Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 131/KH-UBND 2020 ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu: 131/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Khước
Ngày ban hành: 31/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 131/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU TỈNH VĨNH PHÚC

I. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Mục đích

- Đảm bảo sẵn sàng và ứng phó kịp thời hiệu quả khi có “Sự cố tràn dầu” (SCTD) xảy ra; nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường sinh thái, đến các ngành kinh tế và đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực lân cận.

- Xây dựng bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng đối với những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, những khu vực nhạy cảm cao cần được ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ và cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ hiệu quả công tác ngăn ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu.

- Từng bước xây dựng lực lượng nòng cốt; phân bố lực lượng, bố trí trang thiết bị, nguồn lực ứng cứu và nâng cao năng lực ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu

- Nhằm bảo đảm cho việc phòng ngừa, hạn chế tối đa SCTD xảy ra, sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời, hiệu quả SCTD, giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường do SCTD gây ra.

- Các mục tiêu cụ thể:

+ Bảo đảm sẵn sàng ứng phó hiệu quả ở một số khu vực có nguy cơ cao xảy ra SCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, lực lượng làm nòng cốt cho hoạt động ƯPSCTD trên địa bàn;

+ Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố.

3. Đối tượng

* Các đối tượng có khả năng gây ra sự cố tràn dầu:

- Các kho, xí nghiệp xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

- Các cảng, bến vượt các sông trên địa bàn tỉnh (Cảng Vĩnh Thịnh trên Sông Hồng (huyện Vĩnh Tường), Cảng Như Thụy trên Sông Lô (huyện Sông Lô);

- Các khu neo đậu tàu thuyền trên các sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy;

- Tàu vận chuyển dầu và các sản phẩm của dầu bằng đường thủy, đường sắt;

- Các hoạt động vận chuyển, lưu trữ, sử dụng dầu;

- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

* Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu:

- UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải; Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc.

- UBND các huyện, thành phố;

- Lực lượng quân đội: Lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; lực lượng Dân quân tự vệ các huyện, thành phố. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh: Trường quân sự Quân khu 2, Trường Sĩ quan Tăng thiết Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Trường Trung cấp kỹ thuật Tăng thiết Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Lữ đoàn Pháo Binh 204/BTL Pháo Binh, Lữ đoàn Đặc công 113/BTL Đặc Công, Kho KT887/Tổng Cục kỹ thuật, Trung tâm huấn luyện Biên Phòng/BTL Biên Phòng.

- Lực lượng công an: Công an tỉnh, các đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ công an tỉnh; các huyện, thành phố;

- Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị các huyện, thành phố;

- Trung tâm ƯPSC tràn dầu khu vực Miền Bắc (đơn vị phối hợp khi sự cố vượt khả năng xử lý của tỉnh);

- Các doanh nghiệp; cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh;

- Nhân dân, lực lượng xung kích các địa phương được huy động tham gia khắc phục hậu quả SCTD khi có tình huống xảy ra.

4. Phạm vi

- Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó SCTD thực hiện trên phạm vi toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong các trường hợp và do các nguyên nhân gây ra.

- Căn cứ vào đặc thù điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, phạm vi Kế hoạch bao gồm các SCTD có thể xảy ra trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh các loại xăng, dầu; sự cố trong quá trình hoạt động sử dụng xăng, dầu có ảnh hưởng đến môi trường và đời sống nhân dân.

- Lĩnh vực thực hiện: Các hoạt động vận chuyển, kinh doanh sử dụng xăng, dầu; lĩnh vực sản phẩm của dầu mỏ trên địa bàn tỉnh.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

A. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

- Vĩnh Phúc là tỉnh trọng điểm trong vùng kinh tế Bắc Bộ; là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng Châu thổ Sông Hồng; nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và Quốc gia. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

- Có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2 (số liệu thống kê năm 2018); dân số khoảng 1.151.154 người, trong đó có 294.994 người sống ở thành thị và 856.160 người sống ở khu vực nông thôn (theo thống kê tổng điều tra dân số tính đến ngày 01/4/2019); gồm 09 đơn vị hành chính, 02 thành phố và 07 huyện trực thuộc (thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc); có 136 xã, phường, thị trấn.

2. Đặc điểm địa hình; mạng lưới sông, ngòi

Tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình đặc trưng được chia thành ba vùng : đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

- Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thi ̣trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới. Vùng phù sa cũ chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đáy bồi đắp nên, diện tích vùng này khá rông, gồm phía bắc các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam các huyện Tam Dương, Bình Xuyên. Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc phía nam huyện Bình Xuyên. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.

- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thi ̣trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha. Đây là vùng thuân lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuân lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm.

- Địa hình núi thấp và trung bình: có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đia hình vùng núi phức tạp bi ̣chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là môt trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tâp trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753 ha.

- Thủy văn: Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy và Sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, bảo đảm cho hoạt động giao thương hàng hóa đường thủy nội địa và có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp; được chia làm hai hệ thống sông chính: hệ thống Trung ương gồm Sông Hồng và Sông Lô do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý có thông thuyền; hệ thống sông địa phương gồm sông Phó Đáy và sông Cà Lồ chỉ thông thuyền vào mùa mưa với tàu có tổng tải trọng khoảng 50 tấn.

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp và lưu lượng các con sông lớn nên khi xảy ra sự cố tràn dầu; lượng dầu tràn sẽ phân tán nhanh và ngấm vào lòng đất gây ảnh hưởng tác động lớn đến môi trường và đời sống dân cư.

3. Đặc điểm khí hậu

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.

- Nhiệt độ: Nhiệt đô ̣ trung bình năm là 23,5 - 250C, nhiệt đô ̣ cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố đia hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt đô ̣ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có đô ̣ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt đô ̣ trung bình năm là 18,40C.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8mm, vùng núi tại trạm Tam Đào là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tâp trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

- Số giờ nắng: tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ. Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3.

- Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính là gió đông nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9; và gió đông bắc, thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung, đô ̣ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và đồng bằng.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm. Từ tháng 4 đến tháng 9, lượng bốc hơi bình quân trong một tháng là 107,58 mm; từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.

Dưới tác động của điều kiện nhiệt độ khí hậu, xăng dầu sẽ bay hơi các thành phần nhẹ làm giảm chất lượng của dầu mỏ, gây thiệt hại về kinh tế cho cơ sở kinh doanh. Dầu tràn có thể bay hơi làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí bởi hàm lượng hydrocacbon tăng cao hơn giới hạn cho phép sẽ tác động lớn đến môi trường xung quanh. Hơi xăng dầu tác động trực tiếp đến môi trường không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố tràn dầu làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân; gây các biểu hiện: cay mắt, chảy nước mắt và đau đầu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi của những người sống và làm việc trong khu vực.

B. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

- Năm 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của toàn Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vượt khó của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là cả 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, môi trường đều đạt và vượt mức kế hoạch đã đề ra, trong đó: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 8,05%, cao hơn so với mức tăng của cả nước. Quy mô giá trị GRDP của tỉnh đã vượt qua mốc 100 nghìn tỷ và đạt 118,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2018, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người đạt 102,5 triệu đồng/người/năm, tương đương khoảng 5000 USD/người/năm. Thu hút vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài đạt gần 1 tỷ USD gấp 2 lần và vốn đầu tư trực tiếp trong nước (DDI) đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2018. Thu ngân sách của tỉnh đạt 35.070 tỷ đồng, tăng 26% so với dự toán, trong đó thu nội địa đạt 30.962 tỷ đồng, tăng 27,7% so với dự toán. Trên địa bàn tỉnh có 100% xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; chất lượng các dịch vụ y tế tiếp tục được nâng lên; chất lượng giáo dục đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 24,4 nghìn lao động, trong đó đưa 2 nghìn lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Các cuộc vận động, phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và đời sống văn hóa được chú trọng. Quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

2. Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông

- Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao, 100% đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

- Giao thông đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ là 6.892 km trong đó: Quốc lộ (Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL2, QL2B, QL2C, QL23): 151,75 km; đường tỉnh: 298,75km; đường chính các khu công nghiệp và vành đai: 137,1 km; đường vành đai và bán vành đai: 200 km, đường huyện 493km, đường giao thông nông thôn 4.199km. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40km nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.

- Giao thông đường sắt: Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn vị hành chính (bao gồm thành phố Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường) với 35 km và 05 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các Tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.

- Giao thông đường thủy: Tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do Trung ương quản lý là sông Hồng (30km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn.

- Hệ thống cảng trên các sông: hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô (huyện Sông Lô).

b) Mạng lưới cấp điện

- Mạng lưới cấp điện: Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống cấp điện gồm có: Đường dây 220kV và các đường dây 110kV vận hành tốt, ổn định và vừa tải.

c) Hệ thống cấp thoát, nước

- Mạng lưới cấp, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải: Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn.

- Nguồn cấp nước: Được cấp từ các nhà máy nước của tỉnh với tổng công suất hiện tại là 56.000 m3/ngày - đêm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang xây dựng một nhà máy nước bằng vốn vay ODA Nhật Bản tại huyện Sông Lô với công suất 50.000 m3/ngày-đêm để phục vụ cho các khu công nghiệp.

- Thoát nước: Hiện tại có 03 dự án thoát nước đang được triển khai tại thành phố Vĩnh Yên: Dự án thoát nước mưa khu vực phía Nam Vĩnh Yên; Dự án chống úng, ngập tại huyện Bình Xuyên và Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải khu vực Vĩnh Yên; các khu công nghiệp đã có hệ thống nước thải tập tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

d) Mạng lưới thông tin và truyền thông

- Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính.

- Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương trong khu vực. Tất cả các xã đều có truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì. Trong tỉnh có đầy đủ các mạng điện thoại di động hiện có trong nước như: Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile, E- Telecom, Vietnamobile, G-Tel…. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng. Mạng Internet và VoIP ở Vĩnh Phúc sử dụng đường truyền cáp quang, băng thông rộng, tốc độ cao.

