Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 2940/KH-UBND 2019 phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tỉnh Bến Tre

Số hiệu: 2940/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Nguyễn Hữu Lập
Ngày ban hành: 17/06/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2940/KH-UBND

Bến Tre, ngày 17 tháng 06 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ tỉnh đến cơ sở để phát huy vai trò chủ động, sáng tạo nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tỉnh Bến Tre đến năm 2030.

Triển khai thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo sự thống nhất, điều hành tập trung của các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp. Xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa nhiệm vụ, các giải pháp phải cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện vì sự phát triển ổn định, bền vững đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

- Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;

- Nghị Quyết số 09/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030;

- Kế hoạch hành động số 3809/KH-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra) với mô hình tổ chức sản xuất phù hợp, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020

- Tổng diện tích nuôi thủy sản chủ lực đạt 35.800 ha, trong đó: tôm sú 25.000 ha, tôm thẻ chân trắng 10.000 ha (nuôi 2 giai đoạn, công nghệ cao 1.500 ha), cá tra thâm canh 800 ha.

- Tổng sản lượng nuôi thủy sản chủ lực đạt 266.700 tấn, trong đó: tôm sú 9.400 tấn, tôm thẻ chân trắng 52.600 tấn, cá tra thâm canh 204.700 tấn.

- Giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đối với nuôi cá tra là 100 triệu đồng/ha; nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tăng lên 40 triệu đồng/ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu 90 triệu USD.

- Diện tích nuôi tập trung thâm canh được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC, BAP...), trong đó: cá tra nuôi thâm canh đạt 70%; tôm thẻ chân trắng 50%; tôm sú nuôi thâm canh tập trung đạt 40%.

b) Đến năm 2025

- Tổng diện tích nuôi thủy sản chủ lực đạt 36.420 ha (tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 0,34%/năm), trong đó: tôm sú 24.000 ha, tôm thẻ chân trắng 11.520 ha (nuôi 2 giai đoạn, công nghệ cao 3.000 ha), cá tra nuôi thâm canh 900 ha.

- Tổng sản lượng nuôi thủy sản chủ lực đạt 321.740 tấn (tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 3,82%/năm), trong đó: tôm sú 10.040 tấn, tôm thẻ chân trắng 86.700 tấn, cá tra nuôi thâm canh 225.000 tấn.

- Giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đối với nuôi cá tra là 150 triệu đồng/ha; nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tăng lên 70 triệu đồng/ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu 140 triệu USD (tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 9,24%.

- Diện tích nuôi tập trung thâm canh được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC, BAP...), trong đó: cá tra nuôi thâm canh đạt 85%; tôm thẻ chân trắng nuôi theo hưng công nghệ cao đạt 70%; tôm sú nuôi thâm canh tập trung đạt 60%.

c) Đến năm 2030

- Tổng diện tích nuôi thủy sản chủ lực đạt 37.000 ha (tăng trưởng bình quân giai đoạn 2025-2030 đạt 0,32%/năm), trong đó: tôm sú 22.500 ha, tôm thẻ chân trắng 13.500 ha (nuôi 2 giai đoạn, công nghệ cao 5.000 ha), cá tra nuôi thâm canh 1.000 ha.

- Tổng sản lượng nuôi thủy sản chủ lực đạt 402.870 tấn (tăng trưởng bình quân giai đoạn 2025-2030 đạt 5,17%/năm), trong đó: tôm sú 22.620 tấn, tôm thẻ chân trắng 130.250 tấn, cá tra nuôi thâm canh 250.000 tấn.

- Giá trị tăng thêm trên một đơn vị diện tích đối với nuôi cá tra là 200 triệu đồng/ha; nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tăng lên 100 triệu đồng/ha.

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD (tăng trưởng bình quân giai đoạn 2025-2030 đạt 7,39%.

- Đạt 100% diện tích nuôi tập trung thâm canh các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm và đạt chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận tương đương (GlobalGAP, ASC, BAP...)

(Chi tiết theo phụ lục 1, phụ lục 2a, 2b đính kèm)

IV. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển nuôi thương phẩm

a) Tôm sú

- Nuôi thâm canh, bán thâm canh:

+ Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi thâm canh theo quy trình nuôi an toàn sinh học, an toàn môi trường và an toàn dịch bệnh tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm (hạn chế sử dụng thuốc hóa chất).

+ Đầu tư xây dựng hệ thống điện 3 pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các vùng sản xuất; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại các xã nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn 3 huyện ven biển.

- Nuôi quảng canh, tôm-lúa, tôm-rừng (sinh thái):

+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất tôm-lúa, tôm-rừng có quy mô lớn trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.

+ Đối với nuôi quảng canh, tôm-lúa, đây là loại hình sản xuất đặc trưng, phù hợp với điều kiện của vùng đất bị nhiễm mặn, theo mùa và khả năng đầu tư của người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng tôm sú của tỉnh. Đến năm 2030 đưa năng suất tôm quảng canh, tôm lúa đạt từ 400kg/ha/năm.

