ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
41/2006/CT-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 12 năm 2006
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 13 tháng 3 năm 2006, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số
07/2006/CT-UBND, về công tác phòng cháy chữa cháy năm 2006 và tiếp tục triển khai Luật Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Để tiếp tục triển khai Luật
Phòng cháy và chữa cháy, thực hiện tinh thần Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy trên địa
bàn thành phố và cũng để tăng cường hiệu lực quản
lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, phát huy chức năng Sở Cảnh sát Phòng cháy
và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh mới
được thành lập theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận - huyện, phường - xã - thị trấn, Thủ trưởng các sở - ngành, cơ quan, đơn
vị trên địa bàn thành phố:
1.1. Tổ chức sơ kết 5 năm thực
hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy xong trước cuối năm 2006 hoặc đầu năm 2007, việc sơ kết phải được chuẩn bị
chu đáo, xác định rõ những việc đã làm được và chưa được, qua đó rút ra những
bài học kinh nghiệm trong việc tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phòng cháy và
chữa cháy cho những năm tiếp theo, đồng thời nghiêm khắc kiểm điểm trách nhiệm
của từng cấp, từng ngành, từng cơ sở và các cá nhân liên quan trong việc thực
hiện chưa nghiêm Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1.2. Các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân xác định rõ trách nhiệm của mình đối với công tác phòng cháy chữa cháy
theo đúng quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, trong đó cần chú ý giáo
dục nâng cao ý thức tự giác cho cán bộ và nhân dân thành phố, tập trung xây
dựng và củng cố lực lượng dân phòng, cơ sở, chuyên ngành đảm bảo đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng, thực sự làm nòng cốt trong phong trào toàn dân tích
cực tham gia phòng cháy chữa cháy rộng khắp trên địa bàn thành phố, phát huy
hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ: Lực lượng tại
chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ.
2. Thủ trưởng các sở - ngành
liên quan phối hợp Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố thực hiện tốt
các nhiệm vụ sau:
2.1. Công an thành phố, Bộ Chỉ
huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố phối hợp Sở Cảnh
sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố xây dựng quy chế phối hợp trong lĩnh vực
đảm bảo an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố.
2.2. Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch -
Kiến trúc phối hợp Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố xây dựng quy
chế phối hợp trong việc triển khai thực hiện, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
về phòng cháy chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn
thành phố.
2.3. Sở Thương mại phối hợp Sở
Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành
phố xây dựng các đề án và sớm ban hành, áp dụng các điều kiện an toàn đối với
các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có điều kiện như: các trung tâm
thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các chợ trên địa bàn thành phố… theo đúng
quy định của pháp luật.
2.4. Công ty Điện lực phối hợp
Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố trong việc xây dựng cẩm nang
hướng dẫn an toàn phòng cháy chữa cháy trong sử dụng điện, thiết lập đường dây
nóng và quy định trách nhiệm giữa các Chi nhánh điện với các Trung tâm Cảnh sát
Phòng cháy và chữa cháy khu vực, trong việc cắt điện phục vụ công tác chữa cháy.
2.5. Tổng Công ty Cấp nước Sài
Gòn phối hợp Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố xây dựng đề án phát
triển hệ thống trụ nước, bến bãi lấy nước phục vụ chữa cháy từ nay đến năm
2010, đồng thời phối hợp với chính quyền các địa phương trong việc quản lý, bảo
quản mạng lưới trụ nước chữa cháy, chống thất thoát nước chữa cháy và làm hư
hỏng các thiết bị trụ nước chữa cháy.
2.6. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Khu Công nghệ cao,… phối hợp Sở Cảnh sát
Phòng cháy và chữa cháy triển khai lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên trách
và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy ở từng
cơ sở, doanh nghiệp trong toàn khu vực.
3. Ủy ban nhân dân các quận -
huyện:
3.1. Xây dựng hoàn chỉnh đề án
quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn phòng cháy
chữa cháy giai đoạn từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phù hợp với
sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.2. Các quận - huyện đã có
Trung tâm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, cần có kế hoạch hỗ trợ kinh phí để
cải tạo nâng cấp doanh trại, nơi làm việc, nhằm tạo điều kiện cho các Trung tâm
này sớm ổn định về mặt tổ chức và hoạt động có hiệu quả.
3.3. Các quận - huyện đã có mặt
bằng và dự án xây dựng Trung tâm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy khu vực như
quận 2, quận Tân Phú, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ đã được thành
phố phê duyệt, cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để sớm triển khai xây dựng
trong năm 2007. Riêng các quận - huyện còn lại, khẩn trương tìm địa điểm phù
hợp và xây dựng dự án báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết
định.
3.4. Trong dự toán ngân sách
chung của địa phương hàng năm kết hợp các nguồn kinh phí khác, cần có dự trù
kinh phí đầu tư cho các hoạt động phòng cháy chữa cháy và trang bị phương tiện
chữa cháy cho lực lượng dân phòng đến tận tổ dân phố.
3.5. Các quận - huyện hiện còn
các khu dân cư có khả năng cháy lớn, khẩn trương đề ra các biện pháp, giải pháp
và kế hoạch thực hiện thật cụ thể về phòng cháy chữa cháy trước mắt và lâu dài
để giảm thiểu ngay nguy cơ cháy nổ trong các khu dân cư này.
3.6. Phối hợp Sở Cảnh sát Phòng
cháy và chữa cháy thành phố trong việc kiểm tra, chấn chỉnh đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ cháy nổ cao xen lẫn trong khu dân cư,
trường học, bệnh viện, nơi công cộng đông người… Quy định cụ thể địa điểm sản
xuất, kinh doanh, việc vận chuyển các loại khí - gas - hoá chất độc hại - nguy
hiểm, vận chuyển bồn chứa xăng dầu trên đường, ở cảng… phải bảo đảm an toàn
tuyệt đối. Áp dụng các quy định về hình thức xử phạt, chế tài nghiêm khắc các
chủ phương tiện, người sản xuất, kinh doanh vi phạm.
3.7. Phối hợp Sở Giao thông -
Công chính, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa
cháy thành phố trong việc xây dựng và quản lý hệ thống trụ nước, nguồn nước
phục vụ công tác chữa cháy tại địa phương.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính phối hợp Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố xây dựng dự án đầu
tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chữa cháy, cứu hộ đảm bảo khả năng thực hiện
tốt chức năng quản lý công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố.
5. Sở Cảnh sát Phòng cháy và
chữa cháy thành phố có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố nắm
chắc tình hình và thống nhất quản lý các lực lượng, phương tiện phòng cháy chữa
cháy hiện có trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng yêu cầu và khả năng huy động
tối đa lực lượng và phương tiện phòng cháy chữa cháy khi cần thiết.
Ngoài chức năng thực hiện công
tác cứu hộ, cứu nạn trong đám cháy, cần nghiên cứu và xác định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên một số lĩnh vực cụ thể trình
Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công an xem xét quyết định.
6. Các cơ quan thông tin đại
chúng tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy sâu rộng
trong cộng đồng dân cư, xã hội để chấp hành nghiêm Luật Phòng cháy và chữa cháy.
7. Giao Giám đốc Sở Cảnh sát
Phòng cháy và chữa cháy thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
của các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, đơn vị cơ sở và báo cáo
kết quả thực hiện Chỉ thị này theo quy định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|