnh báo giông sét và trạm ghi mực nước tự động.

6. Quản lý và bảo vệ công trình Phòng, chống thiên tai

- Duy tu, sửa chữa, xây dựng công trình phòng, chống thiên tai sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ phòng, chống thiên tai của Tỉnh.

- Thực hiện các hạng mục của Dự án duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp đê cấp III - Đê bao chống lũ bảo vệ thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng.

- Hàng năm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, bão dưỡng, gia cố các công trình kè tại những khu vực có nguy cơ sạt lở và những khu vực trọng yếu. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục công trình đã được ghi vốn: Triển khai xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ công tác phòng chống sạt lở bờ sông gồm Dự án nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt lở, xây dựng hệ thống cống dọc sông Tiền, thành phố Cao Lãnh (giai đoạn 1); Dự án Kè chống sạt lở Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh; dự án Kè Bình Thành đến Vàm Phong Mỹ sông Tiền tỉnh Đồng Tháp (giai đoạn 2, L =1.156m); Dự án Kè Hổ Cứ xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh; Dự án phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Kè An Hiệp xã An Hiệp, huyện Châu Thành); Kè Hổ Cứ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; Kè sông Sở Thượng - xã Thường Lạc- huyện Hồng Ngự; Kè Bình Thành đến vàm Phong Mỹ sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp; Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt lở, xây dựng hệ thống cống dọc sông Tiền, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (giai đoạn 1); Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh; Kè bờ từ đoạn kè Bình Thành đến vàm Phong Mỹ; Phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (khu vực xã Long Thuận và Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự); Xử lý khẩn cấp khắc phục các hố xoáy mới phát sinh giáp chân kè chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình.

- Thực hiện Dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (đối với các huyện phía bắc).

- Tiếp tục thi công các công trình hạ tầng thiết yếu trong 53 các cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2 (46 cụm, tuyến đợt 1 và 07 cụm, tuyến bổ sung). Đến nay có 14.071/15.193 hộ xây dựng nhà ở trong các cụm tuyến dân cư đã hoàn thành.

- Về hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh hiện có 812 công trình tạo nguồn chính với chiều dài 4.038 km. Trong đó có 22 kênh trục, 215 kênh cấp 1 và 584 kênh cấp 2. Ngoài ra, còn có các kênh cấp 3 đến kênh nội đồng; hệ thống thủy lợi được duy tu nạo vét hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.

7. Về lực lượng, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai

7.1. Về lực lượng tại chỗ (chi tiết Phụ lục 04 kèm theo)

Lực lượng tại chỗ tham gia công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh chủ yếu huy động, sử dụng lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ, tình nguyện viên tại các xã, phường, thị trấn.

7.2. Về vật tư, phương tiện, trang thiết bị tại chỗ (chi tiết Phụ lục 05 kèm theo)

Các loại vật tư, phương tiện có thể trưng dụng để ứng phó với thiên tai bao gồm:

- Vật tư, phương tiện dùng để xử lý sự cố các công trình, đặc biệt là các hệ thống đê bao, bờ bao, công trình giao thông,…

- Vật tư, phương tiện dùng để giúp dân chằng chống nhà cửa (bao tải, gạch, cát, dây điện….).

- Vật tư, phương tiện tại nơi sơ tán.

- Vật tư, phương tiện hỗ trợ cho các khu vực có thể bị chia cắt,…

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ trọng tâm

Nhiệm vụ trọng tâm công tác Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021 - 2025 là huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng để thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ” và yêu cầu “Ba sẵn sàng”, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh trật tự và xã hội, tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai ngày 17/6/2020 và các văn bản hướng dẫn Luật; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Kế hoạch số 197/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn Tỉnh.

- Thành lập, xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo (Ban Chỉ huy) Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các cấp.

- Triển khai thực hiện Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều (Trong đó có: thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Đồng Tháp).

- Sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự trên địa bàn Tỉnh, từ đó phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại, hạn chế cho những năm tiếp theo.

- Tăng cường chất lượng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp và người dân biết chủ động phòng ngừa, ứng phó.

- Duy trì các đội cứu hộ cứu nạn và các nhóm trẻ cộng đồng. Tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ em trong thời gian nghỉ hè. Chủ động di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn khi có lũ lớn, sạt lở, bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra; bảo đảm tốt an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

- Tiếp tục vận động, hỗ trợ các hộ dân di dời khỏi khu vực sạt lở, vùng ngập sâu đến nơi an toàn. Tăng cường thông tin, tuyên truyền để nhân dân chằng chống, gia cố nhà cửa và các công trình kết cấu hạ tầng nhà nước.

- Kiểm tra, rà soát, tu sửa kịp thời và có phương án bảo đảm an toàn các công trình đê bao bảo vệ sản xuất, dân cư, công trình phòng chống thiên tai, đường giao thông, bến phà, công trình điện, thông tin liên lạc, trường học, cơ sở y tế.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự cấp tỉnh và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các địa phương.

- Hoàn thiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Đồng Tháp. Xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác quản lý, thu - chi, quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn Tỉnh.

- Lồng ghép các nội dung về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong các kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội của các ngành, các cấp.

- Xây dựng các bản đồ, phần mềm, cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai. Từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Huy động mọi nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức trực ban công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; báo cáo kịp thời tình hình thiên tai, các mặt thiệt hại và kết quả ứng phó về các cơ quan có thẩm quyền.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Giải pháp phi công trình

a) Về công tác chỉ đạo điều hành, thể chế chính sách pháp luật trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Quán triệt quan điểm chỉ đạo trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai lấy hoạt động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Tỉnh, từ đó phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại, hạn chế cho những năm tiếp theo.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và theo đúng quy định của Trung ương.

- Hoàn thiện cơ chế vận hành Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn Tỉnh; xây dựng kế hoạch và triển khai tốt công tác quản lý, thu - chi, quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn Tỉnh.

- Điều chỉnh, lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành theo hướng kết hợp đa mục tiêu, hạn chế tối đa việc gia tăng rủi ro thiên tai.

- Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị ứng phó trước thiên tai và tổ chức ứng phó kịp thời trong trường hợp thiên tai xảy ra bất thường. Giải quyết nhanh các khó khăn vướng mắc ở cơ sở. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức, năng lực cho lãnh đạo, cán bộ các cấp, nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai.

b) Về công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

- Phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn Luật, Chương trình hành động và Kế hoạch Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Tỉnh.