Nhìn chung, cùng với sự phát triển nhanh của mạng lưới thông tin trong cả nước, mạng lưới bưu chính, viễn thông, thông tin trong tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân. Mạng thông tin phục vụ công tác quản lý ngày càng hiện đại đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời công tác thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp lãnh đạo trong xử lý các tình huống xảy ra.

C. TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ CỐ TRÀN DẦU

1. Sự cố tràn dầu trên đất liền

a) Tổng hợp dữ liệu hoạt động, sản xuất, kinh doanh, sử dụng xăng dầu trên địa bàn tỉnh

- Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 04 doanh nghiệp phân phối xăng dầu có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện gồm: Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc, công ty TNHH Anh Long, công ty Cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc và công ty TNHH xăng dầu Vạn Cường; có 09 đại lý tư nhân bán lẻ xăng dầu, 144 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 01 tàu dầu thuộc sở hữu của tư nhân kinh doanh xăng dầu. Danh sách các cơ sở hoạt động xăng dầu trên địa bàn tỉnh (có phụ lục kèm theo).

- Trên địa bàn tỉnh không có kho xăng dầu đầu mối và không có nhà máy, cơ sở sản xuất các sản phẩm xăng dầu.

- Hoạt động kinh doanh xăng dầu theo thống kê, trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cơ sở có trữ lượng tại các kho, bể chứa không lớn (ở cấp độ cơ sở dưới 20 tấn). Việc phân cấp quy mô theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ƯPSCTD, theo đó sự cố tràn dầu được phân theo số lượng dầu tràn ở 3 mức từ nhỏ đến lớn:

Mức nhỏ : Dưới 20 tấn.

Mức trung bình : Từ 20 tấn đến 500 tấn.

Mức lớn : Trên 500 tấn.

Theo tính toán mức độ tràn dầu có thể xảy ra do các sự cố tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu số dựa trên quá trình khảo sát thực tế hoạt động xuất nhập xăng dầu. Nguyên nhân dẫn đến sự cố tràn dầu tại các cơ sở bao gồm: Tràn dầu xảy ra do bơm rót xăng dầu cho khách hàng; Tràn dầu xảy ra khi nhập xăng dầu vào bể chứa; các sự cố tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu được xác định như rò rỉ đường ống, vỡ ống nhập dầu. Khi xảy ra sự cố lập tức dừng ngay hoạt động nhập vào bể nên lượng dầu tràn ra là không nhiều, ước tính dưới 1 tấn xăng dầu.

- Hoạt động vận chuyển xăng dầu trên địa bàn chủ yếu qua các phương tiện giao thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai; các tuyến đường bộ: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Quốc lộ 2A, 2B, 2C; các tuyến đường vành đai liên huyện trên địa bàn. Qua hoạt động vận chuyển trên địa bàn chưa có vụ việc tràn dầu nào xảy ra.

b) Nguy cơ có thể dẫn đến tràn dầu trên đất liền

- Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu thường có quy mô nhỏ, các sự cố xảy ra có thể do các nguyên nhân:

+ Sự cố trong quá trình xuất, nhập dầu từ xe bồn vào bể chứa do sự cố vỡ đường ống hoặc sơ suất của nhân viên trong quá trình vận hành.

+ Các bồn chứa xăng dầu tại kho bị rò rỉ, bị thủng, vỡ do không được bảo dưỡng thường xuyên, thiên tai gây sạt lở các tường bao, bồn chứa.

+ Khi sự cố xảy ra, xăng dầu có thể theo hệ thống thoát nước thoát ra môi trường hoặc ngấm xuống đất, tuy lượng dầu tràn ra môi trường thường không nhiều, khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường không cao nhưng sự cố tràn dầu từ các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có nguy cơ gây cháy nổ cao.

- Các phương tiện vận chuyển xăng dầu trên các tuyến đường giao thông xảy ra va chạm, tai nạn giao thông... dẫn đến tràn xăng dầu.

2. Sự cố tràn dầu trên sông

- Trên địa bàn tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do Trung ương quản lý là sông Hồng (30km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Có 2 cảng là Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô (huyện Sông Lô).

- Các tàu, thuyền hoạt động trên các tuyến sông này chủ yếu là khai thác cát, sỏi, vận chuyển hàng hóa; lưu lượng các tàu, thuyền hoạt động lớn; hoạt động; dễ có nguy cơ dẫn đến xảy ra sự cố tràn dầu: Do thiên tai thời tiết, bão, tố lốc; tai nạn do va chạm tàu thuyền với nhau, tàu thuyền va chạm đá ngầm làm vỡ, trôi dạt, chìm tàu... dẫn đến tràn dầu ra môi trường; dầu tràn từ thượng lưu các con sông trôi dạt về địa bàn tỉnh.

- Trong thời gian qua, trên địa bàn chưa có vụ việc tràn dầu nào trên các tuyến đường thủy nội địa xảy ra.

3. Dự kiến một số tình huống sự cố tràn dầu có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh

1. Tràn dầu tàu chở dầu, phương tiện vận tải xăng dầu xảy ra do các sự cố;

2. Tràn dầu kho chứa, bục, hỏng đường ống dẫn dầu trên đất liền;

3. Dầu tràn từ lưu vực thượng lưu các con sông trôi dạt về địa bàn tỉnh;

4. Tràn dầu tại các cơ sở kinh doanh, hoạt động xăng dầu.

III. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

1. Lực lượng nòng cốt

- Lực lượng quân đội (kiêm nhiệm): Lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; lực lượng Dân quân tự vệ các huyện, thành phố. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh: Trường quân sự Quân khu 2, Trường Sĩ quan Tăng thiết Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Trường Trung cấp kỹ thuật Tăng thiết Giáp/BTL Tăng thiết Giáp, Lữ đoàn Pháo Binh 204/BTL Pháo Binh, Lữ đoàn Đặc công 113/BTL Đặc Công, Kho KT887/Tổng Cục kỹ thuật, Trung tâm huấn luyện Biên Phòng/BTL Biên Phòng,...;

- UBND các huyện, thành phố;

- Các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông Vận tải; Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc...;

- Lực lượng công an: Công an tỉnh và các huyện, thành phố;

- Công ty cổ phần Môi trường dịch vụ Đô thị các huyện, thành phố;

- Các doanh nghiệp; cơ sở kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh;

- Nhân dân, lực lượng xung kích các địa phương được huy động tham gia khắc phục hậu quả SCTD khi có tình huống xảy ra;

- Các đội ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu;

- Các đơn vị cung ứng dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu;

- Công ty Cổ phần Quản lý và sửa chữa đường bộ Vĩnh Phúc (đang vận hành 2 bến Phà Then và Đức Bác) có khả năng huy động 06 phà tham gia ứng phó, xử lý và khắc phục sự cố tràn dầu trên Sông Lô, Sông Hồng.

2. Các lực lượng có thể huy động thêm

- Sinh viên tình nguyện từ các trường đại học, cao đẳng và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Các tổ chức đoàn thể, xã hội của các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn: Đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ…

- Cộng đồng dân cư nơi xảy ra sự cố tràn dầu.

3. Nguồn lực bên ngoài

Trong trường hợp xảy ra sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, báo cáo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn huy động thêm lực lượng từ các bộ ngành chức năng, UBND các tỉnh thành lân cận. Các lực lượng thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 2 tăng cường.

4. Phương tiện, trang bị ứng phó sự cố tràn dầu

- Trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có đơn vị chuyên trách về ƯPSCTD; chủ yếu là lực lượng kiêm nhiệm và đơn vị hiệp đồng đó là các đơn vị quân đội, công an.

- Các trang thiết bị ƯPSCTD có thể huy động được trên địa bàn tỉnh, bao gồm: bơm dầu chuyên dụng, thiết bị phân ly dầu nước, thiết bị làm sạch đường bờ đến phao vây dầu, thiết bị kéo phao cho đến những thiết bị thô sơ như giấy thấm dầu, chất phân tán dầu, gối thấm dầu, măng ca, bạc làm hố tập kết dầu tạm thời; thiết bị bảo hộ lao động cho lực lượng trực tiếp thu gom dầu. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng được quan tâm đầu tư từ các cơ sở cũng như lực lượng phòng cháy chữa cháy, đơn vị cung cấp dịch vụ ứng phó.

- Ngoài các trang thiết bị chuyên dụng, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều trang thiết bị phụ trợ khác có thể huy động phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các kho xăng dầu trên địa bàn.

- Hàng năm UBND tỉnh đều có Kế hoạch đầu tư, mua sắm trang, thiết bị mới như: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu; Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; Phần mềm mô phỏng hướng di chuyển của vệt dầu...

Nhìn chung, về phương tiện, trang bị phục vụ ƯPSCTD tỉnh Vĩnh Phúc có thể đảm bảo ứng phó sự cố tràn dầu quy mô cấp tỉnh.

IV. NHIỆM VỤ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

A. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA SỰ CỐ TRÀN DẦU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về sự cố tràn dầu

a) Bộ CHQS tỉnh

- Là cơ quan thường trực công tác ứng phó sự cố tràn dầu, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng, dầu hoàn thiện hệ thống tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu các cấp;

- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở hoạt động xăng dầu thuộc phạm vi quản lý về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung biện pháp phòng ngừa sự cố tràn dầu;

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân nắm được các quy định về xăng dầu, môi trường; trách nhiệm cung cấp, phản ánh kịp thời thông tin khi phát hiện SCTD trên địa bàn;

- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho LLVT và nhân dân, phổ biến kiến thức về nguy cơ hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường chủ động phòng, tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương.

b) Sở Công thương

- Chỉ đạo, phối hợp với các địa phương kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với cơ sở, dự án để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu;

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn nội dung xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp cơ sở trên toàn tỉnh;

- Thường xuyên kiểm tra các cơ sở hoạt động xăng dầu thuộc phạm vi quản lý về việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung biện pháp phòng ngừa sự cố tràn dầu;

- Phối hợp và làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì hướng dẫn các địa phương xây dựng, thiết kế hệ thống phần mềm quản lý số hóa bản đồ khoanh vùng ảnh hưởng, phân bố lực lượng tham gia ứng phó SCTD và mô tả phạm vi ảnh hưởng và bố trí trang thiết bị, nguồn lực khác ứng cứu khi xảy ra sự cố để thuận lợi cho công tác chỉ đạo;

- Tham mưu với UBND tỉnh ban hành các văn bản thực hiện về việc giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả, việc sử dụng Danh mục chất phân tán, chất hấp thụ dầu được phép sử dụng theo quy định;

- Hướng dẫn việc khắc phục sự cố môi trường do tràn dầu; quy định hướng dẫn việc lập hồ sơ, yêu cầu bồi thường thiệt hại do tràn dầu gây ra;

- Phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan hợp tác với các tỉnh, thành lân cận trong khu vực xác định sự cố tràn dầu không rõ nguyên nhân trên các sông qua địa bàn; làm cơ sở truy cứu trách nhiệm và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân nắm được các quy định về xăng dầu, môi trường; trách nhiệm cung cấp, phản ánh kịp thời thông tin khi phát hiện SCTD trên địa bàn;

- Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường chủ động phòng, tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương.

d) Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các tàu chở dầu và hóa chất độc hại và kế hoạch hoạt động chuyển tải dầu giữa tàu trên các cảng sông trên địa bàn theo quy định;

- Tham mưu với UBND tỉnh rà soát, ban hành các văn bản có liên quan về ngăn ngừa ô nhiễm do các phương tiện thủy nội địa;

- Phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các tàu chở dầu, hóa chất độc hại, các cảng đường sông để ngăn ngừa, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố tràn dầu;

- Phối hợp và làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu.

