Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 120/KH-UBND 2021 trồng cây xanh tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 120/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Đức Giang
Ngày ban hành: 24/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRỒNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021; Kế hoạch số 2616/KH-BNN-TCLN ngày 7/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”; chđạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 716-CV/VPTU ngày 06/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư và người dân đối với công tác phát triển rừng và trồng cây xanh; xác định rõ được vai trò của cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

- Cụ thể hóa chủ trương trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 theo tinh thần Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020 của Chính phủ, Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế; lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tăng tỷ lệ trồng rừng, trồng cây xanh phân tán theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được phê duyệt.

- Tạo phong trào, hành động thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Yêu cầu

- Phát triển cây xanh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua của mọi cấp, mọi ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia của mọi người dân; đối với tổ chức phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” ở các địa phương từ năm 2022 chỉ tiêu cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020; phấn đấu đến hết năm 2025, toàn tỉnh trồng được ít nhất 34,5 triệu cây.

- Trồng cây xanh phải đi đôi với thường xuyên chăm sóc, bảo vệ, quản lý, giám sát để cây trồng, rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện gắn với phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu cụ thể để thực hiện hiệu quả kế hoạch này.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng

Trồng cây xanh phân tán tại khu vực đô thị, nông thôn và một phần diện tích trồng cây xanh trong rừng tập trung (gồm trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; trồng mới rừng sản xuất trồng loài cây gỗ lớn lâu năm, không bao gồm cây trồng rừng thay thế và cây trồng rừng tái canh sau khai thác gỗ).

2. Phạm vi.

2.1. Trồng cây xanh phân tán

- Khu vực đô thị, khu dân cư tập trung:

+ Trồng trên hành lang đường phố, đường tỉnh lộ.

+ Khu công nghiệp, khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung...

+ Công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, các công trình tín ngưỡng, nhà ở và các công trình công cộng khác.

- Khu vực nông thôn:

+ Trồng trên hành lang đường giao thông nông thôn; trên đất vườn, ven sông, kênh mương, bờ vùng, bờ thửa; khu du lịch, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

+ Đất nương rẫy, trang trại, đất đồi, các mảnh đất nhỏ phân tán có diện tích dưới 0,3 ha.

2.2. Trồng rừng tập trung

- Đất chưa có rừng, đất chưa đủ tiêu chí thành rừng trong phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng.

- Đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ (phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, biên giới, chn sóng, lấn biển, chn gió, chắn cát...).

- Đất quy hoạch trồng mới rừng sản xuất (không bao gồm cây trồng rừng thay thế và cây trồng rừng tái canh sau khai thác gỗ).

3. Tiêu chuẩn cây trồng

3.1. Cây trồng phân tán

- Chủng loại cây trồng khu vực đô thị: Áp dụng theo Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh ban hành quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các văn bản pháp luật khác liên quan.

- Chủng loại cây hồng khu vực nông thôn: Ưu tiên trồng các loài cây bản địa là các loài cây thân gỗ, cây cảnh quan, cây ăn quả, cây lâu năm, cây đa mục đích.

3.2. Trồng rừng tập trung

Chủng loại cây trồng theo quy định tại Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; ưu tiên trồng các giống cây bản địa, các giống cây sản xuất bằng mô, hom. Tập trung trồng các loài cây có năng suất, chất lượng cao, có tính chống chịu thiên tai, dịch bệnh tốt.

4. Chỉ tiêu kế hoạch

Giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh trồng ít nhất 34,5 triệu cây xanh phù hợp với điều kiện sinh thái, quy hoạch và quỹ đất hiện có của từng địa phương, trong đó:

4.1. Chỉ tiêu kế hoạch trồng cây xanh theo khu vực

- Trồng cây xanh phân tán (cả khu vực đô thị và nông thôn): Ít nhất 30 triệu cây, tương đương 87% (bình quân mỗi năm 6 triệu cây)

- Trồng cây xanh tập trung: Ít nhất 2.629 ha, tương đương khoảng 4,5 triệu cây (13% kế hoạch); bình quân mỗi năm trồng ít nhất 525 ha rừng.

4.2. Chỉ tiêu kế hoạch trồng cây xanh hàng năm

- Năm 2021, trồng khoảng 6,1 triệu cây xanh (trong đó, trồng cây xanh phân tán khoảng 5,2 triệu cây, tăng khoảng 2,6 lần so với năm 2020).

- Từ năm 2022 - 2025 mỗi năm trồng ít nhất 7 triệu cây xanh (trong đó, trồng cây xanh phân tán 6,2 triệu cây, tăng khoảng 3,1 lần so với năm 2020).

(Chi tiết phân bổ chỉ tiêu trồng cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Phụ biu đính kèm )

5. Quản lý, chăm sóc cây trồng

5.1. Cây xanh đô thị: Tổ chức quản lý, chăm sóc cây xanh theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 cua Chính phủ; Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tnh

5.2. Cây xanh khu vực nông thôn: Quản lý, chăm sóc cây xanh trồng phân tán khu vực nông thôn theo hướng:

- Cây xanh được trồng trên diện tích đất công, các công trình công cộng, đường xá, bờ kênh, mương thủy lợi... đã giao cho tổ chức, các hội, đoàn thể, quần chúng quản lý, chăm sóc.

