ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 237/KH-UBND
|
Đồng Nai,
ngày 01 tháng 11 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
CẤP
NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày
17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày
09 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc
gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày
04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng
và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày
26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT;
Căn cứ Quyết định số 244/QĐ-TCTL-NN
ngày 06 tháng 6 năm 2019 của Tổng Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn về việc ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình Quốc gia đảm
bảo cấp nước an toàn Khu vực nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày
18 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án cấp nước sạch
tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 24
tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện đảm bảo cấp
nước an toàn khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Kế hoạch triển khai cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề
án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 - Khu vực nông thôn.
b) Phân công trách nhiệm cụ thể, thời
gian, nguồn vốn, tiến độ để các Sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị tổ chức
triển khai thực hiện.
2. Yêu cầu
a) Triển khai thực hiện đầy đủ các mục
tiêu, nhiệm vụ của Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 - Khu
vực nông thôn.
b) Cụ thể hóa các mục tiêu cấp nước
cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
c) Lồng ghép các đề án, dự án, chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế
xã hội khác của địa phương với chính sách thuộc kế hoạch này nhằm đảm bảo hiệu
quả, tính khả thi, không lãng phí, chồng chéo.
d) Nâng cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tổ chức thực hiện kế hoạch.
II. MỤC TIÊU, PHẠM VI
THỰC HIỆN
1. Mục tiêu tổng quát
a) Đến năm 2025, duy trì tỷ lệ số dân
nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch
theo QCVN 01-1:2018/BYT hoặc Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (Gọi tắt là QCVN
01) đạt 85%; duy trì tỷ lệ 100% các Trường mầm non, phổ thông và các Trạm y
tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch đạt QCVN 01.
b) Là cơ sở để đầu tư xây dựng, phát
triển hệ thống các công trình cung cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn tỉnh
Đồng Nai đảm bảo ổn định lâu dài và bền vững. Kế hoạch này sẽ gắn kết với quy
hoạch của các ngành, lĩnh vực khác nhằm thực hiện các mục tiêu trong Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh đến năm 2025 đảm bảo tính chặt
chẽ, đồng bộ và hiệu quả.
c) Nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượng
sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch,
vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi giữ gìn vệ sinh và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân nông thôn, yêu cầu
phát triển bền vững, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG)
xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh.
d) Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả
tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước để phát triển bền vững,
góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
e) Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước
và vệ sinh môi trường cho người dân nông thôn, góp phần đảm bảo sức khỏe nhân
dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tỷ lệ cấp nước
- Năm 2022: Duy trì 100% dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các Trường mầm non, phổ thông và các
Trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch đạt QCVN 01; 82,5% số dân nông thôn được
sử dụng nước sạch đạt QCVN 01.
- Năm 2023: Duy trì 100% dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các Trường mầm non, phổ thông và các
Trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch đạt QCVN 01; 83,5% số dân nông thôn được
sử dụng nước sạch đạt QCVN 01.
- Năm 2024: Duy trì 100% dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các Trường mầm non, phổ thông và các
Trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch đạt QCVN 01; 84,5% số dân nông thôn được
sử dụng nước sạch đạt QCVN 01.
- Năm 2025: Duy trì 100% dân số nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 100% các Trường mầm non, phổ thông và các
Trạm y tế xã ở nông thôn có đủ nước sạch đạt QCVN 01; 85% số dân nông thôn được
sử dụng nước sạch đạt QCVN 01.
Các chỉ tiêu cụ thể:
TT
|
Mục tiêu
|
Tỷ lệ
|
Kết quả thực
hiện năm 2021
|
Năm
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
Công trình cấp nước tập trung nông
thôn
|
%
|
13,11
|
16,31
|
21,87
|
24,45
|
25,84
|
2
|
Đấu nối từ công trình nước đô thị
|
%
|
13,63
|
22,07
|
26,29
|
26,88
|
29,46
|
3
|
Thiết bị lọc nước
|
%
|
18,16
|
16,74
|
17,15
|
17,95
|
18,50
|
4
|
Công trình cấp nước nhỏ lẻ (Giếng
khoan, giếng đào)
|
%
|
37,05
|
27,41
|
18,22
|
15,24
|
11,20
|
|
Tổng
|
%
|
81,95
|
82,50
|
83,50
|
84,50
|
85
|
b) Các tiêu chuẩn cấp nước
- Về mức cấp nước (lít/người/ngày):
Tiêu chuẩn từ 80-120 lít/người/ ngày.
- Chất lượng nước cấp: Chất lượng nước
sau xử lý đạt QCVN 01; đối với thiết bị lọc nước hộ gia đình chất lượng nước
sau xử lý phải đạt QCVN 01.
- Về nguồn cấp nước: Nước mặt và nước
ngầm.
