|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Kế hoạch 156/KH-UBND 2020 phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất Hà Giang
Số hiệu:
|
156/KH-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Kế hoạch
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Hà Giang
|
|
Người ký:
|
Hà Thị Minh Hạnh
|
Ngày ban hành:
|
06/07/2020
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
156/KH-UBND
|
Hà
Giang,
ngày 06 tháng 7 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG
NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11
năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày
09 tháng 10 năm 2017 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Hóa Chất;
Căn cứ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày
05 tháng 02 năm 2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 05 tháng
03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất độc hại;
Căn cứ Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày
28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm
2017 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Hóa Chất;
Căn cứ Thông báo số 89/TB-UBND ngày 11
tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang thông báo Kết luận phiên họp tháng 4
năm 2020 của UBND tỉnh;
Căn cứ Thông báo số 147/TB-UBND ngày 30
tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang thông báo Kết luận phiên họp Lãnh đạo
UBND tỉnh ngày 22 tháng 6 năm 2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
“Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, nội
dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nâng cao ý thức chấp hành các quy định của
pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất của tổ chức, cá nhân trên
địa bàn tỉnh Hà Giang.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối
với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng hóa chất trên
địa bàn tỉnh.
Chủ động phòng ngừa không để xảy ra sự cố
mất an toàn về hóa chất trên địa bàn tỉnh và ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có
tình huống xảy ra.
Nêu cao vai trò, trách nhiệm của các
ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất tại địa phương.
2. Yêu cầu
Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở,
Ban, Ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trong việc
phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý toàn diện hoạt động hóa chất trên địa
bàn tỉnh Hà Giang. Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó
sự cố hóa chất.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động và chấp hành nghiêm túc các quy định
trong hoạt động hóa chất đảm bảo công tác phòng ngừa đạt kết quả cao nhất và ứng
phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại khi có sự cố xảy ra.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Nội dung
Khảo sát, thu thập thông tin về hoạt động
sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều tra, xác định các cơ sở, các điểm
có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất, xác định vùng ảnh hưởng xung quanh các điểm
có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất tác động ảnh hưởng lớn trên địa bàn tỉnh Hà
Giang.
Dự báo các tình huống, diễn biến các
nguy cơ xảy ra sự cố để lựa chọn phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp.
Xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa
chất và kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất.
2. Nhiệm vụ.
- Thực hiện Luật Hóa chất, Chính phủ và
Bộ Công Thương đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số
113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 cùa Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất; Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05
tháng 02 năm 2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Công Thương; Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công
Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và
Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính Phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa Chất;
- Ngày 05 tháng 3 năm 2013 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất độc hai, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh
xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố cấp tỉnh.
- Để phòng ngừa có hiệu quả sự cố hóa chất
độc hại tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất an toàn, hiệu
quả, góp phần bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường; đồng thời nêu cao
vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương thì việc xây dựng
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn
trong công tác quản lý cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh có liên quan đến
hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.
3. Các giải pháp ứng
phó.
3.1 Thực trạng
hoạt động hóa chất trên địa bàn tỉnh.
3.1.1. Thực trạng về vận chuyển, sản xuất
kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn tỉnh.
Theo số liệu báo cáo, thống kê trên địa
bàn tỉnh Hà Giang, khối lượng hóa chất tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm của
các cơ sở chưa vượt ngưỡng quy định tại phụ lục IV của Nghị định số Nghị định số
113/2017/NĐ-CP. Do vậy, cho đến thời điểm hiện tại chưa có cơ sở đơn lẻ nào phải
xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Có danh sách các cơ sở sản
xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất và khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do hóa
chất gây ra (Phụ lục số 1).
Tổng hợp, đánh giá hoạt động sản xuất,
kinh doanh, sử dụng, vận chuyển của các cơ sở hóa chất trên địa bàn tỉnh:
a) Hoạt động sản xuất hóa chất:
Trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có nhà
máy sản xuất hóa chất mà chủ yếu là kinh doanh hóa chất và sử dụng hóa chất để
sản xuất các sản phẩm.
b) Hoạt động kinh doanh hóa chất:
Trong hoạt động kinh doanh hóa chất trên
địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu là lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ
hóa lỏng (LPG).
- Về sang chiết và kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng:
Có 01 trạm nạp khí LPG vào chai của Công
ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đông Tùng (địa chỉ: tại Km 5, xã Đạo Đức, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
Có 161 cơ sở bán lẻ LPG chai, xen kẽ
trong khu dân cư, trong nhà dân; Trong đó tập trung ở địa bàn thành phố Hà
Giang có 15 cửa hàng; huyện Bắc Quang có 39 cửa hàng; huyện Vị Xuyên có 35 cửa
hàng; huyện Quang Bình có 15 cửa hàng; huyện Quản Bạ có 24 cửa hàng; huyện Yên
Minh có 07 cửa hàng; huyện Đồng Văn có 05 cửa hàng; huyện Mèo Vạc có 03 cửa
hàng; huyện Hoàng Su Phì có 03 cửa hàng; huyện Xín Mần có 04 cửa hàng, huyện Bắc
Mê.
- Về kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp:
Có 01 kho chứa VLNCN của Chi nhánh Công
nghiệp hóa chất mỏ Hà Tuyên (địa chỉ tại phường Quang Trung, Thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang); và 01 kho chứa VLNCN của Chi nhánh Công ty kinh tế kỹ
thuật Quốc Phòng (địa chỉ tại phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà
Giang).
- Về kinh doanh xăng dầu và bán lẻ bình
gas:
Có 61 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và
bán lẻ LPG chai; trong đó tập trung ở địa bàn thành phố Hà Giang có 08 cửa
hàng; huyện Bắc Quang có 19 cửa hàng; huyện Vị Xuyên có 08 cửa hàng; huyện
Quang Bình có 06 cửa hàng; huyện Quản Bạ có 02 cửa hàng; huyện Yên Minh có 02 cửa
hàng; huyện Đồng Văn có 02 cửa hàng; huyện Mèo Vạc có 02 cửa hàng; huyện Hoàng
Su Phì có 04 cửa hàng; huyện Xín Mần có 05 cửa hàng, huyện Bắc Mê có 03 cửa
hàng.
c) Sử dụng hóa chất để sản xuất
- Lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ
Có 01 nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy
và giấy bản (địa chỉ tại Cụm công nghiệp Nam Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang), 02 nhà máy sản xuất ván thanh, ván MDF (địa chỉ tại Khu công nghiệp
Bình Vàng), 01 nhà máy sản xuất gỗ ép (địa chỉ tại Cụm công nghiệp Nam Quang,
huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).Các loại hóa chất sử dụng chủ yếu là
natrihydroxit, canxihydroxit (NaOH; CaOH) để tẩy trắng, keo E0 để dán gỗ và lưu
huỳnh chống mối mọt.
- Lĩnh vực sản xuất nước sạch
Có 04 nhà máy sản xuất nước sạch, hóa chất
sử dụng là dung dịch Clo (địa chỉ 01 nhà máy tại tổ 5, phường Trần Phú, Thành
phố Hà Giang; 01 nhà máy tại Thị trấn Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang; 01 nhà máy tại xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang và 01 nhà máy
tại xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
- Lĩnh vực tuyển quặng antimol, vàng
Có 02 nhà máy tuyển quặng antimol (địa
chỉ tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc 01 nhà máy; tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh
01 nhà máy). Hóa chất sử dụng chính là kẽm sun phát (ZnSO4), đồng
sun phát (CuSO4)
Có 03 nhà máy tuyển quặng vàng (địa chỉ
tại xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang 01 nhà máy; tại xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang
01 nhà máy; tại thôn Tòong, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên 01 nhà máy). Hóa chất
sử dụng chính là Hydro xianua (HCN), thủy ngân (Hg).
- Lĩnh vực luyện kim
Có 01 nhà máy luyện antimol (địa chỉ tại
xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang); có 01 nhà máy luyện chì, kẽm (địa
chỉ tại Khu công nghiệp Bình Vàng). Hóa chất sử dụng là soda (Na2CO3),
dung dịch điện phân NaCl; Trong tương lai nhà máy luyện chì, kẽm có thể sản xuất
axit sunphuric từ nguồn khí SO2 thải ra của nhà máy.
- Lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô.
Có 01 nhà máy lắp ráp ô tô (địa chỉ tại
xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Hóa chất sử dụng chính là các loại
dung môi sơn, dung môi hòa tan, dung môi điện phân.
- Lĩnh vực sản xuất hóa chất:
Hiện nay tỉnh Hà Giang đã chấp thuận đầu
tư xây dựng nhà máy sản xuất dung môi C3H7NOS vụ cho
ngành công nghiệp có công suất 1500 tấn/ năm được đặt tại khu công nghiệp Bình
Vàng.
d) Vận chuyển hóa chất
Hầu hết các loại hóa chất được vận chuyển
bằng đường bộ.
Vận chuyển xăng dầu, gas: Các đơn vị kinh
doanh xăng, dầu, gas sử dụng xe chuyên dụng của mình để vận chuyển hoặc thuê
đơn vị có đủ điều kiện vận chuyển.
Vận chuyển VLNCN: Sử dụng xe chuyên dụng
phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật để vận chuyển VLNCN từ doanh nghiệp
cung ứng đến các doanh nghiệp sử dụng.
Vận chuyển các loại hóa chất khác: Các
đơn vị sử dụng hóa chất không trực tiếp vận chuyển mà đều thuê lại các đơn vị
khác.
e. Đánh giá tình hình sự cố hóa chất đã
xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Hà
Giang sự phát triển của các ngành công nghiệp đã có sự đa dạng nhưng còn ở quy
mô nhỏ, số lượng đơn vị hoạt động có liên quan đến hóa chất nguy hiểm ít. Do
đó, trong quá trình vận chuyển sử dụng chưa để xảy ra sự cố hóa chất, một phần
do hoạt động hóa chất còn hạn chế hoặc do điều kiện cơ sở vật chất chứa đựng, bảo
quản hóa chất đảm bảo an toàn, công tác phòng ngừa tốt.
3.1.2. Đánh giá năng lực về con người,
trang thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất của các cơ sở và của các cơ quan
chức năng
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang chỉ
có một đơn vị Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ trực thuộc
Công an tỉnh Hà Giang có trụ sở tại Thành phố Hà Giang. Theo đề án Quy hoạch tổng
thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn tỉnh Hà
Giang đến 2020 có xét đến 2030, tiến hành thành lập các Đội phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc các huyện Yên Minh, Hoàng Su Phì, Bắc Quang.
Tuy nhiên đối với địa bàn các huyện hiện
nay đang thiếu lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ chuyên nghiệp,
nếu trên địa bàn các huyện có xẩy ra sự cố hóa chất lớn thì việc ứng cứu mang
tính chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn.
3.2. Nội dung kịch
bản kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất
3.2.1. Xác định các nguy cơ gây ra sự cố
hóa chất lớn
Hoạt động hóa chất tại tỉnh Hà Giang chủ
yếu là kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng và một số nhà máy tuyển quặng
kim loại màu (antimon, vàng, chì kẽm) chế biến giấy, bột giấy, luyện kim, vật
liệu nổ công nghiệp, sản xuất nước sạch, sơn ô tô. Do vậy các nguy cơ gây ra sự
cố hóa chất lớn chủ yếu là cháy nổ, vỡ hồ bùn thải tuyển của các nhà máy tuyển
quặng. Địa bàn có nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất lớn nhất là thành phố Hà Giang,
huyện Bắc Quang, Vị Xuyên do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu
mỏ hóa lỏng tập trung nhiều dân cư và khu công nghiệp Bình Vàng. Khu vực bị ảnh
hưởng bởi sự cố khi xảy ra tại một địa điểm kinh doanh hóa chất vào khoảng
40.000 m2.
- Đặc tính hóa lý và độc tính chính của
một số loại hóa chất nguy hiểm được lưu trữ tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng
được thể hiện tại Bảng 1 và 2.
- Khoảng cách cách ly ban đầu và khoảng
cách phát tán theo hướng gió của một số hóa chất được thể hiện tại Bảng 3.
- Xác định khoảng cách tương ứng với các
mức độ rủi ro cá nhân (Phụ lục 4)
3.2.2. Kịch bản sự cố hóa chất lớn có thể
xảy ra, xác định khu vực chịu ảnh hưởng của các sự cố hóa chất
a. Sự cố rò rỉ, tràn, đổ hóa chất
Sự cố rò rỉ, tràn, đổ hóa chất có thể xảy
ra đối với tất cả các cơ sở kinh doanh, sử dụng, vận chuyển hóa chất. Đây là sự
cố diễn ra có thể từ từ hoặc nhanh chóng tùy thuộc vào tình huống xảy ra. Mức độ
ảnh hưởng tới con người, môi trường, môi sinh và tài sản tùy thuộc vào đặc tính
và sự phát tán của hóa chất.
Khu vực ảnh hưởng đồng hành cùng địa điểm
cơ sở hoạt động, phạm vi ảnh hưởng thường trong một diện tích nhỏ, chủ yếu tại
cơ sở hoạt động. Ngoại trừ một số trường hợp tràn đổ hóa chất trong quá trình vận
chuyển, trường hợp này thường xảy ra với 01 chuyến vận tải xăng, dầu, gas ...
khu vực ảnh hưởng không xác định cụ thể.
b. Sự cố vỡ đập chứa hóa chất
Sự cố này có thể xảy ra đối với các cơ sở
tuyển quặng antimol, vàng, chì kẽm. Đây là sự cố diễn ra thường vào mùa mưa lũ,
sự cố thường nhanh chóng và khó kiểm soát. Mức độ ảnh hưởng tới con người, môi
trường, môi sinh là nguy hiểm, lâu dài.
Khu vực và phạm vi ảnh hưởng của sự cố kể
trên thường ở vùng sâu, xa các trung dân cư kinh tế xã hội. Tuy nhiên vậy phạm
vi ảnh hưởng trên diện rộng, kéo dài, do hóa chất chảy theo các nguồn nước khe,
suối. Việc khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn do tính chất địa hình, đặc tính
hóa chất.
c. Sự cố cháy, nổ
Sự cố cháy nổ có thể xảy ra đối với các
cơ sở kinh doanh, sử dụng, vận chuyển hóa chất như: Xăng, dầu, gas, vật liệu nổ,
clo, dung môi sơn... Đây là sự cố diễn ra rất nhanh chóng, hậu quả khó lường. Mức
độ ảnh hưởng đến con người, môi trường có thể xảy ra khó lường trước về thiệt hại.
Khu vực ảnh hưởng có thể xảy ra nhiều nhất
là các trung tâm trị trấn, thị tứ, thành phố. Đây là nơi tập trung nhiều cơ sở
kinh doanh xăng, dầu, đồng thời cũng là nơi tập trung đông dân cư, tài sản vật
chất công cộng. Phạm vi ảnh hưởng có thể lên đến 20.000m2 khi xảy ra
tại một cơ sở.
Nhà máy sản xuất hóa chất dung môi C3H7NOS
được dự kiến sản xuất tại khu công nghiệp Bình Vàng là nơi có nguy cơ cháy nổ
trong quá trình sản xuất bảo quản nguyên liệu và sản phẩm sau sản xuất. Phạm vi
ảnh hưởng là các đơn vị hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp Bình Vàng liền
kề với nhà máy sản xuất hóa chất
3.2.3. Dự báo tình huống, diễn biến của
các nguy cơ xảy ra sự cố để lựa chọn phương án ứng cứu tương ứng.
Như đã phân tích ở trên sự cố hóa chất
có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu do cháy nổ; rò rỉ, tràn đổ hóa
chất; vỡ đập ngăn chứa chất thải nguy hại của cơ sở tuyển quặng.
