ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 24/KH-UBND
|
Ninh Bình,
ngày
21
tháng 03 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG
CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Phần thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ
CÁC CĂN CỨ
1. Sự cần thiết
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam đồng bằng
sông Hồng, có địa hình phức tạp, đa dạng với 03 vùng sinh thái: Vùng đồng bằng
ven biển (huyện Kim Sơn) với chiều dài bờ biển 15km; vùng đồi núi (phía
Tây và Tây Bắc huyện Nho Quan, phía Bắc - Đông Bắc huyện Gia Viễn, phần lớn Thành
phố Tam Điệp); vùng đồng bằng
trũng trung tâm xen kẽ núi đá (các huyện: Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn).
Trong thời gian gần đây, cùng với ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận bão mạnh, siêu
bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ năm
2005, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008, bão Bopha đổ bộ vào
Philippin năm 2012... Đặc biệt, siêu bão Haiyan năm 2013 là cơn bão mạnh nhất
đổ bộ vào Philippin với gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7m, bão đã làm hơn 6.000 người
chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng khu vực bão đổ bộ.
Theo nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, vùng ven biển nước ta có nguy cơ bão mạnh, siêu bão đổ bộ với cường
độ từ cấp 12, cấp 13 đến cấp 15, cấp 16 kèm theo nước dâng do bão từ 3 ÷ 6m. Theo phân
vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão của Bộ Tài nguyên và Môi
trường xây dựng, Ninh Bình thuộc vùng 1 (Quảng Ninh ÷ Thanh Hóa),
là vùng có số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng nhiều nhất, với tần số trung bình năm
là 1,0 ÷
1,5
cơn, cường độ bão ghi nhận được là cấp 15. Nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra
tới 3,5 m, trong tương lai, khi bão có khả năng mạnh thêm, nước dâng do bão có
thể lên đến 4 m, trong trường hợp xảy ra vào thời kỳ triều cường, mực nước tổng
cộng do bão có thể lên đến 5,7 ÷ 6,0 m.
Để nâng cao tính chủ động, hiệu lực và hiệu quả
trong Phòng chống thiên tai cần thiết phải xây dựng và ban hành Kế hoạch Phòng
chống thiên tai giai đoạn 2018 - 2020 nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, các cấp
chính quyền nghiên cứu triển khai thực hiện nhằm giảm thiệt hại về người và tài
sản của nhà nước và nhân dân đồng thời phân công, phân cấp trách nhiệm và phối
hợp trong triển khai thực hiện kế hoạch.
2. Các căn cứ xây dựng Kế hoạch
- Luật Phòng, chống thiên tai số
33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành
ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày
04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
- Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ban
hành ngày 23/3/2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn
cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm;
- Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày
1/7/2014 của thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật
Phòng, chống thiên tai;
- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày
15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày
15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin
thiên tai;
- Thông tư liên tịch số
43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do
thiên tai.
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
- Công tác phòng, chống thiên tai (bao
gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất
do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm
nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại
thiên tai khác) và tìm kiếm cứu nạn phải được tiến hành chủ động và thường
xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản
do thiên tai gây ra.
- Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu
quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư,
phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ
động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống,
sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp,
các ngành.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền,
cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh và ứng phó thiên tai kịp thời đến
cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản
lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động
phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn tỉnh.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM:
- Triển khai thực hiện Luật Phòng chống
thiên tai và các văn bản hướng dẫn Luật, Chương trình hành động và kế hoạch thực
hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2018 -
2020 trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành Chỉ thị về tăng cường công
tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Cập nhật, bổ
sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, đặc
biệt, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
- Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy và cơ
quan giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp
theo quy định của Chính phủ.
- Nâng cao chất lượng thông tin, dự
báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý
khi xảy ra thiên tai. Hoàn thành và đưa vào sử dụng mạng lưới các trạm Khí tượng,
trạm Đo mưa và trạm Đo mực nước bổ sung trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh
tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về
phòng, chống lụt bão, ngăn triều, sạt lở, thủy lợi để bảo vệ dân
cư và ổn định sản xuất, kinh doanh. Trồng cây chắn sóng, bảo vệ đê sông, đê biển,
cửa sông trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án
nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên
địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống,
ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư. Tổ chức huấn luyện,
diễn tập cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo chương trình mục tiêu quốc
gia theo từng ngành, từng lĩnh vực.
- Huy động mọi nguồn lực tài chính cho
công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội
hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tinh thần trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn.
Phần thứ hai
KẾ
HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
I. TÌNH HÌNH DÂN SINH
- KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH
1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng
bằng Bắc bộ, 19°50’ đến 20°27’ độ Vĩ Bắc, 105°32’ đến 106°27’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp
chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh
Ninh Bình và Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với
hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam là biển
Đông. Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH
NINH BÌNH
1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
* Vùng đồng bằng
Bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện
Yên Khánh, huyện Kim Sơn và diện
tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101 nghìn ha, chiếm
71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tỉnh, chiếm
khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung bình từ 0,9 ÷ 1,2m, đất đai
chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm năng phát triển của vùng
là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
* Vùng đồi núi và bán sơn địa: Vùng
này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây Nam huyện
Nho Quan và Thành phố Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phía Tây Nam huyện Hoa
Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng 35.000 ha, chiếm 24%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90-120m. Vùng này tập trung
tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó rất thuận lợi để
phát triển các ngành công nghiệp như: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất mía
đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò,
dê), trồng cây ăn quả (dứa, vải, na), trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và
trồng rừng.
* Vùng ven biển: Ninh Bình có trên
15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích của 3 xã ven biển huyện Kim Sơn là: Kim
Trung, Kim Hải, Kim Đông, diện tích khoảng 6.000 ha, chiếm 4,2% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn nhiều do mới bồi tụ nên đang trong
thời kỳ cải tạo, vì vậy chủ yếu phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ (sú, vẹt),
trồng cói, trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản.
1.3. Khí hậu
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt là xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ
trung bình năm khoảng 24°C; số lượng giờ nắng trong năm trung bình năm 1200 giờ;
Lượng mưa trung bình/năm đạt 1.800mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượng
mưa vào các tháng mùa mưa.
- Mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5 đến cuối
tháng 10):
+ Lượng mưa: chiếm 70% lượng mưa cả
năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 200 ÷ 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xảy
ra trong ngày có bão và dông.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên
26°C, cao nhất là trên 39°C. Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời
tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào. Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới
25°C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới trên 39 °C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ
bị khô héo.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành là gió
Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 ÷ 4 m/giây. Trong mùa hè thường hay xuất
hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá lớn. Trung bình mỗi
năm chịu ảnh hưởng từ 2 ÷ 3 cơn bão.
+ Độ ẩm không khí: Mùa hè rất cao, nhất
là những ngày mưa ngâu (tới 90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống
thấp (dưới 40%).
- Mùa khô (Bắt đầu từ tháng 11 và kết
thúc vào tháng 4):
+ Mưa: Chiếm lượng nhỏ, khoảng 20 ÷
25% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng 12 và tháng 01 lượng mưa nhỏ hoặc không có
mưa. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn và ẩm ướt. Nhìn chung, lượng mưa giữa
các tháng trong năm không đều. Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước cho cây trồng,
nhất là vào đầu mùa.
+ Gió: Hướng gió thịnh hành là Bắc,
Đông Bắc và Đông, thường gây ra lạnh đột ngột.
+ Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm
rất thấp, lượng bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này
hay xảy ra hạn nhưng có điều kiện làm ải đất. Thời tiết nồm thường xảy ra vào
cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên 90%.
1.4. Giao thông
Ninh Bình là một điểm nút giao thông
quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam bao gồm hệ thống giao thông
đường bộ, đường sắt và đường thủy.
- Đường bộ: Trên địa bàn tỉnh có 8 tuyến
quốc lộ chạy qua bao gồm: QL1; QL.10; QL.38B; QL.12B; QL.45; QL.21B; QL.12B kéo
dài và đường nối QL1 với cảng Ninh
Phúc. Đường tỉnh có 20 tuyến có tổng chiều dài 267km.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam
chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6km với 4 ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh
và Đồng Giao) thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và vật liệu xây
dựng.
- Đường thủy: Hệ thống đường thủy nội
địa Trung ương quản lý 4 tuyến với tổng chiều dài là 155,5km. Cụ thể như sau:
tuyến Sông Đáy (Cửa Đáy - Ninh Bình) dài 85km; tuyến sông Hoàng Long (Cầu Nho
Quan - Gián Khẩu) dài 28km; tuyến sông Vạc (Cầu Yên - Kim Đài) dài 28,5km và
kênh Yên Mô (Ngã ba Đức Hậu - Nga Sơn) dài gần 14km. Hệ thống đường thủy nội
địa địa phương gồm 12 tuyến với tổng chiều dài 143,3km. Ngoài ra còn có 3 cảng
chính là: Cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình và cảng K3 và hàng loạt các bến xếp dỡ
hàng hóa nằm trên các bờ
sông góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.5. Sông ngòi và thủy
văn
Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm
hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng,
sông Vân, với tổng chiều dài
496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2,
các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông.
1.6. Tài nguyên
* Tài nguyên đất: Tổng diện
tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 km2 với các loại đất phù sa, đất
Feralitic.
* Tài nguyên nước: Bao gồm tài
nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm.
- Tài nguyên nước mặt: Khá dồi dào,
thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông
vận tải thủy. Ninh Bình có mật độ các hệ thống sông, suối ở mức trung bình với
tổng chiều dài các con sông chính trên 496km, chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt
0,5km/km2. Bên cạnh đó, trong tỉnh còn có 21 hồ chứa nước lớn, diện
tích 1.270ha, với dung tích 14,5 triệu m3 nước, năng lực tưới cho
4.438 ha.
- Nguồn nước ngầm: Nước ngầm ở Ninh
Bình chủ yếu thuộc địa bàn huyện Nho Quan và Thành phố Tam Điệp. Tổng lượng nước
ngầm Rịa (Nho Quan) đạt 361.391m3/ngày. Vùng Tam Điệp 112.183m3/ngày.
* Tài nguyên rừng: So với các tỉnh
đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất với khoảng
28.352ha, chiếm 20,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó:
Rừng đặc dụng là 16.414ha chiếm 57,90%
diện tích đất lâm nghiệp.
Rừng sản xuất là 3.987ha chiếm 14,06%
diện tích đất lâm nghiệp.
Rừng phòng hộ là 7.951 ha chiếm 28,04%
diện tích đất lâm nghiệp.
* Tài nguyên biển: Bờ biển Ninh
Bình dài trên 15km với hàng nghìn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ
sâu khá, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện;
Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải
sản với sản lượng từ 2000 ÷ 2.500 tấn/năm.
* Tài nguyên khoáng sản:
- Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn
tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình, với những dãy núi đá vôi khá lớn
chạy từ Hòa Bình tới biển Đông, dài hơn 40km, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối.
Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số
hóa chất khác.
- Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở
các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình (Thành phố Tam Điệp), huyện
Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.
- Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng
Ninh Bình chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà
(Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc
biệt nước khoáng Kênh Gà có độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53 ÷ 54°C. Nước khoáng
Cúc Phương có thành phần Magiêbicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát
và chữa bệnh.
- Tài nguyên than bùn: Trữ lượng nhỏ,
khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn
(Thành phố Tam Điệp), có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
1.7. Dân số lao động
và việc làm
Dân số toàn tỉnh Ninh Bình là 952.509
người (niên giám 2016), trong đó dân số thành thị 195.686 người chiếm 20,54% tổng
dân số, dân số nông thôn 756.823 người chiếm 79,46% tổng dân số. Đa số nhân dân
trong tỉnh có nguồn sống chính là làm nông nghiệp.
Mật độ dân số bình quân 797 người/km2,
mật độ dân số cao nhất tập trung ở thành phố Ninh Bình 2591 người/km2,
thấp nhất là huyện Nho Quan 333 người/km2.
Nguồn lao động khá về cả số lượng, chất
lượng và đang ở thời kỳ đầu với tổng lao động năm 2016 chiếm 63,6% dân số (khoảng
605,9 nghìn người). Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp
(3,7%), chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so với vùng ĐBSH cũng
như cả nước.
1.8. Tiềm năng du lịch
văn hóa
* Du lịch: Du lịch của
tỉnh tương đối phong phú, đa dạng như: Núi, hồ, rừng với các di tích văn hóa, lịch
sử, danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Tam Cốc- Bích Động, rừng quốc gia Cúc
phương; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Nhà thờ đá Phát Diệm...
đặc biệt quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa,
thiên nhiên thế giới.
* Văn hóa:
- Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa
các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng
giữa nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn. Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền
văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng
sông Hồng.
- Các lễ hội lớn ở Ninh Bình: Lễ hội
truyền thống cố đô Hoa Lư; lễ hội Đền Thái Vi; lễ hội Chùa Bái Đính; lễ hội Báo
Bản...
- Văn hóa ẩm thực của Ninh Bình nổi tiếng
có các món ăn: Tái dê Cố đô, cơm cháy, cá rô Tổng Trường, ốc nhồi Gia Viễn, nem
Yên Mạc...
2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh
Bình
Năm 2017 kinh tế có bước phát triển
GRDP tăng 7,95%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tiếp tục tăng; sản xuất
nông nghiệp tăng khá; phong trào xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; dịch vụ,
du lịch phát triển; thu ngân sách vượt kế hoạch, đạt cao nhất từ trước đến nay.
Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an ninh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác xúc tiến đầu tư được quan
tâm, công tác đối ngoại được mở rộng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo; quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường. Công tác cải cách
hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng
phí được tập trung chỉ đạo. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, hiệu
quả quản lý nhà nước được nâng lên rõ rệt.