+ Đối với nuôi tôm - rừng, phát triển theo hình thức sinh thái, hữu cơ có chứng nhận quốc tế cho sản phẩm sạch, từ đó sẽ nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phấn đấu giai đoạn 2020-2030 có 3.000 ha tôm-rừng đạt chứng nhận tôm sinh thái theo tiêu chuẩn quốc tế. Năng suất trung bình đạt 0,5-0,7 tấn/ha/năm, sản lượng có chứng nhận đạt từ 300 tấn/năm.

b) Tôm thẻ chân trắng

- Chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới trong nuôi tôm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Tập trung phát triển đối với các vùng có cơ sở hạ tầng tốt để phát triển vùng nuôi theo hướng công nghệ cao (an toàn sinh học, siêu thâm canh, 2 giai đoạn, công nghệ cao), đồng thời phát triển gắn liền với quy hoạch sử dụng đất.

- Đầu tư xây dựng hệ thống điện 3 pha đảm bảo cung cấp đủ điện cho các vùng sản xuất; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi và Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đặc biệt tại các vùng quy hoạch nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

c) Cá tra

- Đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị để gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; kịp thời thông tin về thị trường tiêu thụ để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, hạn chế rủi ro mất cân bằng trong cung cầu.

- Quản lý tốt quy hoạch, không để xảy ra tình trạng tự phát tăng diện tích ương, nuôi vượt kiểm soát.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển ngành cá tra; tăng cường phòng chống dịch bệnh, công tác phòng chống hạn mặn. Tổ chức thực thi Luật Thủy sản.

- Chủ động và tích cực thúc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; đổi mới tư duy, tổ chức sản xuất thủy sản theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và thông minh.

d) Sản xuất, cung ứng giống và vật tư

- Sản xuất cung ứng giống:

+ Phấn đấu đến năm 2020, sản xuất giống trong tỉnh đạt 5.310 triệu con. Trong đó: Giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng 5.250 triệu con, đạt 50% nhu cầu nuôi; Giống cá tra 60 triệu con, đạt 15 % nhu cầu nuôi của tỉnh.

+ Phấn đấu đến năm 2025, sản xuất giống trong tỉnh đạt 8.780 triệu con. Trong đó: Giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng 8.700 triệu con, đạt 60% nhu cầu nuôi; Giống cá tra 80 triệu con, đạt 20 % nhu cầu nuôi.

+ Phấn đấu đến năm 2030, sản xuất giống trong tỉnh đạt 12.250 triệu con. Trong đó: Giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng 12.150 triệu con, đạt 70% nhu cầu nuôi; Giống cá tra 120 triệu con, đạt 30 % nhu cầu nuôi.

- Sản xuất, cung ứng vật tư:

+ Nâng cao chất lượng vật tư phục vụ nuôi (thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị,...), chủ động sản xuất vật tư tại chỗ để giảm giá thành và chi phí vận chuyển.

+ Phấn đấu đến năm 2030, sản xuất thức ăn trong tỉnh đạt khoảng 100.000 - 130.000 tấn đáp ứng khoảng 15-20% nhu cầu, các loại vật tư khác khoảng 40-50% nhu cầu.

2. Tổ chức sản xuất

- Đầu tư phát triển ngành thủy sản chủ lực theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi giá trị.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

- Hình thành các tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 có 70% hộ nuôi tôm tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã có liên kết chuỗi giá trị ổn định từ đầu vào, đến đầu ra.

3. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm

- Kêu gọi đầu tư thêm 2-4 nhà máy chế biến tôm; rà soát, phát triển công suất, công nghệ chế biến tôm phù hợp với năng lực sản xuất tôm nguyên liệu và đáp ứng với thị trường tiêu thụ.

- Áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến vào khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị sản phm; đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trưng, nâng cao tỷ lệ hàng giá trị gia tăng.

- Tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong chế biến tôm, cá tra để sản xuất các mặt hàng gia tăng, nâng cao giá trị sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu mua nguyên liệu; kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, ngăn chặn hữu hiệu các hoạt động bơm tạp chất vào sản phẩm.

- Duy trì và phát triển các thị trường truyền thống có tỷ trọng xuất khẩu lớn, quan tâm đến thị trường nội địa.

4. Quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu

a) Quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh

- Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý môi trường (quan trắc, cảnh báo, kiểm soát môi trường,..) để giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm và cá tra[1].

- Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác phòng ngừa dịch bệnh giảm thiểu thiệt hại trong quá trình nuôi[2].

b) Thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)

- Tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH đến toàn thể các cấp, các ngành và người dân.

- Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, đánh giá tác động môi trường, rà soát, chỉnh sửa chương trình, kế hoạch của ngành, địa phương cho phù hợp. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để bảo vệ các vùng sản xuất, hạn chế thấp nhất các rủi ro, thiệt hại.

- Nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH. Cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các kỹ thuật nuôi mới, các mô hình nuôi thích ứng BĐKH, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý tài nguyên, điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất phù hợp, để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững.

5. Rà soát và hoàn thiện cơ chế chích sách

- Rà soát và tổ chức thực hiện có hiệu quả những chính sách đã có và phù hợp với điều kiện của tỉnh (chính sách sử dụng đất, mặt nước; chính sách về khoa học công nghệ, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách về tín dụng; chính sách về thuế, phí; chính sách về bảo hiểm; chính sách tiêu thụ sản phẩm và hợp tác quốc tế,...).

- Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật của địa phương về nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng bổ sung các chính sách đặc thù để thúc đẩy, phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Chi tiết theo Phụ lục 3, 4, 5 đính kèm)

Tổng kinh phí thực hiện dự toán 2.505,79 tỷ đồng: trong đó vốn ngân sách nhà nước 1.891,38 tỷ đồng (Trung ương 1.406,84 tỷ đồng; địa phương 484,85 tỷ đồng) và vốn khác 614,41 tỷ đồng. Cụ thể, phân kỳ:

- Giai đoạn 2019 - 2020: 753,12 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương 392,92 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 151,46 tỷ đồng); vốn khác 208,75 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2021 - 2025: 1.752,67 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương 1.013,61 tỷ đồng; Ngân sách địa phương 333,39 tỷ đồng); vốn khác 405,66 tỷ đồng.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tập trung; ưu tiên thực hiện các Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống kênh cấp, thoát đối với các vùng nuôi tôm tập trung, vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.

- Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống tập trung huyện Bình Đại, khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín đầu tư sản xuất giống tôm nước lợ có chất lượng tại tỉnh để đáp ứng nhu cầu.

- Tiếp tục hướng dẫn người dân đầu tư hoàn chỉnh hệ thống ao nuôi, trại sản xuất giống tôm theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Đầu tư hệ thống điện 3 pha vùng nuôi tôm tập trung, đặc biệt đối với các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao.

2. Nâng cao chất lượng giống

- Thực hiện nghiêm quy định về điều kiện ương, nuôi các đối tượng thủy sản chủ lực tại văn bản Luật thủy sản năm 2017 và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Quản lý điều kiện sản xuất, ương dưỡng và kinh doanh giống thủy sản.

- Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong sản xuất để nâng cao chất lượng giống thủy sản thông qua các hợp tác công tư.

- Triển khai hiệu quả đề án giống cá tra 3 cấp và các chương trình, đề án nhiệm vụ khoa học về giống thủy sản nuôi chủ lực.

- Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, chọn tạo ra nguồn giống thủy sản đảm bảo đáp ứng về số lượng và chất lượng cung cấp cho các vùng nuôi.

3. Về khoa học công nghệ và khuyến ngư

- Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất để nâng cao chất lượng vật tư phục vụ nuôi đối tượng chủ lực.

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật, đưa nhanh các biện pháp quản lý tiên tiến vào các vùng sản xuất tập trung, khu công nghệ cao và cả các vừng chuyên tôm, chuyên cá, tôm-lúa và tôm sinh thái.

- Nghiên cứu, ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến trong nuôi tôm và cá tra. Triển khai các mô hình canh tác theo tiêu chuẩn thực hành nuôi trông thủy sản tốt như VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC, CoC, sinh thái, hữu cơ,... để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và phát triển bền vững.

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến về giám sát và xử lý môi trường, xử lý chất thải phù hợp với các điều kiện từng loại hình sản xuất để kịp phòng tránh rủi ro và có giải pháp ứng phó kịp thời làm tiết kiệm chi phí và tăng năng suất nuôi.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến sản phẩm để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng giá trị sản phẩm. Đồng thời quan tâm áp dụng công nghệ chế biến phụ phẩm từ tôm, cá tra để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông, viễn thám trong giám sát, quản lý môi trường, an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, quảng bá thương hiệu, công tác thống kê, cập nhật tình hình phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất.

- Tăng cường công tác tập huấn, tiếp nhận chuyển giao, nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân bằng nhiều hình thức, đặc biệt chú trọng đến lớp học và hội thảo tại hiện trường,...Tổng kết, đánh giá nhân rộng các mô hình nuôi có hiệu quả và bền vững.

4. Đi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

- Tiếp tục triển khai tốt Kế hoạch hành động số 330/KH-UBND, ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị Quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 2835/KH-UBND ngày 19/6/2018 về việc sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động số 330/KH-UBND, ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị Quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 06/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre thông qua Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2018-2020 và giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bến Tre đến năm 2025.

- Phát triển các mô hình hợp tác, liên kết các hộ nuôi, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ lại thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian. Chú trọng hỗ trợ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, quy trình tiên tiến, thân thiện môi trường ở những vùng sản xuất tập trung, từng bước thay thế việc sử dụng hóa chất, kháng sinh bằng chế phẩm sinh học.