- Thông tin về tình hình khí tượng, thủy văn, thời tiết nguy hiểm, thiên tai và công tác ứng phó với thiên tai tại các địa phương. Tuyên truyền kịp thời đến người dân về các chỉ đạo của các cấp chính quyền về công tác Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai chương trình truyền thông về Phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu từ cộng đồng.

- Phối hợp với các Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, các tổ chức quốc tế thực hiện các dự án về phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai.

c) Về nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai

- Đầu tư trang thiết bị cho công tác phòng, chống thiên tai, hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, theo dõi giám sát thiên tai chuyên dùng đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai của cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai, các cấp chính quyền đến được với người dân.

- Xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.

- Tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai.

d) Về công tác bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước

- Vận động và hỗ trợ di dời các hộ dân nằm trong vành đai sạt lở, vùng ngập sâu vào các cụm tuyến dân cư đã hoàn thành.

- Tổ chức các điểm giữ trẻ bán trú ở nông thôn khi lũ lớn xảy ra để cha mẹ yên tâm sản xuất.

- Tổ chức mở các lớp dạy bơi cho trẻ em từ 7 - 15 tuổi.

- Bố trí các chốt cứu hộ, cứu nạn tại các nơi xung yếu có khả năng xảy ra thiệt hại thiên tai.

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, vật tư, phương tiện, kinh phí hỗ trợ nhân dân di dời khi có lũ lớn, bão, áp thấp nhiệt đới và các loại hình thiên tai khác xảy ra.

e) Về công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp

- Trên cơ sở dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng lịch thời vụ xuống giống thích hợp để tránh lũ, né lũ và phòng tránh dịch bệnh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết khô hạn và lũ lớn xảy ra.

- Chủ động bơm tưới chống hạn, tiêu úng bảo vệ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

- Kiểm tra, gia cố bảo vệ an toàn các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ; đảm bảo sản xuất liên tục và an toàn trong mọi tình huống.

g) Về công tác cứu trợ

- Tổ chức thăm hỏi, cứu trợ và huy động lực lượng tại chỗ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định cuộc sống và sản xuất.

- Điều tra đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ sau thiên tai và lập kế hoạch hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại để sửa chữa nhà cửa; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, trang thiết bị, kinh phí để người dân phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh kêu gọi vận động giúp đỡ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại; tổ chức tiếp nhận và phân phối nhanh hàng cứu trợ cho gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

h) Về huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính cho phòng, chống thiên tai để chủ động trong ứng phó thiên tai hàng năm, 05 năm và xử lý khi có tình huống thiên tai bất thường.

- Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, dự phòng ngân sách cho phòng chống thiên tai; quỹ phòng, chống thiên tai, vốn ODA để sử dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời phục vụ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu phục vụ chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai các cấp, ưu tiên bố trí nguồn lực phục vụ cho công tác điều tra cơ bản và triển khai các chương trình trọng điểm về ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai.

i) Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên nghiệp, thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ.

- Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở các địa phương.

- Kiện toàn, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị thiết yếu bảo đảm ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách, quân đội, công an, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp để phối hợp xây dựng các kế hoạch, phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm tính khả thi, thiết thực, sát thực tiễn.

2.2. Giải pháp công trình

- Xây dựng và nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt các công trình về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nước sạch nông thôn.

- Nạo vét các công trình thủy lợi bị cạn kiệt chống hạn kết hợp gia cố bờ bao chống lũ và nâng cấp đường giao thông nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện Chương trình cụm tuyến dân cư để bố trí tái định cư cho các hộ dân khu vực bị sạt lở và vùng ngập lũ.

- Thực hiện các dự án về phòng, chống sạt lở bờ sông.

- Xây dựng các đê bao chủ động trong sản xuất và bảo vệ dân cư.

- Nâng cấp các trạm Thủy văn nội đồng và xây dựng các tiêu báo lũ.

- Phát triển xây dựng trạm bơm tưới tiêu: phát triển bơm điện ở những nơi có điều kiện, xây dựng hệ thống trạm bơm để chủ động tưới tiêu cũng như rút nước xuống giống sớm vụ Đông Xuân nhằm tránh lũ vụ Hè Thu và vụ Thu Đông có hiệu quả.

- Các ngành, các cấp đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng đã có quyết định đầu tư.

V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công thực hiện nhiệm vụ (chi tiết Phụ lục 06 và 07 kèm theo)

2. Tổ chức thực hiện

- Căn cứ Kế hoạch Phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2025 của Tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khẩn trương tiến hành rà soát, bổ sung phương án Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của đơn vị, địa phương quản lý; lồng ghép vào kế hoạch phát triển của ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

- Các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn cần chủ động xây dựng kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo lĩnh vực quản lý phù hợp với đặc điểm, tình hình thiên tai của Tỉnh; phối hợp tích cực với các sở, ban, ngành của Tỉnh trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và cá nhân liên quan trên địa bàn Tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- UBQG Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN;
- TT/TU, TT/HDND Tỉnh;
- CT, các PCT/UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH Tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành Tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC/KT.lgv.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Tuấn

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Hạng mục

Đơn vị

Hồng Ngự

TP Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp

Lai Vung

Châu Thành

TP Sa Đéc

Tổng cộng

I

Tổng diện tích đất tự nhiên

Ha

20.963

12.184

31.062

47.323

34.454

49.160

10.726

53.365

24.701

23.866

24.669

5.911

338.384

II

Tổng số xã, phường, thị trấn

10

7

9

12

13

18

15

13

13

12

12

9

143

1

- Tổng số xã

P,TT

9

4

8

11

12

17

7

12

12

11

11

3

117

2

- Phường, thị trấn

X,P,TT

1

3

1

1

1

1

8

1

1

1

1

6

26

III

Dân số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Tổng dân số

Người

146.034

78.985

93.019

106.565

157.026

203.910

164.477

138.567

183.102

162.444

153.803

106.148

1.694.080

2

- Nam giới

Người

72.658

39.689

48.736

53.146

77.659

100.860

81.830

68.616

90.698

80.406

76.686

51.841

842.825

3

- Nữ giới

Người

73.376

39.296

44.283

53.419

79.367

103.050

82.647

69.951

92.404

82.038

77.117

54.307

851.255

4

- Dân sống ở nông thôn

Người

146.034

37.404

81.073

96.172

143.772

190.794

73.465

118.933

171.609

154.165

140.969

42.295

1.396.685

5

- Dân sống ở thành thị

Người

-

41.581

11.946

10.393

13.254

13.116

91.012

19.634

11.493

8.279

12.834

63.853

297.395

IV

Về con người (yếu tố dễ bị tổn thương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số hộ dân

