ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/KH-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG
CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH,
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg
ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu “Tái
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư”; Văn bản số 6960/BNN-KH ngày 21/8/2017 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống GNTT, ổn
định đời sống dân cư; sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2631/SNN-KHTC ngày 14/12/2017 và
Văn bản số 73/SNN-KHTC ngày 11/01/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh xây dựng Kế hoạch trung hạn thực hiện Chương trình 3 năm giai đoạn
2018-2020, như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG GIẢM
NHẸ THIÊN TAI, ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2016 - 2017
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Hà Tĩnh sớm thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngay từ khi bước vào thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành đồng bộ hệ thống các quy hoạch, đề án, cơ chế chính sách và tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả khá cao và toàn diện trong giai đoạn
2011-2015: Nông nghiệp tăng trưởng bình quân 6,6%/năm (cả nước 3,12%); cơ cấu
kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực (tỷ trọng chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp tăng từ 34,7% năm 2011 lên đạt 50%; tỷ trọng
giá trị các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng từ 46% lên 68,5% trong tổng
GTSX toàn ngành); một số lĩnh vực, sản phẩm hàng hóa nông
nghiệp chủ lực phát triển nhanh về quy mô, sản lượng, chất lượng theo hướng
phát huy lợi thế sinh thái vùng miền, từng bước thích ứng
với bối cảnh biến đổi khí hậu.
Bước sang năm 2016 đến nay, do chịu ảnh
hưởng của sự cố môi trường biển, thời tiết diễn biến bất thuận, thiên tai, dịch
bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá bán nông sản giảm nên tái cơ cấu
kinh tế nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tốc độ phát triển một số lĩnh vực, sản
phẩm có chậm lại so với các năm trước, nhưng vẫn duy trì đúng định hướng tái cơ
cấu và đạt được nhiều kết quả đi vào chiều sâu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt là thu hút khuyến khích được khá nhiều doanh nghiệp,
tập đoàn lớn vào đầu tư, bước đầu hình thành, mở rộng các chuỗi liên kết từ khâu
sản xuất, khâu chế biến, kết nối với thị trường đến tay người tiêu dùng, đặc biệt
là trong sản xuất cây ăn quả (cam, bưởi Phúc trạch), chè, trồng ngô sinh khối,
chăn nuôi gia súc,...
Kết quả thực hiện các nội dung theo
Chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với phòng chống giảm nhẹ thiên
tai và ổn định đời sống dân cư, như sau:
1.1. Phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi:
a) Giếng cây trồng:
- Lúa: Cơ cấu giống chuyển đổi mạnh mẽ
theo hướng sử dụng giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng để né tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; đã giảm rõ rệt trà
Xuân sớm (từ 89,6% năm 2012 xuống 0,1% năm 2017), tăng mạnh diện tích trà Xuân
muộn (năm 2017 đạt tỷ lệ 95%). Từ năm 2014 đến nay, số lượng giống gieo cấy vụ
Xuân ổn định 30 giống (giảm 16 giống so với năm 2011), vụ Hè thu 20 giống (giảm
5 giống). Hàng năm, đã tổ chức khảo nghiệm, sản xuất thử, đánh giá, tuyển chọn
các giống lúa mới có triển vọng nhằm bổ sung cơ cấu bộ giống có năng suất, chất
lượng cao như: BTE1, VTNA2, TH3-3, TH3-5, KD ĐB, P6 ĐB... đến nay tỷ lệ sử dụng
giống xác nhận đạt 45%.
- Giống ngô: Sử dụng 100% giống ngô
lai do các doanh nghiệp, đại lý cung cấp. Nhóm ngô lấy hạt phổ biến: P4199,
CP3Q, NK7328, NK4300, PAC669, PAC558, LVN10, NK6654, 30Y87, B06, B265. Nhóm ngô sinh khối, thực phẩm phổ biến giống: P4199, NK7328, NK4300,
PAC558, MX4, MX2, MX6, MX10, HN68, HN88.
- Giống lạc: Sử dụng 80% giống lạc
L14, còn lại sử dụng các giống V79, L23, L27 do các đại lý cung cấp và một số
giống lạc địa phương do người dân tự sản xuất.
- Giống rau: Thông qua triển khai Dự
án thí điểm sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên cát của Tổng Công ty Khoáng
sản và Thương mại Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn, đã khảo nghiệm trên 90 loại giống với
47 loại cây (có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,...), lựa
chọn được 13 loại giống thích ứng với điều kiện tự nhiên ở vùng đất cát ven biển, cho năng suất ổn định để đưa vào sản xuất. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 4 quy trình sản xuất đối với
các loại cây trồng mới nhập khẩu là củ cải nhỏ, củ cải lớn, cải thảo, cải bẹ;
hoàn thiện quy trình kỹ thuật các loại cây trồng, như: bắp cải, cà rốt, cà
chua, hành lá, dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, đậu cô ve, mướp đắng,...
- Giống cây ăn quả (cam, bưởi Phúc Trạch):
Đã hình thành được 13 cơ sở sản xuất giống cây ăn quả có múi với quy mô 300.000
- 400.000 cây/năm; tổ chức bình tuyển công nhận 8 cây đầu dòng cây cam bù, 30
cây đầu dòng cam chanh và 20 cây đầu dòng bưởi Phúc trạch,... tạo nguồn mắt ghép đảm bảo chất lượng, sạch bệnh cho phát triển nhanh diện tích đạt
trên 8.500ha (gồm: 6.100ha cam và
2.400ha bưởi Phúc Trạch).
- Giống chè: Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh đã đầu tư nâng cấp các vườn ương bằng phương
pháp giâm hom, khảo nghiệm, chuyển giao công nghệ và đưa vào liên kết sản xuất,
sử dụng phổ biến các giống có năng suất, chất lượng cao như: PH1 (chiếm 30%, LDP2 (chiếm trên 50%), LDP1 (10%), chè hạt trung du (10%).
b) Giống vật nuôi:
Tiếp tục tái cơ cấu đàn lợn giống
theo hướng tạo dòng sản phẩm đồng nhất, năng suất, chất lượng cao, đến nay đã
hình thành được 37 cơ sở chăn nuôi lợn
nái ngoại (quy mô 300 con trở lên), nâng tổng đàn nái ngoại đạt trên 21.800
con, chiếm 30% tổng đàn nái, tăng 5,8% so với năm 2015. Triển khai có hiệu quả
chương trình Zê bu hóa, nâng cao chất lượng đàn bò theo hướng tăng tỷ lệ máu
ngoại, cải tạo tầm vóc đàn bò; tỷ lệ bò lai Zebu và bò thịt chất lượng cao hiện
đạt 55% (tăng 12,7% so với năm 2015). Tỷ lệ đàn gà, gia cầm sử dụng tiến bộ kỹ
thuật năm 2016 đạt 30%, năm 2017 ước đạt 35%.