- Rà soát lại các loại quỹ đất được quy hoạch phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với nuôi tôm để tạo cơ sở pháp lý cho việc thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp tác đầu tư. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, thủ tục pháp lý, các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm. Triển khai thực hiện thí điểm công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn ở một số vùng, từ kết quả đạt được sẽ tiến hành nhân rộng.

- Rà soát, đánh giá hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, vật tư trên địa bàn tỉnh để kiểm soát chặt chẽ tình trạng cung cấp sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng; từng bước đưa vào hệ thống sản xuất, cung ứng tập trung dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng sản phm. Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện nuôi tôm, nhất là ở các vùng nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh tập trung.

5. Kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, năng lực cho cộng đồng về bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, dịch bệnh; quản lý và kiểm soát chặt chẽ môi trường và dịch bệnh ở các vùng nuôi tôm, cá tra tập trung theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Áp dụng các quy trình nuôi sạch và an toàn sinh học để giảm thiểu các loại thuốc và hóa chất, trong đó ưu tiên phát triển các mô hình nuôi tuần hoàn khép kín. Ban hành các quy định về quản lý và kiểm soát môi trường trong nuôi tôm, trong đó tập trung quản lý và kiểm soát môi trường ở các vùng nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa dịch bệnh, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; tăng cường công tác kiểm dịch giống và giám sát dịch bệnh để kịp thời xử lý, ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng. Xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm, cá tra bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.

- Nâng cao vai trò quản lý, điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản và Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, dịch bệnh.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho ngành nuôi trng thủy sản, trong đó đặc biệt chú trọng các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực hiện các giải pháp để thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nghề nuôi

- Xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm hệ thống quản lý thông tin, môi trường nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Bến Tre để cung cấp thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý; giúp người dân nhanh chóng tiếp cận với thông tin về mùa vụ sản xuất, môi trường, dịch bệnh, giá cả và các giải pháp kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.

6. Về kiểm soát vùng nuôi, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm

- Triển khai thực hiện đúng quy định theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[3]

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các biện pháp quản lý tiên tiến trong nuôi thủy sản như ASC, tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP), thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành quản lý tốt hơn (BMP), chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), tôm sinh thái, tôm hữu cơ... quan tâm đến chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế; sản phẩm có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý để truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm tra, thống kê, phân loại các cơ sở nuôi, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, vật tư; giám sát chất lượng theo quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về lưu thông các sản phẩm bị cấm sử dụng trong nuôi, bảo quản và chế biến thủy sắn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra xử lý nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, không để xảy ra tình trạng vi phạm này.

7. Thực hiện cơ chế chính sách

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về thu hút đầu tư; chính sách sử dụng đất, mặt nước; chính sách về khoa học công nghệ, chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; chính sách về tín dụng; chính sách về thuế, phí; chính sách về bảo hiểm; chính sách tiêu thụ sản phẩm và hợp tác quốc tế. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan tác động trực tiếp đến phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực nói riêng và ngành thủy sản nói chung.

8. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực

- Củng cố, nâng cấp, mở rộng các cơ sở và phối hợp đào tạo nguồn lực phục vụ phát triển ngành thủy sản. Tăng cường công tác đào tạo nguồn lực cán bộ làm công tác quản lý, chuyên ngành, quản lý kinh tế, chuyên môn kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, khuyến nông khuyến ngư,... đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững thủy sản tỉnh nhà.

- Tăng cường chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ cơ sở.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ xây dựng các mô hình trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm để các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận các quy trình công nghệ mới.

9. Về thông tin tuyên truyền

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đối với công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể,... trong thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành hàng tôm, cá tra Bến Tre.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy làm công tác tuyên truyền ở các cấp. Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp. Đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền.

- Tăng cường sự phối hợp của cơ quan truyền thông với các cơ quan quản lý chuyên ngành, đưa tin chính xác, thường xuyên và kịp thời; phát hiện và kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và biểu dương những trường hợp tiêu biểu...

10. Nguồn vốn thực hiện

- Đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện, lng ghép nguồn vốn của các chương trình, đề án, dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng vùng sản xuất tập trung.

- Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút đầu tư, xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành hàng tôm, cá tra. Tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển hiệu quả, bền vững.

- Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo người nuôi có đủ vốn sản xuất; huy động và sử dụng tối đa hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư, vốn vay lãi suất thấp, vốn vay theo cơ chế ưu đãi, phát huy cao các nguồn nội lực đồng thời tạo mọi điều kiện để tranh thủ khai thác các yếu tố, nguồn vốn từ bên ngoài (bao gồm vốn của trung ương, quốc tế, vốn của các địa phương...).

- Xây dựng kế hoạch bố trí tăng kinh phí ngân sách hàng năm, hỗ trợ, khuyến khích phát triển công nghệ hiện đại, nhất là hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ tiên tiến.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tỉnh Bến Tre đến năm 2030.