Hộ

38.896

20.362

23.682

26.788

40.497

49.992

43.550

34.397

44.890

40.324

39.666

31.070

434.113

2

Trẻ em

Người

33.423

17.479

20.402

24.289

33.635

45.241

31.881

29.357

37.872

35.796

31.144

20.282

360.818

3

Người khuyết tật

Người

2.259

996

1.182

1.459

3.080

3.237

2.203

1.904

3.313

2.523

2.857

2.064

26.974

4

Số hộ nghèo

Hộ

1.946

634

925

1.071

1.233

1.403

601

858

1.268

1.282

581

740

12.542

 

Số người nghèo

Người

6.257

1.894

3.493

3.929

4.353

5.022

1.832

2.950

4.116

4.602

1.596

2.304

42.348

5

Số hộ cận nghèo

Hộ

3.669

1.063

780

2.795

3.884

3.073

1.267

1.376

2.465

2.748

1.097

1.035

25.251

 

Số người cận nghèo

Người

13.692

3.749

3.006

11.123

14.927

12.391

4.638

5.348

9.137

10.582

3.873

3.570

96.032

V

Sông ngòi, kênh rạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Sông Tiền và sông Hậu

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

154

2

- Sông nhỏ, kênh rạch trục chính (22 tuyến)

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

593

3

- Kênh rạch cấp 1 (218 tuyến)

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.857

4

- Kênh rạch cấp 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

tuyến

7

8

9

42

26

73

38

74

101

86

85

35

584

 

Chiều dài tuyến

km

27,6

24,9

21,0

148,4

86,9

281,7

69,9

213,8

265,8

199,2

188,8

69,4

1.597

VI

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Đường quốc lộ: 6 tuyến (QL.30, QL.80, QL.54, tuyến N2 và N2B và HCM)

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

249

2

- Đường tỉnh lộ: 17 tuyến

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

390

3

- Đường huyện lộ

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

917

4

- Đường đô thị

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

295

5

- Đường xã

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.806

VII

Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Trường Mầm non

Trường

13

9

16

17

19

24

19

21

15

15

14

13

195

2

- Trường Tiểu học

Trường

30

12

24

26

32

34

27

29

30

25

24

14

307

3

- Trường Trung học cơ sở

Trường

11

5

11

8

12

14

11

13

12

12

12

5

126

4

- Trường Trung học phổ thông

Trường

3

2

3

2

2

4

5

5

3

3

3

3

38

5

- Trường Phổ thông cơ sở

Trường

 

2

2

2

 

6

 

2

 

 

 

 

14

6

- Ngoài công lập

Trường

 

 

 

2

1

1

 

 

1

 

 

 

5

7

- Trường Trung học

Trường

 

 

 

1

 

1

 

 

1

 

 

 

3

8

- Trường Dạy nghề

Trường

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

11

9

- Trường Cao đẳng, Đại học

Trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

VIII

Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Bệnh viện

BV

1

1

1

1

1

3

8

1

1

1

1

3

23

2

- Phòng khám khu vực

PK

1

1

2

 

1

 

1

1

1

1

 

1

10

3

- Trạm y tế cấp xã, CQ, CN

Trạm

11

7

9

12

13

18

15

13

13

12

12

9

144

4

- Nhân lực ngành y

Người

194

299

197

198

247

443

1.660

311

273

241

226

649

4.938

5

- Nhân lực ngành dược

Người

36

38

43

33

40

89

221

65

35

37

51

62

750

IX

Nước sạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

- Trạm cấp nước ở nông thôn

Trạm

14

 

34

37

26

61

6

83

38

58

16

 

373

2

- Số người dân sống ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

hộ

34.268

9.289

20.125

25.311

35.888

49.122

20.091

28.662

44.054

39.857

38.596

10.057

355.320

3

- Tỷ lệ người dân sống ở nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

99,97

99,98

98,87

99,67

99,76

99,71

100,00

99,43

99,42

99,71

99,81

100,00

-

X

Đình, chùa, nhà thờ sử dụng làm nơi trú tránh bão an toàn

CS

12

10

9

12

13

15

15

10

13

12

10

11

142

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THIỆT HẠI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Các hiện tượng thiên tai

Mức độ tác động

Nghiêm trọng

Trung bình

Nhẹ

Rất nhẹ

Không bị ảnh hưởng

1

Lũ lụt

X

 

 

 

 

2

Sạt lở bờ sông

X

 

 

 

 

3

Dông, lốc tố

X

 

 

 

 

4

Sấm sét

X

 

 

 

 

5

Triều cường

 

 

X

 

 

6

Ngập úng do mưa to

 

 

X

 

 

7

Hạn hán

 

 

X

 

 

8

Bão, áp thấp nhiệt đới

 

 

X

 

 

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

CÁC MẶT

Đơn vị

Thiệt hại

Tổng cộng

2016

2017

2018

2019

2020

A

THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI

 

 

 

 

 

 

 

I

NGƯỜI CHẾT

 

1

1

2

5

 

9

a

Chết do dông lốc, sét

Người

1

1

2

4

 

8

1

Trẻ em

Người

1

 

 

0

 

1

2

Người lớn

Người

 

1

2

4

 

7

b

Chết do lũ lụt

Người

 

 

 

0

 

0

1

Trẻ em

Người

 

 

 

0

 

0

2

Người lớn

Người

 

 

 

0

 

0

c

Chết do sạt lở đất

Người

 

 

 

1

 

1

1

Trẻ em

Người

 

 

 

0

 

0

2

Người lớn

Người

 

 

 

1

 

1

II

NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Người

2

4

0

5

3

14

1

Trẻ em

Người

 

 

 

1

2

3

2

Người lớn

Người

2

4

0

4

1

11

B

THIỆT HẠI VỀ SXNN

Tr.đ

17,917

8,982

9,404

5,217

818

42,338

I

LÚA HÈ THU

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích xuống giống

Ha

 

 

 

 

 

0

2

Diện tích mất trắng

Ha

 

 

 

202

317

519

3

Diện tích giảm năng suất

Ha

 

2,950

190

1,331

 

4,471

II

LÚA THU ĐÔNG

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích xuống giống

Ha

 

 

 

 

 

0

2

Diện tích mất trắng

Ha

 

 

75

 

 

75

3

Diện tích giảm năng suất

Ha

 

2,178

50

 

 

2,228

III

LÚA ĐÔNG XUÂN

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích xuống giống

Ha

 

 

 

44

 

44

2

Diện tích mất trắng

Ha

 

 

190.12

 

 