3. Phạm vi
Địa bàn nông thôn tỉnh Đồng Nai, bao gồm:
120 xã của 10 huyện, thành phố. Trong đó, ưu tiên cho những vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn, vùng cạn kiệt nguồn
nước, vùng kinh tế xã hội khó khăn, các vùng có tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch
và vệ sinh còn thấp, vùng phát triển mạnh làng nghề.
III. PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN, PHÂN NGUỒN ĐẦU TƯ
Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn
2021-2025 khoảng 1.686 tỷ đồng, trong đó:
1. Đầu tư xây dựng mới; đấu nối nguồn
nước, mở rộng phạm vi cấp nước từ các công trình cấp nước mặt trên địa bàn tỉnh
để cấp nước cho người dân khu vực nông thôn với tổng kinh phí đầu tư khoảng
1.474 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách tỉnh (Vốn đầu tư
công): Khoảng 407,5 tỷ đồng.
b) Vốn ngân sách địa phương: Khoảng
411 tỷ đồng.
c) Vốn xã hội hóa (Vốn doanh nghiệp):
Khoảng 655,5 tỷ đồng.
2. Duy trì, nâng cấp các công trình cấp
nước đã đầu tư đạt QCVN 01-1:2018/BYT với tổng kinh phí đầu tư khoảng 71,76 tỷ
đồng, trong đó: Vốn ngân sách: 49,82 tỷ đồng, vốn xã hội hóa: 21,94 tỷ đồng. Cụ
thể:
a) Đấu nối nguồn nước từ các công
trình cấp nước mặt trên địa bàn tỉnh với công suất khoảng 56.693 m3/ngày
đêm, cấp cho khoảng 450.047 người, tổng kinh phí đầu tư là 52,60 tỷ đồng, trong
đó:
- Vốn ngân sách tỉnh (Vốn đầu tư
phát triển): Khoảng 10,11 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách địa phương: Khoảng
20,55 tỷ đồng.
- Vốn xã hội hóa (Vốn doanh nghiệp):
Khoảng 21,94 tỷ đồng.
b) Duy trì, nâng cấp thiết bị xử lý nước
tại các công trình cấp nước đã đầu tư đạt QCVN 01 với tổng kinh phí đầu tư khoảng
19,16 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách tỉnh (Vốn sự nghiệp):
Khoảng 7,66 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách địa phương: Khoảng
11,50 tỷ đồng.
3. Lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia
đình, kinh phí khoảng 140,8 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách địa phương: Khoảng
41,6 tỷ đồng.
b) Vốn xã hội hóa (Vốn người dân):
Khoảng 99,2 tỷ đồng.
(Chi tiết tại
phụ lục I, II, III - đính kèm)
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ và giải
pháp chung toàn tỉnh
a) Về cơ chế chính sách
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số
26/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về
việc quy định nguyên tắc huy động đóng góp tự nguyện hàng năm của Nhân dân và mức
hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Triển khai thực hiện Quyết định số
35/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban
hành định mức hỗ trợ từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ
đầu tư xây dựng công trình trong việc thu hồi đất và thực hiện công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng theo phê duyệt của cấp thẩm quyền, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ
thi công công trình cấp nước.
- Gắn mục tiêu cấp nước sạch cho người
dân nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 vào Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương chủ động bố trí nguồn kinh phí để thực
hiện công tác nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
b) Về thông tin - truyền thông, giáo dục
- vận động
- Tăng cường công tác truyền thông, nhằm
nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân về sử dụng
nước sạch nông thôn nhằm nâng cao sức khỏe của người dân.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông tại
các tuyến từ cấp tỉnh, huyện, xã; lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các
chương trình, dự án có liên quan như Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
Nông thôn mới, dinh dưỡng, phòng chống dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe.
- Thông qua công tác tuyên truyền, vận
động trực tiếp để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và lắp
đặt đồng hồ nước đối với các hệ thống cấp nước mới đầu tư, phát huy tối đa công
suất nhà máy, tăng nhanh số lượng hộ được sử dụng nước sạch, nâng cao hiệu quả
sử dụng công trình và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, phân vùng cấp nước hợp lý đối
với các đơn vị cấp nước.
c) Về công tác quản lý chất lượng nước.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng nước theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14
tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt.
- Xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai thay thế QCVN 02:2009/BYT làm cơ sở triển khai thực hiện.
- Rà soát, đánh giá chất lượng nước
sau xử lý tại các công trình cấp nước hiện hữu, thực hiện đầu tư mạng lưới cấp
nước đấu nối từ các công trình cấp nước mặt trong khu vực, đầu tư nâng cấp hệ
thống xử lý nước đối với các công trình cấp nước tập trung tại những khu vực
không có công trình cấp nước mặt thay thế, đảm bảo chất lượng đạt QCVN 01.
d) Về công tác quản lý hệ thống cấp nước
sau đầu tư
- Thông qua công tác tuyên truyền vận
động trực tiếp để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và thủy
kế vào hộ dân đối với các hệ thống cấp nước mới đầu tư hoàn thành, nhằm phát
huy tối đa công suất nhà máy, công trình tăng số lượng hộ dân được sử dụng nước
sạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát công tác quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn; đôn đốc công
tác sửa chữa, nâng cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình. Thường
xuyên rà soát, điều chỉnh khung giá nước đảm bảo thu đủ chi phí vận hành công
trình cấp nước tập trung nông thôn.