2.1. Về kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định,
giá trị sản phẩm được nâng lên. Năm 2017, thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm
đầu vụ mùa và bão lũ song các cấp ngành và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực ổn định
và tiếp tục duy trì năng suất cây trồng
ở mức cao nhất. Chăn nuôi gia súc, gia cầm có khởi sắc rõ rệt, có sự tăng mạnh
về đàn và tăng khá về sản lượng thịt hơi xuất chuồng. Nuôi trồng thủy sản được
mở rộng tối đa về diện tích. Phát triển lâm nghiệp được đảm bảo theo chương
trình phát triển bền vững của Quốc gia. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm
2017 đạt 8,43 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch
năm.
* Sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản,
đầu tư phát triển
Sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng mạnh.
Tổng giá trị sản xuất đạt gần 40,3 nghìn tỷ, tăng 25,05% so với năm 2016, nhiều
sản phẩm công nghiệp chủ lực khác tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ như: ôtô,
xi măng, thép cán... chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cải thiện môi trường
kinh doanh đang phát huy hiệu quả đã góp phần quan trọng để tăng giá trị sản xuất
của ngành công nghiệp.
* Tài chính, thương mại và dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển khá mạnh,
đặc biệt là lĩnh vực du lịch đã phát huy được thế mạnh của Ninh Bình với số lượt
khách đến tham quan đạt trên 7 triệu lượt, tăng 8,8% so với năm 2016; doanh thu
đạt gần 2.489 tỷ đồng, tăng 41%. An ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các
khu điểm du lịch được đảm bảo, chất lượng phục vụ được nâng lên. Kim ngạch xuất
khẩu năm 2017 đạt trên 1,15 tỷ USD; doanh thu vận tải tăng trên 1,3%; các ngành
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có bước phát triển mạnh.
2.2. Văn hóa - xã hội
Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an
ninh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng
lên. Công tác giáo dục - đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng. Năm
2017, Ninh Bình duy trì ở tốp các tỉnh dẫn đầu cả nước, có điểm trung bình các
môn thi cao thứ 3 toàn quốc; tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 9,86%.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe cho nhân dân được tăng cường. Lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, giảm nghèo quan tâm, chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Công tác chăm sóc
và bảo vệ trẻ em được chú trọng. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có
công trên địa bàn tỉnh.
2.3. Xây dựng chính
quyền, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng
Công tác xây dựng chính quyền có nhiều
đổi mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp.
Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy
mạnh thực hiện ở tất cả các cấp, các đơn vị. Nâng cao trình độ chuyên môn, tinh
thần, thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, nhất là tại
bộ phận 1 cửa các cấp.
Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết
khiếu nại tố cáo được tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt. UBND tỉnh đã
thành lập Ban tiếp công dân của tỉnh và chỉ đạo thành lập Ban tiếp công dân cấp
huyện. Phối hợp với Trung ương chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số vụ việc kiến
nghị kéo dài của công dân. Việc xử lý sau thanh tra khi có kết luận được thực
hiện nghiêm túc.
Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục
được tuyên truyền, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tiếp tục thực
hiện công khai minh bạch về chi tiêu tài chính.
2.4. Về an ninh - quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn ổn định và được giữ vững. Lực lượng công an đã chủ động nắm và
kiểm soát tình hình, kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết
tốt những vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh trật tự và các vụ việc tranh chấp,
khiếu kiện, bảo vệ tuyệt đối an toàn các đoàn lãnh đạo Đảng, nhà nước, khách quốc
tế và các sự kiện chính trị - văn hóa diễn ra trên địa bàn. Thực hiện quyết liệt,
có hiệu quả các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn
giao thông và trật tự đô thị, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động mạnh mẽ và phát huy hiệu quả,
huy động sức mạnh tầng lớp của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.
2.5. Hoạt động đối
ngoại
Công tác quản lý các tổ chức, cá nhân
người nước ngoài vào làm việc, lao động, thăm quan du lịch tại địa phương đảm bảo
chặt chẽ. Các dự án ODA, FDI tiếp tục được triển khai thuận lợi, đúng tiến độ. Công
tác vận động vốn ODA, xúc tiến
đầu tư, du lịch, thương mại được triển khai thuận lợi.
3. Cơ sở, kỹ thuật hạ tầng
3.1. Cơ sở, kỹ thuật
hạ tầng thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ
nhiệm vụ phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, sản xuất nông nghiệp, đồng thời
phục vụ dân sinh kinh tế, phát triển giao thông, du lịch như: đê sông, đê biển,
hồ chứa, tràn phân lũ, chậm lũ, cống, trạm bơm, kênh mương...
Qua nhiều năm củng cố tu bổ, hệ thống
cơ sở hạ tầng thủy lợi của tỉnh đã được hình thành với tổng chiều dài các tuyến
đê là
468,6 km, trong đó đê
cấp III và hệ thống đê biển có chiều dài trên 162 km, có 32 kè,
87 cống âu và còn lại là đê sông nội tỉnh với chiều dài gần 306 km, 5 kè hộ bờ
lát mái, 176 cống, âu dưới đê. Toàn tỉnh có 44 hồ với tổng dung tích trên 41
triệu m3; trong đó có 5 hồ lớn với dung tích từ 1 ÷ 5 triệu m3
như: hồ Yên Quang, Đồng Chương, Đập Trời - Nho Quan và hồ
Yên Thắng, Yên Đồng - Yên Mô...
Cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng chống lụt
bão được đầu tư xây dựng trong những năm qua phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.
Năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên
tai được nâng lên đáng kể, từng bước xóa dần các trọng điểm phòng chống lụt bão xung
yếu, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời cải tạo
giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho công tác ứng cứu đê điều trong
mùa mưa bão, cải tạo môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, góp phần xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.2. Xây dựng nông
thôn mới
Công tác xây dựng nông thôn mới năm
2017 tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành phong trào sâu rộng của quần chúng, tích cực lồng
ghép các nguồn lực, các chương trình xây dựng. Tính hết năm 2017 kết quả thực
hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được
80/119 xã đạt 20 tiêu chí đã được UBND tỉnh quyết định công nhận chiếm 67,2%.
Trong đó có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Hoa Lư); 01 thành phố hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (TP. Tam Điệp).
Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được
đầu tư xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, gắn với việc giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc đồng thời vệ sinh môi trường. Đời sống văn hóa tinh thần của nông
dân từng bước được nâng cao với 100% số xã có đủ điện phục vụ sản xuất và sinh
hoạt; 100% xã có nhà văn hóa, trạm y tế, trường học... Tiến trình cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất
lượng và hiệu quả, đặc biệt trong các khâu: làm đất, tưới tiêu nước, ra hạt,
xay xát... do vậy đã tiết kiệm được chi phí, thời gian và thời vụ sản xuất, từng
bước giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân.
3.3. Cơ sở, kỹ thuật
hạ tầng giao thông vận tải
Với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông, đáp ứng sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc
phòng, du lịch của tỉnh, các địa phương đã làm tốt việc tranh thủ sự hỗ
trợ của Bộ GTVT, của các dự án quốc tế và các ngành, các cấp và của mọi thành
phần kinh tế để tăng cường
đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông.
Về đường tỉnh: Đã nâng cấp, cải tạo 167,7km đường
tỉnh; xây dựng 11 cầu; nâng cấp, cải tạo 16km QL45, QL12B; đầu tư cải tạo, nâng
cấp Quốc lộ 1A, QL 10, phấn đấu đến năm 2018 cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa
vào sử dụng. Phối kết hợp với PMU 18, PMU1, Cục Đường bộ Việt Nam... và giúp
các nhà thầu triển khai các dự án của Bộ GTVT tại Ninh Bình như xây dựng cầu vượt
Thanh Bình, cầu Non Nước, cầu Lim, cầu Ghềnh, cầu Vó, cầu Do, cầu Yên... Các
công trình giao thông đã xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội,
an ninh - quốc phòng... của tỉnh.
Hiện nay, ngành GTVT đang đẩy nhanh việc
thi công các công trình trọng điểm, cấp bách như: Hoàn thành tuyến kết nối cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh
Bình với Quốc lộ 1 giai đoạn 2; tuyến Quốc lộ 1 tránh thành phố Ninh Bình; Quốc
lộ 12B; đường tỉnh lộ ĐT.477 và cầu Trường Yên...
II. XÁC ĐỊNH ĐÁNH GIÁ
RỦI RO THIÊN TAI VÀ CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI THƯỜNG GẶP
1. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai
và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp
Dựa trên đặc điểm điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lý và dân sinh kinh tế của tỉnh, Ninh Bình có thể gặp các loại hình
rủi ro thiên tai sau đây: áp thấp nhiệt đới, bão, lốc,
sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại,
mưa đá, sương muối, sạt lở đất và các loại thiên tai khác có thể gây ra thiệt hại
về người, tài sản, gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến điều kiện sống
và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
1.1. Cấp độ rủi ro
thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão
Cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt
đới, bão có 3 cấp, thấp nhất là cấp 3 và cao nhất là cấp 5:
1.1.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm
các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9
hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa),
vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, trên đất liền khu vực Bắc Bộ;
b) Bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên
Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa), vùng biển ven bờ, trên
đất liền khu vực Bắc Bộ;
c) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15
hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
1.1.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm
các trường hợp sau:
a) Bão rất mạnh từ cấp 12 đến cấp 15
hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ;
b) Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động
trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
1.1.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 trong
trường hợp sau:
Siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động
trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
1.1.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do áp
thấp nhiệt đới, bão được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất
là cấp 5, khi xảy ra một
trong các trường hợp sau:
a) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động
trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển
ven bờ kết hợp với hoạt động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam mạnh;
b) Áp thấp nhiệt đới, bão hoạt động
trên đất liền nơi đang xảy ra mưa lớn, lũ, ngập lụt lớn hoặc trùng hợp với thời kỳ
triều cường, nước biển dâng cao ở vùng ven bờ.
1.2. Cấp độ rủi ro
thiên tai do lốc, sét, mưa đá
Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét,
mưa đá có 2 cấp:
a) Rủi ro thiên tai cấp độ 1: Lốc,
sét, mưa đá mức độ trung bình, trên phạm vi nhỏ.
b) Rủi ro thiên tai cấp độ 2: Lốc,
sét, mưa đá mức độ mạnh, trên phạm vi rộng.
1.3. Cấp độ rủi ro
thiên tai do mưa lớn
Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn có
3 cấp:
1.3.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 trong
trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100mm đến
200mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành
phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên
200mm đến 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng (bao gồm
Thành phố Ninh Bình và các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn).
1.3.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm
các trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ 100mm đến
200mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm
Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
b) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên
200mm đến 500mm, kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao
gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
c) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500mm,
kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực đồng bằng (bao gồm Thành phố Ninh Bình
và các huyện: Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn).
1.3.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trong
trường hợp sau:
a) Lượng mưa trong 24 giờ từ trên 200
mm đến 500mm, kéo dài từ trên 2 ngày đến 4 ngày ở khu vực trung du, miền núi
(bao gồm Thành phố Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
b) Lượng mưa trong 24 giờ trên 500mm,
kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày ở khu vực trung du, miền núi (bao gồm Thành phố
Tam Điệp và các huyện: Nho Quan, Gia Viễn).
1.4. Cấp độ rủi ro
thiên tai do nắng nóng
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng
có 3 cấp:
1.4.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm các trường
hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất
trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất
trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày.
1.4.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm
các trường hợp sau:
a) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất
trong ngày lên đến 39°C, 40°C, kéo dài trên 10 ngày;
b) Đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất
trong ngày vượt qua 40°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày.
1.4.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi xảy
ra đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày vượt qua
40°C, kéo dài trên 10 ngày.
1.5. Cấp độ rủi ro
thiên tai do hạn hán
Cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán có
4 cấp:
1.5.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm
các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn
hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu vực
hạn hán thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
1.5.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm
các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng tới trên 50%, kéo dài từ 2 tháng đến 3 tháng và nguồn nước trong khu vực
hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu
vực hạn hán thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm;
c) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán
thiếu hụt từ 20% đến 50% so với trung bình nhiều năm.
1.5.3. Rủi ro thiên
tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
a) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng tới trên 50%, kéo dài từ trên 3 tháng đến 6 tháng và nguồn nước trong khu
vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm;
b) Tình trạng thiếu hụt lượng mưa
tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu vực hạn hán
thiếu hụt từ trên 50% đến 70% so với trung bình nhiều năm.
1.5.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4: khi xảy ra tình trạng thiếu
hụt lượng mưa tháng tới trên 50%, kéo dài trên 6 tháng và nguồn nước trong khu
vực hạn hán thiếu hụt tới trên 70% so với trung bình nhiều năm.
1.6. Cấp độ rủi ro
thiên tai do rét hại, sương muối
Cấp độ rủi ro thiên tai do rét hại, sương muối có 3 cấp:
1.6.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm
các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa
bàn tỉnh;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 trên địa bàn tỉnh;
1.6.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm
các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ trên 8°C đến 13°C, kéo dài trên 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa
bàn tỉnh;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ 3 ngày đến 5 ngày trên địa bàn tỉnh;
1.6.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm
các trường hợp sau:
a) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ trên 4°C đến 8°C, kéo dài trên 10 ngày trên địa bàn tỉnh;
b) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày từ 0°C đến 4°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày
trên địa bàn tỉnh;
c) Đợt rét hại với nhiệt độ không khí
trung bình ngày xuống dưới 0°C, kéo dài từ trên 5 ngày đến 10 ngày trên địa bàn
tỉnh.
1.7. Cấp độ rủi ro
thiên tai do sương mù
Cấp độ rủi ro thiên tai do sương mù có
2 cấp:
1.7.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm
các trường hợp sau:
a) Sương mù dày, tầm nhìn xa trên 50m, gây nguy
hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển;
b) Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm
xuống dưới 50m, gây nguy
hiểm cho các phương tiện giao thông trên đất liền.