Các sự cố nếu xảy ra sẽ diễn biến rất
nhanh ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Do đó để có phương án ứng cứu tương ứng và phù hợp. Do đó, đưa ra
một số phương án lựa chọn ứng phó như sau:
a. Sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất ở diện
rộng
Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn hóa chất,
hủy bỏ tất cả các nguồn lửa, nguồn phát nhiệt lớn, tia lửa điện; cô lập khu vực
tràn đổ, rò rỉ hóa chất, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ,
rò rỉ hóa chất. Những người có nhiệm vụ ứng phó sự cố hóa chất phải mang thiết
bị phòng hộ cá nhân phù hợp. Hấp thụ hóa chất tràn đổ, rò rỉ bằng chất liệu trơ
(như vermiculite, cát, đất), không sử dụng chất liệu dễ cháy. Sau đó thu gom
hóa chất và chứa đựng trong các thùng chứa hóa chất nguy hại. Sử dụng dụng cụ
không phát ra tia lửa điện để thu gom. Dùng nước rửa sạch khu vực hóa chất tràn
đổ, rò rỉ; thu gom nước và trung hòa rồi mới thải ra môi trường theo quy định bảo
vệ môi trường.
b. Sự cố vỡ đập ngăn chứa hóa chất có khối
lượng lớn
Kiểm tra nồng độ, đặc điểm, tính chất
hóa chất chảy ra khu vực khe suối, nguồn nước của nhân dân. Thông báo cho nhân
dằn trong vùng bị ảnh hưởng biết để không tiếp tục sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
hóa chất. Sử dụng các hóa chất theo tính chất, định lượng cụ thể để trung hòa
hóa chất độc chảy ra môi trường, dùng các phương tiện thiết bị nạo vét lòng
khe, suối, tập kết chất bùn chứa hóa chất nguy hại vào khu vực an toàn. Quan trắc
môi trường khu vực có sự cố hóa chất chảy ra. Nếu nguồn nước vẫn bị ảnh hưởng
do hóa chất gây ra thì phải tiếp tục xử lý cho đến khi đảm bảo an toàn đối với
con người.
c. Sự cố cháy nổ lớn
Cần cách ly một trong ba yếu tố gây nên
quá trình cháy (nhiệt, nhiên liệu và oxy). Các chất dùng để chữa cháy như: Cát,
bột đá, nước, bình chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy...Tùy vào các đặc tính của
từng đám cháy do nguồn nhiệt và các chất cháy khác nhau, mà sử dụng các loại
hóa chất hoặc phương tiện chữa cháy khác nhau.
3.2.4. Kế hoạch ứng phó với các kịch bản
sự cố hóa chất lớn đã được chỉ ra
3.2.4.1. Quy trình ứng phó sự cố hóa chất
a. Tiếp nhận thông tin về sự cố hóa chất
Thông tin về sự cố hóa chất được tiếp nhận
thông qua nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo nhanh chóng kịp thời ứng cứu. Để
đảm bảo có sự thống nhất khi có sự cố hóa chất xảy ra sử dụng hệ thống thông
tin trực ban của lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh và thường trực
Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh.
Khi nhận được thông tin chính xác về sự
cố hóa chất Ban Chỉ đạo là đơn vị quyết định triển khai mọi nhiệm vụ về ứng cứu.
b) Đánh giá tình hình sơ bộ ban đầu
Khẩn trương họp Ban chỉ đạo đánh giá
tình hình sơ bộ ban đầu về sự cố như: Địa điểm xảy ra, loại hóa chất, loại hình
sự cố, nguyên nhân xảy ra, khu vực ảnh hưởng, ước lượng mức độ ảnh hưởng...
c. Triển khai hoạt động ứng phó
Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp yêu cầu lực
lượng Công an (Đơn vị PCCC & CNCH), lực lượng quân sự (BCH Quân sự tỉnh,
BCH Quân sự huyện và xã đội) là đơn vị trực tiếp tiến hành công tác ứng phó sự
cố. Đồng thời yêu cầu lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các ngành, các cấp phối hợp
triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố. Ngay sau đó chỉ đạo bằng công điện
khẩn, văn bản hỏa tốc đến các ngành, các cấp và các lực lượng chức năng triển
khai công tác ứng phó, khắc phục sự cố nhằm khẩn trương khắc phục nhanh nhất mọi
thiệt hại đối với người, tài sản.
Nguyên tắc ứng phó: Ưu tiên cứu người rồi
mới đến tài sản, đến cách ly ứng các khu vực quan trọng trước mới đến khu vực
phụ trợ.
d. Cứu nạn, cứu hộ
Người trực tiếp chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
chỉ đạo lực lượng nòng cốt là Cảnh sát PCCC - CNCH trực tiếp làm công tác ứng
phó, cứu nạn, cứu hộ; các lực lượng quân sự, công an, y tế phối hợp cứu người,
tài sản vật chất, bố trí điều kiện cơ sở vật chất để phục vụ mọi công tác ứng
phó như: Đảm bảo giao thông, xây dựng lều trại; cung cấp điện, nước, thông tin,
phương tiện, dụng cụ, thực phẩm ...
3.2.4.2. Sơ tán dân trong khu vực ảnh hưởng
Tùy theo tính chất sự cố và tình hình ảnh
hưởng đến dân cư trong khu vực sự cố mà Ban chỉ đạo quyết định sơ tán hay không
sơ tán dân cư.
Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất yêu cầu
lực lượng Công an (Cảnh sát PCCC & CNCH), quân sự (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
Ban Chỉ huy Quân sự huyện, xã đội) xây dựng lều bạt tạm tại vị trí thích hợp gần
nơi xảy ra sự cố nhưng đảm bảo khoảng cách an toàn, thuận lợi trong công tác điều
trị, chăm sóc người bị nạn và đảm bảo đủ chỗ ở cho những người khác thuộc khu vực
sự cố.
Phối hợp với chính quyền địa phương để
huy động điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho nhân dân khu vực sự cố trong thời
gian ứng phó, khắc phục sự cố; đảm bảo về công tác an ninh trật tự, y tế, vệ
sinh an toàn thực phẩm và các điều kiện khác phục vụ nhân dân nơi xảy ra sự cố.
3.2.5. Các giải pháp kỹ thuật khắc phục
sự cố hóa chất
a. Nguyên tắc chung:
- Loại bỏ các nguy cơ còn tồn tại để chuẩn
bị làm vệ sinh khu vực sự cố hóa chất.
- Thu dọn chất thải, chất tro cháy, các
thứ đổ vỡ, trang thiết bị hỏng hóc ... Quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
Khôi phục lại môi trường ban đầu và đánh giá các thiệt hại về người và tài sản.
b. Một số trường hợp cụ thể:
Thứ nhất: Khắc phục sự cố do
cháy, nổ hóa chất là xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc các loại hóa chất khác
có khả năng cháy nổ.
Sự cố do cháy nổ hóa chất thường để lại
hậu quả rất nghiêm trọng đối với cơ sở vật chất hoặc nguy cơ gây tai nạn cho
con người. Cơ sở vật chất thường bị phá hủy không có khả năng phục hồi hoặc
không còn tính năng sử dụng sau khi bị sự cố cháy nổ xảy ra. Do vậy biện pháp kỹ
thuật khắc phục sự cố cháy nổ hóa chất gặp rất nhiều khó khăn mà không đem lại
hiệu quả, thông thường là các biện pháp kỹ thuật tháo dỡ, lắp đặt, thu dọn
trang thiết bị, dụng cụ tại hiện trường hoặc áp dụng kỹ thuật xây dựng mới cơ sở
vật chất bị hư hỏng.
Thứ hai: Khắc phục sự cố do rò
rỉ hóa chất là xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc các loại hóa chất khác.
Trước hết phải khoanh vùng hóa chất bị
rò rỉ, tìm mọi biện pháp để không cho hóa chất phát tán ra môi trường xung
quanh, xây dựng cảnh báo khu vực và cho người canh gác 24/24 giờ. Tìm vị trí
hóa chất bị rò rỉ từ bình, bồn chứa, bể chứa. Xác định các nguyên nhân gây rò rỉ
và tìm giải pháp khắc phục. Tùy theo tính chất của bình chứa, bể chứa, loại hóa
chất đang chứa đựng sử dụng các biện pháp hàn gắn chỗ rò rỉ sao đảm bảo an
toàn. Nếu hóa chất có tính chất nguy hiểm dễ cháy nổ có thể phải di dời sang
thiết bị chứa đựng khác trước khi thao tác hàn gắn chỗ rò rỉ. Đồng thời trong
thời gian khắc phục sự cố thì ngừng mọi hoạt động kinh doanh, sử dụng hóa chất
để đảm bảo an toàn đối với người và cơ sở vật chất.
Thứ ba: Khắc phục sự cố vỡ đập
ngăn hồ lắng bãi thải nguy hại tại các nhà máy tuyển quặng.
Xác định phạm vi ảnh hưởng của sự cố đối
với vỡ đập ngăn của các hồ lắng bãi thải tuyển quặng đối với con người, đối với
môi trường vùng hạ du của nhà máy. Sau đó tiến hành các biện pháp kỹ thuật để
ngăn bùn thải mang theo các hóa chất độc hại không phát tán lan truyền trên diện
rộng và cho tiến hành nạo vét thu hồi và xử lý khối lượng hóa chất, bùn thải
mang theo hóa chất. Sử dụng các biện pháp trung hòa hóa chất độc hại còn tồn tại
trong môi trường sau khi nạo vét. Quan trắc môi trường để đánh giá công tác khắc
phục và xác định nồng độ các chất độc hại còn tồn tại trong môi trường đã đạt
yêu cầu theo quy định hay chưa.
3.2.5. Công tác đảm bảo
a. Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban Chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất cấp tỉnh là đơn vị chịu mọi trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều
hành, phân công cho các ngành, các cấp và trực tiếp chỉ đạo các lực lượng nòng
cốt trong ứng cứu sự cố hóa chất.
Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ và các Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ trên địa bàn
các huyện, (khi được thành lập) là đơn vị chuyện nghiệp có chức năng,
nhiệm vụ chính đảm bảo công tác cứu nạn, cứu hộ, ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh
Hà Giang.
Lực lượng quân sự có trách nhiệm phối hợp
trong công tác ứng phó, cứu nạn, cứu hộ và khắc phục sự cố. Ngoài ra có lực lượng
cứu nạn, cứu hộ của các ngành, các cấp cùng tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng
phó, cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố (Phụ lục 2).
b. Điều kiện cơ sở vật chất
Để duy trì lực lượng đảm bảo sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố hóa chất thì đòi hỏi lực lượng Phòng cháy chữa cháy
& Cứu nạn cứu hộ phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ phục vụ công tác. Đồng thời thường xuyên diễn tập sẵn sàng tác nghiệp
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Ngoài ra phải phối hợp với lực lượng
quân sự để ứng cứu tại chỗ ban đầu và thực hiện công tác đảm bảo an ninh, tính
mạng người dân, tài sản, của cải vật chất của nhân dân. Danh mục huy động trang
thiết bị, dụng cụ kèm theo (Phụ lục 5)
c. Kinh phí
Mọi chi phí cho hoạt động phòng ngừa, ứng
phó sự cố hóa chất cấp tỉnh được thực hiện dựa trên nguồn ngân sách nhà nước cấp
cho hoạt động hàng năm hoặc theo từng sự vụ xảy ra. Ban chỉ đạo là đơn vị xây dựng
chi phí tài chính hoạt động hàng năm trình cơ quan chức năng phê duyệt cấp kinh
phí. Hoạch toán chi phí tài chính thông qua các cơ quan chức năng chuyên môn trực
tiếp tham gia ứng phó sự cố hóa chất.
3.3. Kế hoạch ứng
phó sự cố cụ thể
3.3.1. Kế hoạch ứng phó đối với nhà máy
sản xuất hóa chất dung môi C3H7NOS tại khu công nghiệp
Bình Vàng
Nhà máy sản xuất hóa chất dung môi C3H7NOS
tại khu công nghiệp Bình Vàng thường xảy ra sự cố tràn, đổ hóa chất và cháy, nổ.
* Biện pháp phòng ngừa:
- Nhà máy sản xuất hóa chất dung môi phải
thực hiện nghiêm công tác phòng chống cháy nổ, trên cơ sở kế hoạch ứng phó sự cố
hóa chất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bao bì chứa phải làm từ vật liệu bền đối
với va đập như: sắt, nhựa cứng...; có nắp đậy kín, trước khi dùng thùng chứa phải
cọ rửa thật sạch nếu trước đó đã chứa loại hóa chất khác. Trong quá trình nhập
kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy can chứa đựng để đảm bảo không có hiện tượng
nứt vỡ thùng chứa, rách thủng bao bì, tránh hiện tượng rò rỉ tràn đổ. Nếu phát
hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng thì phải để riêng và xử lý trước khi cho
nhập kho.
- Để tránh hiện tượng tràn, đổ, rò rỉ
hóa chất, trong kho bảo quản phải sắp xếp các loại hóa chất ngay ngắn và theo từng
khu vực riêng. Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên trên tường để thuận
tiện cho việc kiểm tra và giám sát.
- Có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra
các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn
các khả năng chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
- Trang bị phương tiện, dụng cụ báo
khói, báo cháy; thiết bị chống sét; thiết bị đo nhiệt độ, đo nồng độ hơi hóa chất...
- Tất cả công nhân làm việc tại cơ sở phải
được huấn luyện định kỳ về công tác bảo quản, vận chuyển và công tác phòng chống
cháy nổ, tất cả công nhân phải được trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ
lao động. Chỉ những công nhân đã qua đào tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được
làm các công việc có yêu cầu cao về an toàn và kiến thức kỹ thuật.
- Định kỳ hằng năm tổ chức diễn tập ứng
phó sự cố hóa chất cho người lao động tại cơ sở sản xuất hóa chất.
* Kế hoạch ứng phó:
- Triển khai các bước theo đúng kế hoạch
ứng phó đã được phê duyệt.
- Đối với sự cố tràn đổ hóa chất: Khi
phát hiện dung môi bị tràn đổ, người phát hiện ngay lập tức báo cho chủ cơ sở,
trưởng ca/kip trực và nhân viên cơ sở để có biện pháp xử lý. Chủ cơ sở chỉ đạo
các nhân viên trong cơ sở tiến hành ứng phó sự cố bằng cách kiểm tra vị trí
tràn đổ, số lượng hóa chất tràn đổ, phạm vi ảnh hưởng ...đồng thời thông gió
khu vực tràn đổ hóa chất, hủy bỏ tất cả các nguồn lửa, nguồn phát nhiệt lớn,
tia lửa điện. Sau đó thu gom hóa chất và chứa đựng trong các thùng chứa hóa chất
nguy hại. Dùng nước rửa sạch khu vực hóa chất tràn đổ, thu gom nước và trung
hòa rồi mới thải ra môi trường theo quy định bảo vệ môi trường.
- Đối với sự cố cháy, nổ: Khi phát hiện
đám cháy, người phát hiện ngay lập tức báo cho chủ và nhân viên nhà máy đồng thời
báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa
phương kịp thời ứng cứu. Chủ và nhân viên cơ sở sử dụng các biện pháp ứng phó tại
chỗ để xử lý ban đầu đám cháy, không cho đám cháy lan rộng. Sơ tán người bị nạn
và tài sản có giá trị, các hóa chất chưa bị cháy đến nơi an toàn. Phối hợp lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy để kịp thời dập tắt đám cháy. Thông báo cho
cơ quan y tế gần nhất kịp thời cấp cứu và chở người bị thương đi bệnh viện.
Đánh giá mức độ thiệt hại về người và tài sản để có chính sách bồi thường cho
đơn vị bị thiệt hại.
3.3.2. Kế hoạch ứng phó đối với các cơ sở
sang chiết và kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
Các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
nguy cơ xảy ra sự cố rò rỉ và cháy nổ.
* Biện pháp phòng ngừa:
- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối với
hoạt động kinh doanh, sao triết xăng dầu khí ga hóa lỏng.
- Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các
thiết bị của hệ thống công nghệ và các thiết bị giám sát.
- Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi
phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện
hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.Các thiết bị, dụng
cụ lưu chứa phải phù hợp và phải được kiểm tra thường xuyên.
- Nơi bảo quản, lưu chứa phải đảm bảo
các điều kiện về thiết bị, bao bì lưu chứa; phương pháp sắp xếp; điều kiện về
nhiệt độ, áp suất để tránh gây rò rỉ hóa chất.
