ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2241/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 19 tháng 05 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
VỀ HIỆP ĐỒNG NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM
2016
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm thống nhất phương án ứng phó, sử dụng lực lượng,
phương tiện của các đơn vị tham gia làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn chặt chẽ, đạt
hiệu quả cao.
- Giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố,
thiên tai gây ra.
2. Yêu cầu
- Hiệp đồng chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời
các đơn vị theo từng nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn.
- Quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
II. NỘI DUNG HIỆP ĐỒNG
Tổ chức hiệp đồng
tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tập
trung vào các tình huống cơ bản theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của
Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 7530/KH-BQP ngày 22/8/2015 của Bộ Quốc phòng
về triển khai thực hiện Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng
phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 như sau:
1. Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu
đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
2. Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng,
hầm lò khai thác khoáng sản.
3. Sự cố rò rỉ phóng xạ, phát tán hóa
chất độc hại.
4. Sự cố động đất.
5. Tai nạn giao thông, đường bộ đặc
biệt nghiêm trọng.
6. Tai nạn máy bay.
7. Sự cố vỡ hồ, đập.
8. Sự cố cháy rừng.
9. Bão, áp thấp, lũ, lụt lớn; lũ
quét, lũ ống, sạt, lở đất đá.
III. THÀNH PHẦN HIỆP ĐỒNG
1. Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các Sở, ban ngành và các đơn vị có
liên quan;
- Ủy ban nhân dân 17 huyện, thị xã,
thành phố.
2. Các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng
chân trên địa bàn:
- Các đơn vị của Bộ Quốc phòng: Binh
đoàn 15; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; fBBCG320,
Trung đoàn Công binh 7, Lữ 234/Quân đoàn 3; Tiểu đoàn bảo
vệ sân bay Pleiku; các kho của Bộ Quốc phòng.
- Các đơn vị của Quân khu: Sư đoàn
BB2, Lữ Pháo binh 368, Lữ Công binh 280/Quân khu 5 và các kho của Quân khu.
- Các đơn vị
Công an/Bộ Công an.
IV. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM PHÒNG CHỐNG
THIÊN TAI-TÌM KIẾM CỨU NẠN (PCTT-TKCN)
1. Bảo đảm phương tiện, trang bị,
vật chất, xăng dầu, hậu cần, kỹ thuật: Do các đơn vị
tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tự bảo
đảm.
2. Bảo đảm nơi ăn nghỉ: Cơ quan, đơn vị, địa phương huy động tạo điều kiện cho các đơn vị đến
hiệp đồng, tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Bảo đảm an toàn: Các cơ quan, đơn vị tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn bảo đảm tuyệt đối an toàn trong suốt quá trình thực hiện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên
tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai
và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (được thành lập theo Quyết định số
203/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND tỉnh) giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành
công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Xác định các vùng trọng
điểm thiên tai, chuẩn bị lực lượng, phương tiện phòng chống thiên tai.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp,
các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả
thiên tai. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy
điện; các công trình xây dựng; công tác quản lý, phòng chống chữa cháy rừng, bảo
vệ rừng.
- Huy động lực lượng, vật tư, phương
tiện để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tổ chức
sơ tán, di dời nhân dân ở khu vực xung yếu, vùng ngập lụt, nguy cơ lũ quét, sạt
lở... đến nơi an toàn.
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị có
liên quan triển khai theo phương án đã được phê duyệt và khẩn trương tổ chức ứng
phó, xử lý kịp thời với diễn biến thiên tai trong năm (bão, lũ, mưa lớn, ngập lụt,
sạt lở đất...) bảo vệ sản xuất, các cơ sở hạ tầng, các khu dân cư; tổ chức cứu
hộ, cứu nạn khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và TKCN tỉnh thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình; tăng cường xuống
cơ sở nắm chắc địa bàn phân công (theo Công văn số 313/BCH-PCTT ngày 23/3/2016)
và báo cáo, đề xuất kịp thời cho UBND tỉnh hoặc Trưởng ban
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh để chỉ đạo,
điều hành công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu cho UBND tỉnh chủ động sử
dụng nguồn ngân sách dự phòng để xử lý ngay những tình huống cấp bách, trường hợp
vượt quá khả năng xử lý cần báo cáo kịp thời lên Thủ tướng
Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai
xem xét, quyết định.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý và khai
thác các công trình thủy điện, thủy lợi tổ chức vận hành hồ chứa theo đúng quy trình
vận hành; phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương triển khai các Phương
án: Phòng chống thiên tai; Bảo vệ đập; Phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập;
Phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập hoặc sự cố do xả lũ hồ chứa.
2. Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh:
- Tiếp tục kiện toàn lực lượng kiêm
nhiệm ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN: Lực lượng 01 đại đội bộ đội thường trực.
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ, phối hợp
cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và xử lý thông tin thiên
tai, bão, lũ; tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh. Theo
dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thiên tai, thảm họa thông báo kịp thời cho cơ quan, đơn vị. Tham mưu chỉ huy thống nhất các lực
lượng vũ trang tỉnh và lực lượng tăng cường của Bộ Quốc phòng, Quân khu tăng cường
cơ động ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Là lực
lượng chủ lực, nòng cốt trong công tác này.
- Khi có sự cố, thiên tai xảy ra, tổ chức
lực lượng cứu hộ- cứu nạn; trực tăng cường, sẵn sàng ứng phó với các tình huống
khẩn cấp về sự cố, thiên tai và TKCN giảm thiểu thiệt hại tài sản của Nhà nước
và nhân dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện,
thị xã, thành phố chuẩn bị các bãi đáp máy bay trực thăng sẵn sàng ứng cứu và cứu
trợ khi cần thiết.
- Xây dựng kế hoạch bảo đảm thông tin
cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh ở vị
trí thường xuyên (tại thành phố Pleiku); Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
TKCN tỉnh khi cơ động trên các hướng. Tổ chức một số trạm
thông tin và trạm trung gian VTĐSCN tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chư Prông, thị xã
An Khê, Ayun Pa để bảo đảm cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh
chỉ huy các lực lượng phòng chống, ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai,
thảm họa.
- Tham mưu đề xuất việc đầu tư trang bị các phương tiện, trang thiết tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tập huấn,
huấn luyện lực lượng cứu hộ, cứu nạn; thường xuyên kiểm tra các đơn vị công tác
quản lý bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đầu tư để đảm bảo sẵn sàng trong các
tình huống khẩn cấp.
- Hiệp đồng với Lữ PB368, e38/fBB2, Lữ
CB280, Tiểu đoàn 5/Trường QS/Quân khu; Lữ CB7, Lữ TTG273, Lữ 234,
48/fBBCG320/Quân đoàn 3; Binh đoàn 15; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
dBĐKTSB/fKQ372 chi viên ứng cứu khi xảy ra thiên tai, thảm họa nghiêm trọng
trên địa bàn tỉnh nhất là địa bàn trọng điểm huyện Chư Prông, Ia Pa, Kông Chro, Kbang, Đăk Pơ, Krông Pa, thị xã An Khê, Ayun Pa. Sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang tỉnh tham gia ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn,
khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Đăk Lăk khi có lệnh của
Quân khu 5.
3. Công an tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh,
trật tự an toàn xã hội trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai thảm họa;
khi có sự cố thiên tai thảm họa xảy ra phải triển khai ngay được kế hoạch. Phối
hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan tổ chức phân luồng, hướng
dẫn lưu thông tại khu vực bị thiên tai, lũ cô lập, các đoạn đường ngập lũ để kiểm
soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua lại, tránh để xảy ra thiệt hại về người.
Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và chính quyền địa phương trong việc sơ
tán dân, tham gia cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội, bảo vệ tài
sản của Nhà nước và nhân dân, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.
- Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch
bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu
nạn, phòng cháy chữa cháy nhằm huy động và sử dụng có hiệu
quả.
- Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyện môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp
làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống
thiên tai và TKCN tỉnh):
- Tổ chức trực
ban 24/24 giờ, trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin thiên tai, bão, lũ; báo
cáo và tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh trước mùa
mưa lũ. Triển khai Phương án phòng chống thiên tai, bão lũ khắc phục hậu quả do
thiên tai gây ra, khôi phục sản xuất.
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chính
quyền địa phương bám sát Phương án phòng chống thiên tai, quy chế phối hợp
trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả thiên tai. Chủ động với phương châm
“4 tại chỗ”.
- Đôn đốc UBND các huyện, thị xã,
thành phố, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm,
vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời hư hỏng ở các hồ chứa
thủy lợi.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thị xã, thành phố và các vị có liên quan tham mưu quy hoạch vùng trọng điểm
thiên tai, lũ lụt, cháy rừng để có biện pháp phòng tránh; tổng hợp và giúp cho
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh tổ chức thực hiện tốt Quy chế về
chế độ thông tin, báo cáo, họp Ban Chỉ huy triển khai ứng phó với thiên tai,
bão lũ.
