ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/CT-UBND
|
Nghệ An, ngày 27 tháng 04 năm 2016
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN
Thời gian qua, tình trạng nắng nóng,
diễn ra gay gắt, thực bì dưới tán rừng khô do vậy, trên
địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ cháy rừng tại xã Na Ngoi
huyện Kỳ Sơn và xã Tri Lễ huyện Quế Phong
gây thiệt hại khoảng 12 ha rừng các loại. Hiện nay, tình
trạng nắng nóng khô hạn, vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp,
các khu rừng tự nhiên bị chết khô do đợt băng tuyết đầu năm 2016 và các địa phương có diện tích rừng
trồng thông nhựa thâm thực bì dày, nguy cơ rất dễ xảy ra
cháy rừng với tốc độ lan tràn lửa nhanh và có thể gây ra thiệt hại lớn về rừng,
môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trên
địa bàn tỉnh.
Để chủ động các biện pháp phòng cháy,
chữa cháy rừng (PCCCR) có hiệu quả, giảm thiểu số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh yêu cầu giám đốc các
sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và
các đơn vị chủ rừng thực hiện ngay một số nhiệm vụ cấp bách sau đây:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc thị số 10/CT-TTg ngày
30/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện
pháp cấp bách về PCCCR; xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 11/4/2016 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
b) Tổ chức kiểm tra phương án PCCCR
của các địa phương và chủ rừng, để chấn chỉnh bổ sung kịp
thời những thiếu sót, nhằm đảm bảo phương án sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ PCCCR.
Đặc biệt là phương án bảo vệ các khu rừng
gắn với khu di tích lịch sử Văn hóa,
danh lam thắng cảnh của tỉnh, các khu
rừng tự nhiên bị chết khô, chỉ đạo phát dọn đường băng trắng cản lửa, phát dọn
thực bì vệ sinh rừng, đốt trước vật liệu cháy, quản lý chặt chẽ việc phát đốt xử lý thực bì trồng rừng cũng như sản xuất
nương rẫy tại các địa phương.
c) Tham mưu phương án huy động lực
lượng, phương tiện, chỉ huy, hậu cần chữa cháy rừng, trong các trường hợp xảy ra cháy lớn.
2. UBND
các huyện, thành, thị:
a) Chỉ đạo thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, bảo
vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng,
chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân từ cơ sở thôn,
bản, xã, phường, thị trấn đến huyện, thành, thị.
b) Đối
với các địa phương có diện tích rừng
nguy cơ cháy rừng cao, UBND cấp huyện ban hành Chỉ thị tăng cường các biện pháp
cấp bách PCCCR. Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, chủ rừng, UBND cấp xã thực hiện
nghiêm chế độ thường trực canh phòng lửa rừng 24/24 giờ hàng ngày tại chòi canh
lửa và văn phòng thường trực Ban chỉ huy
các cấp, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, chuẩn bị tốt phương án 4 tại chỗ
trong PCCCR để huy động lực lượng ứng cứu nhanh các tình huống cháy rừng xảy ra.
c) Tổ chức ký kết hiệp đồng lực lượng và phương tiện với các đơn vị Quân sự đóng quân trên địa bàn,
để thống nhất cơ chế huy động chữa cháy rừng trong các tình huống cấp bách,
vượt tầm kiểm soát của địa phương.
d) Trong các tình huống cháy rừng xảy
ra trên địa bàn, UBND huyện chỉ đạo việc huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật, hậu cần, trực
tiếp chỉ huy chữa cháy rừng, xử lý nhanh, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra
cháy lớn.
e) Chỉ đạo các biện pháp khắc phục
hậu quả. Sau các vụ cháy rừng phải bố trí lực lượng dập tắt
hết tàn lửa, tổ chức khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, điều tra làm
rõ nguyên nhân các vụ cháy rừng và hợp rút kinh nghiệm,
làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến cháy rừng và tổng hợp báo
cáo nhanh diễn biến tình hình vụ việc cháy rừng theo đúng quy định.
3. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh:
Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các
huyện, thành, thị và các đơn vị thuộc quyền và lực lượng dân quân tự vệ; báo
cáo đề nghị Quân khu sử dụng lực lượng, phương tiện của
các đơn vị Quân đội thuộc Bộ, Quân khu đóng quân trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với lực lượng
Kiểm lâm và chính quyền địa phương triển khai tốt phương
án PCCCR trên địa bàn các huyện, thành, thị. Chỉ đạo Ban CHQS các huyện, thành, thị tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tổ
chức ký kết hiệp đồng lực lượng, phương tiện kỹ thuật với các đơn vị Quân đội đóng quân trên địa bàn
tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu của địa phương.
4. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ và Công
an các huyện, thành, thị tăng cường phối hợp chữa cháy rừng và tổ chức điều tra nguyên nhân, tội phạm gây ra cháy rừng do
lỗi đốt rừng cố ý xảy ra trên địa bàn tỉnh, để kịp thời xử
lý nghiêm minh theo quy định của Pháp luật nhằm giáo dục,
phòng ngừa và răn đe chung.
5. Cảnh sát Phòng cháy và chữa
cháy tỉnh:
Chỉ đạo các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực đóng quân trên địa bàn các huyện, thành,
thị phối hợp chặt chẽ lực lượng Kiểm lâm và chủ
rừng triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy nói chung và nhiệm vụ PCCCR nói riêng. Trong đó tập trung công tác tập
huấn nghiệp vụ, diễn tập tình huống, kiểm tra đôn đốc việc
xây dựng và thực hiện phương án PCCCR tại các địa phương cấp xã, chủ rừng; đồng
thời phối hợp trong huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật và biện pháp tổ
chức chữa cháy rừng tại các địa phương.
7. Đài PTTH tỉnh, Báo Nghệ An:
Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức
tuyên truyền sâu
rộng trong các tổ chức Đảng, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, cộng đồng dân cư thôn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy
đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và
nhân dân từ cơ sở thôn, bản, xã, phường, thị trấn đến
huyện, thành, thị về trách nhiệm, nghĩa vụ trong công tác phòng cháy, chữa cháy
rừng.
8. Chi cục Kiểm
lâm:
a) Tham mưu thực hiện tốt chức năng
cơ quan thường trực Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh. Tổ chức lực lượng thường trực chữa cháy rừng 24/24 giờ hàng
ngày tại văn phòng trực, các chòi canh
lửa và các các Đội, Trạm ở cơ sở; kiểm tra giám sát chặt chẽ
việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng, đảm bảo thông tin
thông suốt, để ứng cứu xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra. Số điện thoại trực 24/24h tại Chi cục Kiểm lâm 0383 842710.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
thành lập các tổ, đội chữa cháy ở cơ sở, chuẩn bị phương
tiện, kỹ thuật, nhiên liệu, hậu cần, ứng trực sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng,
khi có lệnh điều động của Chi cục Kiểm
lâm.
c) Chủ trì phối hợp với Công an Cảnh sát PCCC tỉnh tổ chức kiểm tra công tác PCCCR tại các địa
phương và chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Tham gia tập huấn nghiệp vụ, diễn tập tình
huống chữa cháy rừng tại các địa phương; Kiểm tra các điều kiện an toàn PCCCR trong khai thác nhựa thông, xử lý thực bì trồng rừng
và việc thực hiện chế độ thường trực canh phòng lửa rừng tại các địa phương,
chòi canh lửa, các vùng rừng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
d) Tổng hợp báo cáo nhanh UBND tỉnh, Tổng cục Lâm nghiệp về mọi diễn biến tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
9. Các thành
viên Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và PTR tỉnh:
Theo chức năng
nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT tăng cường kiểm
tra đôn đốc, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR
trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các, ban ngành cấp tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh, Chủ tịch UBND các
huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan có trách
nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Lâm nghiệp (để b/c);
- TT Tỉnh ủy TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT Hoàng Viết Đường;
- Các thành viên BCĐ BVPTR tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Báo Nghệ An, Đài PTTH tỉnh (để đưa tin);
- Hạt Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng (Do Sở Nông nghiệp và PTNT sao gửi);
- VP UBND tỉnh;
+ CVP, PVPTC;
- Trung tâm tin học - Công báo;
+ Lưu: VT, NN (A Đệ)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Viết Đường
|