Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 200/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Phạm Văn Thiều
Ngày ban hành: 22/11/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 200/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 22 tháng 11 năm 2023

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (HẠN HÁN, XĂM NHẬP MẶN) VỤ MÙA 2023 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Những năm qua, để thực hiện đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (Nhiệm kỳ 2020 - 2025) và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh giao. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc làm này đã mang lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất của các cấp, các ngành (thể hiện rõ nhất là sự gia tăng về sản lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp qua từng năm), góp phần đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Bên cạnh kết quả đạt được, những năm gần đây, do tác động từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đặc biệt là do biến đổi khí hậu (hiện tượng El Nino đã xảy ra năm 2015 - 2016 và dự báo 2023 - 2025 sẽ còn tác động mạnh hơn đối với lĩnh vực nông nghiệp), việc sản xuất của người dân và công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành tại một số thời điểm không còn phù hợp và theo kịp diễn biến bất thường của thời tiết, nên sản xuất nông nghiệp của tỉnh gặp nhiều thách thức cần phải tập trung nghiên cứu tháo gỡ.

Từ tình hình thực tế nêu trên, cùng với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn; Công văn số 3222/BNN-TL ngày 19/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 397/CĐ-TTg). Căn cứ các nhận định xu thế mưa bão, nguồn nước, xâm nhập mặn từ tháng 9/2023 đến tháng 02/2024 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bạc Liêu.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu cho vụ mùa 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” như sau:

PHẦN I:

NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỪ THÁNG 9 NĂM 2023 ĐẾN THÁNG 02 NĂM 2024

Hiện nay, trạng thái khí quyển và đại dương đang trong điều kiện El Nino. Dự báo trạng thái El Nino khả năng kéo dài đến hết năm 2023 sang đầu năm 2024 với xác suất trên 95%. Theo các nhận định xu thế mưa bão, nguồn nước, xâm nhập mặn từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024 của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Đài Khí tượng Thủy văn Bạc Liêu.

I. VỀ MƯA

Mùa mưa năm 2023 khả năng kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 5 - 10 ngày và phổ biến trong khoảng từ ngày 10 - 20/11/2023, cụ thể như sau:

- Tổng lượng mưa trong tháng 9 phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN khoảng 5 - 10%;

- Tổng lượng mưa trong tháng 10 ở mức xấp xỉ TBNN;

- Tổng lượng mưa trong tháng 11 ở mức thấp hơn từ 10 - 20% so với TBNN.

- Tổng lượng mưa trong tháng 12 và tháng 01, 02 năm 2024 phổ biến thấp hơn TBNN.

- Khả năng rất ít xuất hiện mưa trái mùa trong mùa khô năm 2023 - 2024.

II. VỀ NHIỆT ĐỘ

Dự báo xu hướng nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, như sau:

- Từ tháng 9, 10, 11: Nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh ở mức cao hơn TBNN từ 0,5 - 1,0°C.

- Từ tháng 12 năm 2023 và tháng 01, 02 năm 2024: Nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh ở mức cao hơn TBNN khoảng 1,0 - 1,5°C.

III. VỀ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT NGUY HIỂM

1. Về bão và áp thấp nhiệt đới:

- Trong thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 12, khả năng xuất hiện 5 - 7 cơn bão hoặc Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên biển Đông, trong đó 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp tới đất liền nước ta.

- Trong tháng 10 và tháng 11, đề phòng khả năng xuất hiện bão hoặc ATNĐ trên khu vực nam biển Đông, vùng ven biển các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau gây thời tiết nguy hiểm cả trên biển và đất liền Nam Bộ.

- Từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024: Đề phòng khả năng bão hoặc ATNĐ hoạt động trên khu vực nam Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực biển hoặc đất liền Nam Bộ trong tháng 12/2023 đến tháng 1/2024.

2. Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm:

- Từ tháng 9 đến tháng 11/2023:

+ Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc xoáy, sét đánh, gió giật mạnh, mưa lớn diện rộng, mưa lớn cục bộ khả năng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh, đặc biệt trong thời kỳ kết thúc mùa mưa.

+ Hoàn lưu các cơn bão, Áp thấp nhiệt đới có thể làm gió mạnh, sóng lớn trên biển và gây thời tiết xấu cả trên đất liền khu vực tỉnh Bạc Liêu.

- Từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024:

+ Đề phòng những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh gây thời tiết nguy hiểm trên khu vực biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển Bạc Liêu).

+ Bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển cũng như gây thời tiết xấu trên đất liền khu vực tỉnh Bạc Liêu.

IV. VỀ THỦY VĂN, HẢI VĂN

1. Thủy văn, tình hình nguồn nước:

- Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023: Tổng lượng dòng chảy trên sông Mê Công về Đồng bằng Sông Cửu Long có xu thế tăng dần và ở mức thấp hơn TBNN từ 5 - 15%. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long có xu thế lên dần và có khả năng đạt đỉnh vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2023 ở mức dưới Báo động 1 đến Báo động 1 (BĐ1 tại Tân Châu: 3,5 mét và tại Châu Đốc: 3,0 mét). Từ nữa cuối tháng 11, mực nước tại các trạm vùng đầu nguồn sẽ xuống nhanh. Vì vậy, nguồn nước ngọt về tỉnh Bạc Liêu không nhiều.

- Từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024: Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu và Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024 có xu thế giảm dần và có khả năng ở mức thấp hơn TBNN từ 10 - 20%. Mực nước tại các trạm vùng đầu nguồn sông Cửu Long sẽ xuống nhanh theo triều và ở mức thấp.

2. Hải văn:

2.1. Triều cường:

Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024, vùng ven biển khu vực tỉnh Bạc Liêu sẽ xuất hiện 8 đợt triều cường cao: Đợt 01 từ ngày 30/8/2023 - 03/9/2023; đợt 02 từ ngày 29/9/2023 - 03/10/2023; đợt 03 từ ngày 27/10/2023 - 01/11/2023; đợt 04 từ ngày 13/11/2023 - 18/11/2023; đợt 05 từ ngày 25/11/2023 - 30/11/2023; đợt 06 từ ngày 13/12/2023 - 17/12/2023; đợt 07 từ ngày 12/01/2024 - 15/01/2024 và đợt 08 từ ngày 11/02/2024 - 14/02/2024

Nhận định mực nước đỉnh triều cao nhất trong các đợt này tại trạm Gành Hào (mức báo động 3 tại trạm Gành Hào là 2,20 mét) khả năng ở mức trên Báo động 3 khoảng (0,15 - 0,30) mét. Trong đó, kỳ triều giữa tháng 12 năm 2023 có thể là kỳ triều cao nhất năm 2023, sau đó đỉnh triều có xu hướng thấp dần.

2.2. Gió trên biển:

- Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023: Vùng biển từ Bà Rịa Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển Bạc Liêu), Gió Tây Nam tiếp tục hoạt động ổn định và chuyển dần sang hướng gió Đông Bắc khoảng từ giữa tháng 10, cường độ gió ở cấp 4 - 5, giật cấp 5 - 6; sóng cao (0,8 - 1,8) mét; gió có lúc mạnh lên cấp 6, giật cấp 7; biển động nhẹ. Trong khoảng thời gian này, có khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực biển Nam Bộ gió sẽ mạnh lên cấp 6 - 7, giật trên cấp 7; độ cao sóng từ (2,0 - 4,0) mét, biển động nhẹ đến động gây nguy hiểm cho tàu, thuyền và các công trình biển.

- Từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024: Vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển Bạc Liêu) thịnh hành gió Đông Bắc đến Đông, gió ở mức cấp 4, cấp 5, có lúc mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8 ở vùng biển ngoài khơi. Độ cao sóng dao động từ (0,5 - 2,0) mét, có lúc đạt (2,0 - 4,5) mét, biển động nhẹ đến động.

V. NHẬN ĐỊNH

1. Nhận định của Cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ xuất hiện sớm và sâu hơn so với TBNN, một số thời điểm tương đương năm 2015 - 2016, 2019 - 2020. Cụ thể, nhận định diễn biến xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long như sau:

- Tháng 11, 12/2023, ranh mặn 4g/lít ở mức 25 - 30 km, chưa ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi.

- Tháng 01, 02/2024, ranh mặn 4g/l vào sâu từ 55 - 65 km, cao hơn 10 - 15 km so với TBNN, so với năm 2020 thấp hơn 5 - 12 km, so với năm 2016 thấp hơn 1 - 3 km. Phạm vi ảnh hưởng dự kiến vượt qua các công trình kiểm soát mặn, nhất là vào các kỳ triều cường, kết hợp gió mạnh.

- Tháng 3/2024, tùy thuộc vào lượng nước điều tiết từ các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mê Công, trường hợp nguồn nước tăng như một số năm gần đây, xâm nhập mặn sẽ giảm; trường hợp nguồn nước không tăng, xâm nhập mặn tiếp tục ở mức như tháng 02/2024.

2. Nhận định chung:

Tình hình thời tiết thủy văn luôn còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của hiện tượng ElNino; các hiện tượng thời tiết, thủy văn nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường, hạn hán, xâm nhập mặn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra.

Mùa khô năm 2023 - 2024 được dự báo sẽ là mùa khô có hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khốc liệt do tác động của El Nino. Lượng mưa thiếu hụt cũng như lượng nước ngọt từ Mê Công về đến tỉnh Bạc Liêu ở mức thấp, làm gia tăng khả năng thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô 2023 - 2024 cho khu vực tỉnh Bạc Liêu. Do vậy, cần có giải pháp chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Đề phòng nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp từ nửa cuối tháng 12 năm 2023. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tổng thể cho giai đoạn từ năm 2023 - 2025, các giải pháp ứng phó với các kịch bản khác nhau về khí tượng, thủy văn, nguồn nước do ảnh hưởng của El Nino, bao gồm trường hợp El Nino có mức độ ảnh hưởng mạnh, kéo dài như đã xuất hiện trong các năm 2014 - 2016.

3. Nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Bạc Liêu:

- Mùa mưa năm 2023 khả năng kết thúc sớm, đề phòng nguy cơ thiếu nước ngọt cho sản xuất và xâm nhập mặn sớm từ nửa cuối tháng 12/2023 và các tháng mùa khô năm 2023 - 2024.

- Vụ lúa trên đất tôm có khả năng gặp khó khăn do mưa kết thúc sớm và có khả năng không có mưa trái mùa trong tháng 01 năm 2024.

- Trong mùa khô năm 2023 - 2024, sản xuất vụ Đông Xuân và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhìn chung sẽ gặp khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn sẽ gia tăng từ tác động của El Nino.

- Sản xuất muối đầu mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ thuận lợi.

PHẦN II:

LỊCH THỜI VỤ VÀ ĐIỀU TIẾT NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2023 - 2024

A. LỊCH THỜI VỤ TRỒNG TRỌT (Sản xuất lúa, rau màu ứng phó với biến đổi khí hậu những tháng cuối năm 2023 và 03 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu) với các nội dung cụ thể như sau:

I. SẢN XUẤT LÚA

1. Lúa Thu Đông:

Dự kiến diện tích xuống giống 44.168 ha. (gồm 2 trà lúa: Lúa cao sản và Lúa lấp vụ Hè Thu). Trong đó:

1.1. Lúa cao sản: Dự kiến xuống giống 1.905 ha

- Thời gian xuống giống: Từ ngày 25/6 - 10/8/2023.