- Có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra
các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn
các khả năng chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
- Trang bị phương tiện, dụng cụ báo
khói, báo cháy; thiết bị chống ngắn mạch điện, chống sét; thiết bị đo nhiệt độ,
đo nồng độ hơi hóa chất...
- Tất cả công nhân làm việc tại cơ sở phải
được huấn luyện định kỳ về công tác bảo quản, vận chuyển và công tác phòng chống
cháy nổ, tất cả công nhân phải được trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ
lao động. Chỉ những công nhân đã qua đào tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được
làm các công việc có yêu cầu cao về an toàn và kiến thức kỹ thuật.
- Định kỳ hằng năm tổ chức diễn tập ứng
phó sự cố theo đúng kế hoạch đề ra, để nâng cao năng lực ứng phó tại cơ sở.
* Kế hoạch ứng phó:
- Đối với sự cố rò rỉ hóa chất: Khi phát
hiện sự cố rò rỉ gas, người phát hiện ngay lập tức báo động để thông báo cho những
người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho chủ cơ sở, trưởng ca/kip trực. Chủ
cơ sở chỉ đạo các nhân viên trong cơ sở tiến hành ứng phó sự cố bằng cách kiểm
tra vị trí rò rỉ, đồng thời tìm cách ngăn chặn hiện tượng rò rỉ, ngăn chặn mọi
nguồn đánh lửa, mở các cửa sổ, cửa ra vào để có độ thông thoáng lớn nhất...
- Đối với sự cố cháy, nổ: Khi phát hiện
cháy, nổ người phát hiện phải nhanh chóng báo động để người xung quanh biết và
báo gấp cho trưởng ca/kip trực, chủ cơ sở: Vị trí cháy, người bị nạn, mức độ
nguy hiểm, phạm vi ảnh hưởng... Trưởng ca/kip trực, chủ cơ sở khi nhận được
thông báo phải nhanh chóng xác minh hiện trường thông báo cho lực lượng cảnh
sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa phương để kịp thời có mặt và
xử lý đám cháy. Thông báo cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu và chở
người bị thương đi bệnh viện.
3.3.3. Kế hoạch ứng phó đối với các cơ sở
kinh doanh xăng dầu
Các cơ sở kinh doanh xăng dầu thường xảy
ra sự cố rò rỉ xăng dầu từ các bồn chứa chôn dưới lòng đất gây ô nhiễm mạch nước
ngầm của hộ dân xung quanh; Cháy nổ trạm xăng dầu.
a. Biện pháp phòng ngừa:
- Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các
thiết bị của hệ thống công nghệ và các thiết bị giám sát.
- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường
xuyên và định kỳ tất cả các thiết bị theo đúng quy định nhà nước, hướng dẫn của
nhà sản xuất. Đặc biệt cần có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra các trang thiết
bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn các khả năng
chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
- Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi
phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện
hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.
- Công nhân tuyển dụng làm việc tại trạm
xăng phải đủ sức khỏe, được đào tạo căn bản về lĩnh vực công việc mình được
phân công cũng như có kiến thức cơ bản về xăng dầu.
- Khi nhận việc, công nhân phải được biết
rõ về các mối hiểm nguy có thể gặp phải trong công việc mình sắp làm và các biện
pháp ngăn ngừa, phòng tránh, ứng phó với các mối hiểm nguy đó.
- Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn
bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào
tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an
toàn và kiến thức kỹ thuật.
- Khi làm việc, tất cả công nhân phải được
trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.
b. Kế hoạch ứng phó:
- Đối với sự cố rò rỉ hóa chất: Khi các
hộ dân xung quanh phát hiện mạch nước ngầm, nước giếng có mùi hôi của xăng, nước
có màu ngả vàng, có váng cần lập tức báo cho chính quyền địa phương và báo cho
chủ cơ sở biết để giải quyết. Chủ cơ sở cần chủ động báo lên Ban chỉ đạo ứng
phó sự cố hóa chất tỉnh để giải quyết. Ban chỉ đạo khẩn trương họp xác minh sự
cố như: Địa điểm xảy ra, loại hóa chất, loại hình sự cố, nguyên nhân xảy ra,
khu vực ảnh hưởng, ước lượng mức độ ảnh hưởng...và cử đoàn thanh tra, kiểm tra
trực tiếp xuống các hộ dân bị ảnh hưởng lấy mẫu để kiểm nghiệm. Trường hợp phát
hiện nguồn nước ngầm, nước giếng thực sự bị ô nhiễm xăng, dầu yêu cầu cơ sở cần
thực hiện ngay các biện pháp khắc phục: Xử lý sạch nguồn nước cho người dân bằng
cách sử dụng các hóa chất theo tính chất, định lượng cụ thể để trung hòa xăng dầu
nhiễm bẩn, dùng các phương tiện thiết bị nạo vét mạch nước ngầm và tập kết chất
bùn chứa hóa chất nguy hại vào khu vực an toàn. Quan trắc môi trường khu vực có
sự cố hóa chất chảy ra. Nếu nguồn nước vẫn bị ảnh hưởng do hóa chất gây ra thì
phải tiếp tục xử lý cho đến khi y đảm bảo an toàn đối với con người. Đồng thời
bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
- Đối với sự cố cháy nổ: Khi xảy ra
cháy, nổ tại các trạm xăng dầu, nhân viên cửa hàng cần ngay lập tức báo động để
người xung quanh biết và báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ tại địa phương để kịp thời có mặt và xử lý đám cháy. Đồng thời khởi
động hệ thống phòng cháy chữa cháy tại chỗ của trạm xăng dầu, sử dụng các loại
bình chữa cháy để xử lý sơ bộ đám cháy không cho đám cháy lan rộng và chờ cho lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ kịp thời ứng cứu. Thông
báo cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu và chở người bị thương đi bệnh
viện.
3.3.4. Kế hoạch ứng phó đối với kho vật
liệu nổ công nghiệp
Các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp có khả năng xảy ra sự cố nổ kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
a. Biện pháp phòng ngừa:
- Các kho bảo quản VLNCN phải xây dựng kế
hoạch ứng phó sự cố kho theo đúng quy định của pháp luật về VLNCN.
- Không được lưu trữ thuốc nổ và phụ kiện
nổ vượt quá năng lực của kho đã được thiết kế và thẩm duyệt, bố trí thuốc nổ và
phụ kiện nổ phải được riêng biệt có nhà kho riêng.
- Niêm yết và thực hiện nghiêm quy trình
đảo chuyển vận liệu công nghiệp tại các kho bảo quản VLNCN.
- Phát quang và vệ sinh công nghiệp đối
với phạm vi xung quanh kho bảo quản VLNCN đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ.
- Tất cả các kho bảo quản VLNCN phải có
hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng chống sét, hệ thống thống thông
gió, hệ thống chống nóng
- Lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra thường
xuyên và định kỳ tất cả các thiết bị theo đúng quy định nhà nước, hướng dẫn của
nhà sản xuất. Đặc biệt cần có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra các trang thiết
bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn các khả năng
chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
- Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi
phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện
hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.
- Khi nhận việc, công nhân phải được biết
rõ về các mối hiểm nguy có thể gặp phải trong công việc mình sắp làm và các biện
pháp ngăn ngừa, phòng tránh, ứng phó với các mối hiểm nguy đó.
- Tất cả công nhân làm việc tại cơ sở phải
được huấn luyện định kỳ về công tác bảo quản, vận chuyển và công tác phòng chống
cháy nổ, tất cả công nhân phải được trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ
lao động.
- Định kỳ tổ chức diễn tập kế hoạch ứng
phó khẩn cấp đối với cán bộ công nhân người lao động làm việc tại các kho bảo
quản VLNCN.
b. Kế hoạch ứng phó:
- Khi có sự cố về cháy nổ xảy ra đối với
kho VNCN lập tức báo động để triển khai công tác ứng cứu theo đúng kế hoạch đã
được chủ cơ sở doanh nghiệp phê duyệt như: Sử dụng các bình chữa cháy xách tay,
các họng nước chữa cháy vách tường, trang bị bảo hộ để xử lý tại chỗ đám cháy,
đưa người bị thương và sơ tán tài sản chưa bị cháy và các hóa chất dễ cháy nổ đến
nơi an toàn.
- Thông báo đến lực lượng cảnh sát phòng
cháy chữa cháy để xử ý các tình huống về cháy. Thông báo cho cơ quan y tế gần
nhất kịp thời cấp cứu và chở người bị thương đi bệnh viện. Đánh giá mức độ thiệt
hại về người và tài sản đồng thời có chính sách phù hợp đền bù thiệt hại cho những
hộ dân xung quanh bị ảnh hưởng.
- Trong trường hợp kho thuốc nổ có nguy
cơ về phát nổ, người chỉ huy lực lượng chữa cháy yêu cầu rút lui về nơi trú ẩn
để giảm nguy cơ thương vong về người. Đồng thời thông báo sơ tán nhân dân trong
khu vực sơ tán khỏi vùng ảnh hưởng do phát nổ kho thuốc.
3.3.5. Kế hoạch ứng phó đối với các cơ sở
sử dụng hóa chất để chế biến gỗ và luyện kim
Các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh
Hà Giang sử dụng các hóa chất chủ yếu là natrihydroxit, canxihydroxit (NaOH;
CaOH) để tẩy trắng nguyên liệu. Đơn vị luyện kim trên địa bàn sử dụng hóa chất
là soda (Na2CO3), dung dịch điện phân NaCl và axit
sunphuric (H2SO4). Các đơn vị trên thường xảy ra sự cố
tràn đổ hóa chất.
a. Biện pháp phòng ngừa:
- Bao bì chứa phải làm từ vật liệu chịu
kiềm, tính ăn mòn và bền đối với va đập như: sắt, nhựa cứng; có nắp đậy kín,
trước khi dùng thùng chứa phải cọ rửa thật sạch nếu trước đó đã chứa loại hóa
chất khác. Trong quá trình nhập kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy can chứa đựng
để đảm bảo không có hiện tượng nứt vỡ thùng chứa, rách thủng bao bì, tránh hiện
tượng rò rỉ tràn đổ. Nếu phát hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng thì phải để
riêng và xử lý trước khi cho nhập kho.
- Để tránh hiện tượng tràn, đổ, rò rỉ
hóa chất trong kho bảo quản phải sắp xếp các loại hóa chất ngay ngắn và theo từng
khu vực riêng. Không có hiện tượng xếp chồng lên nhau hoặc xếp cao quá chiều
cao quy định có thể gây nghiêng đổ. Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên
trên tường để thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát.
- Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn
bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào
tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an
toàn và kiến thức kỹ thuật.
- Khi làm việc, tất cả công nhân phải được
trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.
b. Kế hoạch ứng phó:
Khi phát hiện hóa chất bị tràn đổ, người
phát hiện ngay lập tức báo cho chủ cơ sở, trưởng ca/kip trực và nhân viên cơ sở
để có biện pháp xử lý. Chủ cơ sở chỉ đạo các nhân viên trong cơ sở tiến hành ứng
phó sự cố bằng cách kiểm tra vị trí tràn đổ, số lượng hóa chất tràn đổ, phạm vi
ảnh hưởng .... Dùng chất hấp thụ (giẻ lau, bông thấm hút hóa chất, ...) cô lập
khu vực chảy tràn không cho chảy ra xung quanh. Dùng chất hấp thụ (cát, bông thấm
hút hóa chất, ...) bao phủ hết khu vực chảy tràn để thấm hút hóa chất. Chờ cho
chất hấp thụ hút hết hóa chất thì thu gom lại cho vào bao hoặc chứa đựng trong
các thùng chứa hóa chất nguy hại chuyển sang khu vực rác thải nguy hại để xử
lý. Dùng nước rửa sạch khu vực hóa chất tràn đổ, thu gom nước và trung hòa rồi
mới thải ra môi trường theo quy định bảo vệ môi trường. Thông báo cho cơ quan y
tế gần nhất kịp thời cấp cứu và chở người bị thương đi bệnh viện.
3.3.6. Kế hoạch ứng phó đối với các cơ sở
sử dụng hóa chất sản xuất nước sạch
Một số cơ sở sản xuất nước sạch trên địa
bàn tỉnh Hà Giang sử dụng Clo (CI2) để làm sạch nước. Các đơn vị này
thường xảy ra sự cố rò rỉ khí Clo; lượng Clo tồn dư trong nước và cháy, nổ.
a. Biện pháp phòng ngừa:
- Trang bị đầy đủ, đúng chủng loại các
thiết bị của hệ thống công nghệ và các thiết bị giám sát.
- Sửa chữa ngay tất cả các thiết bị khi
phát hiện hư hỏng. Tuyệt đối không vận hành hệ thống tại khu vực có phát hiện
hư hỏng mà chưa có biện pháp bổ sung ngăn ngừa sự cố hữu hiệu.
- Các thiết bị, dụng cụ lưu chứa phải
phù hợp và phải được kiểm tra thường xuyên.
- Nơi bảo quản, lưu chứa phải đảm bảo
các điều kiện về thiết bị, bao bì lưu chứ; phương pháp sắp xếp; điều kiện về
nhiệt độ, áp suất để tránh gây rò rỉ hóa chất.
- Có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra
các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn
các khả năng chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
- Trang bị phương tiện, dụng cụ báo
khói, báo cháy; thiết bị chống ngắn mạch điện, chống sét; thiết bị đo nhiệt độ,
đo nồng độ hơi hóa chất...
- Khi làm việc, tất cả công nhân phải được
trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.
- Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn
bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào
tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an
toàn và kiến thức kỹ thuật.
b. Kế hoạch ứng phó:
- Đối với sự cố rò rỉ hóa chất: Khi phát
hiện khí Clo rò rỉ ra không khí, người phát hiện cần ngay lập tức báo động để
thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời báo gấp cho chủ cơ sở, trưởng
ca/kip trực..Chủ cơ sở chỉ đạo các nhân viên trong cơ sở tiến hành ứng phó sự cố
bằng cách kiểm tra vị trí rò rỉ, đồng thời tìm cách ngăn chặn hiện tượng rò rỉ,
ngăn chặn mọi nguồn đánh lửa, mở các cửa sổ, cửa ra vào để có độ thông thoáng lớn
nhất... Thông báo cho cơ quan y tế gần nhất kịp thời cấp cứu và chở người bị
thương đi bệnh viện. Sau đó đánh giá mức độ phát tán và ảnh hưởng của khí Clo
ra môi trường đối với các hộ dân sống xung quanh nhằm có biện pháp xử lý triệt
để hoặc làm loãng khí Clo phát tán ra môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân xung quanh.
- Đối với sự cố tồn dư hóa chất trong nước:
Khi người dân sử dụng nước phát hiện nước có mùi lạ, bốc mùi Clo nồng nặc, khó
chịu cần lập tức báo cho chính quyền địa phương và báo cho chủ cơ sở biết để giải
quyết. Chủ cơ sở cần chủ động báo lên Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh để
giải quyết. Ban chỉ đạo khẩn trương họp xác minh sự cố như: Địa điểm xảy ra, loại
hóa chất, loại hình sự cố, nguyên nhân xảy ra, khu vực ảnh hưởng, ước lượng mức
độ ảnh hưởng...và cử đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp xuống các hộ dân bị ảnh
hưởng lấy mẫu để kiểm nghiệm. Trường hợp phát hiện nước có tồn dư lượng Clo lớn
hơn mức cho phép, yêu cầu cơ sở cần thực hiện ngay các biện pháp khắc phục: cắt
nước, thông báo rộng rãi cho người dân và trên phương tiện thông tin đại chúng
về tình hình nước có tồn dư lượng Clo lớn hơn mức cho phép và thời gian, biện
pháp xử lý. Sử dụng các hóa chất để loại bỏ Clo ra khỏi nước. Cung cấp nguồn nước
dự phòng để người dân sử dụng trong quá trình xử lý nước tồn dư Clo. Đánh giá mức
độ thiệt hại và bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
- Đối với sự cố cháy nổ: Khi xảy ra
cháy, nổ tại nhà máy nước do rò khí khí Clo kết hợp với nguồn nhiệt gây cháy,
người phát hiện cần ngay lập tức báo động để người xung quanh biết và báo cho
chủ và nhân viên cơ sở biết để xử lý. Đồng thời báo cho lực lượng cảnh sát
phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa phương để kịp thời có mặt và xử
lý đám cháy. Kịp thời sơ tán tài sản và người dân đến nơi an toàn. Thông báo
cho cơ quan y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu và chở người bị thương đi bệnh viện.
