Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1016/KH-UBND 2020 Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh nước sạch nông thôn Lai Châu

Số hiệu: 1016/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Hà Trọng Hải
Ngày ban hành: 25/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1016/KH-UBND

Lai Châu, ngày 25 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHƯƠNG TRÌNH MỞ RỘNG QUY MÔ VỆ SINH VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN DỰA TRÊN KẾT QUẢ NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 3102/QĐ-BNN-HTQT ngày 21/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc điều chỉnh bổ sung quyết định 3606/QĐ- BNN-HTQT ngày 04/9/2015 về phê duyệt Văn Kiện Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vốn vay Ngân hàng Thế giới, UBND tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch Tăng cường năng lực Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả năm 2018 với những nội dung sau:

I. Hiện trạng và các mục tiêu vệ sinh và cấp nước của tỉnh.

1. Tình hình chung.

Lai Châu là tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2000, kỳ họp thứ IV, Quốc hội khóa XI. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 9.068,78 km2, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với chiều dài đường biên giới là 265,095km, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

Dân số toàn tỉnh đến hết năm 2019 là 463.911 người (nông thôn 346.200 người, thành thị 117.711 người) tỉnh có 8 huyện, thành phố và 108 xã, phường, thị trấn. Địa hình chia cắt phức tạp, nhiều núi cao hiểm trở; khí hậu nhiệt đới điển hình, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Toàn tỉnh có 20 dân tộc sinh sống trên 1.164 bản (dân tộc Thái khoảng 33,5%, dân tộc Mông 23,6%, dân tộc Dao 14,4%, dân tộc Kinh 11,2%, dân tộc Hà Nhì 5,6% còn lại 11,7% là các dân tộc khác, trong đó có 2 dân tộc chỉ có ở Lai Châu đó là Mảng và La Hủ).

2. Hiện trạng vệ sinh và cấp nước đến hết năm 2019.

2.1. Hiện trạng vệ sinh.

- Vệ sinh hộ gia đình: Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có 56,5 % số hộ gia đình có nhà tiêu trong đó tỷ lệ số hộ có nhà tiêu 02 ngăn: 4,8%; nhà tiêu tự hoại: 35,4%; nhà tiêu thấm dội: 16,8%; nhà tiêu 01 ngăn: 1,5 %; còn lại là các nhà tiêu khác. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh là 56,5 % trong đó ở nông thôn chiếm tỷ lệ 49%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh giữa các xã không đồng đều, đặc biệt còn nhiều xã khó khăn có số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu HVS dưới 10%.

- Vệ sinh trạm Y tế.

+ 102/108 Trạm Y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS), chiếm 94,4%.

+ 94/108 Trạm Y tế có nguồn nước sinh hoạt HVS, chiếm 87%.

Tuy nhiên nhiều công trình vệ sinh và cấp nước cho trạm y tế được đầu tư đã lâu nay đã gần xuống cấp hoặc không đáp ứng các tiêu chí đầu ra của Chương trình, nên cần phải đầu tư xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp.

- Vệ sinh trường học.

Năm học 2019-2020, toàn ngành Giáo dục Lai Châu có 352 trường với 5.711 lớp và 149.337 học sinh trong đó: Trường MN 114 trường 1.633 lớp với 40.423 học sinh; Tiểu học 98 trường 2.540 lớp với 58.076 học sinh; Trung học cơ sở 109 trường 1.095 lớp với 37.984 học sinh; THPT 25 trường 296 lớp với 9.951 học sinh; Trung tâm GDTX-GDNN 8 trung tâm, với 37 lớp và 903 học sinh. Tỷ lệ trường có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh 84,1%, tỷ lệ trường có nguồn nước hợp vệ sinh là 9,5%, tỷ lệ trường có nhà tiêu hợp vệ sinh là 86,9%.

2.2. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Tính đến hết năm 2019 có 82.5% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Toàn tỉnh có 803 công trình cấp nước tự chảy phần lớn là công trình có quy mô nhỏ và rất nhỏ cấp nước cho cho trên 38.181 hộ dân với 222.250 nhân khẩu chiếm 59,31% dân số nông thôn với hình thức cấp nước tới các hộ dân chủ yếu bằng bể chứa và trụ vòi, còn lại cấp nước nhỏ lẻ từ máng khe suối nhỏ, mó nước, bể chứa nước mưa, giếng đào là 19,22 %.