190

3

Diện tích giảm năng suất

Ha

 

 

41.58

22

 

64

IV

CÂY ĂN TRÁI

 

 

 

 

 

 

 

1

Diện tích trồng

Ha

25972

28726

 

0.2

 

54,698

2

Diện tích mất trắng

Ha

 

 

 

 

 

0

3

Diện tích thiệt hại 1 phần

Ha

 

11

33

0.2

7.5

52

4

Hoa màu cây kiểng

ha

 

 

177

 

 

177

V

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

 

 

1

Trâu bò chết

Con

 

 

 

 

 

0

2

Heo chết

Con

 

5

 

 

 

5

3

Gia cầm chết

Con

 

 

 

 

 

0

VI

THỦY SẢN

Tr.đ

10,600

 

388

 

 

10,988

1

Diện tích nuôi trồng

Ha

 

 

 

 

 

0

2

Diện tích nuôi trồng ngập

Ha

 

 

0.44

 

 

0.44

3

Sản lượng thủy sản bị mất

Tấn

 

 

 

 

 

0

4

Lồng, bè nuôi thủy, hải sản các loại

100m3/lồng

106

 

 

 

 

106

C

THIỆT HẠI VỀ NHÀ DÂN

 

 

 

 

 

 

 

I

DO DÔNG LỐC

Tr.đ

4,529

7,796

4,182

12,279

8,747

37,533

1

Nhà sập

Căn

64

74

40

42

24

244

2

Nhà xiêu vẹo, tốc mái

Căn

291

588

224

839

307

2,249

3

Phòng học, CQNN sập, tốc mái

Phòng

 

 

1

3

4

8

4

Cơ sở SXKD sập, tốc mái

Cơ sở

 

100

3

23

25

151

II

DO LŨ LỤT

Tr.đ

 

 

568

 

 

568

1

Nhà bị ngập nặng

Căn

 

 

568

 

 

568

2

Di dời từ vùng ngập sâu

Hộ

 

 

 

 

 

0

D

THIỆT HẠI VỀ HẠ TẦNG

 

 

 

 

 

 

 

I

GIÁO DỤC

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

1

Trường trường bị ngập nghỉ học

Điểm

 

 

5

 

 

5

2

Số lớp phải nghỉ học

Lớp

 

 

976

 

 

976

3

Số học sinh nghỉ học

Em

 

 

 

 

 

0

4

Bàn ghế bị hư hỏng

Bộ

 

 

 

 

 

0

5

Nhà công vụ hư hỏng

Căn

 

 

 

 

 

0

II

Y TẾ

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

1

Trung tâm y tế huyện, thị bị ngập

TT

 

 

 

 

 

0

2

Trạm y tế xã, P, TT bị ngập

Trạm

 

 

 

 

 

0

III

CÔNG SỞ

Tr.đ

 

 

 

 

 

 

1

Trụ sở CQ huyện, tỉnh ngập

Trụ sở

 

 

 

 

 

0

2

Trụ sở UBND xã, P, TT

Trụ sở

 

 

 

 

 

0

IV

GIAO THÔNG

Tr.đ

 

 

25,500

2,000

 

27,500

1

Quốc lộ ngập

Km

 

 

 

 

 

0

2

Tỉnh lộ ngập

Km

 

 

 

 

 

0

3

Huyện lộ, GTNT ngập, sạt lở

Km

 

 

25.5

1.0

 

27

4

Cầu giao thông các loại hư hỏng

Cây

 

 

 

1

 

1

V

THỦY LỢI

Tr.đ

2,056.0

2,034.0

131,260

20

 

135,370

1

Khối lượng đất đê bao sạt lở

1000 m3

 

 

4,092

0.2

 

4,092

2

Khối lượng đất bồi lắng

1000 m3

 

 

 

 

 

0

3

Trạm bơm bị hư hỏng

Trạm

 

 

 

 

 

0

4

Cống bê tông hư hỏng

Cái

 

 

17

 

 

17

VI

CỤM TUYẾN DÂN CƯ

Tr.đ

 

 

2

 

 

2

1

CT dân cư bị sạt lở mái

C,T

 

 

 

 

 

0

2

Khối lượng đất bị sạt lở

1000 m3

 

 

 

 

 

0

E

SẠT LỞ BỜ SÔNG

Tr.đ

11,720

29,804

42,137

13,709

6,849

104,219

1

Chiều dài bị ảnh hưởng sạt lở

Km

28.14

34.91

28.5

91.550

26.300

 

2

Diện tích đất bị sạt lở

Ha

3.90

13.11

17.83

34.843

2.664

72

3

Hộ dân đã di dời

Hộ

200

258

357

70

140

1,025

G

THIỆT HẠI DO SẠT LỞ KÊNH, RẠCH NỘI ĐỒNG

Tr.đ

 

 

6,092

6,460

7,285

19,837

H

CÔNG TÁC CỨU TRỢ, ƯPKP

 

 

 

17,743

112

 

17,855

1

Số lượt hộ được cứu trợ

Hộ

315

164

150

534

137

1,300

2

Tổng số tiền được cứu trợ

Tr.đ

1,872

1,795

1,809

3,802

1615

10,894

TỔNG GIÁ TRỊ THIỆT HẠI

Tr.đ

36,222

48,616

236,888

39,795

23,699

385,220

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP LỰC LƯỢNG CÓ THỂ HUY ĐỘNG THAM GIA ỨNG PHÓ THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Lực lượng

Tổng cộng

1

Quân đội (tỉnh đội, huyện đội)

2.116

2

Bộ đội biên phòng

55

3

Công an

661

4

Y tế

358

5

Thanh niên tình nguyện

766

6

Doanh nghiệp huy động

311

7

Hội chữ thập đỏ

3.448

8

Dân quân tự vệ

6.792

9

Hội phụ nữ

1.523

10

Lực lượng xung kích

9.418

11

Hội Nông dân, đoàn thể khác

1.074

12

Thành viên Ban chỉ huy, VPTT

780

13

Cán bộ công nhân viên chức

1.916

14

Lực lượng quản lý đê chuyên trách

60

15

Lực lượng quản lý đê nhân dân

272

16

Lực lượng khác

1.725

 

PHỤ LỤC 5

PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Loại thiết bị

Đơn vị

Bộ CHQS tỉnh

Bộ đội Biên Phòng

Công an Đồng Tháp

các sở, ngành khác

Hồng Ngự

TP Hồng Ngự

Tân Hồng

Tam Nông

Thanh Bình

Cao Lãnh

TP Cao Lãnh

Tháp Mười

Lấp

Lai Vung

Châu Thành

TP Sa Đéc

Tổng cộng

1

Nhà bạt 60m2

Chiếc

18

 