5. Sở Giao
thông vận tải:
- Đảm bảo giao thông được thông suốt
trên tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ; đề phòng, xử lý kịp thời các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông; tổ chức phân luồng xe lưu thông
đi các tỉnh khi có sự cố về cầu, đường bị ngập lụt, ách tắc giao thông.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị
xã, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện công tác đảm bảo giao thông
khi có tình huống thiên tai, lũ, bão; tổ chức huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật,
công nhân của các Công ty, Hạt Quản lý đường bộ cùng với phương tiện máy xúc,
xe tải, dầm cầu thép dự phòng, vật tư, rọ thép, đá hộc hiện có để đáp ứng yêu cầu
ứng phó thiên tai và sơ tán nhân dân khi có yêu cầu.
6. Sở Xây dựng:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc,
giám sát các chủ đầu tư xây dựng; tổ chức thực hiện tốt đảm bảo an toàn cho các
công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu
khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên
tai gây ra.
- Triển khai rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện
nghiêm quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng nhà ở, công trình có
khả năng chống chịu ngập lụt, lũ, sạt lở đất...
7. Công ty Điện lực Gia Lai:
Đảm bảo nguồn điện
liên tục phục vụ cho các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, cảnh báo, dự báo, thông tin
liên lạc. Bảo vệ hệ thống điện, thiết bị điện, trạm biến thế; khắc phục nhanh
chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, chuẩn bị đầy đủ máy phát điện dự
phòng khi có sự cố, thiên tai xảy ra.
8. Sở Y
tế:
- Chỉ đạo, tăng
cường các y, bác sĩ của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế để thực hiện cứu chữa người
bị thương tại các khu vực xảy ra thiên tai.
- Tổ chức cấp cứu, điều trị, chăm sóc
sức khỏe nhân dân, vệ sinh môi trường nguồn nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh,
vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý các ổ dịch xuất hiện sau thiên tai.
- Tổ chức chỉ đạo, sơ tán, di dời cơ
sở y tế khi xảy ra ngập lụt, sập đổ để nhanh chóng cấp cứu, điều trị nạn nhân
trong mọi tình huống khẩn cấp đảm bảo điều kiện cho các cơ sở y tế hoạt động,
tuyệt đối không để người bệnh, nhân viên y tế bị nguy hiểm tính mạng do thiên
tai, lũ, bão gây ra.
9. Sở Công thương:
- Chỉ đạo các địa phương có kế hoạch
bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, chất đốt, lương thực, thực phẩm, thiết yếu cho
người dân, không để người dân bị đói, khát khi xảy ra thiên tai.
- Chỉ đạo đơn vị quản lý thị trường
tăng cường công tác kiểm tra, quản lý giá cả đối với các mặt
hàng thiết yếu phục vụ nhân dân sau thiên tai, thảm họa,
tránh hiện tượng lợi dụng thiên tai để giam hàng nâng giá làm ảnh hưởng đến đời
sống của nhân dân.
- Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, giám
sát các chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm Quy trình vận hành liên hồ chứa, quy
trình vận hành hồ chứa thủy điện, phương án đảm bảo an toàn đập và hạ du đập.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp với
UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra các trường học, cơ sở dạy nghề
và có phương án ứng cứu kịp thời, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho
giáo viên, học sinh.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo
các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc chủ động cho học sinh nghỉ học
khi xảy ra thiên tai. Hướng dẫn cho thầy cô giáo, học sinh về các biện pháp phòng chống thiên tai khi xảy ra ở các trường học.
11. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ,
kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến huyện, thị xã,
thành phố và đến xã, phường, thị trấn và các vùng thường xuyên xảy ra lũ quét,
sạt lở đất, bị chia cắt, cô lập.
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị Viễn
thông, Bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin
phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với thiên tai,
bão, lũ.
12. Sở Tài chính:
- Tham mưu UBND tỉnh về kinh phí để
đáp ứng kịp thời công tác phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả và trợ cấp
khó khăn cho vùng ảnh hưởng thiên tai; phối hợp với các đơn vị có liên quan
tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch tu sửa các công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hại
do thiên tai gây ra.
- Hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện
và thanh quyết toán chế độ án thêm làm nhiệm vụ theo Thông tư 92/2009/TT-BTC
ngày 12/5/2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thanh toán kinh phí từ nguồn
ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TKCN, cứu hộ, ứng
phó thiên tai thảm họa.
13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã,
thành phố sẵn sàng tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại để sớm ổn định cuộc sống, nhất là
các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, Báo Gia Lai:
Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn
khu vực Tây Nguyên đăng tải, đưa tin kịp đúng với quy định về dự báo, cảnh báo thiên tai, bão, lũ và chỉ đạo, điều hành hoạt động
trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cấp, ngành, địa
phương trên các phương tiện thông tin chúng.
15. Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Tây Nguyên:
- Cung cấp đầy đủ,
kịp thời các thông tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất
hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp, khẩn cấp về mưa, bão, lũ và các
hiện tượng thiên tai nguy hiểm khác để các địa phương, các
đơn vị liên quan và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát các bản tin
thông báo, dự báo, cảnh báo về mưa, lũ, bão, áp thấp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh.