- Định hướng hướng dẫn các địa phương phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên địa bàn các huyện, thành phố trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và kế hoạch phát triển chung của tỉnh.

- Chỉ đạo thực hiện lại tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác và liên kết phát triển theo chuỗi; tổng kết, đánh giá các mô hình sản xuất có hiệu quả để phổ biến nhân rộng.

- Chỉ đạo tăng cường các hoạt động quan trắc, quản lý môi trường tại các vùng nuôi tập trung; giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm, cá tra nuôi; đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng giống, vật tư; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cơ sở thu gom, chế biến thủy sản để ngăn chặn triệt để vấn nạn bơm chích tạp chất vào nguyên liệu.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp nghiên cứu để hoàn thiện quy trình nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi theo công nghệ cao (từ quy trình nuôi đến xử lý chất thải, nước thải, nhất là vỏ tôm); đồng thời tăng cường tuyên truyền vn động người dân có đủ điều kiện, nguồn lực chuyển đổi và ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm.

- Cập nhật thông tin về phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực lên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành có liên quan thực hiện việc huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư, hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu sản phẩm tôm Bến Tre.

3. S Công thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan.

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và cập nhật cơ sở dữ liệu về thị trường trong và ngoài nước; tổ chức thông tin thị trường giá cả cho các cơ quan doanh nghiệp, người sản xuất có liên quan (đặc biệt là người nuôi tôm).

- Xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương định hướng phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên địa bàn huyện vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Xây dựng, đề xuất các phương án, kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến ngành thủy sản.

- Thực hiện công tác quản lý về công tác bảo vệ môi trường.

5. Các sở, ngành tnh có liên quan: chủ động tổ chức thực hiện những nội dung thuộc trách nhiệm của ngành, đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nội dung có liên quan trong Kế hoạch này.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch phát triển các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên địa bàn phụ trách.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định của Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn huyện, nhất là việc đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành.

- Nghiên cứu triển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt mục tiêu Kế hoạch này. Căn cứ các chỉ tiêu được phân bổ trong Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tỉnh Bến Tre đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan phối hợp triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
(Kèm phụ lục)

- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP;
- Phòng: TH, KT;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Lập

 

PHỤ LỤC 1

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2940/KH-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Bến Tre)

TT

Danh mục

ĐVT

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Tăng trưởng giai đoạn 2020-2025

Tăng trưởng giai đoạn 2025-2030

I

Diện tích

Ha

35.800

35.800

36.420

37.000

0,34

0,32

1

Tôm sú

"

25.500

25.000

24.000

22.500

-0,81

-1,28

 

- QC, QCCT

"

23.500

23.000

21.500

19.500

-1,34

-1,93

 

- TC, BTC

"

2.000

2.000

2.500

3.000

4,56

3,71

2

Tôm thẻ chân trắng

"

9.500

10.000

11.520

13.500

2,87

3,22

 

- TC

"

8.500

8.500

8.520

8.500

0,05

-0,05

 

- Nuôi 2 giai đoạn, STC

"

1.000

1.500

3.000

5.000

14,87

10,76

3

Cá Tra

"

800

800

900

1.000

2,38

2,13

II

Sản lượng

"

247.800

266.700

321.740

402.870

3,82

4,60

1

Tôm sú

"

7.200

9.400

10.040

22.620

1,33

17,64

 

- QC, QCCT

"

4.500

5.900

4.400

7.020

-5,70

9,79

 

- TC, BTC

"

2.700

3.500

5.640

15.600

10,01

22,57

2

Tôm thẻ chân trng

"

50.600

52.600

86.700

130.250

10,51

8,48

 

- TC

"

40.600

38.000

46.700

55.250

4,21

3,42

 

- Nuôi 2 giai đoạn, STC

"

10.000

14.600

40.000

75.000

22,33

13,40

3

Cá Tra TC

"

190.000

204.700

225.000

250.000

1,91

2,13

III

Kim ngạch xuất khẩu

Tr. USD

80

90

140

200

9,24

7,39

 

 

* Phụ chú:

- QC, QCCT: Quảng canh, qung canh cải tiến;

- TC, BTC, STC: Thâm canh, bán thâm canh, siêu thâm canh.

 

PHỤ LỤC 2a

CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC CÁC HUYỆN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch
số 2940/KB-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Bến Tre)

Đơn vị tính: Ha

TT

HUYỆN

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá tra

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá tra

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá tra

1

Bình Đại

10.800

4.700

100

10.600

6.500

125

10.000

6.800

130

2

Ba Tri

2.850

2.500

15

2.645

2.300

15

2.200

2.800

15

3

Thạnh Phú

11.350

2.660

-

10.755

2.570

-

10.300

3.790

- .