3. Mục tiêu của tỉnh.

Lai Châu là một trong 21 tỉnh nằm trong chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong năm 2020, tỉnh Lai Châu đã đề ra các mục tiêu về vệ sinh và nước sạch như sau:

3.1. Mục tiêu về vệ sinh.

- Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi của người dân nông thôn nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, tăng tỷ lệ người dân được tiếp cận bền vững với nước sạch và vệ sinh đạt tiêu chuẩn vệ sinh toàn xã tại 08 xã tại 4 huyện: xã Bản Giang, Thèn Sin, Khun Há huyện Tam Đường; Khổng Lào, Ma Ly Pho huyện Phong Thổ; Mường Cang huyện Than Uyên, Thân Thuộc, Trung Đồng huyện Tân Uyên.

TT

Tên xã can thiệp để đạt vệ sinh toàn xã

Số thôn trong xã

Tổng số hộ trong xã

Số dân hưởng lợi trong xã

Tỷ lệ % nhà tiêu HVS đầu năm

Mục tiêu % nhà tiêu HVS cuối năm

1

Thèn Sin

8

657

3.188

63,9

72

2

Bản Giang

7

789

3.820

61,0

70

3

Khun Há

14

823

5.117

51,8

71

4

Khổng Lào

12

844

3.884

54,7

70

5

Ma Ly Pho

9

649

2.771

60,0

70

6

Thân Thuộc

08

822

3.762

59,0

72

7

Trung Đồng

16

1.427

7.022

56,0

72

8

Mường Cang

20

1.454

6.673

65,7

73,9

Tổng

94

7.465

36.237

 

 

- Cử cán bộ giáo viên nòng cốt tham gia đầy đủ các đợt tập huấn tăng cường năng lực chuyên môn về giáo dục truyền thông do trung ương và tỉnh tổ chức.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường, trường học, tăng cường tiếp cận bền vững với nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh tại các đơn vị trường học trên địa bàn 03 xã: Khun Há, Mường Cang, Ma Ly Pho.

- 100% Cán bộ giáo viên nòng cốt của 03 xã được tập huấn tăng cường năng lực kiến thức về vệ sinh môi trường, nước sạch để có thể hướng dẫn học sinh các đơn vị trường về sử dụng và bảo quản nguồn nước, nhà tiêu đúng cách.

- 100% học sinh các đơn vị trường của 03 xã được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng nước hợp vệ sinh với xà phòng vào các thời điểm quan trọng.

- 100% giáo viên, cán bộ y tế trường học và học sinh của 03 xã được tuyên truyền, hướng dẫn cách bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước trong trường học.

- Nâng cao năng lực trình độ chuyên sâu về nước sạch vệ sinh để thực hiện nội dung quản lý, giám sát, đánh giá Chương trình.

- Thường xuyên cung cấp thông tin nội dung đầy đủ về hoạt động của Chương trình đến các nhà lãnh đạo chính quyền, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản.

3.2. Mục tiêu về cấp nước.

- Mục tiêu chung.

Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền vững nước sạch nông thôn. Giai đoạn 2016-2020 Số đấu nối cấp nước đạt được 6.800 đấu nối. Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%; Tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn quốc gia QCVN 02: 2009/BYT là 32%.

- Mục tiêu cụ thể năm 2020.

+ Về công tác đầu tư xây dựng 2020: Thực hiện công tác đầu tư xây dựng mới; Sửa chữa, nâng cấp: 05 công trình nhằm đạt được mức đấu nối mới trên 1.900 đấu nối. Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt dự kiến khởi công năm 2020.

+ Về cấp nước nông thôn: Đến hết năm 2020 tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%, người dân nông thôn sử dụng nước đạt quy chuẩn quốc gia QCVN 02: 2009/BYT đạt 32%.

4. Khó khăn và các giải pháp.

4.1. Khó khăn về vệ sinh.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp đặc biệt là hộ gia đình nông thôn (49%). Nhận thức của người dân về công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh còn hạn chế. Do thói quen và phong tục tập quán của đồng bào nên tình trạng phóng uế bừa bãi còn diễn ra nhiều nơi, nhiều người chưa có ý thức rửa tay sau khi đi vệ sinh.

4.2. Khó khăn về cấp nước.

Địa hình miền núi, hiểm trở, chia cắt, dân cư phân bố không tập trung, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí hạn chế, tập quán còn lạc hậu, một bộ phận dân cư nông thôn chưa sẵn sàng đóng góp tiền sử dụng nước. Quy mô từng nguồn nước thường chỉ phục vụ ở phạm vi hẹp 1-2 bản; đầu nguồn lấy nước tự chảy thường ở các khe suối nhỏ, xa khu dân cư, việc quản lý bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Một số công trình cấp nước đã xây dựng chưa đảm bảo tính bền vững do công tác tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng chưa đạt yêu cầu.

