Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 173/KH-UBND 2022 tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy Đà Nẵng

Số hiệu: 173/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 03/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 173/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 03 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thời gian qua, tình hình cháy, nổ trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, khó lường, tần suất ngày càng cao, nhất là tại các vụ cháy tại các khu dân cư, chung cư cao tầng, khu công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kinh doanh... nhiu vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mới đây nhất là vụ cháy quán karaoke tại quận Cầu Giấy, Hà Nội ngày 1/8/2022 làm 3 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) hy sinh; vụ cháy kho xưởng khiến 3 mẹ con tử vong ở Thanh Oai, Hà Nội ngày 10/9/2022; vụ cháy quán karaoke tại Bình Dương ngày 06/9/2022 làm 32 người chết.

Trước tình hình trên, để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ động phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các vụ cháy, nổ và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra; Chủ tịch UBND thành phố ban hành kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Khắc phục những tồn tại, hạn chế về phòng cháy chữa (viết tắt PCCC) và cứu nạn cứu hộ (viết tắt CNCH) trong thời gian qua; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo quy định. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, lấy người dân là trung tâm, chủ thể trong công tác PCCC và CNCH.

2. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCC tại địa bàn, cơ sở. Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ, các mô hình, phong trào PCCC.

3. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tổ chức, ý thức chấp hành của cán bộ, công nhân viên chức, người dân trong công tác PCCC và CNCH. Việc triển khai thực hiện công tác PCCC và CNCH phải đồng bộ, cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND quận, huyện tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau

- Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và các văn bản chỉ đạo của các bộ, ban, ngành Trung ương; của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về công tác PCCC CNCH đến cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân để nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác PCCC và CNCH.

- Xác định công tác PCCC và CNCH là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, từ đó đưa ra quan điểm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác PCCC và CNCH với phương châm lấy phòng ngừa là chính; khi xảy ra cháy, tai nạn, sự cố phải nhanh chóng, kịp thời triển khai các biện pháp chữa cháy, CNCH theo phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy nổ, tai nạn sự cố gây ra.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức, huấn luyện kỹ năng về PCCC và CNCH, trong đó tập trung tuyên truyền cho người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư, chủ hộ gia đình nhằm nâng cao ý thức, nhận thức và tinh thần trách nhiệm đối với công tác đảm bảo an toàn PCCC và CNCH. Thường xuyên duy trì và đẩy mạnh phong trào Toàn dân PCCC gắn với phong Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình điểm về PCCC như: mô hình tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy công cộng.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phúc tra tổng thể về PCCC đối với các cơ sở nguy hiểm cháy nổ cao, đặc biệt là cơ sở kinh doanh karaoke, bar, vũ trường; các chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở trong Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp, các kho, tổng kho xăng dầu, gas; chung cư, nhà cao tầng, các cơ sở nhà nghỉ, trọ; các cơ sở nguy hiểm cháy, nổ cao nằm sâu trong khu dân cư; khu tập trung đông dân cư, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh... (đối với cơ sở kinh doanh karaoke thực hiện theo Công văn số 4965/UBND-NC ngày 09/9/2022 của UBND thành phố về việc tiếp tục chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5910/VPCP-NC ngày 08/9/2022).

- Kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC và CNCH theo quy định.

- Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về PCCC trong quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản trước khi xem xét, phê duyệt dự án thiết kế và cấp phép xây dựng các dự án, công trình. Yêu cầu các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây dựng phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC, nhất là các quy định liên quan đến thoát nạn, ngăn cháy, chống cháy lan. Kiên quyết không cấp phép đối với dự án, công trình không bảo đảm các yêu cầu về an toàn PCCC.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ, tai nạn sự cố gây thiệt hại về người và tài sản trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình quản lý, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi công vụ hàng năm.

2. Phân công nhiệm vụ

a) Công an thành phố

- Tham mưu UBND thành phố thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng về quy định an toàn PCCC đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác PCCC và CNCH.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát sóng các chuyên mục về PCCC vào khung giờ vàng; tập trung phát các phóng sự, tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH, gương người tốt, việc tốt.