- Rà soát, đánh giá công tác quản lý,
vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn, chuyển đổi từ mô hình quản lý
không hiệu quả sang mô hình quản lý hiệu quả. Lựa chọn mô hình quản lý, vận
hành phù hợp với quy mô công trình, điều kiện của từng địa phương và thống nhất
theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 và Thông tư số
76/2017/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC
ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng
và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung.
- Đào tạo, tập huấn đội ngũ nhân sự quản
lý vận hành công trình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực, kinh nghiệm
quản lý vận hành theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành và mang tính chuyên nghiệp,
nhất là đối với các hệ thống cấp nước có quy mô công suất lớn tương đương với một
số Nhà máy cấp nước đô thị đang phục vụ trên địa bàn rộng, số lượng khách hàng
nhiều.
đ) Giải pháp về nguồn vốn
- Nguồn vốn thực hiện các dự án, ngoài
phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo mức được phê duyệt, cần đa dạng các nguồn
và phương thức đầu tư theo nguyên tắc xã hội hóa. Thực hiện hiệu quả việc huy động
và thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để hình thành và phát triển
thị trường nước sạch nông thôn.
- Lồng ghép nguồn vốn của các chương
trình mục tiêu quốc gia (Đặc biệt là chương trình nông thôn mới); các
chương trình, đề án hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương trên địa bàn;
các chương trình, dự án khác hỗ trợ có mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
2. Nhiệm vụ, giải
pháp cụ thể của từng địa phương
a) Huyện Tân Phú
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Tân Phú đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt
85% (Khoảng 122.516 người/144.136 người), cần tập trung thực hiện một số
nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối nước đô thị,
thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 19.108 người.
- Xây dựng mới 02 công trình cấp nước
tập trung: Công trình cấp tập trung xã Đắc Lua và công trình cấp nước liên xã
Núi Tượng - Tà Lài - Phú Lập, với công suất 4.300 m3/ngày đêm, dự kiến
cấp cho khoảng 30.900 người của các xã Đắc Lua, Núi Tượng, Tà Lài, Phú Lập và mở
rộng cấp cho khoảng 12.400 người dân của các xã Phú Thịnh, Phú Lộc, tổng kinh
phí khoảng 82,88 tỷ đồng.
- Nâng cấp, mở rộng 02 công trình (Công
trình cấp nước tập trung xã Phú Thịnh, công trình cấp nước tập trung xã Phú Lộc),
nguồn nước đấu nối từ công trình cấp nước liên xã Núi Tượng - Tà Lài - Phú Lập,
với công suất 1.550 m3/ngày đêm dự kiến cấp cho khoảng 12.400 người,
tổng kinh phí khoảng 8,6 tỷ đồng.
- Đấu nối, mở rộng phạm vi cấp nước từ
Nhà máy nước Thanh Sơn để cấp cho các xã Thanh Sơn, Phú Lâm, Phú Bình, Phú Sơn,
Phú Trung, Phú Xuân, Phú Điền, Trà Cổ, Phú Thanh; đồng thời, mở rộng, lắp đặt đồng
hồ sử dụng nước cho các hộ dân tại các công trình hiện hữu, cấp nước cho khoảng
80.000 người, kinh phí khoảng 103,6 tỷ đồng. Đấu nối công trình cấp nước xã Phú
An để sử dụng nguồn nước mặt từ công trình cấp nước xã Nam Cát Tiên và mở rộng
phạm vi cấp nước của hai công trình với kinh phí khoảng 4,3 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư với kinh phí khoảng 5,06
tỷ đồng, cụ thể:
+ Đấu nối sử dụng nguồn nước từ công
trình cấp nước tập trung liên xã Núi Tượng - Tà Lài - Phú Lập (Dự kiến xây dựng
trong giai đoạn 2022-2025) để thay thế nguồn nước ngầm của các công trình cấp
nước xã Phú Thịnh và xã Phú Lộc.
+ Nâng cấp thiết bị xử lý nước và nâng
công suất công trình cấp nước xã Nam Cát Tiên để đảm bảo nguồn nước cấp cho
công trình cấp nước xã Phú An.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.166 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1,782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 219,2 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân sách
156,8 tỷ đồng, xã hội hóa 62,4 tỷ).
b) Huyện Định Quán
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Định Quán đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt
85% (Khoảng 153.126 người/180.148 người), cần tập trung thực hiện một số
nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 15.210 người.
