Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 11/KH-UBND 2019 Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn Hòa Bình

Số hiệu: 11/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành: 25/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 25 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hòa Bình.

- Tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn, thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rn nói riêng.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương các cấp phải xác định nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn, tăng cường tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường nói chung và qun lý chất thải rắn nói riêng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện với môi trường; phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ phát sinh chất thải rắn, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực do chất thi rắn gây ra tới môi trường và sức khỏe con người.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Về chất thải nguy hại:

- 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- 75% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bo vệ môi trường.

b) Về chất thải rắn sinh hoạt:

- 100% các xã, phường, thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh có hợp tác xã môi trường, tđội vệ sinh môi trường thu gom, vận chuyn rác thải.

- 95% rác thải sinh hoạt đô thị và 80% rác thải sinh hoạt nông thôn được phân loại tại nguồn và thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên cơ sở tối đa hóa khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hi năng lượng.

- 100% trung tâm thương mại, siêu thị sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi ni lông khó phân hủy.

- 90% các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng cửa được cải tạo, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

c) Về chất thải rắn công nghiệp thông thường:

- 90% tng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

- 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp,... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

d) Về chất thải rắn đặc thù khác:

- 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bng các công nghệ phù hợp.

- 90% bùn bể tự hoại phát sinh từ khu vực đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- 80% chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost, biogas và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- 80% phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- 100% bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

- 100% lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyn và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Về chất thải nguy hại

- Kiểm soát chặt chnguồn phát sinh chất thi nguy hại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (thống kê nguồn thi, khối lượng phát sinh, hình thức thu gom, vận chuyển, xử lý); tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại và chuyển các sản phẩm thải bỏ đến điểm thu hồi, hoặc chuyển cho các tổ chức đủ điều kiện hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy định của pháp luật để chuyển đến các điểm thu hồi theo quy định.

- Xây dựng các điểm trung chuyển chất thải nguy hại, thu hồi sản phẩm thải bỏ tập trung, khu lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn các địa phương nhm tăng cường việc thu gom, xử lý đối với chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải có khối lượng phát sinh nhỏ (dưới 600 kg/năm) hoặc chủ nguồn thải chất thải nguy hại ở vùng sâu, vùng xa và đối với bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, ít phát sinh chất thải nguy hại; tăng cường việc tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Triển khai vận hành đối với 03 cụm xử lý chất thải y tế theo Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 10/8/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; hạn chế việc xử lý chất thải y tế phân tán tại các bệnh viện và đầu tư lò đốt mới chất thải y tế nguy hại tại các bệnh viện tuyến huyện.

1.2. Về chất thải rắn sinh hoạt

- Xây dựng và triển khai phương án quản lý tổng thể chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, trước mắt ưu tiên tập trung tại các huyện Lương Sơn, Cao Phong và Mai Châu. Triển khai có hiệu quả đề án thu gom, vận chuyn rác thi gắn với giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn các huyện, thành phố Hòa Bình.

- Rà soát quy hoạch các khu xử lý chất thi rắn sinh hoạt để có phương án điều chỉnh, bổ sung theo hướng xử lý chất thải cho cả vùng đô thị và nông thôn, ưu tiên quy hoạch các khu xử lý ở các khu vực miền núi.

- Triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, trước mắt tập trung triển khai tại thành phố Hòa Bình, thị trấn Bo huyện Kim Bôi và thị trấn Mai Châu trong năm 2020; phấn đấu đến năm 2025 triển khai việc phân loại chất thải rắn tại nguồn trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Chú trọng thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, khu du lịch, chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí.

- Thực hiện có hiệu quQuyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; trước mắt khuyến khích hạn chế tiến tới đến năm 2025 loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh.

- Thông qua chính sách hỗ trợ hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt để khuyến khích việc nhân rộng mạng lưới các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường, từ đó nâng dần tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.

- Khuyến khích, kêu gọi xã hội hóa đầu tư trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; ưu tiên xây dựng các cơ sở tái chế, xử lý chất thải có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

- Đóng cửa các bãi chôn lấp đã hết công suất; đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc đóng cửa đối với các bãi chôn lấp đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ngăn chặn kịp thời việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát. Tập trung xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn các huyện trong năm 2019 và các bãi rác tự phát trong thời gian qua tại các địa phương đến năm 2020.

- Triển khai thực hiện đề án kiểm soát vận chuyển chất thải sinh hoạt qua hệ thống phần mềm, thiết bị định vị GPS trong năm 2022.

1.3. Về chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Thống kê nguồn thải, khối lượng phát sinh, hình thức phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoàn thành trong năm 2020.

- Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư các dự án có sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tiêu tốn ít nguyên nhiên liệu, phát sinh ít chất thải.

- Khuyến khích việc phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường. Hướng dẫn chủ các cơ sở phát thải tại các nhà máy lập Đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao FGD, thạch cao PG phát sinh trong quá trình sản xuất.

1.4. Về chất thải rắn đặc thù khác

- Xây dựng quy hoạch điểm tập kết, xử lý chất thải rắn xây dựng; khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn xây dựng.