- Cây xanh do các hộ gia đình, cá nhân tự trồng phân tán do hộ gia đình, cá nhân quản lý, chăm sóc.

5.3. Cây xanh rừng trồng tập trung: Quản lý, chăm sóc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện kế hoạch được xác định chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng để trồng cây xanh phân tán khu vc nông thôn, các khu vc công cộng khác.

- Lồng ghép nguồn vốn, dán đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ trồng mới rừng sản xuất, hỗ trợ trồng rừng thay thế nương rẫy, trồng cây lâm nghiệp phân tán... thông qua các chương trình, dán đầu tư công giai đoạn 2021-2025 (kế hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững; nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ); kêu gọi tài trợ, triển khai có hiệu quả các dán ODA đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh như dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa”.

- Các dán phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công sở, hành lang đường giao thông... và các chương trình chương trình phát triển kinh tế xã hội khác có hạng mục trồng cây xanh được các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện: Chủ đầu tư các dự án thực hiện trên cơ sở hạng mục của dán được duyệt.

- Kinh phí từ ngân sách tỉnh đầu tư cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động; tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và công tác đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát hàng năm với mức kinh phí không quá 1,2 tỷ đồng/năm theo dự toán kinh phí được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dụng hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, cân đối, bố trí kinh phí tổ chức thc hiện hiệu quả kế hoạch này.

- Tham mưu, duy trì và tiếp tục thc hiện có hiệu quả phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” hằng năm.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, phát triển cây xanh trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo, triển khai trồng cây xanh tập trung trong rừng phòng hộ, đặc dụng, trồng mới rừng sản xuất và trồng cây lâm nghiệp phân tán khu vc nông thôn.

- Hàng năm chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xây dựng dtoán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Thường xuyên tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất kết quả trồng cây xanh ở các địa phương, đơn vị; chủ trì, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ, bố trí nguồn kinh phí phù hợp từ ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025; đồng thời thẩm định dự toán kinh phí ngân sách tỉnh để thực hiện kế hoạch, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương đầu tư có mục tiêu để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và hỗ trợ trồng mới rừng sản xuất, hỗ trợ trồng rừng thay thế nương rẫy, trồng cây lâm nghiệp phân tán... theo quy định.

4. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các dự án giao thông đầu tư xây dựng mới có hạng mục trồng cây xanh trên hành lang đường giao thông. Thực hiện bổ sung trồng cây xanh đối với các dự án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, huyện.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác quy hoạch, trồng, di chuyển, chặt hạ cây xanh trong phạm vi đất của đường bộ đối với các quốc lộ được ủy quyền quản lý và đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý.

5. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, trong đó bảo đảm không gian quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất cho phát triển cây xanh sử dụng công cộng theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01:2019/BXD; TCVN 9257:2012 ) và các quy định hiện hành.

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. Rà soát, nghiên cứu, bổ sung quy định về quản lý cây xanh khu vực nông thôn phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế.

6. Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp chủ trì, phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch trồng, phát triển cây xanh trong Khu kinh tế Nghi Sơn giai đoạn 2021-2025; gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định phạm vi, quy mô quỹ đất để bố trí trồng cây xanh; thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, phục hồi, cải tạo môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng thời lượng chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

9. Các sở, ngành có liên quan theo phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng và các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung kế hoạch.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa và các đoàn thể chính trị, xã hội nghề nghiệp quan tâm phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Thanh thiếu niên chủ động, tích cực tham gia trồng cây xanh.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, trong đó xác định quỹ đất trồng rừng phòng hộ, đất trồng mới rừng sản xuất gỗ lớn; đất quy hoạch trồng cây xanh đô thị, đất phát triển trồng cây xanh phân tán vùng nông thôn; chủ động xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh phân tán hàng năm và cả giai đoạn 2021- 2025 đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch; báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện kêu gọi, vận động, huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, chung tay đóng góp thực hiện trồng cây xanh vì cộng đồng,...

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án phát triển cây xanh trên địa bàn. Tổ chức, duy trì, phát triển phong trào “Tết trồng cây” và trồng cây nhân dân hàng năm; giao chỉ tiêu kế hoạch trồng cây cho các địa phương, cơ quan, đơn vị và từng khu dân cư. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng.

- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các địa phương, tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng và cây xanh.

- Phát động phong trào thi đua như “Ngày Chủ Nhật xanh”, “Ngày Chủ Nhật nông thôn mới ”, “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, “Màu xanh cho tương lai” ... để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội. Đưa nhiệm vụ trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua thường xuyên của địa phương, đơn vị và mọi người dân.

- Hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình những tổ chức, cá nhân làm tốt; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lâm nghiệp, xây dựng theo quy định.

12. Các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động thành viên tổ chức tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây xanh.

- Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng về mục đích, ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng, cây xanh; động viên, khuyến khích, kêu gọi toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong toàn xã hội.

- Vận động, hướng dẫn quần chúng, nhân dân ký các cam kết, hương ước về bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh môi trường.

- Huy động, vận động nguồn vốn trong các tổ chức, doanh nghiệp; quyên góp của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng cho phát triển cây xanh.

- Triển khai các hoạt động tình nguyện tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc; các đoàn thể CT-XH cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các huyện, thị, thành ủy (p/h
p);
- Các chủ rừng Nhà nước;
- Lưu VT, NN.
(MC65.03.21)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

PHỤ BIỂU:

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY XANH, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số:
120/KH-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Địa phương

Tổng số cây xanh trồng giai đoạn 2021 - 2025 (1.000 cây)

Trồng cây xanh phân tán giai đoạn 2021 - 2025 (1.000 cây)

KH trồng cây phân tán theo từng năm (1.000 cây)

Trồng rừng tập trung năm 2021 - 2025 (ha)

Trong đó

Tổng số cây xanh trng giai đoạn 2021-2025 (1.000 cây)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Quy số cây tương đương 2021 - 2025 (1.000 cây)

Trồng RPH, ĐD (ha)

Trồng mới RSX (ha)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

Ghi chú

1

2

3=4+11

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

Tổng cộng

34.500

30.000

5.220

6.195

6.195

6.195

6.195

2.629

4.500

400

2.229

6.120

7.095

7.095

7.095

7.095

34.500

 

1

TX. Nghi Sơn

1.853

1.688

230

364

364

364

365

66

165

66

 

263

397

397

397

398

1.853

 

2

Quảng Xương

1.405

1.405

245

290

290

290

290

 

 

 

 

245

290

290

290

290

1.405

 

3

TP. Sm Sơn

937

937

163

193

193

193

193

 

 

 

 

163

193

193

193

193

937

 

4

Hong Hóa

1.457

1.405

245

290

290

290

290

26

52

26

 

255

300

300

300

301

1.457

 

5

Hậu Lộc

1.163

1.027

179

212

212

212

212

68

136

68

 

206

239

239

239

239

1.163

 

6

Nga Sơn

1.066

986

236

188

187

188

188

40

80

40

 

252

204

203

204

204

1.066

 

7

Thanh Hóa

1.218

1.218

212

252

251

251

251

 

 

 

 

212

252

251

251

251

1.218

 

8

Nông Cống

1.127

1.127

196

233

233

233

233

 

 

 

 

196

233

233

233

233

1.127

 

9

Bỉm Sơn

1.199

1.199

209

247

247

247

248

 

 

 

 

209

247

247

247

248

1.199

 

10

Hà Trung

1.124

1.124

196

232

232

232

232

 

 

 

 

196

232

232

232

232

1 124

 

11

Thiệu Hóa

977

977

170

202

202

202

202

 

 

 

 

170

202

202

202

202

977

 

12

Thọ Xuân

1.056

1.056

182

218

220

220

218

 

 

 

 

182

218

220

220

218

1.056

 

13

Đông Sơn

593

593

104

123

123

122

122

 

 

 

 

104

123

123

122

122

593

 

14

Triệu Sơn

1.054

1.054

182

218

219

218

217

 

 

 

 

182

218

219

218

217

1.054

 

13

Yên Định

1.030

1.030

179

213

213

213

213

 

 

 

 

179

213

213

213

213

1.030

 

16

Vĩnh Lộc

1.093

1.093

190

226

226

226

226

 

 

 

 

190

226

226

226

226

1.093

 

17

Mường Lát

1.707

992

173

205

205

205

205

424

714

40

384

316

348

348

348

348

1.707

 

18

Như Xuân

1.439

1.124

196

232

232

232

232

192

315

10

182

259

295

295

295

295

1.439

 

19

Như Thanh

1.219

983

171

203

203

203

203

136

236

20

116

218

250

250

250

250

1.219

 

20

Thường Xuân

1.089

981

171

203

203

203

203

50

107

30

20

192

224

224

224

224

1.089

 

21

Lang Chánh

1.223

1.077

187

222

222

222

222

86

146

10

76

217

252

251

251

252

1.223

 

22

Bá Thước

1.614

1.124

196

232

232

232

232

295

490

20

275

294

330

330

330

330

1.614

 

23

Quan Sơn

1.604

1.077

187

222

222

222

222

319

528

20

299

293

328

328

328

328

1.604

 

24

Thạch Thành

1.477

1.124

196

232

232

232

232

210

354

20

190

266

303

303

303

303

1.477

 

25

Cẩm Thủy

1.229

1.160

202

239

239

239

240

43

69

 

43

216

253

253

253

253

1.229

 

26

Quan Hóa

1.460

1.283

223

265

265

265

265

94

177

30

64

259

300

300

300

300

1.460

 

27

Ngọc Lặc

2.090

1.160

202

239

239

239

240

581

930

 

581

388

426

425

425

426

2.090

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 120/KH-UBND ngày 24/05/2021 về trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.797

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.176.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!