Ngoài ra, các quy định và tiêu chí đầu vào, đầu ra của Chương trình đối với vùng nông thôn trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.

4.3. Cách giải pháp.

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả” hiện đã được phê duyệt tại 21 tỉnh là chương trình hỗ trợ có tính đột phá với những phương pháp tiếp cận và thực hiện mới là dựa trên kết quả đầu ra, tổng hợp về các mặt thuộc lĩnh vực nước sạch và vệ sinh để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của chương trình cấn có những giải pháp thiết thực như sau.

- Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) vệ sinh đồng thời hỗ trợ phát triển thị trường vệ sinh nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, thói quen rửa tay với xà phòng, chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi và tăng cường xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Tăng cường tiếp cận bền vững với nước sạch và tăng độ bao phủ nước sạch ở khu vực nông thôn và DTTS thông qua việc thay đổi sâu sắc về nhận thức về tiếp cận của các cấp, các ngành đặc biệt là cộng đồng trong các khâu đầu tư và quản lý nhất là khâu quản lý sau đầu tư.

- Từng bước hoàn thiện chính sách và thể chế, tăng cường năng lực các tổ chức ở cơ sở. Xây dựng và áp dụng các sáng kiến trên mô hình mới, phù hợp và bền vững với điều kiện của từng địa phương. Thúc đẩy vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của đồng bào.

- Xây dựng và triển khai hoạt động chương trình có sự tham gia vào cuộc từ cấp trung ương, cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, thôn bản, trong đó tiên phong là các đảng viên, cán bộ công chức nhà nước và những người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng.

II. Kế hoạch tăng cường nâng cao năng lực của tỉnh

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả đầu ra” tập trung nhiều vào tăng cường sự bền vững của hạ tầng cơ sở bằng cách tăng cường năng lực vận hành và bảo dưỡng, khôi phục chi phí cấp nước. Ngoài ra, Chương trình còn được thực hiện với những cách tiếp cận mới, tăng cường mối quan hệ giữa đầu tư vệ sinh và xúc tiến chuỗi cửa hàng tiện ích về vệ sinh để đạt được vệ sinh toàn xã. Để đạt được hiệu quả, những lĩnh vực trọng tâm mới, tỉnh cần được hỗ để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện chương trình.

1. Mục tiêu

- Nâng cao khả năng quản lý chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” cho các cán bộ của các bên liên quan.

- Nâng cáo khả năng quản lý, đảm bảo bền vững các công trình cấp nước nông thôn (Bao gồm cả vận hành và bảo dưỡng) cho cán bộ các cấp, đặc biệt những người chịu trách nhiệm chính về quản lý công trình.

- Nâng cao khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động truyền thông về vệ sinh và cấp nước trong cộng đồng và trong trường học cho cán bộ truyền thông để tăng tỷ lệ đấu nối và chấp nhận đóng phí sử dụng nước sử dụng nước tại cộng đồng.

- Tăng cường khả năng áp dụng và thực hiện phương pháp tiếp cận mới trong tiếp thị vệ sinh cho cán bộ y tế các cấp nhằm mục đích tằng cường tính hiệu quả của các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi và đảm bảo tính bền vững của các dịch vụ vệ sinh.

2. Hoạt động tăng cường năng lực của tỉnh năm 2020

Đề xuất các hoạt động tăng cường năng lực của tỉnh Lai Châu tập trung chủ yếu vào những nội dung sau:

2.1. Ngành Nông nghiệp.

a) Về quản lý chương trình:

Do đây là chương trình với phương pháp tiếp cận mới, khác với những Chương trình nước sạch và vệ sinh mà tỉnh đã thực hiện nên sự hiểu rõ về cơ chế, quy định và phương thức triển khai hoạt động Chương trình mà cán bộ tham gia thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ triển khai thực hiện không đồng đều ở các cấp dẫn đến việc lập kế hoạch, triền khai hoạt động, quản lý tài chính dựa trên kết quả, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá còn gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo hiệu quả của việc quản lý và triển khai thực hịên chương trình, các hoạt động tăng cường nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý và triển khai thực hiện Chương trình gồm các hoạt động sau:

- Tham dự các lớp hội thảo, tập huấn do Trung ương tổ chức: Cử cán bộ đại diện từ các Sở, ngành liên quan đi tham dự các lớp tập huấn ở Trung ương để nắm bắt được phương pháp tiếp cận, quy định, chính sách mới của chương trình. Các cán bộ này sẽ là những giảng viên nòng cốt tại tỉnh để phổ biến cho cán bộ thực hiện chương trình các nội dung cần thiết trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát/ đánh giá và kiểm đếm kết quả.