đ) Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu.

e) Sở Nội vụ

- Phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan xây dựng đề án hệ thống tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 và những năm tiếp theo;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành công tác thi đua, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

f) Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn dân vè phòng, chống và ứng phó sự cố tràn dầu.

g) Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh

Xây dựng chuyên mục về công tác phòng, chống ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng tháng, quý.

h) Các cơ sở hoạt động, kinh doanh xăng dầu

Thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền và nhân dân về nguy cơ, hiểm họa của sự cố tràn dầu để bảo vệ môi trường chủ động phòng tránh và kịp thời ứng phó sự cố tại địa phương khi được huy động.

2. Công tác xây dựng kế hoạch; tập huấn, huấn luyện luyện tập, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu các cấp

a) Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch các cấp

- Cấp tỉnh: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thẩm định và phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của UBND cấp huyện và cơ sở do tỉnh quản lý.

- Cấp huyện: UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của UBND cấp huyện, thông qua Bộ CHQS tỉnh thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt; UBND cấp huyện có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở do huyện quản lý.

- Các cảng, cơ sở, dự án kinh doanh xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt; Kế hoạch này phải được thông báo đến UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan biết để phối hợp hiệp đồng trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

- Các cơ sở kinh doanh xăng dầu (gọi tắt là cửa hàng xăng dầu): Phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình Giám đốc công ty thẩm định và phê duyệt; Kế hoạch này phải báo cáo UBND cấp huyện, tỉnh tổng hợp đưa vào kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện, tỉnh.

- Các tàu chờ dầu Việt Nam có dung tích từ 150RT trở lên, các tàu khác có tổng dung tích từ 400RT trở lên phải có “Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu‟; các tàu chở dầu, chất xô lỏng độc hại có tổng dung tích từ 150RT trở lên phải có “Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất xô lỏng độc hại. Các kế hoạch này phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt theo quy định và thông báo đến UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan biết để phối hợp hiệp đồng trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.

- Chủ tàu phải có Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ tàu xảy ra sự cố tràn dầu trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố và báo cáo UBND cấp huyện, tỉnh tổng hợp đưa vào kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện, tỉnh.

- Kinh phí cho xây dựng Kế hoạch, phí thẩm định kế hoạch và Kinh phí mua sắm trang bị ứng phó sự cố tràn dầu, của cấp nào thì do cấp đó tự bảo đảm theo quy định.

- Hàng năm kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu các cấp phải được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và phải báo cáo, thông báo đến UBND cấp tỉnh, huyện theo quy định.

c) Công tác tập huấn, huấn luyện, luyện tập, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

- Cấp tỉnh: Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện hàng năm về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu cho lực lượng kiêm nhiệm của tỉnh quản lý. Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tổ chức diễn tập ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu 3 đến 5 năm một lần.

- Cấp huyện: Ban CHQS huyện là cơ quan thường trực công tác ứng phó sự cố tràn dầu của cấp huyện. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tham mưu với UBND cấp huyện ban hành kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện hàng năm về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm do đơn vị quản lý. Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tổ chức diễn tập ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu 3 đến 5 năm một lần.

- Các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu: Hàng năm tổ chức tập huấn, huấn luyện về phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Tổ chức diễn tập một năm một lần theo các tình huống dự kiến có thể xảy ra sự cố tràn dầu tại cơ sở; các kế hoạch này phải báo cáo UBND cấp huyện, tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

(Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh nhiệm vụ luyện tập, diễn tập UBND tỉnh có chỉ đạo sau).

3. Công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị ứng phó

a) Cấp tỉnh

- Hàng năm Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu với UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu bảo đảm cho các lực lượng của tỉnh gồm: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; Các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu; Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; Phần mềm mô phỏng hướng di chuyển của vệt dầu; Các trang thiết bị phòng hộ cho lực lượng tham gia khắc phục sự cố tràn dầu.

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm kinh phí hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật.

b) Cấp huyện

Hàng năm có Kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu bảo đảm cho các lực lượng của cấp huyện gồm: Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành; Các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu; Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; Các trang thiết bị phòng hộ cho lực lượng tham gia khắc phục sự cố tràn dầu....

c) Các cơ sở hoạt động, kinh doanh xăng dầu

Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện, ứng phó sự cố tràn dầu cho lực lượng tại cơ sở gồm: Trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin, liên lạc, chỉ đạo điều hành; Các thiết bị quan trắc, đo nồng độ hỗn hợp hơi xăng, dầu;

Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; thiết bị phòng hộ cho lực lượng tham gia khắc phục sự cố tràn dầu....

B. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

1. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin

a) Tổ chức tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu Quy trình tiếp nhận thông tin gồm các bước sau:

* Bước 1: Phát hiện sự cố

- Mọi cá nhân, tổ chức khi phát hiện sự cố tràn dầu hoặc dấu hiệu của sự cố phải báo cáo ngay về các cơ quan chức năng. Các cơ quan tiếp nhận thông tin về sự cố tràn dầu gồm:

+ Chính quyền địa phương nơi gần nhất;

+ Bộ CHQS tỉnh; Ban CHQS cấp huyện;

+ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp;

+ Đồn công an gần nhất;

+ Cảnh sát 113; 114;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc;

+ Các cơ quan Trung ương trên địa bàn.

- Hình thức báo cáo: Có thể bằng điện thoại hoặc trực tiếp đến trụ sở các cơ quan tiếp nhận báo cáo; hình thức báo cáo có thể báo cáo miệng hoặc văn bản.

- Nội dung thông báo có thể vắn tắt, tuy nhiên để việc triển khai tổ chức ứng phó hiệu quả, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự cố cần ghi nhận đầy đủ nhất có thể các thông tin về sự cố gồm:

+ Ngày, giờ quan sát, phát hiện thấy dầu tràn;

+ Vị trí vệt dầu hay sự cố (địa danh chính xác hoặc tọa độ nếu có);

+ Nguồn và nguyên nhân gây ra tràn dầu (nếu xác định được);

+ Thông tin về tai nạn do các phương tiện trở xăng dầu (vị trí bị nạn, thông tin về phương tiện bị nạn, số người, tình trạng thương vong, lượng dầu trở, lượng dầu tràn ) nếu xảy ra sự cố va chạm, tai nạn;

+ Ước tính lượng dầu tràn;

+ Mô tả vệt dầu: hướng tràn, độ dài, rộng và màu sắc dầu tràn tại thực địa;

+ Loại và các đặc tính của dầu tràn (nếu biết);

+ Tên, nghề nghiệp và địa chỉ liên hệ của người phát hiện sự cố.

- Tùy thuộc vào tình hình sự cố và đối tượng phát hiện sự cố, nội dung thông báo ban đầu có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ các thông tin như trên. Tuy nhiên, người tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thu thập đầy đủ các thông tin từ người thông báo và phải đảm bảo thông tin về sự cố tràn dầu phải được cập nhật liên tục, kịp thời và chính xác.

* Bước 2: Xác minh thông tin

- Cơ quan tiếp nhận thông tin sau khi nhận thông tin từ người phát hiện sự cố phải tiến hành xác minh tính xác thực của sự cố và vị trí xảy ra sự cố. Nếu xác minh sự cố là có thật, cơ quan tiếp nhận thông tin có nhiệm vụ nhanh chóng thông báo đến cơ quan Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS cấp huyện (cơ quan thường trực ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh, huyện); Sở Tài nguyên và Môi trường.

* Bước 3: Đánh giá sơ bộ về sự cố và triển khai phương án ứng phó khẩn cấp

- Sau khi nhận được thông tin, Bộ CHQS tỉnh, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp cận hiện trường và tiến hành đánh giá sơ bộ sự cố nhằm xác định các thông tin về vị trí, quy mô, dự kiến phạm vi tác động của sự cố.

- Sau khi đánh giá sự cố Bộ CHQS tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về sự cố, đồng thời tổ chức triển khai một số phương án ứng phó khẩn cấp.

- UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh sau khi nhận được báo cáo của Bộ CHQS tỉnh, thông báo đến các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan để chuẩn bị các trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng ứng phó sự cố khi có lệnh điều động.

- Trong trường hợp xác định lượng dầu tràn vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh, UBND tỉnh báo cáo với các cơ quan Trung ương để được hỗ trợ khắc phục sự cố.

b) Xử lý thông tin về sự cố tràn dầu Quy trình xử lý theo các bước sau:

* Bước 1: Thông báo về sự cố

- Sau khi nhận được báo cáo của Bộ CHQS tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các lực lượng liên quan sẵn sàng lực lượng tham gia ứng phó khi được yêu cầu đồng thời thông báo đến UBQG Tìm kiếm Cứu nạn.