Đánh giá mức độ phát tán và ảnh hưởng của khí Clo ra môi trường đối với các hộ
dân sống xung quanh nhằm có biện pháp xử lý triệt để hoặc làm loãng khí Clo
phát tán ra môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh.
3.3.7. Kế hoạch ứng phó đối với các cơ sở
tuyển quặng antimol, vàng
Các nhà máy tuyển quặng antimol, vàng
trên địa bàn tỉnh sử dụng hóa chất chủ yếu là kẽm sun phát (ZnSO4),
đồng sun phát (CuSO4), Hydro xianua (HCN), thủy ngân (Hg). Sự cố xảy
ra thường là tràn đổ hóa chất và vỡ ao đập chưa hóa chất.
a. Biện pháp phòng ngừa:
- Bao bì chứa phải làm từ vật liệu chịu
kiềm, tính ăn mòn và bền đối với va đập như: sắt, nhựa cứng; có nắp đậy kín,
trước khi dùng thùng chứa phải cọ rửa thật sạch nếu trước đó đã chứa loại hóa
chất khác. Trong quá trình nhập kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy can chứa đựng
để đảm bảo không có hiện tượng nứt võ thùng chứa, rách thủng bao bì, tránh hiện
tượng rò rỉ tràn đổ. Nếu phát hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng thì phải để
riêng và xử lý trước khi cho nhập kho.
- Để tránh hiện tượng tràn, đổ, rò rỉ
hóa chất trong kho bảo quản phải sắp xếp các loại hóa chất ngay ngắn và theo từng
khu vực riêng. Không có hiện tượng xếp chồng lên nhau hoặc xếp cao quá chiều
cao quy định có thể gây nghiêng đổ. Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên
trên tường để thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát.
- Đối với các cơ sở có ao chứa hóa chất
lớn, cần phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát và thường xuyên gia cố thành ao chứa
và xây dựng tường bao đảm bảo ao chứa không bị ảnh hưởng trong mùa mưa lũ.
- Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn
bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào
tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an
toàn và kiến thức kỹ thuật.
- Khi làm việc, tất cả công nhân phải được
trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.
b. Kế hoạch ứng phó:
- Đối với sự cố tràn đổ hóa chất: Khi
phát hiện hóa chất bị tràn đổ, người phát hiện ngay lập tức báo cho chủ cơ sở,
trưởng ca/kip trực và nhân viên cơ sở để có biện pháp xử lý. Chủ cơ sở chỉ đạo
các nhân viên trong cơ sở tiến hành ứng phó sự cố bằng cách kiểm tra vị trí
tràn đổ, số lượng hóa chất tràn đổ, phạm vi ảnh hưởng.... hủy bỏ tất cả các nguồn
lửa, nguồn phát nhiệt lớn, tia lửa điện. Dùng chất hấp thụ bao phủ hết khu vực
chảy tràn để thấm hút hóa chất. Chờ cho chất hấp thụ hút hết hóa chất thì thu
gom lại cho vào bao hoặc chứa đựng trong các thùng chứa hóa chất nguy hại chuyển
sang khu vực rác thải nguy hại để xử lý. Dùng nước rửa sạch khu vực hóa chất
tràn đổ, thu gom nước và trung hòa rồi mới thải ra môi trường theo quy định bảo
vệ môi trường. Thông báo cho cơ quan y tế gần nhất kịp thời cấp cứu và chở người
bị thương đi bệnh viện.
- Đối với sự cố vỡ ao, đập chưa hóa chất
lớn: Mùa mưa, lũ có thể dẫn đến sự cố vỡ ao đập chứa hóa chất lớn. Hóa chất có
thể chảy tràn ra các nguồn nước khe, suối do các cơ sở tuyển quặng antimol,
vàng thường ở vùng sâu; vùng xa trung tâm thị trấn thị tứ. Khi phát hiện nguồn
ao đập chứa hóa chất bị vỡ, người phát hiện cần lập tức báo cho chủ và nhân
viên của cơ sở đồng thời báo cho chính quyền địa phương biết để xử lý. Chủ cơ sở
cần ngay lập tức gia cố, xử lý ao đập hóa chất bị vỡ để hóa chất không tiếp tục
tràn ra môi trường và chủ động báo lên Ban chỉ đạo ứng phó sự cố hóa chất tỉnh
để giải quyết. Ban chỉ đạo khẩn trương họp xác minh sự cố như: Địa điểm xảy ra,
loại hóa chất, loại hình sự cố, nguyên nhân xảy ra, khu vực ảnh hưởng, ước lượng
mức độ ảnh hưởng...và cử đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp xuống các nguồn nước,
khe suối bị ảnh hưởng lấy mẫu để kiểm nghiệm, kiểm tra nồng độ, đặc điểm, tính
chất hóa chất chảy ra khu vực khe suối, nguồn nước của nhân dân. Thông báo cho
nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng biết để không tiếp tục sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm hóa chất. Sử dụng các hóa chất theo tính chất, định lượng cụ thể để trung
hòa hóa chất độc chảy ra môi trường, dùng các phương tiện thiết bị nạo vét lòng
khe, suối, tập kết chất bùn chứa hóa chất nguy hại vào khu vực an toàn. Quan trắc
môi trường khu vực có sự cố hóa chất chảy ra. Nếu nguồn nước vẫn bị ảnh hưởng
do hóa chất gây ra thì phải tiếp tục xử lý cho đến khi đảm bảo an toàn đối với
con người. Đánh giá mức độ thiệt hại và bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
3.3.8. Kế hoạch ứng phó đối với các cơ sở
lắp ráp ô tô
Nhà máy lắp ráp ô tô sử dụng hóa chất là
các loại dung môi sơn, dung môi hòa tan, dung môi điện phân. Sự cố xảy ra chủ yếu
là tràn đổ hóa chất và cháy nổ.
a. Biện pháp phòng ngừa:
- Các thiết bị, dụng cụ lưu chứa phải phù
hợp và phải được kiểm tra thường xuyên.
- Bao bì chứa phải làm từ vật liệu bền đối
với va đập như: sắt, nhựa cứng; có nắp đậy kín, trước khi dùng thùng chứa phải
cọ rửa thật sạch nếu trước đó đã chứa loại hóa chất khác. Trong quá trình nhập
kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy can chứa đựng để đảm bảo không có hiện tượng
nứt vỡ thùng chứa, rách thủng bao bì, tránh hiện tượng rò rỉ tràn đổ. Nếu phát
hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng thì phải để riêng và xử lý trước khi cho
nhập kho.
- Để tránh hiện tượng tràn, đổ, rò rỉ
hóa chất trong kho bảo quản phải sắp xếp các loại hóa chất ngay ngắn và theo từng
khu vực riêng. Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên trên tường để thuận
tiện cho việc kiểm tra và giám sát.
- Có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra
các trang thiết bị điện bao gồm cả điện động lực và điện chiếu sáng để ngăn chặn
các khả năng chập điện trong các động cơ, trên dây dẫn qua các khu vực nguy hiểm.
- Trang bị phương tiện, dụng cụ báo
khói, báo cháy; thiết bị chống ngắn mạch điện, chống sét; thiết bị đo nhiệt độ,
đo nồng độ hơi hóa chất...
- Khi làm việc, tất cả công nhân phải được
trang bị và sử dụng đúng chủng loại bảo hộ lao động.
- Hướng dẫn công nhân chi tiết bằng văn
bản những quy trình cần thực hiện khi làm việc. Chỉ những công nhân đã qua đào
tạo và kiểm tra đủ tiêu chuẩn mới được làm các công việc có yêu cầu cao về an
toàn và kiến thức kỹ thuật.
b. Kế hoạch ứng phó:
- Đối với sự cố tràn đổ hóa chất: Khi
phát hiện hóa chất bị tràn đổ, người phát hiện ngay lập tức báo cho chủ cơ sở,
trưởng ca/kip trực và nhân viên cơ sở để có biện pháp xử lý. Chủ cơ sở chỉ đạo
các nhân viên trong cơ sở tiến hành ứng phó sự cố bằng cách kiểm tra vị trí
tràn đổ, số lượng hóa chất tràn đổ, phạm vi ảnh hưởng.... hủy bỏ tất cả các nguồn
lửa, nguồn phát nhiệt lớn, tia lửa điện. Dùng chất hấp thụ bao phủ hết khu vực
chảy tràn để thấm hút hóa chất. Chờ cho chất hấp thụ hút hết hóa chất thì thu
gom lại cho vào bao hoặc chứa đựng trong các thùng chứa hóa chất nguy hại chuyển
sang khu vực rác thải nguy hại để xử lý. Dùng nước rửa sạch khu vực hóa chất
tràn đổ, thu gom nước và trung hòa rồi mới thải ra môi trường theo quy định bảo
vệ môi trường. Thông báo cho cơ quan y tế gần nhất kịp thời cấp cứu và chở người
bị thương đi bệnh viện.
- Đối với sự cố cháy, nổ: Khi phát hiện
đám cháy, người phát hiện ngay lập tức báo cho chủ và nhân viên nhà máy đồng thời
báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại địa
phương kịp thời ứng cứu. Đồng thời sử dụng các biện pháp ứng phó tại chỗ để xử
lý ban đầu đám cháy, không cho đám cháy lan rộng. Sơ tán người bị nạn và tài sản
có giá trị, các hóa chất chưa bị cháy đến nơi an toàn. Phối hợp lực lượng cảnh
sát phòng cháy chữa cháy để kịp thời dập tắt đám cháy. Thông báo cho cơ quan y
tế gần nhất kịp thời cấp cứu và chở người bị thương đi bệnh viện. Đánh giá mức
độ thiệt hại về người và tài sản và có chính sách bồi thường cho người bị thiệt
hại.
3.3.9. Công tác tổ chức, phối hợp thực
hiện
Ban Chỉ đạo là đơn vị điều hành chung có
trách nhiệm kết nối mọi thông tin liên lạc với các bộ phận phụ trách. Ban Chỉ đạo
cử người chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp và điều hành công tác ứng cứu sự cố. Lực lượng
PCCC & CNCH và lực lượng quân sự là bộ phận trực tiếp nhận lệnh từ người chỉ
huy tại hiện trường.
Các ngành, các cấp cử người, phương tiện
tham gia ứng cứu sự cố hóa chất thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của chỉ
huy Ban Chỉ đạo.
3.4. Giải pháp
3.4.1. Giải pháp về quản
lý
Đến nay trên địa bàn tỉnh đang triển
khai thực hiện đề án quy hoạch xây dựng cung ứng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên việc xây dựng cung ứng xăng dầu, ga khí hóa lỏng
đang nằm xen kẽ vào các khu trung tâm có nhiều dân cư sinh sống, các cơ sở hoạt
động sản xuất hóa chất khác như tuyển, luyện chế biến khoáng sản, sản xuất hóa
chất đều được bố trí ở những nơi xa khu dân cư hoặc trong các khu cụm công nghiệp
có điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhằm giảm thiểu tác động tối đa khi có
sự cố hóa chất xảy ra.
- Chủ động phòng ngừa những sự cố hóa chất
có thể xảy ra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa
bàn, thì cấp ủy chính quyền địa phương (UBND các cấp) và các cơ quan chức năng
phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất đối
với các cơ sở có liên quan đến hoạt động hóa chất như; Nâng cao năng lực quản
lý về lĩnh vực hóa chất đối với các cơ quan chuyên môn, các cơ sở hoạt động
trong các cơ sở có liên quan đến hóa chất; tuyên truyền công tác phòng chống
cháy nổ; kiểm tra cơ sở vật chất, điều kiện con người của cơ sở, điều kiện năng
lực ứng phó sự cố hóa chất.
- Hàng năm cơ quan chức năng tổ chức tập
huấn, đào tạo nghiệp vụ về công tác phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố hóa chất;
tổ chức diễn tập tại cơ sở phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
3.4.2. Giải pháp nâng
cao năng lực của cơ sở hóa chất trong hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất
a. Giải pháp chung
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
người lao động tại các cơ sở hoạt động hóa chất trong việc tuân thủ quy định quản
lý an toàn hóa chất và các cơ quan quản lý có liên quan.
- Giáo dục, đào tạo kỹ thuật an toàn hóa
chất cho người lao động tiếp xúc với hóa chất trong quá trình làm việc.
- Rà soát, yêu cầu các chủ đầu tư dự án,
chủ doanh nghiệp hoạt động hóa chất xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa
ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật.
b. Giải pháp cụ thể
- Giải pháp thứ nhất: Loại bỏ các chất độc
hại, nguy hiểm hoặc thay thế bằng các chất ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy
hiểm.
Đây là giải pháp hiệu quả nhất để ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu tối đa tác hại của hóa chất đến con người và môi trường
như: Thay thế dung môi dễ cháy nổ bằng dung môi ít cháy nổ; thay thế quy trình
làm việc thủ công bằng quy trình làm việc tự động hóa ...
- Giải pháp thứ hai: Cách ly nguồn phát
sinh hóa chất nguy hiểm với khu vực dân cư, khu vực tài sản công cộng có giá trị
bằng khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách
mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với con người, tài sản. Cách ly nguồn
hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn phát sinh nhiệt, tia lửa điện, sóng điện từ
...
Mục đích nhằm hạn chế sự lan tỏa hơi,
khí độc hại, nguy hiểm tới khu tập trung dân cư, môi trường môi sinh, đồng thời
hạn chế nguy cơ phát sinh cháy nổ hóa chất.
- Giải pháp thứ ba: Sử dụng hệ thống
thông gió thích hợp để khuếch tán nồng độ hơi hóa chất độc hại, dễ cháy nổ lên
vùng không trung, làm giảm nguy cơ xảy ra cháy, nổ hóa chất.
Thông gió là một hình thức kiểm soát
hơi, khí độc, bụi, khói thải ra của quá trình sản xuất, tồn chứa hóa chất.
Thông gió có thể bằng phương pháp tự nhiên hoặc cưỡng bức, có thể kết hợp thu
gom, xử lý bằng các hệ thống lọc cơ học và sục hóa chất trung hòa.
- Giải pháp thứ tư: Trang bị phương tiện,
dụng cụ báo khói, báo cháy tự động; thiết bị chống ngắn mạch điện, chống sét;
thiết bị đo nhiệt độ, đo nồng độ hơi hóa chất...; ngoài ra trang bị đầy đủ
phương tiện, thiết bị chữa cháy như bình cứu hỏa, bể nước, bể cát, máy bơm nước...
Phần lớn các nguy cơ từ hoạt động hóa chất
có thể kiểm soát được bằng các biện pháp kỹ thuật.
- Giải pháp thứ năm: Điều kiện cơ sở vật
chất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, tồn trữ hóa chất phải đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật an toàn, ví dụ như: Hệ thống giao thông nội bộ phải đảm bảo cho việc cứu
chữa cháy nổ; hệ thống điện phải đáp ứng nhu cầu công suất của tổng thiết bị sử
dụng, phải có đầy đủ thiết bị phòng chống ngắn mạch, quá tải...; phải bố trí
trang thiết bị máy ở vị trí thích hợp, đủ khoảng cách an toàn với khu vực tồn
trữ hóa chất...
3.4.3. Kế hoạch kiểm
tra, giám sát nguồn nguy cơ xảy ra sự cố
Hàng năm cơ quan chức năng xây dựng kế
hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở, thông qua công tác kiểm tra, giám
sát cơ quan chức năng thực hiện việc tuyên truyền pháp luật về hóa chất và hướng
dẫn cơ sở thực hiện đầy đủ những nội dung pháp luật quy định về hoạt động hóa
chất. Đồng thời yêu cầu cơ sở nghiêm túc thực hiện triệt để các quy định về an
toàn, phòng ngừa sự cố hóa chất và khắc phục ngay những nguy cơ có thể xảy ra
gây mất an toàn đối với cơ sở kinh doanh, sử dụng hóa chất.