1.7.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 trong
trường hợp sau:
Sương mù dày đặc, tầm nhìn xa giảm xuống
dưới 50m, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông trên biển.
1.8. Cấp độ rủi ro
thiên tai do lũ, ngập lụt
Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt
có 5 cấp:
1.8.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 trong
trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 ở hạ
lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 trong
trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 2 lên đến báo động 3 ở hạ
lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 trong
trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ báo động 3 lên đến trên báo động 3
khoảng 1m ở hạ lưu
sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 trong
trường hợp sau: Mực nước lũ cao từ trên báo động 3 khoảng 1m đến mức lũ
lịch sử ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy văn Bến Đế;
1.8.5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5: khi xảy ra
lũ với mực nước cao trên mức lũ lịch sử ở hạ lưu sông Hoàng Long tại trạm thủy
văn Bến Đế.
1.8.6. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ,
ngập lụt khi có tác động
tổ hợp với các thiên tai khác
a) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập
lụt được xem xét xác định tăng lên một cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ
hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên tai thấp hơn cấp
độ rủi ro của lũ, ngập lụt;
b) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập
lụt được xem xét xác định tăng lên hai cấp, đến cấp cao nhất là cấp 5, khi có tổ
hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và sự cố vỡ đập hồ chứa nước ở
thượng nguồn;
c) Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập
lụt khi có tổ hợp tác động của áp thấp nhiệt đới, bão có cấp độ rủi ro thiên
tai bằng hoặc lớn
hơn cấp độ rủi ro của lũ, ngập lụt, được xem xét xác định theo cấp độ rủi ro
thiên tai của bão, áp thấp nhiệt đới.
1.9. Cấp độ rủi ro
thiên tai do sạt lở đất, sạt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
1.9.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm
các trường hợp sau:
a) Mưa lớn với lưu lượng
mưa từ 200mm đến 300mm trong 24 giờ, mưa xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên các
sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời; hoặc
đất sườn tàn tích;
b) Mưa rất lớn với lượng mưa trên
300mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước đó từ 1 đến 2 ngày, trên sườn dốc có độ
dốc nhỏ hơn 25 độ, với các nền đất yếu, đất bở rời;
c) Mưa rất lớn với lượng mưa trên
300mm trong 24 giờ, mưa xảy ra trước đó trên 2 ngày, trên sườn dốc có độ dốc nhỏ
hơn 25 độ, với các nền đất đá phiến và sét bột gắn kết yếu;
1.9.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: khi có khả
năng xảy ra mưa với lưu lượng mưa trên 300mm trong 24 giờ, mưa đã xảy ra trước
đó trên 2 ngày, trên các sườn dốc có độ dốc cao hơn 25 độ, với các nền đất yếu,
đất bở rời; hoặc đất sườn tàn tích.
1.10. Cấp độ rủi ro
thiên tai do xâm nhập mặn
Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn
có 2 cấp:
1.10.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi xảy ra
trường hợp các cửa sông (sông Đáy, sông Càn) vùng ven biển bị nhiễm mặn với
ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu từ 25km đến 50km tính từ cửa sông, trong
thời kỳ dài và nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt không quá 40% so với
trung bình nhiều năm.
1.10.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: khi xảy ra
trường hợp các cửa sông (sông Đáy, sông Càn) vùng ven biển bị nhiễm mặn với
ranh giới độ mặn 4‰ xâm nhập vào sâu tới hơn 50km tính từ
cửa sông, trong thời kỳ dài và nắng nóng, khô hạn thiếu nước kéo dài nhiều
tháng, nguồn nước ngọt trong sông bị thiếu hụt trên 40% so với trung bình nhiều
năm.
1.11. Cấp độ rủi ro
thiên tai do nước dâng
1.11.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 gồm
các trường hợp sau: Độ cao nước dâng từ trên 2m đến 4m ở dải ven biển Ninh
Bình.
1.11.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm
các trường hợp sau: Độ cao nước dâng từ trên 4m đến 6m ở dải ven
biển Ninh Bình.
1.11.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 4: khi độ cao
nước dâng từ trên 6 m đến 8 m ở dải ven biển Bắc Bộ.
1.12. Cấp độ rủi ro
thiên tai do gió mạnh trên biển
1.12.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi có gió mạnh
từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần
đảo).
1.12.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 gồm
các trường hợp sau:
a) Gió mạnh từ cấp 6 đến cấp 9, xảy ra
trên vùng biển ven bờ;
b) Gió mạnh từ cấp 9 trở lên, xảy ra
trên vùng biển ngoài khơi (bao gồm cả các đảo, quần đảo).
1.12.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3: khi có gió mạnh
từ cấp 9 trở lên, xảy ra trên vùng biển ven bờ.
1.12.4. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió
mạnh trên biển được xem xét xác định tăng thêm một cấp, đến cấp cao nhất là cấp
4, khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Gió mạnh trên biển xảy ra đồng thời
với hoạt động của áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông hoặc vùng biển ven bờ;
b) Gió mạnh trên biển xảy ra vào đầu
mùa hoặc cuối mùa bão và duy trì trong nhiều ngày liên tục.
1.13. Cấp độ rủi ro
thiên tai do động đất
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có
5 cấp:
1.13.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1: khi cường độ
chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp V đến cấp VI, xảy ra ở bất kỳ khu
vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.13.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2: khi cường độ
chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực
nông thôn, khu vực đô thị.
1.13.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3: khi cường độ
chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VI đến cấp VII, xảy ra ở khu vực
có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện; hoặc cường độ chấn động trên mặt đất
quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII xảy ra ở khu vực nông thôn.
1.13.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4: khi cường độ
chấn động trên mặt đất quan trắc được từ cấp VII đến cấp VIII, xảy ra ở khu vực
nông thôn; hoặc khu vực có các hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện.
1.13.5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5: khi cường độ
chấn động trên mặt đất quan trắc được lớn hơn cấp VIII, xảy
ra ở bất kỳ khu vực nào thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.14. Cấp độ rủi ro
thiên tai do sóng thần
Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất có
2 cấp là cấp 3 và cấp 5 :
1.14.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 3: khi phát hiện
sóng thần không có sức hủy diệt, nhưng có thể gây ra sóng lớn, bất ngờ ở các dải
ven biển.
1.14.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 5: khi phát hiện
sóng thần có sức hủy diệt, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh Ninh Bình
2.1. Tình hình hạn
hán, xâm nhập mặn
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã
gây ra các hiện tượng: Bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét, ngập úng, xói lở đất, xâm
nhập mặn ở vùng ven biển..., gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống
nhân dân, trong đó hạn hán, xâm nhập mặn vụ đông xuân là một điển hình; Hiện tượng
xâm nhập mặn ở vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn đã lấn sâu vào các cửa sông từ 20 ÷
25km trên sông Đáy và 10 ÷ 15km trên sông Vạc. Hiện tượng xâm nhập mặn có dấu
hiệu gia tăng, nhất là vào giai đoạn đổ ải vụ đông xuân. Theo số liệu thống kê
từ năm 2001 đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều xảy ra hạn hán trong
giai đoạn tưới dưỡng lúa vụ đông xuân, đặc biệt các huyện miền núi Nho Quan,
Gia Viễn, thành phố Tam Điệp... diện tích hạn và thiếu nước chiếm bình quân 15 ÷
20% diện tích
canh tác.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
trong những năm qua thời tiết diễn biến phức tạp, vụ đông xuân lượng mưa ít,
dòng chảy suy kiệt dẫn đến mực nước trên các sông đều thấp, độ mặn cao, ranh giới
xâm nhập mặn vào sâu trong sông nội địa. Kết hợp điều tiết hồ chứa thủy điện
thượng lưu khi cần thiết. Sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi. Mặt
khác, địa hình tỉnh ta không đồng đều, phân chia thành các vùng cao thấp khác
nhau rõ rệt, việc tưới, tiêu gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng bán sơn địa
tưới chủ yếu bằng nguồn nước các hồ và vùng tưới tiêu bằng thủy triều.
Những năm gần đây, mặc dù đã được Nhà
nước quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới, tiêu. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều công trình được xây dựng đã lâu, hiện nay đều xuống cấp,
năng lực phục vụ giảm. Các công trình ngăn mặn giữ ngọt cũng đã xuống cấp, công
trình kênh mương dẫn nước tưới bị hư hỏng, gây tổn thất nước khi tưới. Các trục
kênh, cửa cống lấy nước bị
bồi lắng chưa được đầu tư nạo vét. Ngoài ra, do ý thức của một số hộ dân ở các
địa phương chưa cao trong việc tưới tiêu tiết kiệm nước, gây lãng phí nguồn nước
hoặc vứt rác thải làm ô nhiễm
nguồn nước tưới.
2.2. Tình hình ngập
úng
- Trận úng lụt cuối
tháng 9/1978: Lượng mưa đo
được trong 2 ngày 21,22/IX trên lưu vực sông Hoàng Long là 486mm; tại Bến Đế
mưa 718mm, Chi Nê 581mm, Hưng Thi 475mm. Trên sông Hoàng Long xuất hiện lũ rất
lớn, đỉnh lũ tại Bến Đế là 5,42m (16h/22) cao hơn BĐIII 1,42m và duy
trì trên BĐIII trong 5 ngày. Lũ đặc biệt lớn trên sông Hoàng Long dâng cao đột
ngột, kéo dài 4,5 ngày và trùng với thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn
trong đồng nên gây tràn vỡ nhiều đoạn đê hạ lưu sông Hoàng Long và uy
hiếp đê sông Đáy. Đê hữu
sông Hoàng Long bị tràn vỡ 5 đoạn: ở làng Sui, làng Môi, Đồi 94, Đập Lạc Khoái, Văn Trình với
tổng chiều dài 565m, sâu từ 1,3 ÷ 1,8m. Đê tả Hoàng Long bị vỡ đoạn Đầm
Cút, dài 240m, sâu 1,2 m.
- Trận lũ, úng lụt lớn tháng 9/1985: Do ảnh hưởng
của dải hội tụ nhiệt đới với lưỡi cao đã gây mưa từ ngày 7,13/IX/1985 trên
toàn Bắc Bộ. Lượng mưa đo được tại Gia Viễn trong cả đợt là 955mm, trong đó
ngày 12 mưa trên 600mm; tại Nho Quan, lượng mưa cả đợt đạt 841mm, riêng đêm 11
sáng 12 mưa 398mm. Lũ sông Hoàng Long tại Bến Đế là 5,46 m (1h/13) vượt BĐ3 là
1,46 m và kéo dài 7 ngày đã làm đê sông Hoàng Long bị vỡ đoạn Chấn Hưng dài
500m. Ngày 11/9 lũ tràn đập Gia Tường, Đức Long, Lạc Vân và Lạc Khoái. Ngày
12/9 lũ tràn đê Năm
Căn. Ngày 13/9 toàn tuyến đê tả Hoàng Long từ Gia Tân đến
Gia Viễn, Gia Thắng, Chấn Hưng đều bị tràn, vị trí Chấn Hưng bị vỡ. Huyện Gia
Viễn có 20 xã thì cả 20 xã đều bị ngập, 80% số hộ bị ngập sâu đến mái nhà, chỉ
còn khoảng 1.000 hộ ở trên khu đất cao là bị ngập ít hơn. Quốc lộ 1 ngập sâu 1,5m, ô tô và
tàu hỏa không đi lại được. Toàn huyện Gia Viễn gieo cấy 9947ha, thì mất trắng
80%, ngoài ra còn thiệt hại về hoa màu, trâu bò, lợn gà, cây ăn trái và các tài
sản khác.
- Trận ngập úng tháng 10/2007: Do có mưa lớn
ở thượng nguồn, gây lũ lớn trên sông Hoàng Long. Khi mực nước lũ trên sông
Hoàng Long tại Bến Đế đạt đến +4,40 m, lúc 17 giờ ngày 5/10 đã phải xả lũ
qua tràn Gia Tường, Đức Long vào khu chậm lũ Gia Tường - Đức Long. Đến 21 giờ
cùng ngày, mực nước tại Bến Đế là +4,96 m phải xả lũ qua tràn Lạc Khoái và khu
hữu Hoàng Long. Mực nước lũ tại Bến Đế tiếp tục lên đến đỉnh là +5,17 m lúc 0
giờ ngày 6/10 và bắt đầu hạ xuống.
Tràn xả lũ sông Hoàng Long tại Nho
Quan và Gia Viễn, đã cho tràn từ 17h ngày 05/10, tình hình ngập lụt như sau:
- Số xã bị ngập: 12 xã (trong đó có 8
xã của huyện Nho Quan, 4 xã của huyện Gia Viễn).
- Số hộ bị ngập:
16.450 hộ.
- Số dân bị ngập: 55.000 người.
- Trận lũ tháng 10/2017: Do ảnh hưởng
của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới nên từ ngày 09/10 đến ngày 12/10 khu vực tỉnh
Ninh Bình có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa từ ngày 09/10 đến 12/10
đạt từ 207,9 ÷ 433,8mm. Mưa lớn đã làm xuất hiện lũ trên sông Hoàng Long, sông
Đáy; vào hồi 06 giờ ngày 12/10 mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đạt đỉnh
5,53m (vượt báo động III là 1,53m) đến hồi 16h giờ ngày 12/10/2017 mực nước lũ trên
sông Đáy tại Ninh Bình đạt đỉnh 3,94m (vượt báo động III là 0,44m). Lũ lớn đã
làm ngập 10.713 ngôi nhà, 15.179ha lúa mùa, 2.492 ha cây hoa màu bị ảnh hưởng;
5.924 con gia súc, 87.123 con gia bị chết và lũ cuốn trôi; nhiều công trình thủy
lợi và giao thông bị hư hỏng. Kinh phí thiệt hại và khắc phục thiệt hại sau
mưa, lũ là 1.052 tỷ đồng.