- Các sở, ban, ngành, các lực lượng sau khi nhận được chỉ đạo, thông báo đến toàn bộ lực lượng đơn vị mình chuẩn bị nhân lực và phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó khi có lệnh điều động.

- Thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan về biện pháp phối hợp ứng phó và nhân dân trong vùng, khu vực bị ảnh hưởng hoặc khả năng bị ảnh hưởng về sự cố tràn dầu để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả.

* Bước 2: Thành lập Sở chỉ huy hiện trường và tiến hành đánh giá sự cố

- UBND tỉnh ra quyết định thành lập Sở chỉ huy hiện trường thành phần gồm: Ban CHPCTT&TKCN tỉnh, các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh, các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn để chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó và tham gia đề xuất các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu;

- Sở Chỉ huy hiện trường tiến hành họp phân tích, đánh giá sự cố và đề ra phương án ứng phó; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thống nhất chỉ huy các lực lượng gồm: chỉ huy lực lượng bảo đảm an ninh, chỉ huy lực lượng thu gom dầu, chỉ huy lực lượng y tế, chỉ huy lực lượng bảo đảm hậu cần...

* Bước 3: Điều động lực lượng

- Dựa trên phương án ứng phó đã được lựa chọn, các thành viên Ban chỉ huy hiện trường trực tiếp điều động lực lượng, trang thiết bị thuộc đơn vị mình quản lý hoặc được giao quản lý tham gia ứng phó.

- Các lực lượng, thiết bị được điều động nhanh chóng ra hiện trường để chuẩn bị ứng phó.

2. Tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện và phương án ứng cứu

a) Tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện

Hoạt động ứng phó bao gồm ứng phó khẩn cấp, thu gom dầu tràn, công tác bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo y tế, công tác hậu cần liên quan, vệ sinh khu vực sự cố. Các lực lượng tham gia ứng phó tuyệt đối tuân thủ theo sự điều động, chỉ đạo của Ban chỉ huy hiện trường, đồng thời chủ động triển khai thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng các nhiệm vụ của đơn vị mình; Trong quá trình tổ chức ứng phó, Sở Chỉ huy hiện trường tỉnh thường xuyên trao đổi, tham vấn ý kiến của UB Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn về các phương án ứng phó.

- Ứng phó khẩn cấp: Cơ sở gây ra sự cố phối hợp Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các bên liên quan triển khai ứng phó các tình huống khẩn cấp; Bộ CHQS tỉnh chịu trách nhiệm điều động lực lượng và phương tiện của cơ sở để triển khai ứng phó khẩn cấp, ưu tiên cho việc đảm bảo tính mạng, sức khoẻ con người.

- Thu gom dầu tràn: Sự cố dầu tràn dễ gây ra cháy nổ nên việc thu gom dầu phải do những lực lượng có chuyên môn, đã được huấn luyện kỹ năng thu gom dầu. Lực lượng trực tiếp thu gom dầu tràn là đội ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh; các cơ sở, đơn vị cung ứng dịch vụ xăng dầu.

- Công tác bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy: Công an tỉnh chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh và thành lập hành lang an toàn tại khu vực xảy ra sự cố, tiến hành sơ tán phương tiện và người dân không có trách nhiệm ra khỏi khu vực sự cố. Chủ trì và phối hợp với các bên liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại khu vực xảy ra sự cố; quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở.

- Công tác y tế: Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí phương tiện và trang thiết bị sẵn sàng cấp cứu, chăm sóc người bị thương, tư vấn cho Sở chỉ huy hiện trường về những ảnh hưởng của xăng dầu đối với sức khoẻ con người, các phương án đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng tham gia ứng cứu.

- Công tác hậu cần: Bộ CHQS tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần cho các lực lượng tham gia khắc phục sự cố.

- Vệ sinh khu vực xảy ra sự cố: Công tác vệ sinh khu vực xảy ra sự cố có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc nhiều tháng và cần rất nhiều nhân lực và trang thiết bị. Lực lượng tham gia vệ sinh có thể huy động từ các lực lượng quân đội, sinh viên, học sinh và các lực lượng tình nguyện khác.

b) Phương án xử lý sự cố tràn dầu khi có tình huống

Sự cố có thể xảy ra: Tràn dầu tàu chở dầu, phương tiện vận tải xăng dầu xảy ra do các sự cố; tràn dầu kho chứa, bục, hỏng đường ống dẫn dầu tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu; dầu tràn trôi dạt từ thượng lưu các con sông vào địa bàn tỉnh.

- Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng ứng phó tại cơ sở tiến hành ngay các biện pháp ứng phó như trong kịch bản trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở đã được UBND tỉnh, UBND cấp huyện phê duyệt. Trường hợp ngoài khả năng xử lý của cơ sở, lãnh đạo cơ sở báo cáo Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Sau khi nhận được báo cáo Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo UBND tỉnh, đồng thời thông báo cho các đơn vị chức năng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng phó sự cố.

- UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức ứng phó sự cố: Thành lập Sở Chỉ huy hiện trường; Sở Chỉ huy hiện trường ra thực địa tiến hành đánh giá sự cố, xác định phương án ứng phó.

- Sở Chỉ huy hiện trường tiến hành đánh giá loại dầu, lượng dầu tràn và lượng dầu còn trong các bồn, bể chứ để tiến hành ứng phó:

+ Chủ tịch UBND tỉnh ra lệnh điều và huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực thực hiện việc cứu hộ cứu nạn;

+ Điều động các loại phương tiện (máy bơm, xe bồn chuyên chở…) để di dời toàn bộ lượng dầu còn trong các bồn, bể chứa đến các các khu vực khác;

+ Điều động lực lượng công an, các đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ công an tỉnh đến khu vực hiện trường; phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh trật tự, sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; bảo vệ hiện trường; sẵn sàng ứng phó khi có tình huống cháy nổ;

+ Điều động lực lượng tiến hành quây bờ bao, ngăn không cho dầu tràn xuống các nguồn nước xung quanh và tiến hành thu gom các dầu đã tràn ra môi trường;

+ Khi có dầu tràn qua bờ bao sông, suối, tiến hành tổ chức quây phao để khống chế, cố định không cho dầu phát tán rộng.

+ Điều động lực lượng y tế sẵn sàng tiếp nhận, vận chuyển, cứu chữa người bị nạn.

+ Chỉ đạo các đài phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tấn, báo chí để liên tục thông báo, cập nhật tình hình sự cố;

- Tổ chức khắc phục hậu quả theo quy trình sau:

+ UBND tỉnh giao Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bên liên quan khắc phục sự cố. Công tác khắc phục sự cố bao gồm việc xác định nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố, thiệt hại, công tác bồi thường thiệt hại, phục hồi môi trường.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với công an tỉnh và các đơn vị liên quan điều tra, nghiên cứu xác định cơ sở gây ra sự cố.

+ Bộ CHQS tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham gia ứng phó xác định kinh phí ứng phó sự cố, lập hồ sơ và yêu cầu cơ sở gây ra sự cố thanh toán theo quy định.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xác định các thiệt hại do sự cố gây ra, định giá thiệt hại và thoả thuận với bên gây ra sự cố về công tác bồi thường. Nếu quá trình thoả thuận không đạt, Sở Tài nguyên và Môi trường tham vấn Sở Tư pháp tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan theo quy định của Pháp luật.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành phục hồi môi trường.

C. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

1. Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu

a) Ứng phó sự cố tràn dầu trên đất liền

Phát huy hiệu quả phương châm 4 tại chỗ; tích cực, chủ động huy động tổng lực về người, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị; tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi nơi nguy hiểm; tiến hành các biện pháp thu gom xử lý sự cố; bảo đảm vệ sinh môi trường.

b) Ứng phó sự cố tràn dầu trên sông

Nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tàu thuyền ngư dân khu vực xảy ra sự cố tham gia công tác TKCN và phối hợp với các đơn vị quân đội sử dụng phương tiện, các trang thiết bị ứng phó SCTD để khống chế, thu gom xử lý sự cố tràn dầu trên sông.

2. Khu vực ứng phó sự cố tràn dầu

a) Trên đất liền: Tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; các phương tiện trở xăng dầu trên các tuyến giao thông: Đường sắt, đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh.

b) Trên sông: Các phương tiện tàu thuyền vận chuyển hàng hóa, khai thác khoáng sản trên các con sông qua địa bàn tỉnh như: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy.

3. Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng thông báo, báo động: Bộ CHQS tỉnh;

- Lực lượng sơ tán nhân dân: UBND các cấp;

- Lực lượng chốt chặn tuần tra bảo vệ hiện trường: Công an các huyện, thành phố nơi xảy ra sự cố; công an tỉnh; lực lượng quân đội;

- Lực lượng khắc phục hậu quả, thu gom và vận chuyển: Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Sở Công thương, Sở Giao thông, Sở Tài Nguyên và Môi trường; các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, các lực lượng khác (khi được huy động);

- Lực lượng Phòng cháy chữa cháy: Các đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh.

- Lực lượng bảo đảm y tế: Sở y tế, Trung tâm y tế, cơ sở y tế các địa phương nơi xảy ra sự cố.

D. NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ KHI XẢY RA SỰ CỐ TRÀN DẦU

1. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh về tất cả các lĩnh vực liên quan trong quá trình phòng ngừa và ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra.

- Huy động lực lượng vũ trang của tỉnh, phối hợp với các đơn vị quân đội trên địa bàn, Công an tỉnh và các lực lượng khác; sử dụng lực lượng và các trang thiết bị hiện có tham gia ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực xảy ra sự cố.

- Phối hợp với các lực lượng của địa phương nhanh chóng sơ tán người dân ra khỏi khu vực kho để bảo đảm an toàn cho người và tài sản của nhân dân.

- Phối hợp với Công an tổ chức chốt chặn trên các trục đường giao thông ngăn chặn không cho người, phương tiện, tàu, thuyền vào khu vực ứng phó; đồng thời tổ chức hướng dẫn các loại tàu thuyền đang ở trong khu vực bị cháy, tràn dầu nhanh chóng cơ động ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ khi có tàu bị cháy và người gặp nạn; tổ chức chốt chặn, bảo vệ hiện trường.