3.4.4 Thực hiện công
tác kiểm tra, thanh tra tuân thủ quy định về an toàn hóa chất, kiểm tra tính sẵn
sàng lực lượng để ứng phó sự cố hóa chất
Định kỳ hàng năm cơ quan chức năng thành
lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra an toàn các cơ sở hoạt động hóa
chất. Đồng thời đôn đốc lực lượng ứng phó sự cố hóa chất luôn rèn luyện tinh thần,
thể lực và sẵn sàng điều kiện cơ sở vật tư kỹ thuật để ứng phó sự cố hóa chất nếu
xảy ra.
Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy
và cứu nạn cứu hộ là nòng cốt trong công tác cứu hộ cứu nạn. Các lực lượng khác
quân sự, y tế và các ngành các cấp phối hợp để sẵn sàng ứng cứu nhằm làm giảm
thiệt hại ở mức thấp nhất.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
của các ngành, các cấp
a. Sở Công Thương
Sở Công Thương là cơ quan thường trực,
tham mưu giúp Ban Chỉ đạo phòng ngừa sự cố hóa chất cấp tỉnh nắm bắt tình hình
chung về các cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm trên địa bàn.
Định kỳ báo cáo công tác đảm bảo an toàn
đối với các cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm, hàng năm xây dựng kế hoạch tập
huấn, diễn tập, kiểm tra. Thường xuyên phối hợp với các ngành, cấp hoàn thiện,
bổ sung, cập nhật mọi thông tin về nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng kinh phí hàng năm cho hoạt động
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trên cơ sở kinh phí của các đơn vị xây dựng
trình lên Ban Chỉ đạo.
Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo phòng ngừa,
ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
trình UBND tỉnh quyết định.
b. Công an tỉnh
Đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn phân
luồng giao thông thông suốt nơi xảy ra sự cố hóa chất. Có trách nhiệm chỉ đạo,
điều động đơn vị PCCC & CNCH thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố. Đơn vị PCCC
& CNCH là lực lượng nòng cốt trực tiếp thực hiện công tác ứng phó, cứu nạn,
cứu hộ khi có sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh; có trách nhiệm chuẩn bị
điều kiện cơ sở vật chất, trạng thiết bị, dụng cụ sẵn sàng thực hiện công tác ứng
phó, cứu nạn, cứu hộ; luôn luôn chuẩn bị lực lượng con người tối đa của đơn vị
cho một kíp ứng phó sự cố, luôn đặt trong tình trạng sẵn sàng triển khai thực
hiện.
Hàng năm phối hợp với cơ quan chức năng
tổ chức tập huấn, diễn tập, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động hóa chất nguy
hiểm.
Xây dựng dự trù kinh phí cho công tác
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, tổ chức diễn tập, tập huấn hàng năm của đơn
vị mình gửi Ban Chỉ đạo tổng hợp.
c. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Là lực lượng trực tiếp phối hợp trong
công tác ứng phó, cứu nạn, cứu hộ. Đây là lực lượng trực tiếp tiếp cận sớm nhất
tại địa bàn các huyện thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm
chỉ đạo, điều động lực lượng quân sự trên địa bàn thực hiện ứng phó sự cố xảy
ra trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm phối hợp với cơ quan chức năng
tổ chức tập huấn, diễn tập, kiểm tra đối với các cơ sở hoạt động hóa chất nguy
hiểm.
Xây dựng dự trù kinh phí cho công tác
phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, tổ chức diễn tập, tập huấn hàng năm của đơn
vị mình gửi Ban Chỉ đạo tổng hợp.
d. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công
tác quản lý nhà nước về môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng
hóa chất; tham mưu trong công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi tường
tại các dự án. Chủ trì tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
Kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án hóa chất trước khi đi vào hoạt động
theo quy định.
d. Sở Y tế
Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị y tế tại địa
bàn xảy ra sự cố hóa chất đảm bảo công tác cấp cứu ban đầu, điều trị cho người
bị nạn và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phòng chống
dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau sự cố hóa chất tại địa phương
Xây dựng dự trù kinh phí cho công tác ứng
phó sự cố hóa chất, tổ chức diễn tập, tập huấn hàng năm của đơn vị mình gửi Ban
Chỉ đạo tổng hợp.
e. Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan tham
mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghệ đối với các
dự án công nghiệp; trong đó có dự án, nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng
hóa chất; chủ trì tổ chức thẩm định dây chuyền công nghệ đối với các dự án trước
khi đi vào hoạt động.
f. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Có trách nhiệm tổ chức quản lý an toàn đối
với hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất thuộc ngành quản lý trên địa
bàn tỉnh; thường xuyên đôn đốc các cơ sở hóa chất thuộc ngành quản lý thực hiện
tốt các biện pháp đảm bảo an toàn đối với kho chứa, cửa hàng kinh doanh hóa chất.
g. Hội Chữ thập đỏ tỉnh
Có trách nhiệm tuyên truyền, vận động
các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống sự cố hóa chất. Tham gia ứng
cứu khi xảy ra sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh. Tập hợp, huy động, kêu gọi các
tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và triển khai hỗ trợ nhân dân khu vực bị sự cố.
h. Sở Tài chính
Có trách nhiệm xây dựng dự toán ngân
sách hàng năm phục vụ cho công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh,
trên cơ sở bản dự toán kinh phí do Ban Chỉ đạo phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa
chất cấp tỉnh xây dựng.
i. UBND các huyện, thành phố
Có trách nhiệm bố trí lực lượng dân
quân, phối hợp với lực lượng của các cơ quan chức năng thực hiện công tác ứng
phó, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố hóa chất xẩy ra trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn điều động lực lượng trực tiếp tham gia công tác ứng
phó, cứu nạn, cứu hộ sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn quản lý.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước
về môi trường trên địa bàn quản lý, báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo, Sở ngành
chuyên môn khi có sự cố hóa chất xảy ra.
2. Diễn tập ứng
phó sự cố hóa chất
- Hàng năm Ban chỉ đạo hóa chất cấp tỉnh
sẽ tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa
chất. Thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức do Trưởng ban Chỉ đạo họp thống nhất
và quyết định.
- Tùy tình hình thực tế hàng năm của địa
phương Ban chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh có thể không tổ
chức diễn tập mà thay bằng các chương trình tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ thuật
trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh.
- Các sở, ngành, các tổ chức, cá nhân có
liên quan căn cứ Kế hoạch này triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được
phân công, trong đó tập trung xây dựng lực lượng con người và phương tiện,
trang thiết bị, dụng cụ chuyên ngành sẵn sàng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn sự cố
hóa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh cần bổ sung, sửa đổi các đơn vị gửi ý kiến về
Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Kế hoạch này được thực hiện từ ngày ký
ban hành và thay thế Kế hoạch số 229/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2016 của UBND
tỉnh Hà Giang về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Hà Giang./.
Nơi
nhận:
-
Bộ
Công Thương;
- UBQG tìm kiếm cứu nạn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP: đ/c Đoàn Sang, Sắc;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Vnptioffice.
- Lưu: VT, CV: Hùng, Hồng, Lượng.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Thị Minh Hạnh
|
Phụ lục 1:
DANH MỤC CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNG HÓA CHẤT
VÀ KHU VỰC CÓ NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT
STT
|
TÊN CƠ SỞ
|
ĐỊA CHỈ KHU VỰC
CÓ NGUY CƠ SỰ CỐ
|
LOẠI HÓA CHẤT
|
1
|
Petrolimex - Cửa hàng 07
|
Tổ 5, Thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
2
|
CHXD Mậu Duệ
|
Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
3
|
Petrolimex - Cửa hàng số 23
|
Xã Nà Chì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
4
|
Petrolimex - Cửa hàng số 25
|
Tổ 4, Thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
5
|
Petrolimex - Cửa hàng số 28
|
Xã Xín Mần, huyện Xín Mần, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
6
|
Cửa hàng xăng dầu thị trấn Cốc Pài
|
Tổ 4, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
7
|
Cửa hàng xăng dầu Gia Long
|
Tổ 1, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
8
|
Petrolimex - Cửa hàng 10
|
Thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang
|
Xăng, dầu, LPG
|
9
|
Cửa hàng xăng dầu Việt Lâm
|
Km 27, Xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
10
|
Petrolimex - Cửa hàng 03
|
Tổ 7, Thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng dầu, LPG
|
11
|
Petrolimex - Cửa hàng 21
|
Tổ 16, Thị Trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
Xăng dầu, LPG
|
12
|
Petrolimex - Cửa hàng 20
|
Thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
Xăng dầu, LPG
|
13
|
Cửa hàng xăng dầu quân đội số 2
|
Xã Đạo Đức huyện Vị xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu
|
14
|
Cửa hàng xăng dầu số 5
|
Khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
|
Xăng, dầu
|
15
|
Cửa hàng xăng dầu Minh Tân
|
Xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu
|
16
|
Petrolimex - Cửa hàng 18
|
Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh
Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
17
|
Cửa hàng xăng dầu thị trấn Mèo Vạc
|
Tổ 5, Thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
18
|
Petrolimex - Cửa hàng 22
|
Thôn Bình Long, xã Vĩnh Tuy, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
19
|
Petrolimex - Cửa hàng 06
|
Thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
20
|
Cửa hàng xăng dầu Hùng an
|
Thôn Đá Bàn, xã Hùng An, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
21
|
Petrolimex - Cửa hàng 17
|
Thôn Tân An, xã Hùng An, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
22
|
Petrolimex - Cửa hàng 11
|
Thôn Pắc Há, xã Quang Minh, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
23
|
Của hàng xăng dầu Trung Hoa Pắc Há
|
Thôn Pắc Há, xã Quang Minh, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
24
|
Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Huệ
|
Tổ 8, Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
25
|
Cửa hàng xăng dầu Cường Phú
|
Tổ 12, Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
26
|
Petrolimex - Cửa hàng 02
|
Tổ 3, Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
27
|
Petrolimex - Cửa hàng 09
|
Xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu, LPG
|
28
|
Cửa hàng xăng dầu Kim Ngọc
|
Phố Sảo, xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
29
|
Petrolimex - Cửa hàng 15
|
Thôn Kem, xã Đồng Yên, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
30
|
Cửa hàng xăng dầu Phố Cáo
|
Thôn Phố Cáo, xã Đồng Yên, Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
31
|
Petrolimex - Cửa hàng 24
|
Xã Liên Hiệp, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
32
|
Cửa hàng xăng dầu DN Hoa Tờ
|
Thôn Tân Lâm, xã Tân Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
33
|
Cửa hàng xăng dầu DN Hoa Tờ
|
Thôn Tân Bình, xã Việt Vinh, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
34
|
Cửa hàng Xăng dầu Vĩnh Hảo
|
Km 213+400 Quốc lộ 2, thôn Khuổi Phạt,
xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
35
|
Cửa hàng Xăng dầu Thị trấn Vĩnh Tuy
|
Km 211+800, bên phải tuyến QL2 Hướng
HN-HG thuộc thôn Tân Lập, thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
36
|
Cửa hàng Xăng dầu Việt Hồng
|
Thôn Trung, xã Việt Hồng, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang;
|
Xăng, dầu,
LPG
|
37
|
Petrolimex - Cửa hàng số 05
|
Tổ 2, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu, LPG
|
38
|
Petrolimex - Cửa hàng số 27
|
Thôn Nà Lá, xã Minh Ngọc, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
39
|
Cửa hàng xăng dầu Yên Phú
|
Km 58+900 Thôn Pắc Sáp, Thị trấn Yên
Phú, huyện Bắc Mê
|
Xăng, dầu,
LPG
|
40
|
Petrolimex - Cửa hàng 14
|
Tổ 1, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
khí LPG
|
41
|
Cửa hàng xăng dầu Phố Cáo
|
Thôn Sủa Pả A, xã Phố Cáo, huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
khí LPG
|
42
|
Cửa hàng xăng, dầu Nậm Dịch
|
Thôn 10, xã Nậm Dịch, huyện Hoàng Su
Phì, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu, LPG
|
43
|
Cửa hàng xăng, dầu Minh Cúc
|
Khu phố 5, thị trấn Vinh Quang, h.
Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
44
|
Petrolimex - Cửa hàng 04
|
Tổ 5, thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng
Su Phì, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
45
|
Petrolimex - Cửa hàng 26
|
Xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh
Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
46
|
Cửa hàng xăng dầu Tân Trịnh
|
Xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
47
|
Petrolimex - Cửa hàng 19
|
Tổ 1, thị trấn Yên Bình, huyện Quang
Bình, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
48
|
Cửa hàng xăng dầu Cao Sơn II
|
Tổ 2, Thị trấn Yên Bình, huyện Quang
Bình, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
49
|
Cửa hàng xăng dầu Xuân Giang
|
Thông Chang, xã Xuân Giang, huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
50
|
Cửa hàng xăng dầu Vĩ Thượng
|
Thôn Thượng Minh, xã Vĩ Thượng, huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
51
|
Cửa hàng xăng dầu Cường phú 4
|
Thôn Trung, xã Bằng Lang, huyện Quang
Bình, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
52
|
Petrolimex - Cửa hàng 16
|
Thôn Nà Vần, thị trấn Tam Sơn, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
53
|
Cửa hàng xăng dầu Tráng Kìm
|
Thôn Sang Phàng, xã Đông Hà, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
54
|
Cửa hàng xăng dầu Nguyễn Trãi
|
Tổ 17, phường Nguyễn Trãi, thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
55
|
Cửa hàng xăng dầu Minh Khai
|
Tổ 10, phường Minh Khai, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
56
|
Cửa hàng xăng dầu Ngọc Hà
|
Tổ 4, phường Ngọc Hà, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
57
|
Petrolimex - Cửa hàng 01
|
Tổ 18, phường Nguyễn Trãi, thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
58
|
Petrolimex - Cửa hàng 12
|
Tổ 8, phường Quang Trung, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
59
|
Petrolimex - Cửa hàng 08
|
Tổ 1, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu,
LPG
|
60
|
Cửa hàng xăng dầu Quân Đội số 1
|
Tổ 2, phường Ngọc Hà, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
61
|
Cửa hàng xăng dầu Ngọc Hà
|
Tổ 3, phường Ngọc Hà, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Xăng, dầu
|
62
|
Cửa hàng bán LPG chai Mai Trung Toán
|
Xã Nà Trì, huyện Xín Mần, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
63
|
Cửa hàng bán LPG chai Lê Trí Tuệ
|
Tổ 1, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
64
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Xuân Thắng
|
Tổ 4, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
65
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Văn Cử
|
Tổ 1, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
66
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Lệnh
|
Thôn Nà Thài, xã Phương tiến, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
67
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Thanh Tùng
|
Tổ 2, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
68
|
Cửa hàng bán LPG chai Hùng Vượng
|
Tổ 17, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
69
|
Cửa hàng bán LPG chai Văn Sinh
|
Tổ 4, thị trấn Việt Lâm, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
70
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Út
|
Thôn Riềng xã Ngọc Minh, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
71
|
Cửa hàng bán LPG chai Lợi Lụa
|
Tổ 7, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
72
|
Cửa hàng bán LPG chai Thế hương
|
Tổ 7, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
73
|
Cửa hàng bán LPG chai Chuẩn Thắm
|
Thôn Mich A, xã Thuận Hòa, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
74
|
Cửa hàng bán LPG chai Kiên Phòng
|
Thôn Chung xã Việt Lâm, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
75
|
Cửa hàng bán LPG chai Dũng Nhài
|
Thôn Tân tiến xã Đạo Đức, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
76
|
Cửa hàng bán LPG chai Việt Chung
|
Tổ 16 thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
77
|
Cửa hàng bán LPG chai Xuân Lộc
|
Thôn cuôm xã Trung Thành, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
78
|
Cửa hàng bán LPG chai Thương Bình
|
Thôn Lùng Càng, xã Phong Quang, h. Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
79
|
Cửa hàng bán LPG chai Trình Định
|
Thôn Cốc Lải xã Kim Thạch, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
80
|
Cửa hàng bán LPG chai Linh Châm
|
Thôn Giang Nam xã Thanh Thủy, h.Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
81
|
Cửa hàng bán LPG chai Xuyên Tâm
|
Thôn Hòa Bắc - Thuận Hòa, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
82
|
Cửa hàng bán LPG chai Khu Chắt
|
Thôn Tát Hạ xã Linh Hồ, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
83
|
Cửa hàng bán LPG chai Tiến Mạnh
|
Thôn Mường Nam xã Phú Linh, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang .
|
LPG
|
84
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyên Phượng
|
Thôn Bắc Xum, xã Minh Tân, Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
85
|
Cửa hàng bán LPG chai Linh Thúy
|
Thôn Minh Thành xã Trung Thành, h. Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
86
|
Cửa hàng bán LPG chai Trang Kỳ
|
Thôn Làng Cúng, xã Đạo Đức, Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
87
|
Cửa hàng bán LPG chai Long Ký
|
Thôn Bản Lầu xã Kim Linh, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
88
|
Cửa hàng bán LPG chai Hình Luận
|
Thôn Chung xã Việt Lâm, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
89
|
Cửa hàng bán LPG chai Phú Trang
|
Tổ 13 thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
90
|
Cửa hàng bán LPG chai Tiệp Dịu
|
Thôn vàng Luông, xã Thượng Sơn, huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
|
LPG
|
91
|
Cửa hàng bán LPG chai Thành Đô
|
xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
92
|
Cửa hàng bán LPG chai Ủy Nam
|
Tổ 14, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
93
|
Cửa hàng bán LPG chai Giới Hà
|
xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
94
|
Cửa hàng bán LPG chai Chung Lâm
|
xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
95
|
Cửa hàng bán LPG chai Triệu Tuấn
|
xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
96
|
Cửa hàng bán LPG chai Phiên Mơ
|
xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
97
|
CH Gas Lượng Nhình
|
xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
98
|
Cửa hàng bán LPG chai Nhất An
|
Tổ 14, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
99
|
Cửa hàng bán LPG chai Huấn Lê
|
xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
100
|
Cửa hàng bán LPG chai Vũ Thị Ánh Vân
|
Xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
101
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Hạnh
|
Tổ 5, Thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
102
|
Cửa hàng bán LPG chai Vàng Đức Minh
|
Thôn Cốc Pảng, xã Du Già, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
103
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn
Nguyên
|
Nà Pom, Thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
104
|
Cửa hàng bán LPG chai Lý Nga Hoàng
|
Tổ 8, Thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
105
|
Cửa hàng bán LPG chai Cháng A Đánh
|
Tổ 6, thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
106
|
Cửa hàng bán LPG chai Mai Xuân Tứ
|
Tổ 2, Thị trấn Yên Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
107
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Hồng
Khương
|
Phố chợ Mậu Duệ, xã Mậu Duệ, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
108
|
Cửa hàng bán LPG chai Khương Chí Đức
|
Thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi, huyện Mèo
Vạc, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
109
|
Cửa hàng bán LPG chai Đỗ Thị Bình
|
Tổ 5, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
110
|
Cửa hàng bán LPG chai Tạ Thị Đào
|
Thôn Há Chế, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc
|
LPG
|
111
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Hồng Tường
|
tổ 9, Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang;
|
LPG
|
112
|
Cửa hàng bán LPG chai Đinh Ngọc Chinh
|
Đội 3, thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt
Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang;
|
LPG
|
113
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Hiệp
|
SN 36, tổ 12, thị trấn Việt Quang, h.
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
114
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Hùng Thắng
|
SN1462, Tổ 11, thị trấn Việt Quang, h.
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
115
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Hải
|
Tổ 9, thị Trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
116
|
Cửa hàng bán LPG chai Đỗ Ngọc Sơn
|
Tổ 1- thị trấn việt quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
117
|
Cửa hàng bán LPG chai Hà Ngọc Quỳnh
|
Tổ 7, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
118
|
Cửa hàng bán LPG chai Tô Kiều Liên
|
tổ 10, thị trấn việt quang, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
119
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Kỳ
|
chợ trung tâm Bắc Quang, thị trấn việt
quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
120
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Quốc Toản
|
TDP Phố mới, thị trấn Vĩnh Tuy, h. Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
121
|
Cửa hàng bán LPG chai Dương Văn Tuấn
|
TDP Phố mới, TT. Vĩnh Tuy, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
122
|
Cửa hàng bán LPG chai Vũ Đình Long
|
Thôn Tân An, xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
123
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Bắc
|
Thôn Tân An, xã Hùng An, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
124
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Mạnh Cường
|
Phố Cáo, xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
125
|
Cửa hàng bán LPG chai Sìn Văn Thuận
|
Phố Cáo, xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
126
|
Cửa hàng bán LPG chai Khánh Hải
|
Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
127
|
Cửa hàng bán LPG chai Đỗ Quang Khánh
|
Vĩnh Ban, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
128
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Thị Ngân
|
Hồng Thái, xã Việt Hồng, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
129
|
Cửa hàng bán LPG chai Đào Duy Thắng
|
Thôn Vinh Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
130
|
Cửa hàng bán LPG chai Tô Văn Quang
|
Thôn trung tâm, xã Bằng hành, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
131
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Huy
|
Thôn quyết thắng, xã Bằng hành, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
132
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Thị Sim
|
Thôn Luông, xã Bằng Hành, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
133
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Trịnh Hiểu
|
Minh khai, Kim ngọc, huyện Bắc Quang,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
134
|
Cửa hàng bán LPG chai Ma Văn Cảnh
|
Thôn tân thành II, Liên hiệp, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
135
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Châm
|
Thôn thống nhất, Hữu sản, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
136
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Văn Thủy
|
thôn Minh Thành, xã Việt Vinh, h. Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
137
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Đại
|
Tổ 6, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
138
|
Cửa hàng bán LPG chai Đinh Ngọc Chinh
|
Đội 3, thôn Thanh Sơn, TT. Việt Quang,
h.Bắc Quang, Hà Giang
|
LPG
|
139
|
Cửa hàng bán LPG chai Vũ Mạnh Hùng
|
Thôn Vinh Quang xã Tân Quang, h. Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
140
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Ba
|
Thôn Hoàng Văn Thụ, xã Quang Minh, huyện
Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
141
|
Cửa hàng bán LPG chai Mai Thị Vân
|
Thôn Vinh Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
142
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Quang Thuộc
|
Thôn Thượng An, xã Đồng Yên, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
143
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Đức Diện
|
Thôn Đồng Kem, xã Đồng Yên, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
144
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Đức Toàn
|
Thôn Minh Tường, xã Kim Ngọc, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
145
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Văn Thắng
|
Thôn Vinh Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
146
|
Cửa hàng bán LPG chai Chu Thanh Việt
|
Thôn Nậm Tuộc, xã Đồng Tâm, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
147
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Như Tùng
|
Thôn Xuân Hòa, xã Tân Quang, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
148
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Thống
|
Thôn Chúa, xã Quang Minh, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
149
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Đáp
|
Thôn Vĩnh Tâm, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
150
|
Cửa hàng bán LPG chai ông Bền
|
Thôn Ngọc Trì, xã Minh Sơn, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
151
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Mạnh Hà
|
Thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
152
|
Cửa hàng bán LPG chai Tiến Lan
|
Thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
153
|
Cửa hàng bán LPG chai Quýnh Quyền
|
Thôn Nà Sài, xã Minh Ngọc, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
154
|
Cửa hàng bán LPG chai Hằng Hồng
|
Tổ 3, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
155
|
Cửa hàng bán LPG chai ông Sơn
|
Tổ 3, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
156
|
Cửa hàng bán LPG chai Nga Hạnh
|
Tổ 3, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
157
|
Cửa hàng bán LPG chai Bình Nga
|
Tổ 2, thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
158
|
Cửa hàng bán LPG chai Hán Ngọc Đăng
|
Thôn Pắc Sát, thị trấn Yên Phú, huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
159
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Cao
|
Thôn Pắc Sát, thị trấn Yên Phú, huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
160
|
Cửa hàng bán LPG chai Quân Hà
|
Thôn Pắc Sát, thị trấn Yên Phú, huyện
Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
161
|
Cửa hàng bán LPG chai Vừ Thị Mỷ
|
Xã Lũng Thầu, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
162
|
Cửa hàng bán LPG chai Sầm Tiến Hải
|
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
163
|
Cửa hàng bán LPG chai Giàng Mí Sùng
|
Xã Sảng Tủng, Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
164
|
Cửa hàng bán LPG chai Trương Thiên Phố
|
Thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
165
|
Cửa hàng bán LPG chai Lương Triệu An
|
Thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
166
|
Cửa hàng bán LPG chai Hùng Bình
|
Tổ 5, Thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng
Su Phì
|
LPG
|
167
|
Cửa hàng bán LPG chai Bình Hiền
|
Tổ 6, Thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng
Su Phì
|
LPG
|
168
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Long
|
Xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì
|
LPG
|
169
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Đáp
|
Xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
170
|
Cửa hàng bán LPG chai Lý Chàn Tòng
|
Xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
171
|
Cửa hàng bán LPG chai Đinh Công Nam
|
Xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
172
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Văn Dương
|
Xã Xuân Minh, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
173
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Din
|
Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
174
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Thị Thúy
|
Xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
175
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Tuyển
|
Xã Tân Nam, huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
176
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Trọng Hữu
|
Xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
177
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Thị Thúy
|
Xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
178
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Văn Tuấn
|
Thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
179
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Hải Nam
|
Thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
180
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Thị Trang
|
Thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
181
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Thị Hiền
|
Xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
182
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Luân
|
Xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
183
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Xuân Đồng
|
Xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
184
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Thế
|
Thôn Sang Phàng, xã Đông Hà, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
185
|
Cửa hàng bán LPG chai Lý Xuân Hòa
|
Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
186
|
Cửa hàng bán LPG chai Lù Thị Tuyên
|
Xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang
|
LPG
|
187
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Khắc Chuyện
|
Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
188
|
Cửa hàng bán LPG chai Đàm Quang Hải
|
Thôn Sang Phàng, xã Đông Hà, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
189
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Hữu Phác
|
Tổ 1, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
190
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Bích Hường
|
Thôn Sang Phàng, xã Đông Hà, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
191
|
Cửa hàng bán LPG chai Phan Lệ Xuân
|
Thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
192
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Xuân Cương
|
Thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
193
|
Cửa hàng bán LPG chai Vương Xuân Điệp
|
Thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
194
|
Cửa hàng bán LPG chai Mai Vân
|
Tổ 2, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
195
|
Cửa hàng bán LPG chai Hoàng Văn Hòe
|
Thôn Suối Vui, xã Tùng Vài, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
196
|
Cửa hàng bán LPG chai Súng Mí Cháng B
|
Thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
197
|
Cửa hàng bán LPG chai Lộc Thị Hường
|
Tổ 3, thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
198
|
Cửa hàng bán LPG chai Vương Đình Tuấn
|
Thôn Séo Lủng II, xã Thái An, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
199
|
Cửa hàng bán LPG chai Đào thị Thủy
|
Thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
200
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Trần Chung
|
Thôn Lùng Thàng, xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
201
|
Cửa hàng bán LPG chai Sùng Mí Dình
|
Thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
202
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Thị Được
|
Thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
203
|
Cửa hàng bán LPG chai Đặng Xuân Chiến
|
Thôn Cao Mã, xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ,
tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
204
|
