Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 204/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Mai Xuân Liêm
Ngày ban hành: 14/08/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 204/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 8 năm 2023

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, KIỂM TRA AN TOÀN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH, TRUYỀN TẢI VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thời gian qua, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình cháy, nổ trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố thiết bị điện dẫn đến nhiều cái chết thương tâm, nhất là đối tượng người già và trẻ em, gây nhiều thiệt hại về tài sản. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra các vụ cháy làm 5 người tử vong. Ước tính trên 70% nguyên nhân các vụ cháy trên địa bàn tỉnh hiện nay là do chập điện, sự cố hệ thống điện, thiết bị điện. Nguyên nhân sâu xa hơn là do ý thức, trách nhiệm của một số người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình còn chủ quan, lơ là, bất cẩn trong việc lắp đặt và sử dụng hệ thống điện, câu móc điện, đấu nối thêm các thiết bị điện vượt quá công suất cho phép của hệ thống; không bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị điện thường xuyên và vi phạm các quy định an toàn PCCC và CNCH trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, truyền tải và sử dụng điện.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới; nhằm tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra an toàn PCCC và CNCH trong sản xuất, kinh doanh, truyền tải và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo đảm an toàn về PCCC nói chung và công tác bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng điện nói riêng.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC và CNCH, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, truyền tải và sử dụng điện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về PCCC trong lĩnh vực điện lực.

2. Yêu cầu

- Thủ trưởng các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai rộng rãi các nội dung trong kế hoạch này đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong phạm vi quản lý của mình.

- Huy động tối đa các nguồn lực của đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH; hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, đặc biệt các vụ cháy, nổ liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, truyền tải và sử dụng điện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

a) Nội dung: Tập trung cung cấp thông tin thực trạng, phân tích nguyên nhân, hậu quả, tác hại do cháy, nổ từ hệ thống, thiết bị điện gây ra; nội dung tuyên truyền phải bám sát các quy định của pháp luật về PCCC, văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác PCCC (như: Luật PCCC; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCCC; các quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn PCCC, các quy định đảm bảo an toàn PCCC trong lắp đặt, sử dụng điện,…), các biện pháp sử dụng điện an toàn, cách kiểm tra, phát hiện và thay thế các thiết bị sử dụng điện không đảm bảo an toàn; đồng thời hướng dẫn người đứng đầu cơ sở, người dân trang bị, sử dụng các phương tiện chữa cháy, cách báo tin khi phát hiện xảy ra cháy, nổ, cách xử lý tình huống cháy, nổ, tố giác các vi phạm về PCCC và CNCH.

b) Hình thức

- Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh, truyền thanh tại các đơn vị, cơ sở, thôn, xóm, tổ dân phố; hệ thống loa phát thanh tại các điểm nút giao thông trọng điểm, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có công suất sử dụng điện lớn... trên địa bàn.

- Đăng các tin bài, clip, phóng sự về việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử, trên các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook...).

- Kết hợp tuyên truyền nói với trực quan bằng hình ảnh (trên các pano, áp phích, dùng slide, máy chiếu); tuyên truyền trực tiếp tại các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể thao có lồng ghép nội dung về PCCC giữa các thôn, bản, khu phố; các hoạt động hội, đoàn thể liên quan đến PCCC như: Vẽ tranh cổ động về PCCC, sân khấu hóa công tác PCCC và CNCH.

2. Công tác kiểm tra

a) Đối tượng kiểm tra

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, truyền tải điện và các cơ sở có công suất tiêu thụ điện lớn trên địa bàn tỉnh (thuộc Phụ lục I, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ).

- Khu dân cư; hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

b) Thành lập các đoàn kiểm tra

- Tại cấp tỉnh: Thành lập 02 Đoàn kiểm tra liên ngành do các đồng chí lãnh đạo Sở Công Thương, Công an tỉnh làm trưởng đoàn; thành viên là lãnh đạo, cán bộ và chuyên viên các đơn vị: Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Xây dựng, Công ty Điện lực Thanh Hóa để tiến hành kiểm tra các cơ sở trọng điểm về PCCC, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, truyền tải điện và các cơ sở có công suất tiêu thụ điện lớn trên địa bàn tỉnh.