- Nghiêm túc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ và triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố về PCCC và CNCH đến Công an các đơn vị, địa phương cấp huyện, cấp xã. Tổ chức điều tra, rà soát, nắm chắc địa bàn, không để tình trạng bỏ sót, bỏ lọt địa bàn, cơ sở.

- Tổ chức tốt lực lượng, đảm bảo phương tiện thường trực ở mức cao nhất, nhất là các phương tiện CNCH, phương tiện chữa cháy đối với nhà cao tầng, siêu cao tầng, kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng (nhất là thiệt hại về người). Tổ chức, phối hợp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và CNCH cho lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành; thực tập phương án chữa cháy, CNCH tại các khu dân cư và các cơ sở có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao. Tổ chức điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy, nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm thì phải điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Công an cấp xã chủ động tham mưu UBND cấp xã thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH tại địa phương. Triển khai hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”; tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao hiệu quả việc tự phòng ngừa, tự quản để kịp thời phát hiện và chữa cháy có hiệu quả làm kéo giảm thiệt hại về người và tài sản; kiểm tra, hướng dẫn hộ gia đình, nhà đở kết hợp sản xuất, kinh doanh, cơ sở được phân cấp quản lý bảo đảm nội dungsố lượt theo quy định (01 năm/01 lần); xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phát hiện trong quá trình kiểm tra; tham mưu UBND cấp xã chỉ đạo duy trì các điều kiện an toàn về PCCC đối với khu dân cư; kiện toàn, trang bị phương tiện và tổ chức hoạt động của lực lượng dân phòng; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy của khu dân cư nhằm chủ động, kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ.

b) Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp Công an thành phố tham mưu, đề xuất UBND thành phố về việc rà soát, lập kế hoạch di dời kho chứa, công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hoá chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi tập trung đông người đảm bảo khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.

- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị điện lực thực hiện việc kiểm tra, khắc phục kịp thời sự cố kỹ thuật nhằm ngăn ngừa cháy, nổ xảy ra trên đường dây, trạm biến áp theo quy định; phối hợp với Công an thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, người dân sử dụng điện an toàn, đặc biệt là đối với các chợ như chợ cồn, chợ Hàn, chợ Đầu mối Hòa Cường...và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các loại chất, hàng có đặc tính nguy hiểm cháy, nổ.

c) Sở Thông tin và Truyền thông

Đưa nội dung phổ biến giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH vào kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm. Phối hợp với Công an thành phố, các ban, ngành có liên quan, Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình tăng cường thời lượng đưa tin, tuyên truyền, ph biến, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho người dân (có quy định thời lượng cụ thể, số lượng tin bài, thời gian đăng bài, phát sóng định kỳ hằng tuần); đăng tải, phổ biến rộng rãi các khuyến cáo, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, các kỹ năng thoát nạn, thoát hiểm; đưa tin tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC và CNCH để nhân rộng điển hình, thúc đẩy phong trào "Toàn dân tham gia PCCC" trên địa bàn thành phố.

d) Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố

Bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC đối với các cơ sở Quốc phòng do đơn vị quản lý; Phối hợp với Công an thành phố triển khai thực hiện tốt Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng; phối hợp lực lượng Công an, Kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả công tác PCCC rng; phòng, chống thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh, tìm kiếm CNCH...

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH cho các đối tượng là người làm việc trên tàu cá, cảng cá, chủ rừng và người dân sống ven rừng. Hướng dẫn Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thực hiện tốt các quy định về PCCC và CNCH.

- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tăng cường lực lượng, bám sát địa bàn trực PCCC rừng. Tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với lực lượng Công an, Quân đội trong công tác bảo vệ rừng, PCCC rừng; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu để chủ động tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo các nhiệm vụ, giải pháp về PCCC.

f) Sở Xây dựng

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và xây dựng các bến bãi lấy nước phục vụ công tác chữa cháy trên địa bàn thành phố. Khảo sát đề xuất phương án lắp đặt bổ sung các trụ nước chữa cháy tại các khu đông dân cư, khu đô thị đảm bảo số lượng, áp lực và lưu lượng nước theo quy định; kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống trụ nước chữa cháy thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý .

g) Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng

Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện trong xây dựng quy hoạch mạng lưới cấp nước chữa cháy đô thị; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện trụ nước chữa cháy bị hỏng để có kế hoạch khắc phục sửa chữa bảo đảm yêu cầu về cấp nước chữa cháy theo quy định. Xây dựng, ký kết quy chế phối hợp với CATP trong thực hiện công tác PCCC và CNCH quy định cụ thể cơ chế phối hợp khi cần gia tăng áp lực nước cục bộ tại từng khu vực và quá trình vận hành hệ thống trụ cấp nước chữa cháy lắp đặt trên các đường ống phân phối.

h) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Khẩn trương xây dựng chương trình, nội dung để triển khai thực hiện có hiệu quả việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH trong chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa đối với từng cấp học theo quy định tại Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục (hoàn thành trong năm 2022).

- Phối hợp với Công an thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền về PCCC và CNCH, trải nghiệm, hướng dẫn kỹ năng xử lý tình huống cháy, nổ, thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên trong các nhà trường.

i) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ động tham mưu, đề xuất việc bố trí, hỗ trợ kinh phí phục vụ các hoạt động PCCC và CNCH; đầu tư xây dựng trụ sở, doanh trại, mua sắm trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH và các địa phương nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Phối hợp với Công an thành phố xây dựng Đề án quy hoạch hạ tầng PCCC giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 theo Quyết định số 2231/QĐ- TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

j) UBND các quận, huyện

- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực PCCC và CNCH, nhất là đối với các cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư, rừng và cơ sở thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

- Triển khai, giám sát việc thực hiện Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng đến các cơ quan quản lý và 100% chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã: (1)Tổ chức năm tình hình, điều tra cơ bản, lập danh sách, lập hồ sơ quản lý về PCCC 100% cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, tuyệt đối không để sót lọt cơ sở. (2)Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đối với 100% các hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh, cơ sở được phân cấp quản lý trong khu dân cư theo quy định (01 năm/01 lần). (3)Yêu cầu chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, người đứng đầu cơ sở khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiến nghị (hoàn thành trong năm 2022). (4)Hướng dẫn 100% nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh chưa có lối thoát nạn thứ 2 phải mở lối thoát nạn thứ 2 (qua ban công, gia, lối lên mái, thang dây, ống tụt..,) và tháo dỡ “chuồng cọp” tạo lối thoát nạn thứ 2; trang bị bình chữa cháy xách tay, dụng cụ phá dỡ thô sơ; cài đặt và sử dụng ứng dụng Báo cháy 114 và Zalo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.

- Củng cố, xây dựng, duy trì và đảm bảo kinh phí hoạt động của lực lượng dân phòng, việc xây dựng mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng”; đầu tư kinh phí để mua sắm phương tiện, dụng cụ chữa cháy, CNCH theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn sự cố phải tập trung huy động các lực lượng tổ chức chữa cháy, CNCH kịp thời và nhanh chóng khắc phục hậu quả do cháy, nổ gây ra.

k) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên tham gia các hoạt động PCCC và CNCH gắn kết phong trào “Toàn dân phòng cháy chữa cháy”, đưa nội dung phong trào này thành một nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức đăng ký thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, điển hình tiên tiến về PCCC; xây dựng và củng cố lực lượng nòng cốt trong phong trào PCCC và CNCH ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ”.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, đơn vị và UBND các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND thành phố (qua CATP) khi có chỉ đạo.

2. Giao cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PCCC và CNCH thành phố Đà Nẵng (Công an thành phố) theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này; định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả báo cáo Bộ Công an và UBND thành phố theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công an (để báo cáo);
- TT Thành ủy (để báo cáo);
- TT HĐND TP (để báo cáo);
- Chủ tịch, các đ/c PCT UBND TP;
- UBMTTQ VN thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Lưu: VT, CATP, NC(
).

CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 173/KH-UBND ngày 03/10/2022 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.735

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.224.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!