Cửa hàng bán LPG chai Lục Dung Trường
|
Thôn Đông tinh, xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
205
|
Cửa hàng bán LPG chai Lý Đức Lợi
|
Thôn Lùng Mười, xã Quyết Tiến, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
206
|
Cửa hàng bán LPG chai Dương Quốc Hòa
|
Thôn Na Cho Cai, xã Nghĩa Thuận, huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
207
|
Cửa hàng bán LPG chai Trần Quốc Viễn
|
Thôn Thống Nhất, xã Đông Hà, huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
208
|
Cửa hàng bán LPG chai Trung Hạnh
|
Tổ 15, phường Minh Khai, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
209
|
Cửa hàng bán LPG chai Vạn Lộc
|
Tổ 05, phường Minh Khai, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
210
|
Cửa hàng bán LPG chai Tuân Mai
|
Tổ 12 phường Trần Phú, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
211
|
Cửa hàng bán LPG chai Tuân Mai
|
Tổ 05 phường Ngọc Hà, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
212
|
Cửa hàng bán LPG chai Vạn Lộc
|
Tổ 7, phường Minh Khai, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
213
|
Cửa hàng bán LPG chai Bảo Vinh
|
Tổ 12, phường Nguyễn Trãi, thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
214
|
Cửa hàng bán LPG chai Bảo Ngọc
|
Tổ 15, phường Minh Khai, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
215
|
Cửa hàng bán LPG chai Sơn Cường
|
Tổ 15, phường Nguyễn Trãi, thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
216
|
Cửa hàng bán LPG chai Phạm Quang Huy
|
Tổ 8, phường Quang Trung, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
217
|
Cửa hàng bán LPG chai số 1 - Gas
Petrol HG
|
Tổ 8, phường Minh Khai, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
218
|
Cửa hàng bán LPG chai số 1 - Gas
Petrol HG
|
Tổ 12, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
219
|
Cửa hàng bán LPG chai số 2 - Gas
Petrol HG
|
Tổ 5, phường Ngọc Hà, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
220
|
Cửa hàng bán LPG chai Vũ Văn Giang
|
Tổ 02, phường Nguyễn Trãi, thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
221
|
Cửa hàng bán LPG chai Nguyễn Văn Xong
|
Tông Châng, xã Phương Thiện, thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
222
|
Cửa hàng bán LPG chai số 13 -
Petrollimex
|
Tổ 14 phường Trần Phú, thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
LPG
|
223
|
Cty TNHH SXTM&DV Đông Tùng
|
KM 5, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang
|
LPG
|
224
|
Kho vật liệu nổ công nghiệp của quân đội
|
Phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Giang, tỉnh
Hà Giang
|
Vật LNCN
|
225
|
Kho vật liệu nổ công nghiệp của Chi
nhánh Hóa chất mỏ Hà Tuyên
|
Phường Quang Trung, Thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang
|
Vật LNCN
|
226
|
Công ty cổ phần ô tô Giải Phóng
|
Xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
Dung môi sơn
|
227
|
Trung tâm DVCC - Môi trường và cấp
thoát nước huyện Yên Minh
|
Thôn Khâu Lý, xã Đông Minh, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang
|
Khí Clo (Cl2)
|
228
|
Nhà máy sản xuất nước sạch TP. Hà
Giang
|
Số 34, đường An Cư, tổ 5, phường Trần
Phú, T.p Hà Giang
|
Khí Clo (Cl2)
|
229
|
Nhà máy sản xuất nước sạch thị trấn Việt
Quang
|
Thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang
|
Khí clo (Cl2)
|
230
|
Nhà máy sản xuất nước sạch xã Kim Ngọc
|
xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang
|
Khí clo (Cl2)
|
231
|
Nhà máy sản xuất nước sạch xã Tân
Quang
|
Xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang
|
Khí clo (Cl2)
|
232
|
Nhà máy tuyển, antimon Khâu Vai
|
Xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà
Giang
|
ZnSO4; CuSO4
|
233
|
Nhà máy tuyển, luyện antimol Mậu Duệ
|
Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang
|
ZnSO4; CuSO4; Na2CO3
|
234
|
Nhà máy luyện chì kim loại
|
Khu công nghiệp Bình Vàng
|
H2SO4,
NaCl
|
235
|
Nhà máy tuyển quặng vàng Việt Hồng
|
Xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang
|
Xianua, Thủy
ngân
|
236
|
Nhà máy tuyển quặng vàng Tiên Kiều
|
Xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang
|
Xianua, Thủy
ngân
|
237
|
Nhà máy tuyển quặng vàng thôn Tòong
|
Xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang
|
Xianua, Thủy
ngân
|
238
|
Nhà máy giấy Hải Hà
|
Cụm công nghiệp Nam Quang
|
Na2SO4;
NaOH
|
239
|
Nhà máy chế biến gỗ ván thanh, ván MDF
|
Khu công nghiệp Bình Vàng
|
Na2SO4; NaOH
|
240
|
Nhà máy sản xuất gỗ ép
|
Cụm công nghiệp Nam Quang
|
Keeo E0, Keo dán gỗ
|
241
|
Nhà máy sản xuất ván MDF, ván dán, ván
thanh
|
Khu công nghiệp Bình Vàng
|
Keeo E0, Keo dán gỗ
|
Phụ lục 2:
LỰC LƯỢNG DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ, CỨU HỘ, CỨU NẠN SỰ CỐ
HÓA CHẤT
STT
|
LỰC LƯỢNG (số
người)
|
Tỉnh
|
Huyện, Thành
phố
|
Xã, phường,
thị trấn
|
Tổng cộng (số
người)
|
1
|
PCCC&CNCH
|
30
|
15
|
|
45
|
2
|
Quân sự
|
100
|
20
|
05
|
125
|
3
|
Cảnh sát giao thông
|
03
|
05
|
|
08
|
4
|
Y tế
|
10
|
05
|
02
|
17
|
5
|
Lực lượng các ngành, cấp dự kiến
|
10
|
10
|
05
|
25
|
|
Tổng cộng (số
người)
|
73
|
55
|
12
|
140
|
Phụ lục 3:
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ DỰ KIẾN HUY ĐỘNG ỨNG
PHÓ, CỨU HỘ, CỨU NẠN SỰ CỐ HÓA CHẤT
STT
|
Danh mục
phương tiện, trang thiết bị
|
Đơn vị
|
Sở, ngành,
đơn vị
|
Huyện, thành
phố
|
Tổng cộng
|
Tổng số
|
Huy động
|
Tổng số
|
Huy động
|
1
|
Xe cứu hỏa,
xe cứu nạn
|
Chiếc
|
8
|
Phòng Cảnh
sát PCCC (04 chiếc)
|
CNCH (04 chiếc)
|
|
|
8
|
2
|
Xe cứu thương
|
Chiếc
|
5
|
Sở Y tế (03
chiếc)
|
Công An (01
chiếc)
|
Quân sự tỉnh
(01 chiếc)
|
1
|
Y tế huyện
|
6
|
3
|
Xe tải
|
Chiếc
|
10
|
Công an (05
chiếc)
|
BCH QS tỉnh (05 chiếc)
|
1
|
BCH QS huyện
|
11
|
4
|
Máy bộ đàm
|
Máy
|
10
|
BCHQS tỉnh (05 máy)
|
Cảnh sát PCCC
(05 máy)
|
2
|
BCH QS huyện
|
12
|
5
|
Máy phát điện
|
Máy
|
2
|
Công an (01
máy),
|
BCH QS tỉnh (01 máy)
|
2
|
Công an huyện
(01 cái)
|
BCHQS huyện
(01 cái)
|
4
|
6
|
Cưa máy
|
Chiếc
|
2
|
Công an (01
chiếc)
|
BCH QS tỉnh
(01 chiếc)
|
2
|
Công an huyện
(01 cái)
|
BCH QS huyện
(01 cái)
|
4
|
7
|
Máy khoan cắt
bê tông
|
Chiếc
|
10
|
Công an (05
chiếc)
|
BCH QS tỉnh
(05 chiếc)
|
2
|
Công an huyện
(01 cái)
|
BCHQS huyện
(01 cái)
|
12
|
8
|
Nhà bạt các
loại
|
Cái
|
10
|
Công an (05
cái)
|
BCH QS tỉnh
(05 cái)
|
2
|
Công an huyện
(01 cái)
|
BCHQS huyện
(01 cái)
|
12
|
9
|
Xà beng các
loại
|
Cái
|
10
|
BCH QS tỉnh
|
10
|
Công an huyện
(05 cái)
|
BCH QS huyện
(05 cái)
|
20
|
10
|
Búa các loại
|
Cái
|
10
|
BCH QS tỉnh
|
10
|
BCH QS huyện
|
20
|
11
|
Cuốc và xẻng
|
Cái
|
10
|
BCH QS tỉnh
|
10
|
BCH QS huyện
|
20
|
12
|
Cưa tay
|
Cái
|
2
|
BCH QS tỉnh
|
2
|
BCH QS huyện
|
4
|
13
|
Đèn pin các
loại
|
Cái
|
20
|
Sở Công
Thương
|
10
|
BCH QS huyện
|
30
|
14
|
Dây thừng
|
Mét
|
200
|
BCH QS tỉnh
|
300
|
BCH QS huyện
|
500
|
15
|
Kìm cộng lực
|
Cái
|
10
|
BCH QS tỉnh
|
5
|
BCH QS huyện
|
15
|
16
|
Loa cầm tay
|
Cái
|
5
|
Công an (03
cái)
|
BCH QS tỉnh
(02 cái)
|
2
|
Công an huyện
(01 cái)
|
BCH QS huyện
(01 cái)
|
7
|
17
|
Đèn pha
|
Cái
|
6
|
Công an (03
cái)
|
BCH QS tỉnh
(03 cái)
|
2
|
Công an huyện
(01 cái)
|
BCH QS huyện
(01 cái)
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 4:
Bảng 1. Phân loại và hình đồ cảnh báo của một số hóa chất
được tồn chứa nhiều trên địa bàn tỉnh Hà Giang
STT
|
Tên hóa chất
|
Công thức hóa
học
|
Mã số Cas
|
Xếp loại nguy
hiểm
|
Ghi nhãn hóa chất
|
1
|
Sodium Carbonate
|
Na2CO3
|
497-19-8
|
Kích ứng mắt (loại 2)
|
|
2
|
Hydrochloric Acid
|
HCl
|
7647-01-0
|
- Ăn mòn kim loại (loại 1)
- Ăn mòn da (loại 1B)
- Gây phỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt
- Ăn mòn
- Độc tính tiếp xúc (loại 3)
- Kích thích hệ hô hấp
- Gây bỏng da
|
|
3
|
Sulfuric Acid
|
H2SO4
|
7664-93-9
|
- Ăn mòn da (loại 1A)
- Gây phỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt
- Ăn mòn
- Có hại cho sinh vật thủy sinh với
tác dụng lâu dài
|
|
4
|
Sodium Hydroxide
|
NaOH
|
1310-73-2
|
- Có thể ăn mòn kim loại
- Gây bỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt
|
|
5
|
Nitric Acid
|
HNO3
|
7697-37-2
|
- Chất lỏng oxy hóa (loại 3)
- Ăn mòn da (loại 1A)
|
|
6
|
Aceton
|
C3H6O
|
67-64-1
|
- Chất lỏng dễ chảy (loại 2)
- Kích ứng mắt loại 2
- Độc tính tiếp xúc (loại 3)
|
|
7
|
Clorine
|
Cl2
|
7782-50-5
|
- Khí oxi hóa (loại 1)
- Khí nén dưới áp lực, độc cấp tính
theo đường hô hấp (loại 2)
- Ăn mòn da (loại 1)
- Kích ứng hô hấp (loại 3)
- Ảnh hưởng môi trường thủy sinh (loại)
- Kích ứng mắt (loại 1)
|
|
Bảng 2. Tính chất lý hóa, độc tính của các hóa chất được tồn
chứa nhiều trên địa bàn tỉnh Hà Giang
STT
|
Tên hóa chất
|
Tính chất hóa
lý
|
Độc tính
|
Ngưỡng độc
|
1
|
Sodium Carbonate (497-19-8)
|
- Trạng thái vật lý: Rắn
- Màu sắc: Trắng
- Mùi: Không mùi
- Điểm sôi: 400°C
- Điểm nóng chảy: 851°C
- Nhiệt độ phân hủy: 400°C
- Độ hòa tan: Tan trong nước
- Tỷ trọng riêng/Mật độ: 1,55
|
Cảnh báo nguy hiểm
Gây kích ứng mắt nghiêm trọng
Con đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt: Có thể gây tổn
thương giác mạc. Tiếp xúc với mắt có thể gây kích ứng nặng và bỏng mắt.
Da: Tiếp xúc với
da gây kích ứng và có thể bị bỏng, đặc biệt là nếu da ướt hoặc ẩm.
Nuốt phải: Có thể gây
kích ứng đường tiêu hóa.
Hít phải: Có hại nếu
hít phải. Có thể gây kích ứng đường hô hấp với đau rát trong mũi và họng, ho,
thở khò khè, khó thở và phù phổi.
Mãn tính: Kéo dài hoặc
lặp đi lặp lại khi hít phải có thể gây chảy máu mũi, nghẹt mũi, xói mòn của
răng, thùng vách ngăn mũi, đau ngực và viêm phế quản.
|
- LD50: 4,090 mg/kg (Chuột - qua hệ
tiêu hóa)
- LC50: 5,750 mg/l/2 giờ (Chuột - hệ
hô hấp)
- LC50: 300mg/l/96 giờ (Cá)
- EC50: 265 mg/l/48 giờ (Động vật
không xương sống dưới nước)
|
2
|
Hydrochloric Acid (7647-01-0)
|
- Trạng thái vật lý: Chất lỏng
- Màu sắc: Màu vàng
- Mùi đặc trưng: Mùi hăng
- Khối lượng riêng (kg/m3):
1,2 g/cm3 tại 25°C
- Áp suất hơi: 227 hPa ở 21,1°C; 547
hPa ở 37,7°C
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt
độ, áp suất tiêu chuẩn: 3,39
- Độ hòa tan trong nước: Dễ dàng hòa
tan trong nước lạnh.
- Điểm sôi (°C): 100
- Điểm đông (°C): -30
|
Cảnh báo nguy hiểm:
Các nguy hại thể chất
- Ăn mòn kim loại.
Các nguy hại sức khỏe
- Gây phỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt.
- Gây kích ứng đường hô hấp.
Các nguy hại về môi
trường
- Có hại cho sinh vật thủy sinh với
tác dụng lâu dài.
Các đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt: gây ra thiệt
hại nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm bỏng mắt, chảy nước mắt; có thể dẫn
đến thiệt hại cho giác mạc vĩnh viễn. Trong trường hợp tiếp xúc bằng mắt, rửa
sạch với nhiều nước và chăm sóc y tế ngay lập tức.
Hít phải: Hít phải hơi
có thể gây ra hành động ăn mòn màng nhầy. Các triệu chứng bao gồm nghẹt thở,
ho, thở khò khè, viêm thanh quản, khó thở, nhức đầu hoặc buồn nôn.
Da: Ăn mòn
nghiêm trọng và nhanh chóng tiếp xúc. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào thời
gian tiếp xúc. Các triệu chứng bao gồm nóng, ngứa, mẩn đỏ, viêm, sưng các mô
tiếp xúc có hại nếu được hấp thụ qua da.
Nuốt phải: Gây nôn, ăn
mòn nghiêm trọng miệng, thực quản và đường tiêu hóa nếu nuốt phải. Các triệu
chứng bao gồm cháy, nghẹt thở, buồn nôn,nôn mửa và đau nặng.
Mãn tính: Lặp đi lặp lại
hay lâu dài với sản phẩm có thể sản xuất kích ứng mắt mãn tính và kích ứng da
nghiêm trọng. Lặp đi lặp lại hoặc kéo dài tiếp xúc với hơi có thể gây kích ứng
đường hô hấp dẫn đến phế quản nhiễm trùng. Phơi nhiễm nhiều lần với sản phẩm
có thể tạo ra sự suy giảm chung của sức khỏe bởi sự tích tụ trong một hoặc
nhiều bộ phận cơ thể con người.
|
- LD50: 900 mg/kg (Chuột - qua hệ tiêu
hóa)
- LC50: 1.108 ppm/1 giờ (Chuột - hệ hô
hấp)
- LC50: 282 mg/l/96 giờ (Cá)
|
3
|
Sulfuric Acid (7664-93-9)
|
- Trạng thái vật lý: Chất lỏng (Chất lỏng
nhờn dày)
- Màu sắc: Trong, không màu.
- Mùi đặc trưng: Không mùi, nhưng có
mùi nghẹt thở khi nóng.
- Khối lượng riêng (kg/m3):
1,98 g/cm3 tại 25°C.
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt
độ, áp suất tiêu chuẩn: 3,39.
- Độ hòa tan trong nước: Dễ
dàng hòa tan trong nước lạnh. Sulfuric là hòa tan trong nước với giải phóng
nhiều nhiệt. Hòa tan trong rượu etylic.
- Điểm sôi (°C): 290
- Điểm đông (°C): 3
- Độ pH: 1,2pH tại nồng độ 5g/l
|
Cảnh báo nguy hiểm
Các nguy hại thể chất
- Chất lỏng
Các nguy hại sức khỏe
- Độc hại khi hít phải.
- Kích ứng hệ hô hấp.
- Kích ứng mắt.
- Ăn mòn da.
Các nguy hại về môi
trường
- Có hại cho sinh vật thủy sinh với
tác dụng lâu dài
Các đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt:
- Gây bỏng mắt nghiêm trọng. Có thể
gây ra chấn thương mắt không thể đảo ngược. Có thể gây viêm kết mạc.
- Gây mù lòa.
Hít phải:
- Có thể gây kích ứng đường hô hấp với
đau ở mũi và họng, ho, thở khò khè, khó thở và phù phổi.
- Nguyên nhân bỏng hóa chất đến đường
hô hấp.
- Khi hít vào có thể gây tử vong do co
thắt, viêm, phù nề thanh quản và phế quản, viêm phổi do hóa chất và phù phổi.
- Nguyên nhân ăn mòn màng nhầy.
Da:
- Gây bỏng da; có thể gây hoại tử mô.
- Có thể gây phát ban da (trong trường
hợp nhẹ hơn), và da lạnh và dẻo với xanh tím hoặc màu nhạt.
Đường tiêu hóa:
- Có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và
lâu dài đến đường tiêu hóa.
- Nguyên nhân bỏng đường tiêu hóa. Có
thể gay độc tính với nhiễm toan. Lưu ý
Mãn tính: Kéo dài hoặc
hít phải lặp đi lặp lại có thể gây ra chảy máu cam, nghẹt mũi, xói mòn của
răng, thủng vách ngăn mũi, đau ngực và viêm phế quản; kéo dài hoặc hít phải lặp
đi lặp lại có thể gây ra tổn thương thận và phổi. Kéo dài hoặc lặp đi lặp lại
tiếp xúc với da có thể gây viêm da. Kéo dài hoặc lặp đi lặp lại liên hệ với mắt
có thể gây ra viêm kết mạc.
|
- LD50: 2.140 mg/kg (Chuột - qua hệ
tiêu hóa)
- LC50: 510 mg/m3/2 giờ
(Chuột - hệ hô hấp)
- LC50:42 mg/l/96 giờ (Cá)
- EC50: 29 mg/l/48 giờ (Động vật không
xương sống dưới nước)
|
4
|
Hydrogen Peroxide (7722-84-1)
|
- Trạng thái vật lý: Lỏng.
- Màu sắc: Không màu.
- Mùi đặc trưng: Mùi axit nhẹ.
- Áp suất hơi: 23 mmHg 30°C.
- Khối lượng riêng (kg/m3):
1,2 g/cm3 tại 30°C
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt
độ, áp suất tiêu chuẩn: 1,17.
- Độ hòa tan trong nước: tan trong nước.
- Điểm sôi (°C): 108
- Điểm đông (°C): -25
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn
hợp với không khí): 40%Vol
|
Cảnh báo nguy hiểm
Các nguy hại thể chất
- Ăn mòn.
Các nguy hại sức khỏe
- Hại nếu nuốt phải
- Nguyên nhân tổn thương mắt nghiêm trọng.
Các đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt: Hơi sản phẩm
ăn mòn và gây kích thích mắt. Các triệu chứng bao gồm đau, tấy đỏ và mờ mắt.
Sản phẩm bắn vào mắt có thể gây ra sự phá hủy giác mạc vĩnh viễn dẫn đến mù
lòa.
Hít phải: Hơi sản phẩm
ăn mòn và gây kích thích đường hô hấp. Hít sản phẩm dạng sương mù có thể đốt
cháy màng nhầy của mũi và họng. Trong trường hợp nặng, tiếp xúc có thể dẫn đến
phù phổi và tử vong.
Da: Ăn mòn; Các
triệu chứng của đỏ, đau và bỏng có thể xảy ra.