- Chỉ đạo lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp với các lực lượng, tổ chức thu gom dầu tràn và rác thải nhiễm dầu ở khu vực xảy ra sự cố đưa về khu vực tập kết theo quy định.

- Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, hợp đồng chặt chẽ với công an sẵn sàng tham gia chữa cháy ở khu vực xảy ra sự cố.

- Phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác dân vận không để người dân tụ tập khiếu kiện gây mất trật tự an ninh trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở y tế thành lập tổ quân y tại hiện trường kịp thời cứu chữa người bị nạn.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần cho các lực lượng tham gia khắc phục sự cố.

2. Sở Công thương

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các địa phương triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường và khắc phục hậu quả môi trường.

- Chuẩn bị các phương tiện giao thông (Xe bồn chở xăng dầu, xe chở máy móc, thiết bị…) phục vụ công tác khắc phục sự cố.

3. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, công an tỉnh, các địa phương chỉ dẫn, phân luồng giao thông đi qua các khu vực xảy ra sự cố bảo đảm an toàn và cứu hộ trên các tuyến sông, ứng phó sự cố tràn dầu;

- Huy động lực lượng, phương tiện, nhân lực tham gia khơi thông dòng chảy để điều tiết bảo đảm giao thông và chống trôi, va đập tại các vị trí trọng yếu trên các tuyến giao thông đường thủy bảo đảm giao thông thông suốt.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh về các lĩnh vực liên quan trong quá trình phòng ngừa và ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan điều tra, đánh giá xác định thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra; xây dựng kế hoạch phục hồi môi trường do dầu và lập hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương sử dụng danh mục chất phân tán, chất hấp thụ dầu được phép sử dụng để ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan để khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu và yêu cầu bồi thường thiệt hại của các cơ sở gây ra sự cố.

5. Công an tỉnh

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh triển khai lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn khu vực xảy ra sự cố, tổ chức chốt chặn không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố, ngăn chặn các phần tử xấu gây mất an ninh trật tự; triển khai lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy dập tắt đám cháy và tìm kiếm cứu nạn;

- Tổ chức lực lượng ngăn chặn, bảo vệ hiện trường không cho người và các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực sự cố; phối hợp với địa phương tổ chức di tản người và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố;

- Chỉ đạo nắm chắc tình hình bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố;

- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông hướng dẫn, phân luồng giao thông bảo đảm an toàn;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan điều tra làm rõ nguyên nhân tràn dầu và cháy, nổ; khởi tố các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

6. Sở Y tế

- Chủ động tham mưu cho UBND thành phố công tác y tế trong quá trình khắc phục sự cố;

- Thông báo cho các bệnh viện trên địa bàn tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện nơi gần nhất để sẵn sàng tiếp nhận và chữa trị cho các nạn nhân.

- Triển khai lực lượng y tế kịp thời tiếp nhận và cứu chữa các nạn nhân bị nạn và các lực lượng tham gia ứng phó.

7. Sở Tài chính: Phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí nguồn kinh phí bảo đảm cho các lực lượng tham gia ứng phó.

8. Sở Thông tin truyền thông

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho Sở chỉ huy hiện trường ứng phó sự cố tràn dầu của tỉnh và các lực lượng làm nhiệm vụ ứng phó;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình khắc phục sự cố.

9. Các sở, ban ngành, đơn vị khác có liên quan

- Thực hiện nghiêm các công điện của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về công tác phối hợp trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu;

- Khi xảy ra sự cố tràn dầu các cơ quan, đơn vị phối hợp với địa phương có hướng dẫn các thủ tục pháp lý liên quan đến trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu và khắc phục hậu quả môi trường;

- Huy động lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục sự cố khi có lệnh của UBND tỉnh.

10. Các huyện, thành phố nơi xảy ra sự cố

- Chấp hành nghiêm công điện của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; chỉ đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể địa phương và nhân dân, các tổ chức, cá nhân phối hợp triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu;

- Thành lập Sở chỉ huy hiện trường thành phần gồm: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, các phòng, ban, ngành trực thuộc; các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn có liên quan để chỉ huy trực tiếp công tác ứng phó và tham gia khắc phục sự cố;

- Chỉ đạo chủ cơ sở, chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu liên hệ với các phòng, ban, ngành liên quan của địa phương nhanh chóng triển khai lực lượng và phương tiện, trang bị dùng mọi biện pháp ngăn chặn và thu dầu không cho tràn ra ngoài môi trường;

- Huy động lực lượng, phương tiện của nhân dân phối hợp với các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn ở khu vực xảy ra sự cố; đồng thời tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân;

- Triển khai lực lượng quân sự, công an phối hợp với các đơn vị đứng chân trên địa bàn tổ chức chốt chặn, bảo vệ hiện trường không cho người và phương tiện vào khu vực xảy ra sự cố; phối hợp với các lực lượng triển khai các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn khu vực sơ tán, giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; điều tiết giao thông bảo đảm giao thông thông suốt;

- Chỉ đạo cơ quan chức năng bảo đảm thông tin liên lạc cho lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị tham gia ứng phó;

- Tổ chức triển khai tổ y tế cơ động đến hiện trường để sơ cấp cứu cho những người bị nạn và chuyển bệnh nhân nặng lên tuyến trên;

- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu xét nghiệm đánh giá mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí xung quanh khu vực xảy ra sự cố; khuyến cáo người dân xung quanh có biện pháp ứng phó kịp thời bảo đảm sức khỏe của người dân, tài sản và lực lượng tham gia ứng phó sự cố có hiệu quả; triển khai thu gom rác thải nhiễm dầu và khu vực tập kết và xử lý theo quy định;

- Chỉ đạo các cơ sở, chủ tàu phối hợp với các lực lượng trục vớt tàu, di chuyển hàng hóa, giải phóng giao thông đường thủy cho các phương tiện qua lại bảo đảm an toàn; bảo đảm kinh phí chi trả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, đánh giá xác định thiệt hại và lập hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để truy tìm, xác minh nguyên nhân dầu tràn không rõ nguồn gốc tỏ chức ứng phó kịp thời giảm thiểu thiệt hại về môi trường.

- Tổng hợp kết quả báo cáo sự cố về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các cơ quan chức năng theo quy định.

11. Các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu

- Khi có tình huống tràn dầu xảy ra dẫn đến cháy, nổ tại cơ sở phải nhanh chóng tổ chức lực lượng, phương tiện tại chỗ triển khai các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu, chữa cháy kịp thời;

- Thông báo, báo cáo đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp và cơ quan chức năng có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

- Hiệp đồng với các đơn vị có năng lực ứng phó sự cố tràn dầu phối hợp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn;

- Bảo đảm kinh phí chi trả cho lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, đồng thời bồi thường thiệt hại về môi trường, tài sản của Nhà nước và nhân dân do cơ sở, chủ ràu gây ra theo quy định của pháp luật.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Công tác bảo đảm thông tin liên lạc

- Thành lập Trung tâm thông tin ngay tại hiện trường để tiếp nhận và xử lý thông tin;

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan sử dụng hệ thống thông tin hiện hành, kết hơp với các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền tin, hệ thống thông báo, báo động để nắm và truyền tin kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy, điều hành ứng phó sự cố.

2. Công tác bảo đảm phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và các thiết bị vật tư khác

Các đơn vị có liên quan khi được huy động, tự bảo đảm phương tiện cơ động trong thời gian sớm nhất phải tập kết các phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và các thiết bị vật tư cần thiết đến khu vực làm nhiệm vụ và tham gia trực tiếp ứng cứu sự cố; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở xăng dầu bảo đảm khắc phục sự cố.

3. Công tác bảo đảm lương thực, thực phẩm

- Bộ CHQS tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo công tác hậu cần lương thực, thực phẩm cho các lực lượng tham gia khắc phục sự cố;

- Các đơn vị tự bảo đảm lương thực, thực phẩm cho lực lượng của mình tham gia khắc phục sự cố; khi đến địa phương thực hiện nhiệm vụ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương để bảo đảm.

4. Công tác Y tế

- Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí phương tiện và trang thiết bị y tế sẵn sàng cấp cứu, chăm sóc người bị thương; vận chuyển người bị thương nặng lên tuyến trên.

- Chỉ đạo các Trung tâm y tế các huyện, thành phố, các cơ sở y tế tại chỗ phối hợp với các lực lượng tham gia cứu chữa, cấp cứu người bị nạn.

- Tổ chức đội y tế lưu động cùng với lực lượng Quân y các đơn vị quân đội tham gia khắc phục sự cố.

5. Công tác bảo đảm an ninh - trật tự (tuần tra canh gác)

- Công an tỉnh chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh và thành lập hành lang an toàn tại khu vực xảy ra sự cố, tiến hành sơ tán phương tiện và người dân không có trách nhiệm ra khỏi khu vực sự cố.

- Chủ trì và phối hợp với các bên liên quan thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại khu vực xảy ra sự cố; quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa kể cả các nguồn nhiệt, nguồn lửa của các thiết bị, phương tiện tham gia ứng phó, hướng dẫn kỹ thuật cho đội phòng cháy chữa cháy của các cơ sở.

VI. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Cấp tỉnh

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu;

- Bộ CHQS tỉnh là cơ quan thường trực ứng phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.

2. Cấp huyện

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham gia ứng phó sự cố tràn dầu;

- Ban CHQS cấp huyện là cơ quan thường trực ứng phó sự cố tràn dầu cấp huyện.

VII. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

1. Thời gian thẩm định, phê duyệt kế hoạch

a) Cấp tỉnh

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thẩm định, phê duyệt kế hoạch của UBND tỉnh xong trong tháng 8 năm 2020;

- UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của UBND các huyện, thành phố; thời gian trong Quý 3 năm 2020.

b) Cấp huyện

- Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc của UBND cấp mình gửi về Bộ CHQS tỉnh rà soát, thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt; thời gian trước ngày 30/7/2020;

- Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu thuộc quyền quản lý các cấp, thời gian xong trước ngày 30/8/2020.