- Thời gian thu hoạch theo cơ cấu giống lúa:

+ Từ ngày 30/9 - 15/11/2023 (đối với các giống lúa ngắn ngày như: Đài Thơm 8, OM2517, OM5451, OM4900; giống lúa bổ sung ST 24, ST 25).

+ Từ ngày 05/11 - 20/12/2023 (đối với giống lúa dài ngày như: Giống IR 42, giống Bảy Hóa).

- Địa bàn sản xuất gồm: Xã Vĩnh Mỹ A (huyện Hòa Bình); xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu).

1.2. Lúa lấp vụ Hè Thu: Dự kiến xuống giống 42.263 ha.

- Đối với lúa ngắn ngày (Cơ cấu giống lúa khuyến cáo: Đài Thơm 8, OM18, Nàng Hoa 9, ST 24, ST 25, BL 9, RVT, OM5451,...):

+ Xuống giống: từ ngày 5/9 - 5/10/2023,

+ Thu hoạch: từ ngày 10/12 - 10/01/2024.

+ Địa bàn sản xuất gồm: Một phần huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu:

- Đối với lúa mùa địa phương (Canh tác giống lúa Tài Nguyên):

+ Xuống giống: Trong tháng 08/2023 (áp dụng phương pháp gieo mạ).

+ Xuống giống: từ ngày 20/9 - 20/10/2023 (áp dụng phương pháp cấy).

+ Thu hoạch: từ giữa tháng 01/2024 đến giữa tháng 02/2024.

+ Địa bàn sản xuất gồm: Thị trấn Châu Hưng, xã Châu Hưng A, Hưng Hội, Hưng Thành, một phần xã Long Thạnh, xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi); Phường 7, Phường 8 và Phường 1 (thành phố Bạc Liêu).

2. Lúa vụ Mùa 2023 - 2024 (lúa trên đất tôm - lúa):

- Dự kiến xuống giống 46.275 ha.

- Thời gian xuống giống: từ ngày 01/9 - 30/9/2023. Trong đó:

2.1. Lúa mùa (Một Bụi đỏ):

- Đối với lúa sạ: thời gian gieo sạ từ ngày 01 - 10/9/2023, thu hoạch từ ngày 01 - 10/01/2024;

- Đối với lúa cấy: thời gian gieo mạ từ ngày 20 - 31/7/2023, cấy từ ngày 20/8 - 15/9/2023, thu hoạch dứt điểm trong tháng 01/2024.

- Địa bàn sản xuất gồm: Một phần xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, xã Lộc Ninh, xã Ninh Quới A, xã Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh Lợi và xã Ninh Thạnh Lợi A (huyện Hồng Dân); một phần xã Phước Long, xã Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long (huyện Phước Long); một phần của xã Phong Tân, xã Phong Thạnh A (thị xã Giá Rai).

2.2. Lúa ngắn ngày, lúa lai (Sử dụng giống lúa thơm, chất lượng cao, có khả năng chịu mặn,..như ST 24, ST 25, BL 9, OM2517, OM18, HR182, BTE-1,...):

- Thời gian gieo sạ từ 01/9/2023 - 30/9/2023, thu hoạch từ ngày 5/12/2023 - 05/01/2024.

- Địa bàn sản xuất gồm: Một phần xã Phong Tân, xã Tân Phong, xã Phong Thạnh A, xã Phong Thạnh Tây, Phong Thạnh Đông, xã Tân Thạnh, xã Phong Thạnh (thị xã Giá Rai); một phần thị trấn Phước Long, xã Phước Long, xã Vĩnh Phú Tây, xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, xã Vĩnh Thanh (huyện Phước Long); một phần xã Ninh Quới A, xã Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh Lợi A, xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân).

Lưu ý: Riêng địa bàn xã Long Điền, xã Long Điền Đông A (huyện Đông Hải): Do đây là vùng mới mở rộng sản xuất lúa trên đất tôm, để tránh tình trạng bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn vào mùa khô 2023 - 2024, cần tranh thủ làm đất, rửa mặn kỹ và xuống giống sớm, đảm bảo thu hoạch lúa dứt điểm trước 15/12/2023.

3. Vụ Đông Xuân 2023 - 2024:

- Dự kiến kế hoạch xuống giống: 47.575 ha.

- Thời gian xuống giống (Cơ cấu giống lúa: Đài Thơm 8, OM18, Nàng Hoa 9, ST 24, ST 25, BL 9, OM5451, RVT, OM2517, VNR-20,...): Từ ngày 15/11 - 20/01/2024, thu hoạch từ ngày 20/2/2024 - 25/4/2024, trong đó:

3.1. Lúa Đông Xuân sớm:

+ Xuống giống tập trung: từ ngày 15/11 - 15/12/2023.

+ Thu hoạch: từ ngày 20/02 - 20/3/2024.

+ Địa bàn sản xuất gồm: Áp dụng cho khu vực huyện Hồng Dân, một phần diện tích của huyện Phước Long (xã Vĩnh Phú Đông, xã Hưng Phú, xã Vĩnh Phú Tây):

3.2. Lúa Đông Xuân chính vụ:

+ Xuống giống: từ ngày 20/12/2023 - 20/01/2024,

+ Thu hoạch: từ ngày 25/3 - 25/4/2024.

+ Địa bàn sản xuất gồm: Tại các vùng có nguồn nước ngọt ổn định trong các kênh rạch, xuống giống thuận lợi, phần lớn tập trung ở các huyện: Vĩnh Lợi (xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, một phần Long Thạnh, một phần xã Châu Thới), Hòa Bình (xã Vĩnh Bình, Minh Diệu, một phần xã Vĩnh Mỹ B, một phần thị trấn Hòa Bình), thị xã Giá Rai (một phần phường Láng Tròn, một phần Phường 1, xã Phong Tân, Phong Thạnh Đông) và huyện Phước Long (xã Vĩnh Thanh, một phần xã Hưng Phú, một phần xã Vĩnh Phú Tây, một phần xã Vĩnh Phú Đông).

II. SẢN XUẤT RAU MÀU

1. Màu trên rẫy:

- Mùa mưa: Từ tháng 9 - 11/2023, gieo trồng các loại như: Dưa, bầu, bí, khổ qua, đậu, măng tây và rau các loại.

- Mùa khô: Từ tháng 12/2023 - 6/2024, gieo trồng các giống như: Cà, ớt, rau cần, hành, hẹ, bí đao, măng tây và rau cải các loại.

- Địa bàn sản xuất tập trung chủ yếu quanh năm gồm: Một phần xã Vĩnh Trạch, xã Vĩnh Trạch Đông, xã Hiệp Thành, phường Nhà Mát (thành phố Bạc Liêu); một phần xã Vĩnh Mỹ A, xã Vĩnh Hậu, xã Vĩnh Thịnh và thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình); một phần xã Long Điền Đông, xã An Trạch, xã An Trạch A, xã Long Điền Đông A và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải); một phần xã Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Phú Đông, xã Vĩnh Phú Tây, xã Hưng Phú và thị trấn Phước Long (huyện Phước Long); xã Hưng Hội, xã Hưng Thành (huyện Vĩnh Lợi).

2. Màu xuống ruộng:

- Vụ Đông Xuân: Thời gian xuống giống tập trung từ tháng 11 - 12/2023, gieo trồng các loại: Bắp nếp lai, ngò rí lấy hạt, bầu bí, dưa các loại, đậu bắp, khổ qua.

- Vụ Xuân Hè: Thời gian xuống giống tập trung từ tháng 01 - 02/2024, gieo trồng các loại: Bầu bí, dưa leo, khổ qua, rau, đậu các loại.

- Địa bàn sản xuất gồm: Một phần xã Hưng Phú, xã Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Phú Đông và xã Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long); xã Hưng Hội, xã Hưng Thành (huyện Vĩnh Lợi); xã Phong Thạnh Đông (thị xã Giá Rai); Phường 8, xã Vĩnh Trạch Đông, xã Vĩnh Trạch (thành phố Bạc Liêu).

Lưu ý: Tác động của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài sẽ có khả năng gây khó khăn cho diện tích sản xuất rau màu, đặc biệt ở Vùng Nam Quốc lộ 1A (diện tích sản xuất rau màu có nguy cơ thiếu nước ngọt do mực nước ngầm hạ thấp trong mùa khô, chất lượng nước ngọt không cao do bị nhiễm phèn, dẫn đến năng suất rau màu không cao).

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÚA, RAU MÀU 2023 - 2024

1. Đối với sản xuất lúa vụ Thu Đông 2023:

- Sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa Hè Thu cần khẩn trương tranh thủ xuống giống vụ lúa Thu Đông theo lịch thời vụ ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo. Cần áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học, vệ sinh đồng ruộng để tránh ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ.

- Diện tích lúa Tài nguyên dự kiến sẽ thu hoạch trong giữa tháng 01 và giữa tháng 02 năm 2024 (chủ yếu tập trung ở huyện Vĩnh Lợi) có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước lúc cuối vụ. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, củng cố ô đê bao, trạm bơm (có kế hoạch đắp đập tạm bơm chuyền, trang bị những động cơ bơm di động để khi có nắng hạn kéo dài gây thiếu nước ngọt sẽ có giải pháp đảm bảo tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất).

2. Đối với sản xuất lúa vụ Mùa 2023 - 2024 (lúa trên đất tôm - lúa):

- Những vùng sử dụng giống lúa Một bụi đỏ để sản xuất, nếu thấy không đủ nước ngọt rửa mặn, thời gian rửa mặn kéo dài, không đảm bảo lịch thời vụ khuyến cáo, thì có thể bố trí gieo mạ trên vườn, rẫy, hoặc chuyển sang sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn để đảm bảo năng suất lúa.

- Nếu tình hình thời tiết mùa khô năm 2023 - 2024 diễn ra bất lợi như dự báo, diện tích lúa trên đất tôm (sử dụng giống lúa Một bụi đỏ, BTE-1 gieo trồng) thu hoạch trong tháng 01 năm 2024 (gồm một phần xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A, xã Lộc Ninh, xã Ninh Quới A, xã Ninh Hòa, xã Ninh Thạnh Lợi và xã Ninh Thạnh Lợi A của huyện Hồng Dân; một phần xã Phước Long, xã Vĩnh Phú Tây, thị trấn Phước Long của huyện Phước Long; một phần của xã Phong Tân, xã Phong Thạnh A của thị xã Giá Rai) có nguy cơ thiếu nước ngọt và giảm năng suất do đó bà con cần tập trung gia cố bờ bao để giữ nước, tích cực bơm trữ nước ngọt lên ruộng; Theo dõi diễn biến mặn trên đồng ruộng và kênh rạch để áp dụng các biện pháp thay nước để giảm mặn, phèn trong ruộng; tranh thủ xuống giống theo lịch khuyến cáo của ngành Nông nghiệp; bón phân hợp lý cho lúa theo từng thời kỳ sinh trưởng; quản lý tốt dịch hại cho lúa; sử dụng các chế phẩm sinh học giúp cây lúa chống chịu được điều kiện khắc nghiệt.

3. Đối với sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024:

- Sau khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa Thu Đông cần khẩn trương tranh thủ xuống giống vụ lúa Đông Xuân theo lịch thời vụ ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo. Cần áp dụng các biện pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm học, vệ sinh đồng ruộng để tránh ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ. Bón lót hoặc phun các sản phẩm KNO3, Comcat 150WP, Nyro 0.01 N, Super Humic,... kết hợp với bón vôi để làm giảm mặn, phèn đầu vụ.