1.2. Hình thành vùng sản xuất
nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ
thuật tiên tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản
phẩm:
- Lĩnh vực Trồng trọt: Bước đầu, hình thành một số vùng sản xuất lúa có liên kết khâu giống và
tiêu thụ sản phẩm (chủ yếu theo mùa vụ) với doanh nghiệp, như: Công ty Giống
cây trồng Trung ương, Công ty Quế Lâm, Công ty Cổ phần giống cây trồng Hà Tĩnh,... diện tích 2016 đạt 1.200ha, 2017 đạt 800ha. Triển
khai sản xuất rau củ quả công nghệ cao trên vùng đất cát ven biển với diện tích
lắp đặt hệ thống tưới đạt trên 149,5ha; củng cố, phát triển
các vùng sản xuất rau truyền thống theo hướng VietGAP và các mô hình liên kết
chuỗi giá trị như sản xuất hành lá liên kết với Công ty VIETGAP tại xã Tượng
Sơn, liên kết trồng ớt cay với Tập đoàn Na FOOD tại các xã vùng bãi ngang, liên
kết sản xuất bầu sáp với HTX Quyết Tiến - Thạch Lưu (Thạch Hà),... Hoàn thiện
chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với một số đại lý, cửa hàng, doanh
nghiệp, điển hình là liên kết với Doanh nghiệp TN Tân Phong với quy mô năm 2017
đạt gần 1.000ha. Mở rộng chuỗi khép kín giữa Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh với các hộ dân từ khâu cung ứng giống, phân bón, hỗ trợ kỹ
thuật và thu mua, bảo quản, chế biến với quy mô đến nay đạt 1.103ha; đóng góp
giá trị xuất khẩu bình quân sản phẩm chè đạt 2,5-3 triệu
USD/năm. Nhân rộng chuỗi liên kết trồng cây nguyên liệu thức
ăn phục vụ các dự án chăn nuôi bò với Công ty Vital, Công ty Vinamilk đạt trên
1.500ha/năm.
- Lĩnh vực Chăn nuôi: Đã hình thành hơn 254 vùng chăn nuôi tập trung (diện tích 2.270ha)/quy
hoạch 492 vùng (diện tích 5.970ha), với 538 trang trại được
xây dựng; tỷ trọng chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp tăng từ 19,8% lên
35,9%. Bước đầu xây dựng và nhân rộng chuỗi liên kết chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ
với hơn 316 HTX, THT chăn nuôi được thành lập và trên
3.600 hộ dân tham gia. Đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn vào đầu tư, triển khai các dự án chăn nuôi quy mô lớn, như: Dự án chăn nuôi bò thịt của
Công ty Bình Hà, dự án của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công
ty Vinamilk; đã hình thành được 197 cơ sở chăn nuôi lợn (quy mô từ 300-
6.000con/lứa), trong đó: Có 156 cơ sở chăn nuôi theo chuỗi liên kết khép kín của
các doanh nghiệp. Công tác giám sát, phòng trừ dịch bệnh, quản lý kiểm soát giết
mổ gia súc, gia cầm chuyển biến rõ nét. Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, đã có
39 cơ sở giết mổ tập trung được xây dựng, đưa vào hoạt động,
tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ tập trung đạt trên 77%; có 10 cơ sở chăn nuôi được
cấp giấy chứng nhận VietGAHP.
1.3. Phát triển hợp tác xã
(HTX) nông nghiệp:
Đến nay, toàn tỉnh có 780 HTX (chiếm
gần 60% tổng số HTX), hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ
nông nghiệp. Tỷ lệ HTX tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012 đạt 97,72% (257/263
HTX thuộc diện phải chuyển đổi). Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi theo Luật
HTX năm 2012, hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý điều hành đã có chuyển biến
và nâng lên rõ rệt so với trước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế -
xã hội ở các địa phương.
1.4. Doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn:
Thời gian qua, tỉnh đã ban hành và
triển khai có hiệu quả nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp,
nhà đầu tư đầu tư vào nông nghiệp. Trong 2 năm (2016-2017) toàn tỉnh thành lập
mới 238 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 530 doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực nông lâm thủy sản, chiếm 9,3% về số doanh nghiệp toàn tỉnh; thu hút mới
84 dự án đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp (chiếm 16,34% tổng số dự án đăng ký đầu tư toàn tỉnh), với số
vốn đăng ký đạt trên 8.227 tỷ đồng (chiếm 8,43% tổng vốn đăng ký đầu tư); Tổng
vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp năm 2017 ước đạt 5.700 tỷ đồng (chiếm
8,3% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh), đóng góp 32,5% giá trị sản xuất ngành
nông, lâm, thủy sản. Các doanh nghiệp nông nghiệp ngày càng mở rộng các hoạt động
kinh doanh nông nghiệp như sản xuất, mua bán máy móc; vật tư sản xuất nông nghiệp;
dịch vụ giống cây trồng vật nuôi; chế biến nông, lâm, thủy
sản... tạo cơ sở quan trọng cho phát triển sản xuất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo
động lực đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất,
gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất
hàng hóa tập trung gắn với đầu tư chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
nâng cao hiệu quả, giá trị, thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
2. Phòng chống giảm nhẹ thiên tai
2.1. Nâng cấp hệ thống đê biển
Thực hiện Quyết định số
58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình đầu tư, củng
cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, trong đó
Hà Tĩnh có 282km đê biển, đê cửa sông cần được nâng cấp. Từ
năm 2016-2017 toàn tỉnh đã đầu tư, nâng cấp được 20km đê biển, đê cửa sông xung
yếu theo tiêu chuẩn chống bão cấp 10, triều cường tần suất P=5%.
2.2. Nâng cấp hệ thống đê sông
Thực hiện Quyết định số 2068/QĐ-TTg
ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình nâng cấp hệ thống đê
sông; từ năm 2016 đến nay, Hà Tĩnh đã đầu tư, nâng cấp được 19,2km đê sông theo
tiêu chuẩn phòng lũ chính vụ tần suất 1%.
2.3. Đảm bảo an toàn hồ chứa
Trong 02 năm (2016 -2017), toàn tỉnh
đã nâng cấp sửa chữa được 14 hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế mới, đảm bảo an
toàn công trình, ổn định cấp nước tưới phục vụ sản xuất
dân sinh và các ngành dịch vụ khác.
3. Ổn
định đời sống dân cư
Trong 2 năm (2016-2017) mới chỉ thực
hiện ổn định đời sống được 32 hộ dân cư, gồm: Hỗ trợ bố trí dân cư vùng thiên
tai, đặc biệt khó khăn cho 09 hộ; bố trí dân cư vùng biên giới 20 hộ và hỗ trợ ổn định tại chỗ 03 hộ,... với tổng ngân sách 1.000 triệu đồng.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1. Kết quả tái cơ cấu mới chỉ là bước
đầu, đang chủ yếu ở diện mô hình; tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và đang có dấu
hiệu chững lại (giai đoạn 2011-2015 đạt trên 6,6%, năm 2016 giảm còn 4,89%); việc
ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất là giống mới,
công nghệ, mới vào sản xuất còn hạn chế.