Đường tiêu hóa: Gây ăn mòn
và gây kích ứng miệng, cổ họng, và bụng. Liều lượng cao có thể gây ra triệu
chứng đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy cũng như phồng rộp hoặc phá hủy mô. Bụng
chướng (do giải phóng nhanh chóng của oxy), và nguy cơ thủng dạ dày, co giật,
phù phổi, hôn mê, phù não có thể (chất lỏng trong não), và có thể dẫn đến tử
vong.
Mãn tính: Không có
thông tin
Lưu ý: Những người bị rối loạn về da từ
trước hoặc vấn đề về mắt hoặc suy giảm chức năng hô hấp có thể nhạy cảm hơn với
các tác động của sản phẩm này.
|
|
5
|
Nitric Acid (7697-37-2)
|
- Trạng thái vật lý: Chất lỏng
- Màu sắc: Không màu
- Mùi đặc trưng: Không mùi
- Áp suất hơi: 6 hPa ở 20°C
- Tỷ trọng hơi (nước = 1) ở nhiệt độ,
áp suất tiêu chuẩn: 1,408
- Độ hòa tan trong nước: Dễ dàng hòa
tan trong nước lạnh, hòa tan trong nước với giải phóng nhiều nhiệt.
- Điểm sôi (°C): 121
- Điểm nóng chảy (°C): - 41,6
|
Cảnh báo nguy hiểm :
Các nguy hại thể chất
- Chất lỏng oxy hóa
Các nguy hại sức khỏe
- Gây phỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt.
Các nguy hại về môi
trường
- Có hại cho sinh vật thủy sinh.
Các đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt: Ăn mòn;
nguyên nhân gây bỏng mắt nghiêm trọng. Hơi có thể gây tổn thương mắt, tầm nhìn
bị hư hỏng, mù lòa.
Hít phải: Có thể gây
ăn mòn màng nhầy. Các triệu chứng bao gồm nghẹt thở, ho, thở khò khè, viêm
thanh quản, khó thở, nhức đầu hoặc buồn nôn.
Da: Ăn mòn. Gây
bỏng da nghiêm trọng.
Nuốt phải: Ăn mòn, nuốt
phải có thể bỏng môi, khoang miệng, đường hô hấp trên, thực quản và có thể là
đường tiêu hóa.
Lưu ý
Mãn tính: Tác dụng lâu
dài: Ăn mòn. Tiếp xúc kéo dài gây tổn thương mô nghiêm trọng.
|
|
6
|
Aceton
(67-64-1)
|
- Trạng thái vật lý: Chất lỏng
- Mùi: Mùi bạc hà
- Độ hòa tan: Hòa tan hoàn toàn trong
nước
- Nhiệt độ sôi: 56°C
- Nhiệt độ nóng chảy: - 94,8°C
|
Cảnh báo nguy hiểm
- Chất lỏng dễ cháy
- Gây kích ứng mắt nghiêm trọng.
- Có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt
Con đường tiếp xúc và
triệu chứng
Da: Dị ứng cho
da. Hấp thụ qua da có thể gây ra tác dụng độc hại.
Tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài có thể
gây ban đỏ (đỏ của da) hoặc viêm da, mất mỡ trên mô.
Mắt: Dị ứng cho mắt.
Các triệu chứng bao gồm ngứa, rát, đỏ và chảy nước mắt.
Hít phải: Có hại khi
hít phải. Hơi có thể gây ra buồn ngủ và chóng mặt. Hít nồng độ cao của hơi có
thể gây trầm cảm và trạng thái mê man. Tiếp xúc quá mức nghiêm trọng có thể sản
xuất các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm cả tình trạng hôn mê và nguy
cơ tổn thương thận.
Nuốt phải: Có hại: Có
thể gây tổn hại phổi nếu nuốt phải. Nuốt phải gây cảm giác nóng rát ở miệng,
họng và dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Nuốt phải gây nhức đầu, buồn ngủ, chóng
mặt, nói lắp và nhìn mờ.
|
- LD50: 5.800 mg/kg (Chuột - qua hệ
tiêu hóa).
- LC50: 100 mg/l/8 giờ (Chuột - hệ hô
hấp).
- LC50: 5.540 mg/1/96 giờ (Cá).
|
7
|
Amonium Hydroxide (1336-21-6)
|
- Trạng thái vật lý: Chất lỏng
- Màu sắc: Không màu
- Mùi đặc trưng: Mùi ammoniac (mùi
khai)
- Khối lượng riêng: 0,92 g/cm3
- Áp suất hơi: 112,5 mmHg ở 20°C
- Tỷ trọng hơi (không khí = 1) ở nhiệt
độ, áp suất tiêu chuẩn: 0,59
- Độ hòa tan: Dung dịch
- Điểm sôi (°C): 27
- Điểm đông (°C): -34,9
|
Cảnh báo nguy hiểm :
- Gây phỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt.
- Có thể gây kích ứng đường hô hấp.
- Rất độc cho sinh vật thủy sinh.
Các đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt: Tiếp xúc với
hơi sản phẩm gây tổn thương mắt, gây bỏng mắt
Hít phải: Gây dị ứng
nghiêm trọng của đường hô hấp trên với ho, bỏng, khó thở, và có thể hôn mê.
Da: Gây dị ứng
da nghiêm trọng. Gây bỏng da. Có thể thâm nhập vào các vết loét trên da. Tiếp
xúc với da có thể gây biến màu, viêm da.
Nuốt phải: Có hại nếu
nuốt phải. Có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài đến đường tiêu
hóa, nguyên nhân bỏng đường tiêu hóa, gây co thắt cổ họng, nôn mửa, co giật
và sốc
Mãn tính: hít phải có
thể gây viêm đường hô hấp và tổn thương phổi. Tiếp xúc kéo dài hoặc lặp đi lặp
lại có thể gây ra tổn thương giác mạc và sự phát triển của đục thủy tinh thể
và tăng nhãn áp.
|
- LD50: 350 mg/kg (Chuột - qua hệ tiêu
hóa)
|
8
|
Clorine (7782-50-5)
|
- Trạng thái vật lý: Chất khí
- Màu sắc: Vàng lục nhạt
- Mùi: Hắc
- Khối lượng: 70,9 g/mol
- Điểm sôi -34 °C
- Điểm đông -101 °C
|
Cảnh báo nguy hiểm
- Gây phỏng da nghiêm trọng và tổn
thương mắt.
- Có thể gây độc với đường hô hấp do
thay thế oxy khiến ngạt thở nhanh.
- Rất độc cho sinh vật thủy sinh.
Các đường tiếp xúc và
triệu chứng
Mắt: Tiếp xúc với
hơi sản phẩm gây tổn thương mắt, gây bỏng mắt.
Hít phải: ăn mòn hệ hô
hấp và Tử vong nếu hít phải.
Da: Gây bỏng da
nặng. Có thể thâm nhập vào các vết loét trên da. Tiếp xúc với da có thể gây
biến màu, viêm da.
|
|
Bảng 3. Khoảng cách cách ly ban đầu và khoảng cách phát tán
theo hướng gió
STT
|
Tên Hóa chất
|
Mã số Cas
|
Tràn đổ, rò rỉ
nhỏ (1)
|
Tràn đổ lớn (2)
|
Khoảng cách
cách ly ban đầu (m)
|
Khoảng cách
phát tán theo hướng gió (km)
|
Khoảng cách
cách ly ban đầu (m)
|
Khoảng cách
phát tán theo hướng gió (km)
|
Ngày
|
Đêm
|
Ngày
|
Đêm
|
1
|
Hydrochloric Acid
|
7647-01-0
|
50
|
|
-
|
50
|
|
-
|
2
|
Sulfuric Acid đậm đặc bốc khói
|
7664-93-9
|
100
|
0,4
|
0,9
|
400
|
2,9
|
5,7
|
3
|
Sodium Hydroxide (dung dịch)
|
1310-73-2
|
50
|
-
|
-
|
50
|
-
|
-
|
4
|
Sodium Hydroxide (rắn)
|
1310-73-2
|
25
|
-
|
-
|
25
|
-
|
-
|
5
|
Sodium Hypochlorite (Javel)
|
7681-52-9
|
50
|
-
|
-
|
50
|
-
|
-
|
6
|
Oxalic Acid
|
144-62-7
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Hydrogen Peroxide
|
7722-84-1
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,1
|
0,1
|
8
|
Toluene
|
108-88-3
|
50
|
-
|
0
|
50
|
0,3
|
0,3
|
9
|
Metyl Isobutyl Ketone
|
141-79-7
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,3
|
0,3
|
10
|
Nitric Acid (đậm đặc)
|
7697-37-2
|
30
|
0,1
|
0,3
|
150
|
0,5
|
1,1
|
11
|
Đồng Sunfate
|
7758-98-7
|
25
|
-
|
-
|
25
|
-
|
-
|
12
|
Sắt (II) Sulfate
|
7782-63-0
|
25
|
-
|
-
|
25
|
-
|
-
|
13
|
Sulfur
|
7704-34-9
|
25
|
-
|
-
|
25
|
0,1
|
0,1
|
14
|
Sodium Metabisulfite
|
7681-57-4
|
25
|
-
|
-
|
25
|
-
|
-
|
15
|
Aceton
|
67-64-1
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,1
|
0,1
|
16
|
Ethanol
|
64-17-5
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,1
|
0,1
|
17
|
Methanol
|
67-56-1
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,1
|
0,1
|
18
|
Amonium Hydroxide
|
1336-21-6
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,1
|
0,1
|
19
|
Phosphoric Acid
|
7664-38-2
|
50
|
-
|
-
|
50
|
-
|
-
|
20
|
Boric Acid
|
10043-35-3
|
50
|
-
|
-
|
50
|
0,1
|
0,1
|
21
|
Formaldehyde
|
50-00-0
|
50
|
-
|
-
|
50
|
-
|
|
22
|
Acetic Acid
|
64-19-7
|
50
|
-
|
-
|
50
|
-
|
-
|
23
|
LPG
|
|
100
|
-
|
-
|
100
|
0,8
|
0,8
|
24
|
Amoniac
|
|
30
|
0,1
|
0,2
|
150
|
0,8
|
2
|
Phụ lục 5:
XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC MỨC ĐỘ RỦI RO CÁ
NHÂN
Bảng A: Khoảng cách
cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm cháy bề mặt (pool fire hazard)
Thể tích (m3)
|
1
|
10
|
100
|
1.000
|
5.000
|
10.000
|
25.000
|
Vùng cách ly
|
5 m
|
9 m
|
17 m
|
Khoảng cách
đê bao = 22 m
|
Khoảng cách
đê bao = 28m
|
Khoảng cách
đê bao = 38m
|
Khoảng cách
đê bao = 56m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
8 m
|
16 m
|
26 m
|
Bảng B: Khoảng cách
cách ly đối với chất lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy (Flash- fire hazard)
Thể tích (m3)
|
5.000
|
10.000
|
25.000
|
Khoảng cách đê bao (m)
|
28
|
38
|
56
|
Vùng cách ly
|
Khoảng cách
đê bao + 30 m
|
Khoảng cách
đê bao + 45 m
|
Khoảng cách
đê bao + 70 m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
Bảng C: Khoảng cách
cách ly đối với khí hóa lỏng dễ cháy có nguy hiểm bùng cháy (Flash- fire
hazard)
Điểm sôi
|
Khối lượng (tấn)
|
1
|
10
|
100
|
1.000
|
Thấp
|
Vùng cách ly
|
50 m
|
90 m
|
150 m
|
250 m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
80 m
|
130 m
|
230 m
|
360 m
|
Cao
|
Vùng cách ly
|
25 m
|
40 m
|
70 m
|
120 m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
35 m
|
60 m
|
110 m
|
180 m
|
Bảng D: Khoảng cách
cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng cách nén (Nguy hiểm từ đám mây khí độc)
Mức độ độc hại
|
Khối lượng (tấn)
|
0,1
|
1
|
10
|
100
|
1.000
|
Cực kỳ độc
|
Vùng cách ly
|
0,4 km
|
1,2 km
|
2,8 km
|
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
0,8 km
|
2,2 km
|
|
Rất độc
|
Vùng cách ly
|
200 m
|
0,4 km
|
0,7 km
|
1,3 km
|
2,5 km
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
330 m
|
0,6 km
|
1,1 km
|
2,1 km
|
3,9 km
|
Độc cao
|
Vùng cách ly
|
100 m
|
170 m
|
0,3 km
|
0,5 km
|
0,9 km
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
160 m
|
270 m
|
0,5 km
|
0,8 km
|
1,3 km
|
Độc trung
bình
|
Vùng cách ly
|
9 m
|
20 m
|
50 m
|
130 m
|
0,3 km
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
16 m
|
40 m
|
95 m
|
230 m
|
0,6 km
|
Ít độc
|
Vùng cách ly
|
|
10 m
|
20 m
|
40 m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
17 m
|
30 m
|
60 m
|
Bảng E: Khoảng cách
cách ly đối với khí độc hóa lỏng bằng làm lạnh (Nguy hiểm từ đám mây khí độc)
Mức độ độc hại
|
|
Thể tích (m3)
|
0,1
|
1
|
10
|
100
|
1.000
|
10.000
|
Cực kỳ độc
|
Vùng cách ly
|
1,1 km
|
1,9 km
|
2,8 km
|
4,3 km
|
|
Vùng sử dụng
đất không giới hạn
|
1,6 km
|
2,6 km
|
4,0 km
|
|
Rất độc
|
Vùng cách ly
|
0,3 km
|
0,4 km
|
0,7 km
|
1,0 km
|
4,6 km
|
2,5 km
|
Vùng sử dụng
đất không giới hạn
|
0,4 km
|
0,6 km
|
0,9 km
|
1,5 km
|
2,3 km
|
3,5 km
|
Độc cao
|
Vùng cách ly
|
70 m
|
120 m
|
190 m
|
0,3 km
|
0,5 km
|
0,8 km
|
Vùng sử dụng
đất không giới hạn
|
110 m
|
170 m
|
270 m
|
0,5 km
|
0,7 km
|
1,1 km
|
Độc trung
bình
|
Vùng cách ly
|
30 m
|
40 m
|
70 m
|
110 m
|
170 m
|
260 m
|
Vùng sử dụng
đất không giới hạn
|
40 m
|
60 m
|
100 m
|
150 m
|
240 m
|
380 m
|
Ít độc
|
Vùng cách ly
|
7 m
|
10 m
|
15 m
|
20 m
|
30 m
|
40 m
|
Vùng sử dụng đất
không giới hạn
|
9 m
|
15 m
|
20 m
|
30 m
|
40 m
|
60 m
|
Bảng F: Khoảng cách
cách ly đối với chất lỏng độc (Nguy hiểm từ đám mây khí độc do hóa hơi)
Mức độ độc hại
|
|
Thể tích (m3)
|
|
|
0,1
|
1
|
10
|
100
|
1.000
|
10.000
|
25.000
|
Khoảng cách đê bao (m)
|
|
22
|
38
|
56
|
Rất độc
|
Vùng cách ly
|
160 m
|
0,4 km
|
1,0 km
|
2,2 km
|
D + 2,8 km
|
D + 6 km
|
D + 10 km
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
280 m
|
0,7 km
|
1,9 km
|
3,6 km
|
Độc cao
|
Vùng cách ly
|
50 m
|
110 m
|
0,3 km
|
0,6 km
|
D + 0,8 km
|
D + 1,6 km
|
D + 2,6 km
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
80 m
|
200 m
|
0,5 km
|
1,0 km
|
Độc trung bình
|
Vùng cách ly
|
20 m
|
50 m
|
120 m
|
0,2 km
|
D + 0,3 km
|
D + 0,6 km
|
D + 0,9 km
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
40 m
|
90 m
|
210 m
|
0,4 km
|
Ít độc
|
Vùng cách ly
|
4 m
|
10 m
|
20 m
|
40 m
|
D + 40 m
|
D + 80 m
|
D+ 140 m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
8 m
|
20 m
|
40 m
|
70 m
|
Rất ít độc
|
Vùng cách ly
|
|
|
10 m
|
20 m
|
D + 4 m
|
D + 8 m
|
D+ 16 m
|
Vùng sử dụng đất không giới hạn
|
20 m
|
30 m
|
(Ghi chú: D: Khoảng cách đê bao)
Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2020 về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Kế hoạch 156/KH-UBND ngày 06/07/2020 về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
3.152
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|