Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 104/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Hùng Nam
Ngày ban hành: 20/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2023

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 01/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về khoáng sản. Thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Quyết định số 334/QĐ-TTg ngày 01/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm quản lý tập trung, thống nhất về nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh và được khai thác, sử dụng bền vững, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Yêu cầu

- Việc tổ chức thực hiện Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phải quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đạt bước chuyển mạnh trong toàn hệ thống chính trị. Quán triệt nghiêm túc, sâu sắc đến từng cán bộ, đảng viên; nắm vững nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chiến lược để tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất.

- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân người đứng đầu trong hệ thống chính trị làm cơ sở để tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện tại các cơ quan, đơn vị.

II- NỘI DUNG

1. Mục tiêu chung

- Bảo đảm sự thống nhất giữa các quy hoạch của Trung ương và địa phương. Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh trên cơ sở thống nhất quản lý khoáng sản nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; khuyến khích tạo điều kiện mở rộng sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Thăm dò, cấp phép khai thác, đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản đến năm 2045 đối với khoáng sản cát sông, nước nóng, nước khoáng và cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản.

- Hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý các hoạt động khoáng sản đồng bộ với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguồn lực khoáng sản được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài, đồng thời giảm thiểu đến tác động môi trường; nâng cao tỷ trọng đóng góp của tài nguyên khoáng sản cho ngân sách địa phương và tăng trưởng kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoáng sản: Ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành công tác quản lý về khoáng sản phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo đúng với quy định của pháp luật.

- Hoàn thành công tác khảo sát, rà soát và đưa vào quy hoạch tỉnh các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ đấu giá, cấp phép.

- Phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc Quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác các khu vực nước nóng tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ và xã Phụng Công, thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang để phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ.

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản của tỉnh đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia.

- Đổi mới cơ chế chính sách: Đẩy mạnh việc đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, tăng sự cạnh tranh và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tăng thu ngân sách cho tỉnh. Siết chặt công tác quản lý buộc các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải khai thác và sử dụng khoáng sản một cách hiệu quả, hợp lý. Khuyến khích, tiếp nhận các tổ chức, cá nhân có công nghệ khai thác hiện đại, thân thiện môi trường vào đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản.

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo hướng gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp huyện, xã, và quyền lợi của người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước: Yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh và địa phương tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, thường xuyên tuần tra, giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật về sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chấp hành các quy định, tiêu chuẩn về tài nguyên khoáng sản.

- Xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản theo hướng gắn trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã và quyền lợi của người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản; đề xuất cơ chế, chính sách về tài chính trong việc quản lý, khai thác khoáng sản nhằm tăng thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khoáng sản, tránh thất thoát, trốn thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của các tổ chức hoạt động khoáng sản.

- Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp liên ngành, thúc đẩy phương thức quản lý tổng hợp, đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; phân công trách nhiệm rõ ràng và hợp lý giữa các cấp, ngành trong hoạt động khoáng sản.

- Phát triển nguồn lực và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản các cấp. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của của tỉnh và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong việc tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn, xử lý các vướng mắc trong hoạt động khoáng sản.

- Quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ cát sông tại các bến bãi tập kết và việc sử dụng cát sông cho các dự án. Kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động các bến, bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, giải tỏa các bến, bãi hoạt động trái phép. Kiểm tra, xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cát không có nguồn gốc hợp) pháp; việc cho thuê bến, bãi chứa cát không đúng thẩm quyền, việc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Mở đợt cao điểm tấn công trấn áp, ngăn chặn, kiên quyết xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; phát động nhân dân tham gia phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và những cơ chế, chính sách trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước và từng bước ngăn chặn, chấm dứt hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép.

Trên cơ sở những quy định của pháp luật về khoáng sản và tình hình thực tế hiện nay, tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh việc cấp phép khai thác cát sông. Tổ chức đấu giá hoặc lựa chọn các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện để cấp phép ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo đúng quy định, ưu tiên cấp phép cho các tổ chức, có đủ năng lực, có công nghệ khai thác hiện đại và cam kết khai thác phục vụ các dự án, công trình của tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát Quy hoạch bến bãi trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với thực tế, không để tồn tại nhiều bến bãi hoạt động không phép như thời gian qua, giải tỏa các Bến bãi không đủ điều kiện hoạt động theo quy định. Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các chủ bến bãi thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bến bãi.

3. Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường Hưng Yên và các địa phương thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc vận chuyển, kinh doanh cát và nguồn gốc cát tại các bến bãi tập kết cát trên địa bàn tỉnh; đồng thời có giải pháp quản lý chặt chẽ việc sử dụng cát san lấp tại các dự án, không để xảy ra việc kinh doanh, tiêu thụ cát không có nguồn gốc.

Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong tỉnh và các tỉnh, thành phố giáp ranh theo các Quy chế phối hợp đã ký kết. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ cát không có nguồn gốc hợp pháp.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các chủ dự án trong khi lập dự án phải tính toán khối lượng, phương án sử dụng cát, sỏi cho dự án và phải chứng minh nguồn gốc cát, sỏi dự kiến sử dụng.

5. UBND cấp huyện, xã thực hiện nghiêm Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Có trách nhiệm tổ chức bảo vệ tài nguyên cát sông chưa khai thác trên địa bàn; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; bảo đảm an ninh, trật tự trật tự tại các khu vực có khoáng sản.

- Huy động cả hệ thống chính trị các cấp đồng bộ vào cuộc để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khoáng sản cho cán bộ, nhân dân, vận động nhân dân cùng tham gia giám sát các hoạt động khai thác, vận chuyển kinh doanh khoáng sản trái phép. Yêu cầu các chủ phương tiện là người địa phương ký cam kết không tham gia khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép.

- Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cấp ủy, UBND cấp huyện, xã để xảy ra các hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài không có biện pháp xử lý. Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các cán bộ có biểu hiện làm ngơ, dung túng cho các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

6. Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản, thực hiện theo Quy chế phối hợp quản lý hành chính và hoạt động khai thác khoáng sản trên các tuyến sông giáp ranh giữa tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam, tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đã được lãnh đạo UBND các tỉnh ký.

7. Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, các cơ quan truyền thông các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, hội, hiệp hội trong việc tuyên truyền pháp luật, hướng dẫn, xử lý các vướng mắc trong hoạt động khoáng sản./.


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Hưng Yên, Đài PTTH tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- CV: KT1D,
- Lưu: VT, KT2L.

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hùng Nam

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 104/KH-UBND ngày 20/06/2023 thực hiện Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hưng Yên ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


464

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.188.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!