2. Thời gian sơ, tổng kết; báo cáo

a) Cấp tỉnh: Sơ, tổng kết đánh giá công tác khắc phục, ứng phó sự cố tràn dầu lồng ghép trong Hội tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm và có tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b) Cấp huyện: Sơ, tổng kết đánh giá công tác khắc phục, ứng phó sự cố tràn dầu lồng ghép trong Hội tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm của cấp huyện và có tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

c) Các cơ sở hoạt động kinh doanh xăng dầu: Hàng năm sơ tổng kết đánh giá kết quả khắc phục, ứng phó sự cố tràn dầu có tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Căn cứ vào kế hoạch này cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp mình thông qua UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- UBQG Ứng phó SCPTT&TKCN;
- Trung tâm ƯPSCTD khu vực miền Bắc;
- TT TU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP các PCVP UBND tỉnh;
- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, NN3.
(TAT- b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

PHỤ LỤC

CÁC CƠ SỞ KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Kèm theo Kế hoạch số    /KH-UBND ngày   tháng   năm 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

TÊN CỬA HÀNG

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

ĐIỂM KINH DOANH

GIÁM ĐỐC, QUẢN LÝ

SỐ CBCNV

ĐIỆN THOẠI

DIỆN TÍCH KINH DOANH

DIỆN TÍCH CỬA HÀNG XD VÀ KHUÂN VIÊN

SỐ CỘT BƠM

SỐ BỂ

TỔNG DUNG TÍCH (m3)

GHI CHÚ

I

THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

CHXD 115

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Hội Hợp

Lê Văn Vinh

5

02113860119

185

441

4

3

75

 

2

CHXD 116

Chi nhánh XD VP

Liên Bảo

Lê Văn Vinh

13

02113860119

418

1250

9

4

100

 

3

CHXD 133

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Khai Quang

Lê Văn Vinh

7

02113860119

305

1154

5

4

100

 

4

CHXD 125

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Tích Sơn

Lê Văn Vinh

9

02113860119

189

1204

4

4

100

 

5

CHXD 145

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Đường Nguyễn Tất Thành, Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Lê Văn Vinh

6

02113860119

253

2473

4

3

75

 

6

CHXD Kết Hiền

Chưa cấp giấy phép

Khu phố I, Phường Đồng Tâm, Vĩnh Yên.

 

 

 

1597

1597

 

 

 

 

7

CHXD Vĩnh Yên

Chi nhánh Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Hà Nội tại Vĩnh Phúc.

408, Mê Linh, Khai Quang,

Nguyễn Đức Nam

3

0211.3841.438. 0988,593,948

2480

2810

4

4

70

 

8

CHXD Đông Thành

Công ty TNHH Đông Thành - Chi nhánh Vĩnh Phúc

765- Mê Linh, Khai Quang.

Nguyễn Hoàng Hải

3

861274 0904616133

1190

1190

2

2

35

 

9

CHXD Lương Thực Vĩnh Yên

Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Nguyễn Viết Xuân, Đống Đa

Nguyễn Thị Dậu

4

 

1935

1935

3

4

55

 

10

CHXD Sông Thao

Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Định Trung

Nguyễn Thị Dậu

4

 

650

650

3

3

45

 

11

CHXD Hoàng Anh số 1

Chi nhánh công ty cổ phần XNK XD Hoàng Anh tại Vĩnh Phúc

Đường Hùng Vương, phường Hội Hợp

Anh Phát

3

0974,079,407 0901098383

1720

2000

4

6

150

 

12

CHXD số 2

Công ty TNHH TM TH& DV KT T.Đ

Thôn Đông Hòa, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Anh Tùng

3

0912269205

300

1928

4

4

150

 

13

 

Công an tỉnh (Chưa cấp Giấy phép)

Khai Quang

 

 

 

400

 

 

 

 

 

14

CHXD Tùng Lâm

Công y TNHH DV và TM Tùng Lâm

Km 13 + 850 tỉnh lộ 305 đường Nguyễn Thị Minh Khai - Hội Hợp - Vĩnh Yên

Nguyễn Chiến Khu

3

984.877.458

1319

3198

4

3

75

 

15

CHXD Hội Hợp

Công ty TNHH Anh Long

Trụ sở chính : 379 Mê Linh, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc;

Nguyễn Mạnh Hùng

5

0983377179

1200

2000

8

3

75

 

16

CHXD Số 8

Công ty cổ phần hoá dầu Quân Đội

Trường Quân sự Quân khu 2, Liên Bảo

Dư Cao Sơn

5

0211.3616.131

900

900

5

4

100

 

17

CHXD 1-5 Vĩnh Phúc

Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Km2 + 500, đường Nguyễn Tất Thành, phường Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Dậu

4

0904.117.419

 

 

 

 

 

 

18

CHXD Định Trung

Công ty TNHH MTV xây dựng thương mại và dịch vụ Tiến Đạt

Xóm Đậu, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Liên

6

985866789

1000

1000

9

4

100

 

II

HUYỆN VĨNH TƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

CHXD 113

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Hòa Loan, Vĩnh Tường

Lê Văn Vinh

12

855122

270

1237

6

3

105

 

20

CHXD 114

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thổ Tang, Vĩnh Tường

Lê Văn Vinh

5

838169

170

360

4

3

75

 

21

CHXD 136

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Nghĩa Hưng

Lê Văn Vinh

7

820119

175

1250

4

3

75

 

22

PETROLIME X - Cửa hàng 137

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Khu 3, Thị trấn Vĩnh Tường

Lê Văn Vinh

9

2113839968

500

720

4

3

100

 

23

CHXD Vĩnh Tường

Công ty TNHH Tân Lập

Ngã 3, xã Tân Tiến

Lê Khoa Trường

3

838317, '0979092127

2300

3200

6

5

100

 

24

CHXD Vĩnh Thịnh

DNTN Xăng dầu Huy Hoàng

Khu Bến đò. Thôn An Lão, xã Vĩnh Thịnh

Anh Hoàng

2

0989,136,890

480

750

2

2

35

 

25

CHXD Thượng Trưng

Công ty TNHH Trường Sinh

Ngã 3, Phú Thứ, Thượng Trưng, Vĩnh Tường

Lê Văn Sinh

2

839.780, 0984.604.746

255

1500

3

3

75

 

26

CHXD Thành Linh

Chi nhánh V ĩnh Phúc - Công ty cổ phần xăng dầu Tự Lực I (trước đây là Công ty TNHH Thành

Xóm Mới, Tân Tiến

 

2

0984825909

750

750

3

3

45

 

27

CHXD Bình Dương

DNTN Hồng Quyết

Khu Đồng, xã Bình Dương,

Lê Văn Quyết

3

0169,430,8815

1250

1552

3

3

50

 

28

CH Đại lý XD số 02

Doanh nghiệp Mùng 8 tháng 3

Xóm Mới, Ngũ Kiên, Vĩnh Tường

Nguyễn Thị Năm

2

0375426953

480

500

3

2

15

 

29

CH Đại lý XD số 01

Doanh nghiệp Mùng 8 tháng 3

Thôn Dân Lập, Tuân Chính

Nguyễn Thị Năm

2

0375426953

255

300

3

2

15

 

30

CHXD An Gia

DNTN An Giang

Thôn Thượng, Thượng Trưng, Vĩnh Tường.

Lê Minh Đức

3

0167.9354.946/ 0982.773.694

750

1158

3

3

45

 

31

CHXD Nam Anh

Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Bồ Sao, Vĩnh Tường

Nguyễn Thị Dậu

2

0973,588,589

236

450

2

2

40

 

32

CHXD Thu Đạo

Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Thổ Tang, Vĩnh Tường

Nguyễn Thị Dậu

3

989136890

598

750

3

4

100

 

33

CHXD Hồng Đăng

Công ty TNHH MTV Đầu tư Thương mại Hồng Đăng

Thị trấn Thổ Tang,Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

NguyễnVăn Giáp

2

0965,668,666

180

700

4

3

75

 

34

CHXD Tiến Mạnh

Công ty TNHH Tiến Mạnh

Thôn Yên Thịnh, Bình Dương, Vĩnh tường Vĩnh Phúc

Anh Tuấn

4

0912576344

1200

1200

6

3

100

 

35

CHXD Bình Thắm

Công ty TNHH MTV Bình Thắm

Thôn Ngọc Động, xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Văn Bình

3

912616814

1100

1100

4

2

50

 

36

CHXD số 2

Công ty CP vận tải Ô tô VP

Bồ Sao Vĩnh Tường

Nguyễn Văn Thắng

3

2113855055

750

750

6

4

100

 

37

CHXD Đức Thịnh

Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đức Thịnh

Vũ Di Vĩnh Tường

Lê Văn Quỳnh

2

2113859999

1112

1112

3

3

75

 

38

CHXD Lý Nhân

Công ty Cổ phần giáo dục và Thương mại Việt Ánh

Thôn Bàn Mạch, xã Lý Nhân

Anh Ánh

2

0913.288.489

750

750

4

3

45

 

III

HUYỆN YÊN LẠC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

39

CHXD 129

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thị trấn Minh Tân, Yên Lạc

Lê Văn Vinh

8

836516

345

345

3

3

75

 

40

CHXD Đồng Văn

Công ty TNHH Sông Hồng

Thôn Hùng Vỹ, Xã Đồng Văn, Yên Lạc

Nguyễn Thị Thúy Hòa

6

0977.886.966, 0982.435.235

512

2328

6

3

75

 

41

CHXD Hồng Cường

Công ty cổ phần Vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Thôn 3, Gảnh Đá, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Dậu

3

0989,136,890

258

508

2

2

40

 

42

CHXD Tiến Đạt

Công ty TNHH 1TV Tiến Đạt (Trụ sở chính: Thôn Ngọc Đường Hồn Châu

Thôn Ngọc Đường, Hồng Châu

Cao Thanh Loan

2

0984.350.769

276

1200

3

2

15

 

43

CHXD Tiến Đạt

Công ty TNHH 1TV Tiến Đạt

Thôn Chi Chỉ, xã Đồng Cương, huyện Yê L

Cao Thanh Loan

2

0984.350.769

450

790

3

2

20

 