- Công tác nghiên cứu, chọn tạo giống
cây trồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất; nhiều loại giống
cây trồng đang phụ thuộc từ thị trường bên ngoài; chưa có hệ thống giống hoàn
chỉnh; hệ thống cung cấp giống cho sản xuất trồng trọt còn bất cập; chủng loại
giống còn nhiều, số đại lý nhỏ lẻ, bán hàng thời vụ khó quản lý. Các cơ sở sản
xuất, kinh doanh giống cây ăn quả có múi chưa chấp hành đầy đủ các quy định về
sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả có múi theo Thông tư số
45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thời gian qua, tỉnh đã mạnh dạn thực
hiện thí điểm một số mô hình tái cơ cấu nông nghiệp, với việc chuyển giao, ứng
dụng các loại giống mới, công nghệ tiên tiến, như: sản xuất rau củ quả trên
cát, nhập ngoại bò thịt chất lượng cao,... Đến nay đã khẳng định thành công về mặt công nghệ, nhưng việc nhân rộng
đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, đặc biệt là chăn nuôi lợn, hiện nay
do giá giảm sâu, thị trường khó khăn.
2. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ, sản
phẩm hàng hóa chưa nhiều, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh còn thấp. Việc
hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên
tiến, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp nông thôn còn hạn chế. Số lượng doanh nghiệp
thành lập mái trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp liên kết
sản xuất còn ít (mới chỉ khoảng 10%); quy mô các dự án đầu tư vào phát triển sản
xuất nông nghiệp còn nhỏ. Chưa hình thành được mô hình sản xuất cánh đồng lớn.
3. Kinh tế hợp tác tăng nhanh về số
lượng, nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp, nhiều HTX chưa tạo được chuyển biến
thực sự về tổ chức và hoạt động sau chuyển đổi; đa số các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung hoạt động đối với các dịch vụ đầu
vào còn các dịch vụ khác, như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa được
quan tâm; việc tổ chức, quản lý, điều hành HTX còn nhiều lúng túng, bất cập; năng lực, trình độ
đội ngũ quản lý còn hạn chế.
4. Vốn đầu tư hàng năm cho công tác
di dân mới chỉ đáp ứng khoảng 10% so với nhu cầu thực tế; bố trí đất ở và đất sản
xuất cho các hộ dân di cư là rất khó khăn.
5. Biến đổi khí hậu ngày càng cực
đoan, bất thường, trong đó có hiện tượng mưa lũ vượt ra ngoài các quy luật
thông thường; đồng thời hiện tượng thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao,
kéo dài làm hạ thấp mực nước ngầm dẫn đến nguy cơ mất an toàn hồ chứa. Trong
khi đó số lượng hồ chứa bị xuống cấp không đảm bảo an toàn đang còn nhiều, kinh
phí cho sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa hạn chế: Hiện còn 213 hồ chưa có kinh
phí để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn công trình, thích ứng với biến đổi
khí hậu, đặc biệt là các hồ, đập nhỏ (có 25 hồ chứa được phê duyệt danh mục dự
án WB8 nhưng chưa có kinh phí triển khai).
Hệ thống đê biển, đê cửa sông và đê
sông, còn hơn 110km chưa được nâng cấp, mặt cắt đê nhỏ,
cao trình thấp không đủ khả năng chống đỡ với bão lũ. Đối với các tuyến đê đã
được nâng cấp (đê biển, đê cửa sông), cũng chỉ mới chống đỡ được với bão cấp 10,
tần suất triều 5%, trong khi thời gian gần đây bão đổ bộ vào Hà Tĩnh có cấp khoảng
11, 12 giật cấp 15, 16 nên hệ thống đê bị sóng tràn qua, gây hư hỏng nặng.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HẠN 3 NĂM, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ đẩy mạnh
thực hiện Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trực tiếp là ngành trồng trọt và chăn nuôi thực hiện tái cơ cấu theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng
cao, bền vững, góp phần đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân
hàng năm ngành trồng trọt từ 2% trở lên, chăn nuôi từ 4%
trở lên; chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai và ổn định đời sống dân cư
nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới.
2. Mục
tiêu cụ thể đến năm 2020
- Xác định bộ giống lúa chủ lực vụ
Xuân, vụ Hè Thu có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, thích ứng rộng; sử
dụng các giống lúa đạt phẩm cấp xác nhận trở lên đạt trên 95% diện tích gieo trồng.
Các giống cây trồng khác (rau, lạc, ngô, cây ăn quả các loại,
cam, bưởi,...) được kiểm soát tốt về chất lượng, phấn đấu tỷ lệ diện tích sử dụng
giống tiến bộ kỹ thuật cấp giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đạt
trên 70%.
- Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi đối với bò thịt và bò lai đạt 70%, bò sữa đạt 100%; tỷ lệ lợn
nái ngoại chiếm trên 36% tổng đàn nái; tỷ lệ sử dụng giống gia cầm tiến bộ kỹ thuật đạt 60%; số lượng lợn chăn nuôi theo quy trình
VietGAHP đạt 5%; số lượng gà, gia cầm
chăn nuôi theo quy trình VietGMIP đạt 15%.
- Diện tích cây trồng được chứng nhận phù hợp quy trình thực hành nông nghiệp tốt
(VietGAP) đạt trên 3.000ha; 100% cơ sở sản xuất, chế biến nông sản đáp ứng các
điều kiện về an toàn thực phẩm; diện tích cây trồng được ký hợp đồng liên kết
tiêu thụ sản phẩm 6.000ha.
- Hỗ trợ củng cố, đổi mới hoạt động
các HTX sau chuyển đổi; xây dựng, hình thành 20-30 HTX kiểu mẫu; đào tạo, nâng
cao trình độ cho 100% cán bộ quản lý HTX.
- Củng cố tu bổ khoảng 46km đê biển,
đê cửa sông, đê sông đạt tần suất thiết kế; hàng năm duy tu bảo dưỡng 19,2km đê
cấp II (đê La Giang), khoảng 30% các tuyến đê cấp IV, cấp
V trên địa bàn tỉnh.
- Sửa chữa, nâng cấp 25 hồ chứa nước
thuộc Dự án WB8 và 188 hồ chứa xung yếu khác có nguy cơ mất an toàn cao trong
mùa mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân và
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng hạ du, đảm bảo cấp nước tưới ổn định phục vụ
sản xuất.
- Ổn định đời sống
cho 1.195 hộ gia đình tại các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới theo
quy hoạch, tái định cư thuộc công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang.
III. CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC
HIỆN
1. Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
1.1. Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi:
- Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học
công nghệ về giống, nâng cấp các cơ sở giống cây trồng, vật
nuôi trên địa bàn tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản
xuất giống trọng điểm; phát triển sản xuất giống gốc, cây đầu dòng, giống cụ kỵ,
giống ông bà, đàn hạt nhân;...
- Tăng cường năng lực cho hệ thống quản
lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu
thông, kiểm tra chất lượng giống, phục tráng, bình tuyển cây đầu dòng, giống cụ
kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn bố mẹ, vườn giống; thực hiện quy định về
quy cách, nhãn mác hàng hóa để đảm bảo giống có chất lượng tốt, có năng suất
cao, giảm thiểu dịch bệnh.