- Khi có nguy cơ thiếu nước ngọt, nắng hạn kéo dài thì khuyến cáo nông dân không sản xuất lúa Đông Xuân chính vụ năm 2023 - 2024 (khoảng 2.900 ha) ở một số khu vực như sau: Gồm diện tích tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các cống thuộc Tiểu vùng giữ ngọt (phần diện tích khoảng 500 mét dọc theo các cống Quốc lộ 1A và dọc theo các cống phân ranh mặn - ngọt). Cụ thể: Thị xã Giá Rai khoảng 1.000 ha - ấp 5, 15, 16B, 17, 18, 19 và 21 của xã Phong Tân, Khóm 1, 2, 3 của phường Láng Tròn, Khóm 2 của Phường 1; huyện Hòa Bình khoảng 300 ha - ấp 14, ấp 15, ấp Bình Minh của xã Vĩnh Mỹ B, ấp Thị trấn B, ấp thị trấn B1, ấp thị trấn A1, ấp Láng Giài của thị trấn Hòa Bình; huyện Vĩnh Lợi khoảng 1.000 ha - một phần của xã Long Thạnh và một phần của xã Châu Thới; huyện Phước Long khoảng 600 ha - một phần của xã Vĩnh Phú Tây.

- Địa phương cần có kế hoạch chuyển đổi cây trồng hoặc xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất.

- Xây dựng ô đê bao, nạo vét kênh bị bồi lắng, xây đập tạm, bơm nước chuyền; khắc phục cống, bờ bao có khả năng bị mặn xâm nhập (rò rĩ, ngập tràn) kết hợp điều tiết nước kịp thời để tận dụng nguồn nước ngọt có thể điều tiết được cho sản xuất lúa.

- Cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân chia sẻ sử dụng nguồn nước, kiểm tra độ mặn trước khi bơm lên ruộng; áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẻ (tiết kiệm nước); sử dụng các chế phẩm sinh học giúp cây lúa chống chịu được điều kiện khắc nghiệt.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa và rau màu; đẩy mạnh nhân rộng: Chương trình 1 phải 5 giảm, chương trình IPM trên cây lúa và cây rau, mô hình quản lý rầy nâu, mô hình quản lý dinh dưỡng, sử dụng bổ sung phân bón hữu cơ, mô hình cánh đồng lớn gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm, sản xuất an toàn, hữu cơ.

B. LỊCH THỜI VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2024

I. VÙNG PHÍA NAM QUỐC LỘ 1A

1. Nuôi tôm sú:

1.1. Mô hình nuôi sú thâm canh, bán thâm canh (TC, BTC):

- Diện tích NTTS: 5.800ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 12/2023 đến tháng 10/2024.

- Khuyến cáo thả giống 1 - 2 vụ/năm.

- Mật độ thả: Đối với nuôi thâm canh từ 15 - 20 con/m2; bán thâm canh từ 10 - 15 con/m2.

- Địa bàn thực hiện: Thành phố Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Phường 5, Phường 2, Phường 8 và Phường Nhà Mát), huyện Hòa Bình (Xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh và Vĩnh Mỹ A, TT Hòa Bình), huyện Đông Hải (Xã Long Điền Đông, Long Điền Tây, Long Điền, Điền Hải) và huyện Vĩnh Lợi (xã Hưng Thành, Hưng Hội).

1.2. Mô hình nuôi sú quảng canh cải tiến kết hợp (QCCT-KH):

- Diện tích: 35.400 ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 11/2023 - 8/2024 (khuyến cáo thả tối đa 4 đợt/năm).

- Mật độ thả giống từ 1 - 2 con/m2/đợt.

- Địa bàn thực hiện: Thành phố Bạc Liêu (Phường 2, Phường 5, Phường 8, Phường Nhà Mát, Vĩnh Trạch Đông), huyện Hòa Bình (xã Vĩnh Mỹ A, Xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh), huyện Đông Hải (An Trạch, Định Thành, Định Thành A, An Phúc, An Trạch A, Long Điền Tây, TT Gành Hào và một phần xã Long Điền Tây, Long Điền, Điền Hải, Long Điền Đông, Long Điền Đông A) và một phần huyện Vĩnh Lợi (xã Long Thạnh, Hưng Thành, Hưng Hội).

1.3. Mô hình nuôi tôm sú - rừng:

- Diện tích: 3.266 ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 11/2023 - 3/2024 và 5 - 12/2024

- Mật độ thả giống từ 1 - 3 con/m2/đợt (khuyến cáo thả 4 đợt/năm, giống có kích cỡ lớn).

- Địa bàn thực hiện: khu vực ven biển Huyện Hòa Bình (xã Vĩnh Hậu, Vĩnh hậu A, Vĩnh Thịnh) và huyện Đông Hải (xã Long Điền Đông, Long Điền Tây).

2. Nuôi tôm thẻ chân trắng:

2.1. Mô hình siêu thâm canh:

- Diện tích: 4.700ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 12/2023 - 11/2024.

- Mật độ thả giống: Từ 150 - 250 con/m2 đối với nuôi trong hồ tròn; từ 120 - 150 con/m2 đối với nuôi trong ao lót bạt. Khuyến cáo áp dụng quy trình nuôi sang thưa qua nhiều giai đoạn.

- Địa bàn thực hiện: Thành phố Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành, phường Nhà Mát), huyện Hòa Bình (xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh) và huyện Đông Hải (xã Điền Hải, Long Điền Đông, Long Điền Đông A, Long Điền Tây, Long Điền, Thị trấn Gành Hào).

2.2. Mô hình thâm canh:

- Diện tích: 10.500 ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 12/2023 - 11/2024.

- Mật độ thả giống: 30 - 60 con/ m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và 60 - 80 con/m2 (những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện). Khuyến cáo áp dụng quy trình nuôi sang thưa qua nhiều giai đoạn.

- Địa bàn thực hiện: Thành phố Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành, phường Nhà Mát), huyện Hòa Bình (Vĩnh Hậu, Vĩnh A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A) và huyện Đông Hải (Điền Hải, Long Điền Đông, Long Điền Tây, Long Điền, Long Điền Đông A, Thị trấn Gành Hào).

3. Các đối tượng thủy sản nuôi khác:

3.1. Mô hình nuôi nghêu:

- Có thể chọn 1 trong 2 thời điểm xuất hiện nghêu giống ngoài tự nhiên để thả giống: Đợt 1 (từ tháng 4 - 5/2024); Đợt 2 (từ tháng 7 - 8/2024).

- Mật độ thả giống từ 500 - 1.000 con/m2 (nghêu cám) hoặc 150 - 200 con/m2 (nghêu trung).

- Địa bàn thực hiện: Vùng bãi triều ven biển Bạc Liêu.

3.2. Mô hình nuôi sò huyết:

- Thời gian thả giống phụ thuộc vào mùa vụ giống tự nhiên: Từ tháng 6 - 8/2024.

- Mật độ thả giống từ 80 - 100 con/m2 (cở giống từ 500 - 1.000 con/kg).

- Khuyến cáo hạn chế thả nuôi trên các tuyến kênh bị ảnh hưởng của các nguồn nước thải từ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh.

- Địa bàn thực hiện: Trong các ao nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp thuộc thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình và Đông Hải (Định Thành, Định Thành A, An Phúc, An Trạch, An Trạch A).

3.3. Nuôi cua biển (áp dụng mô hình nuôi quảng canh cải tiến kết hợp: cua - tôm sú)

- Thời gian thả giống: Từ tháng 01 - 10/2024 (sau khi thả tôm được 30 - 40 ngày).

- Mật độ thả giống từ 1 - 2 con/10m2.

- Địa bàn thực hiện: Các xã, phường, thị trấn nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp, tôm rừng thuộc huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Đông Hải, và thành phố Bạc Liêu.

3.4. Đối với các đối tượng thủy sản mặn lợ khác như: Cá kèo, cá chẽm, cá nâu,... tùy vào mùa vụ có giống của từng loài (đối với các loài sử dụng con giống khai thác tự nhiên), khuyến cáo áp dụng chung với khung lịch thời vụ thả giống của tôm sú nuôi hình thức quảng canh cải tiến.

II. VÙNG BẮC QUỐC LỘ 1A

1. Nuôi tôm sú:

1.1. Mô hình nuôi sú quảng canh cải tiến kết hợp (QCCT-KH):

- Diện tích: 17.400 ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 12 - 8/2024.

- Mật độ thả giống từ 1 - 2 con/m2/đợt (khuyến cáo thả tối đa 3 đợt/năm).

- Địa bàn thực hiện: Một phần thị xã Giá Rai (xã Phong Thạnh A, Phong Tân, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh) và một phần huyện Phước Long (xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B), một phần huyện Hồng Dân (xã Ninh thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A).

1.2. Mô hình nuôi luân canh tôm sú - lúa:

- Diện tích: 48.000ha.

- Thời gian thả giống: Từ tháng 01/01/2024 - 15/5/2024. (áp dụng đối với khu vực thu hoạch lúa dứt điểm)

- Mật độ thả giống từ 1 - 2 con/m2/đợt (khuyến cáo thả tối đa 2 đợt/năm, đảm bảo thu hoạch trước rửa mặn trồng lúa).

- Địa bàn thực hiện: Toàn bộ huyện Hồng Dân, một phần Huyện Phước Long (thị trấn Phước Long, xã Phước Long và xã Vĩnh Phú Tây, Phong Thạnh Tây A), và một phần thị xã Giá Rai (xã Phong Thạnh A, Phong Tân, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh).

Lưu ý: Đối với những khu vực xa các cống điều tiết nước, có nguồn nước mặn về trễ như các địa bàn thị trấn Phước Long, xã Phước Long (ấp Phước Thọ, ấp Phước Hậu) của huyện Phước Long; xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân cần theo dõi chặt chẽ lịch điều tiết nước và tranh thủ lấy nước khi độ mặn đảm bảo.

2. Nuôi tôm càng xanh:

2.1. Mô hình xen canh Tôm càng xanh - lúa:

- Thời gian thả giống: Thả giống tôm từ tháng tháng 7/2024 (phù hợp với lịch thời vụ trồng lúa) và thực hiện ương (gièo) từ 1 - 1,5 tháng trước khi đưa ra ruộng lúa, thả 01 vụ/năm.

- Mật độ thả giống từ 1 - 2 con/m2 (không bổ sung thức ăn); 2 - 5 con/m2 (có bổ sung thức ăn). Khuyến cáo nên thả tôm giống toàn đực và thả giống có kích cỡ lớn, đảm bảo lúc thả độ mặn dưới 10‰.

- Địa bàn thực hiện: Toàn bộ huyện Hồng Dân, một phần Huyện Phước Long (xã Phước Long và xã Vĩnh Phú Tây), và một phần thị xã Giá Rai (xã Phong Thạnh A, Phong Tân, Phong Thạnh Đông, Phong Thạnh, Phong Thạnh Tây, Tân Phong, Tân Thạnh).

2.2. Nuôi chuyên tôm càng xanh:

- Thời gian thả giống: 12/2023 - 09/2024, thả từ 01 - 02 vụ/năm.

- Mật độ thả giống từ 6 - 7 con/m2 (áp dụng hình thức ương từ 01 - 1,5 tháng trước khi đưa ra ao nuôi thương phẩm). Khuyến cáo nên thả tôm giống toàn đực và đảm bảo lúc thả độ mặn dưới 10‰.

- Địa bàn thực hiện: Xã Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân.

3. Các đối tượng thủy sản nuôi khác:

3.1. Nuôi cua biển (áp dụng mô hình nuôi quảng canh cải tiến kết hợp: cua - tôm sú):

- Thời gian thả giống: Từ tháng 01/2024 - 10/2024 (Sau khi thả tôm được 30 - 40 ngày).

