ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 241/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
27 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Để chủ động ứng phó với mọi
tình huống thiên tai, kịp thời khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất những
thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân do thiên tai gây ra trên địa
bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện ứng phó,
khắc phục hậu quả thiên tai với những nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chuẩn bị đầy đủ, huy động kịp
thời lực lượng, phương tiện để ứng phó với mọi tình huống thiên tai nhằm khắc
phục nhanh, hiệu quả; hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người, tài sản của
nhà nước và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực xử lý tình
huống, sự cố; năng lực chỉ huy, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng được huy động.
2. Yêu cầu
Các sở, ban, ngành; Ban Chỉ huy
PCTT&TKCN các cấp; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân chủ động chuẩn
bị đầy đủ nhân lực, vật tư, sẵn sàng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai khi được huy động.
II. NGUYÊN TẮC
HUY ĐỘNG
1. Công tác huy động lực
lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tại địa bàn nơi
xảy ra thiên tai phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “Bốn
tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại
chỗ). Sử dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả trong công tác ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai, ưu tiên các hoạt động cứu người, cứu tài sản.
2. Khi thiên tai xảy trên
địa bàn, Chủ tịch UBND các cấp được quyền huy động lực lượng, phương tiện của
cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình để tham
gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; trong trường hợp vượt quá khả năng, đề
nghị UBND cấp trên hỗ trợ.
3. Các cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân khi nhận được lệnh huy động phải nhanh chóng huy động
người và phương tiện đến nơi xảy thiên tai đồng thời khi tham gia các hoạt động
ứng phó, khắc phục hậu quả phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy tại hiện
trường.
4. Bảo đảm sự chỉ đạo,
chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
được huy động trong suốt quá trình tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả thiên
tai. Trong đó xác định rõ lực lượng chủ trì, lực lượng phối hợp trong từng hoạt
động của quá trình triển khai ứng phó.
5. Khi tiến hành các hoạt
động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phải bảo đảm an toàn đối với người,
phương tiện tham gia thực hiện nhiệm vụ, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất
thiệt hại về người và tài sản.
6. Lực lượng, phương tiện
của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia các hoạt
động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bị thiệt hại sẽ được bồi thường, giải
quyết theo quy định của pháp luật.
III. KẾ HOẠCH
HUY ĐỘNG
1. Xây dựng
kế hoạch huy động
1.1. Cấp tỉnh
a) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh,
Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động - Thương binh và XH
theo chức năng, nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch huy động
nhân lực, phương tiện để ứng phó thiên tai, như: lực lượng quân đội, công an,
dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn và
các tổ chức, cá nhân tình nguyện.
- Ký hiệp đồng với các đơn vị,
doanh nghiệp chuẩn bị lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai khi có yêu cầu.
- Rà soát vật tư, phương tiện,
hàng năm có kế hoạch mua sắm đảm bản đủ số lượng, chất lượng, chủng loại. Trước
mùa mưa lũ, đánh giá về các trọng điểm đê điều, hồ đập để xây dựng các phương
án huy động cho phù hợp.
b) Các sở, ban, ngành khác
- Các sở, ban, ngành, các cơ
quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương
tiện để ứng phó kịp thời với các tình huống, các loại hình thiên tai.
- Ký hiệp đồng huy động lực lượng,
vật tư, phương tiện cụ thể, phân công trách nhiệm với các đơn vị, doanh nghiệp
đóng trên địa bàn tham gia ứng cứu kịp thời và đầy đủ khi có yêu cầu.
- Phân công đầu mối thực hiện
việc huy động lực lượng, phương tiện; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị
được huy động. Tập huấn nâng cao năng lực, xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực
lượng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
1.2. Cấp huyện
- Tổng hợp các nguồn lực của cấp
xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để nắm bắt kịp thời chủng loại, số lượng,
chất lượng.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm vật
tư từ nguồn kinh phí PCTT, huy động nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết
đảm bảo để chuẩn bị sẵn sàng khi có thiên tai xảy ra.
- Ký hiệp đồng với các đơn vị,
các doanh nghiệp, các chủ phương tiện thuộc địa bàn quản lý để sẵn sàng tham
gia ứng phó khi có yêu cầu.
1.3. Cấp xã
- Về nhân lực: Xây dựng phương
án, chủ động huy động nguồn nhân lực bao gồm: Lực lượng xung kích PCTT,dân quân
tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân tình nguyện để tham gia ứng phó, khắc
phục hậu quả.
- Về phương tiện: Ký hiệp đồng
với các đơn vị, các doanh nghiệp, các chủ phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu
khi có yêu cầu.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư PCTT
như cát, sỏi, phên, tre, dụng cụ cứu hộ cứu nạn, … theo kế hoạch cấp huyện giao
đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại.
2. Thẩm quyền
chỉ huy, huy động
Tùy theo tình huống thiên tai,
cấp độ rủi ro thiên tai, Chủ tịch UBND - Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp
có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực để sẵn sàng ứng phó với thiên tai
bao gồm: Lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên
tai, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức,
cá nhân tình nguyện; Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của các tổ chức, cá
nhân hoạt động trên địa bàn… theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai ngày
19 tháng 6 năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống
thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn.
3. Việc huy động lực lượng,
phương tiện ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai thể hiện bằng lệnh, quyết định
huy động, điều động.