- Hội nghị triển khai thực hiện chương trình nhằm phổ biến về mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được trong năm cũng như nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên liên quan cho Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh, đại diện các Sở, ban ngành (Nông nghiệp và PTNT, Y tế và Giáo dục và Đào tạo), đại diện các huyện, xã có can thiệp trong năm 2020.

- Tập huấn sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình (POM) và hướng dẫn thực hiện các vấn đề về dân tộc thiểu số, về giới, đói nghèo trong chương trình. Đối tượng là Sở Nông nghiệp và PTNT, Y tế và Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng nhà nước,…. và các xã được đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án.

b) Về nâng cao tính bền vững các công trình cấp nước.

- Do công trình chủ yếu là công trình cấp nước tự  chảy, đa số công trình không có ban quản lý hoặc tổ quản lý chuyên nghiệp mà do UBND xã giao cho thôn bản quản lý sử dụng. Năng lực của cán bộ trong việc quản lý bền vững các công trình cấp nước còn hạn chế, chưa có chuyên môn nghiệp vụ về công trình nên nhiều công trình hỏng hóc nhỏ để lâu dần sẽ trở thành hư hỏng lớn. Việc bảo dưỡng định kỳ cũng không được thường xuyên, liên tục. Công trình không thu được tiền sử dụng nước nên không có kinh phí để chi trả cho người trực tiếp đi vận hành công trình và không có kinh phí để mua dụng cụ, đồ nghề thay thế sửa chữa, ý thức của người dân chưa cao trong công tác gìn giữ tài sản chung, chia sẻ nguồn nước.

Trong năm 2020, về mặt kỹ thuật công tác chuẩn bị cho việc lập, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình đã dược thực hiện. Bên cạnh đó, việc để người dân vùng hưởng lợi nắm bắt được về công trình, công tác quản lý vận hành công trình cấp nước cũng như cung cấp cho nhân dân những kiến thức, thông tin cần thiết về sử dụng và bảo quản công trình sau đầu tư là việc phải thực hiện song song với công tác đầu tư xây dựng công trình. Vì vậy cần có các hoạt động tăng cường năng lực về tỉnh bền vững của công trình như sau.

- Tập huấn về thông tin giáo dục truyền thông về cấp nước. Đối tượng là các cán bộ truyền thông tại các huyện, các xã, bản có công trình cấp nước được triển khai thực đầu tư xây dựng trong năm. Tập huấn này sẽ giúp họ có những kiến thức truyền thông về cấp nước và sẽ trở thành những cán bộ truyền thông lòng cốt tại cộng đồng.

- Tập huấn về Sổ tay hướng dẫn vận hành và quản lý các công trình cấp nước dựa vào cộng đồng; Tập huấn quản lý vận hành công trình cấp nước sau đầu tư. Đối tượng là cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Nước sạch và VSMTNT, các huyện, xã, bản, tổ quản lý khai thác công trình được đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án.

2.2. Ngành Y tế.

- Tổ chức Hội nghị giới thiệu chương trình và triển khai Kế hoạch năm 2020 tại 03 cấp: cấp tỉnh, huyện, xã qua đó thấy được tầm quan trọng của vệ sinh, phương pháp thực hiện và sự vào cuộc, hỗ trợ cần thiết của các cấp chính quyền để thúc đẩy vệ sinh nông thôn, giúp các bên liên quan nắm được cơ chế, cách thức thực hiện Chương trình.

- Tập trung vào nội dung: Nhu cầu về tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững các dịch vụ vệ sinh.  Truyền thông thay đổi hành vi dựa trên cơ chế thị trường sẽ tạo bước đột phá lớn trong việc nâng cao tỷ lệ hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn cho cán bộ ngành y tế và các ban ngành đoàn thể tại địa phương. Nhiều hoạt động truyền thông thay đổi hành vi được lên kế hoạch thực hiện cùng với việc hỗ trợ hình thành các chuỗi, mô hình cung cấp dịch vệ sinh phù hợp với điều kiện người dân. Chính vì vậy đòi hỏi ngành y tế và các ban ngành đoàn thể tại địa phương phải có lực lượng đội ngũ cán bộ đủ cả về số lượng và chất lượng. Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và các ban ngành liên quan trong việc thực hiện các hoạt động thay đổi hành vi vệ sinh và đảm bảo tỉnh bền vững của các dịch vụ vệ sinh, rất nhiều các hoạt động sau được đề xuất:

- Tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường vệ sinh cho cán bộ tỉnh, huyện (TOT): Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ hỗ trợ các huyện tham gia Chương trình trong việc lựa chọn các cán bộ tham gia tập huấn và triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, phát triển thị trường vệ sinh tại cộng đồng. Các giảng viên nòng cốt tuyến tỉnh được tập huấn ở Trung ương sẽ là giảng viên nòng cốt để tập huấn cho các cấp thấp hơn như: truyền đạt, hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng truyền thông tại cộng đồng. Lớp tập huấn sẽ tập trung vào các nội dung sau:

+ Kỹ năng truyền thông vận động cộng đồng thay đổi nhận thức để từ đó thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

+ Cách vẽ, cập nhật, sử dụng bản đồ vệ sinh thôn/bản và sử dụng bộ công cụ truyền thông của Chương trình trong các buổi họp thôn, thăm hộ tuyên truyền về sử dụng nhà tiêu HVS và thực hiện rửa tay với xà phòng.

+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình.

+ Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của Chương trình: xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tiếp thị  vệ sinh, cửa hàng tiện ích (CHTI) và kết nối chuỗi cung cầu.

+ Kỹ năng giảng dạy và truyền đạt thông tin: Lớp tập huấn sẽ tổ chức thực hành về kỹ năng này cho đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình tuyến tỉnh và huyện, từ đó trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để đội ngũ cán bộ này có thể tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình cho cấp thấp hơn.

- Tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường cho cán bộ xã và tuyên truyền viên.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh sẽ hỗ trợ các huyện, xã tham gia Chương trình trong việc tổ chức tập huấn này (thực hiện 08 lớp tại 08 xã triển khai Chương trình năm 2020). Giảng viên là các cán bộ đã được tập huấn ở tuyến tỉnh. Học viên là cán bộ thực hiện Chương trình tuyến xã và cộng tác viên tuyến thôn/ bản. Lớp tập huấn sẽ tập trung vào các nội dung sau:

+ Kỹ năng truyền thông vận động cộng đồng thay đổi nhận thức để từ đó thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

+ Cách vẽ, cập nhật, sử dụng bản đồ vệ sinh thôn/bản và sử dụng bộ công cụ truyền thông của Chương trình trong các buổi họp thôn, thăm hộ tuyên truyền về sử dụng nhà tiêu HVS và thực hiện rửa tay với xà phòng.

+ Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình.

+ Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các hoạt động của Chương trình: xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tiếp thị  vệ sinh, cửa hàng tiện ích (CHTI) và kết nối chuỗi cung cầu.

+ Cấp thôn/bản bao gồm cán bộ y tế, trưởng thôn/bản, tổ chức quần chúng nâng cao năng lực về: triển khai các hoạt động truyền thông, theo dõi và báo cáo.

- Đào tạo/Hướng dẫn cho các nhân tố tư nhân (Chủ hoặc đại diện từ CHTI, cộng tác viên, Thợ xây ) về phát triển thị trường vệ sinh: Hoạt động này bao gồm các nội dung sau:

+ Tập huấn về kỹ năng xây dựng nhà tiêu cho CHTI và thợ xây bao gồm: Các loại nhà tiêu và cấu tạo từng loại; Các kỹ thuật xây nhà tiêu, Các vật liệu thay thế để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh giá rẻ.

+ Tập huấn về kỹ năng tiếp thị bán hàng cho công tác viên và CHTI.

+ Tập huấn cho CHTI và Cộng tác viên bán hàng về kỹ năng truyền thông và bán hàng. Khóa tập huấn sẽ cung cấp các chỉ dẫn hữu ích và thông tin về cách tiếp cận các khách hàng tiềm năng, cách tổ chức thăm hộ và cách vận động hộ gia đình đầu tư vào nhà tiêu cải thiện, các kỹ năng tiếp thị  liên quan đến vệ sinh môi trường.

- Hỗ trợ CHTI phát triển mô hình kinh doanh: Hàng tháng cán bộ thực hiện Chương trình sẽ có buổi làm việc với chủ CHTI và đội ngũ cộng tác viên bán hàng để tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi đồng thời cùng tìm hướng tháo gỡ. Với mục đích thúc đẩy hoạt động của CHTI, hoạt động này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận với nhà tiêu HVS.

