ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 116/KH-UBND
|
Ninh Bình, ngày
07 tháng 6 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ NGHỀ KHAI THÁC HẢI SẢN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Thực hiện Quyết định số
208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án chuyển đổi một
số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái; Căn
cứ Quyết định số 2888/QĐ-BNN-TS ngày 19/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển
khai thực hiện Đề án Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn
lợi và môi trường sinh thái.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
ban hành Kế hoạch “Thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh
hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái”, cụ thể như sau:
I. HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC HẢI SẢN
Tỉnh Ninh Bình có chiều dài bờ
biển 18,34 km, tính theo chiều dài đê Bình Minh 3. Kéo dài từ cửa sông Đáy,
giáp với Nam Định, đến cửa sông Càn, giáp với Thanh Hóa, do nằm trong vùng bờ
biển được bồi tụ hàng năm được che chắn bởi hòn Nẹ ở phía ngoài nên vùng nước
nơi đây ít chịu ảnh hưởng của sóng gió. Vùng biển Ninh Bình được đánh giá là
vùng tập trung đa dạng sinh học cao với nhiều họ cá kinh tế như cá đù, cá tráp,
cá đối, cá vược, cá mòi...là nơi bãi đẻ, bãi giống của nhiều loài hải sản trong
khu vực có độ sâu khoảng 15 m nước.
Hiện nay, Tỉnh Ninh Bình có 68
tàu cá hoạt động trên biển. Trong đó: 35 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 mét
đến dưới 12 mét hoạt động vùng ven bờ (chiếm 51,4 %); 25 tàu cá có chiều dài lớn
nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động vùng lộng (chiếm 36,8%); 08 tàu cá có
chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động vùng khơi (chiếm 11,8%). Sản lượng
khai thác hải sản năm 2022 ước đạt 2.324,1 tấn đã góp phần giải quyết công ăn
việc làm, thu nhập cho ngư dân khai thác, nghề khai thác cụ thể:
- Nghề lưới kéo: 33 tàu cá (chiếm
49,2%), trong đó: 16 tàu hoạt động vùng biển ven bờ; 13 tàu hoạt động vùng lộng,
04 tàu hoạt động vùng khơi.
- Nghề lưới rê: 15 tàu (chiếm
20,9%), trong đó: 04 tàu hoạt động vùng khơi (tàu cá đóng mới theo Nghị định số
67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ); 01 tàu hoạt động vùng lộng và 10
tàu hoạt động vùng biển ven bờ.
- Nghề lồng bẫy, nghề khác: 20
tàu (chiếm 29,9%): 11 tàu hoạt động vùng lộng, 09 tàu làm nghề khác hoạt động
vùng biển ven bờ.
Từ hiện trạng trên cho thấy đội
tàu khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh hoạt động vùng ven bờ chiếm số lượng lớn;
cơ cấu nghề lưới kéo, lồng bẫy chiếm tỷ lệ cao đã làm ảnh hưởng đến nguồn lợi
thuỷ sản và môi trường sinh thái; cần phải chuyển đổi sang nghề khác để đảm bảo
khai thác hợp lý, cân bằng với trữ lượng và khả năng cho phép khai thác nguồn lợi
hải sản; đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ
sản, ổn định thu nhập ngư dân.
II. MỤC
TIÊU, YÊU CẦU
1. Đảm bảo tổ chức triển
khai thực hiện các nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Đề
án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày
10/3/2023; Quyết định số 2888/QĐ-BNN-TS ngày 19/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Xác định rõ các nhiệm
vụ, giải pháp gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng Sở, ngành, địa phương
và các đơn vị có liên quan; Đảm bảo chủ động trong triển khai thực hiện, phối hợp
chặt chẽ, trách nhiệm theo lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra.