16. Công ty TNHH Một thành viên
Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai:
Bảo đảm an toàn hồ chứa thủy lợi. Phối
hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc điều tiết,
vận hành các công trình thủy lợi theo đúng quy trình. Tổ chức huy động lực lượng
của các xí nghiệp, trạm quản lý khai thác trực thuộc cùng với phương tiện,
trang thiết bị dự phòng tham gia phòng chống thiên tai và
khắc phục hậu quả do thiên tai, sự cố gây ra.
17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh và các tổ chức
đoàn thể:
- Phối hợp với các cấp chính quyền địa
phương và các đơn vị có liên quan trong công tác cứu hộ, cứu nạn, không để nhân
dân khu vực xảy ra thiên tai bị đói, bị khát. Tổ chức kêu gọi sự đóng góp của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để phục vụ công tác phòng chống thiên
tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân,
đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác phòng chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn.
18. UBND các huyện, thị xã, thành
phố:
- Tiếp tục kiện toàn lực lượng kiêm
nhiệm ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN, cụ thể:
+ Cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố):
Lực lượng 01-02 trung đội dân quân cơ động, dự bị động viên.
+ Cấp xã (xã, phường, thị trấn): Lực
lượng từ 01 tiểu đội- 01 trung đội dân quân cơ động.
- Xác định các khu vực thiên tai thường
xảy ra để chuẩn bị lực lượng, phương tiện chủ động phòng tránh. Chủ động xây dựng
hệ thống thủy lợi tưới tiêu, ưu tiên vùng hạn hán, vùng chuyện canh cây công
nghiệp; xây dựng bể để chứa nước, nạo vét các giếng nước, khoan, đào giếng mới bảo
đảm nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất lâu dài. Lắp đặt đường ống nước dẫn nước
từ thượng nguồn sông, suối về bể lọc nước để sử dụng. Điều
chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với diễn biến thời tiết.
- Hướng dẫn cho các hộ gia đình ở trong
vùng trọng điểm bão, ngập lụt, sạt lở, lũ ống, lũ quét biết chủ động tự trang bị
phương tiện, mua dự trữ lương thực thực phẩm, nước uống, thuốc men và các vật dụng cần thiết khác bao, gói chủ động sơ tán đến nơi an toàn.
- Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn và huy động lực lượng thanh
niên xung kích, dân quân tự vệ địa phương tổ chức di dời nhân dân ở các khu vực
xung yếu đến nơi trú ẩn an toàn; đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm,
thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi
trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an
toàn xã hội ở địa phương và nơi ở tạm. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm,
cứu hộ, cứu nạn và giúp đỡ các gia đình bị nạn.
19. Các sở, ban, ngành có liên
quan:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị,
tham gia xây dựng triển khai thực hiện
nhiệm vụ phòng chống thiên tai của ngành mình, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng,
chống thiên tai và TKCN chung của tỉnh.
20. Các đơn vị quân đội, công an đứng chân trên địa bàn:
- Các đơn vị chủ lực của Bộ Quốc
phòng và Quân khu 5 đóng quân ở địa bàn tỉnh ngoài công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho đơn vị mình còn chủ động hiệp đồng
với địa phương khảo sát, xây dựng kế hoạch, sử dụng lực lượng,
phương tiện sẵn sàng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn khi có yêu cầu của địa phương.
- Chủ động hiệp đồng với địa phương xảy
ra sự cố, thiên tai; thường xuyên xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hiệp đồng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tổ
chức kiện toàn tổ, đội làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
huấn luyện, luyện tập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Sẵn sàng lực
lượng cán bộ, chiến sỹ cùng với một số phương tiện, trang thiết bị sẵn có của
đơn vị để tham gia ứng phó thiên tai, sơ tán, di dời nhân dân, tìm kiếm cứu nạn
khi có đề nghị của UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
TKCN tỉnh.
Căn cứ vào Kế hoạch
hiệp đồng này, trên cơ sở nhiệm vụ của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố và căn cứ tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch và tổ chức hiệp
đồng với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu trong tháng 5.
Trên đây là hiệp đồng nhiệm vụ phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016 tỉnh Gia Lai, đề nghị các đoàn thể
của tỉnh, các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh và yêu cầu
UBND các huyện, thị xã, thành phố; các sở, ban, ngành của tỉnh; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- BCĐ TW về phòng, chống
thiên tai (b/c);
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đoàn thể của tỉnh;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Các đơn vị quân đội, công an đứng chân trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NC, NL.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Ngọc Thành
|