2.3. Ngành giáo dục.

- Tổ chức hoạt động hội nghị, tập huấn nâng cao kiến thức vệ sinh môi trường cho cán bộ, giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là cán bộ giáo viên trên địa bàn 25 xã được lựa chọn tiêu chí xã xây dựng vệ sinh toàn xã. Để xây dựng tốt kế hoạch hoạt động truyền thông cho các đơn vị trường học cụ thể. (Tổ chức hội nghị: 01 lớp, tổng số học viên: 62 người, thời gian: 02 ngày/lớp, dự kiến tổ chức vào Quý II/2019 tại thành phố Lai Châu).

- Tập huấn TOT lồng ghép hội nghị truyền thông cấp tỉnh cho giảng viên nòng cốt các phòng, trường tham gia dự án năm 2020 cho cán bộ giáo viên trên địa bàn 3 xã Khun Há, Mường Cang, Ma Ly Pho và 9 xã năm 2018, 2019 (Số lớp 01 lớp tổng số học viên 62 người, thời gian 02 ngày/lớp dự kiến tổ chức vào Quý III/2020 tại thành phố Lai Châu năm 2020).

- Tập huấn TOT cấp trường triển khai về các nội dung liên quan đến Chương trình, phương pháp truyền thông sẽ triển khai tại trường học với công tác vệ sinh trường học cho cán bộ quản lý và cán bộ y tế trường học (Số lớp 3 lớp, tổng số học viên 350 người, 01 ngày/ lớp, dự kiến tổ chức vào quý III năm 2020 trên địa bàn 3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu.- Thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá các hoạt động của Chương trình; xây dựng và sử dụng nhà tiêu, hệ thống rửa tay hợp vệ sinh, nguồn nước uống, nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định.

Trên đây là Kế hoạch nâng cao năng lực triển khai Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả năm 2020 của tỉnh Lai Châu./.

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục Thủy Lợi;
- Trung tâm Quốc gia nước sạch & VSMT;
- Cục quản lý môi trường Bộ Y tế;
- UBND tỉnh: U1; (Báo cáo)
- Các Sở: NN&PTNT, YT, GD&ĐT, KH&ĐT, TC;
- Trung tâm nước sạch và VSMTNT;
- Trung tâm Kiểm soát bênh tật tỉnh;
- Lưu: VT, KT6.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hà Trọng Hải

 

Bảng 1: Kế hoạch tăng cường năng lực năm 2020

(Kèm theo kế hoạch số 1016/KH-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Lai Châu)

TT

Chủ đề hoặc Hoạt động

Kết quả mong đợi

Nhóm mục tiêu (người hưởng lợi)

Phương thức thực hiện

Cơ quan chịu trách nhiệm

Ngân sách (đồng)

Thời gian dự kiến

Văn bản lưu

 

THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC DO TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC

 

1

Tham gia hội thảo, tập huấn tại Trung ương (Nội dung phụ thuộc vào các lớp Tập huấn tại Trung ương)

Nắm bắt được quy định, chính sách, yêu cầu của Chương trình

- Lãnh đạo, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn

Tham gia 04 lớp hội thảo, tập huấn tại TW

Ban điều phối Chương trình

21.600.000

Tháng 3- 12/2020

Giấy mời họp; chương trình tập huấn, hội thảo; Danh sách tham dự

2

Tham gia hội thảo, tập huấn tại Trung ương (Nội dung phụ thuộc vào các lớp Tập huấn tại Trung ương)

Nắm bắt được quy định, chính sách, yêu cầu của Chương trình

- Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Tham gia 04 lớp hội thảo, tập huấn tại TW

Cục Quản lý môi trường Y tế

45.500.000

Tháng 3- 12/2020

Giấy mời họp; chương trình tập huấn, hội thảo; Danh sách tham dự

CÁC HOẠT ĐỘNG NĂNG CAO NĂNG LỰC DO TỈNH TỔ CHỨC

 

NGÀNH NÔNG NGHIỆP

 

I

Quản lý Chương trình

 

1

Tổ chức Hội nghị triển khai chương trình nhằm phổ biến về mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được trong năm cũng như nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên liên quan

Các bên liên quan nắm được mục tiêu, các chỉ số cần đạt được trong chương trình để đảm bảo việc triển khai thực hiện tại địa phương có hiệu quả quả

Ban chỉ đạo, các huyện, các xã đầu tư công trình NSH năm 2020.