IV. PHÂN
CÔNG NHIỆM VỤ
1. Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh
- Hiệp đồng chặt chẽ với các
đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh và lực lượng cơ động của Quân khu 2 sẵn sàng
lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy
ra; hướng dẫn Ban Chỉ huy quân sự cấp dưới xây dựng, triển khai kế hoạch,
phương án ứng phó; tăng cường lực lượng xử lý các tình huống khi có thiên tai xảy
ra.
- Điều phối lực lượng vũ trang,
dân quân tự vệ, xung kích… tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo
linh hoạt, hiệu quả.
- Phối hợp với các cơ quan,
ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố huy động lực lượng, phương tiện, vật
tư, trang bị của các đơn vị quân đội, các cơ quan, ban, ngành của địa phương, lực
lượng tại chỗ tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Chỉ đạo lực lượng quân đội
các cấp chuẩn bị nhân lực, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó theo kế hoạch
giao.
2. Công
an tỉnh
- Huy động lực lượng, phương tiện,
trang thiết bị đặc chủng chuyên dùng của ngành, hiệp đồng với Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh, UBND các huyện, thành phố để thực hiện nhiệm vụ di dân, cứu hộ, cứu nạn,
giúp dân khắc phục hậu quả sau thiên tai.
- Phối hợp với các đơn vị có liên
quan, rà soát và nắm chắc số lượng, chủng loại vật tư, phương tiện PCTT làm căn
cứ xây dựng phương án điều động theo từng cấp độ rủi ro thiên tai phù hợp với
tình hình thực tế.
- Đảm bảo an ninh, trật tự khu
vực bị ảnh hưởng, bố trí lực lượng bảo vệ tài sản cơ sở hạ tầng. Chỉ đạo phân
luồng giao thông khi xuất hiện mưa lớn, bão, lũ; đảm bảo an ninh trật tự và
giao thông thông suốt trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống.
- Chỉ đạo lực lượng công an cấp
dưới chuẩn bị nhân lực, phương tiện theo kế hoạch giao, sẵn sàng tham gia ứng
phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.
3. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng,
phương tiện của ngành; khi có lệnh huy động, phối hợp với các đơn vị liên quan
thực hiện hiệu quả công tác PCTT&TKCN theo nhiệm vụ được phân công.
- Tham mưu Chủ tịch UBND- Trưởng
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh huy động nhân lực, vật tư trang thiết bị, phương
tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ PCTT của tổ chức cá nhân hoạt động trên địa
bàn theo thẩm quyền.
- Cấp, xuất vật tư tại khác kho
đang quản lý cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi
có yêu cầu.
4. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các cơ quan, đơn
vị; UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện
trong tỉnh tham gia công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Hiệp đồng với các doanh nghiệp
Nhà nước đảm bảo nhân lực cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên
tai. Xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ cấp, cứu
trợ sau thiên tai.
- Tiếp nhận thông tin và kịp thời
hỗ trợ, trợ giúp xã hội đột xuất đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị
định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
5. Các sở,
ban, ngành, các cơ quan, đơn vị khác: theo chức năng, nhiệm vụ
chủ động thực hiện các nội dung đã được UBND, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, chuẩn
bị nhân lực, vật tư để tổ chức ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai tại đơn vị.
Sẵn sàng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu.
6. UBND các
huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch mua sắm vật
tư từ nguồn kinh phí PCTT, kế hoạch huy động nhân lực, phương tiện, vật tư,
trang thiết đảm bảo để chuẩn bị sẵn sàng khi có thiên tai xảy ra.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị,
ký hiệp đồng với các tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các
chủ phương tiện chuẩn bị nhân lực, phương tiện, sẵn sàng tham gia ứng phó khi
có yêu cầu.
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho
UBND cấp xã linh hoạt thực hiện việc huy động lực lượng tham gia ứng phó, khắc
phục hậu quả thiên tai; sử dụng vật tư dự trữ theo tinh thần “Sẵn sàng- đầy đủ-
tiết kiệm- hiệu quả”; xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu các sự cố xảy ra.
- Trước mùa mưa bão hàng năm,
giao chỉ tiêu chuẩn bị nhân lực, vật tư, trang thiết bị cho từng cơ quan, đơn vị,
UBND cấp xã trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Lao động -
TB&XH xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện ứng phó, khắc phục
hậu quả thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc.
V. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực
hiện được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm và các nguồn vốn hợp
pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nước.
- Các Sở, ngành, địa phương được
phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động
bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách nhà nước hàng năm được phê duyệt, dự toán
bổ sung kinh phí và huy động các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
để tổ chức thực hiện.
2. Cấp nào thực hiện việc
huy động lực lượng, phương tiện thì cấp đó có trách nhiệm chi trả kinh phí cho
đối tượng được huy động theo quy định.
VI. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở,
ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ chức năng, nhiệm vụ để
triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo thiết thực, hiệu quả; Chủ động xây dựng kế
hoạch huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị, địa phương; báo cáo đánh giá
kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động - TB&XH trước ngày 15/12 hàng
năm.
2. Giao Sở Lao động -
TB&XH theo dõi, đôn đốc và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thường trực TU, TT HĐND tỉnh (báo
cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo VP, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTGTĐT tỉnh;
- Các Cty TNHH MTV Thủy lợi;
- VPTT BCHPCTT&TKCN tỉnh;
- CV: NCTH;
- Lưu: VT, NN3.
(TAT- b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khước
|