ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 06/CT-UBND
|
Phú Yên, ngày
04 tháng 4 năm 2016
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC, SẢN XUẤT ĐÁ CHẺ VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, UBND tỉnh Phú
Yên đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 31/5/2011 về việc tăng cường công
tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định
số 48/2014/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 về ban hành Quy chế về quản lý, bảo vệ
khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Chỉ thị số
17/CT-UBND ngày 16/12/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách,
pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Việc triển khai, thực hiện
các quy định này đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, khắc phục những tồn tại,
hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, đưa hoạt động khoáng sản
dần đi vào nề nếp theo quy định pháp luật, góp phần tích cực vào việc phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây hoạt
động khai thác, sản xuất đá chẻ viên không phép, trái phép, không tuân thủ các
quy định về an toàn trong khai thác đá lộ thiên tại các địa phương đang có chiều
hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động, ảnh hưởng đến
tính mạng con người, gây tác động xấu đến môi trường và trật tự an toàn xã hội.
Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước vẫn còn một số hạn chế như: các Sở, ngành
chức năng, chính quyền các địa phương còn buông lỏng công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động khai thác khoáng sản, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản
không phép, trái phép kéo dài; chưa kiểm soát chặt chẽ sản lượng khoáng sản
khai thác thực tế, làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn thu ngân
sách.
Để khắc phục tình trạng nêu
trên nhằm đảm bảo an toàn hiệu quả và bảo vệ môi trường trong khai thác, sản xuất
đá chẻ viên trên địa bàn Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
Kiểm tra toàn
bộ các mỏ, vị trí khai thác khoáng sản để sản xuất đá chẻ viên tại địa phương
mình quản lý. Kiên quyết dừng khai thác, sản xuất đá chẻ viên tại những mỏ chưa
được cấp phép, những vị trí không đảm bảo an toàn. Buộc các tổ chức cá nhân quản
lý và người lao động tại các mỏ sản xuất đá chẻ chấp hành nghiêm túc các quy định
về an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong khai thác, sản xuất đá chẻ
viên. Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý các mỏ khai thác khoáng sản, sản xuất đá
chẻ viên cho UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) trước ngày 30/5/2016.
Thực hiện
nghiêm các quy định hiện hành về quản lý tài nguyên khoáng sản, có nhiệm vụ xây
dựng và thực hiện chương trình bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên
địa bàn. Địa phương nào buông lỏng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên
khoáng sản, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, gây tác động xấu
đến môi trường, trật tự an toàn xã hội và tai nạn lao động do hoạt động khai
thác, sản xuất đá chẻ viên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đó chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền
các quy định pháp luật về khoáng sản trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động khai thác,
sản xuất đá chẻ viên trên địa bàn. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, có biện pháp huy
động và phối hợp với các lực lượng trực thuộc ngăn chặn có hiệu quả hoạt động
khai thác khoáng sản không phép, trái phép.
2. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng
sản, sản xuất đá chẻ viên
- Thực hiện
nghiêm các quy định hiện hành về thăm dò, khai thác khoáng sản, sản xuất đá chẻ
viên làm vật liệu xây dựng thông thường; lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế
khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường,
phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
- Hoạt động
khai thác khoáng sản, sản xuất đá chẻ viên phải thực hiện đúng giấy phép khai
thác được cấp. Tổ chức thi công khai thác theo đúng thiết kế được phê duyệt,
đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong khai thác đá lộ thiên; an
toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp …;
Thường xuyên nâng cấp thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác, tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
- Tuân thủ đầy
đủ các quy định về tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, bảo hộ lao động
và các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác, sản xuất
đá chẻ.
- Báo cáo định kỳ theo quy định
của nhà nước về tình hình khai thác, chế biến khoáng sản và báo cáo đột xuất
khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Các Sở,
ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công
a) Sở Xây dựng:
- Lập Quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh
Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt
và tổ chức triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác thẩm định
Dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định công nghệ các dự án khai
thác, sản xuất đá chẻ viên theo quy định; trong đó ưu tiên các dự án khai thác,
sản xuất đá chẻ viên quy mô công nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại,
thân thiện với môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành
có liên quan và chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động khai thác, sản xuất đá chẻ viên.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung những nội dung còn bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất, thiếu tính khả thi giữa các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và các quy định
khác có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành và chính quyền địa phương có liên quan khảo sát, khoanh định các khu vực
mỏ khoáng sản đá chẻ đã có trong Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh để lập kế hoạch, tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
- Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động khai thác khoáng sản
đá chẻ trên địa bàn tỉnh; phối hợp các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp
xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, sản xuất đá chẻ viên không phép, trái
phép; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể các thủ tục cấp giấy phép thăm dò,
khai thác khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Rà soát các tổ chức, cá nhân được
cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đá chẻ
nhưng không triển khai thực hiện hoặc cố tình vi phạm các quy định của pháp luật
về khoáng sản để xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý theo
quy định.
c) Sở Công Thương:
- Thực hiện việc quản lý và cấp
phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khai thác đá chặt chẽ theo
đúng quy định tại Quyết định số 1281/2010/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh Phú
Yên về việc ban hành quy định về quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Yên và Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND tỉnh Phú Yên,
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1281/2010/QĐ-UBND ngày
06/9/2010.
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn việc
quản lý, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy định pháp luật; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm
tra, ngăn chặn, xử lý việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu đá chẻ viên không có
nguồn gốc rõ ràng.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Chỉ đạo các Ban quản lý rừng
thường xuyên kiểm tra, bảo vệ các khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất.
Khi phát hiện tình trạng khai thác, sản xuất đá chẻ trái phép phải yêu cầu tạm
dừng, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định của
pháp luật. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khai thác đá chẻ viên trái phép
trong lâm phần đơn vị quản lý.
- Tăng cường kiểm tra việc trồng
rừng thay thế đối với các diện tích đã chuyển mục đích sử dụng rừng để khai
thác khoáng sản.
e) Sở Lao
động Thương binh và Xã hội:
- Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động và thực
hiện chính sách cho người lao động. Điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động,
sự cố nghiêm trọng trong hoạt động khai thác, sản xuất đá chẻ viên.
- Tham gia, phối hợp với các
ngành và chính quyền địa phương trong kiểm tra hoạt động khai thác, sản xuất đá
chẻ viên.
f) Công an tỉnh:
- Chỉ đạo đơn vị chức năng làm
tốt công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất, vận
chuyển đá chẻ viên. Các hoạt động bảo kê cho các tổ chức cá nhân khai
thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với
ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền địa phương kiểm tra xử lý
các tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất đá chẻ không phép, trái phép ảnh hưởng
xấu đến môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
g) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Chỉ đạo các phòng ban, các Ban
chỉ huy quân sự ở các địa phương thường xuyên kiểm tra, bảo vệ các khu vực đất
quốc phòng, khi phát hiện tình trạng khai thác, sản xuất đá chẻ trái phép phải
xử lý ngăn chặn ngay hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Không
để xảy ra tình trạng khai thác đá chẻ trái phép trong khu vực mình quản lý.
h) Sở Thông
tin và Truyền thông:
Hướng dẫn các
cơ quan báo chí, các Đài phát thanh, truyền thanh – truyền hình phổ biến, tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định pháp luật về hoạt
động khoáng sản và an toàn lao động trong khai thác, chế biến khoáng sản.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ
trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá
nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện
nghiêm túc Chỉ thị này.