- Về giống cây trồng:
+ Lúa: Rà soát quy hoạch các vùng sản
xuất giống lúa và xây dựng hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản hạt giống đồng
bộ và hiện đại. Củng cố, phát triển doanh nghiệp chủ đạo trong sản xuất, cung ứng
giống. Quản lý chặt chẽ về nghiên cứu, du nhập, chọn tạo, khảo nghiệm theo Pháp
lệnh Giống giống cây trồng.
+ Cây trồng cạn
(ngô, lạc, rau các loại,...): Liên kết, hợp tác liên kết với các nước, Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Bắc Trung bộ, Viện Rau đậu thực phẩm,
các doanh nghiệp cung ứng giống có uy tín,... du nhập, khảo nghiệm đưa các giống
mới có năng suất, chất lượng phù hợp với thị hiếu của thị trường thay thế các
giống đã thoái hóa. Phát triển sản xuất theo hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP,
truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thành cánh đồng lớn.
+ Cây ăn quả có múi (cam, bưởi Phúc
Trạch): Hỗ trợ bảo tồn, nhân giống, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nhằm thực hiện
đồng nhất giống cam, bưởi Phúc Trạch chất lượng cao trên diện rộng; hàng năm
duy trì điều tra, tổ chức phục tráng, bình tuyển, chọn lọc
từ 15-20 cây đầu dòng giống cam, bưởi Phúc Trạch nhằm đảm bảo nguồn mắt ghép sạch
bệnh, có chất lượng. Triển khai hợp tác, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và thực
hiện việc du nhập, khảo nghiệm, chọn tạo 2-3 dòng giống cam, bưởi Phúc Trạch
không hạt hoặc ít hạt có năng suất, chất lượng nhưng vẫn đảm bảo đặc trưng, đặc
sản riêng có của các sản phẩm của tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
người sản xuất loại bỏ giống cũ, những vườn cam già cỗi và
những vườn bị nhiễm bệnh, trồng thay thế bằng giống ghép sạch bệnh, đặc biệt là
đối với các vườn bị nhiễm bệnh Greening và Tristeza. Tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra các cơ sở sản xuất giống.
- Về giống vật nuôi: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chính sách hỗ trợ đối với cơ sở chăn
nuôi lợn nái ngoại (quy mô 300 con trở lên) nhằm ổn định, duy trì số lượng,
nâng cao chất lượng đàn trên 22.000 con lợn nái 100% máu ngoại để đảm bảo nguồn
giống chất lượng cho sản xuất khi thị trường phục hồi. Triển khai chương trình cải tạo, nâng cao tầm vóc, chất lượng cho đàn bò theo hướng Zebu
hóa, sử dụng tinh các giống bò chất lượng cao (như Brahman, Droughtmaster,...)
phối với đàn bò nái, nhất là ở các địa phương có tỷ lệ bò lai thấp, như: Kỳ
Anh, Hương Khê, Vũ Quang,... Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất giống gốc, đàn
gà, vịt bố mẹ phục vụ phát triển chăn nuôi gia cầm. Khuyến khích các hộ chăn
nuôi truyền thống, phát triển loại các sản phẩm chăn nuôi giống bản địa, đặc sản,
áp dụng sản xuất hữu cơ phù hợp với thị hiếu thị trường.
1.2. Hỗ trợ hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến,
gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm:
Hỗ trợ đầu tư hạ
tầng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa an toàn tập trung theo quy hoạch được
duyệt; hỗ trợ áp dụng sản xuất theo quy trình kỹ thuật tiên tiến, gắn với liên
kết tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên
tiến, tưới tiết kiệm nước...
- Về cây trồng: Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất
nghiên cứu thông tin, dự báo, điều chỉnh phương án sản xuất gắn với thị trường.
Đối với các sản phẩm đặc sản, có giá trị gia tăng cao (cam, bưởi) tận dụng cơ hội
thị trường để tổ chức phát triển sản xuất, mở rộng và ổn định quy mô sản xuất ở
mức độ phù hợp, tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng sản
phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, kết nối các chuỗi tiêu thụ, trước mắt đối với
các sản phẩm (lúa gạo, rau củ quả, lạc) xây dựng chuỗi liên kết sản xuất theo
hướng cánh đồng lớn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần
sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 139/2015/NQ-HĐND ngày 17/7/2015 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết
sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số
62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục phát huy chuỗi
liên kết của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh; khuyến khích đổi mới công nghệ chế biến,
nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Tập trung, ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật mới vào sản xuất, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn
VietGAP, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Về vật nuôi: Tiếp tục kiên trì phát triển chuỗi liên kết, xây dựng thương hiệu sản
phẩm lợn thịt siêu nạc, kết nối các chuỗi tiêu thụ lợn; củng
cố, nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ đã hình
thành, ưu tiên phát triển ở những vùng có điều kiện về đất đai. Tập trung chỉ đạo
các dự án chăn nuôi bò ổn định quy mô, phát huy hiệu quả sản xuất. Khuyến khích
thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi hợp
tác, liên doanh, liên kết. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành quy định
bảo vệ môi trường tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung. Xây dựng các
tiêu chí kỹ thuật về quy mô chăn nuôi, khoảng cách chuồng trại, biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh;
hướng dẫn xã, thôn xây dựng quy chế chăn nuôi trong khu vực dân cư. Hỗ trợ chuyển
giao công nghệ giá treo, bán tự động, áp dụng quy trình,
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát,
quản lý cơ sở giết mổ tập trung, nâng tỷ lệ gia súc, gia cầm vào giết mổ tập
trung đạt trên 90%.
1.3. Hỗ trợ phát triển hợp tác
xã nông nghiệp:
Đẩy mạnh việc củng cố và phát triển
HTX theo hướng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động trên cơ sở đảm bảo nguyên
tắc theo quy định của pháp luật.
- Tập huấn về quy định pháp luật hợp
tác xã trước khi thành lập hợp tác xã; hỗ trợ xây dựng điều lệ, phương án sản
xuất kinh doanh; hỗ trợ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động đa dịch vụ từ
dịch vụ đầu vào đến dịch vụ tiêu thụ nông sản; HTX sản xuất sản phẩm đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, có tem truy xuất nguồn gốc; xây dựng hợp tác xã kiểu mới
tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
- Hỗ trợ đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã đến
năm 2020 (Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).
1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện
các dự án đầu tư về các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư (xây dựng cơ sở sản xuất
giống, hình thành cánh đồng lớn, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, gắn với
tiêu thụ sản phẩm; đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao
giá trị gia tăng trên từng sản phẩm nông nghiệp,...).
- Hỗ trợ xây dựng phát triển chuỗi
cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn có xác nhận, gắn với truy xuất nguồn
gốc và thị trường tiêu thụ, nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của các sản
phẩm ngành nông nghiệp của tỉnh.
- Tiếp tục khuyến khích mạnh mẽ doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Ưu tiên thỏa đáng các cơ chế, chính sách, tạo
môi trường thuận lợi khuyến khích các chủ trang trại, hộ
cá thể thực hiện các ý tưởng sáng tạo, dự án đầu tư, hình thành các doanh nghiệp
khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các dự án, mô hình khởi
nghiệp về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.,...