4

Giồng Trôm

-

90

140

 

100

145

-

110

150

5

Mỏ Cày Nam

-

50

90

-

50

130

-

-

155

6

Châu Thành

-

-

174

-

-

185

-

-

230

7

Chợ Lách

-

-

280

-

-

300

-

-

320

8

Mỏ Cày Bắc

 

 

1

 

 

-

 

 

-

TỔNG CỘNG

25.000

10.000

800

24.000

11.520

900

22.500

13.500

1.000

 

PHỤ LỤC 2b

CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC CÁC HUYỆN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2940/KH-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Bến Tre)

Đơn vị tính: Tấn

TT

HUYỆN

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá tra

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá tra

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá tra

1

Bình Đại

3.240

22.300

25.500

3.830

44.000

28.000

8.620

66.000

31.700

2

Ba Tri

1.540

14.000

3.700

2.030

20.000

4.000

4.600

30.000

4.800

3

Thạnh Phú

4.620

15.560

-

4.180

21.900

-

9.400

33.190

-

4

Giồng Trôm

-

540

35.000

-

600

36.250

-

660

37.500

5

Mỏ Cày Nam

-

200

26.750

-

200

31.000

-

400

40.000

6

Châu Thành

-

-

43.500

-

-

49.250

-

-

55.000

7

Chợ Lách

-

-

70.000

-

-

76.500

-

-

81.000

8

Mỏ Cày Bắc

-

-

250

-

-

-

-

-

-

TỔNG CỘNG

9.400

52.600

204.700

10.040

86.700

225.000

22.620

130.250

250.000

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC ĐỀ TÀI DỰ ÁN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2940/KB-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Bến Tre)

TT

Danh mục

Mục tiêu

Địa điểm

Qui mô

Cơ quan quản lý

Cơ quan phối hợp

Vốn dự kiến

Nguồn vốn (ĐVT: Tỷ đồng)

Trung ương

Địa phương

Khác

I

GIAI ĐOẠN 2019-2020

 

 

 

 

 

20,06

10,59

3,20

6,27

1

Dự án ứng dụng công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn

Quy trình công nghệ nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn được hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi cho người dân

Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

2 ha/huyện

SKH và CN

- Doanh nghiệp NTTS

- UBND các huyện biển

3,00

 

1,50

1,50

2

Dự án nuôi tôm sú quảng canh tăng năng suất

Cải thiện năng suất nuôi tôm quảng canh từ 150kg/ha lên 400 kg/ha

Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú

10 ha/huyện

SKH và CN

UBND các huyện biển

1,50

 

1,50

 

3

Đánh giá diễn biến môi trường khu vực nuôi tôm TCT và đề xuất giải pháp khắc phục

Kiểm soát mức độ ô nhiễm và tìm giải pháp hữu hiệu để hạn chế ô nhiễm

Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú

5-15 điểm/huyện

Sở KH và CN

- Các Viện, Trưng

6,00

6,00

 

 

4

Xây dựng mô hình nuôi tôm rừng huyện Thạnh Phú; Ba Tri và Bình Đại

Cải thiện năng suất loại hình nuôi tôm - rừng từ 150kg/ha lên 300 kg/ha

Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại

550 ha

SNN và PTNT

UBND Thạnh Phú UBND các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, Giao Thanh

4,36

2,09

 

2,27

5

Xây dựng chứng nhận 1,700 ha vùng nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn

Xây dựng chứng nhận tôm sinh thái (Organic) đạt chuẩn quốc tế

Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại

1.700 ha

Sở NN và PTNT

UBND huyện Thạnh Phú

2,00

1,00

 

1,00

6

Xây dựng mô hình nuôi tôm biển theo hướng an toàn sinh học

Nguồn tôm thương phẩm đảm bảo ATTP, hạn chế sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Thạnh Phú, Ba Tri

09 ha

SNN và PTNT

UBND huyện Thạnh Phú, Ba Tri

2,00

1,00

 

1,00

7

Xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa

Cải thiện năng suất loại hình nuôi tôm - lúa từ 150kg/ha lên 400 kg/ha

Thạnh Phú

200 ha

Sở NN và PTNT

UBND huyện Thạnh Phú

1,00

0,50

 

0,50

8

Xây dựng thương hiệu con tôm biển (sú, tôm thẻ chân trắng)

Tăng giá trị con tôm biển trên thị trường

Toàn tỉnh

 

Sở Khoa học Và Công nghệ

Sở NN và PTNT, UBND huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú và

0,20

 

0,20

 

II

GIAI ĐOẠN 2021-2030

6,50

4,10

0,50

1,90

1

Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu cập nhật thông tin về tôm thẻ chân trắng, tôm sú và cá tra

Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu (đối tượng nuôi thâm canh), góp phần định hướng phát triển bền vững

huyện Bình Đại, Ba tri, Thạnh Phú và Ging Trôm

12.000 ha

Sở Nông nghiệp và PTNT

Đơn vị tư vấn

0,50

 

0,50

 