- Xây dựng mới 02 công trình (Xây dựng
hệ thống cấp nước tập trung liên xã La Ngà - Ngọc Định - Phú Ngọc; xây dựng hệ
thống cấp nước tập trung xã Phú Lợi - Phú Tân) với tổng công suất khoảng
4.900 m3/ngày đêm cấp cho khoảng 54.143 người, tổng kinh phí khoảng
99,0 tỷ đồng.
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình
cấp nước tập trung xã Thanh Sơn, với công suất khoảng 600 m3/ngày
đêm cấp cho 34.750 người, tổng kinh phí 16,15 tỷ đồng
- Đấu nối từ công trình cấp nước Gia
Tân cấp nước cho các xã Phú Túc, Túc Trưng, Suối Nho, Phú Cường với tổng công
suất 4.000 m3/ngày đêm cấp cho 50.000 người, tổng kinh phí 29,6 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư với kinh phí khoảng
12,02 tỷ đồng, cụ thể:
+ Đấu nối sử dụng nguồn nước từ công
trình cấp nước Gia Tân để thay thế nguồn nước ngầm của các công trình cấp nước:
Ấp Chợ, ấp 5 xã Suối Nho; ấp Cây Xăng, ấp Cầu Ván, ấp Suối Son xã Phú Túc; ấp Đức
Thắng, ấp Suối Dzui xã Túc Trưng; ấp Bến Nôm và công trình cấp nước xã Phú Cường.
+ Đấu nối sử dụng nguồn nước từ công
trình cấp nước liên xã Phú Tân - Phú Lợi để thay thế nguồn nước ngầm của các
công trình cấp nước: Ấp 1; ấp 5; Khu dân cư tổ 3, ấp 7; Khu dân cư tổ 11, ấp 7;
Khu dân cư tổ 2, ấp 8; Khu dân cư tổ 4+5, ấp 7 xã Phú Tân.
+ Đấu nối sử dụng nguồn nước từ công
trình cấp nước liên xã La Ngà - Ngọc Định - Phú Ngọc để thay thế nguồn nước ngầm
của các công trình cấp nước: Ấp 2/97; ấp Vĩnh An xã La Ngà.
+ Đấu nối sử dụng nguồn nước từ công
trình cấp nước Phú Vinh để thay thế nguồn nước ngầm của các công trình cấp nước:
Ấp 9 xã Gia canh; ấp Hiệp Nghĩa, ấp Hiệp Nhất, Khu dân cư ấp Hiệp Nhất, thị trấn
Định Quán.
+ Nâng cấp thiết bị xử lý nước tại các
công trình cấp nước ấp 2; ấp 4; Khu dân cư số 3, ấp 5; Khu dân cư số 4, ấp 5;
công trình ấp 5 (Điểm bà Điểu Lan); công trình ấp 5 (Điểm ông Điểu
Cưng) xã Thanh Sơn.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
2.292 hộ (Khoảng 9.168 người), kinh phí khoảng 10,54 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 7,38 tỷ đồng, xã hội hóa 3,16 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 195,4 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân sách
160,1 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 35,3 tỷ đồng).
c) Huyện Long Thành
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Long Thành đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01
đạt 85% (Khoảng 195.119 người/229.552 người), cần tập trung thực hiện một
số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 48.937 người.
- Xây mới 01 công trình (Xây dựng hệ
thống cấp nước tập trung hồ Lộc An), với tổng công suất 5.000 m3/ngày
đêm cấp cho khoảng 16.667 người, tổng kinh phí 89,7 tỷ đồng.
- Đấu nối từ công trình cấp nước của Công
ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai cấp cho người dân các xã phía Bắc huyện gồm các
xã: An Phước, Long Đức, Lộc An, Bình An, Bình Sơn, Long An, Tam An, Cẩm Đường
và một phần của xã Long Phước; từ công trình cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp
nước hồ Cầu Mới cấp cho người dân các xã phía Nam huyện gồm các xã: Phước Bình,
Tân Hiệp, Bàu Cạn, Long Phước, Phước Thái, với tổng công suất khoảng 15.900 m3/ngày
đêm cấp cho khoảng 144.545 người, với tổng kinh phí khoảng 77,4 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Đấu nối sử dụng
nguồn nước từ công trình cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai để thay
thế nguồn nước ngầm của công trình cấp nước xã Bình Sơn và công trình cấp nước
xã Bình An), với kinh phí khoảng 3,58 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1,782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 185,40 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân
sách 57,48 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 127,92 tỷ đồng).
d) Huyện Vĩnh Cửu
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt
tỷ lệ 85% (Khoảng 123.888 người/145.751 người), cần tập trung thực hiện
một số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 35.413 người.
- Xây mới 01 công trình (Xây dựng
Trạm cấp nước thô và đường ống nước thô hệ thống cấp nước tập trung xã Phủ Lý)
với tổng công suất 1.000 m3/ngày đêm cấp cho khoảng 12.500 người, tổng
kinh phí 15 tỷ đồng.