- Hỗ trợ phát triển
các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn có xác nhận gắn
với truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ các hoạt động về xúc tiến thương mại, quảng bá
thương hiệu, mở rộng thị trường; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa.
2. Hỗ
trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai
2.1. Hỗ trợ, củng cố, tu bổ hệ thống đê sông, đê biển, đê cửa
sông
Đầu tư xây dựng hệ thống đê để chủ động
phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Trên cơ sở khả năng nguồn
vốn, ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, chưa được nâng cấp, phạm vi bảo vệ lớn,
mục tiêu bảo vệ quan trọng. Ngoài đầu tư nâng cấp các tuyến đê, ưu tiên chú trọng
công tác duy tu, bảo dưỡng và các giải pháp phi công trình như quy hoạch, nâng
cao năng lực trong công tác quản lý, bảo vệ.
- Với hệ thống đê biển, đê cửa sông:
+ Củng cố, nâng cấp các tuyến đê hiện
có, trong đó ưu tiên đầu tư 45,24km đê xung yếu, như: đê biển Thạch Kim, đê Hữu
Phủ, đê Hữu Nghèn, đê Đồng Môn, đê Kỳ Ninh, đê Minh Đức, đê Song Nam, đê biển huyện Nghi Xuân và xây dựng các công trình phụ trợ
khác; trồng và giữ rừng chắn sóng ven đê; đảm bảo an sinh và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển. Phòng chống được bão
cấp trên 10, triều cường tần suất 5%, đoạn trực diện biển
chống bão cấp 12.
+ Triển khai lập Quy hoạch đê điều
toàn tỉnh (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để cương nhiệm vụ và dự toán
tại Quyết định số 2597/QĐ-UBND ngày 19/9/2016) để có cơ sở
khoa học trong việc quản lý, đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa hệ
thống đê điều trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, bảo đảm tính thống
nhất trong đầu tư nâng cấp hệ thống đê.
+ Nghiên cứu khoa học về tình trạng bồi
lấp, xói lở bờ biển, tình trạng biển lấn: Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa
học đánh giá sâu thực trạng và tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng bồi lấp, xói lở
bờ biển trên địa bàn thời gian qua từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để khắc phục
hiện tượng này.
+ Triển khai các hoạt động duy tu, bảo
dưỡng các tuyến đê biển, đê cửa sông sau khi được đầu tư nâng cấp, tập trung
vào các nội dung sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê, sửa chữa
và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân đê, mái kè, trồng cây chắn sóng, kiểm tra đánh
giá chất lượng cống dưới đê; xử lý các hư hỏng nhỏ; nạo vét thượng, hạ lưu của
cống dưới đê, Bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê
điều: Cột mốc trên đê; cột chỉ giới, cột thủy chí; biển báo đê; trạm và thiết bị
quan trắc; kho, bãi chứa vật tư dự phòng bão lũ,... góp phần làm tăng tuổi thọ
công trình.
- Với hệ thống đê sông:
+ Củng cố, nâng cấp các tuyến đê hiện
có (ưu tiên 02 tuyến đê Tân Long và Trường Sơn) và xây dựng các công trình phụ
trợ khác: Hoàn chỉnh mặt cắt đê đạt tiêu chuẩn thiết kế trong quy hoạch phòng,
chống lũ bằng việc đắp tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt cắt,
đắp cơ đê thượng và hạ lưu. Khoan phụt vữa gia cố thân đê để tạo màng chống thấm,
chống thẩm lậu. Trồng cây chống sóng, trồng cỏ chống sạt lở,
chống xói mòn mái đê, chống xói lở bờ sông... Nghiên cứu đưa ra giải pháp kỹ
thuật tối ưu, đảm bảo kỹ thuật, kinh tế để xử lý triệt để đối với một số đoạn
đê có địa chất nền yếu, nhằm đảm bảo an toàn cho đê khi lũ lên cao. Sửa chữa
nâng cấp, xây dựng lại các cống dưới đê bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi vận
hành, các cống có chiều dài không phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho đê và đáp ứng
nhu cầu lấy nước phục vụ tưới, tiêu.
+ Hoàn chỉnh việc xây dựng được hành
lang dọc tuyến đê La Giang với tổng chiều dài còn lại khoảng 10km để chống lấn chiếm thân đê, kết hợp làm đường giao thông ở những vùng đê
đi qua khu dân cư.
+ Tập trung khảo sát, đánh giá cụ thể
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thấm ngược tại đê La Giang đoạn từ K1+200 đến K2+00, đề ra giải pháp xử lý triệt để hiện tượng thấm ngược đảm
bảo an toàn cho tuyến đê La Giang.
+ Triển khai các hoạt động duy tu, bảo
dưỡng các tuyến đê sông sau khi được đầu tư nâng cấp, tập trung vào các nội
dung sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê, sửa chữa và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân
đê, mái kè, kiểm tra đánh giá chất lượng cống dưới đê; xử lý các hư hỏng nhỏ; nạo
vét thượng, hạ lưu của cống dưới đê; bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ
việc quản lý, bảo vệ đê điều: Cột mốc trên đê; cột chỉ giới, cột thủy chí; biển
báo đê; trạm và thiết bị quan trắc; kho, bãi chứa vật tư dự
phòng bão lũ; Bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lụt bão;
kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; chi tu sửa các hư hỏng nhỏ của kè.
2.2. Đầu tư các dự án sửa chữa,
nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ chứa
Căn cứ khả năng huy động nguồn lực,
phân cấp, phân kỳ đầu tư nâng cấp, sửa chữa các hồ chứa một cách hợp lý; ưu
tiên nguồn lực nâng cấp, tu bổ các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có nguy cơ mất
an toàn cao, các hồ chứa hạ du là các khu dân cư, khu công nghiệp, các công
trình quan trọng quốc gia, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tiến hành nâng cấp,
sửa chữa 25 hồ chứa theo Chương trình "sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB
8" theo tiêu chuẩn mới, đảm bảo an toàn cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống
dân sinh.
3. Hỗ trợ ổn định đời sống dân cư
Tiếp tục triển
khai có hiệu quả chương trình ổn định đời sống cho các hộ gia đình theo Quyết định
số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung ưu
tiên hỗ trợ hộ gia đình di chuyển đến nơi ở mới: tại các
vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Thực hiện ổn định đời sống cho các hộ sau tái định cư công trình thủy lợi Ngàn
Trươi - Cẩm Trang.
IV. TỔNG VỐN THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH 3 NĂM 2018-2020
Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ
trực tiếp thực hiện Chương trình thuộc Kế hoạch trung hạn 2016-2020: Tổng nguồn vốn 767.599 triệu đồng, gồm:
1.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển: Đã
được giao tại Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 là 623.264 triệu đồng của
21 dự án. Trong đó: Đã triển khai
trong các năm 2016-2017 là 165.264 triệu đồng, số còn lại
thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 là 458.000 triệu đồng của 8 dự án (chi
tiết như Phụ lục 01 kèm theo).
1.2. Nguồn vốn sự nghiệp: 130.835 hiệu
đồng (chi tiết như Phụ lục 02 kèm theo).