Hội nghị (1/2 ngày)

Ban chỉ đạo Chương trình

2.700.000

Tháng 4 - 10/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách đại biểu

2

Tập huấn về Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình (POM) và hướng dẫn thực hiện các vấn đề về dân tộc thiếu số, về giới, đói nghèo trong dự án.

Cán bộ liên quan xác định được các vấn đề thực hiện chương trình; về giới, đói nghèo, dân tộc thiểu số trong việc lựa chọn thiết kế xây dựng các công trình

Sở NN; Y Tế; Giáo Dục, Kế hoạch, Tài Chính, Kho Bạc, Ngân Hàng, Hội phụ nữ, Hội Nông dân các huyện, các xã được đầu tư xây dựng công trình trong năm…)

Tập huấn (01 ngày)

Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn

23.835.000

Tháng 5- 12/2020

Chương trình tập huấn, danh sách học viên tham gia; tài liệu đào tạo; Báo cáo tập huấn

II

Nâng cao tính bền vững các công trình cấp nước

1

Tập huấn về sổ tay hướng dẫn vận hành và quản lý công trình cấp nước dựa vào cồng đồng cho cán bộ các ngành liên quan tại tỉnh, tại các huyện, xã có công trình cấp nước triển khai trong năm (Tổ chức 01 lớp)

Nhằm đảm bảo tính bên vững của các công trình cấp nước dựa vào cộng đồng

Cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm nước sạch & VSMT, các huyện, xã có công trình cấp nước được triển khai trong năm.

Tập huấn (02 ngày/lớp)

Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn

46.355.000

Tháng 7- 12/2020

Chương trình tập huấn, danh sách học viên tham gia; tài liệu đào tạo; Báo cáo tập huấn;

2

Tập huấn về Thông tin giáo dục Truyền thông về cấp nước cho cán bộ truyền thông tại các huyện và các xã, thôn có công trình cấp nước triển khai thực hiện triển khai trong năm. (Tổ chức 05 lớp tập huấn)

Để đảm bảo thực hiện truyền thông có hiệu quả tại cộng đồng

Cán bộ truyền thông tại các huyện và các xã, thôn có công trình cấp nước triển khai trong năm.

Tập huấn (02 -03 ngày/lớp)

Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn

105.510.000

Tháng 6- 12/2020

Chương trình tập huấn, danh sách học viên tham gia; tài liệu đào tạo; Báo cáo tập huấn.

 

NGÀNH Y TẾ

 

I.

Tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững các dịch vụ vệ sinh (Theo Kế hoạch BCC)

 

1

Tổ chức hội nghị giới thiệu chương trình, triển khai kế hoạch năm 2020. Tầm quan trọng về vệ sinh, phương pháp thực hiện và sự hỗ trợ cần thiết của các cấp lãnh đạo để thúc đẩy vệ sinh nông thôn

 

Cấp tỉnh:

- Sở NN

- Sở y tế

- Sở GD&ĐT

- TTKSBT

- Trung tâm y tế các huyện

01 Hội nghị

Trung tâm KSBT tỉnh

47.934.000

Quý II/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách đại biểu, ảnh chụp Hội nghị.

Cung cấp các nội dung hoạt động của Chương trình từ đó vận động chính sách để các cấp, các ngành cùng chung tay thực hiện đạt mục tiêu chương trình đề ra.

Cấp huyện:

- Ban chỉ đạo chương trình các huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ

- TTKSBT tỉnh;

- Cấp xã: Lãnh đạo UBND, TYT, PN các xã: Thèn Sin, Bản Giang, Khổng Lào, Khun Há, Ma Ly Pho, Thân Thuộc, Trung Đồng, Mường Cang, Mường Tè, Lê Lợi, Nậm Tăm, Bản Bo, Nậm Cần, Phúc Khoa, Mường So, Bản Hon, Pha Mu

- TTYT huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ

07 Hội nghị

TTYT các huyện

69.992.000

Quý II- III2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách đại biểu, ảnh chụp Hội nghị.

 

 

 

Cấp xã

- Ban chỉ đạo chương trình các xã: Thèn Sin, Bản Giang, Khổng Lào, Khun Há, Ma Ly Pho, Thân Thuộc, Trung Đồng, Mường Cang, Mường Tè, Lê Lợi, Nậm Tăm, Bản Bo, Nậm Cần, Phúc Khoa, Mường So, Bản Hon, Pha Mu.

- Cán bộ Trạm Y tế: Thèn Sin, Bản Giang, Khổng Lào, Khun Há, Ma Ly Pho, Thân Thuộc, Trung Đồng, Mường Cang, Mường Tè, Lê Lợi, Nậm Tăm, Bản Bo, Nậm Cần, Phúc Khoa, Mường So, Bản Hon, Pha Mu.