9

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

1

 

30

2

Nhà bạt 24,75m2

Chiếc

60

48

37

 

 

 

 

1

 

25

2

 

 

1

7

3

184

3

Nhà bạt 16,5m2

Chiếc

45

 

 

 

 

3

 

1

1

 

1

1

1

3

8

4

68

4

Áo phao

Chiếc

879

1.660

360

379

25

48

 

766

170

59

241

112

39

55

268

433

6.252

5

Phao tròn cứu sinh

Chiếc

1.171

1.611

120

212

50

38

225

269

145

64

118

97

5

110

179

181

5.019

6

Phao bè cứu sinh

Chiếc

2

10

2

76

 

 

30

 

50

 

4

 

 

 

1

 

327

7

Nệm hơi cứu người

Chiếc

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

8

Dây cứu hộ

Cuộn

 

 

 

 

 

120

 

 

 

 

 

100

 

 

741

32

993

9

Áo đi mưa

Chiếc

 

40

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

117

202

10

Đèn pin

Chiếc

 

40

 

15

 

2

 

 

 

 

7

 

 

 

32

79

205

11

Loa tay

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

6

27

37

12

Máy bộ đàm cầm tay

Chiếc

 

 

185

 

 

 

 

 

4

 

 

2

 

30

 

 

221

13

Thuyền composit+ máy nổ

chiếc

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

64

14

Xuồng, tắc ráng

Chiếc

 

1

27

41

 

3

16

 

 

1

16

4

1

1

8

3

163

15

Xuồng TS 660

Chiếc

4

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

6

16

Xuồng ST450

Chiếc

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

10

17

Xuồng ST 220

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

13

18

Ca nô các loại

Chiếc

1

 

30

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

2

 

3

40

19

Tàu tuần tra các loại

Chiếc

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

6

20

Xe chữa cháy các loại

Chiếc

1

 

23

4

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

38

21

Máy chữa cháy các loại

Chiếc

14

2

 

43

 

2

 

 

1

1

27

 

 

 

1

 

134

22

Máy đẩy Tohashu

chiếc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

23

Bình CO2

Chiếc

 

32

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

32

24

Thang

Chiếc

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

25

Leng

Chiếc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

5

26

Máy phát điện, máy bơm nước các loại

Chiếc

9

 

20

35

 

1

7

7

7

4

13

5

7

3

6

15

202

27

Xe cứu nạn các loại

Chiếc

 

 

3

4

 

4

16

 

 

1

 

 

5

14

 

 

55

28

Súng bắn pháo hiệu

Chiếc

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

29

Đạn Pháo hiệu xanh

Viên

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

200

30

Đạn Pháo hiệu đỏ

Viên

 

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

200

 

PHỤ LỤC 6

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Tỉnh)

 

 

 

- Tham mưu các giải pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai. Chủ trì thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án Phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn đã được UBND Tỉnh phê duyệt.

- Quản lý chặt chẽ, triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai theo quy định.

- Kiện toàn và hướng dẫn kiện toàn, nâng cao năng lực cơ quan thường trực Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các ngành, các cấp.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo theo đúng quy định của Trung ương.

- Xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung các phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các phương án ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng ngừa thảm họa thiên tai của các ngành, các địa phương. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương lập kế hoạch huy động nguồn lực để thực hiện hỗ trợ, cứu trợ xã hội đối với các vùng thường xuyên bị thiên tai, thảm họa xảy ra và khắc phục hậu quả.

- Phối hợp với các cơ quan tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn, phổ biến các giải pháp, công trình và phi công trình hiệu quả với chi phí phù hợp để phòng, chống thiên tai. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai và xây dựng cộng đồng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó các tình huống thiên tai.

Các Sở, ban, ngành, UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan

Thường xuyên, Hàng năm

2

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, Công an Tỉnh

 

 

 

- Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo phương tiện, trang thiết bị, tập huấn, huấn luyện, diễn tập để nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng năm, 5 năm.

- Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở các địa phương. Kiện toàn, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị thiết yếu bảo đảm ứng phó kịp thời với các tình huống thiên tai.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách, quân đội, công an, bộ đội biên phòng, Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng để phối hợp xây dựng các kế hoạch, phương án, kịch bản ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Chủ động đảm bảo an ninh, trật tự, cứu nạn, cứu hộ, an toàn giao thông, tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống thiên tai, phối hợp chính quyền địa phương thực hiện sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Chỉ đạo thực hiện việc ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và khắc phục sự cố do thiên tai gây ra.

Các Sở, ban, ngành, UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan

Thường xuyên, Hàng năm

3

Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Tháp

 

 

 

- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng trạm khí tượng thủy văn đối với các hạng mục công trình phải thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn theo Luật Khí tượng thủy văn.

- Cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu, nguồn nước trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để rà soát, xây dựng phương án ứng phó; triển khai các chương trình, dự án nâng cao nhận thức, năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc theo dõi, giám sát, tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa, trực tuyến trong quan trắc, giám sát, quản lý và khai thác, dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết nguy hiểm.

- Tổ chức theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn trong tỉnh và các khu vực lân cận, phối hợp chặt chẽ với cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương để kịp thời phát các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết và các loại hình thiên tai nguy hiểm như áp thấp nhiệt đới, bão, dông lốc, sấm sét, hạn hán, lũ lụt,… phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan chức năng và nhân dân chủ động kịp thời phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện vật lý địa cầu, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, các sở, ngành có liên quan

Thường xuyên, Hàng năm

4

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Tháp

 

 

 

- Sở Thông tin và Truyền thông: xây dựng kế hoạch triển khai chương trình truyền thông về phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trong cộng đồng; truyền phát kịp thời các tin tức, dự báo, cảnh báo về thời tiết nguy hiểm, thiên tai và các quy định của Nhà nước về công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Các sở, ngành các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Thường xuyên, Hàng năm

5

Sở Xây dựng

 

 

 

- Phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai ở địa phương theo tài liệu hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Kiểm tra các công trình đang thi công và các công trình hiện trạng xuống cấp không bảo đảm an toàn khi xảy ra thiên tai.

- Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuật, quy định đầu tư xây dựng công trình hạ tầng đảm bảo an toàn trước thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình cụm tuyến dân cư để bố trí tái định cư các hộ dân nằm trong khu vực bị sạt lở và vùng ngập lũ.

các sở, ngành, địa phương có liên quan

Thường xuyên, hàng năm

6

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

 

 

 

Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu UBND Tỉnh cân đối, bố trí vốn thực hiện các chương trình, dự án, công trình, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu và trang thiết bị chuyên dùng liên quan đến Ứng phó sự cố - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trong kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm và lâu dài trên địa bàn tỉnh

Các sở, ngành có liên quan

Hàng năm

7

Sở Nội vụ

 

 

 

Kiện toàn cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước phòng, chống thiên tai, trên nguyên tắc không tăng thêm đầu mối và biên chế.

Nghiên cứu, hướng dẫn các chế độ, chính sách hỗ trợ cho lực lượng làm công tác PCTT

Sở NNPTNT, các cơ quan liên quan

Khi có hướng dẫn của BNNPTNT

8

Sở Khoa học và Công nghệ

 

 

 

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quản lý phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng các giải pháp, công nghệ hiệu quả, phù hợp với điều kiện của tỉnh phục vụ giám sát, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là mưa, lũ và sạt lở bờ sông; nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ tiên tiến, giải pháp mới trong phòng chống thiên tai; nghiên cứu, phát triển giống cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn, úng ngập tốt hơn nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Các sở, ngành có liên quan

Hàng năm

9

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh và các tổ chức liên quan

 

 

 

- Chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương tham gia công tác Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên đến các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống thiên tai. Lồng ghép nội dung công tác phòng, chống thiên tai với hoạt động của các đơn vị.

- Phối hợp tham gia khắc phục hậu quả thiên tai và triển khai công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho người dân bị ảnh hưởng. Đồng thời, phối hợp công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này

Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

10

Các Sở, ban, ngành khác

 

 

 

Tùy theo chức năng nhiệm vụ của từng ngành, đơn vị cần xây dựng và triển khai Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cụ thể từ đó có phương hướng chỉ đạo, điều hành phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo phục vụ tốt công tác Phòng, Chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Tỉnh

 

Hàng năm

11

UBND các huyện, thành phố

 

 

 

- Chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Xây dựng, cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

- Kiện toàn Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu- Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.

- Triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi Quỹ phòng chống thiên tai theo đúng quy định.

- Chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa bàn để đề xuất giải pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước.

- Rà soát, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt tại khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, ngập lũ.

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn các huyện, thành phố. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai, tổ chức diễn tập để rút kinh nghiệm cho phù hợp với thực tế của địa phương. Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi xảy ra dông, gió, lốc xoáy.

- Thực hiện tốt chế độ báo cáo về thiệt hại do thiên tai

Các sở, ban, ngành, UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH Tỉnh và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên, Hàng năm

 

PHỤ LỤC 7

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ GIAI ĐOẠN 2021 -2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 296/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Sản phẩm dự kiến

Thời gian Dự kiến hoàn thành

Nguồn lực (tỷ đồng)

I

BIỆN PHÁP PHI CÔNG TRÌNH

1

Tổng kết công tác Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm; 5 năm

Thường trực BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN Tỉnh

Các Sở, ban, ngành và các tổ chức CT-XH Tỉnh có liên quan và BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN huyện, thành phố

Báo cáo tổng kết công tác PCTT hàng năm, 5 năm; Kế hoạch PCTT & TKCN hàng năm; 5 năm

Hàng năm, 5 năm

-

2

Sơ kết công tác Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN 6 tháng đầu năm và triển khai Kế hoạch 6 tháng cuối năm

Thường trực BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN Tỉnh

Các Sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH có liên quan và BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN huyện, thành phố

Báo cáo tổng kết công tác PCTT 6 tháng đầu năm, kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm

Quí III, hàng năm

-

3

Báo cáo kết quả Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của chính phủ

Sở NN&PTNT

Các sở, ban, ngành có liên quan

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch

Quí IV, hàng năm

-

4

Báo cáo Kế hoạch 211- KH/TU Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 42- CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Sở NN&PTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch

Quí IV, hàng năm

-

5

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch số 207/UBND ngày 8/9/2020 về việc thực hiện Quyết định 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42- CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư.

Sở NN&PTNT

Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch

Quí IV, hàng năm

-

6

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai & TKCN các cấp, các ngành

UBND các cấp, Thủ trưởng các ngành

Các sở, ban, ngành có liên quan

Văn bản kiện toàn

Quí I hàng năm

-

7

Xây dựng kế hoạch Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ hàng năm, 5 năm.

Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

Bộ đội biên phòng Tỉnh, Công an Tỉnh; các sở, ban, ngành có liên quan

Kế hoạch hàng năm/5 năm

Hàng năm/ 5 năm

-

8

Tổ chức 01 cuộc diễn tập cấp huyện/1năm về công tác PCTT & TKCN

UBND huyện, thành phố

Thường trực BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN Tỉnh và Các Sở, ngành có liên quan

Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ CB làm công tác PCTT cấp Tỉnh/huyện; tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực của người dân tại địa phương

Quí III, hàng năm

-

9

Tổ chức 12 cuộc diễn tập cấp xã /1 năm ở 12 huyện, thành phố về công tác PCTT & TKCN

UBND xã, phường, thị trấn

BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN huyện, thành phố

Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ CB làm công tác PCTT cấp huyện/xã; Tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực của người dân tại địa phương

Quí III, hàng năm

-

10

Xây dựng kế hoạch cấp xã an toàn hơn

UBND các xã, phường, thị trấn

BCĐ Ứng phó với BĐKH -PCTT & TKCN huyện, thành phố

Kế hoạch để chủ động phòng ngừa, ứng phó phù hợp với các loại hình thiên tai

Hàng năm

-

11

Thực hiện thu, chi Quỹ Phòng, chống thiên tai

Thường trực BCĐ Ứng phó với BĐKH - Phòng, PCTT & TKCN các cấp

Các ban, ngành, các tổ chức CT-XH có liên quan

Kết quả thực hiện Kế hoạch thu, chi Quỹ PCTT hàng năm trên địa bàn tỉnh

Hàng năm

-

12

Phát hành các bản dự báo về tình hình khí tượng thủy văn

Đài KTTV Đồng Tháp

Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN các cấp

Bản tin dự báo, cảnh báo

Tuần, tháng, mùa, năm, đột xuất

 

13

Thông báo tình hình khí tượng thủy văn và thiên tai hàng tháng; các báo cáo nhanh về tình hình thiên tai, sạt lở bờ sông và công tác ứng phó thiên tai.