1.3. Nguồn vốn của doanh nghiệp và
người dân đối ứng các hoạt động sự nghiệp 13.500 triệu đồng (chi tiết như Phụ
lục 02 kèm theo).
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên
truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương
trình để các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và người sản xuất triển
khai thực hiện.
2. Tăng cường quản lý nhà nước về
nông nghiệp
Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong công tác sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, quản lý chất lượng an toàn thực phẩm;
khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng các quy trình thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm
soát điểm tới hạn (HACCP), các hệ thống quản lý chất lượng theo ISO (ISO 9000,
ISO 22.000,...).
3. Về huy động vốn
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động
để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường đầu tư, ưu tiên bố trí vốn
ngân sách và thu hút các nguồn lực khác để thực hiện, nhất là nguồn lực của các
doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp..
Phát triển các hình thức đầu tư có sự
tham gia giữa nhà nước và tư nhân trong đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ
cao; kết hợp giữa huy động nguồn vốn đầu tư của nhà nước với sức đóng góp của
nhân dân để thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất.
Chủ động khâu nối với các bộ, ngành trung ương để mở rộng hợp tác với các tổ chức
tài chính lớn như WB, ADB, JICA,... để tranh thủ nguồn vốn ODA đầu tư cho các dự
án phát triển.
Huy động và tiếp nhận các nguồn vốn từ
các nhà tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính thực hiện
các mục tiêu.
4. Hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
phát triển nông nghiệp, đặc biệt tiếp nhận và chuyển giao, làm chủ các công nghệ
sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; tham gia tích cực các hoạt động bảo
vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; đồng thời, tranh thủ sự trợ giúp về kỹ
thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu Chương trình.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện
Chương trình; hàng năm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư tham mưu việc phân bổ các nguồn kinh phí được Trung ương hỗ trợ hàng
năm thực hiện Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình.
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch hàng
năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình gửi
các bộ ngành Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính) tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.
- Kiểm tra, giám
sát tình hình thực hiện Chương trình; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực
hiện Chương trình.
- Chủ trì và phối hợp với các sở,
ngành liên quan tham mưu rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các
chính sách đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của Chương trình.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân
đối vốn các dự án thuộc Chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các sở ngành, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch
trung hạn và hàng năm để thực hiện Chương trình; chịu tránh
nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch ở các địa
phương.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối
vốn các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
bố trí, phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình
từ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương và các nguồn vốn hợp pháp khác của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
- Phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình tại các
địa phương, đơn vị theo quy định.
4. Các sở ngành liên quan: Tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Chương trình theo chức
năng, nhiệm vụ được giao và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã
- Chủ trì tổ chức thực hiện Chương
trình ở địa phương.
- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế
hoạch hàng năm của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp
theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp
luật liên quan.
- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết
quả thực hiện các dự án, hoạt động thuộc Chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến độ thực hiện
Chương trình tại địa phương; tổ chức sơ kết và tổng kết
Chương trình ở địa phương theo quy định./.
Nơi nhận:
- Các Bộ: Nông nghiệp và
PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính;
- Thường trực Ban chỉ đạo CT Tái cơ cấu NN TW;
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh (theo dõi NL);
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, NL1.(15)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
|
Mục
tiêu tổng quát
|
Mục
tiêu cụ thể
|
Các
hoạt động
|
Nguồn
lực (tr.đồng)
|
Kết
quả đạt được
|
Phân
công trách nhiệm
|
Ghi
chú
|
Nội
dung (chỉ số)
|
ĐVT
|
Kết
quả mong muốn
|
Tổng
nguồn vốn
|
Ngân
sách TW
|
Vốn
khác (huy động, đối ứng của
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
9
|
10
|
11
|
|
1.
Hỗ trợ ngành trồng trọt, chăn nuôi tái cơ cấu sản xuất
|
1.1. Tăng tỷ lệ giống xác nhận
(hoặc tương đương) trong sản xuất
|
|
|
|
19.350
|
13.550
|
5.800
|
|
|
|
- Cây lúa
|
%
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cây ăn quả (cam, bưởi Phúc Trạch)
|
%
|
Tổng
tỷ lệ sử dụng giống cam, bưởi chất lượng được kiểm soát đạt 70%
|
Hoạt động 01: Hỗ trợ kinh phí bảo tồn, nhân giống; chuyển giao kỹ thuật sản xuất
các giống cam, bưởi
|
3.000
|
3.000
|
|
Đồng
nhất giống cam, bưởi Phúc Trạch chất lượng cao trên diện rộng
|
Tại
trại bảo tồn nhân giống, sản xuất cam, bưởi Truông Bát thuộc Trung tâm Khuyến
Nông
|
1.000
tr. đồng/năm
|
Hoạt động 02: Hỗ trợ du nhập, khảo nghiệm các giống cam, bưởi
mới
|
1.800
|
1.800
|
|
Du nhập,
chọn tạo được 2-3 giống cam, bưởi mới không hạt có năng suất, chất lượng cao
|
Tại
trại bảo tồn nhân giống, sản xuất cam, bưởi Truông Bát thuộc Trung tâm Khuyến
Nông
|
600
tr.đồng/năm
|
Hoạt động 3: Hỗ trợ kinh phí điều tra, tổ chức bình tuyển, chọn lọc cây đầu dòng giống cam Bưởi Phúc Trạch
|
1.050
|
1.050
|
|
Mỗi
năm bình tuyển, chọn lọc được từ 15-20 cây cam, bưởi đầu dòng
|
Chi
cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp
|
350
tr.đồng/năm
|
- Tỷ lệ bò thịt lai
|
%
|
60
|
- Hoạt động 1: sử dụng tinh các giống bò chất lượng cao trên thế giới như Brahman đỏ
(Mỹ, Úc), Droughtmaster... phối với đàn bò nái (địa phương, lai Zêbu)
|
6.000
|
3.000
|
3.000
|
Nâng
cao tầm vóc, sức sản xuất thịt cho đàn bò địa phương
|
-
Trung tâm Khuyến nông chủ trì, phối hợp với TT ứng dụng chuyển giao KHKT và
BV CT vật nuôi cấp huyện thực hiện.
|
1.000
tr.đồng/năm
|
- Tỷ lệ bò thịt lai
|
%
|
60
|
- Hoạt động 2: Hỗ trợ bò đực giống Zêbu hoặc lai Zêbu cho các vùng miền núi, địa
bàn khó khăn (những vùng hiện có tỷ lệ bò lai thấp) thuộc các huyện Kỳ Anh,
Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên...