- Đấu nối đường ống cấp nước từ Nhà
máy nước Thiện Tân; Nhà máy nước Đồng Nai cấp cho các xã Tân An, Thiện Tân, Thạnh
Phú, Bình Lợi, Bình Hòa, Tân Bình, Vĩnh Tân, Trị An với tổng công suất cấp công
suất khoảng 8.000 m3/ngày đêm cấp cho khoảng 87.500 người, tổng kinh
phí 45,15 tỷ đồng.
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng công trình
cấp nước Mã Đà, Hiếu Liêm, với công suất khoảng 1.400 m3/ngày đêm, cấp
cho khoảng 17.500 người, với tổng kinh phí khoảng 13,86 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1.782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 101,64 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân
sách 68,5 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 33,14 tỷ đồng).
đ) Huyện Thống Nhất
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Thống Nhất đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01
đạt tỷ lệ 85% (Khoảng 148.430 người/174.624 người), cần tập trung thực
hiện một số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 11.752 người.
- Đầu tư đấu nối đường ống cấp nước từ
Nhà máy nước Gia Tân phục vụ cho các xã Gia Tân 1.2.3, Quang Trung, Gia Kiệm,
Xuân Thiện, Bàu Hàm 2, Hưng Lộc, Lộ 25 với tổng công suất 10.800 m3/ngày
đêm; cấp cho khoảng 126.000 người, tổng kinh phí 64,50 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Đấu nối sử dụng
nguồn nước từ công trình cấp nước Gia Tân để thay thế nguồn nước của các công
trình cấp nước Xuân Thạnh; xã Lộ 25; xã Xuân Thiện; xã Hưng Lộc), với kinh
phí khoảng 12,6 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1.782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 91,83 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân sách
43,23 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 48,6 tỷ đồng).
e) Huyện Trảng Bom
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Trảng Bom đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt
tỷ lệ 85% (Khoảng 322.333 người/379.216 người), cần tập trung thực hiện
một số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 70.112 người.
- Xây mới 01 công trình (Hệ thống cấp
nước tập trung liên xã Thanh Bình - Cây Gáo) với tổng công suất 3.500 m3/ngày
đêm, cấp cho khoảng 35.000 người, tổng kinh phí khoảng 62,79 tỷ đồng.
- Đấu nối đường ống cấp nước của Công
ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai và các Nhà máy nước trong khu vực để cấp cho xã Xã
Hố Nai 3, Quảng Tiến, Bắc Sơn, Đồi 61, Bình Minh, Giang Điền, Trung Hòa, Tây
Hòa, An Viễn, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao với tổng công
suất 19.360m3/ngày đêm, cấp cho khoảng 242.000 người, tổng kinh phí
100,8 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Đấu nối sử dụng
nguồn nước từ công trình cấp nước của Công ty Cổ phần cấp nước Đồng Nai cấp cho
công trình cấp nước xã Sông Thao; nâng cấp thiết bị xử lý nước của công trình cấp
nước xã Đồi 61) với kinh phí khoảng 9,45 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1,782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 187,7 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân sách
78,6 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 109,1 tỷ đồng).
g) Huyện Nhơn Trạch
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01
đạt tỷ lệ 85% (Khoảng 183.285 người/ 215.630 người), cần tập trung thực
hiện một số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Công
trình cấp nước tập trung đạt QCVN 01, đấu nối nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ
gia đình) khoảng 74.802 người.
- Đấu nối từ các công trình cấp nước của
Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai để cấp cho xã Phước Thiền, Hiệp Phước, Long
Thọ, Long Tân, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Phước,
Phước An, Phú Hội với tổng công suất 10.600 m3/ngày đêm, cấp cho
106.000 người, tổng kinh phí 60,54 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Đấu nối sử dụng
nguồn nước từ công trình cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai cấp cho
công trình cấp nước xã Phước Khánh và công trình cấp nước xã Phú Đông), với
kinh phí khoảng 7,35 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1,782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 82,61 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân sách
38,1 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 44,51 tỷ đồng).
h) Huyện Cẩm Mỹ
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt
tỷ lệ 85% (Khoảng 143.502 người/168.826 người); trong đó, ưu tiên nâng
cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước, giảm tỷ lệ người
dân sử dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, cần tập trung thực
hiện một số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 76.725 người.
- Xây dựng mới 01 công trình (Công
trình cấp nước tập trung liên xã Lâm San - Sông Ray - Xuân Đông - Xuân Tây)
với tổng công suất 5.000 m3/ngày đêm, cấp cho khoảng 45.455 người, tổng
kinh phí 100,0 tỷ đồng
- Nâng cấp, mở rộng 02 công trình (Nâng
cấp, mở rộng hệ thống cấp nước tập trung xã Sông Nhạn; nâng cấp, mở rộng hệ thống
cấp nước tập trung xã Thừa Đức) với tổng công suất 1.200 m3/ngày
đêm, cấp cho khoảng 12.000 người, tổng kinh phí 30,0 tỷ đồng.