2

Nhân rộng mô hình nuôi tôm lúa tăng năng suất

Cải thiện năng suất loại hình nuôi tôm - lúa từ 150kg/ha lên 400 kg/ha

Thạnh Phú

4.000 ha

Sở NN và PTNT

UBND Thạnh Phú UBND các xã An Nhơn, An Điền, An Qui, An Thuận, Mỹ An

0,50

0,30

 

0,20

3

Nhân rộng mô hình nuôi tôm biển theo hướng an toàn sinh học

Nguồn tôm thương phẩm đảm bảo ATTP, hạn chế sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Thạnh Phú

2.000 ha

Sở NN và PTNT

UBND huyện Thạnh Phú

1,50

1,00

 

0,50

4

Xây dựng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú

Tăng năng suất tôm từ 10 tấn/ ha lên 80 tấn/ha

huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú

15 ha

Sở NN và PTNT

Sở KH và CN; UBND huyện

4,00

2,80

 

1,20

Tổng cộng

26,56

14,69

3,70

8,17

 

PHỤ LỤC 4

HỆ THỐNG ĐIỆN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THỦY SẢN NUÔI CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2940/KB-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Bến Tre)

TT

Danh mục

Địa điểm

Chủ dự án

Cơ quan phối hợp

Vốn dự kiến

Nguồn vốn (ĐVT: tỷ đng)

Trung ương

Địa phương

DN/TN

I

GIAI ĐOẠN 2019-2020

 

 

 

114,00

101,00

13,00

-

1

Đầu tư mới tuyến điện trung thế ven đê sông Hàm Luông thuộc địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú

huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND các huyện MCN, Thạnh Phú

22,00

22,00

 

 

2

Đầu tư mới tuyến điện trung thế ven đê sông Hàm Luông trên địa bàn huyện Ba Tri

huyện Ba Tri

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Ba Tri

7,00

5,00

2,00

 

3

Cải tạo nâng công suất, bổ sung tuyến điện trung thế 3 pha trên đê sông Cổ Chiên thuộc huyện Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú

Huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND các huyện MCN, Thạnh Phú

10,00

7,00

3,00

 

4

Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải

Huyện Thạnh Phú

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Thạnh Phú

10,00

7,00

3,00

 

5

Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, An Hòa Tây, Vĩnh An, Tân Thủy

Huyện Ba Tri

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Ba Tri

10,00

7,00

3,00

 

6

Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Định Trung, Bình Thi, Bình Thng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị, Thạnh Phước và Thừa Đức huyện Bình Đại

Huyện Bình Đại

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Bình Đại

5,00

3,00

2,00

 

7

Cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối nuôi trng thủy hải sản tỉnh Bến Tre (Xây dựng mới tuyến điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp; Cải tạo và nâng cấp đường dây hạ thế, nâng cấp trạm biến áp)

huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bên Tre;

- UBND huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

50,00

50,00

 

 

II

GIAI ĐOẠN 2021-2030

 

 

 

121,30

112,30

9,00

-

1

Đầu tư mới tuyến điện trung thế ven đê sông Hàm Luông trên địa bàn huyện Ba Tri

huyện Ba Tri

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Ba Tri

6,00

4,00

2,00

 

2

Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải

Huyện Thạnh Phú

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Thạnh Phú

10,00

7,00

3,00

 

3

Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy, An Hòa Tây, Vĩnh An, Tân Thủy

Huyện Ba Tri

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Ba Tri

10,00

7,00

3,00

 

4

Cải tạo nâng công suất, xây dựng mới trạm biến áp và đường dây hạ thế điện 3 pha vào khu vực nuôi tôm tập trung xã Định Trung, Bình Thới, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị, Thạnh Phước và Thừa Đức huyện Bình Đại

Huyện Bình Đại

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Bình Đại

4,00

3,00

1,00

 

5

Cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối nuôi trồng thủy hải sn tỉnh Bến Tre (Xây dựng mới tuyến điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp; Cải tạo và nâng cấp đường dây hạ thế, nâng cấp trạm biến áp)

huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công ty Điện lực Bến Tre;

- UBND huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú

91,30

91,30

 

 

TỔNG CỘNG

235,30

213,30

22,00

-

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số 2940/KB-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh Bến Tre)

STT

Danh mục dự án

Địa điểm

Chủ đầu tư

Cơ quan phối hợp

Vốn dự kiến

Nguồn vốn (ĐVT: Tỷ đồng)

Trung ương

Địa phương

DN/TN

A

HẠ TẦNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

803,97

733,97

70,00

-

I

GIAI ĐOẠN 2019-2020

104,99

104,99

-

-

1

Dự án hạ tầng tái cơ cấu vùng nuôi tôm lúa xã Mỹ An huyện Thạnh Phú

huyện Thạnh Phú

Ban quản lý dự án huyện Thạnh Phú

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- UBND Thạnh Phú;

- Sở NN và PTNT

104,99

104,99

 