|
2.100
|
1.100
|
1.000
|
Nâng
cao tầm vóc, sức sản xuất thịt cho đàn bò địa phương
|
-
Chi cục Chăn nuôi và Thú y, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý nhà nước,
kiểm tra, giám sát. UBND cấp xã tổ chức thực hiện
|
Mỗi
năm 700 tr.đồng
|
- Tỷ
lệ đàn lợn sử dụng giống TBKT
|
%
|
90
|
- Hoạt động: Hỗ trợ mua lợn giống cấp
cụ, kỵ
|
2.400
|
1.500
|
900
|
Tạo
được hệ thống sản xuất giống đảm bảo chất lượng (hình thành được từ
200-300 con nái cấp cụ kỵ chất lượng tốt)
|
Chi
cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
mỗi
năm 100 con giống/ 800 tr.đồng
|
- Tỷ
lệ đàn gà sử dụng giống TBKT
|
%
|
90
|
- Hoạt động 01: Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất giống gốc, đàn gà bố mẹ; hỗ trợ mua
gà giống bố mẹ
|
3.000
|
2.100
|
900
|
Tăng
năng suất, hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà (hình thành được 5.000-10.000 con
gà giống đảm bảo chất lượng phục vụ chăn nuôi
|
Chi
cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
01
mô hình/năm/1000 tỷ đồng
|
1.2. Tăng diện tích cây trồng, vật
nuôi áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được cấp chứng nhận
|
|
|
|
18.150
|
15.000
|
3.150
|
|
|
|
- Diện tích cây trồng áp dụng quy
trình kỹ thuật tiên tiến được cấp chứng nhận
|
|
|
|
9.000
|
8.100
|
900
|
|
|
|
+
Lúa
|
Ha
|
Tăng
diện tích sản xuất lúa áp dụng phương pháp SRI đạt 2.000 ha toàn tỉnh
|
Hoạt động 01: Hỗ trợ đầu tư mô hình áp dụng quy trình 3 giảm 3 tăng, hướng VietGAP
|
3.000
|
3.000
|
|
Xây
dựng 20-30 mô hình quy mô 20-30ha sản xuất lúa VietGAP
|
Trung
tâm Khuyến Nông tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
1.000
tr.đồng/năm
|
Hoạt động 2: Hỗ trợ kinh phí tập huấn cho nông dân về áp dụng quy trình sản xuất
lúa theo phương pháp canh tác SRI; sản xuất lúa hữu cơ
|
600
|
600
|
|
Tổ
chức 15 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp cấp huyện, xã
|
Chi
cục Trồng trọt và BVTV
|
200 tr.đồng/năm
|
+
Cây ăn quả:
|
Ha
|
Tăng
tỷ diện tích cam, bưởi sản xuất VietGAP, công nghệ tưới tiên tiến đạt 20%
|
Hoạt động 01: Hỗ trợ đầu tư mô hình sản xuất cam, bưởi phúc trạch áp dụng quy
trình VIETGAP, truy xuất nguồn gốc
|
3.600
|
3.000
|
600
|
Hình
thành được các vùng sản xuất cam, bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô trên
1.500 ha
|
Trung
tâm Khuyến Nông tỉnh; UBND các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Thạch
Hà
|
1.200
tr.đồng/năm
|
Hoạt động 02: Hỗ trợ đầu tư mô hình áp dụng quy trình tưới nước tiết kiệm theo
công nghệ Israel trên cây cam, bưởi phúc trạch
|
1.800
|
1.500
|
300
|
Hình
thành được các vùng sản xuất cam, bưởi lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm quy mô 200 ha
|
Trung
tâm Khuyến Nông tỉnh; UBND các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Thạch
Hà
|
600
tr.đồng/năm
|
- Diện tích cây trồng thực hiện ký
hợp đồng bao tiêu sản phẩm
|
|
|
|
6.300
|
4.500
|
1.800
|
|
|
|
+ Xây dựng cánh đồng lớn trên
cây lúa
|
Hợp
đồng
|
6
|
Hỗ
trợ chi phí mua giống cho nông dân; chi phí doanh nghiệp đầu tư liên kết xây
dựng cánh đồng lớn
|
4.500,0
|
3.000,0
|
1.500,0
|
Diện
tích lúa được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đạt 1.000 ha
|
UBND
các huyện, TP, TX
|
1.500
tr.đồng/năm
|
+ Xây dựng cánh đồng lớn trên
cây ngô sinh khối
|
Hợp
đồng
|
10
|
Hỗ
trợ chi phí mua giống cho nông dân; chi phí doanh nghiệp đầu tư liên kết xây
dựng cánh đồng lớn
|
1.800,0
|
1.500,0
|
300,0
|
Diện
tích ngô sinh khối được ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đạt 1.000 ha
|
UBND
các huyện, TP, TX
|
600
tr.đồng/năm
|
- Tỷ lệ đàn lợn được chăn nuôi theo
quy trình Vietgap
|
%
|
5
|
- Hoạt động 1: Đào tạo, tập huấn;
biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn về áp dụng
sản xuất chăn nuôi lợn theo quy trình VietGahp
|
300
|
300
|
|
Nâng
cao nhận thức người chăn nuôi lợn về sản xuất theo quy trình VietGahp; tạo sản
phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng
|
-
Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Trung tâm Khuyến nông tổ chức, thực hiện
|
100
tr.đồng/năm
|
- Hoạt động 2: Chi phí chứng nhận
đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn.
|
1200
|
900
|
300
|
-
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức, thực hiện; UBND các huyện
|
400
tr.đồng/năm
|
- Hoạt động 3: hỗ trợ xúc tiến
thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm thịt lợn
|
300
|
300
|
|
-
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; các đơn vị liên quan
|
100
tr.đồng/năm
|
- Tỷ
lệ đàn gà được chăn nuôi theo quy trình Vietgap
|
%
|
5
|
- Hoạt động 1: Đào tạo, tập huấn;
biên soạn, in ấn tài liệu, biểu mẫu phục vụ các lớp đào tạo, tập huấn về áp dụng
sản xuất chăn nuôi lợn theo quy trình VietGahp
|
300
|
300
|
|
Nâng
cao nhận thức người chăn nuôi gà về sản xuất theo quy trình VietGahp; tạo sản
phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng
|
-
Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức, thực hiện
|
100
tr.đồng/năm
|
- Hoạt động 2: Chứng nhận đánh giá
để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm an toàn.
|
600
|
450
|
150
|
-
Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức, thực hiện
|
200
tr.đồng/năm
|
- Hoạt động 3: Hỗ trợ xúc tiến
thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm gia cầm
|
150
|
150
|
|
- Chi
cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
|
50
tr.đồng/năm
|
1.3 Phát triển hợp tác xã
|
|
|
|
10.700
|
6.900
|
3.800
|
|
|
|
Củng cố, nâng
cao hiệu quả hoạt động HTX chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp
|
người
|
240
|
Hỗ trợ
tổ chức, quản lý lớp bồi dưỡng nguồn nhân lực HTX
|
450
|
450
|
|
Tổ chức từ 9-10 lớp tập huấn nâng
cao năng lực cho cán bộ quản lý HTX
|
Chi
cục Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
150
tr.đồng/năm
|
HTX
|
10
|
Hỗ trợ
xây dựng hợp tác xã kiểu mới tiêu biểu, điển hình
|
1.500
|
1.200
|
300
|
Xây
dựng 10 mô hình HTX kiểu mới điển hình
|
Trung
tâm Khuyến nông; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
150
tr.đồng/mô hình
|
HTX
|
35
|
Hỗ trợ
HTX sản xuất sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có tem truy xuất nguồn
gốc; Hỗ trợ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động đa dịch vụ từ dịch vụ đầu
vào đến dịch vụ tiêu thụ nông sản có doanh thu tối thiểu từ 01 tỷ đồng/năm.