- Tại cấp huyện: Thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tại địa phương tiến hành kiểm tra các cơ sở thuộc địa bàn quản lý (trừ các cơ sở do Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh kiểm tra) theo nội dung của kế hoạch này.

- Tại cấp xã: Thành lập các Đoàn kiểm tra tại địa phương tiến hành kiểm tra các cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thuộc địa bàn, trách nhiệm của UBND cấp xã quản lý (trừ các cơ sở do Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện kiểm tra) theo nội dung của kế hoạch này.

c) Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về PCCC và CNCH đối với các tổ chức, cá nhân, trong hoạt động sản xuất, truyền tải, kinh doanh, sử dụng điện trên địa bàn tỉnh; việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở và các đối tượng khác trong công tác PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật; các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Chương II, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ; việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị sản xuất, truyền tải (đặc biệt công tác bảo trì, bảo dưỡng đường dây dẫn điện, công tơ điện trên cột điện); đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh tập trung kiểm tra việc lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện trong nhà và công trình theo quy định của pháp luật về an toàn trong sử dụng điện dân dụng.

- Ngoài các nội dung kiểm tra về an toàn PCCC và CNCH nêu trên, các thành viên đoàn kiểm tra căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chuẩn bị đề cương nội dung kiểm tra có liên quan đến công tác PCCC, báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra để phối hợp kiểm tra theo quy định.

d) Biện pháp kiểm tra

- Các đồng chí Trưởng đoàn kiểm tra, các thành viên Đoàn kiểm tra được trưng dụng thêm cán bộ chuyên môn thuộc các đơn vị để giúp việc, tham gia Đoàn kiểm tra khi cần thiết; đồng thời căn cứ điều kiện về lực lượng, phương tiện, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc chia các tổ công tác để đảm bảo thời gian, tiến độ kiểm tra đề ra.

- Quá trình kiểm tra cần tập trung phát hiện những sơ hở thiếu sót về an toàn điện, PCCC và CNCH, hướng dẫn cơ sở khắc phục; kết thúc kiểm tra lập biên bản kiểm tra (theo Mẫu số PC10 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP); biên bản vi phạm hành chính (nếu có); trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực ngành nào quản lý thì chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của ngành đó xử lý theo quy định; trường hợp cơ sở có nhiều lỗi vi phạm thuộc thẩm quyền của nhiều ngành thì đồng chí Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý; trường hợp hành vi vi phạm nghiêm trọng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi các loại giấy phép hoạt động theo quy định.

- Đối với các cơ sở còn lại không thuộc đối tượng kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, huyện thì các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động tiến hành kiểm tra theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ (trọng tâm kiểm tra, hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với hệ thống điện).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

- Chủ trì, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh đối với các cơ sở sản xuất, truyền tải, kinh doanh điện, các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao trên địa bàn tỉnh năm 2023 và duy trì trong các năm tiếp theo; chỉ đạo Công an cấp huyện tham mưu cho UBND cấp huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện đối với các cơ sở sản xuất, truyền tải, sử dụng điện trong phạm vi quản lý năm 2023 và duy trì trong các năm tiếp theo. Tổng hợp kết quả kiểm tra của các Đoàn kiểm tra, báo cáo theo quy định.

- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng tuyên truyền, ưu tiên bố trí khung giờ tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng PCCC, thoát hiểm, thoát nạn, cảnh báo các nguy cơ dẫn đến cháy, nổ, đặc biệt là các nguy cơ có liên quan đến các hoạt động sản xuất, truyền tải, sử dụng điện; tổ chức, vận động các đoàn thể, cá nhân tham gia các hội thi, hội thao về PCCC, ngày hội toàn dân tham gia PCCC; kết hợp công tác kiểm tra an toàn về PCCC với công tác tuyên truyền, hướng dẫn an toàn về PCCC tại cơ sở, khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi để xảy ra cháy, nổ, cương quyết xử lý các hành vi vi phạm về PCCC theo quy định.

- Làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương, tổ chức đoàn thể định kỳ hằng năm hoặc đột xuất về Chủ tịch UBND tỉnh (có đề xuất, đánh giá các đơn vị thực hiện tốt hoặc chưa tốt; tham mưu, xem xét trách nhiệm và khen thưởng, đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại, thiếu sót trong công tác đảm bảo an toàn PCCC điện) và định kỳ 03 năm tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đưa ra các phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết các tồn tại, thiếu sót trong công tác đảm bảo an toàn PCCC điện.

2. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hướng dẫn các đơn vị điện lực thực hiện các quy định về PCCC đối với hành lang lưới điện trong đô thị, việc khai thác sử dụng, sử dụng điện hạ thế; các yêu cầu an toàn về PCCC đối với hệ thống, thiết bị điện, công trình khi thực hiện hợp đồng mua bán điện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh điện phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn, lắp đặt sử dụng điện an toàn tại cơ sở, nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức phụ trách về lĩnh vực điện lực ở cấp huyện, cấp xã các quy định về an toàn PCCC; chỉ đạo Công ty điện lực phối hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông, truyền hình trong việc lắp đặt, quản lý cáp điện, đường dây dẫn điện và đường dây cáp ngoại vi viễn thông, phụ kiện viễn thông đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC theo quy định.

- Cử thành viên tham gia 02 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh (gồm Lãnh đạo và cán bộ phòng chức năng), gửi danh sách về Công an tỉnh trước ngày 25/8/2023 để tổng hợp; đồng thời dự thảo nội dung kiểm tra liên quan đến công tác PCCC và CNCH theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

3. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị hướng dẫn các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thẩm định, cấp phép xây dựng công trình, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về an toàn điện, an toàn PCCC theo quy định.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở trong phạm vi quản lý của ngành, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện được quy định tại khoản 4, Điều 36 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Cử thành viên tham gia 02 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh (gồm Lãnh đạo và cán bộ phòng chức năng), gửi danh sách về Công an tỉnh trước ngày 25/8/2023 để tổng hợp; đồng thời dự thảo nội dung kiểm tra liên quan đến công tác PCCC và CNCH theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC nhất là các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong sử dụng điện để người dân biết, thực hiện.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng Chuyên mục về “an toàn trong sử dụng điện, cách phòng ngừa sự cố cháy, nổ, tai nạn do điện gây ra”, để phát trong chương trình và trên các nền tảng số của Đài, đảm bảo công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

- Báo Thanh Hóa đăng tin, bài viết định kỳ ít nhất 02 lần/tháng về các biện pháp thực hiện an toàn trong sử dụng điện, trọng tâm các giải pháp phòng ngừa sự cố cháy, nổ, tai nạn điện, các biện pháp xử lý khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn điện để các tổ chức, cá nhân và người dân hiểu, thực hiện.

5. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh

- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC, đảm bảo an toàn trong sử dụng điện và cách phòng tránh cháy, nổ, tai nạn do sự cố điện, lồng ghép trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về PCCC và CNCH tại cơ quan, đơn vị mình quản lý; tự tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH, trọng tâm kiểm tra việc lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về PCCC; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH, thực tập phương án chữa cháy, CNCH định kỳ; thường xuyên bảo dưỡng hệ thống điện, phương tiện PCCC và CNCH theo quy định.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, các tổ chức đoàn thể cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp điện lực, Đài Truyền thanh cấp huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp hoặc qua loa phát thanh (cố định ít nhất 02 lần/tuần) về việc quản lý và sử dụng điện an toàn, trọng tâm là các giải pháp phòng ngừa sự cố cháy, nổ, tai nạn điện, các xử lý khi có sự cố cháy, nổ, tai nạn điện với các nhóm đối tượng khác; đưa nhiệm vụ này vào sinh hoạt chính trị hàng tháng của cấp huyện, cấp xã; Chỉ đạo điện lực huyện tổ chức rà soát, kiểm tra, có kế hoạch di dời hoặc thay thế những trụ, cột điện, đường dây dẫn điện, trạm biến áp đã xuống cấp, quá tải, không đảm bảo hành lang lưới điện, thường xuyên xảy ra cháy, nổ, nguy cơ gãy đổ gây mất an toàn về PCCC, thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC hệ thống truyền tải điện.