17 Hội nghị

Trạm Y tế xã

173.550.000

Quý II- III/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách đại biểu, ảnh chụp Hội nghị.

2

Tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường cho cán bộ xã và tuyên truyền viên

Cung cấp kiến thức cho cán bộ nòng cốt tuyến tỉnh và tuyến huyện về vệ sinh môi trường, lập kế hoạch, báo cáo.

- TTYT huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ - Hội PN huyện: Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ

1 lớp tập huấn

TTKSBT tỉnh

44.734.000

Quý II/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách học viên, tài liệu, ảnh chụp

3

Tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường cho cán bộ xã và tuyên truyền viên

Trang bị cho TTV các kiến thức và phương pháp, kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi và phát triển thị trường vệ sinh.

Cán bộ thực hiện Chương trình tuyến xã và tuyên truyền viên của 08 xã: Thèn Sin, Bản Giang, Khun Há, Ma Ly Pho, Khổng Lào, Thân Thuộc, Trung Đồng, Mường Cang.

08 lớp tập huấn

TTYT các huyện

126.090.000

Quý II- III/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách học viên, tài liệu, ảnh chụp.

4

Đào tạo/Hướng dẫn cho các nhân tố tư nhân ( Chủ hoặc đại diện từ CHTI, CTV, Thợ xây ) về phát triển thị trường vệ sinh

Trang bị cho chủ CHTC, TTV và đội thợ xây về kỹ thuật xây dựng các loại nhà tiêu HVS và phát triển thị trường vệ sinh.

Các CH kinh doanh vệ sinh và Thợ xây của các CH đã được lựa chọn.

08 lớp tập huấn

TTKSBT tỉnh

205.790.000

Quý III- IV/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách học viên, tài liệu, ảnh chụp.

NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

1

Hội Nghị - Tập huấn cốt cán, tập huấn cho CBGV truyền thông Chương trình nước sạch VSMT cho 3 xã năm 2020 và Duy trì 9 xã năm 2018, 2019

CBQL, giáo viên CB y tế nắm bắt được nội dung Chương trình và thực hiện triển khai tốt tại đơn vị

Cán bộ phòng Giáo dục, Ban giám hiệu, Giáo viên các trường học

01 Lớp hội nghị Tập huấn.

Phòng ban chuyên môn, Sở Giáo dục và Đào tạo

118.940.000

Quý III/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách học viên

2

Tổ chức hoạt động hội nghị và tập huấn truyền thông vệ sinh trường học tại 3 xã cho cán bộ quản lý giáo viên các trường trên địa bàn tỉnh.

Tập huấn cho cán bộ giáo viên cho 3xã trên địa bàn tỉnh

Cán bộ giáo viên thực hiện Tuyên truyền trên địa bàn xã tham gia Chương trình

03 lớp hội nghị - tập huấn

Các đơn vị trường trên địa bàn xã tham gia Chương trình

7.750..000

Quý III/2020

Kế hoạch, báo cáo, danh sách học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG NĂNGH LỰC.

Bảng 2: Phân bổ Ngân sách và Nguồn lực cho Công tác Tăng cường Năng lực.

TT

Hợp phần tăng cường năng lực

Ngân sách

(VND)

Phân bổ nguồn vốn (VND)

TW

Tỉnh

Khác

Chương trình RB-SupRSWS

Tổng

NGÀNH NÔNG NGHIỆP

I

Quản lý Chương trình,

48.135.000

0

0

0

48.135.000

48.135.000

II

Tăng cường tính bền vững các công trình cấp nước.

151.865.000

0

0

0

151.865.000

151.865.000

NGÀNH Y TẾ

I

Dự hội thảo, tập huấn do Trung Ương tổ chức

45.500.000

 

 

 

45.500.000

45.500.000

II

Tăng cường thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững của các dịch vụ vệ sinh (Theo Kế hoạch BCC)

668.090.000

0

0

0

668.090.000

668.090.000

NGÀNH GIÁO DỤC

I

Hoạt động tăng cường năng lực thay đổi hành vi vệ sinh và tính bền vững của các công trình vệ sinh trong trường học.

126.690.000

0

0

0

126.690.000

126.690.000

Tổng cộng

1.040.028.000

 

 

 

1.040.028.000

1.040.028.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1016/KH-UBND về tăng cường năng lực Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả ngày 25/05/2020 do tỉnh Lai Châu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.125

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.86.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!