|
8.750
|
5.250
|
3.500
|
Mỗi
huyện có từ 2-4 HTX được hỗ trợ phát triển hoạt động đa dịch vụ; 30 HTX được
hỗ trợ sản xuất sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có tem truy xuất
nguồn gốc;
|
Chi
cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; UBND các huyện, thành phố, thị xã
|
2.917
tr.đồng/năm
|
1.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
nông nghiệp nông thôn
|
6.150
|
5.400
|
750
|
|
|
|
- Hỗ
trợ xây dựng phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn có xác
nhận, gắn với truy xuất nguồn gốc và thị trường tiêu thụ
|
chuỗi
|
2
|
Hoạt động 1: Hỗ trợ Đào tạo nguồn nhân lực
|
450
|
450
|
|
Tập
huấn 15 lớp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ về phát triển thị trường
|
Chỉ
cục QLCL nông lâm thủy sản
|
150
tr.đồng/năm
|
Hoạt động 02: Xây dựng phát triển các chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm nông lâm thủy
sản an toàn có xác nhận, gắn với truy xuất nguồn gốc và thị trường tiêu thụ
|
2.700
|
2.700
|
|
Mỗi
năm xây dựng được 2-3 chuỗi liên kết, phát triển bền vững
|
Chi
cục QLCL nông lâm thủy sản; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
900
tr.đồng/năm
|
- Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc,
gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
|
Cơ sở
|
5
|
1.2. Hỗ trợ mô hình cơ sở giết mổ ứng
dụng công nghệ giết mổ treo
|
3.000
|
2.250
|
750
|
Hình
thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung áp dụng công nghệ tiên tiến,
đảm bảo ATVSTP
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
1.000
đồng/năm
|
TỔNG
|
|
|
|
54.350
|
40.850
|
13.500
|
|
|
|
2.
Chủ động phòng chống giảm nhẹ thiên tai
|
2.1. Củng cố, tu bổ đê điều
|
|
|
|
32.000
|
32.000
|
-
|
|
|
|
- Nâng cao hiệu quả quản lý các tuyến
đê biển trên địa bàn Hà Tĩnh
|
221,1k
m
|
Đề xuất
các giải pháp, phương án (công trình, phi công trình)
|
Hoạt động 01: Điều tra, đánh giá hiện trạng các tuyến đê biển, xây dựng phương án nhằm phục vụ công
tác quản lý, nâng cao hiệu quả các công trình
|
1.200
|
1.200
|
|
Đề xuất
các giải pháp, phương án (công trình, phi công trình)
|
Chi
cục Thủy lợi, Đoàn Điều tra Quy hoạch Nông nghiệp và PTNT
|
Thực
hiện năm 2018
|
- Nâng cao khả năng thích ứng với
nước biển dâng, xâm nhập mặn
|
137
km
|
Đề xuất
các giải pháp, phương án (công trình, phi công trình)
|
Hoạt
động 02: Điều tra đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn, các công trình liên quan
các vùng ven biển Hà Tĩnh
|
800
|
800
|
|
Đề
xuất các giải pháp, phương án (công trình, phi công trình)
|
Chi
cục Thủy lợi, Đoàn Điều tra Quy hoạch Nông nghiệp và PTNT.
|
Thực
hiện năm 2019
|
Duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các
tuyến đê sông, đê biển
|
|
|
Duy tu bảo dưỡng thường xuyên các
tuyến đê
|
30.000
|
30.000
|
|
Các tuyến
đê được duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp
|
Chi
cục Thủy lợi; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
mỗi
năm 10.000 tr.đồng
|
2.2. Đảm bảo an toàn hồ chứa
|
|
|
|
1.200
|
1.200
|
0
|
|
|
|
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý an toàn các hồ chứa
|
Hồ
|
351
|
Hoạt
động 01: Điều tra, đánh giá hiện trạng hồ chứa và các công trình phụ trợ (đường
cứu hộ, cống, tràn, đập...), hành lang bảo vệ an toàn hồ chứa
|
1.200
|
1.200
|
|
Đề
xuất các giải pháp, phương án (công trình, phi công trình)
|
Chi
cục Thủy lợi, Đoàn Điều tra Quy hoạch Nông nghiệp và PTNT
|
Thực
hiện năm 2019-2020
|
TỔNG
|
|
|
|
33.200
|
33.200
|
-
|
|
|
|
3.
Ổn định đời sống dân cư
|
1. Số hộ được ổn định theo Quyết định
số 1776/QĐ-TTg của TTCP
|
hộ
|
1.195
|
|
51.715
|
51.715
|
-
|
|
|
|
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình di
chuyển đến nơi ở mới
|
|
500
|
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình di
chuyển đến nơi ở mới
|
10.800
|
10.800
|
|
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
Theo
định mức hỗ trợ quy định
|
+ Vùng thiên tai, đặc biệt khó
khăn
|
Hộ
|
420
|
8.400
|
8.400
|
|
|
|
+ Vùng biên giới
|
Hộ
|
80
|
2.400
|
2.400
|
|
|
|
- Hỗ trợ ổn định dân cư tại chỗ
|
Hộ
|
695
|
- Hỗ trợ ổn định dân cư tại chỗ
|
6.950
|
6.950
|
|
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
- Hỗ trợ cộng đồng nơi xen ghép
|
Hộ
|
500
|
- Hỗ
trợ cộng đồng nơi xen ghép
|
25.000
|
25.000
|
|
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố
|
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
nâng cao năng lực cán bộ làm công tác bố trí dân cư
|
lớp
|
6
|
|
600
|
600
|
|
|
Chi
cục Phát triển nông thôn
|
2 lớp/năm x 100 tr.đồng/lớp
|
- Hoạt động Hỗ trợ phát triển sản
xuất cho người dân tái định cư và cộng đồng dân cư nơi xen ghép
|
hộ
|
1.195
|
|
8.365
|
8.365
|
|
Các
hộ dân được hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, ứng
dụng nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
|
Các
Chi cục: Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi và Thú y, PTNT; Trung tâm Khuyến nông và
các địa phương liên quan
|
2.788
tr.đồng/năm
|
2. Số hộ được ổn định theo Quyết định
số 64/QĐ- TTg của TTCP
|
hộ
|
417
|
Ổn định
đời sống cho các hộ gia đình sau tái định cư công trình thủy lợi Ngàn Trươi -
Cẩm Trang
|
4.170
|
4.170
|
|
Các hộ
dân được hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, ứng dụng
nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
|
Các
Chi cục: Trồng trọt và BVTV, Chăn nuôi và Thú y, PTNT; Trung tâm Khuyến nông
và các địa phương liên quan
|
1.390
tr.đồng/năm
|
Tổng
|
|
|
|
55.885
|
55.885
|
|
|
|
|
4.
|
Kinh phí chỉ đạo
|
|
|
|
900
|
900
|
|
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện
|
300
tr.đồng/năm
|
|
TỔNG CỘNG (1+2+3):
|
|
|
|
144.335
|
130.835
|
13.500
|
|
|
|