- Mật độ thả giống từ 1 - 2 con/10m2.

- Địa bàn thực hiện: Các xã, thị trấn nuôi tôm quảng canh cải tiến thuộc huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai.

3.2. Đối với các đối tượng nuôi nước ngọt như: Cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá thác lác cườm,... khuyến cáo thời gian thả giống vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 đến tháng 6) nhằm chủ động nguồn nước.

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2023 - 2024

1. Đối với vùng sản xuất phía Nam Quốc lộ 1A:

- Do ảnh hưởng khí hậu El Nino có thể xảy ra nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn vào mùa khô năm 2023 - 2024 nên độ mặn trên hệ thống kênh rạch và trong các ao nuôi tăng cao (trên 30‰) do đó cần có giải pháp trữ nước ngọt trong hệ thống ao chứa để pha loãng độ mặn khi cần thiết. Đồng thời, người dân nuôi tôm nên hạn chế thả giống vào thời điểm cao điểm của mùa khô (tháng 4 - 5), đặc biệt đối với các ao nuôi tôm chưa chuẩn bị tốt các điều kiện thả giống, và khu vực ven biển Bạc Liêu để hạn chế bị ảnh hưởng. Đối với những ao nuôi đang có tôm, bổ sung các sản phẩm để tăng sức đề kháng cho tôm.

- Đối với khu vực ven biển của Thành Phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải độ mặn có thể tăng cao vào mùa khô vì vậy Thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải xây dựng lịch thời vụ cụ thể cho bà con khu vực này và khuyến cáo bà con thả giống khi đủ điều kiện.

- Tùy tình hình thực tế: Độ mặn, thời tiết, khả năng đầu tư, kỹ thuật mà các hộ nuôi quyết định mật độ thả, thời điểm thả giống trong khung lịch thời vụ khuyến cáo cho phù hợp. Đối với những địa bàn khó khăn về nguồn nước thuộc xã Vĩnh Trạch (Các ấp: An Trạch Đông, Thào Lạng, Bờ xáng, Kim Cấu, Giáp Nước), Phường 5 (Khóm 4, Khóm 7, Khóm 8), Phường 8 (Khóm Trà Kha A, Khóm Cầu Sập), Thành phố Bạc Liêu khuyến cáo người nuôi tôm thả giống vào các thời điểm đảm bảo nguồn nước (từ tháng 12/2023 - 01/2024 và từ tháng 04 - 06/2024).

- Khi thời tiết nắng hạn - Khuyến khích người nuôi tôm thực hiện giải pháp ương san nhiều giai đoạn đối với mô hình nuôi thâm canh, bán thâm canh và siêu thâm canh (tôm sú: Giai đoạn ương mật độ thả từ 30 - 40 con/m2, tôm chân trắng giai đoạn ương mật độ thả từ 150 - 300 con/m2).

- Cần bố trí thời gian nghỉ ngắt vụ giữa các vụ nuôi: 01 tháng đối với những ao nuôi đạt hiệu quả và ngắt vụ đối với những ao nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh.

- Đối với nuôi nghêu: Khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên thả giống vào thời điểm thời tiết nắng nóng kéo dài. Nên duy trì mật độ thả nuôi phù hợp từ 500 - 1.000 con/m2 (nghêu cám) hoặc 200 - 250 con/m2 (nghêu trung). San bằng mặt bãi nuôi, khai thông các vùng nước đọng trên bãi để hạn chế tối đa hiện tượng đọng nước kết hợp với nắng nóng làm nhiệt độ tăng cao cục bộ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghêu nuôi.

2. Đối với mô hình sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A:

- Tùy tình hình điều tiết nước thực tế của tỉnh, một số xã có diện tích nuôi tôm đầu nguồn thuộc xã Tân Thạnh, một phần xã Tân Phong thị xã Giá Rai có thể thả tôm nuôi sớm hơn so với lịch thả giống đã khuyến cáo.

- Riêng đối với các khu vực hàng năm thiếu nguồn nước mặn vào đầu vụ nuôi như thị trấn Phước Long, xã Phước Long (ấp Phước Hậu, Phước Thọ) thuộc huyện Phước Long và xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A thuộc huyện Hồng Dân và một số địa bàn gần khu vực cuối nguồn nước cấp cần theo dõi chặt thông báo điều tiết nước và chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng lấy nước khi độ mặn đảm bảo để sản xuất.

- Để hạn chế tối đa tình trạng thiếu nước mặn cung cấp cho tôm nuôi đề nghị người dân chủ động gia cố bờ bao chắc chắn để chống rò rỉ nước trong ao nuôi và có các biện pháp trữ nước để đảm bảo đủ nguồn nước cấp khi cần thiết. Đặc biệt, theo dõi thông tin về điều tiết nước, dự báo thời tiết, tình hình dịch bệnh,... để chủ động trong sản xuất.

- Một số khu vực nước mặn về chậm của huyện Hồng Dân (xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A) đề nghị chính quyền địa phương và người dân đẩy mạnh phát triển nuôi tôm càng xanh thay thế cho tôm sú. Khi thả nuôi tôm càng xanh - lúa cần thực hiện giải pháp ương tôm giống 1 - 1,5 tháng trước khi thả vào vuông nuôi.

3. Một số điểm cần lưu ý khác:

- Chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền và hướng dẫn bà con nông dân thực hiện nghiêm các văn bản quy định của nhà nước. Các tổ chức, cá nhân nuôi tôm cần đặc biệt quan tâm về vấn đề bảo vệ môi trường như việc xử lý nước thải, bùn thải trong quá trình nuôi đảm bảo theo quy định (tại Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu).

- Cần nâng cao ý thức sản xuất vì cộng đồng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra; thủy sản chết và chất thải của ao bị bệnh phải thu gom, xử lý kịp thời; không được thải nước từ ao nuôi ra kênh cấp nước của vùng nuôi và thải nước chưa xử lý ra môi trường tự nhiên.

- Thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết để đề phòng bão, lũ lụt, triều cường có thể xảy ra; chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu và lệnh di tản khi có thiên tai.

- Trên cơ sở hướng dẫn lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu ban hành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế phổ biến lịch thời vụ, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý tốt việc thả giống, có đề xuất kịp thời điều chỉnh lịch thời vụ phù hợp với thực tế sản xuất của địa phương.

C. LỊCH THỜI VỤ SẢN XUẤT VỤ MUỐI 2023 - 2024

1. Kế hoạch sản xuất muối vụ mùa 2023 - 2024 (dự kiến): là 1.389 ha, trong đó:

- Huyện Hòa Bình: 100 ha (xã Vĩnh Thịnh 100 ha).

- Huyện Đông Hải: 1.289 ha (xã Long Điền Đông là 740,6 ha, xã Điền Hải là 440 ha; xã Long Điền Tây là 86,4 ha; xã An Phúc là 22 ha).

2. Lịch sản xuất muối 2023 - 2024:

Để các đơn vị chuyên môn ở địa phương, các đơn vị chức năng có liên quan dễ theo dõi, phổ biến và hướng dẫn bà con diêm dân thực hiện. Vụ muối bắt đầu sau khi mùa mưa kết thúc khoảng 15 ngày, thời gian lịch thời vụ sản xuất muối chia ra làm 03 giai đoạn, như sau:

2.1. Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Bắt đầu khoảng ngày 01/12/2023 đến khoảng ngày 16/12/2023 (từ ngày 19/10/2012 ÂL đến ngày 04/11/2023 ÂL).

2.2. Giai đoạn sản xuất - thu hoạch: Đây là giai đoạn chính của vụ sản xuất, bắt đầu khoảng ngày 17/12/2023 (05/11/2023 ÂL) đến khoảng ngày 20/01/2024 (10/12/2023 ÂL) và kéo dài cho đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2024.

2.3. Giai đoạn kết thúc vụ mùa: Khi mùa mưa năm 2024 bắt đầu, bà con chuẩn bị các điều kiện để luân canh nuôi trồng thủy sản trên đất muối trong mùa mưa; thời gian bắt đầu khoảng đầu tháng 6/2024.

3. Một số điểm cần lưu ý trong công các công đoạn sản xuất muối vụ mùa 2023 - 2024:

3.1. Giai đoạn chuẩn bị sản xuất:

Một số công việc cần tập trung: Tiến hành khai thông, xổ khô nước, phơi sân, sên vét kênh mương, củng cố bờ đập, sửa chữa cống,... lấy nước vào trảng chứa khi triều cường.

Thời gian: Bắt đầu khoảng ngày 01/12/2023 đến khoảng ngày 16/12/2023 (từ ngày 19/10/2023 ÂL đến ngày 04/11/2023 ÂL).

3.2. Giai đoạn sản xuất - thu hoạch:

a) Giai đoạn chuyền nước vào hệ thống ô kề:

Một số công việc cần tập trung: Tiến hành công đoạn phơi nước và chuyền vào hệ thống các ô kề.

Thời gian: Khoảng từ ngày 17/12/2023 đến khoảng ngày 31/12/2023 (nhằm khoảng từ ngày 05/11/2023 ÂL đến ngày 19/11/2023 ÂL).

b) Giai đoạn quản lý và chăm sóc:

Một số công việc cần tập trung: Tiến hành cải tạo, vệ sinh, đầm nén bờ, nền ô kết tinh, để đưa nước chạt vào sân kết tinh và chăm sóc. Đối với sân kết tinh trải bạt cũng chuẩn bị giống như sân kết tinh đất, và tiến hành trải bạt khi nước trong ô kề cuối cùng đã đủ độ mặn (22 ÷ 23°Be), để sau khi trải bạt xong là cho nước vào sân kết tinh ngay.

Thời gian: Khoảng từ ngày 01/01/2024 đến khoảng ngày 20/01/2023 (nhằm khoảng từ ngày 20/11/2023 ÂL đến khoảng ngày 10/12/2023 ÂL).

c) Thời gian thu hoạch:

Sau khi đưa nước chạt đủ độ mặn vào sân kết tinh, đối với sản xuất muối theo phương pháp truyền thống, sau khoảng 18 ÷ 20 ngày tiến hành thu hoạch đợt đầu tiên và tiếp tục thực hiện quy trình để cho thu hoạch đến cuối vụ. Đối với sản xuất muối theo phương pháp kết tinh muối trên sân trải bạt có thể thu hoạch sau khoảng 8 ÷ 10 ngày đưa nước vào sân kết tinh.

Lưu ý: Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng; nhất là dự báo mưa trái mùa và cảnh báo triều cường, đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa rất to trong thời đoạn ngắn, bão,... nhằm có hướng chủ động thu hoạch và bảo quản muối kịp thời, để hạn chế thấp nhất những rủi ro thiệt hại do thời tiết gây ra (đặc biệt đối với phương pháp sản xuất muối truyền thống trên nền sân đất, do thời gian kết tinh muối đến thu hoạch khá dài). Đồng thời, bà con cũng cần chuẩn bị bạt nhựa che mưa và chủ động che mưa, bảo quản cho muối đã thu hoạch, được lưu trữ trên bờ ruộng chưa kịp vận chuyển vào tu bảo quản hoặc chưa tiêu thụ.

Thời gian: Khoảng từ nửa cuối tháng 01/2024 đến khoảng cuối tháng 5/2024.