- Đấu nối từ công trình cấp nước Gia
Tân cấp cho xã Sông Nhạn, Thừa Đức, Xuân Đường, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân Quế,
Nhân Nghĩa, Xuân Mỹ với tổng công suất 11.000 m3/ngày đêm, cấp cho
khoảng 109.205 người, tổng kinh phí 154,75 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Đấu nối sử dụng
nguồn nước từ công trình cấp nước Gia Tân để cấp cho các công trình: cấp nước ấp
Suối Đục xã Sông Nhạn; công trình cấp nước ấp Trung Hậu xã Xuân Quế; công trình
cấp nước xã Nhân Nghĩa; công trình cấp nước xã Xuân Mỹ. Đấu nối sử dụng nguồn
nước từ công trình cấp nước liên xã Lâm San - Sông Ray - Xuân Đông - Xuân Tây
(Dự kiến xây dựng giai đoạn 2021-2025) để cấp cho các công trình: Cấp nước ấp
3, ấp 10 và Trạm cấp nước Sông Ray xã Sông Ray), với kinh phí khoảng 9,12 tỷ
đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1,782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
- Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025
đầu tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 278,6 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân
sách 146,2 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 132,4 tỷ đồng).
i) Huyện Xuân Lộc
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn huyện Xuân Lộc đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt
tỷ lệ 85% (Khoảng 189.312 người/222.720 người); trong đó, ưu tiên nâng
cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước, giảm tỷ lệ người
dân sử dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, cần tập trung thực
hiện một số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 87.823 người.
- Xây dựng mới 02 công trình (Xây dựng
Hệ thống cấp nước tập trung liên xã Xuân Bắc - Suối Cao - Xuân Thọ - Xuân
Thành; xây dựng Nhà máy cấp nước hồ Gia Măng) với tổng công suất 8.500 m3/ngày
đêm, cấp cho khoảng 80.556 người, tổng kinh phí khoảng 173,45 tỷ đồng
- Đầu tư đấu nối từ Nhà máy cấp nước
Núi Le, thị trấn Gia Ray; Nhà máy cấp nước Tâm Hưng Hòa cấp cho các xã Xã Xuân
Định, Bảo Hòa, Xuân Phú, Suối Cát, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Hòa, Xuân Hưng cấp
cho khoảng 87.000 người, tổng kinh phí khoảng 81,2 tỷ đồng
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Nâng cấp thiết
bị xử lý nước của công trình cấp nước xã Lang Minh, công trình cấp nước xã Xuân
Thọ, công trình cấp nước xã Xuân Phú) với kinh phí khoảng 4,2 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
1.291 hộ (Khoảng 5.164 người), kinh phí khoảng 5,939 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 4,157 tỷ đồng, xã hội hóa 1,782 tỷ đồng).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 1.910 hộ (Khoảng 7.640 người),
kinh phí 8,786 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 282,17 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân
sách 177 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 105,17 tỷ đồng).
k) Thành phố Long Khánh
Để đạt được tỷ lệ người dân nông thôn
trên địa bàn thành phố đến năm 2025 được sử dụng nước sạch theo QCVN 01 đạt tỷ
lệ 85% (Khoảng 39.170 người/ 42.577 người); trong đó, ưu tiên nâng cao tỷ
lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước, giảm tỷ lệ người dân sử
dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, cần tập trung thực hiện một
số nội dung như sau:
- Duy trì số dân nông thôn đã được sử
dụng nước sạch đạt QCVN 01 trong sinh hoạt đến năm 2020 từ các nguồn (Đấu nối
nước đô thị, thiết bị lọc nước hộ gia đình) khoảng 29.284 người.
- Đầu tư đấu nối, mở rộng phạm vi cấp
nước từ Nhà máy nước Long khánh, Nhà máy cấp nước Gia Tân, Nhà máy cấp nước hồ Cầu
Dầu cấp cho các xã Bình Lộc, Bảo Quang, Bàu Trâm, Hàng Gòn và các khu vực lân cận,
cấp cho khoảng 31.000 người, tổng kinh phí 50,31 tỷ đồng.
- Đấu nối, nâng cấp thiết bị xử lý nước
đạt QCVN 01 tại các công trình cấp nước đã được đầu tư (Gồm: Đấu nối sử dụng
nguồn nước từ công trình cấp nước Gia Tân để cấp cho công trình cấp nước xã ấp
Đồi Rìu và công trình cấp nước Hàng Gòn, xã Hàng Gòn; nâng cấp thiết bị xử lý
nước của công trình cấp nước xã Bình Lộc; công trình cấp nước ấp Bầu Trâm, xã Bầu
Trâm; công trình cấp nước ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang) với kinh phí khoảng
8,38 tỷ đồng.