- Xây dựng kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện năm 2023 và duy trì trong những năm tiếp theo báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 31/8/2023 để theo dõi. Tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo nội dung kế hoạch đề ra.

- Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với các đơn vị thành lập Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về PCCC và CNCH đối với các tổ chức, cá nhân trong sản xuất, truyền tải, kinh doanh, sử dụng điện trong phạm vi quản lý.

7. Công ty Điện lực Thanh Hóa

- Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Đài Truyền thanh địa phương xây dựng phóng sự, chuyên mục về “An toàn trong sử dụng điện, cách phòng tránh sự cố cháy, nổ, tai nạn điện”; lắp các pano hướng dẫn về sử dụng điện đảm bảo an toàn, cách phòng tránh sự cố cháy, nổ, tai nạn điện tại khu vực đông dân cư, các chợ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở có công suất sử dụng điện lớn,... trên địa bàn tỉnh; tổ chức rà soát, kiểm tra, có kế hoạch di dời hoặc thay thế những trụ, cột điện, đường dây dẫn điện, trạm biến áp đã xuống cấp, quá tải, thường xuyên xảy ra cháy, nổ, nguy cơ gãy đổ gây mất an toàn về PCCC, ảnh hưởng cho người dân tham gia giao thông.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông, truyền hình tổ chức kiểm tra, rà soát khoảng cách an toàn giữa đường dây cáp, dây dẫn điện và đường dây cáp ngoại vi viễn thông, phụ kiện viễn thông đảm bảo theo quy định tại QCVN 33:2011/BTTTT, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14/4/2011.

- Phối hợp với các đơn vị xác định nguyên nhân và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi để xảy ra cháy, nổ; đặc biệt đánh giá trách nhiệm của Điện lực huyện, thị xã, thành phố nơi xảy ra các vụ cháy sự cố công tơ điện, dây dẫn điện trên cột điện, cương quyết xử lý các hành vi vi phạm.

- Chỉ đạo Điện lực huyện, thị xã, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về sử dụng điện, an toàn điện, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố về điện gây ra (cháy, nổ, tai nạn,...); đưa nhiệm vụ này làm tiêu chí đánh giá, xem xét khen thưởng, xếp loại đối với người đứng đầu các cấp đơn vị điện lực;

Hàng tháng, ghi chỉ số công tơ và thu tiền điện kết hợp kiểm tra nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về sử dụng điện không đảm bảo an toàn, phải có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ các giải pháp sử dụng điện an toàn và yêu cầu khắc phục, cải tạo lại đường dây dẫn điện để đảm bảo an toàn.

- Đề ra mục tiêu giảm 50% số vụ cháy, nổ do sự cố công tơ điện, dây dẫn điện trên cột điện trong năm đầu tiên thực hiện kế hoạch, giảm dần số vụ và thiệt hại trong các năm tiếp theo.

- Cử thành viên tham gia 02 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh (gồm Lãnh đạo Công ty và cán bộ phòng chức năng); gửi danh sách về Công an tỉnh trước ngày 25/8/2023; đồng thời dự thảo nội dung kiểm tra liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

9. Truyền tải điện Thanh Hóa

Thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm hành lang lưới điện, đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình truyền tải điện.

10. Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các yêu cầu kế hoạch đề ra. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 15/12 hằng năm.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh) để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 204/KH-UBND ngày 14/08/2023 về tuyên truyền, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong sản xuất, kinh doanh, truyền tải và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


277

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.97.97
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!