3. Kịp thời lồng ghép
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch,
đề án, hoạt động có liên quan tại các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có
liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Đến năm 2030, chuyển
đổi nghề cho 20 tàu cá khai thác ven bờ (nghề lưới kéo và nghề lồng bẫy) sang
nghề nuôi trồng thuỷ sản và các nghề khác và cải hoán nâng cấp 10 tàu cá (từ
6-12m thành 12-15m).
III. NỘI
DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Phân giao nhiệm vụ, dự án ưu
tiên và các nội dung cần thực hiện tại Phụ lục gửi kèm theo.
IV. NGUỒN VỐN
THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí triển khai Kế hoạch
bao gồm nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác:
- Nguồn ngân sách nhà nước bố
trí theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; có lồng ghép các chương trình, dự
án nhằm đầu tư, phát triển khai thác thuỷ sản hiệu quả, bền vững.
- Nguồn kinh phí vận động, huy
động từ các nhà tài trợ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung
Kế hoạch; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện.
- Phối hợp với các Sở, ngành, địa
phương và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến
các quy định về chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi
và môi trường sinh thái.
- Chủ trì, tham mưu cấp có thẩm
quyền ban hành chính sách chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến
nguồn lợi và môi trường sinh thái.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện
hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết
định.
- Tổng hợp số liệu và báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng
12 hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan căn cứ khả năng cân đối vốn đầu tư cho việc chuyển đổi nghề khai
thác hải sản để thực hiện các dự án trong Kế hoạch này theo quy định của pháp
luật hiện hành.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối
ngân sách Tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và các cơ quan, đơn vị, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên
để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản
hướng dẫn có liên quan.
4. Sở Khoa học và Công
nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học,
công nghệ khai thác, bảo quản sản phẩm khai thác nâng cao giá trị, chất lượng hải
sản khai thác.
- Hướng dẫn, hỗ trợ xác lập quyền
sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm hải sản khai thác cho
các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Lao động Thương
binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn xây dựng chính sách
đào tạo nghề thay thế nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản và môi trường
sinh thái.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan
báo chí, thông tin tuyên truyền, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh
tuyên truyền về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch; đồng thời đẩy mạnh
tuyên truyền các quy định về chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng
đến nguồn lợi và môi trường sinh thái với các nội dung, hình thức tuyên truyền
thiết thực, phù hợp với địa phương.
7. Ủy ban nhân dân huyện
Kim Sơn
- Tổ chức thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ được giao; chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong việc triển khai kế hoạch tại địa phương.
- Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến tổ
chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực thủy sản, phát hiện và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo Cơ quan tham mưu giúp
việc, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, tổ chức quán triệt cho các chủ tàu cá
khai thác hải sản nội dung Kế hoạch này, tham mưu đề xuất các mô hình, hình thức
hoạt động thay thế nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và hệ sinh
thái.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ. UBND
tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các cấp nghiêm túc triển khai
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để bc);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành có liên quan;
- UBND huyện Kim Sơn;
- Lưu VT, VP3.
Bh_VP3_KH14
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Song Tùng
|
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ NGHỀ KHAI THÁC
HẢI SẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
(Kèm theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 07/6/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Bình)
TT
|
Nội dung
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Sản phẩm
|
Thời gian thực hiện
|
I. TRIỂN
KHAI ĐỀ ÁN
|
1
|
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến
nguồn lợi và môi trường sinh thái
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
Các đơn vị có liên quan
|
Kế hoạch thực hiện Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh
hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái
|
Năm 2024
|
2
|
Tổ chức thực hiện Đề án thông
qua việc xây dựng thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản của Tỉnh.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các đơn vị có liên quan
|
Báo cáo Kết quả thực hiện và việc ban hành quy hoạch, kế hoạch phát triển
thủy sản của Tỉnh.
|
Hàng năm
|
3
|
Triển khai, kiểm tra, sơ kết,
tổng kết kết quả thực hiện Đề án.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư;
Tài chính; Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin
và truyền thông.
- Ủy ban nhân dân huyện Kim
Sơn.