- Xây dựng và phổ biến rộng rãi hướng dẫn về thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp và hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, ưu tiên cao cho việc sản xuất phân compost và biogas.

- Tổ chức triển khai thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh.

2. Giải pháp

- Tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành về bảo vệ môi trường, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.

- Xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các hoạt động tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn và đối với sản phẩm tái chế từ chất thải.

- Tăng cường đầu tư kinh phí để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về chất thải rắn, xây dựng lối sng thân thiện với môi trường; đưa nội dung tuyên truyền về thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt vào các trường học và trong các buổi tổ chức sinh hoạt cộng đồng; tập huấn, tuyên truyền việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cho các tchức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhm kịp thời phát hiện vi phạm trong thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn; giám sát hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm đổ thải trái phép trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung kế hoạch, cụ thể như sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực, địa bàn quản lý.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.

- Triển khai điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn (chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt) và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn tổ chức triển khai việc phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hại qua hệ thống phần mềm thiết bị định vị GPS.

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo định kỳ, hàng năm về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp trình Ủy ban nhân dân tnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích xã hội hóa đầu tư trong xử lý chất thải rắn; chủ động tìm kiếm, thu hút các thành phn kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

- Lồng ghép kế hoạch quản lý chất thải rắn vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

3. S Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cải tạo các bãi chôn lấp đã đóng cửa, xử lý các bãi chôn lấp chất thải tự phát, hỗ trợ cho hoạt động của các hợp tác xã môi trường.

- Hướng dẫn các địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí sự nghiệp theo đúng mục đích, đúng quy định.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ ngân sách hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn.

4. SXây dựng

- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan rà soát quy hoạch qun lý chất thải rắn đô thị, quy hoạch các điểm trung chuyn cht thải nguy hại, điểm thu hi sản phẩm thải bỏ tập trung và đim tập kết xử lý chất thải rn xây dựng trên địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định về đầu tư xây dựng và chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư xử lý chất thải rắn; định kỳ hàng năm kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải theo quy hoạch.

- Hướng dẫn lập, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rn theo các hình thức đầu tư phù hợp, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và giám sát kiểm tra việc thực hiện.

- Triển khai nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành.

- Định kỳ hàng năm và 05 năm báo cáo về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ điều chỉnh Chiến lược trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tnh.

5. SKhoa học và Công nghệ

- Rà soát, đánh giá công nghệ của các dự án xử lý rác thải, trên cơ sở đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục công nghệ xử lý rác khuyến khích sử dụng trong các dự án xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, công nghệ xử lý chất thải đặc biệt là xử lý chất thải trong chăn nuôi.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải thoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm.

- Đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trong công tác thu gom, xử lý, tiêu hủy bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật nhập lậu, hết hạn sử dụng, chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

7. Sở Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện, cơ sở y tế triển khai thu gom, phân loại, lưu giữ vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và theo hướng dẫn tại Kế hoạch số 109/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 của UBND tỉnh về kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Triển khai vận hành xử lý chất thải y tế theo 03 cụm đã được phê duyệt.

8. SThông tin truyền thông

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, cơ quan thông tin đại chúng và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng, trước mắt tập trung tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn và hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt.

9. Ban quản lý các Khu công nghiệp tnh

- Tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch tại các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

- Rà soát hiện trạng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp để đề xuất đầu tư đảm bảo đáp ứng yêu cầu về xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại các khu công nghiệp; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chất thải rn tại các khu công nghiệp theo quy định.

10. Các tổ chức đoàn thể

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và xử lý rác thải nói riêng, trước mt tập trung tuyên truyền về thu gom và phân loại rác thải tại nguồn gắn với việc triển khai chiến dịch ra quân bảo vệ môi trường vào các ngày lễ lớn của dân tộc và các chiến dịch về môi trường; tuyên truyền về tác hại của chất thải túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường.

11. Các sở, ban, ngành, tổ chức cấp tỉnh liên quan

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm tổ chức, phối hợp tổ chức thực hiện tốt các nội dung liên quan trong Kế hoạch của tỉnh.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chủ động rà soát xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo nội dung Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của tỉnh ban hành.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân về quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện phân loại chất thi rắn tại nguồn trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra và xửcác vi phạm trong quản lý chất thải rắn theo thẩm quyền.

- Triển khai có hiệu quả đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rn trên địa bàn; Chủ động rà soát, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đổ thải trái phép trên địa bàn quản lý.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý.

- Xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn nông thôn gn với quy hoạch nông thôn mới phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh.

- Chỉ đạo chính quyền cấp xã tuyên truyền vận động người dân thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn; quản lý việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn.

- Theo dõi, giám sát và tổng hợp các chỉ tiêu về tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường (gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại) trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh. Định kỳ báo cáo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công tại Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Căn cứ kế hoạch, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể quản lý chất thải rắn tại ngành, địa phương.

3. Sở Xây dựng làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này và tng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, bổ sung, các đơn vị, địa phương chủ động đề xuất, gửi Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tnh y;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNXD (Đ.43).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ C
HỦ TỊCH





Bùi Văn Khánh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 11/KH-UBND ngày 25/01/2019 thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.340

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.218.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!