Văn phòng Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT và TKCN Tỉnh

Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN các cấp

Thông báo, báo cáo

Hàng tháng và đột xuất

 

14

Tổ chức đội cứu hộ cứu nạn, mở các lớp tập huấn sơ, cấp cứu; mua sắm các trang thiết bị

Hội chữ Thập đỏ các cấp

Các ban ngành, UBMTTQ VN và các tổ chức CT-XH Tỉnh có liên quan

Thành lập các đội, chốt, trạm cứu hộ,cứu nạn; mua sắm trang thiết bị; tập huấn sơ cấp cứu;

Hàng năm

 

15

Tổ chức di dời hộ dân vùng sạt lở/ ngập lũ di dời đến nơi an toàn

Sở Nông nghiệp & PTNT

UBND các cấp

Di dời những hộ dân sống trong vùng sạt lở, vùng ngập lũ đến nơi ở an toàn

Hàng năm

 

16

Tổ chức giữ trẻ bán trú tập trung

Tỉnh đoàn

Các ban ngành, UBND các huyện, thành phố, tổ chức có liên quan (Ngành Giáo dục phối hợp bố trí giáo viên phụ trách chăm sóc cho trẻ ở các điểm này)

Bảo vệ an toàn tính mạng cho trẻ em đặc biệt trong thời gian mùa lũ

Hàng năm

 

17

Dạy bơi cho trẻ em từ 7 đến 15 tuổi

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Các ban ngành, UBND các huyện, thành phố, tổ chức có liên quan

Trang bị cho trẻ em những kiến thức, kỹ năng tự ứng cứu khi gặp sự cố đuối nước

Hàng năm

 

18

Tổ chức dự trữ đầy đủ thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý môi trường, dụng cụ cấp cứu; kiểm tra bảo đảm phòng ngừa dịch bệnh, môi trường

Sở Y tế

Các ban ngành có liên quan

Kế hoạch bảo đảm chăm sóc y tế, cấp cứu người bị nạn ở các vùng bị chia cắt, cô lập do thiên tai

Hàng năm/ khi có thiên tai xảy ra

 

19

Bảo đảm tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện, lực lượng hỗ trợ nhân dân khi thiên tai xảy ra

Công an Tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ Đội Biên phòng Tỉnh

Các sở, ban, ngành, UBND các cấp

Theo kế hoạch cụ thể của từng ngành

Hàng năm

 

20

Điều tra đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ và lập kế hoạch khắc phục hậu quả thiên tai

Sở LĐ-TB & XH

Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH-PCTT& TKCN các cấp

Điều tra, đánh giá thiệt hại thiên tai; lập Kế hoạch khắc phục hậu quả thiên tai

Khi rủi ro thiên xảy ra

 

21

Hướng dẫn và nhắc nhở các cơ quan, đơn vị và nhân dân gia cố, chằng chống nhà cửa phòng chống giông lốc, bão

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thành phố; các phương tiện thông tin đại chúng và các ngành đoàn thể

Nâng cao năng lực cộng đồng trong ứng phó rủi ro thiên tai

hàng năm

 

22

Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong tỉnh và Hệ thống truyền thanh cơ sở thông tin, tuyên truyền phòng, chống thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở NN&PTNT, Tài Nguyên và Môi trường, Đài PTTH, Đài KTTV và các đơn vị có liên quan

Nâng cao năng lực cộng đồng trong ứng phó rủi ro thiên tai

Hàng năm

 

23

Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ trong quan trắc, giám sát, dự báo, cảnh báo truyền tin sớm về sạt lở bờ sông, thời tiết nguy hiểm

Sở NN&PTNT, Tài Nguyên và Môi trường

Đài PTTH, Đài KTTV và các đơn vị có liên quan

Cảnh báo sớm các loại hình thiên tai có thể xảy ra, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trong cộng đồng

2021-2025

-

24

Xây dựng Quy chế trực ban và họp điều hành công tác ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN trên địa bàn Tỉnh

Văn phòng BCĐ Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN Tỉnh

Các ngành, các tổ chức CT-XH, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện, thành phố

Quy chế trực ban và họp điều hành

2021

 

25

Xây dựng Phương án Ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN Tỉnh

Ban Chỉ huy Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN huyện, thành phố và các ngành liên quan

Xây dựng các kịch bản với các loại hình thiên tai có thể xảy ra và đưa ra phương án ứng phó phù hợp với mục đích huy động mọi nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra

2021-2022

 

26

Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn

Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH- PCTT & TKCN Tỉnh

Ban Chỉ huy Ứng phó với BĐKH- PCTT & TKCN huyện, thành phố và các ngành liên quan

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp

Hàng năm

-

27

Tổ chức trực ban Ứng phó với BĐKH- PCTT & TKCN; báo cáo kịp thời tình hình thiên tai, các mặt thiệt hại và kết quả đối phó về các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo

Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với BĐKH - PCTT & TKCN; PCTT & TKCN các ngành, các cấp

Các ngành, các tổ chức CT-XH có liên quan

Theo dõi, cập nhật bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai; phân tích thông tin về tình hình thiên tai, thiệt hại, các hoạt động phòng, chống thiên tai từ các Sở ngành, địa phương; cung cấp thông tin về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo ứng phó đến các tổ chức cá nhân có liên quan

Hàng năm

NSNN cấp hàng năm để thực hiện hoạt động

28

Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là việc quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông tại những khu vực có nguy cơ làm gia tăng rủi ro thiên tai

Sở Tài nguyên và Môi Trường

UBND các huyện, thành phố và các ngành có liên quan

Khai thác tài nguyên, khoáng sản theo đúng quy định đảm bảo không làm gia tăng rủi ro thiên tai sạt lở bờ sông

Hàng năm

 

29

Xây dựng Phương án Ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

UBND các huyện, thành phố

Các phòng, ban của huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn

Xây dựng các kịch bản với các loại hình thiên tai có thể xảy ra và đưa ra phương án ứng phó phù hợp với mục đích huy động mọi nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra

2021-2025

-

30

Thí điểm mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây ăn trái, lúa, rau màu

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Áp dụng kỹ thuật tưới nhỏ giọt, phun mưa…cho cây ăn trái, lúa hoa màu

2021-2025

 

31

Tăng cường công tác truyền thông về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Sở Nông nghiệp & PTNT

Sở Thông tin truyền thông, Đài PTTH Đồng Tháp, các sở ngành và UBND các cấp

Kế hoạch truyền thông về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở và nhận thức cộng đồng về PCTT

2021-2025

 

32

Dự án Đo đạc, giám sát đánh giá ổn định bờ sông Tiền và thiết lập hành lang sạt lở tại khu vực đông dân cư và cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố và các ngành có liên quan

Triển khai thực hiện các giải pháp ổn định lòng dẫn, giảm thiểu thiệt hại sạt lở bờ sông, bảo vệ an toàn cho các khu dân cư và cơ sở hạ tầng ven sông Tiền (bao gồm biện pháp công trình và phi công trình)

2021-2025

 

II

BIỆN PHÁP CÔNG TRÌNH

33

Dự án WB9 “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững thích ứng với Biến đổi khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười”

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Thực hiện hoàn chỉnh 7 loại hình sinh kế với 25 mô hình ở 4 huyện, thành phố vùng dự án.