2.3. Bão, áp thấp nhiệt
đới
Thống kê số các cơn bão và áp thấp nhiệt
đới đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến Ninh Bình từ năm 2010 đến nay
Năm
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
2015
|
2016
|
2017
|
Bão và ATNĐ ảnh hưởng gián tiếp
|
2
|
1
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
Bão và ATNĐ chịu ảnh hưởng trực tiếp
|
1
|
2
|
1
|
3
|
|
|
1
|
|
Tổng cộng
|
3
|
3
|
3
|
5
|
2
|
1
|
2
|
1
|
- Trận bão số 1/2016: Bão số 1 đổ
bộ vào địa phận tỉnh Ninh Bình có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200 ÷ 250mm; gió
trong đất liền mạnh cấp 8 đến cấp 11, giật cấp 10 đến cấp 13; vùng ven biển gió
mạnh cấp 8, giật cấp 12. Đã gây thiệt hại:
+ Nông nghiệp: 32.531ha lúa mới cấy
bị ngập úng; 1.552ha hoa màu bị hư hại; 159,7ha cây ăn quả bị gãy đổ; 161ha rừng
bị hư hại; 5ha cây công nghiệp bị đổ gãy; 5.340 con gia cầm bị chết và cuốn
trôi; sập đổ 11 cái, tốc mái 7.659 cái nhà; 1.720m kè bị
sạt lở, hư hỏng; 20m kênh mương bị sạt trôi và nhiều thiệt hại khác; Tổng giá
trị thiệt hại do bão số 1 gây ra ước khoảng 600 tỷ đồng.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN
PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ vào các định hướng phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình, kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết của tỉnh,
kết quả đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và các định hướng lồng ghép các
yếu tố biến đổi khí hậu vào các kế hoạch, chương trình, chiến lược của các
ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các nhiệm vụ, chương trình, dự
án thực hiện Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 2018-2020 được thực hiện
với các nội dung sau:
1. Đối với áp thấp nhiệt đới, bão:
1.1. Đối với
áp thấp nhiệt đới:
Trọng điểm là vùng ven biển huyện Kim
Sơn, các tuyến đê biển BM2 và BM3; các khu vực thường xuyên bị ngập úng trên địa
bàn tỉnh.
Áp thấp nhiệt đới và bão có sức gió mạnh
đến cấp 8, cấp 9 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ, trên đất liền (Cấp
độ rủi ro thiên tai cấp 3):
Nhiệm vụ và giải
pháp:
- Ngăn không cho tàu thuyền ra khơi;
thông tin, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi an
toàn để trú tránh ATNĐ.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh
báo và công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống ATNĐ thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật
nuôi trồng thủy sản.
- Triển khai phương án chống úng.
1.2. Đối với bão
1.2.1. Bão với sức gió mạnh đến cấp 10
cấp 11 hoạt động trên biển Đông, vùng biển ven bờ hoặc trên đất liền (Cấp độ rủi
ro thiên tai cấp 3):
Nhiệm vụ và giải
pháp:
- Cấm không cho tàu thuyền ra khơi, hướng
dẫn, kêu gọi triệt để tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi về nơi an toàn để
tránh trú bão.
- Tổ chức di dân phía ngoài đê BM2
vào trong đê BM2
(Trường học, trụ sở UBND xã, nhà thờ và các nhà kiên cố).
- Tập trung thu hoạch lúa đã chín, hoa màu, vật
nuôi trồng thủy sản; chằng chống nhà
cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện và các công trình trọng điểm trên địa bàn
toàn tỉnh.
- Triển khai phương án chống úng.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh
báo và công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống bão thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.2. Bão với sức gió mạnh cấp 12, cấp
13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, trên đất liền (Cấp độ rủi ro thiên tai cấp
3):
Nhiệm vụ và giải
pháp:
- Tuyệt đối nghiêm cấm tàu thuyền ra
khơi, tìm mọi biện pháp kêu gọi, hướng dẫn những tàu thuyền còn đang hoạt động
ngoài khơi về nơi an toàn để tránh trú bão hoặc khẩn trương thoát ra khỏi vùng
nguy hiểm.
- Thực hiện mọi biện pháp di dân triệt
để phía ngoài để BM2 và phía ngoài đê BM 1 vào trong đê BM1 để
tránh trú bão an toàn (Trường PTTH Bình Minh, các Trường THCS,
Tiểu học thị trấn Bình Minh và xã Cồn Thoi; Công ty TNHH MTV
Bình Minh, trụ sở UBND xã Cồn Thoi và trụ sở UBND thị trấn Bình Minh).
- Tập trung huy động mọi lực lượng triển
khai các biện pháp đối phó với bão, tổ chức cứu hộ, cứu nạn. Triển khai lực lượng,
phương tiện bảo vệ các công trình trọng điểm, kho tàng; chằng chống nhà cửa,
trường học, bệnh viện.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh
báo, công điện chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó bão thường xuyên, liên
tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.2.3. Bão mạnh,
siêu bão cấp 14, 15 và trên cấp 15
(tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4, cấp 5):
Thực hiện theo Phương án số 01/PA-UBND
ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh về triển khai phương án ứng phó với tình huống bão
mạnh, siêu bão.
2. Đối với lốc, sét
- Giao cho Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài phát thanh và Truyền hình Ninh Bình thông tuyên truyền cho người dân
biết cách phòng tránh như:
+ Khi mưa lớn kèm theo có dông sét,
không nên đứng dưới gốc cây, ống khói, anten truyền hình, gần các vật kim loại,
không chạm tay vào các vật ẩm ướt, vật dẫn điện; tháo bỏ dây anten ra khỏi
tivi, radio.
+ Không đi dọc theo các bờ sông, bờ suối;
không trú mưa ở những công trình, nhà cửa giữa cánh đồng; không sử dụng điện
thoại; không dùng dây thép phơi áo quần buộc vào cột thu lôi, cây cao.
+ Bỏ các vật dụng mang bên mình như cuốc,
xẻng, cần câu, gậy khi thấy hiện tượng dông, sét có thể xảy ra.
- Giao cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị
y tế sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi có người bị nạn.
3. Đối với mưa lớn
Nhiệm vụ trọng tâm:
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa; cảnh
báo kịp thời đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là các khu vực ven sông ven biển,
vùng trũng thấp, khu vực đồi núi, các khu mỏ khai thác vật liệu xây dựng, các
công trình đang thi công để chủ động phòng ngừa, ứng phó mưa lớn và nguy cơ sạt
lở đất.
- Tổ chức kiểm tra hiện trạng hệ thống
đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn; sẵn
sàng phương án đảm bảo an toàn.
- Tổ chức tiêu nước trong hệ thống thủy
lợi, hệ thống thoát nước đô thị và khu dân cư, đầm hồ nuôi trồng thủy sản; chủ
động phương án ứng phó với mưa lũ và ngập úng, bảo vệ đời sống và sản xuất.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc và báo
cáo theo quy định.
Phân công nhiệm vụ cụ
thể:
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố liên tục thông báo tình
hình diễn biến mưa cho các địa phương, các ngành, đơn vị trên địa bàn thành phố;
đôn đốc triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành
phố.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ đạo Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình
thủy lợi tăng cường kiểm tra công trình đê điều, thủy lợi và chủ động các biện
pháp ứng phó với mưa lớn.
- Giao Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chủ
trì, phối hợp với Công an, Sở Y tế thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa
người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm
khác, tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ
tán.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo
các đơn vị triển khai các biện pháp bảo đảm khả năng tiêu thoát nước đô thị
nhanh nhất.
- Các địa phương triển khai các biện
pháp bảo vệ diện tích cây trồng, hoa màu để tránh tổn thất do mưa lớn, hỗ trợ kịp
thời các hộ dân bị ngập lụt.
4. Đối với nắng nóng
- Giao cho Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài phát thanh và Truyền hình Ninh Bình thông tuyên truyền cho người dân
biết cách phòng tránh như:
+ Chủ động các biện pháp phòng chống nắng
nóng cho người (đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương) và gia súc, gia cầm;
hạn chế ra ngoài cũng như chăn thả gia súc, gia cầm ngoài trời trong thời gian
nắng nóng cao điểm từ 10 giờ đến 16 giờ hàng ngày.
+ Đảm bảo chuẩn bị đủ nguồn thức ăn,
nước uống hợp vệ sinh.
- Giao cho Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị
y tế sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi có người bị nạn, phun thuốc khử trùng, phòng
bệnh cho người và vật nuôi.
5. Đối với hạn hán, xâm nhập mặn
5.1. Biện pháp tưới
tiêu:
* Đối với vùng thủy triều:
Tận dụng tối đa thời gian mở cống lấy
nước trong thời gian triều cường, độ mặn cho phép. Thực hiện tốt quy trình đo mặn
đã được phê duyệt; quy trình vận hành các công trình liên hệ thống như cống
KM19, Dưỡng Điềm, Dĩ Ninh và Hà Thanh (việc đóng, mở cống KM19, Dưỡng Điềm, Dĩ
Ninh thực hiện theo quy trình đã ban hành).
Trong quá trình lấy nước âu sông Mới,
cống Xanh và âu sông Vân mở liên tục để nâng cao đầu nước cho các cống tuyến đê
sông Mới và tiếp ngọt đẩy mặn cho các
cống tuyến đê sông Vạc.
Trong trường hợp độ mặn lên cao, xâm
nhập sâu vượt quá độ mặn cho phép, công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh chỉ đạo Chi
nhánh KTCTTL huyện Yên Khánh, Yên Mô trực đo gác mặn, tăng số lần đo và đo đuổi
lên các cống phía trên để kiểm tra. Nếu khung thời vụ không cho phép phải có
phương án chuyển đổi biện pháp tưới hoặc dùng mọi phương tiện của các địa
phương như bơm điện, bơm dầu, gầu, guồng... để bơm tát hỗ trợ.
UBND các huyện, thành phố và Công ty
TNHH MTV KTCTTL tỉnh có kế hoạch và chủ động lấy nước làm đất, tưới dưỡng phù hợp
với kế hoạch xả nước của các hồ chứa nước thủy điện.
* Đối với vùng bơm điện:
Các trạm bơm tranh thủ lúc triều cường,
kênh trục đang chứa đầy nước để vận hành bơm nước. Tận dụng bơm những thời gian
thấp điểm, ban đêm để công suất bơm ổn định, hiệu suất bơm cao. Các trạm bơm
thuộc huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan... thực hiện tốt phương châm cao xa tưới
trước, thấp gần tưới sau; đối với các trạm bơm thuộc huyện Kim Sơn, Yên Khánh,
Yên Mô phải tận dụng tối đa khi độ mặn cho phép bơm để trữ nước vào hệ thống
sông, kênh nội đồng. Khi nước thủy triều thấp, độ mặn cao thì các trạm bơm dã
chiến cùng với máy bơm dầu, gầu, guồng của nhân dân tập trung bơm tát đảm bảo đủ
nước trong khung thời vụ.
* Đối với vùng Kênh Cánh Diều và vùng Hồ:
- Vùng Kênh Cánh Diều: Hệ thống
kênh tưới Cánh Diều dẫn nước
từ Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình tưới cho một phần diện tích của phường Ninh
Sơn, Ninh Phúc thành phố Ninh Bình và các xã phía Bắc huyện Yên Khánh với chiều
dài kênh hơn 17km. Toàn bộ diện tích khu vực này phụ thuộc nhiều vào hoạt động
bơm nước của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình do vậy việc thiếu nước đặc biệt diện
tích cuối kênh rất dễ xảy xa.
Biện pháp khắc phục: Công ty TNHH MTV
KTCTTL tỉnh chỉ đạo theo đúng quy trình vận hành trạm bơm Khánh An I, trạm bơm
Khánh Vân, trạm bơm Vân Bòng bơm bổ sung nước lên kênh. Các xã Khánh Hòa, Khánh
Cư, Khánh An trong giai đoạn đổ ải phải tranh thủ lấy nước thủy triều đệm vào
các kênh trục khi triều cường để chuyển đổi biện pháp tạo nguồn kênh sang tạo
nguồn triều nếu nước kênh thiếu.
- Vùng Hồ: Hiện tại các hồ do Công ty
TNHH MTV KTCTTL tỉnh quản lý đều trữ nước xấp xỉ và thấp hơn dung tích thiết kế
vì vậy khi vận hành hồ phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đưa nước, quy trình vận
hành, triệt để tiết kiệm nước, không để rò rỉ, thất thoát nguồn nước các hồ và
vận hành điều tiết sát với yêu cầu dùng nước của diện tích lúa để đảm bảo đưa
nước tưới suốt vụ.
Trường hợp hồ thiếu nước vào thời gian
cuối vụ thì chủ động mở rộng diện tích bơm điện lấn sang vùng tưới hồ, đối với
vùng không có trạm bơm của Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh đề nghị các HTX nông
nghiệp chủ động dùng trạm bơm dã chiến hoặc huy động các máy bơm dầu, gầu, guồng
của nhân dân để tưới lấn lên
vùng hồ không còn đảm nhiệm được.
* Đối với vùng tạo nguồn:
Các vùng khó khăn về nguồn nước như
huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn (khi độ mặn cao) và thành phố Tam Điệp khi
thiếu nguồn nước bơm tát, Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh bằng các biện pháp nâng
đầu nước để cho các phương tiện bơm tát hoạt động đảm bảo thời vụ sản xuất nông
nghiệp. Các HTX nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh
trong việc đưa nước tưới, vận hành công trình kịp thời khi triều cường hoặc nguồn
nước Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh tạo nguồn đang cao; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đảm
bảo bơm tát nhanh gọn cho những diện tích Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh chỉ đảm
nhiệm tạo nguồn nước.