- Hỗ trợ lắp đặt thiết bị lọc nước cho
các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc cho khoảng
300 hộ (Khoảng 1.200 người), kinh phí khoảng 1,38 tỷ (Trong đó: Vốn
ngân sách 0,97 tỷ đồng, xã hội hóa 0,41 tỷ).
- Vận động người dân lắp đặt thiết bị
lọc nước nhỏ lẻ hộ gia đình cho khoảng 500 hộ (Khoảng 2.000 người), kinh
phí 2,3 tỷ đồng (Vốn xã hội hóa).
Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2021-2025 đầu
tư cho cấp nước sạch nông thôn khoảng 62,37 tỷ đồng (Trong đó: Vốn ngân sách
31,06 tỷ đồng, vốn xã hội hóa 31,31 tỷ đồng).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết
quả cấp nước sạch nông thôn, gửi Sở Xây dựng báo cáo các nội dung, kết quả thực
hiện kế hoạch. Rà soát điều chỉnh lại quy mô, công suất các công trình cấp nước
cho phù hợp.
b) Thực hiện công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ tại
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007, Văn bản hợp nhất số
12/VBHN-BXD ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Bộ Xây dựng về sản xuất, cung cấp và
tiêu thụ nước sạch.
c) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục thực hiện các quy định theo
Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04
tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
d) Tổ chức vận động, tranh thủ các nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để đẩy
nhanh tiến độ đầu tư các công trình cấp nước theo Đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2022.
đ) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đầu
tư dự án cấp nước sạch khu vực nông thôn theo Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND
ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành định mức hỗ
trợ từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc các đơn vị cấp nước đô thị,
chính quyền địa phương để triển khai thực hiện nội dung cấp nước đô thị.
b) Phối hợp với các Sở, ngành liên
quan thực hiện công tác kêu gọi đầu tư các dự án cấp nước sạch nông thôn.
c) Quản lý, rà soát, bổ sung mạng lưới
đường ống cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh đảm bảo thực hiện đấu nối, cung cấp
nước sạch đến khu vực nông thôn khi khu vực chưa có hệ thống cung cấp nước sạch
cho người dân.
d) Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng đảm bảo chất lượng theo quy định.
đ) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đầu
tư dự án cấp nước sạch khu vực nông thôn theo Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND
ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành định mức hỗ
trợ từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
a) Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh danh mục dự án kêu gọi
đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
b) Phối hợp với Sở Tài chính và Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tổng hợp nhu cầu vốn
dự kiến về việc đầu tư xây dựng các công trình cấp nước có liên quan đến lĩnh vực
cung cấp, tiêu thụ nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm thu
hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế.
c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện việc vận động, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của
Trung ương, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để đẩy nhanh tiến độ
đầu tư các công trình cấp nước theo Quy hoạch được phê duyệt.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư, khả năng cân đối,
bố trí nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công đối với các dự án
do Sở chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất.
đ) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
huy động các nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trung hạn và hàng năm
đối với các công trình cấp nước trên địa bàn.
e) Tổ chức thẩm định, trình cấp thẩm
quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án cấp nước theo quy định.
g) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, dự
án đầu tư cấp nước sạch khu vực nông thôn theo Quyết định số 35/2021/QĐ-UBND
ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành định mức hỗ
trợ từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc quy định nguyên tắc huy động đóng góp tự
nguyện hàng năm của Nhân dân và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
4. Sở Tài chính
a) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện đấu nối, nâng cấp các công trình
cấp nước hiện hữu để đảm bảo đến tháng 7 năm 2025, chất lượng nước tại các công
trình cấp nước sạch nông thôn đạt QCVN 01.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện theo Thông tư số
54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số
76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Tổ chức thẩm định và trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt khung giá nước sạch nông thôn theo quy định của Chính
phủ.
d) Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ cho các doanh
nghiệp đầu tư dự án cấp nước sạch khu vực nông thôn theo Quyết định số
35/2021/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban
hành định mức hỗ trợ từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý tài sản tại các công trình cấp nước
sạch nông thôn được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách theo quy định.
5. Sở Y tế
a) Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về
chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt để thay thế QCVN
02:2009/BYT làm cơ sở thực hiện.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện công tác truyền thông, vận động cộng đồng theo chức
năng, nhiệm vụ của ngành.
c) Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng
cấp các công trình cấp nước sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
d) Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước
và tình trạng vệ sinh của các công trình cấp nước theo quy định của Bộ Y tế.
6. Sở Giáo dục và Đào
tạo
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện công tác truyền thông, vận động trong hệ thống trường
học theo chức năng nhiệm vụ của ngành; lồng ghép các chương trình giáo dục về sử
dụng nước sạch và bảo vệ môi trường vào các bậc học từ mầm non đến trung học
trên địa bàn tỉnh; Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp
nước sạch cho các trường học trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Tài nguyên và
Môi trường
a) Tổ chức thực hiện chức năng quản lý
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo pháp luật về tài nguyên nước.
b) Tổ chức thẩm định, cấp phép hoặc
trình cấp thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước; hướng dẫn kiểm tra việc
thực hiện nghĩa vụ kê khai tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thực hiện
nghĩa vụ thuế tài nguyên nước và xả thải của các đơn vị quản lý các công trình cấp
nước; khuyến cáo vùng hạn chế khai thác nước.
c) Quy hoạch sử dụng đất phục vụ đầu
tư các công trình cấp nước. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư
các công trình cấp nước về công tác thu hồi, đền bù giải tỏa đất xây dựng công
trình.