3.3. Giai đoạn kết thúc vụ mùa:

Đến đầu tháng 6/2024, khi mùa khô chuẩn bị kết thúc, bà con diêm dân đưa muối vào tu để bảo quản; không đưa nước biển vào các ô chuyền chạt và chuyển nước chạt đủ độ mặn vào ao chứa để bảo quản (đối với những hộ sản xuất có ao bảo quản nước chạt). Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để nuôi trồng thủy sản luân canh trong mùa mưa nhằm tăng thêm thu nhập, khi có thông báo lịch hướng dẫn sản xuất chuyên ngành thủy sản.

D. LỊCH THỜI VỤ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM 2023 - 2024

I. KẾ HOẠCH CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

Chỉ tiêu phát triển đàn heo 211.000 con; đàn trâu, bò 2.780 con; đàn dê 8.900 con; đàn gia cầm 3.400.000 con (trong đó vịt, ngan, ngỗng 1.877.000 con; gà 1.523.000 con).

II. LỊCH THỜI VỤ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; thay thế, chọn lọc, bổ sung đàn gia súc gia cầm bố mẹ; chăm sóc, phối giống cho đàn gia súc và ấp, nở sản xuất giống gia cầm thời vụ quanh năm tùy vào điều kiện của người chăn nuôi và để phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người tiêu dùng mà chọn loại vật nuôi cho phù hợp (Heo, gà, vịt, dê,...). Thời gian nuôi được khuyến cáo như sau:

- Từ tháng 10/2023 - 11/2023: Tập trung tái đàn gia súc, gia cầm, những loại vật nuôi cần quan tâm là heo, gà, vịt nhằm phục vụ nguồn thực phẩm thường xuyên và trong dịp Tết Nguyên Đán 2024;

- Từ tháng 12/2023 - 02/2024: chọn lọc, bổ sung đàn gia súc gia cầm bố mẹ, tái đàn phục hồi đàn gia súc, gia cầm thịt thương phẩm sau Tết Nguyên Đán; phối giống cho đàn gia súc; ấp, nở sản xuất giống gia cầm.

- Đối với gia cầm: nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: gà úm 50 - 60 con/m2, gà 0,5 - 1kg nhốt 20 - 30con/ m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/ m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cho ăn cám chất lượng tốt.

- Đối với heo: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3 - 4m2/con, lợn thịt là 2m2/con.

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1. Chuồng trại:

- Chuồng nuôi: Đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát khi thời tiết nắng nóng; ấm áp khi thời tiết lạnh, mưa bảo và phù hợp với từng loại, lứa tuổi vật nuôi. Mái chuồng nên làm bằng vật liệu không hấp thu nhiệt, có thể phủ lá dừa, rơm, trồng cây dây leo,... lên mái chuồng để chống nóng trực tiếp. Những ngày nắng, nóng phun nước lên mái chuồng, phun sương trong chuồng nuôi và bố trí đủ quạt điện để quạt mát, tránh làm tăng độ ẩm trong chuồng nuôi.

- Chuẩn bị đầy đủ rèm, lưới chống nóng, bạt để chủ động che chắn chống nắng và chống mưa tạt gió lùa vào chuồng nuôi.

- Khơi thông rãnh thoát nước thải và xử lý chất thải theo đúng quy định. Trong chăn nuôi lợn và trâu bò: Thu gom, chuyển phân, chất thải ra khỏi chuồng hàng ngày và đưa vào nơi ủ riêng.

- Đối với các trang trại chăn nuôi công nghiệp, quy mô lớn chủ động nguồn cung cấp điện, nước để đảm bảo phục vụ sản xuất.

- Trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.

2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:

2.1. Thức ăn, nước uống:

Tăng cường thức ăn giàu đạm; giảm tinh bột, chất béo trong khẩu phần. Những đợt nắng nóng kéo dài chú ý chia khẩu phần cho ăn nhiều bữa, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát và buổi tối, hạn chế cho ăn vào buổi trưa. Những ngày nắng nóng, tăng cường khẩu phần thức ăn xanh.

- Cung cấp đủ nước sạch, mát có bổ sung chất điện giải và bổ sung các loại vitamin đặc biệt là Vitamin C cho gia súc, gia cầm uống để tăng sức đề kháng và giải nhiệt.

2.2. Quản lý vật nuôi:

- Đối với trâu, bò, lợn mùa nắng nóng nên tắm chải cho gia súc 2 - 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể và phòng, chống các bệnh ngoài da.

- Tăng cường vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, định kỳ phun thuốc sát trùng, tiêu độc để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng của đàn vật nuôi, phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời; đặc biệt là với các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp và các bệnh truyền nhiễm.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt chính trong năm, đợt 1 khoảng tháng ba, tháng tư và đợt 2 là tháng chín, tháng mười và tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm nuôi mới, đến thời gian tiêm phòng lặp lại. Khuyến cáo tiêm phòng các loại vaccine cho đàn vật nuôi như sau:

+ Đối với heo: Tiêm phòng vắc xin Dịch tả, Phó thương hàn, tụ huyết trùng, tai xanh, lở mồm long móng,....

+ Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin Dịch tả vịt, Newcaste gà, cúm gia cầm, tụ huyết trùng gia cầm, ...

+ Đối với trâu, bò, dê: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, viêm da nổi cục,...

- Thường xuyên thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi. Thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường 2 - 3 đợt/năm.

- Cần có sổ ghi chép theo dõi quá trình chăn nuôi.

- Phải khai báo với chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y cơ sở khi nhập con giống về nuôi; Khi đàn vật nuôi bị bệnh điều trị nhiều ngày không khỏi hoặc có hiện tượng chết đột ngột, bất thường không rõ nguyên nhân.

3. Vận chuyển vật nuôi: Nên vận chuyển vào sáng sớm, chiều mát, đảm bảo mật độ vận chuyển. Vận chuyển đường dài chú ý xây dựng lộ trình cho vật nuôi nghỉ ngơi.

Đ. LỊCH TRỒNG CÂY TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

Nhằm thực hiện công tác trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo tỷ lệ cây sống đúng theo quy định, tỉnh thông báo lịch thời vụ trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như sau:

1. Đối với trồng rừng tập trung:

- Thời gian thích hợp nhất để thực hiện công tác trồng rừng là từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch

- Diện tích rừng đã thực hiện: 6,7 ha; dự kiến đến tháng 12/2023 sẽ trồng được 12 ha.

- Loài cây trồng: Đưng (7 ha), Cóc trắng (5 ha).

2. Đối với cây trồng phân tán:

Theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 18/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Trồng cây nhân kỷ niệm 133 năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và trồng cây phân tán thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2023. Bạc Liêu sẽ thực hiện trồng 51.100 cây phân tán các loại trên các tuyến đường giao thông nông thôn, trụ sở các cơ quan, trường học... Đã thực hiện trồng được 500 cây Giáng hương (trồng trong lễ ra quân phát động trồng cây) và sẽ triển khai thực hiện trong tháng 10/2023 (khi hồ sơ, thủ tục đấu thầu hoàn tất).

E. KHUNG ĐIỀU TIẾT NƯỚC MÙA KHÔ NĂM 2023 - 2024

Công tác điều tiết nước trong mùa khô năm 2023 - 2024 dự kiến sẽ tiến hành như sau:

1. Vùng Bắc Quốc lộ 1A:

- Tiếp tục vận hành hệ thống cống dọc Quốc lộ 1A và hệ thống cống phân ranh mặn ngọt để tiêu úng trong giữa mùa mưa bão (tháng 9, 10); tiến hành điều tiết nước rửa mặn cho diện tích sản xuất vụ lúa trên đất tôm trong tháng 8, đầu tháng 9 năm 2023.

- Đóng hệ thống cống đầu mối dọc Quốc lộ 1A và hệ thống cống phân ranh mặn - ngọt vào trung tuần tháng 11/2023 (khi mùa mưa kết thúc) để trên kênh rạch ở mức cao trình +0,50 mét phục vụ sản xuất.

- Bắt đầu điều tiết nước mặn cho khu vực nuôi tôm của thị xã Giá Rai từ cuối tháng 11 năm 2023 qua các cống nhỏ trên địa bàn thị xã Giá Rai.

- Dự kiến sẽ bắt đầu phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam vận hành Âu thuyền Ninh Quới vào cuối tháng 01 tháng 02 năm 2024 (Cống âu thuyền Ninh Quới đã bàn giao cho Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam trực tiếp quản lý, khai thác từ đầu tháng 01 năm 2022).

- Sẽ bắt đầu mở cống Hộ Phòng, Giá Rai điều tiết nước mặn vào vùng Bắc Quốc Lộ IA để nuôi tôm vào khoảng cuối tháng 01 năm 2024 (khoảng 10 ngày trước khi thu hoạch dứt điểm vụ lúa trên đất tôm ở vùng Bắc Quốc Lộ IA).

- Tiếp tục phối hợp tốt với tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau để vận hành có hiệu quả hệ thống cống đầu mối và hệ thống cống phân ranh mặn - ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa, tôm...) liên tỉnh đạt hiệu quả. Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vận hành hiệu quả Cống âu thuyền Ninh Quới để đảm bảo ngăn được mặn xâm nhập lên địa bàn tỉnh Hậu Giang và địa bàn thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng; tiếp được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Vùng Nam Quốc lộ 1A:

- Đối với 04 cống Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng, Huyện Kệ (đã xây dựng xong): Xây dựng lịch vận hành linh hoạt để đóng các cống Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng, Huyện Kệ trong các đợt triều cường tháng 10, 11, 12 năm 2023 và tháng 01, 02 năm 2024 để ngăn các đợt triều cường (có cao trình đỉnh triều hơn + 2,0 mét) chống ngập cho vùng Nam Quốc lộ 1A và hạn chế đến mức thấp nhất số ngày đóng cống để vùng Nam Quốc lộ 1A lấy nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Thời gian còn lại, 04 cống sẽ mở để phục vụ lấy nước nuôi trồng thủy sản và giao thông thủy.

- Khi điều tiết nước cho nuôi trồng thủy sản khu vực phía Bắc Quốc lộ 1A cũng là lúc các hộ nuôi tôm phía Nam Quốc lộ 1A tiến hành lấy nước vào ao nuôi (cần lưu ý khi các cống Quốc lộ 1A xổ tiêu nước ra, không lấy mặn vào ao nuôi do nước bị ô nhiễm).

PHẦN III:

DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN ĐỐI VỚI VỤ MÙA 2023 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

A. SƠ LƯỢC TÁC ĐỘNG CÁC MÙA KHÔ ĐÃ QUA

Từ mùa khô năm 2015 - 2016 đến nay, các đợt hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô đã gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Bạc Liêu đã bị thiệt hại từ ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn trong 02 mùa khô: Mùa khô năm 2015 - 2016 và mùa khô năm 2019 - 2020, cụ thể như sau:

1. Sơ lược về mùa khô năm 2015 - 2016:

Do tác động của hiện tượng El Nino, trong mùa khô năm 2015 - 2016 đã có 10/13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn và phải công bố tình trạng thiên tai do hạn hán và xâm nhập mặn. Tỉnh Bạc Liêu là tỉnh thứ 8 ở Đồng bằng sông Cửu Long công bố thiên tai trên phạm vi toàn tỉnh:

- Loại thiên tai: “Hạn hán” và “xâm nhập mặn” gây thiệt hại trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp độ 2.

- Thời gian xảy ra thiên tai: Từ tháng 10/2015 đến cuối tháng 6/2016.

Hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2015 - 2016 đã gây tác động nhiều mặt đến tỉnh Bạc Liêu:

- Toàn tỉnh có 14.721,97 ha lúa bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại 164,828 tỷ đồng.