5.2. Biện pháp công
trình và kế hoạch làm thủy lợi nội đồng:
UBND các huyện, thành phố và Công ty
TNHH MTV KTCTTL tỉnh chủ động xây dựng Phương án phòng chống hạn; tổ chức triển
khai bằng mọi nguồn lực, nhân lực, các biện pháp phòng chống hạn nhằm đảm bảo đủ
nước tưới cho toàn bộ diện tích lúa vụ Đông Xuân 2018 - 2020.
* Biện pháp công trình:
Toàn tỉnh hiện có 433 máy bơm/107 trạm
bơm tưới và tưới tiêu kết hợp với lưu lượng mỗi máy từ 350 ÷ 4.000m3/h,
trong đó: chuyên tưới là 136 máy/44 trạm, tưới tiêu kết hợp là 297 máy/63 trạm.
Âu, cống tuyến đê chính là 220 cái, khẩu độ từ 1m ÷ 24m do Công ty TNHH MTV
KTCTTL tỉnh quản lý và nhiều trạm bơm, máy bơm điện, dầu dã chiến của các HTX
nông nghiệp quản lý.
Quản lý chặt chẽ nguồn nước, tranh thủ
và tận dụng tối đa những đợt xả nước của các hồ chứa nước thủy điện. Tổ chức lấy
nước và tích trữ vào các ao, hồ, trục sông, trục kênh, thùng đào, thùng đấu; thực
hiện tưới tiết kiệm nước, không để rò rỉ thất thoát nước, tận dụng tối đa thời
gian mở cống lấy nước trong thời gian triều cường, độ mặn cho phép; sửa chữa
các trạm bơm điện, đảm bảo 100% số máy bơm phục vụ chống hạn, chuẩn bị các
phương tiện công cụ bơm dầu, điện dã chiến, thủ công để hỗ trợ cấp
nước phòng chống hạn.
* Kế hoạch nạo vét, thủy lợi nội đồng:
Phát động chiến dịch làm thủy lợi nội
đồng, nạo vét kênh mương khơi thông các cửa cống, cửa lấy nước vào trạm bơm tưới.
* Biện pháp phi công trình:
Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về tình hình hạn hán và biện pháp phòng chống. Phát động
chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương lấy nước, đào đắp bờ vùng, bờ thửa;
nạo vét các cửa lấy nước, bể hút các trạm bơm trên toàn tỉnh để tạo điều kiện lấy
nước thuận lợi. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng nước tiết kiệm,
tránh lãng phí.
5.3. Biện pháp canh tác:
Đối với vùng cao, xa, không có nguồn
nước tưới có thể chuyển cây trồng khác cho phù hợp với tình hình thực tế. Các
diện tích vùng hạn không có khả năng cấy lúa (nhất là các vùng không có công
trình) UBND các huyện, thành phố và Công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh cần kịp thời
chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biện pháp tưới cho phù hợp với nguồn nước.
6. Đối với rét hại, sương muối
- Công tác truyền thông: Đài khí tượng
Thủy văn cung cấp, Đài phát thanh và Truyền hình và các cơ quan truyền thông thực
hiện, ưu tiên phát các tin về rét hại, sương muối. Hình thức truyền thông tin từ
huyện đến các xã, thị trấn và đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh của
địa phương.
- Tổ chức ứng phó:
+ Chỉ đạo, theo dõi sát diễn biến thời
tiết... đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương; bảo đảm nguồn thức thức ăn cho gia
súc, gia cầm; triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng.
+ Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc
men và các nhu yếu phẩm khác...
- Phương án khắc phục hậu quả
+ Huy động lực lượng, phương tiện, vật
tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: hỗ trợ nông dân khôi phục và giống
cây trồng, vật nuôi.
+ Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp
thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về
lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm
ổn định cuộc sống.
+ Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm
quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa
phương.
7. Đối với chống lũ, ngập lụt:
7.1. Tình huống 1: Mực
nước trên sông Hoàng Long vượt báo động III (+4,0m) tại Bến Đế
và tiếp tục dâng cao có khả năng sạt trượt mái đê, tuyến đê có
nguy cơ mất an toàn (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tăng cường lực lượng tuần tra, canh
gác các tuyến đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê, đối phó với lũ, lụt theo
phương châm 4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.
- Triển khai phương án chống úng; tổ chức
thu hoạch lúa đã chín, hoa màu.
- Theo dõi sát diễn biến mưa, lũ, tình
hình đê điều và thông báo thường xuyên cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng chủ động
thực hiện các biện pháp ứng phó, chuẩn bị di chuyển người, tài sản đến nơi an
toàn; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, thông tin liên
lạc; kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán nhân dân đến nơi
an toàn khi có yêu cầu.
7.2. Tình huống 2: Lũ sông
Hoàng Long về nhanh vượt cao trình cho phép (+5,30) tại Bến Đế,
tuyến đê Đức Long - Gia Tường, đê hữu Hoàng Long có nguy cơ mất an toàn phải vận
hành xả lũ qua 24 cửa cống của tràn Lạc Khoái (tương đương cấp độ rủi ro thiên
tai cấp 2).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Huy động toàn bộ lực lượng tuần tra,
canh gác các tuyến đê; tổ chức thực hiện phương án hộ đê, đối phó với lũ, lụt
theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố đê điều.
- Thông báo các bản tin dự báo, cảnh
báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Tập trung tổ chức sơ tán người và
tài sản của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của phân lũ theo phương án hậu phương được
duyệt (04 xã huyện Gia Viễn: Gia Lạc, Gia Phong, Gia Minh, Gia Sinh; 08 xã huyện
Nho Quan: Thượng Hòa, Sơn Thành,
Thanh Lạc, Sơn Lai, Quỳnh Lưu, Phúc Lộc, Văn Phú, Văn Phương).
- Khẩn trương thu hoạch lúa đã chín,
hoa màu, thủy sản trong vùng xả tràn.
- Triển khai thực hiện vận hành tràn Lạc
Khoái theo phương án đã được phê duyệt.
7.3. Tình huống 3:
Khi xả lũ qua 24 cửa cống của tràn Lạc Khoái, nếu lũ vẫn tiếp tục lên nhanh,
tuyến đê hữu Hoàng Long và Đức Long - Gia Tường bị uy hiếp, có khả năng mất an
toàn thì chủ động xả tràn sự cố Lạc Khoái dài 612,3 m để tiếp tục
phân lũ, cắt đỉnh lũ (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3).
Nhiệm vụ và giải pháp:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực
hiện phương án hộ đê, đối phó với lũ, lụt theo phương châm 4 tại chỗ để xử lý
giờ đầu các sự cố đê điều.
- Thông báo thường xuyên các bản tin dự
báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Khẩn trương tổ chức di dân vùng phân
lũ Lạc Khoái còn có nguy cơ mất an toàn theo phương án hậu phương đã được duyệt.
- Thực hiện vận hành tràn sự cố theo
phương án đã được phê duyệt.
7.4. Tình huống 4:
Khi đã xả lũ qua tràn sự cố dài 612,3m của tràn Lạc Khoái, nếu lũ vẫn tiếp tục
lên nhanh, mực nước tại Bến Đế vượt trên mực nước (+5,30) và tuyến
đê Đức Long - Gia Tường bị uy hiếp, có khả
năng mất an toàn nghiêm trọng thì phải chủ động xả lũ tại các vị trí tràn Đức
Long - Gia Tường cũ (tương đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4).
Nhiệm vụ và giải
pháp:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực
hiện phương án hộ đê, đảm bảo an toàn đê điều theo phương châm 4 tại chỗ.
- Thông báo thường xuyên các bản tin dự
báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Khẩn trương tổ chức di dân, vùng
phân lũ, chậm lũ Đức Long - Gia Tường (08 xã huyện Nho Quan: Đức Long, Gia Tường,
Lạc Vân - vùng phân lũ; Gia Lâm, Gia Thủy, Xích Thổ, Gia Sơn, Phú Sơn - vùng chậm
lũ).
- Triển khai xả lũ tại tràn Đức Long -
Gia Tường cũ theo phương án đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện phương án cứu hộ,
cứu nạn; phương án hậu phương đã được phê duyệt.
7.5. Tình huống 5:
Khi đã xả lũ qua tràn Đức Long - Gia Tường cũ, nếu lũ vẫn tiếp tục lên, mực nước tại Bến Đế
vẫn vượt trên mực nước (+5,30), có khả năng gây
mất an toàn cho các tuyến đê tả, hữu Hoàng Long, Đức Long - Gia Tường - Lạc Vân
và mực nước sông Đáy tại cầu Đoan Vĩ (cầu Khuất, xã Gia Thanh) thấp hơn mực nước
lũ trên sông Hoàng Long thì phải xả lũ qua cống Mai Phương - Địch Lộng (tương
đương cấp độ rủi ro thiên tai cấp 5).
Nhiệm vụ và giải
pháp:
- Thực hiện nghiêm phương án hộ đê, đảm
bảo an toàn đê điều theo phương châm 4 tại chỗ.
- Thông báo thường xuyên các bản tin dự
báo, cảnh báo lũ trên các tuyến sông và công tác chỉ đạo chống lũ.
- Triển khai xả lũ qua cống Mai Phương
- Địch Lộng theo phương án đã được phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện phương án cứu hộ,
cứu nạn; phương án hậu phương đã được phê duyệt.
7.6. Tình huống 6: Trường
hợp mưa lớn cục bộ hoặc
mưa kéo dài vượt tần suất tại lưu vực các hồ chứa gây nguy cơ mất an toàn
nghiêm trọng một số hồ đập.
Nhiệm vụ và giải
pháp:
- Tập trung huy động mọi nguồn lực thực
hiện phương án đảm bảo an toàn hồ đập, đối phó với lũ, lụt theo phương châm
4 tại chỗ để xử lý giờ đầu các sự cố.
- Thông báo thường xuyên các bản tin cảnh
báo xả lũ hồ đập cho nhân dân vùng hạ du bị ảnh hưởng và công tác chỉ đạo, điều
hành xả lũ.
- Khẩn trương tổ chức di dân vùng có
nguy cơ bị ảnh hưởng xả lũ.
- Sẵn sàng triển khai phương án cứu hộ, cứu nạn;
phương án hậu phương đã được phê duyệt.
8. Đối với sạt lở, sụt lún đất do mưa
lũ hoặc dòng chảy
- Công tác truyền thông: Tuyên truyền đến
các hộ dân hiện đang sinh sống tại dọc ven sông, suối, sườn đồi các khu vực
nguy cơ cao... Hình thức truyền thông tin từ huyện đến các xã, thị trấn và đến
cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh của địa phương.
- Tổ chức ứng phó:
+ Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm
túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ triển khai lực lượng, phương tiện, trang
thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, chủ động sơ tán nhân dân.
+ Cắm biển báo tại các khu vực nguy hiểm,
có nguy cơ cao, rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân.
+ Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ
để kịp thời thông báo cho các khu dân cư đang sống dọc ven sông, suối, vùng
trũng, thấp, vùng có nguy cơ sạt lở.
- Tổ chức sơ tán nhân dân: Lực lượng hỗ
trợ sơ tán nhân dân là lực lượng vũ trang như quân đội, công an làm nòng cốt kết
hợp với các lực lượng tại chỗ khác... rà soát lại số người sơ tán, kiểm tra an
toàn nơi sơ tán đến; Hình thức sơ tán là người dân tự sơ tán là chính, ưu tiên
sơ tán cho người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh. Đối với các trường hợp tổ chức,
cá nhân không chịu sơ tán, cố thủ thì tổ chức cưỡng chế sơ tán.
- Phương án khắc phục hậu quả:
+ Huy động lực lượng, phương tiện, vật
tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị
thương, thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn.
+ Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm
quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa
phương.
9. Đối với gió mạnh trên biển
- Tổ chức thông tin kịp thời khi có bản
tin dự báo, cảnh báo đến các phương tiện đang hoạt động trên biển để chủ động
phòng tránh, kịp thời vào nơi tránh trú an toàn.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ
đạo các đồn biên phòng tổ chức trực và nắm tình hình tàu thuyền đang hoạt động
trên biển, thông báo về cơ quan cấp trên để có hướng xử lý kịp thời khi có sự cố
xảy ra, đồng thời tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi có thiệt hại xảy ra.
10. Các loại hình thiên
tai khác:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên
tai như; nước dâng, động đất, sóng thần... sẵn sàng triển các phương án để đảm
bảo an toàn cho người, phương tiện, cây trồng, vật nuôi khi thiên tai xảy ra.
IV. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG
PHÁP, CÁCH THỨC LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
1. Lĩnh vực Tài nguyên môi trường
1.1. Tài nguyên nước
* Giải pháp:
- Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống
thủy lợi:
- Tiến hành các đánh giá chi tiết về
tác động của BĐKH đến tài nguyên nước;
- Điều chỉnh cơ cấu hệ thống thủy lợi
lớn;
- Bổ sung các công trình thủy lợi vừa
và nhỏ;
- Hoàn thiện quy hoạch thủy lợi trong
điều kiện BĐKH;
- Tu bổ, nâng cấp các công trình kênh
mương điều tiết và từng bước xây dựng công trình mới.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản
lý tổng hợp tài nguyên nước trên quy mô lưu vực. Quản lý tổng hợp nguồn nước
theo đúng quy chế đáp ứng nhu cầu của: sản xuất, tưới tiêu, thủy sản.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác
động của BĐKH, sử dụng an toàn hợp lý nước mặt và nước ngầm.
- Thực hiện sử dụng nguồn nước tiết kiệm
và hợp lý:
+ Cân đối nguồn cung và nhu cầu nước
trên địa phương;
+ Định mức sử dụng nước và giá nước
phù hợp với thực tế;
+ Phổ biến các biện pháp tưới tiêu
khoa học và tiết kiệm nước trong ngành nông nghiệp.