44

CHXD Đại Tự

Cty TNHH Anh Long

Thôn Tam Kỳ, xã Đại Tự

Nguyễn Mạnh Hùng

2

0211.3582.626

100

780

2

2

50

 

45

CHXD Trung Nguyên

Công ty TNHH Một thành viên Tiến Mạnh

Thôn Xuân Chiến, xã Trung Nguyên

Nguyễn Văn Tuấn

2

0912.576.344

200

500

4

3

75

 

46

CHXD số 1

Công ty CP vận tải ô tô Vĩnh Phúc

Xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Văn Thắng

4

0211.3778.778

246

1505

4

4

100

 

47

CHXD Thuý Anh

Công ty TNHH TM NBA

Khu I, Tiên, thị trấn Yên Lạc

Việt Anh

3

0987.091.888

750

2500

3

2

50

 

48

CHXD OSUM

Liên doanh giữa Cty CP đầu tư OSUM với Công ty CP TECIN

Thôn Thiệu Tổ, xã Trung Nguyên

Tạ Anh Tuấn

3

02113,763,368

600

600

3

3

60

 

IV

HUYỆN TAM DƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

49

CHXD 128

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Hợp Hòa, Tam Dương

Lê Văn Vinh

8

833512

650

1349

4

3

75

 

50

CHXD Đạo Tú

Công ty TNHH Sông Hồng Vĩnh Phúc

Đạo Tú

Nguyễn Thị Thúy Hòa

2

0982.435.235

400

400

4

3

45

 

51

CHXD Chợ Bê Tông - Đạo Tú1

Công ty TNHH kinh doanh dầu khí Thăng Long

Thôn Cẩm Trạch, xã Đạo Tú

Chị Hương

2

0913 061399

600

1222

4

3

45

 

52

CHXD Hải Anh

Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và TM Hải Anh

Thôn Chợ Vàng, xã Hoàng Đan.

Bùi Văn Hà

2

0972.515.949

355

735

3

3

45

 

53

PETROLIME X - Cửa hàng 123

CNXD Vĩnh Phúc

Xã Hoàng Lâu,

Lê Văn Vinh

4

02113783444

153

950

3

3

55

 

54

Trạm XD số 188

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc Quân đội khu vực Tây Bắc - Công ty TNHH MTV Tổng công ty XD Quân đội.

Ngã Ba Hợp Thịnh, Tam Dương,

Thượng tá Cao Văn Thắng

4

848398: 0912.176.820

400

400

3

3

75

 

55

CHXD Duy Phiên

DNTN Phương Thao

Diên Lâm, Duy Phiên, Tam Dương

Nguyễn Thị Phú

2

0987,464,139

100

800

2

2

25

 

56

CHXD số 1

Cty TNHH XD Chung Hải

Khu 6, Đồng Tĩnh

Trần Văn Chung

2

393.398.289

570

570

3

3

40

 

57

CHXD 121

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Vân Hội, Tam Dương

Lê Văn Vinh

4

3861,248

324

1800

4

4

100

 

58

CHXD Xã Hoàng Hoa

Công ty TNHH Thương mại Anh Long

Đội 11, xã Hoàng Hoa, huyện Tam Dương

Nguyễn Mạnh Hùng

2

0983377179

300

300

3

2

25

 

59

CHXD Phú Ninh

Công ty TNHH TM TH& DV KT T.Đ

Thanh Vân, Tam Dương

Nguyễn Khánh Tùng

3

0912269205,

2615

3051

4

4

100

 

60

CHXD An Hòa

Công ty TNHH 1TV Thanh Giáp

Thôn Phương Lâu, An Hòa

Đào Văn Giáp

2

1696599167

500

900

3

2

45

 

61

CHXD Công ty cổ phần Hải Nam

Cty cổ phần Hải Nam

Thôn Đồng Vang, xã Kim Long, Tam Dương

Anh Hải

3

0976,030,767

1200

1200

4

3

75

 

62

Trạm cấp phát XD trường sĩ quan tăng thiết giáp

Công ty Cổ phần vật tư thương mại Vĩnh Phúc và Trường Sỹ quan Tăng thiết giáp.

KM số 4, quốc lộ 2B mới, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Dậu

4

972994666

1312

1312

3

4

100

 

63

CHXD Thanh Vân

Công ty CP thương mại miền núi VP

Xã Thanh Vân

Anh Nghĩa

4

0912,789,232

2000

2000

5

3

100

 

V

HUYỆN TAM ĐẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

64

CHXD 127

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Hồ Sơn

Lê Văn Vinh

6

537012

253

1500

4

3

100

 

65

CHXD Tam Quan

Công ty TNHH Vĩnh An

Tam Quan

Anh Ngọc

2

0983.831.143

680

1400

3

3

45

 

66

CHXD An Định

DNTN An Định

Km 10 Hợp Châu

Lê Thị Lan

2

986861868

750

750

3

3

30

 

67

CHXD Minh Quang

Công ty TNHH Anh Long

Xã Minh Quang

Nguyễn Mạnh Hùng

2

'0983377179

1000

1200

3

3

35

 

VI

HUYỆN BÌNH XUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

69

CHXD 138

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Đạo Đức

Lê Văn Vinh

10

887902

248

1200

4

4

100

 

70

CHXD 117

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Hương Canh

Lê Văn Vinh

7

866117

116

1008

4

3

100

 

71

CHXD Hương Canh

Công Ty Thương mại Hùng Cường

Thôn Ngọc Hương, TTHương Canh

Nguyễn Thanh Tùng

3

0984825909

700

700

4

3

75

 

72

CHXD Công ty CP TM DV HồngVân

Công ty CP TM DV Hồng Quân

Yên Lỗ, Đạo Đức

Anh Kiên

3

0985.694.699

750

750

4

3

75

 

73

CHXD số 9 Thị trấnHương Canh

Công ty TNHH Chí Linh

Hương Canh

Nguyễn Đăng Luân

2

0912,191,297

700

2971

4

3

75

 

74

CHXD Quất Lưu

Cong ty 1NHH 1M Anh Long

Cầu Các, Quất Lưu

Nguyễn Mạnh Hùng

2

0983379179

135

760

2

2

50

 

75

CHXD Tam Hợp

Cong ty TNHH TM Anh Long

Thôn Ngoại Trạch, Tam Hợp

Nguyễn Mạnh Hùng

2

„0983.377.179

450

450

3

3

45

 

76

CHXD 141

Chi nhánh xăng dau VP (Công ty Thanh Tùng)

Gia Khánh

Lê Văn Vinh

4

3860,119; 02113580909

120

900

3

3

45

 

77

CHXD Gia Khánh

DNTN Vạn Cường

Thôn Gia Du, Gia Khánh,

Bùi Duy Hải

2

0976,030,727

1000

2384

4

4

70

 

78

CHXD Quang Hà

Cong ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Việt Dương

Thôn Tân Hà, thị trấn Gia Khánh, BX

Bùi Anh Việtt

2

02113.832.012 0978.010.103

300

700

3

3

60

 

79

CHXD Thiện Kế

Cong ty TNHH Xăng dầu Vạn Cường

Thôn Hương Đà, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Bùi Duy Hải

2

976030727

1000

1000

 

 

 

 

80

CHXD Hương Sơn

DNTN Quyền Yến

Hương Sơn

Nguyễn Chí Quyền

2

832076, 0989136882

768

768

4

3

40

 

81

CHXD 135

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thôn Nhân Lý, xã Phú Xuân

Lê Văn Vinh

5

3888135

116

700

3

3

35

 

82

CHXD Tuấn Thắng

Cong ty TNHH Tuấn Thắng số 1

Tân Lập, Bá Hiến

Nguyễn Thị Lan

3

0913.009826, 866.470

400

1680

4

4

100

 

83

CHXD Tuấn Thắng

Cong ty TNHH Tuấn Thắng số 2

Văn Giáo, Bá Hiến

Nguyễn Thị Lan

3

0913.009826, 866.470

450

1500

4

3

75

 

84

PETROLIME X - Cửa hàng 126

Chi nhánh XD VP

Gần Trạm Bơm Đầm Cả, Hương Canh

Anh Chinh

6

0912960455

700

700

4

3

75

 

85

CHXD Số 3 - Cty TNHH TMTH và DVKT TD.

CHXD Số 3 - Cty TNHH TMTH và DVKT TD. Thuê DNTN Cát Hải

Thôn Chùa Tiếng, xã Hương Sơn

Tùng

2

969753385

600

600

2

2

30

 

86

CHXD Tam Hợp

Công ty TNHH Anh Long

Thôn Xuôi Ngành, Tam Hợp

Anh HÙng

3

866.131; 0168172999

750

750

3

3

75

 

87

CHXD 134

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Quất Lưu

Lê Văn Vinh

5

 

344

2845

4

4

100

 

88

CHXD 130

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thị trấn Gia Khánh

Lê Văn Vinh

6

 

338

1700

4

4

100

 

89

CHXD số 1

Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Phương Lan

thôn Mộ Đạo, xã Đạo Đức, Bình Xuyên

Bác Định

4

0967,893,871

750

2400

6

5

125

 

90

CHXD 146

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thôn Đồng Oanh, Xã Hương Sơn, Bình Xuyên

Lê Văn Vinh

12

02113.886.146

600

1686

3

4

120

 

91

CHXD 148

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thôn Đồng Oanh, Xã Hương Sơn, Bình Xuyên

Lê Văn Vinh

14

02113.886.148

600

1572

3

4

120

 

92

CHXD số 1

Công ty TNHH Thương mại Tỉnh Tuấn

Thôn Ngọc Bảo, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên

Chị Phước

4

0989,290,923

1560

1560

3

3

75

 

93

CHXD sô 2

Công ty TNHH Thương mại Tỉnh Tuấn

Thôn Ngọc Bảo, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên

Chị Phước

4

0989,290,923

1317

1317

3

3

75

 

94

CHXD Anh Long VP

Công ty TNHH Thương mại Anh Long.