- Riêng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, toàn tỉnh đã không thả giống trong các tháng cao điểm của mùa khô 3,4,5 năm 2016, do độ mặn trên ao đầm và kênh rạch tăng cao trên 34‰, điều này làm cho kế hoạch sản xuất không đạt so cùng kỳ năm 2015.

- Thiệt hại trong lĩnh vực trồng trọt đã ảnh hưởng trực tiếp đến 11.113 hộ dân ở nông thôn (Ước tính 44.450 người). Như vậy hiện tượng hạn, xâm nhập mặn đã tác động trực tiếp đến 6,9% số dân sống ở nông thôn Bạc Liêu (44.450 người/643.750 người dân sống ở nông thôn Bạc Liêu).

2. Sơ lược về mùa khô năm 2019 - 2020:

Mùa khô năm 2019 - 2020 được đánh giá là mùa khô lịch sử về mức độ gay gắt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong mùa khô năm 2019 - 2020, đã có 06/13 tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn và phải công bố tình trạng thiên tai do hạn hán và xâm nhập mặn.

Hạn hán và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019 - 2020 đã gây tác động lớn đế sản xuất của tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng chống hạn, mặn có hiệu quả cao nên thiệt hại trên địa bàn tỉnh là không đáng kể (thiệt hại 252,26 ha lúa Đông Xuân, ước thiệt hại 2,5 tỷ đồng).

B. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN ĐỐI VỚI VỤ MÙA 2023 - 2024

Do tác động của El Nino, dự báo trong mùa khô năm 2023 - 2024 có nguy cơ xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn khá gay gắt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Cụ thể cho từng vùng như sau:

I. VÙNG BẮC QUỐC LỘ IA

1. Tiểu vùng giữ ngọt ổn định:

1.1. Vụ Thu Đông:

Toàn tỉnh dự kiến xuống giống vụ Thu Đông 44.168 ha (trà lúa cao sản 1.905 ha, trà lúa lấp vụ Hè Thu 42.263 ha). Vụ Thu Đông dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm trong khoảng thời gian 10/12/2023 - 10/01/2024.

Nhìn chung, sản xuất vụ Thu Đông năm 2023 hiện nay khá thuận lợi, dự kiến đủ nước ngọt. Tuy nhiên, cần lưu ý đến diện tích lúa Tài nguyên dự kiến sẽ thu hoạch trong giữa tháng 1 đến giữa tháng 02 năm 2024 (chủ yếu tập trung ở huyện Vĩnh Lợi) có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước lúc cuối vụ.

1.2. Vụ Đông Xuân:

Theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Bạc Liêu sẽ canh tác 47.575 ha lúa Đông Xuân. Dự kiến lịch thời vụ đã điều chỉnh như sau:

- Đối với Đông Xuân sớm: Xuống giống tập trung từ ngày 15/11/2023 - 15/12/2023, thu hoạch từ ngày 20/02/2024 - 20/3/2024; ở những khu vực có ô đê bao khép kín hoặc có điều kiện bơm tát thì có thể xuống giống sớm hơn.

- Đối với Đông Xuân chính vụ: Xuống giống từ ngày 20/12/2023 - 20/01/2024, thu hoạch từ ngày 25/3/2024 - 25/4/2024. Áp dụng cho các vùng có nguồn nước ngọt trong các kênh rạch, xuống giống thuận lợi.

Đây là vụ lúa sản xuất trong mùa khô, chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nên có nguy cơ bị thiếu nước ngọt, bị xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024. Nếu tình hình nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2023 - 2024 diễn ra bất lợi như mùa khô năm 2015 - 2016, Vụ Đông Xuân sẽ có nguy cơ như sau:

- Diện tích lúa Đông Xuân có nguy cơ thiếu nước do nguồn nước ngọt bổ sung từ sông Hậu về Bạc Liêu qua trục Quản lộ Phụng Hiệp dự báo sẽ thiếu hụt, thêm vào đó nhiệt độ cao sẽ làm gia tăng bốc hơi, xâm nhập mặn sớm sẽ gây khó khăn cho việc tiếp nước ngọt từ Sóc Trăng về Bạc Liêu.

- Khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt dự kiến sẽ khoảng 2.900 ha, gồm diện tích tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các cống thuộc Tiểu vùng giữ ngọt (Phần diện tích khoảng 500 mét dọc theo các cống Quốc Lộ IA và dọc theo các cống phân ranh mặn - ngọt). Thời gian thiếu nước ngọt sẽ bắt đầu từ đầu tháng 3 năm 2024.

- Dự kiến các địa điểm thiếu nước ngọt, ảnh hưởng mặn là 2.900 ha, cụ thể:

+ Thị xã Giá Rai khoảng 1.000 ha - ấp 5, 15, 16B, 17, 18, 19 và 21 của xã Phong Tân, Khóm 1, 2, 3 của phường Láng Tròn, Khóm 2 của Phường 1;

+ Huyện Hòa Bình khoảng 300 ha - ấp 14, ấp 15, ấp Bình Minh của xã Vĩnh Mỹ B, ấp Thị trấn B, ấp thị trấn B1, ấp thị trấn A1, ấp Láng Giài của thị trấn Hòa Bình;

+ Huyện Vĩnh Lợi khoảng 1.000 ha - một phần của xã Long Thạnh và một phần của xã Châu Thới; huyện Phước Long khoảng 600 ha - một phần của xã Vĩnh Phú Tây.

- Chất lượng nguồn nước ngọt dự báo có khả năng bị nhiễm phèn, Chi phí sản xuất vụ Đông Xuân sẽ gia tăng nếu diễn biến nguồn nước và thời tiết bất lợi do phải sử dụng nhiều nhiên liệu bơm tát (có thể phải bơm chuyền 2 đến 3 cấp) để tưới chống hạn. Ngoài ra có khả năng có một số diện tích bị giảm năng suất.

1.3. Rau màu:

Ngoài diện tích sản xuất rau màu quanh năm (tập trung ở các huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Phước Long, Đông Hải và thành phố Bạc Liêu), đối với diện tích đưa màu xuống ruộng (phân bố ở địa bàn các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu) khuyến cáo lịch thời vụ như sau:

- Vụ Đông Xuân: Thời gian xuống giống tập trung từ tháng 11 - 12/2023, gieo trồng các loại: Bắp nếp lai, ngò rí lấy hạt, bầu bí, dưa các loại, đậu bắp, khổ qua.

- Vụ Xuân Hè: Thời gian xuống giống tập trung từ tháng 01 - 02/2024, gieo trồng các loại: Bầu bí, dưa leo, khổ qua, rau, đậu các loại.

Tác động của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài sẽ gây khó khăn cho diện tích sản xuất rau màu ở Tiểu vùng giữ ngọt ổn định. Dự báo diện tích rau màu có nguy cơ thiếu nước ngọt trong các tháng 3 - 4/2024, chất lượng nước ngọt không cao do bị nhiễm phèn, dẫn đến năng suất rau màu không cao.

1.4. Các ảnh hưởng khác:

Ngoài sản xuất, việc cấp nước sinh hoạt của nhân dân ở Tiểu vùng giữ ngọt ổn định cũng có thể gặp khó khăn do mực nước ngầm sẽ bị hạ thấp. Dễ phát sinh một số dịch bệnh trên con người trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

2. Tiểu vùng chuyển đổi sản xuất:

2.1. Vụ lúa trên đất tôm:

Theo kế hoạch năm 2023, tỉnh Bạc Liêu sẽ canh tác 46.275 ha lúa trên đất tôm. Các loại lúa mùa, lúa ngắn ngày, lúa lai xuống giống từ ngày 01/9/2023 đến ngày 30/9/2023, thu hoạch dứt điểm trong tháng 01 năm 2024. Một số ít diện tích xuống giống tre sẽ thu hoạch khoảng đầu tháng 02/2024.

Vụ lúa trên đất tôm có nguy cơ thiếu nước ngọt nếu không ngăn được tình trạng nước mặn xâm nhập sớm từ hướng Cà Mau (qua trục kênh Chắc Băng).

Nếu tình hình xâm nhập mặn, nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2023 - 2024 diễn ra bất lợi như mùa khô năm 2015 - 2016: Dự báo có khả năng 4.000 ha diện tích lúa trên đất tôm (các xã Tân Phong, Tân Thạnh, Phong Thạnh Tây - Thị xã Giá Rai; xã Phước Long, Phong Thanh Tây A, một phần xã Vĩnh Phú Tây - huyện Phước Long; xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A - huyện Hồng Dân) có nguy cơ thiếu nước ngọt và giảm năng suất trong tháng 01 năm 2024.

2.2. Nuôi trồng thủy sản:

Dự kiến diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực là 76.338 ha (Nuôi tôm TC, BTC: 1.048ha; Nuôi QCCT chuyên tôm: 572ha; Nuôi kết hợp và tôm lúa: 73.045 ha; Nuôi cá và thủy sản khác: 1.673ha)

Nhận định chung, nếu mặn xâm nhập sớm trong mùa khô năm 2023-2024, việc nuôi trồng thủy sản tiểu vùng chuyển đổi sản xuất sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt bổ sung, độ mặn trên các ao nuôi có khả năng tăng cao hơn 25‰, vượt quá ngưỡng tăng trưởng thích hợp của tôm trong các tháng cao điểm của mùa khô.

Khu vực thị xã Giá Rai có 22.385 ha đất nuôi trồng thủy sản luôn có yêu cầu nước mặn sớm từ tháng 12 năm 2023 để xuống giống tôm vụ 1. Do đó việc cần khống chế không cho nước mặn xâm nhập qua khu vực lúa trên đất tôm từ tháng 12 năm 2023 đến cuối tháng 01 năm 2024 luôn là vấn đề cần quan tâm giải quyết của công tác điều tiết nước. Riêng khu vực phía Bắc huyện Hồng Dân: Trước đây, hàng năm nước mặn biển Tây theo sông Cái Lớn thường có khả năng xâm nhập vào khu vực này từ đầu tháng 3 dương lịch. Tuy nhiên, hiện nay công trình cống Cái Lớn và cống Cái Bé (Kiên Giang) đã hoàn thành và đưa vào vận hành nên mặn từ biển Tây không còn khả năng đến được khu vực Bắc Hồng Dân. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam vận hành cống Âu thuyền Ninh Quới từ tháng 01 năm 2024 để tạo điều kiện cho tỉnh Bạc Liêu điều tiết mạnh nước mặn, tiếp nước mặn sớm cho khu vực phía Bắc huyện Hồng Dân để khu vực này sẽ có nước mặn nuôi tôm sớm trong tháng 02 năm 2024.

Dự báo có nguy cơ 4.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại (tập trung ở địa bàn thị xã Giá Rai và các xã phía Tây huyện Phước Long). Thời gian căng thẳng, khó khăn cho diện tích tôm nuôi sẽ bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2024.

2.3. Các ảnh hưởng khác:

Ngoài sản xuất, việc cấp nước sinh hoạt của nhân dân tiểu vùng chuyển đổi cũng sẽ gặp khó khăn, dễ phát sinh một số dịch bệnh trên con người trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

II. VÙNG NAM QUỐC LỘ IA

1. Nuôi trồng thủy sản:

Dự kiến diện tích nuôi trồng thủy sản 69.750 ha (Gồm 5.500 ha nuôi siêu thâm canh; 23.500 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; 38.967 ha nuôi tôm kết hợp, tôm rừng; cá và thủy sản khác 1.783 ha).