- Lập quy hoạch có liên quan đến phát
triển bền vững tài nguyên nước trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. Trước hết, ưu tiên rà soát, xây dựng công trình thủy lợi,
hệ thống công trình ven sông, ven biển (đê điều...) có tính đến biến đổi khí hậu,
phòng chống thiên tai.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven sông
và ven biển.
- Bổ sung giải pháp quan trắc đánh giá
chất lượng và trữ lượng tài nguyên nước mặt để kiểm soát chặt chẽ việc khai
thác, sử dụng nước mặt hạn chế việc gia tăng xâm nhập mặn.
* Lồng ghép: Lồng ghép
các hoạt động ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai
trong lĩnh vực tài nguyên nước vào các chương trình được thực hiện tại địa
phương:
+ Chương trình phát triển nông thôn;
xóa đói, giảm nghèo;
+ Chương trình nước sạch nông thôn và
vệ sinh môi trường;
+ Chương trình phòng chống thiên tai;
+ Chương trình bảo vệ và phát triển rừng
ngập mặn.
- Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế.
1.2. Lâm nghiệp
* Định hướng:
+ Phát triển trồng rừng ngập mặn khu vực
ven biển hàng năm;
+ Xây dựng kế hoạch tham gia các
chương trình xã hội hóa lâm nghiệp, chương trình tái định cư cho dân vùng ven
biển.
* Giải pháp:
+ Thực hiện chiến lược quản lý, bảo vệ
nghiêm ngặt các khu vực trồng cây cảnh, ưu tiên trồng cây bản địa, chịu được thời
tiết khắc nghiệt.
+ Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái đề
xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu do biến đổi khí hậu, nhằm hạn chế tối
đa các tác động phá vỡ hệ sinh thái.
+ Xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh để
bảo vệ chủ quyền và an ninh vùng biển; bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn gắn với
giải quyết việc làm cho dân, tạo sinh kế hướng đến phát triển bền vững.
- Lồng ghép: Các hoạt động
phòng chống thiên tai với ứng phó biến đổi khí hậu vào các chương trình được thực
hiện tại địa phương:
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng và các
bên liên quan trong bảo vệ môi trường biển, ven biển; tích cực trồng mới và
khoanh vùng bảo tồn rừng ngập mặn theo mô hình quản lý khu dự trữ sinh quyển thế
giới đồng bằng sông Hồng.
+ Tăng cường hiệu quả bảo vệ tài
nguyên môi trường Biển; quản lý và bảo tồn dựa vào cộng đồng ven biển.
+ Phát triển sinh kế theo hướng bền vững;
hướng tới mô hình phát triển kinh doanh cộng đồng.
+ Tăng cường công tác quản lý tổng hợp
biển, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển, ven biển tỉnh Ninh
Bình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo hướng
dẫn của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
+ Đề xuất nhu cầu khai thác sử dụng tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển của tỉnh để đưa vào Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng
tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Quốc gia. Lập báo cáo hiện trạng môi trường
biển ven biển tỉnh Ninh Bình; dự báo thiên tai, sự cố trên biển, ven biển, ô
nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu, hoạt động vận tải biển hàng hải.
+ Thẩm định các quy hoạch chuyên
ngành, các đề án thành lập, các công trình quan trọng ven biển, trên biển phục
vụ cho khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo;
- Các cơ quan chủ trì: Sở Nông Nghiệp
và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Nông nghiệp
2.1. Trồng trọt và
chăn nuôi
* Giải pháp:
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp
tác nghiệp đồng ruộng ngắn hạn, tập trung vào:
+ Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ
đất trồng trọt, độ phì nhiêu của đất. Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với
biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai (chọn giống ngắn ngày, chín sớm, giống
chống chịu các điều kiện bất lợi như: hạn, chua, sâu bệnh...).
+ Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng
thích hợp để phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thay đổi
các biện pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ, cày bừa,
phủ rơm rạ trên ruộng khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng...).
Tăng cường sản xuất, chế biến, dự trữ và sử dụng hợp lý thức ăn chăn nuôi. Xây
dựng chuồng trại với kiểu cách thích hợp, xử lý phân và nước thải gia súc.
- Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp
tác nghiệp đồng ruộng dài hạn, bao gồm:
+ Thay đổi cơ cấu cây trồng trên đồng
ruộng thích hợp với biến đổi khí hậu.
+ Lai tạo giống mới thích nghi với điều
kiện BĐKH, các giống có khả năng chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh...
+ Hiện đại hóa kỹ thuật và biện pháp
canh tác trên đồng ruộng và chăn nuôi. Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý
việc sử dụng đất để bảo tồn đất.
- Áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với
hoàn cảnh BĐKH. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và quy hoạch liên quan đến
BĐKH:
+ Quy hoạch lại sử dụng đất, hệ thống
cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng vùng cho phù hợp với BĐKH. Bố trí cây trồng hợp lí, nhất là
ở những nơi dễ bị tổn thương do BĐKH. Trên cơ sở quy hoạch, vùng đất cao sẽ
chuyển sang trồng cây chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới, vùng thường xuyên
xảy ra úng ngập chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu úng.
+ Tăng cường công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư.
+ Dự tính dự báo sản lượng mùa màng, cảnh
báo thiên tai, sâu bệnh cho nông nghiệp, phát triển hệ thống thông tin và truyền
thông.
+ Phát triển công tác nghiên cứu khoa
học kỹ thuật nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện cơ chế và chính
sách thích ứng với BĐKH.
- Nâng cao khả năng giảm thiểu tác động
của BĐKH đến khả năng cung cấp nước cho trồng trọt, tập trung vào:
+ Quản lý, điều phối việc sử dụng tài
nguyên nước một cách khoa học và hiệu quả.
+ Thực hiện các biện pháp tưới hiệu quả
và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt. Nâng cấp và mở rộng hệ thống
tưới tiêu.
+ Nâng cấp các kênh xả lũ hệ thống tưới
tiêu, các trạm bơm phục vụ
nông nghiệp.
+ Rà soát, đánh giá công năng hệ thống
thủy lợi, điều chỉnh khả năng tích nước, điều hòa nước trong mùa khô, mở rộng hệ
thống tưới tiêu.
- Các biện pháp khác:
+ Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các
mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm giảm thiểu và thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
và các biện pháp thích ứng với BĐKH cho nông dân.
+ Bảo tồn và giữ gìn các giống loài đặc
hữu ở địa phương.
+ Phát triển và nâng cấp mô hình sản
xuất vườn, ao, chuồng (VAC).
+ Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập
cho nông dân trong mùa mưa lũ, nông nhàn.
+ Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển
khoa học công nghệ của tỉnh trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng
phó và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
trên địa bàn tỉnh.
* Lồng ghép:
Chương trình MTQG về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
+ Chương trình xây dựng Trung tâm giống
cây trồng, giống chăn nuôi, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Chương trình giảm nhẹ, phòng chống
thiên tai;
+ Chương trình đưa khuyến nông về cơ sở;
+ Chương trình nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn;
+ Chương trình xây dựng vùng lúa thâm
canh năng suất chất lượng, hiệu quả cao;
- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc là chủ yếu sang sản
xuất hàng hóa hướng xuất khẩu, thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi. Một năm sản xuất 4 ÷ 5 vụ có 2 ÷ 3 vụ màu, trong đó mở rộng và
thâm canh cây vụ đông, đưa vụ đông thành vụ chính chiếm trên 50% diện tích, đạt
giá trị chiếm trên 20% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Ninh Bình.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm khí
tượng thủy văn.
2.2. Thủy sản
* Giải pháp:
+ Rà soát, chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch
nuôi trồng thủy sản tại các vùng sinh thái khác nhau, có tính đến tác động của
biến đổi khí hậu và yêu cầu phòng chống thiên tai.
+ Nuôi trồng các loài chịu được biến đổi
môi trường (thích nghi với nhiệt độ tăng, tăng độ sâu của ao hồ để tạo nhiệt
độ thích hợp và giảm tổn hại do quá
trình tăng nhiệt độ và bốc hơi nhanh của mặt nước).
+ Tăng cường năng lực quản lý thủy sản
trong bối cảnh BĐKH và phòng chống thiên tai.
+ Nâng cấp, xây dựng mới các khu dịch
vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy sản. Xây dựng Quỹ bảo hiểm thủy sản đề phòng
rủi ro do thiên tai và BĐKH.
* Lồng ghép:
+ Chương trình ứng dụng khoa học và
công nghệ;
+ Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học;
+ Nâng cấp hạ tầng cơ sở sản xuất nông
nghiệp, muối, nuôi trồng thủy sản ven biển;
+ Khai thác thủy sản mặt nước và bãi
triều: nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung trong nội đồng, nuôi thủy sản nước
lợ kết hợp phát triển rừng ngập mặn và bảo vệ sinh thái ruộng đất ngập nước.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Trung tâm Khí tượng thủy
văn tỉnh.
2.3. Thủy lợi
* Giải pháp:
- Đánh giá hiện trạng và xác định khả
năng ứng phó với BĐKH của các hệ thống công trình thủy lợi ở các vùng miền.
- Kiện toàn hệ thống chỉ đạo, chỉ huy
hộ đê, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; bổ sung các quy định, quy chế
phối hợp ứng phó trong các tình huống khẩn cấp và thiên tai từ trung ương đến địa
phương. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất và tính chuyên nghiệp cho lực lượng ứng
cứu khi thiên tai xảy ra; tăng cường năng lực trong công tác tham mưu, chỉ đạo,
điều hành và hệ thống hỗ trợ ra quyết định về cảnh báo sớm thiên tai.
- Nâng cao năng lực và trình độ KHCN về
quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi. Xây dựng các giải pháp tưới
tiêu, quy trình quản lý, vận hành, điều tiết hệ thống công trình thủy lợi, nhằm
né tránh các tác động bất lợi, hạn chế thiệt hại, rủi ro do BĐKH gây ra.
- Rà soát quy hoạch, nâng cấp và xây dựng
mới hệ thống đê sông, đê biển, để vùng cửa sông đảm bảo chống được nước biển
dâng theo kịch bản đã được xác lập cho từng giai đoạn.
- Xây dựng phương án hỗ trợ đặc biệt
cho các vùng dân cư, ở các vùng thường xảy ra lũ lụt để người dân có nơi trú ẩn
an toàn vào mùa lũ, di dời dân ra khỏi các vùng bị sạt lở ven sông, ven biển đe
dọa tới an toàn của người dân.
- Xây dựng chương trình nâng cấp các hệ
thống thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm.
* Lồng ghép:
+ Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào quá
trình xây dựng các biện pháp bảo đảm an ninh nước cho các hệ thống thủy lợi, an
toàn hệ thống đê biển.
+ Tu bổ, cải tạo, chống tổn thất nước
trên hệ thống kênh mương, vận hành hệ thống hợp lý để tăng diện tích tự chảy,
tiết kiệm năng lượng bơm nước.
+ Thực hiện hiện đại hóa hệ thống Thủy
lợi tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2106 - 2020 và những năm tiếp theo.
- Xây dựng đập ngăn mặn sông Vạc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: các sở,
ngành liên quan; UBND các cấp.
3. Giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải là
những lĩnh vực cốt yếu phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai
do vậy các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cần phải được giảm thiểu tối
đa để đảm bảo các mục tiêu phát triển của tỉnh cũng như đáp ứng các yêu cầu về
an ninh, quốc phòng. Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính cũng rất cần được
tính đến trong lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải.
* Giải pháp:
- Lồng ghép vấn đề BĐKH vào các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh.
- Đánh giá tác động của BĐKH đến công
tác thi công thiết kế, quy hoạch hệ thống giao thông hiện tại và trong tương
lai.
- Nâng cao hiệu suất trong khai thác
và sử dụng các công trình giao thông.
- Nâng cao nền móng và cải tạo các
công trình giao thông vận tải tại các vùng có nguy cơ bị thiên tai đe dọa.
- Kiên cố hóa các công trình giao
thông vận tải ở vùng có nguy cơ thường xuyên bị ngập lụt, gia cố mái ta-luy các
công trình đường bộ.
- Thực hiện nghiêm ngặt luật giao
thông thủy, cảnh báo cho tàu thuyền trong mùa lũ lẫn mùa kiệt.
- Phát triển các phương tiện giao
thông công cộng để giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, giảm lượng khí thải;
thu hồi các loại phương tiện giao thông cũ, nát có lượng khí thải không đảm bảo
tiêu chuẩn môi trường.
- Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có
khả năng chống chịu tốt với những tác động của BĐKH (như bê tông xi măng).
- Quy hoạch lại khu dân cư, nâng cấp
và hệ thống thoát nước có tính đến ảnh hưởng của thiên tai tại các vùng nhạy cảm
như vùng ven sông, ven biển, những khu vực đất thấp.
- Xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải trong đó chú trọng lồng ghép nội dung phòng chống
thiên tai vào các kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông gồm:
+ Dự án hoàn thành tuyến kết cao tốc
Ninh Bình - Cầu Giẽ giai đoạn 2, tuyến Quốc lộ 1 tránh thành phố Ninh Bình;
QL21B đoạn nối Nam Định và Tam Điệp; QL38B đoạn từ cầu Non nước đến Ngã Ba Anh
Trỗi; QL12B đoạn từ ngã ba chợ Chiều Tam điệp đến thị trấn Nho Quan.
+ Đường tỉnh lộ ĐT477B đoạn từ Trường
Yên đến Đá Hàm
+ Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Ninh
Bình;
+ Cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa.
* Lồng ghép:
- Chương trình áp dụng công nghệ cao
trong các ngành giao thông vận tải;
- Xây dựng đường tránh trú bão, cứu hộ,
cứu nạn phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng ven biển.