Xã Quất Lưu

Anh Hùng

4

983377179

1200

3600

6

4

100

 

95

Cửa hàng xăng dầu Hương Sơn

Công ty TNHH Phương Thanh

Tam Lộng, Hương Sơn

Nguyễn Chí Quyền

2

989136882

400

1200

3

3

40

 

VI

THÀNH PHỐ PHÚC YÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

96

CHXD 118

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

xã Tiền Châu

Lê Văn Vinh

6

869347

205

550

4

3

75

 

97

CHXD 122

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Phúc Thắng

Lê Văn Vinh

8

869031

210

664

4

4

100

 

98

CHXD 120

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Phúc Thắng

Lê Văn Vinh

6

869275

345

2590

7

5

100

 

99

CHXD 268

Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đại Long

TDP số 5, phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Anh Hoàng

2

978708831

600

600

2

2

30

 

100

CHXD Xuân Hoà

DNTN XNXD-TM Nghĩa Bình

Phường Xuân Hòa

Lê Văn Chín

2

854226, 0913.284.776

234

234

3

2

30

 

101

CHXD Phúc Yên

DNTN XNXD - TM Nghĩa Bình

Phường Hùng Vương, Phúc Yên

Lê Văn Chín

2

863055; 0913.284.776

758

758

4

2

50

 

102

CHXD Việt Anh

Công ty TNHH Việt Anh

Thôn Yên Điềm, Cao Minh

Dương Quỳnh Nguyên

 

863106, 0913.001.798

1000

1339

3

3

35

 

103

CHXD Nam Triệu

Công ty TNHH 1TV Nam Triệu

Thôn Đồng Cao, xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên

Triệu Văn Đan

2

0913.284.098, 3863.259

1000

1000

4

4

100

 

104

CHXD Hoàng Vân

Chi nhánh Cty TNHH XD Hoàng Vân VP

Phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Anh Tuấn

4

Anh Nghĩa 913286072

1000

1000

8

4

200

 

105

CHXD Ngọc Thanh

Công ty TNHH 1TV Nam Triệu

Thôn Đồng Đầm, xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên

Triệu Văn Đan

2

913.284.098

1008

1008

4

3

60

 

106

CHXD Hùng Vương

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hoài Nam

đường Hai Bà Trưng, phường Hùng Vương

Anh Tám

3

0913284796

750

2300

4

3

75

 

107

CHXD Cầu Xây

Công ty cổ phần vật tư thương mại Vĩnh Phúc

Phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Thị Dậu

3

912876269

520

520

4

3

75

 

VII

HUYỆN LẬP THẠCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

108

CHXD Duy Bình

Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Việt Dương

Thôn Hữu Phúc, Bắc Bình

Bùi Anh Việt

2

978010103

200

700

3

3

38

 

109

CHXD Bắc Bình

Công ty cô phân Thương mại Miền Núi

Bắc Bình

Anh Nghĩa

2

831143; 0983.831.143

267

600

3

3

45

 

110

CHXD Xuân Lôi

Công ty cổ phần Thương mại Miền núi

Xuân Lôi

Anh Nghĩa

2

831143; 0983.831.143

480

1000

3

3

45

 

111

CHXD Tử Du

Công ty cổ phần Thương mại Miền Núi

Tử Du

Anh Nghĩa

2

831143; 0983.831.143

360

800

2

3

45

 

112

CHXD Số 1

DNTN Tất Thắng

Thôn Câu Dưới; Quang Sơn

Anh Thắng

2

894.260; 0983.894.260

436

436

2

2

34

 

113

CHXD 144

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thôn Phú Cường, xã Hợp Lý.

Lê Văn Vinh

5

3894,144

205

600

4

3

75

 

114

CHXD 139

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thái Hòa

Lê Văn Vinh

6

831982

153

864

4

4

100

 

115

CHXD 132

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

TT Lập Thạch

Lê Văn Vinh

7

830452

179

600

4

3

75

 

116

CHXD 140

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Thôn Nông Ái, xã Tiên Lữ

Lê Văn Vinh

3

829474, 0914648.848

202

600

3

3

35

 

117

CHXD Triệu Đề

DNTN Hiền Yên

Triệu Đề

Nguyễn Thị Khánh Yên

2

828184, 0982990835

200

310

3

3

26

 

118

CHXD Lập Thạch

CN Công ty CP XD Dầu Khí Hà Nội

TT Lập Thạch

Nguyễn Đức Nam

4

0438563321, 0988.593948

644

1029

4

3

75

 

119

CHXD Lập Thạch

Công ty TNHH Thương mại và Dịch

TDP Tân Chiền, TT Lập Thạch

Lê Thị Thuận

2

0985613844

150

380

2

3

45

 

120

CHXD thị trấn Hoa Sơn

DNTN Cương Oanh

TDP Cộng Hoà, thị trấn Hoa Sơn

Hà Tiến Cương

2

891406, 0986220398

200

600

2

3

22

 

121

CHXD Liên Hoà

DNTN Vạn Cường

Ngọc Liễn, Liên Hoà

Bùi Duy Hải

2

0976030727

320

320

3

3

27

 

122

CHXD Xuân Hòa

Công ty TNHH Anh Long

Thôn Dầu, Tử Du

Anh Hùng

2

979568899

750

750

2

3

25

 

123

CHXD Nam Cường

DNTN Nam Cường

Thôn Quảng Cư, Quang Sơn

Trân Thị Hiền

3

894345

300

300

4

4

65

 

124

CHXD Ngọc Mỹ

DNTN XD và TM Chung Nga

Khu 2, Ngọc Mỹ

Anh Nghĩa

2

983831143

200

520

2

2

20

 

125

CHXD Hải Gia Long

Công ty TNHH ĐT XD và TM Hải Gia Long

Thôn Đồng Bông, Thái Hòa

Bùi Hữu Tuân

2

0985,694,699 0972.515.949

356

1000

3

3

25

 

126

CHXD Đồng Ích

Công ty cổ phần Thương mại Miền Núi

Đồng Ích

Anh Nghĩa

2

0983.831.143

400

1200

4

3

45

 

127

Cửa hàng xăng dầu số 48

Công ty CP vật tư xăng dầu Miền Bắc

TT Hoa Sơn

 

3

432000672

300

300

3

3

60

 

128

CHXD Bàn Giản

Công ty TNHH TM và XD Hải Hưng

Khu thị 1 ư, xa Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Nguyễn Văn Hưng

2

01685.122.859

830

830

3

3

50

 

129

CHXD Thanh Huyền

Công ty TNHH 1TV Thanh Huyền

Thôn Cầu Thao, xa Xuân Hòa

Dương Thị Tuyết

2

3703559, 0976,017,568

750

1142

3

3

30

 

130

Tàu dầu 40T/TD

Công ty TNHH 1TV Công Tiềm

Thôn Phú Hậu, xa Sơn Đông, Lập Thạch.

Lưu Công Chính

2

0984.528.068

900 m2 Trên Mặt Nước

 

2

1

40

 

 

 

DNTN Thanh Xuân

Bắc Sơn, Bắc Bình (Đã bỏ kinh doanh)

 

 

3831.340 0982.832.340

400

 

 

 

 

 

VII

HUYỆN SÔNG LÔ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

131

CHXD Tam Sơn

Công ty cổ phần Thương mại Miền Núi

Thị trấn Tam Sơn

Anh Nghĩa

2

830177, 0983831143

480

600

3

3

45

 

132

CHXD Quang Yên

DNTN XD Quang Yên

Thôn Phú Cường - Lãng Công

Phan Khắc Táo

2

09/4/24548; 0985965985

265

300

3

3

30

 

133

CHXD 143

Chi nhánh XD Vĩnh Phúc

Nhạo Sơn

 

4

892232

108

300

3

3

35

 

134

CHXD Hải Lựu

DNTN Vinh Hưng

Thôn Gò Dùng, Hải Lựu, Sông Lô

Nguyễn Văn Hưng

2

2.113.892.289

300

1000

3

2

40

 

135

CHXD Mới Lan

Công ty TNHH Mới Lan

Thôn Thống Nhất, xã Lãng Công. (Đường 307)

Anh Mới

2

989.741.327

280

750

3

3

40

 

136

CHXD Ngọc Châm

DNTN Ngọc Châm

Thôn Suối, xã Cao Phong

Khổng Thị Châm

2

0973.595.198

400

867

2

2

40

 

137

CHXD Sáng Sơn

Cty TNHH TM Sáng Sơn

Thôn Đoàn Kết, Lãng Công (Đường 307)

Nguyễn Hạnh Ngọc

2

892116/ 0985.931.352

200

720

3

3

35

 

138

CHXD Hoàng Hùng

DNTN Hoàng Hùng

Tam Sơn

Nguyễn Thị Chung

2

858600, 0987747317

400

880

2

2

20

 

139

CHXD Thành Đại

DNTN Thiết Sáu

Thôn Thắng Lợi, xã Hải Lựu

Lê Xuân Thiết

2

0985842596

600

1000

2

2

35

 

140

CHXD Yên Thạch

DNTN Vạn Cường

Thôn Sông Lô, Yên Thạch

Anh Hải

2

0976030727

200

600

2

2

20

 

141

CHXD Bạch Lưu

Cong ty cổ phần Thương mại Miền Núi

Bạch Lưu

Anh Nghĩa

2

3.830.165; 0983.831.143

600

1500

2

3

45

 

142

CHXD Bình Minh

Cty TNHH 1TV Thương mại Bình Minh

Thôn Vân Nhưng, xã Tân Lập

 

2

0211.3858.388, 0912.235.266

400

400

3

3

45

 

143

CHXD số 1

Công ty TNHH 1TV Thương mại Thắng Ngân

Thông Làng Đồng, xã Quang Yên

Hoàng Văn Thắng

2

0975.513.765

750

750

3

2

50

 

144

CHXD Đức Bác

Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Vạn Xuân

T hôn Khoái Thượng, xã Đức Bác, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc

Anh Chính

2

0211.3817170

750

750

3

3

45

 

145

CHXD Đăng Oanh

DNTN Đăng Oanh

Thôn Lòng Thuyền, Hải Lựu

Đỗ Duy Đăng

2

0977.619.268, '0211.3891.406;

300

300

2

3

40

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 31/07/2020 về ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.891

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.24.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!