Nhận định chung: Nếu mặn xâm nhập sớm trong mùa khô năm 2023 - 2024, việc nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Quốc lộ 1A sẽ tiếp tục gặp khó khăn do thiếu nguồn nước ngọt bổ sung, độ mặn trên các ao nuôi có khả năng tăng cao hơn 25‰, vượt quá ngưỡng tăng trưởng thích hợp của tôm. Vùng Nam Quốc lộ 1A còn chịu thêm tác động của các đợt triều cường trong các tháng 10, 11, 12 năm 2023 và các tháng 1, 2 năm 2024. Mực nước các đợt triều cường này dự báo vượt mức báo động III (Báo động III: +2,20 mét ở trạm Gành Hào) có nguy cơ đe dọa các ao đầm nuôi tôm nhất là ở khu vực ven biển. Riêng 5 xã phía Tây huyện Đông Hải (An Phúc, An Trạch, An Trạch A, Định Thành, Định Thành A) do có địa hình thấp nên có nguy cơ bị ngập do các đợt triều cường.

Dự báo có nguy cơ 4.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại. Thời gian căng thẳng, khó khăn cho diện tích tôm nuôi sẽ bắt đầu từ giữa tháng 3 năm 2024.

2. Rau màu:

Tác động của hạn hán sẽ gây khó khăn cho diện tích sản xuất rau màu ở Vùng Nam Quốc lộ 1A. Dự báo diện tích sản xuất rau màu có nguy cơ thiếu nước ngọt do mực nước ngầm hạ thấp trong mùa khô, chất lượng nước ngọt không cao do bị nhiễm phèn, dẫn đến năng suất rau màu không cao.

3. Vụ muối:

Diện tích muối dự kiến 1.389 ha. Nhận định diện tích sản xuất muối sẽ gặp thuận lợi trong mùa khô năm 2023 - 2024 vì dự báo sẽ ít có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa.

4. Phòng chống cháy rừng:

Dự báo công tác phòng chống cháy rừng cho Vườn chim Bạc Liêu sẽ gặp khó khăn và căng thẳng do mùa khô đến sớm và nhiệt độ tăng cao trong mùa khô năm 2023 - 2024.

5. Các ảnh hưởng khác:

Ngoài sản xuất, việc cấp nước sinh hoạt của nhân dân vùng Nam Quốc lộ 1A cũng có thể gặp khó khăn, nhất là khu vực ven biển; dễ phát sinh một số dịch bệnh trên con người trong thời kỳ cao điểm của mùa khô.

III. VỀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

1. Hiện trạng cấp nước sạch và dự báo các khó khăn:

Hiện trạng nguồn nước cấp cho sinh hoạt: Các hệ thống cấp nước sạch tập trung nông thôn tỉnh Bạc Liêu sử dụng 100% là nguồn nước ngầm được khai thác cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Hiện nay, nguồn nước ngầm được đánh giá chất lượng tốt, trữ lượng dồi dào vẫn bảo đảm cung cấp nước cho người dân trong thời gian tới.

Hiện trạng cấp nước nông thôn:

- Hiện nay, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đang quản lý, vận hành 115 hệ thống cấp nước tập trung bền vững (Trạm CN), phục vụ 82.080 hộ dân và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Cao điểm mùa khô hạn và nhất là phục vụ người dân trong mùa khô năm 2020-2021 đến nay các trạm cấp nước hoạt động bình thường, liên tục. Trong mùa khô hàng năm, một số vùng ven có tình trạng nước yếu cục bộ; một số giếng khoan của hộ gia đình bơm khó do mực nước ngầm bị tụt, bị nhiễm mặn; hiện có khoảng 4.960 hộ dân phân tán theo tuyến, cụm chưa có tuyến ống nước tập trung đi qua trên địa bàn các ấp, xã, vùng sâu, vùng xa.

- Nhận định dự báo việc thiếu nước sẽ diễn ra ở một số nơi hiện chưa có tuyến ống nước tập trung đi qua; việc mực nước ngầm bị tụt giảm trong mùa khô sẽ gây khó khăn trong việc bơm nước từ các giếng khoan của người dân nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước.

2. Các biện pháp khắc phục:

- Trong thời gian khô hạn kéo dài, mực nước ngầm có xu hướng hạ thấp sẽ khó khăn trong việc bơm hút khai thác nước không đạt công suất. Do đó phải tăng công suất khai thác lên cao hơn mức bình thường. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, nhân lực chủ động ứng phó các sự cố về nước sạch tại các trạm cấp nước.

- Tập trung quyết liệt công tác kiểm tra an toàn, duy tu sửa chữa, nâng cấp, đấu nối hòa mạng, kéo dài mở rộng tuyến ống và khoan bổ sung giếng nước bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ nhân dân nông thôn trong mùa khô 2023 - 2024 và trong mùa khô 2024 - 2025.

- Triển khai thi công xây dựng mới các công trình cấp nước sạch tập trung theo kế hoạch; đồng thời tiếp tục triển khai các dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, ưu tiên đầu tư công trình ở những khu vực được đánh giá khó khăn về nước sạch; những xã tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch thấp để đáp ứng tiêu chí 17.1 xã nông thôn mới nâng cao theo kế hoạch.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân chủ động áp dụng các giải pháp trữ nước, dự phòng thiếu nước giờ cao điểm, sử dụng nước tiết kiệm.

PHẦN IV:

NHIỆM VỤ VÀ CÁC KỊCH BẢN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN VỤ MÙA NĂM 2023 - 2024

I. NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN 2023 - 2024

Công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 được xác định sẽ tập trung vào thời kỳ từ đầu tháng 12 năm 2023 đến đầu tháng 5 năm 2024.

Các nhiệm vụ chính gồm có:

1. Thông tin, tuyên truyền:

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của từng Sở, Ban, Ngành tỉnh và cấp huyện cần tập trung tuyên truyền đến người dân để người dân nắm rõ diễn biến thời tiết trong mùa khô năm 2023 - 2024, từ đó chủ động phòng tránh các tác hại đến sản xuất và đời sống, chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thị xã, thành phố sẽ là đầu mối chỉ đạo thực hiện giải pháp thông tin, tuyên truyền.

2. Bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các Sở, Ban Ngành, các huyện, thị xã, thành phố huy động mọi nguồn lực đề xuất và triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trong mùa khô năm 2023 - 2024.

3. Cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường:

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh trường nông thôn Bạc Liêu), Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các huyện, thị xã, thành phố đề xuất và triển khai các biện pháp đảm bảo cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường.

II. CÁC KỊCH BẢN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2023 - 2024

Căn cứ các nhận định, dự báo về tình hình nguồn nước, diễn biến thời tiết và kế hoạch sản xuất trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng 03 Kịch bản Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024, nội dung chính là tập trung chủ yếu vào các giải pháp cần triển khai ứng phó với 03 tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn (lấy mốc so sánh là mùa khô năm 2015 - 2016).

Các kịch bản dự kiến như sau:

1. Kịch bản 1: Giả định tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 ít gay gắt như mùa khô năm 2015 - 2016.

- Giữ nguyên kế hoạch sản xuất mùa khô năm 2023 - 2024 như kế hoạch của Ngành nông nghiệp đã xây dựng đầu năm 2023. Các chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất nông nghiệp như sau:

+ Diện tích lúa vụ mùa (lúa - tôm): 46.275 ha.

+ Diện tích lúa Đông Xuân: 47.575 ha.

+ Diện tích rau màu: 18.030 ha.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản: 146.088 ha.

+ Diện tích muối: 1.389 ha.

- Kinh phí ứng phó giảm thiểu thiệt hại: 3.908.000.000 đồng (Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Nguồn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 của Trung ương.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2024 của Trung ương.

+ Nguồn vốn ngân sách địa phương.

+ Nguồn huy động đóng góp của nhân dân (Thủy lợi - Thủy nông nội đồng)

(Xem chi tiết nội dung tại Kịch bản 1 và Phụ lục I: I-1 đến I-4 kèm theo Tờ trình số 437/TTr-SNN ngày 30/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

2. Kịch bản 2: Giả định tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 gay gắt tương đương như mùa khô năm 2015 - 2016.

Kế hoạch sản xuất mùa khô năm 2023 - 2024 đề nghị như sau:

- Giảm 2.900 ha lúa Đông Xuân ở các nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt. Gồm diện tích tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các công thuộc Tiểu vùng giữ ngọt (phần diện tích khoảng 500 mét dọc theo các cống Quốc Lộ IA và dọc theo các cống phân ranh mặn - ngọt), cụ thể:

+ Thị xã Giá Rai khoảng 1.000 ha - Ấp 5, 15, 16B, 17, 18, 19 và 21 của xã Phong Tân, Khóm 1, 2, 3 của phường Láng Tròn, Khóm 2 của Phường 1;

+ Huyện Hòa Bình khoảng 300 ha - Ấp 14, ấp 15, ấp Bình Minh của xã Vĩnh Mỹ B, ấp Thị trấn B, ấp thị trấn B1, ấp thị trấn A1, ấp Láng Giài của thị trấn Hòa Bình;

+ Huyện Vĩnh Lợi khoảng 1.000 ha - Một phần của xã Long Thạnh và một phần của xã Châu Thới;

+ Huyện Phước Long khoảng 600 ha - Một phần của xã Vĩnh Phú Tây.

- Giữ nguyên kế hoạch sản xuất các hạng mục còn lại trong mùa khô năm 2023 - 2024 như kế hoạch của Ngành nông nghiệp đã xây dựng đầu năm 2023. Các chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất nông nghiệp như sau:

+ Diện tích lúa vụ mùa (lúa - tôm):

46.275 ha.

+ Diện tích lúa Đông Xuân:

44.675 ha.

+ Diện tích rau màu:

18.030 ha.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản:

146.088 ha.

+ Diện tích muối:

1.389 ha.

- Kinh phí ứng phó giảm thiểu thiệt hại: 21.066.000.000 đồng (TP. Bạc Liêu, Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai, Hồng Dân, Phước Long, Sở Nông nghiệp và PTNT)

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Nguồn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 của Trung ương.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2024 của Trung ương.

+ Nguồn vốn ngân sách địa phương.

+ Nguồn huy động đóng góp của nhân dân (Thủy lợi - Thủy nông nội đồng)

(Xem chi tiết nội dung tại Kịch bản 2 và Phụ lục II: II-1 đến II-7 kèm theo Tờ trình số 437/TTr-SNN ngày 30/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

3. Kịch bản 3: Giả định tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 gay gắt hơn như mùa khô năm 2015 - 2016.

Kế hoạch sản xuất mùa khô năm 2023 - 2024 đề nghị như sau:

- Bỏ vụ Đông Xuân chính vụ 32.236 ha (gồm huyện Vĩnh Lợi, huyện Hòa Bình, thị xã Giá Rai và một phần huyện Phước Long). Chỉ sản xuất vụ Đông Xuân sớm diện tích 15.339 ha ở huyện Hồng Dân và huyện Phước Long (một phần các xã Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú, Vĩnh Phú Tây).

- Giảm diện tích rau màu còn 14.330 ha, không bố trí sản xuất rau màu các vùng trũng thấp, dễ bị xâm nhập mặn.

- Giữ nguyên kế hoạch sản xuất các hạng mục còn lại trong mùa khô năm 2023 - 2024 như kế hoạch của Ngành nông nghiệp đã xây dựng đầu năm 2023. Các chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất nông nghiệp như sau:

+ Diện tích lúa vụ mùa (lúa - tôm):

46.275 ha.