8. Ban Dân tộc
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thực hiện công tác thông tin - Truyền
thông, giáo dục - vận động về bảo quản và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch
trên địa bàn khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Nghiên cứu tham mưu, đề xuất Ủy ban
nhân dân tỉnh về mức hỗ trợ giá cung cấp nước sạch đối với khu vực đồng bào dân
tộc thiểu số.
9. Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh
Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi
trong việc lập thủ tục cho vay vốn ưu đãi đối với hộ dân để xây dựng công trình
cấp nước sạch hộ gia đình theo chính sách của nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc vay vốn đầu tư các công trình cấp nước sạch khi có nhu cầu.
10. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố Long Khánh
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quyết
định 297/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký
khai thác nước dưới đất và Bản đồ khoanh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định 298/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án tổ chức thực hiện việc hạn
chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi cho các chủ đầu tư các công trình cấp nước về công tác thu hồi, bồi thường
giải tỏa đất xây dựng công trình, cấp phép khai thác nguồn nước và xả thải trên
địa bàn.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị cấp
nước trên địa bàn lập kế hoạch đầu tư nâng cấp các công trình; kế hoạch đấu nối,
mở rộng phạm vi cấp nước từ các công trình cấp nước mặt trên địa bàn theo mục
tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
d) Tổ chức vận động, huy động nguồn vốn
của người dân tham gia đầu tư lắp đặt đường ống cấp nước đấu nối từ các công
trình cấp nước trong khu vực, bố trí nguồn ngân sách huyện để hỗ trợ các dự án
xã hội hóa theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc quy định nguyên tắc huy động đóng góp tự
nguyện hàng năm của Nhân dân và mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đồng thời,
vận động người dân lắp đặt đồng hồ nước, lắp đặt thiết bị lọc nước hộ gia đình
nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân sử dụng.
đ) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chất lượng
nước đối với các đơn vị quản lý vận hành các công trình cấp nước trên địa bàn.
e) Phối hợp với các ngành liên quan tổ
chức tuyên truyền đến người dân thực hiện nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn.
g) Tổ chức và rà soát nhu cầu sử dụng
nước của người dân trên địa bàn, đề xuất điều chỉnh tiến độ các dự án cho phù hợp
với tình hình thực tế; ưu tiên đầu tư các công trình cấp nước tập trung phục vụ
vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn về nguồn nước.
h) Chịu trách nhiệm về tỷ lệ hộ dân sử
dụng nước từ công trình cấp nước tập trung trong quá trình thẩm định tiêu chí
nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại địa phương.
11. Các đơn vị quản
lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống cấp nước
a) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất
lượng nước sau xử lý, xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư đấu nối từ các công
trình cấp nước mặt trong khu vực nâng cấp hệ thống xử lý nước tại các công
trình cấp nước đảm bảo chất lượng nước đạt QCVN 01.
b) Chủ động phối hợp với các ngành, địa
phương có liên quan thực hiện đầu tư và quản lý, sử dụng hệ thống cấp nước tập
trung.
c) Quản lý, vận hành, khai thác công
trình đạt hiệu quả đầu tư, bảo đảm ổn định, bền vững; chất lượng nước đạt Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
d) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan lập kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân
vận hành công trình, áp dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để nâng cao chất
lượng cung cấp dịch vụ cho người sử dụng nước.
đ) Lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, sửa
chữa thường xuyên các công trình đang quản lý trong thời gian chưa thực hiện đầu
tư đầu tư nâng cấp, đấu nối nguồn nước từ các công trình cấp nước mặt, đảm bảo
việc cấp nước ổn định, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn theo quy định.
12. Các Sở, ban,
ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao,
các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tổ chức thực hiện để
hoàn thành Kế hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.
VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,
các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh định kỳ trước ngày 20 tháng 6 và ngày
20 tháng 12 hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch
cấp nước sạch nông thôn, kết quả thực hiện Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2021-2025; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị; đồng thời,
gửi Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan để
theo dõi, tổng hợp.
Trên đây là Kế hoạch cấp nước sạch
nông thôn tỉnh Đồng Nai đến 2025. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng
mắc, các ngành, địa phương, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
điều chỉnh cho phù hợp./.
Nơi nhận:
-
Thường
trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các Phó Chánh Văn phòng;
- Lưu: VT, KTN, Tan.
<F:\2022\UBT\Tham
mưu XD\>
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Phi
|