2020 -2022

505,5

34

Kè chống sạt lở và trồng cây bảo vệ đường tuần tra biên giới

Ban QLDA ĐXDCT Nông nghiệp & PTNT

Thành phố Hồng Ngự - Tân Hồng

 

2021-2024

85

35

Hệ thống đê bao nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ đời sống của người dân thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

UBND huyện Tam Nông

 

Tuyến đê bao dài 8,3km; kè bảo vệ kết hợp đê bao dài 4,9km; trạm bơm…

2018-2022

337,697

36

Hoàn chỉnh hệ thống kênh trục tiêu thoát lũ và cấp nước vùng Đồng Tháp Mười phục vụ phát triển KTXH cho tiểu vùng (gồm Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng; kênh Phước Xuyên - 28)

Ban QLDA đầu tư xây dựng Thuỷ lợi 10

Đồng Tháp - Long An

Đang thực hiện Dự án nạo vét Kênh Hồng Ngự Vĩnh Hưng.

2021-2025

1.197,109

37

Dự án Chống biến đổi khí hậu hồ trữ nước ngọt Gáo Giồng tỉnh Đồng Tháp

Sở Nông nghiệp và PTNT

huyện Cao Lãnh

- Hồ chứa nước thô: diện tích mặt nước 135ha, cao trình đáy hồ -4m, dung tích toàn bộ 8,18 triệu m3.

- Đập đất: cao trình đỉnh đập +2,8m, chiều dài 7,78km, cao 7m, rộng 6m.

- Cống điều tiết kết hợp trạm bơm.

- Nhà máy xử lý nước thô (công suất 30.000m3/ngđ), các công trình thiết yếu.

2021-2025

626

38

Kè bờ từ đoạn Kè Bình Thành đến Vàm Phong Mỹ

Ban QLDA ĐXDCT Nông nghiệp & PTNT

huyện Thanh Bình - huyện Cao Lãnh

Xây dựng kè bờ dài 2.400m

2020-2023

112,849

39

Kè chống sạt lở bờ sông Cái Vừng huyện Hồng Ngự

Ban QLDA ĐXDCT Nông nghiệp & PTNT

huyện Hồng Ngự

Dài 2.100 m

2021-2024

306,948

40

Xử lý sạt lở cấp bách sông Tiền Khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh

Ban QLDA ĐXDCT Nông nghiệp & PTNT

huyện Cao Lãnh

Dài 2700m (xuất phát từ Vàm sông Cái Bèo hướng về hạ lưu)

2021-2023

400

41

Xử lý sạt lở cấp bách sông Tiền Khu vực Phường An Lạc, thành phố Hồng Ngự

Sở Nông nghiệp và PTNT

Thành phố Hồng Ngự

Dài 4.000m

2021-2024

820,230

42

Khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Tiền trên địa bàn xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Thành phố Cao Lãnh

Dài 1.400 m

2021-2024

250,545

43

Dự án kè Hổ Cứ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ( nối dài về phía hạ lưu)

Ban QLDA ĐXDCT Nông nghiệp & PTNT

Thành phố Cao Lãnh

Dài 2.700 m

2022-2025

287

44

Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Để xây dựng hệ thống cấp nước đồng bộ, cấp nước an toàn phát triển bền vững, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu, mực nước sông hạ thấp vào mùa khô, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

2022-2025

150,0

45

Dự án xây dựng các cụm, tuyến dân cư

UBND huyện, thành phố

 

1.215 hộ

2022-2025

250

46

Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt lở, xây dựng hệ thống cống dọc sông Tiền, thành phố Cao Lãnh (Giai đoạn II)

Ban QLDA ĐXDCT Nông nghiệp & PTNT

Thành phố Cao Lãnh

Đầu tư Ô bao số 1, Ô bao số 2 và Ô bao số 4; dài 13,18 km

2022-2025

795,896

47

Dự án Nâng cấp và cải tạo trạm bơm và công trình nội đồng tỉnh Đồng Tháp

Sở NN&PTNT

UBND huyện, thành phố

 

2023-2026

450

48

Hệ thống công trình chống biến đổi khí hậu thành phố Cao Lãnh

Sở NN&PTNT

Thành phố Cao Lãnh

 

2023-2026

1000

49

Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 nhằm thích ứng với lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Triển khai các hạng mục ưu tiên đầu tư (Hệ thống công trình chuyển lũ sang Vàm Cỏ Tây, Hệ thống công trình thoát lũ ra sông Tiền, Hệ thống công trình chống sạt lở bờ sông…)

2021-2030

9.394

50

Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng tại tỉnh Đồng Tháp

Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình

Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT

Nâng cấp hệ thống đê phòng chống lũ kết hợp giao thông nông thôn chiều dài 64,82 km; hệ thống hạ tầng nông thôn khác đảm bảo hoạt động trong lũ, với tổng chiều dài 31,53 km

2022-2024

678

51

Phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT

Các sở ngành và địa phương có liên quan

Dự án chuyển tiếp

2021-2025

100,666

52

Nâng cấp tuyến đê bao, kè chống sạt lở, xây dựng hệ thống cống dọc sông Tiền thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (giai đoạn 1)

UBND thành phố Cao Lãnh, các sở ngành và địa phương có liên quan

Dự án chuyển tiếp

2021-2025

385,429

53

Xây dựng 23 cụm tuyến dân cư mới

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thành phố

Trước mắt đề xuất đầu tư 6 cụm tuyến dân cư ở các huyện Hồng Ngự, Châu Thành, Cao Lãnh, thành phố Hồng Ngự và thành phố Cao Lãnh (theo Công văn số 49/UBND- ĐTXD ngày 21/02/2020 của UBND Tỉnh Đồng Tháp)

2021-2025

347,6

54

Dự án Bố trí dân cư tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

Sở Xây dựng

UBND các huyện, thành phố

Các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông và thành phố Cao Lãnh

2021-2025

235,898

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 296/KH-UBND ngày 01/10/2021 về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.256

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.196.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!