+ Diện tích lúa Đông Xuân:

15.339 ha.

+ Diện tích rau màu:

14.330 ha.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản:

146.088 ha.

+ Diện tích muối:

1.389 ha.

- Kinh phí ứng phó giảm thiểu thiệt hại: 8.176.000.000 đồng (Giá Rai, Hồng Dân, Phước Long, Sở Nông nghiệp và PTNT)

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Nguồn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 của Trung ương.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2024 của Trung ương.

+ Nguồn vốn ngân sách địa phương.

+ Nguồn huy động đóng góp của nhân dân (Thủy lợi - Thủy nông nội đồng)

(Xem chi tiết nội dung tại Kịch bản 3 và Phụ lục III: III-1 đến III-5 kèm theo Tờ trình số 437/TTr-SNN ngày 30/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

III. SO SÁNH CÁC KỊCH BẢN

Theo 03 kịch bản đã xây dựng như trên tương ứng với 03 tình huống diễn biến thời tiết và nguồn nước có thể xảy ra trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Theo nhận định mới nhất của các Đài Khí tượng Thủy văn và các Viện, trường Đại học, mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ gay gắt do tác động của hiện tượng El Nino đã xuất hiện. Lượng mưa thiếu hụt cũng như lượng nước ngọt về tỉnh ở mức thấp sẽ làm hạn hán, xâm nhập mặn sớm, thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa khô năm 2023 - 2024 cho khu vực tỉnh Bạc Liêu là rất lớn. Tình hình hạn, mặn sẽ có thời điểm tương đương mùa khô năm 2015 - 2016. Do vậy, cần có giải pháp chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn sớm và sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

- Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cấp, các ngành chuẩn bị Kế hoạch ứng phó phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Kịch bản 2 (Giả định tình huống diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 gay gắt tương đương như mùa khô năm 2015 - 2016)

(So sánh 03 kịch bản chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 xem chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Tờ trình số 437/TTr-SNN ngày 30/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT)

PHẦN V:

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2024 - 2025

I. NHẬN ĐỊNH VỀ MÙA KHÔ NĂM 2024 - 2025

Thông tin hiện tượng El Nini xuất hiện đã được cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) xác nhận ngày 8/6/2023 (khi nhiệt độ nước biển đo được đã cao hơn so với trung bình khí hậu 0,5°C, ngưỡng để xác lập trạng thái El Nino). Theo dự báo mới nhất, hiện tượng El Nino sẽ tiếp tục phát triển từ tháng 6 cho tới hết năm 2023 và duy trì đến các tháng đầu năm 2024 với xác suất khoảng 95%. Như vậy, nhiều khả năng El Nino sẽ xảy ra với cường độ từ trung bình đến mạnh.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 3222/BNN-TL ngày 19/5/2023 về việc tổ chức các giải pháp ứng phó với với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023.

Với các nhận định tác động đến khí tượng, thủy văn của hiện tượng El Nino và dung tích trữ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện hiện tại, tình trạng hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong thời gian mùa khô năm 2023 tại một số tỉnh ở khu vực Trung Bộ và nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao (cấp độ 3-4), trên phạm vi rộng, kéo dài ở một số vùng trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung Bộ và Đông Nam Bộ từ mùa khô năm 2024 đến năm 2025.

Đồng thời, các Đài Khí tượng Thủy văn trong nước và quốc tế chưa đưa ra nhận định xa và chi tiết về mùa khô năm 2024 - 2025. Tuy nhiên, do hiện tượng El Nino đã xuất hiện và có cường độ từ trung bình đến mạnh nên sẽ có khả năng kéo dài và tác động đến mùa khô năm 2024 - 2025.

II. NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2024 - 2025

Xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn tổng thể cho giai đoạn từ năm 2023 - 2025, các giải pháp ứng phó với các kịch bản khác nhau về khí tượng, thủy văn, nguồn nước do ảnh hưởng của El Nino, bao gồm trường hợp El Nino có mức độ ảnh hưởng mạnh, kéo dài như đã xuất hiện trong các năm 2014 - 2016. Căn cứ các nhận định chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh định hướng công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 - 2025 được xác định sẽ tập trung vào thời kỳ từ đầu tháng 12 năm 2024 đến đầu tháng 5 năm 2025.

Các nhiệm vụ chính gồm có:

1. Thông tin, tuyên truyền:

Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của từng Sở, Ban, Ngành tỉnh và cấp huyện tiếp tục tuyên truyền đến người dân để người dân nắm rõ diễn biến thời tiết trong mùa khô năm 2024 - 2025, từ đó chủ động phòng tránh các tác hại đến sản xuất và đời sống, chủ động ứng phó với hạn hán và xâm nhập mặn, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thị xã, thành phố sẽ là đầu mối chỉ đạo thực hiện giải pháp thông tin, tuyên truyền.

2. Bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các Sở, Ban Ngành, các huyện, thị xã, thành phố huy động mọi nguồn lực đề xuất và triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi trong mùa khô năm 2023 - 2024.

3. Cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường:

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh trường nông thôn Bạc Liêu), Công ty Cổ phần Cấp nước Bạc Liêu chủ động phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các huyện, thị xã, thành phố đề xuất và triển khai các biện pháp đảm bảo cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường.

III. CÁC KỊCH BẢN PHÒNG CHỐNG HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2024 - 2025

Hiện nay, các Đài khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế chưa đưa ra nhận định xa và chi tiết về mùa khô năm 2024 - 2025. Trên nền tảng 3 kịch bản đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng trong Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban Ngành, các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế xem xét, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch năm 2024 - 2025 để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt trong Quý IV năm 2024.

PHẦN VI:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, Hội, Đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn; đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu, dự kiến kinh phí ứng phó giảm thiểu thiệt hại trong công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh đã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở tập trung cao độ cho công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 tác động trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh trình Trung ương hỗ trợ kinh phí phòng, chống hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 nếu có xảy ra thiệt hại về sản xuất.

- Thường xuyên, định kỳ tổng hợp về tình hình sản xuất, tình hình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 tác động trên địa bàn và báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời.

- Tổng hợp, thẩm định các thiệt hại (nếu có) của các huyện, thị xã, thành phố do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tỉnh, Sở Tài chính để xem xét, hỗ trợ khắc phục thiệt hại theo tình hình thực tế phát sinh và khả năng cân đối của ngân sách.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Tăng cường công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các hành vi gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

- Theo dõi kịp thời thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để chủ động điều tiết, sử dụng nước hiệu quả, phù hợp với khả năng nguồn nước cho từng thời kỳ. Đồng thời, thông báo tình hình khí tượng, thủy văn tháng và dự báo tình hình khí tượng, thủy văn tháng tới đến các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân và Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện và đăng cổng thông tin điện tử của Sở theo quy định.

- Hàng tháng, tiến hành lấy mẫu nước mặt tại 08 điểm trên địa bàn tỉnh đại diện cho từng vùng: mặn, lợ, ngọt để phân tích 13 chỉ tiêu, đồng thời phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thông báo kết quả quan trắc độ mặn hàng tháng tại các điểm đo trên địa bàn tỉnh phục vụ phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.

- Theo dõi diễn biến ô nhiễm nguồn nước trong mùa khô năm 2023 - 2024.

3. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh: Dự báo, cảnh báo kịp thời về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 và mùa khô năm 2024 - 2025 tác động đối với khu vực tỉnh Bạc Liêu để các cơ quan chức năng và Nhân dân chủ động phòng, chống kịp thời.

4. Sở Tài chính:

- Tổ chức tiếp nhận, quản lý và cấp phát nguồn vốn do Trung ương phân bổ, và vốn ngân sách tỉnh đến các ngành, các cấp để thực hiện Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách, từ nguồn vốn tài trợ khác đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả các nội dung của Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách, từ nguồn vốn tài trợ khác đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả các nội dung của Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

6. Sở Công Thương: Xây dựng kế hoạch vận hành mạng lưới điện, khắc phục các sự cố (nếu có) nhằm đảm bảo việc bơm tát đối với các trạm bơm điện phục vụ sản xuất và cung cấp điện cho các trạm cấp nước sinh hoạt.

7. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bạc Liêu:

- Tăng thời lượng thông tin kịp thời trên sóng phát thanh, truyền hình, báo Bạc Liêu các thông tin dự báo, cảnh báo, các thông báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các ngành liên quan tuyên truyền về các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 để phục vụ rộng rãi trong cộng đồng.

8. Công ty Cổ phần cấp nước Bạc Liêu, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn:

- Xây dựng kế hoạch phục vụ nước sạch khu vực đô thị, khu vực nông thôn và tuyên truyền để người dân sử dụng tiết kiệm nước sạch.

- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn chuẩn bị kế hoạch kéo dài đường ống các trạm cấp nước tập trung để cấp nước cho các hộ gặp khó khăn về nước sạch.

9. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thông báo, tuyên truyền tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 để người dân biết, kịp thời chủ động phòng tránh, ứng phó.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng Kế hoạch chi tiết Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 tác động trên địa bàn từng huyện, thị xã, thành phố (dựa trên kịch bản 2).

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và phát động phong trào làm thủy lợi - thủy nông nội đồng mùa khô năm 2023 - 2024. Huy động hệ thống chính trị ở địa phương tập trung cao độ thực hiện kế hoạch chi tiết Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn.

- Trong trường hợp khẩn cấp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động chi kinh phí thực hiện việc khơi luồng, đắp đập, tổ chức bơm chuyền để bảo vệ sản xuất và báo cáo sau với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

- Thường xuyên báo cáo theo định kỳ (ngày 01 và 15 hàng tháng) và tổng hợp thiệt hại (nếu có) trên địa bàn do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, hỗ trợ khắc phục thiệt hại.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phát động Nhân dân tích cực tu bổ bờ bao, ao đầm, nạo vét kênh mương nội đồng để chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024; tuân thủ lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp, thường xuyên theo dõi thông tin diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động phòng chống bảo vệ sản xuất.

PHẦN VII:

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xin đề xuất, kiến nghị như sau:

1. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí chống hạn mùa khô năm 2023 - 2024 cho tỉnh Bạc Liêu (Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu sẽ có Tờ trình sau).

2. Đề nghị Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu và vận hành Cống Âu thuyền Ninh Quới để ngăn không cho nước mặn xâm nhập qua Ngã Năm - Sóc Trăng trong mùa khô năm 2023 - 2024 và mùa khô năm 2024 - 2025.

Kế hoạch này được xây dựng dựa trên các thông tin dự báo về nguồn nước, thời tiết và thủy văn thời điểm tháng 9 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024 (tùy thuộc vào tình hình phát sinh thực tế, Kế hoạch này sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu, bổ sung điều chỉnh phù hợp trong quá trình triển khai). Trước mắt, đề nghị các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung đã nêu tại Kế hoạch này và thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chỉ đạo triển khai thực hiện phù hợp điều kiện theo thực tế./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy (báo cáo);
- CT; các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thủy lợi; Cục Quản lý đê điều & PCTT;
- Cty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; TN&MT; TC; KH&ĐT; Công Thương;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Báo Bạc Liêu; Đài PT-TH tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh;
- Cty CP Cấp nước BL; TT NS&VSMT nông thôn;
- Lưu: VT, (Trạng 23).

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thiều

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 200/KH-UBND ngày 22/11/2023 về sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (hạn hán, xăm nhập mặn) vụ mùa 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


272

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.205.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!