- Các đơn vị có liên quan
khác.
|
- Báo cáo tình hình triển
khai, kết quả triển khai hàng năm các dự án, nhiệm vụ thuộc Đề án.
- Hội nghị Sơ kết thực hiện Đề
án (Giai đoạn đến năm 2025);
- Hội nghị Tổng kết thực hiện
Đề án (2026-2030).
|
Hàng năm
Năm 2025
Năm 2030
|
II.
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN
|
4
|
- Thực hiện việc rà soát, nắm
bắt tình hình, tư tưởng, xác định nhu cầu chuyển đổi nghề….
- Xây dựng Đề án của tỉnh (đồng
thời xác định chính sách hỗ trợ cho các đối tượng) báo cáo UBND tỉnh trình
HĐND tỉnh thông qua ban hành chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề từ
các nghề khai thác xâm hại đến nguồn lợi và hệ sinh thái sang các nghề khai
thác hải sản thân thiện với môi trường gắn với hiện đại hóa tàu cá hoặc chuyển
ra ngoài lĩnh vực khai thác phù hợp với định hướng phát triển nghề cá và điều
kiện kinh tế xã hội của địa phương
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các đơn vị có liên quan
|
Nghị quyết HĐND tỉnh
|
Hoàn thành trong quý I năm 2025
|
5
|
Bố trí nguồn vốn từ ngân sách
địa phương và có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp với tình hình của địa
phương để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, khai
thác và quản lý nghề khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư;
Tài chính; Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban nhân dân huyện Kim
Sơn.
|
Báo cáo kết quả thực hiện; kết
quả ban hành các cơ chế chính sách chuyển đổi nghề của Tỉnh
|
2025-2030
|
6
|
Chủ động rà soát, cắt giảm
tàu cá theo quy định. Cấp giấy chấp thuận đóng mới theo hướng ưu tiên các nghề
thân thiện với môi trường, phục vụ phát triển du lịch ở địa phương, tàu được
cơ giới hóa cao trong các khâu khai thác và bảo quản sản phẩm, sử dụng vỏ
tàu bằng kim loại, vật liệu mới.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Ủy ban nhân dân huyện Kim
Sơn.
- Các đơn vị có liên quan.
|
Báo cáo kết quả Ban hành các cơ chế, quy định quản lý của địa phương để
thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm số lượng tàu cá.
|
2024-2030
|
7
|
Xác định số lượng hạn ngạch giấy
phép khai thác thủy sản cắt giảm hằng năm theo loại nghề và bổ sung hợp lý số
tàu cá cho phép đóng mới để đảm bảo đội tàu theo hạn ngạch công bố của Tỉnh
(về ngưỡng bằng khoảng 60% số tàu cá hoạt động tại vùng ven bờ,ổn định số
tàu cá hoạt động tại vùng lộng theo hạn ngạch công bố của Tỉnh so với thời điểm
khi bắt đầu thực hiện Đề án).
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Các đơn vị có liên quan.
- Các Viện nghiên cứu về thủy
sản
|
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
|
Hàng năm
|
III
|
CHUYỂN
ĐỔI SANG CÁC NGHỀ KHAI THÁC KHÁC HẢI SẢN
|
8
|
Chuyển đổi các nghề ven bờ
sang nghề nuôi trồng thuỷ sản và các nghề khác.
|
Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn.
|
- Các Sở: Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Tài chính, Lao động -Thương binh và Xã hội.
- Các Viện nghiên cứu về thủy
sản
|
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ
|
` Hàng năm
|
IV
|
TRUYỀN
THÔNG VỀ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ
|
9
|
Tuyên truyền, phổ biến, tập
huấn đào tạo nhân rộng các mô hình chuyển đổi từ nghề đạt hiệu quả để người
dân biết và tổ chức triển khai thực hiện.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
- Các Sở: Thông tin và Truyền
thông; Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Uỷ ban nhân dân huyện Kim
Sơn;
- Các Viện nghiên cứu
|
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ
|
Hàng năm
|