ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/KH-UBND
|
Thái Bình, ngày 24 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI
CÁC HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM
KIẾM CỨU NẠN VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ.
Căn cứ: Luật Phòng, chống thiên tai số
33/2013/QH13 ngày 19/6/2013; Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày
23/11/2009; Quy chế số 639/QCPH-TCPCTT-DQ ngày 09/9/2017 của Tổng cục Phòng, chống
thiên tai - Cục Dân quân tự vệ về việc phối hợp giữa Tổng cục Phòng, chống
thiên tai với Cục Dân quân tự vệ trong các hoạt động
phòng, chống thiên tai ở cơ sở. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về
Phòng, chống thiên tai tại Công văn số 121/TWPCTT ngày 19/9/2017 về việc triển
khai Quy chế phối hợp và Chương trình công tác giữa Tổng cục Phòng, chống thiên
tai với Cục Dân quân tự vệ.
Để nâng cao hiệu quả trong phối hợp
hoạt động, bảo đảm quy định và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; Ủy
ban nhân dân tỉnh thống nhất Kế hoạch triển khai các hoạt động phối hợp trong
công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giữa
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, và Phòng Tham mưu Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh với nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích:
- Nhằm thống nhất
phương án ứng phó, sử dụng lực lượng, phương tiện của các bên tham gia làm nhiệm
vụ cứu hộ, cứu nạn chặt chẽ, phục vụ công tác phòng, chống
thiên tai đạt hiệu quả cao.
- Giảm thiểu tối đa thiệt hại do sự cố,
thiên tai gây ra.
2. Yêu cầu:
- Hiệp đồng chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời
giữa các đơn vị theo từng nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
II. NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP
1. Tuân
thủ nghiêm Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Dân quân tự vệ.
2. Từng lực
lượng phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp
luật. Công tác phối hợp phải đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quá trình
phối hợp phải tích cực, chủ động, kiên quyết, thận trọng. Tôn trọng các quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
3. Dân
quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo
phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm
quyền.
4. Quá
trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, hai bên kịp thời bàn bạc, thống nhất
giải quyết.
III. NỘI DUNG PHỐI HỢP
1. Các hoạt động phòng ngừa thiên
tai, thảm họa:
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn,
giáo dục, phổ biến pháp luật, thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai
tới các cấp chính quyền, đội ngũ làm công tác chuyên môn, các đoàn thể xã hội
và người dân.
- Hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng và phát
triển lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” tập
trung tại các trọng điểm xung yếu của tỉnh.
- Tổ chức tập huấn, diễn tập kỹ năng
xử lý giờ đầu các sự cố thiên tai cho các lực lượng tham gia công tác xử lý
thiên tai ở cơ sở và dân quân tự vệ trước mùa lũ, bão hàng năm, gồm các loại
hình: Xử lý mạch đùn, mạch sủi; xử lý thẩm lậu mái và sạt mái đê phía đồng; xử
lý sạt lở mái kè, bờ sông; xử lý đắp trạch chống tràn, sạt lở chân đê phía đồng;
di dân trên các chòi ngao, khu vực ngoài đê chính vào nơi an toàn.
- Mỗi năm tổ chức diễn tập khoảng 2
huyện với kịch bản phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
2. Các hoạt động ứng phó và khắc
phục hậu quả thiên tai:
- Huy động các lực lượng ứng phó
thiên tai phối hợp với lực lượng dân quân tự vệ địa phương tham gia các hoạt động
cảnh báo, hướng dẫn triển khai việc sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, khu vực
không đảm bảo an toàn; hướng dẫn, kêu gọi công tác di chuyển tàu thuyền, phương
tiện nuôi trồng thủy, hải sản trên biển, ven sông, trên sông ra khỏi khu vực
nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu, thuyền neo đậu, tránh trú vào nơi
an toàn; hướng dẫn chằng chống nhà cửa, sơ tán nhân dân đến nơi an toàn.
- Tham gia, thực hiện công tác ứng
phó giờ đầu, xử lý ứng cứu sự cố công trình xảy ra trong mùa lũ, bão.
- Tham gia triển khai các hoạt động cứu
trợ khẩn cấp, đánh giá thiệt hại, hỗ trợ khắc phục hậu quả sau thiên tai.
3. Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí thực hiện sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Phòng, chống
thiên tai.
4. Thời gian thực hiện: Các lớp tập huấn và diễn tập dự kiến từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các sở, ngành liên quan lựa chọn địa điểm, xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi
tiết cho từng hoạt động theo kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; chỉ
đạo Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố trực tiếp tổ chức, thực hiện.
2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy
Quân sự các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.
3. Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thẩm
định dự toán báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Giám đốc
Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố chủ động phối hợp tổ chức, thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch.
5. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Tổ chức họp định kỳ hàng năm để tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời
tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp hoạt động;
trong quá trình hoạt động nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc cần kịp thời báo
cáo để xin ý kiến giải quyết, bổ sung, sửa đổi.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc
UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các
huyện, TP;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, NNTNMT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Xuyên
|