ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 162/KH-UBND
|
Bắc Giang, ngày 28
tháng 9 năm 2023
|
KẾ
HOẠCH
KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ
CỨU NẠN, CỨU HỘ ĐỐI VỚI CƠ SỞ NHÀ CHUNG CƯ, CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ CHO THUÊ
TRỌ CÓ MẬT ĐỘ NGƯỜI Ở CAO
Thực hiện Chỉ thị số
01/CT-TTg ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng
cháy, chữa cháy trong tình hình mới; Công điện số 825/CĐ-TTG ngày 15/9/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy; Chủ tịch
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đối với cơ sở nhà chung cư, cơ sở kinh doanh dịch vụ
cho thuê trọ có mật độ người ở cao như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Chủ động phát hiện
những tồn tại, thiếu sót về công tác PCCC và CNCH từ đó đề ra giải pháp khắc
phục kịp thời nhằm không để cháy, nổ xảy ra; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng
mắc cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác PCCC và CNCH.
2. Thông qua công tác
kiểm tra để phân loại các tồn tại, vi phạm theo từng lĩnh vực xây dựng, PCCC và
CNCH, điện lực... để tham mưu cho cấp có thẩm quyền có giải pháp tăng cường về
PCCC, thoát nạn với tinh thần hạn chế ảnh hưởng nhu cầu sinh sống chính đáng
của người dân và hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra cháy do nguyên nhân chủ
quan của con người.
3. Công tác kiểm tra, xử
lý vi phạm phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, công khai, minh bạch,
bảo đảm khách quan và tuân thủ theo quy định.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI
GIAN KIỂM TRA
1. Đối tượng: Cơ sở nhà chung cư,
nhà ở xã hội, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao do
cấp tỉnh quản lý, tổng số 97 cơ sở (có danh sách kèm theo).
2. Thời gian: Từ ngày 01/10/2023
đến trước ngày 25/10/2023.
III. NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Kiểm tra hồ sơ của
cơ sở
- Nội dung kiểm tra
về PCCC và CNCH:
+ Kiểm tra việc thực
hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình theo quy định của
Luật PCCC, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, Nghị định số
136/2020/NĐ-CP , Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ;
+ Việc tổ chức tuyên
truyền, phổ biến kiến thức xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH
tại cơ sở;
+ Việc thành lập Đội
PCCC cơ sở: Quyết định thành lập, phân công nhiệm vụ PCCC, CNCH cho thành viên
đội PCCC cơ sở; số lượng thành viên đội PCCC cơ sở; việc tổ chức huấn luyện
nghiệp vụ PCCC và CNCH theo quy định;
+ Việc ban hành nội
quy và quy định về PCCC và CNCH của cơ sở;
+ Việc thực hiện tự
kiểm tra an toàn PCCC và CNCH thường xuyên tại cơ sở;
+ Việc bảo đảm nguồn
kinh phí cho hoạt động PCCC hằng năm của cơ sở;
+ Việc xây dựng và
thực tập phương án chữa cháy của cơ sở;
+ Việc kiểm tra, bảo
dưỡng phương tiện PCCC và CNCH theo quy định;
+ Việc thực hiện chế
độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Việc cập nhật, bổ
sung các nội dung về PCCC và CNCH.
- Kiểm tra hồ sơ xin
cấp phép xây dựng (số tầng, mật độ xây dựng); công năng thiết kế được cấp phép.
2. Kiểm tra thực tế
- Kiểm tra việc sử
dụng điện sau công tơ: Việc lắp đặt dây dẫn điện, thiết bị bảo vệ (cầu dao, áp
tô mát…), thiết bị tiêu thụ điện.
- Kiểm tra việc chấp
hành pháp luật cấp phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền cấp phép so với thực
tế xây dựng công trình (số tầng, mật độ xây dựng, công năng…).
- Kiểm tra điều kiện
về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
+ Kiểm tra về giao
thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; lối
và đường thoát nạn đối với các gian phòng, cầu thang bộ;
+ Kiểm tra về hệ
thống, phương tiện PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan được trang
bị cho công trình như: Hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động,
hệ thống cấp nước chữa cháy trong và ngoài nhà, đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn
thoát nạn, bình chữa cháy, phương tiện phá dỡ thô sơ, hệ thống điện, giải pháp
bảo vệ chống khói như hệ thống thông gió, hút khói, tăng áp…;
+ Kiểm tra về lực
lượng tại chỗ và niêm yết nội quy PCCC và CNCH tại các khu vực; việc tổ chức
thực tập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
+ Kiểm tra nhận thức
về công tác PCCC và CNCH của những người sinh sống, làm việc tại cơ sở.