4. Lồng ghép thực hiện Đề án Nâng cao
nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Quyết định số
250/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 của UBND tỉnh)
- Xây dựng các hướng dẫn phù hợp và thống
nhất về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng ở các Sở, ban, ngành, đơn vị, các huyện, thành phố và cộng đồng
dân cư những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Thành lập, hoàn thiện bộ máy phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng
xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành, từng bước triển khai xuống từng
địa bàn khu dân cư khu vực thường xuyên phải hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Tổ chức các lớp đào tạo về lĩnh vực
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cán bộ chuyên trách, bán
chuyên trách.
- Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu
về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng
đồng ở các cấp và cộng đồng dân cư. Các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán
bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở
các cấp.
- Hàng năm đưa chương trình đào tạo
nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng như một hoạt động thiết yếu trong
chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở các cấp.
- Trang bị các công cụ, thiết bị phục
vụ công tác phòng, chống thiên tai cho các sở, ban, ngành, cấp huyện, cấp xã và
bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ
giảng dạy chuyên nghiệp.
- Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực
hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai,
tài liệu hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả
thiên tai từng khu vực cho mỗi cộng đồng dân cư.
- Biên soạn tài liệu đào tạo, sổ tay
hướng dẫn, tờ rơi về các hoạt động khẩn cấp và các hoạt động cụ thể cho cộng đồng
để chủ động chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả ứng với từng giai đoạn: trước,
trong và sau khi thiên tai xảy ra. Tổ chức tập huấn, diễn tập về phòng, chống,
giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro thiên tai cho cộng đồng dân cư (bao gồm cả
trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ) tại các huyện, xã, khu dân cư nhất là các địa
bàn xung yếu của các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn...
- Xây dựng các chương trình quản lý và
hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai
trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin ở các địa bàn ven biển, ven
sông, vùng xung yếu, trũng thấp.
- Tuyên truyền qua các phương tiện
truyền thông đại chúng như báo, đài, loa truyền thanh 4 cấp. Thiết lập hệ thống
đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong
cộng đồng.
- Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng
về từng hoạt động cần thiết trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng
theo từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng dân cư như: học sinh, người lớn tuổi,
công nhân, ngư dân...
- Phối hợp với các cơ quan, xí nghiệp
doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc
thi tìm hiểu về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân ngày lễ hội,
hội nghị...
- Xây dựng phong trào thi đua giữa các
địa phương, hàng năm có tổng kết, đánh giá và nêu gương điển hình của tập thể,
cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Xây dựng các công trình quy mô nhỏ
phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
1. Kế hoạch thực hiện 2018 - 2020
1.1. Ngành thủy lợi,
đê điều, Phòng chống lụt bão
Đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, công
trình thủy lợi và triển khai đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và rủi ro thiên
tai dựa vào cộng đồng. Kinh phí đầu tư dự kiến: 11.450 tỷ đồng.
Trong đó:
- Hệ thống đê điều: Kinh phí dự kiến:
4.650 tỷ đồng
+ Đầu tư tuyến đường Bái Đính Kim Sơn:
Kinh phí 2.500 tỷ đồng
+ Đầu tư tuyến đê biển Bình Minh IV:
Kinh phí dự kiến 1.150 tỷ đồng
+ Đầu tư nâng cấp các tuyến đê nội đồng:
Kinh phí dự kiến 1.000 tỷ đồng
(Hệ thống đê sông Chanh, sông Vạc,
sông Mới, sông Chinh Nữ, sông
Vó)
- Hệ thống công trình thủy lợi: Kinh
phí dự kiến: 6.650 tỷ đồng
+ Xây dựng Âu Kim Đài huyện Kim Sơn:
Kinh phí 450 tỷ
+ Nạo vét các tuyến sông và nâng cấp
các cống: Kinh phí 5.000 tỷ đồng.
(Nạo vét hệ thống sông Đáy, sông Hoàng
Long; Xây dựng mới và sửa chữa các cống Tân hưng, Chất
Thành, Quy Hậu, Tùng Thiện...)
+ Xây dựng các trạm bơm tiêu: Kinh phí
1.000 tỷ đồng
(Trạm bơm Âu Lê, Gia Vân, Quy Hậu...)
+ Nâng cấp, sửa chữa hệ thống hồ chứa:
200 tỷ đồng
(hồ Vườn Điều; hồ
Thạch La; hồ Bái Lóng; hồ Đầm
Mô; hồ Yên Quang 1; hồ Đá Lải; hồ Núi Và; hồ Đồng Liền...)
- Hệ thống phục vụ phòng chống thiên
tai: Kinh phí dự kiến: 150 tỷ đồng
+ Mua sắm trang thiết bị PCTT &
TKCN cấp cho các huyện, thành phố: Kinh phí ước tính 10 tỷ.
+ Đầu tư trồng rừng ngập mặn ven biển
huyện Kim Sơn: Kinh phí dự kiến 90 tỷ đồng.
+ Cắm mốc chỉ giới thoát lũ sông đáy,
sông Hoàng Long. Kinh phí ước tính: 20 tỷ đồng.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc, giám
sát mực nước, độ mặn trên các sông. Kinh phí ước tính: 13 tỷ đồng.
+Triển khai đề án Nâng cao nhận thức cộng
đồng và rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Kinh phí 17 tỷ đồng.
1.2. Các ngành khác
- Các chương trình, dự án phát triển
giao thông vận tải lồng ghép với phòng chống thiên tai được thể hiện trong Kế
hoạch giai đoạn 2018 - 2020 của ngành giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải
tổ chức thực hiện kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Báo cáo về
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh và trung ương.
- Các chương trình, kế hoạch thích ứng,
ứng phó với biến đổi khí lồng ghép với phòng chống thiên tai được thể hiện
trong Kế hoạch giai đoạn 2018 - 2020 của ngành Tài nguyên và Môi trường, sở Tài
nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
và trung ương.
- Các sở, ngành, địa phương khác tổ chức
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình lồng ghép với phòng chống
thiên tai và báo cáo kết quả về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và trung ương.
2. Nguồn lực thực hiện
2.1. Nguồn lực con
người
Nguồn lực con người tham gia vào phòng
chống, ứng phó thiên tai bao gồm:
- Lực lượng chỉ đạo, chỉ huy, điều hành
các công việc phòng, chống, ứng phó các tình huống thiên tai cụ thể.
- Lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn.
- Lực lượng tham gia sơ tán, di dời
dân ra khỏi khu vực nguy hiểm: Công An, quân đội, dân quân, tự vệ...
- Lực lượng tham gia ứng cứu, hộ đê: Kỹ
thuật, canh coi, cừ sách...
- Các lực lượng khác tham gia vào công
tác phòng chống, ứng phó thiên tai.
Tùy các tình huống thiên tai cụ thể mà
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai các cấp có thể
huy động với số lượng, quy
mô lực lượng khác nhau đáp ứng yêu cầu và đạt hiệu quả.
2.2. Nguồn lực cơ sở
vật chất
TT
|
Trang
thiết bị, vật tư
|
Đơn
vị
|
Số
lượng
|
1
|
Xe cứu hộ, chữa
cháy, xe cứu thương, xe thang, xe chở nước...
|
Chiếc
|
16
|
2
|
Xe chở quân
|
Chiếc
|
10
|
3
|
Tàu tìm kiếm cứu nạn
|
Chiếc
|
3
|
4
|
Xuồng cứu hộ
|
Chiếc
|
117
|
5
|
Nhà bạt các loại
|
Bộ
|
325
|
6
|
Phao các loại
|
Chiếc
|
15.182
|
8
|
Máy phát điện
|
Cái
|
31
|
9
|
Súng bắn pháo hiệu
|
Chiếc
|
14
|
10
|
Cáng cứu thương
|
Chiếc
|
8
|
11
|
Xà beng, dao tông
|
Chiếc
|
46
|
12
|
Mai, quốc, xẻng
|
Chiếc
|
2.909
|
13
|
Dây thép
|
kg
|
13.710
|
14
|
Rọ thép
|
Cái
|
2.154
|
15
|
Đá hộc
|
m3
|
34.920
|
16
|
Bạt chống sóng
|
m2
|
53.100
|
17
|
Vải
lọc
|
m2
|
3.550
|
18
|
Bao tải xác rắn
|
Cái
|
357.985
|
19
|
Loa cầm tay
|
Chiếc
|
3
|
20
|
Dây diện
|
m
|
278
|
2.3. Nguồn lực
tài chính
- Nguồn lực tài chính lồng ghép với Kế
hoạch, đề án phát triển các ngành giao thông, Tài nguyên môi trường, các địa
phương phát triển kết cấu hạ tầng với phòng chống thiên tai nằm trong Kế hoạch,
đề án phát triển riêng của các ngành, lĩnh vực.
- Nguồn lực tài chính thực hiện hiện đại
hóa hệ thống Thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai như sau:
Tổng kinh phí dự kiến: 11.450 tỷ đồng
(Mười một
nghìn, bốn trăm năm mươi tỷ đồng)
Các nguồn lực tài chính để thực hiện kế
hoạch được huy động từ: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh,
huyện xã) và nguồn huy động từ xã hội hóa.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT
& TKCN tỉnh:
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác
PCTT tại các địa bàn đã được phân công của Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban
chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh.
2. Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh:
Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tham
mưu giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động PCTT & TKCN trên địa bàn tỉnh; chỉ
huy, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu
quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định của pháp luật, gồm:
- Hàng năm Ban chỉ huy PCTT & TKCN
có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch PCTT & TKCN; đề án
tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; Phương án Hậu phương và khắc phục hậu quả thiên tai;
Phương án phòng, chống úng; Phương án triển khai ứng phó với tình huống bão rất
mạnh và siêu bão...
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp,
các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả
mưa, bão, lũ lụt, lốc, sét, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt
lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán,
rét hại, mưa đá, sương muối, động đất và sóng thần... chỉ huy hộ đê, đảm bảo an
toàn hồ đập, công trình phòng chống lụt bão.
- Chỉ đạo Tiểu ban Tiền phương, Tiểu
ban Cứu hộ cứu nạn, Tiểu ban Hậu phương và các đơn vị có liên quan triển khai
theo phương án đã được duyệt và khẩn trương tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời với
các diễn biến thiên tai (mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, hạn
hán, nắng nóng, rét hại, mưa đá, động đất, sóng thần...) bảo vệ sản xuất, các
cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư; tổ chức cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp và
nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Văn phòng Ban chỉ huy PCTT &
TKCN tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp tình hình thiệt hại của các địa
phương và báo cáo về UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên
tai.
3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
cứu hộ, cứu nạn khi ATNĐ, bão, lũ, lốc, mưa đá, động đất, sóng thần,... xảy ra;
phương án hợp đồng tác chiến giữa tỉnh, huyện, thành phố và các đơn vị đóng
quân trên địa bàn để sẵn sàng huy động phương tiện, lực lượng cơ động tham gia ứng
phó với thiên tai khi có yêu cầu; phối hợp với Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh,
Công an tỉnh xây dựng phương án phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn có yếu tố nước
ngoài tham gia khi xảy ra thiên tai.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương
án quản lý, kiểm soát, hướng dẫn, kêu gọi tầu thuyền hoạt động trên sông, trên
biển về nơi tránh, trú bão an toàn phù hợp với diễn biến của ATNĐ, bão,
động đất, sóng thần. Thường xuyên thông tin, hướng dẫn cho chủ tàu thuyền, ngư
dân đang hoạt động trên biển nắm chắc diễn biến, hướng di chuyển của
ATNĐ, bão để phòng, tránh an toàn; đồng thời, thực hiện các biện
pháp bảo vệ tài sản tại các khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão; kiểm soát hoạt
động của các chòi canh thủy sản, hải sản khu vực bãi bồi ven biển.
- Phối hợp với UBND huyện Kim Sơn xây dựng, tổ
chức thực hiện phương án di dân phía ngoài đê Bình Minh II vào trong đê và các
hộ dân có nhà ven sông, ven biển không đảm bảo an toàn đến các địa điểm tránh
trú an toàn khi có bão, động đất, sóng thần.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh,
Công an tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển và
vùng ven biển khi xảy ra thiên tai và phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển và
vùng ven biển khi có yếu tố nước ngoài tham gia.
5. Công an tỉnh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi xảy ra thiên tai; bố trí lực lượng,
phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại
khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường
ngập, các bến đò ngang, đò dọc.
- Phối hợp với lực lượng quân đội và
chính quyền địa phương trong việc sơ tán nhân dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn và
giúp dân khắc phục hậu quả; huy động lực lượng, phương tiện tham gia đảm bảo an
toàn các công trình trọng điểm; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các
huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm quy định
của luật về đê điều, luật phòng chống thiên tai.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổng kiểm tra đê điều, hồ đập,
các trọng điểm xung yếu trước mùa mưa, bão. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án chống úng, chống hạn, phương án hậu phương và khắc phục hậu quả thiên tai
khôi phục sản xuất.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND
các huyện, thành phố lập kế hoạch, phương án PCTT, quy chế phối hợp với các
Doanh nghiệp trên địa bàn trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai đảm
bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
PCTT. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định các
kế hoạch, phương án PCTT, quy chế phối hợp do UBND các huyện, thành phố xây dựng.
- Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện,
thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh tập trung kiểm
tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc
phục kịp thời các tồn tại về đê sông, đê hồ, đập, kè, cống, công trình
phụ trợ phòng chống thiên tai và hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo an toàn,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của hạn
hán, xâm nhập mặn, phối hợp với UBND huyện, thành phố rà soát quy hoạch để chủ
động điều chỉnh bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp với khả năng cung cấp nước của
từng vùng từng địa phương; chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi
tổ chức quản lý, vận hành các công trình trên hệ thống để không để xâm nhập mặn,
điều tiết hồ
chứa;
Chủ động đôn đốc việc kiểm tra, sửa chữa, khôi phục hoạt động của các công
trình cấp nước tập trung, các giếng ao để ứng phó với tình hình nắng nóng, hạn
hán, xâm nhập mặn, đảm bảo cấp nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân
sinh khi hạn hán, xâm nhập mặn.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Xây dựng phương án đảm bảo thông tin
liên lạc 24/24h, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến các huyện, thành phố
và các trọng điểm đặc biệt trong trường hợp xuất hiện lũ lớn kéo dài gặp sự cố
mất điện lưới, không thể thông tin liên lạc bằng hữu tuyến và các mạng viễn
thông với trạm đo mực nước Hưng Thi - Hòa Bình trình Ban chỉ huy PCTT &
TKCN tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện phương án đảm bảo
Thông tin liên lạc đã được phê duyệt; chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp bưu
chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo thông tin liên lạc theo phương án
được duyệt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với bão,
lũ, động đất, sóng thần, công tác tìm kiếm cứu nạn...
- Chỉ đạo các doanh nghiệp thông tin
di động chuyển các thông tin về động đất, sóng thần do viện Vật lý địa cầu
cung cấp đến các thuê bao di động trong khu vực bị ảnh hưởng dưới hình thức tin
nhắn.
- Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT &
TKCN các cấp, Viện Vật lý địa cầu, Đài KTTV tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn thực hiện tốt công
tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức về bão, lũ, động đất, sóng thần...
nâng cao nhận thức cộng đồng. Giúp cộng đồng hiểu biết cách phòng, tránh, ứng
phó với bão, lũ, động đất, sóng thần.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTTN,
Đài Phát thanh và truyền hình, Báo Ninh Bình và các cơ quan thông tin, đại
chúng ở tỉnh tăng cường thông tin, truyền thông về tình hình hạn hán, thiếu nước,
xâm nhập mặn; các biện pháp chỉ đạo ứng phó để cộng đồng biết và chủ động thực
hiện tiết kiệm nước; biểu dương, khuyến khích những cá nhân, tổ chức tích cực
và sáng tạo trong ứng phó với hạn.
8. Sở Giao thông vận tải:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến quốc lộ ủy thác, đường tỉnh và
giao thông thủy nội địa; có phương án đề phòng, xử lý các vị trí sạt lở gây ách
tắc giao thông. Tổ chức phân luồng xe đi tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc khi
Quốc lộ 12B bị ngập lụt một số đoạn.
- Phối hợp với UBND huyện Gia Viễn chỉ
đạo Doanh nghiệp tư nhân Xuân Quyền thực hiện công tác đảm bảo giao thông qua cầu
phao Đồng Chưa theo phương án được duyệt khi có tình huống lụt, bão; đồng thời,
chỉ đạo các Ban QLDA đảm bảo giao thông, an toàn giao thông đường thủy, và hành
lang thoát lũ tại các vị trí đang thi công dở dang do Sở làm chủ đầu tư.
- Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn
cho các bến cảng, bến thủy nội địa,
các tuyến đò trên địa
bàn toàn tỉnh. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án tránh trú bão, lũ đảm bảo
an toàn cho các phương tiện thủy trên các tuyến sông.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án huy động phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai.
9. Sở Y tế:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân, vệ sinh môi trường, nguồn nước
sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý ổ dịch xuất hiện
sau thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh. Có kế hoạch phân bổ cơ số thuốc phòng, chống
bão, lụt; hóa chất phòng, chống dịch bệnh.
- Xây dựng, thực hiện phương án sơ
tán, di dời cơ sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng thu dung cấp
cứu, điều trị nạn nhân trong mọi tình huống khẩn cấp, đảm bảo điều kiện cho các
cơ sở y tế hoạt động, tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị thiệt mạng
do lũ, bão, thiên tai.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế chủ
động kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh
do ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước, nắng nóng kéo dài.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án bảo đảm an cho giáo viên, học sinh, sinh viên và an toàn trường, lớp học
trong bão, lũ, động đất, sóng thần. Có kế hoạch bảo đảm chương trình, thời gian
học cho học sinh các xã vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, động đất, sóng thần, nắng
nóng, rét đậm, rét hại, sương muối nhất là các khối lớp cuối cấp.
- Từng bước đưa kiến thức cơ bản về
bão, lũ, động đất, sóng thần, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất... và
các biện pháp phòng, chống, ứng phó vào giảng dạy trong nhà trường theo sự chỉ
đạo của Bộ GD&ĐT.
- Cập nhật kịp thời về tình hình bão,
lũ, thiên tai và thông báo cho các nhà trường nghỉ học trong các tình huống cần
thiết để đảm bảo an toàn.
11. Sở Công thương:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
dự trữ, đảm bảo cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết, nhất là lương thực
và nước uống, sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai, lụt, bão, nắng nóng, hạn
hán, xâm nhập mặn khi có yêu cầu. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn
người dân các biện pháp phòng, tránh sét đánh.
12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
cứu trợ nhân dân vùng bị thiên tai; tham mưu, đề xuất các chính sách cứu trợ kịp
thời khi có thiên tai xảy ra.
13. Sở Xây dựng:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc,
giám sát các chủ đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt phương án đảm bảo an
toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm;
tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên tai gây ra.
- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng
dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu
chuẩn thiết kế xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp,
khu du lịch phù hợp với phân vùng động đất, sóng thần theo quy định.
14. Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan
tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng đơn giá phục vụ công tác thống kê, tổng hợp thiệt
hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để xác định giá trị thiệt hại
(theo Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 23/11/2015).
Hàng năm phối hợp với các đơn vị có
liên quan, thẩm định dự toán chi phí thường xuyên đảm bảo kinh phí phục vụ công
tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả, hỗ trợ khó khăn cho vùng bị ảnh
hưởng thiên tai và tu sửa công trình phòng chống lụt bão; công trình bị hư hại
do thiên tai báo cáo UBND tỉnh.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các
quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai trên địa bàn tỉnh. Tổ chức
thực hiện quan trắc biến động và dự báo xu thế biến động; xác định các vùng bờ
biển dễ bị tổn thương và biến đổi lớn (bãi bồi, vùng biển xói lở, vùng bờ
cát, rừng phòng hộ và đất ngập nước ven biển) trên địa bàn tỉnh để kịp thời
tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục khi có sự cố xảy ra.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương và các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện phương án ứng phó
với sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh theo quy định. Đồng thời tăng cường chỉ đạo,
hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố và các đơn vị thực hiện các biện pháp đảm
bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi thiên tai.
16. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn
kinh phí đầu tư cho kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2018 - 2020.
17. Thanh tra tỉnh:
Xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra
công tác phòng chống thiên tai, quản lý đê điều, các công trình thủy lợi khác
và công tác "4 tại chỗ" của các địa phương, đơn vị; kiến nghị xử lý kịp
thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều và phòng, chống lụt, bão.
18. Đài Khí tượng thủy
văn tỉnh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án đảm bảo thông tin dự báo, cảnh báo bão, mưa, lũ trên địa bàn tỉnh; thường
xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thời tiết thủy văn của Trung tâm
DBKTTVTW, các đài Khí tượng khu vực, tổng hợp phát hành các bản tin thông báo,
dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, ATNĐ - bão trên địa bàn toàn tỉnh. Dự báo lũ trên
sông Hoàng Long tại Hưng Thi, Bến Đế; trên sông Đáy tại thành phố Ninh Bình; cảnh báo lũ
trên các hồ chứa lớn. Yêu cầu dự báo phải chính xác, kịp thời, có chất lượng
cao.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh chi tiết hóa bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai
được Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương ban hành báo cáo về Ban Chỉ
huy PCTT &TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT &TKCN các cấp. Tổ chức dự
báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai theo đúng quy định tại Quyết định số
46/2014/QĐ-TTg. Tăng cường dự báo, nhận định tình hình nắng nóng, hạn hán, xâm
nhập mặn, rét đậm, rét hại dông lốc, ... thường xuyên cung cấp cho các cơ quan liên
quan và địa phương để phục vụ chỉ
đạo phòng, chống thiên tai.
19. Công ty Điện lực Ninh Bình:
Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án
bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện trong mọi tình huống để đảm bảo cấp điện
an toàn, ổn định phục vụ sản xuất và công tác phòng chống thiên tai. Triển khai
thực hiện phương án đảm bảo cấp điện 24/24h phục vụ vận hành tràn Lạc Khoái, cống
Mai Phương, Địch Lộng khi có yêu cầu.
20. Công ty TNHH MTV Khai thác công
trình thủy lợi tỉnh:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án bảo vệ an toàn cho các hồ, đập, hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi
quản lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, hạn hán, xâm nhập
mặn; lập các quy trình vận hành an toàn hồ, đập theo quy định. Chủ trì, phối hợp
với UBND các huyện, thành phố tổ chức xây dựng và thực hiện phương án chống
úng, hạn hán, xâm nhập mặn để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, dân sinh theo phương
án được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Gia
Viễn triển khai thực hiện vận hành cống Mai Phương và cống Địch Lộng theo quy
trình khi có yêu cầu.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân
sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan thực hiện việc xả lũ các hồ chứa
thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu.
21. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo
Ninh Bình:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương
án bảo vệ thiết bị, cơ sở hạ tầng thông tin, truyền hình. Phối hợp chặt chẽ với
Đài KTTV tỉnh, Ban chỉ huy PCTT các cấp, đăng tải, đưa tin kịp thời, đúng quy định
về dự báo, cảnh báo thiên tai và công tác chỉ đạo, điều hành, hoạt động phòng
chống thiên tai của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đài KTTV tỉnh và các đơn vị
có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng về phương án PCTT & TKCN của tỉnh và phổ biến kinh
nghiệm phòng tránh thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người
dân nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng để có ý thức và biện pháp chủ động
phòng tránh hiệu quả.
22. Cục Thống kê tỉnh:
Tham gia, phối hợp với các đơn vị liên
quan hướng dẫn, giải thích nội dung các chỉ tiêu trong biểu mẫu đánh giá thiệt
hại do thiên tai gây ra đã được quy định cụ thể trong Thông tư liên tịch số
43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tổ chức
hội nghị tập huấn cho các ngành và các huyện, thành phố về công tác
PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh, hoặc khi Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh yêu
cầu.
23. Các sở, ngành khác:
Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có
trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng chống thiên tai đáp ứng,
yêu cầu nhiệm vụ phòng tránh thiên tai của ngành mình, đơn vị mình và nhiệm vụ
phòng, chống lụt bão, động đất, sóng thần chung của tỉnh.
24. Nhiệm vụ của các huyện, thành phố:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố
và Ban chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức chỉ
đạo thực hiện công tác PCTT & TKCN; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập và các
công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn mình quản lý; lập, phê duyệt và tổ
chức thực hiện các phương án, quy chế phối hợp, kế hoạch phòng, chống khi thiên
tai của đơn vị mình; thống kê báo cáo thiệt hại theo đúng quy định tại Thông tư
liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời yêu cầu triển khai thực
hiện thêm một số nhiệm vụ sau:
- UBND huyện Nho quan: Lập, phê duyệt
và tổ chức thực hiện phương án di dân của vùng xả lũ, phân lũ; phương án xả lũ
bảo vệ tuyến đê Đức Long - Gia Tường; phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu
và đảm bảo an toàn hồ đập, phương án chống hạn, nắng nóng, rét đậm rét hại, lũ
quét, mưa đá.
- UBND huyện Gia Viễn: Lập, phê duyệt
và tổ chức thực hiện phương án di dân của vùng phân lũ; phương án vận hành tràn
Lạc Khoái, tràn sự cố, xả lũ qua cống Mai Phương, Địch Lộng; phương án bảo vệ
các trọng điểm xung yếu và đảm bảo an toàn hồ đập.
- UBND huyện Kim Sơn: Lập, phê duyệt
và tổ chức thực hiện phương án di dân phía ngoài để Bình Minh 2 vào trong đê;
phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu đê hữu Đáy, tả hữu sông Vạc, đê biển Bình Minh 2,
Bình Minh 3 và ứng phó với sóng thần, phương án chống xâm nhập mặn. Phối hợp với Bộ Chỉ
huy quân sự tỉnh tổ chức diễn tập công tác di dân phía ngoài để Bình minh 2 khi
bão đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
- UBND huyện Yên Mô, Yên Khánh: Xây dựng
phương án chống xâm nhập mặn trên địa bàn.
- UBND thành phố Tam Điệp: Xây dựng
phương án chống hạn, chống úng, đảm bảo an toàn hồ đập, chống lũ quét trên địa
bàn thành phố.
25. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh
và các tổ chức đoàn thể:
Phối hợp với các Hội đoàn thể: Hội
Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
tích cực bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên
tích cực chủ động tham gia công tác PCTT & TKCN phát huy vai trò của đoàn
thanh niên, thanh niên tình nguyện của phụ nữ tham gia phòng chống và giảm nhẹ
thiên tai; vận động, hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các giải pháp sản xuất
trong điều kiện nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt theo hướng
dẫn của cơ quan chuyên môn để giành thắng lợi trong sản xuất, ổn định đời sống nhân
dân.
26. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị:
Thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan đơn
vị trực thuộc tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo
làm tốt công tác phòng, tránh, ứng phó lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trong phạm
vi của đơn vị mình quản lý; đồng thời, có phương án, kế hoạch chuẩn bị lực lượng,
vật tư, phương tiện cần thiết để phối hợp tham gia công tác phòng, tránh lụt bão, giảm nhẹ
thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và
Ban Chỉ huy Phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh./.
Nơi
nhận:
-
Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Ban chỉ đạo TWPCTT;
- Ủy ban quốc
gia TKCN;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch, các phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Giám đốc các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
-
Lưu:
VT, VP3.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Đinh Chung Phụng
|