ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12/CT-UBND
|
Tây Ninh, ngày 22 tháng 12 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY
NINH
Trong thời
gian từ năm 2010 đến nay, nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp và các lĩnh vực khác chưa qua xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
xả ra môi trường tiếp nhận dẫn đến chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm hay việc sử
dụng xung điện, thuốc nổ, chất độc để khai thác thủy sản đã làm cho nguồn cá tự
nhiên và cá nuôi bè trên sông của một số hộ dân nuôi không đúng theo quy hoạch
trên địa bàn tỉnh bị chết hàng loạt đã gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã
hội và môi trường.
Để bảo vệ nguồn
nước và nguồn lợi thủy sản trên các lưu vực sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông
thuộc địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND, ngày
24/11/2011 về việc tăng cường công tác quản lý, phát hiện và xử lý các trường hợp
sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và Công văn số
542/UBND-KTN, ngày 13/3/2014 về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường nước
mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhưng hiện nay tình trạng cá chết vẫn xảy ra. Để
khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND
tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban,
ngành liên quan và Chủ tịch UBND các cấp (huyện, xã) tổ chức thực hiện một số
nhiệm vụ như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các nguồn xả
nước thải gây ô nhiễm môi trường ra lưu vực sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
- Tăng cường
công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, Công văn số 542/UBND-KTN, ngày
13/3/2014 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường nước mặt
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chủ trì, phối
hợp các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố môi trường, triển
khai các biện pháp khắc phục sự cố môi trường khi có sự cố xảy ra; thường xuyên
kiểm tra diễn biến chất lượng nguồn nước sông, rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Công an tỉnh
Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải nhưng chưa được xử lý
đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia xả ra lưu vực sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Triển khai
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020.
- Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát
hiện, xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… để
khai thác thủy sản trên các vùng nước thuộc địa bàn tỉnh.
- Khuyến cáo
người dân nuôi trồng thủy sản theo khu vực đã được Quy hoạch thực hiện các biện
pháp về an toàn trong nuôi trồng thủy sản, trường hợp nuôi trồng thủy sản tự
phát trên các khu vực không thuộc Quy hoạch thì phải theo dõi chặt chẽ diễn biến
chất lượng nước khu vực nuôi và có biện pháp ứng phó thích hợp.
- Tuyên truyền,
hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản gắn với các biện pháp phòng, chống sự cố
về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường nước làm cho thủy sản chết trong quá trình
nuôi để bảo vệ đàn cá khi có sự cố xảy ra.
- Tuyên truyền
Luật Thủy sản và các văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì hoặc
phối hợp với đơn vị có chức năng tổ chức tuyên truyền Quy hoạch tổng thể phát
triển thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số
21/CT-UBND, ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý,
phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai
thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; Công văn số 542/UBND-KTN, ngày 13/3/2014 về việc
tăng cường công tác bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và
các quy định có liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.
5. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các
phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường thanh tra, kiểm
tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.
- Thực hiện
các biện pháp ứng phó kịp thời khi có sự cố làm cho thủy sản bị chết và thông
báo kịp thời đến cơ quan chức năng để phối hợp thực hiện nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất những thiệt hại.
- Chỉ đạo các
phòng, ban liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường thanh tra, kiểm
tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy
sản và bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Thực hiện các biện pháp ứng phó kịp
thời khi có sự cố làm cho thủy sản bị chết và thông báo đến cơ quan chức năng để
phối hợp thực hiện nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với nguồn
thủy sản.
- Chỉ đạo các
phòng, ban có liên quan nâng cao năng lực quản lý phòng ngừa sự cố tràn dầu và
hạn chế ô nhiễm từ hoạt động đánh bắt cá, khai thác khoáng sản, giao thông đường
thủy, rác thải công nghiệp và dân sinh, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ
môi trường lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn.
- Tuyên truyền
công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và các quy định của Nhà
nước trong việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy
sản. Tuyên truyền đến người dân việc tự tháo dỡ cọc chà cấm mốc hai bên bờ sông
giữ lục bình để nuôi, đánh bắt thủy sản.
- Hàng năm tổ
chức khảo sát, điều tra, thống kê các hộ khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm
trên địa bàn và yêu cầu các hộ khai thác thủy sản cam kết không sử dụng ngư cụ
cấm. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các sở ngành có liên quan trong việc đào tạo chuyển
đổi nghề và giải quyết việc làm cho các đối tượng này.
- Thực hiện
công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản bằng cách thả giống bổ sung vào nguồn lợi tự
nhiên hàng năm.
- Chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để tình trạng khai thác nguồn lợi thủy sản bằng
ngư cụ cấm tại địa phương mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để.
6. UBND các xã, phường, thị trấn
- Tổ chức và
hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát
triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn
người dân nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh
dịch đối với thủy sản;
- Quản lý, kiểm
tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với
các ngành có chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, xử lý kịp
thời các đơn vị vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản.
- Thông qua Tổ
nhân dân tự quản xác định các đối tượng thường xuyên sử dụng chất nổ, xung điện
chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn để có biện pháp quản lý, giáo dục,
ngăn chặn các đối tượng này và giám sát việc xả nước thải chưa qua xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ra môi trường của các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn để báo cáo về cơ quan Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên
trực tiếp.
- Khi có hiện
tượng cá ngộp hay cá chết hàng loạt, nhanh chóng thông báo về cơ quan chức năng
để phối hợp giải quyết và đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất những thiệt hại cho người dân.
7. Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh
- Tổ chức
tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản, Quy hoạch tổng thể phát triển
thủy sản tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số
21/CT-UBND, ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý,
phát hiện và xử lý các trường hợp sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai
thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; Công văn số 542/UBND-KTN, ngày 13/3/2014 về việc
tăng cường công tác bảo vệ môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và
các quy định có liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.
- Chủ động phối
hợp, thông tin đầy đủ kịp thời về các vấn đề môi trường đang được dư luận xã hội
quan tâm, tránh các thông tin không đúng, không đầy đủ, gây hoang mang, mất
lòng tin của người dân đối với cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đường lối, chủ
trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
Đề nghị thủ
trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các cấp (huyện, xã) triển
khai thực hiện các nội dung trên. Định kỳ 03 tháng báo cáo kết quả thực hiện về
UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Quang
|