 

II

GIAI ĐOẠN 2021-2030

698,98

628,98

70,00

-

1

Hạ tầng vùng nuôi thủy sản huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre

huyện Bình Đại

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- UBND Bình Đại;

- Sở NN và PTNT;

- Sở KH và ĐT;

- STN và MT

82,98

79,98

3,00

 

2

Dự án đầu tư CSHT Thủy lợi Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị huyện Bình Đại

huyện Bình Đại

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- UBND Bình Đại;

- SNN và PTNT;

- SKH và ĐT;

- Sở TN và MT

107,00

80,00

27,00

 

3

Dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi Bình Thới, Bình Thắng huyện Bình Đại

huyện Bình Đại

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- UBND Bình Đại;

- Sở NN và PTNT;

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT

109,00

109,00

 

 

4

Xây dựng CSHT NTTS tập trung xã An Hiệp huyện Ba Tri

 

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở NN và PTNT

- Sở TN và MT;

- UBND huyện Ba Tri

100,00

90,00

10,00

 

5

Dự án đầu tư CSHT vùng nuôi tôm UDCN cao Bảo Thạnh, Bảo Thuận, An Thủy huyện Ba Tri

huyện Ba Tri

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

-Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- Sở NN và PTNT

- UBND huyện Ba Tri

100,00

90,00

10,00

 

6

Dự án đầu tư CSHT vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao Thừa Đức, Thới Thuận, Thạnh Phước, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị huyn Bình Đại

huyện Bình Đại

Ban quản lý d án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- UBND Bình Đại;

- SNN và PTNT

100,00

90,00

10,00

 

7

Dự án đầu tư CSHT vùng nuôi tôm UDCNC các xã Thạnh Phong, Thạnh Hải, An Điền, Giao Thạnh huyện Thạnh Phú

huyện Thạnh Phú

Ban qun lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- Sở KH và ĐT;

- UBND Thạnh Phú;

- Sở NN và PTNT;

- Sở TN và MT

100,00

90,00

10,00

 

B

DÁN HỖ TRỢ (WB9)

839,96

444,57

389,15

6,24

 

GIAI ĐOẠN 2018-2020

314,07

176,34

135,26

2,48

1

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long”, vay vốn WB

huyện Thạnh Phú

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- SNN và PTNT

- UBND Thạnh Phú

158,840

68,90

88,98

0,960

2

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri - tnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long", vay vốn WB

huyện Ba Tri

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- Sở NN và PTNT

- UBND huyện Ba Tri

155,227

107,435

46,28

1,515

 

GIAI ĐOẠN 2021-2025

 

 

 

525,89

268,23

253,89

3,76

1

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Thạnh Phú tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hp phần III, dự ánChống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long, vay vn WB

huyện Thạnh Phú

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN & PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- Sở NN và PTNT

- UBND Thạnh Phú

370,664

160,796

207,620

2,248

2

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển Ba Tri- tỉnh Bến Tre nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Thuộc hợp phần III, dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long, vay vốn WB

huyện Ba Tri

Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình NN&PTNT

- Sở KH và ĐT;

- Sở TN và MT;

- Sở NN và PTNT

- UBND huyện Ba Tri

155,224

107,435

46,274

1,515

C

DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NHÀ MÁY CHẾ BIN

600,00

-

-

600,00

I

GIAI ĐOẠN 2018-2020

200,00

-

-

200,00

 

Kêu gọi Đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến tôm tại tỉnh

 

Doanh nghiệp

Sở KH và ĐT;

Sở NN và PTNT;

Sở Công Thương.

200,00

 

 

200,00

II

GIAI ĐOẠN 2021-2025

400,00

-

-

400,00

1

Kêu gọi Đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến tôm tại tỉnh

 

Doanh nghiệp

SKH và ĐT;

Sở NN và PTNT;

Sở Công Thương.

400,00

-

-

400,00

TỔNG CỘNG

2.243,93

1.178,54

459,15

606,24

 



[1] Phấn đấu đến năm 2020 có 80% các vùng nuôi tôm tập trung được kiểm soát môi trường; đến năm 2025 có 100% các vùng nuôi tôm tập trung được kiểm soát môi trường; đến năm 2030 có 100% tất cả vùng nuôi được kiểm soát tốt môi trường.

[2] Phấn đu đến năm 2020, có 50% cơ sở nuôi theo hướng công nghệ cao (2 giai đoạn, siêu thâm canh) được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Đến năm 2025, có 80% cơ sở nuôi theo hướng công nghệ cao được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Đến năm 2030, có 100% sở nuôi theo hướng công nghệ cao được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

[3] Thông tư 22/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản (QCVN 02 - 19: 2014/BNNPTNT; QCVN 02 - 20: 2014/BNNPTNT); Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018; Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018; Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 2940/KH-UBND ngày 17/06/2019 về phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tỉnh Bến Tre đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.271

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.92.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!