IV. PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TRA
1. Các thành viên Đoàn
kiểm tra nghiên cứu, đọc các văn bản quy định về PCCC và CNCH, xây dựng, an
toàn điện; nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có sẵn, từ đó lập bảng các yêu cầu về an
toàn PCCC và CNCH để làm căn cứ đối chiếu với tình hình thực tế ở cơ sở rồi rút
ra kết luận.
2. Tiến hành kiểm tra
thực tế tại cơ sở, sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật như thước mét,
đồng hồ đo áp suất, ampe kế, vôn kế, nhiệt kế, thiết bị đo lưu lượng dòng chảy.
3. Trao đổi, làm rõ với
những người có trách nhiệm, có liên quan đến việc thực hiện, chấp hành quy định
về PCCC và CNCH.
V. THÀNH LẬP CÁC ĐOÀN
KIỂM TRA
1. Đoàn kiểm tra số 01,
tiến hành kiểm tra điểm 15 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn thành phố
Bắc Giang, huyện Yên Dũng (có danh sách kèm theo).
- Đại diện lãnh đạo
Công an tỉnh - Trưởng đoàn;
- Đại diện lãnh đạo
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh - Phó Trưởng đoàn;
- Đại diện lãnh đạo
cấp phòng hoặc chuyên viên nghiệp vụ của Sở Xây dựng - Thành viên;
- Đại diện lãnh đạo
cấp phòng hoặc chuyên viên theo dõi lĩnh vực an toàn điện thuộc Sở Công Thương
- Thành viên;
- Đại diện lãnh đạo
cấp phòng, ban theo dõi công tác xây dựng thuộc UBND huyện, thành phố có cơ sở
nằm trên địa bàn - Thành viên;
- Cán bộ Phòng Cảnh
sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh - Thành viên kiêm thư ký.
2. Đoàn kiểm tra số 02,
tiến hành kiểm tra điểm đối với 15 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn
huyện Việt Yên (có danh sách kèm theo).
- Đại diện Lãnh đạo
Văn phòng UBND tỉnh - Trưởng đoàn;
- Đại diện lãnh đạo
Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh - Phó Trưởng đoàn;
- Đại diện lãnh đạo
cấp phòng hoặc chuyên viên nghiệp vụ của Sở Xây dựng - Thành viên;
- Đại diện lãnh đạo
cấp phòng hoặc chuyên viên nghiệp vụ theo dõi lĩnh vực an toàn điện thuộc Sở
Công thương - Thành viên;
- Đại diện lãnh đạo
cấp phòng hoặc chuyên viên nghiệp vụ theo dõi công tác xây dựng thuộc UBND
huyện Việt Yên - Thành viên;
- Cán bộ Phòng Cảnh
sát PCCC và CNCH, Công an tỉnh - Thành viên kiêm thư ký.
3. Giao Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng
Cảnh sát PCCC và CNCH tiến hành kiểm tra các cơ sở còn lại theo thẩm quyền.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh, Sở Xây
dựng, Sở Công Thương, UBND thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, huyện Việt Yên
có trách nhiệm cử người tham gia các Đoàn kiểm tra đảm bảo đúng chuyên môn và
số lượng theo kế hoạch gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh; thư điện tử:[email protected]) trước ngày 30/9/2023
để tổng hợp, tham mưu.
2. Căn cứ Kế hoạch này,
Trưởng các Đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành
viên trong đoàn, thông báo lịch kiểm tra cho người đứng đầu cơ sở trước 03 ngày
làm việc và thực hiện quy trình kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan, doanh
nghiệp, hộ gia đình thuộc diện được kiểm tra phải cử người có trách nhiệm làm
việc với Đoàn kiểm tra, xây dựng báo cáo việc chấp hành các quy định của pháp
luật về PCCC và CNCH, xây dựng, an toàn điện, đồng thời nêu các kiến nghị đề
xuất với cấp có thẩm quyền (nếu có).
4. Yêu cầu các cơ quan,
đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch này; quá
trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an
tỉnh; đ/c Nguyễn Minh Tiến, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH; sđt: 0936767111)
để được hướng dẫn.
Giao Công an tỉnh chủ
trì tổng hợp kết quả của các Đoàn kiểm tra, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Công an theo quy định./.
Nơi nhận:
-
Cục CS PCCC&CNCH, Bộ Công an;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Xây dựng, Công Thương;
- Công an tỉnh;
- UBND TP Bắc Giang và UBND các huyện: Yên Dũng, Việt Yên;
- VP UBND tỉnh: PCVPNC, TH;
- Lưu: VT, NC.Bền.
|
CHỦ TỊCH
Lê
Ánh Dương
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|